[Thảo luận] Bình cứu hỏa cho xe

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,415
Động cơ
523,613 Mã lực
Ngày xưa, trong đám xe tải Nga bọn em bán về thấy có 1 cái ống giấy carton.
Đuôi ống dán 1 vòng giấy cố định 1 sợi dây. Na ná như quả pháo hiệu í.
Đếch bít công năng cái của nợ này.
Mấy thằng thợ bốc xếp cảng Cấm loay hoay bóc vòng giấy í ra. Kế, túm cái sợi dây gai kia mà kéo.
Bùm 1 cái. Khói bụi mù mịt.
Mấy thằng lăn ra mỗi đứa 1 góc.
Cứ tưởng khủng bố đánh bom, phá hoại chính quyền DCND, XHCN.
Té ra là...NGU.
Giật phải cái ống bột chữa cháy dành cho ô tô.
Hố hố.
 

myquartz

Xe đạp
Biển số
OF-17988
Ngày cấp bằng
28/6/08
Số km
34
Động cơ
506,230 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM cơ
E thì được học 1 loại nữa là bình co2 lỏng. Loại này an toàn khi phun vào linh kiện điện tử vì nó chỉ phun khí co2 lạnh thôi. Tuy nhiên dùng bình này khó vì phun phải áp sát mới dập đc lửa, và cẩn thận ko sờ vào vòi phun khi phun, nếu ko bỏng lạnh, tay đóng tuyết. Hồi thực hành thì chỉ có 1 vài chú cùng học với em là biết cách dùng nó hiệu quả hơn bình bột.
loại này thường dùng chữa cháy trong phòng máy tính vì nó ko phá hủy. Bình bột dùng đc như rất bẩn sau khi xài, bình bọt thì hỏng hết máy móc và chỉ phù hợp dập lửa cháy kho xăng dầu thôi thì phải.
xe hơi có 2 cái, e nghĩ thủ sẵn luôn 3 bình là co2 lỏng, bột và bọt để dập bình xăng.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,834
Động cơ
743,266 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Có 3 loại bình chữa cháy thông dụng.

1. Bình bọt. (Foam): Loại bình này chất chữa cháy được pha trộn giữa 2 loại hóa chất ( A và B ) để tạo bọt bao phủ lên bề mặt đám cháy.
Dùng để chữa những đám cháy do xăng dầu gây ra. Bọt nổi lên bề mặt chất lỏng, cắt đứt mối liên hệ giữa nhiên liệu với ô xy.

Chống chỉ định với đám cháy có liên quan đến điện.



2. Bình CO2: bên trong chứa khí CO2 -790c được nén vào bình chịu áp lực cao.

Bình CO2 chuyên dùngchữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.

Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)





3. Bình bột hệ MFZ (Powder):



bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện… Nó chả ăn mòn cái gì đâu. các bác cứ yên cái tâm

 

bagacmuitran

Xe hơi
Biển số
OF-78420
Ngày cấp bằng
20/11/10
Số km
190
Động cơ
420,140 Mã lực
Cái bình này năm ngoái em mua 200k, vứt vào sau xe cho yên tâm
 

letung

Xe tải
Biển số
OF-86743
Ngày cấp bằng
26/2/11
Số km
408
Động cơ
412,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội- Hà Nội
Có 3 loại bình chữa cháy thông dụng.

1. Bình bọt. (Foam): Loại bình này chất chữa cháy được pha trộn giữa 2 loại hóa chất ( A và B ) để tạo bọt bao phủ lên bề mặt đám cháy.
Dùng để chữa những đám cháy do xăng dầu gây ra. Bọt nổi lên bề mặt chất lỏng, cắt đứt mối liên hệ giữa nhiên liệu với ô xy.

Chống chỉ định với đám cháy có liên quan đến điện.



2. Bình CO2: bên trong chứa khí CO2 -790c được nén vào bình chịu áp lực cao.

Bình CO2 chuyên dùngchữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.

Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)





3. Bình bột hệ MFZ (Powder):



bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện… Nó chả ăn mòn cái gì đâu. các bác cứ yên cái tâm

Chuẩn quá. Cụ như bán Bình chữa cháy ấy nhỉ :D
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
2,918
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Có 3 loại bình chữa cháy thông dụng.

1. Bình bọt. (Foam): Loại bình này chất chữa cháy được pha trộn giữa 2 loại hóa chất ( A và B ) để tạo bọt bao phủ lên bề mặt đám cháy.
Dùng để chữa những đám cháy do xăng dầu gây ra. Bọt nổi lên bề mặt chất lỏng, cắt đứt mối liên hệ giữa nhiên liệu với ô xy.

Chống chỉ định với đám cháy có liên quan đến điện.



2. Bình CO2: bên trong chứa khí CO2 -790c được nén vào bình chịu áp lực cao.

Bình CO2 chuyên dùngchữa các đám cháy ở những nơi kín gió, trong phòng kín, buồng., hầm, các thiết bị. điện… sau khi dập tắt đám cháy không để lại dấu vết, không làm hư hỏng chất cháy.

Không được phun khí CO2 vào người vì sẽ gây bỏng lạnh, khi phun tay cầm loa phun phải cầm. đúng vị tay cầm (Vì cầm vào các vị trí khác sẽ gây bỏng lạnh)





3. Bình bột hệ MFZ (Powder):



bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện… Nó chả ăn mòn cái gì đâu. các bác cứ yên cái tâm

gặp đúng ông đi tàu trả lời chuẩn ghê, bác là DECK hay ENG vậy
 

hoanglavie

Xe tải
Biển số
OF-38778
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
460
Động cơ
474,800 Mã lực
Bình bột thì trước khi phụt chữa cháy thì phải dốc ngược, dốc xuôi 5-7 lần, cho bột nó tơi ra, hiệu quả mới cao
Bình CO2 thì ko cần, rút chốt là phụt thôi
Bình bột mà xịt vào chữa cháy được nhưng sẽ hỏng hết thiết bị điện tử, bình CO2 thì phụt thiết bị điện tử thoải mái ko sao, nhưng vào người thì bỏng nặng luôn, vì nó lạnh -72 độ mà.
Bình 13kg chữa cháy khá hiệu quả, bọn em thực hành bằng cách đổ xăng vào 1 cái hòm tôn như vali của sinh viên đi học rồi đốt lửa, mà phụt 5-7 lần tắt đi rồi lại châm lửa, lại phụt, thế mà vẫn chưa hết
 

myquartz

Xe đạp
Biển số
OF-17988
Ngày cấp bằng
28/6/08
Số km
34
Động cơ
506,230 Mã lực
Nơi ở
TP.HCM cơ
Có 3 loại bình chữa cháy thông dụng.


3. Bình bột hệ MFZ (Powder):



bên trong chứa khí N2 làm lực đẩy để phun thuốc bột khô dập tắt đám cháy. Bình chữa cháy bột khô hệ MFZ dùng để chữa các đám cháy xăng dầu, khí cháy, thiết bị điện… Nó chả ăn mòn cái gì đâu. các bác cứ yên cái tâm

Loại này e thấy là rẻ tiền, dùng dễ nhưng dùng xong các bác đi tẩy bột cũng chết toi. Mang phun vào thiết bị máy tính hay các máy móc cơ khí xong là phải bổ máy lau trùi lại hết, mà ko phải lúc nào cũng đc. Được cái nếu đặt mục tiêu cứu người, của đi thay ng thì ok.
 

phongvvv

Xe tải
Biển số
OF-13597
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
421
Động cơ
522,212 Mã lực
Thưa cụ, thứ nhất đã cưú hỏa thì bận tâm gì đến bẩn hay sạch, mục tiêu là dập tắt đám cháy thôi. Cụ đọc lại bài của cụ Thích là bụp ấy, mỗi loại bình có ưu nhược điểm khác nhau và sẻ dụng cho các mục đích khác nhau. Riêng đối với ô tô, khả năng gây cháy lớn nhất là ở khoang máy, xin thưa rằng cụ có phun năm bẩy bình thì cái bột đấy nó cũng chẳng làm cho khoang máy bẩn lên bao nhiêu. Bình thường ở nhà mình khoang máy cũng đã quá bẩn rồi. Hai nữa là cụ thích thì mấy trăm nghìn là rửa máy sạch bóng, chứ cháy rồi cụ muốn bỏ tiền ra rửa cũng chẳng có cơ hội
Theo em thích hợp nhất với xe là dùng bình bột MFZ, bình bọt thì không sử dụng được. Còn bình CO2 thì không cần, xe chẳng khi nào ở chỗ kín khí cả. Còn chữa cho máy tính bị cháy em chưa thấy ai dùng bình cứu hỏa dù là loại nào đi nữa 8-}
Loại này e thấy là rẻ tiền, dùng dễ nhưng dùng xong các bác đi tẩy bột cũng chết toi. Mang phun vào thiết bị máy tính hay các máy móc cơ khí xong là phải bổ máy lau trùi lại hết, mà ko phải lúc nào cũng đc. Được cái nếu đặt mục tiêu cứu người, của đi thay ng thì ok.
 

tung.pham

Xe hơi
Biển số
OF-77475
Ngày cấp bằng
10/11/10
Số km
163
Động cơ
419,768 Mã lực
Lửa thử bình, sẽ có 2 trường hợp như sau

[YOUTUBE]gDTkR4Xi-mY[/YOUTUBE]


Mythbusters

Còn các bác để xe ngoài trời, dù nhiệt độ thời tiết có là 40 độ, cộng với nhiệt độ mặt đường và xe thì cái bình nó cũng không phát nổ được đâu. Các xe chở gas, có một số xe trang bị bình ở ngoài, vẫn chạy ngoài đường, đỗ ngoài đường mà chưa thấy con nào nổ cả.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,834
Động cơ
743,266 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Bẩm các cụ. Em là dân Hàng hải, mỗi tháng ít nhất phải thực tập cứu hỏa 1 lần. Đám cháy kiểu gì, ở đâu thì phải dùng loại bình nào đều được học hết ợ.

Xe ô tô con thì các cụ cứ làm cái bình BỘT cho em. Loại này sau khi dập cháy xong chỉ cần dùng vòi khí nén xịt là sạch bong. mà đã cháy thì các cụ còn quan tâm đến chuyện bửn sạch làm gì nhề?:D Cái bình BỌT thì chỉ dân lái xe téc mới dùng thôi.

Tuyệt đối không để bình CO2 trên xe các cụ nhá. Chẳng may nó mà bị rò lọt khí CO2 ra ngoài, cái xe thì kín thế, người trên xe thì đông thế, khí CO2 giãn nở thì nhanh thế. Mô Phật, chả biết chuyện gì sẽ đến.:77:

các cụ nhớ hộ em, ở Điều kiện tiêu chuẩn (0 độ C và áp suất 1 at mốt phe), 1 mol khí CO2 lỏng giãn nở ra 1 thể tích là 22,4 lít.

Số mol CO2 của 1 kg CO2 hóa lỏng là: nCO2 = 1000 / 44 = 22,72 (mol)

Thể tích 1kg CO2 ở đktc (tức ở nhiệt độ 0°C và áp suất 1tam) là: VCO2 = 22,72 × 22,4 = 509 (lít)

he he, cái bình CO2 con con loại 2kg của các cụ sẽ chiếm thể tích là 509 x 2 = 1.018 (lít)

Đấy là ở ĐKTC, còn ĐK thường, khoảng 27 độ C thì phải nhân thêm cái hệ số giãn nở nhiệt:

2VCO2 = 2nRT / p = 2 x[ 22,72 × 0,0848 × (273 + 27) ] / 1 = 2 x 578 = 1.156(lít)


Thừa sức chiếm hết chỗ trong xe của các cụ.

Ô hô ai tai. Thượng hưởng.:77:
 

letung

Xe tải
Biển số
OF-86743
Ngày cấp bằng
26/2/11
Số km
408
Động cơ
412,390 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội- Hà Nội
Bình chữa cháy bằng khí CO2 có van an toàn tự xả khi áp suất cao quá mức cho phép nên các cụ yên tâm sử dụng
 
Biển số
OF-214
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
21,834
Động cơ
743,266 Mã lực
Nơi ở
Bơ Vơ Club
Website
www.facebook.com
Bình chữa cháy bằng khí CO2 có van an toàn tự xả khi áp suất cao quá mức cho phép nên các cụ yên tâm sử dụng

Nó tự xả khi cụ đang ngồi trong xe.

Xong phim.:P
 

Qtuan123

Xe hơi
Biển số
OF-89552
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
181
Động cơ
407,900 Mã lực
cám ơn các cụ. sau khi đọc thớt này e nghĩ e se dùng bột ợ.
Cái bình trên xe e nó có đồng hồ, fire rating la BC, ở cái đồng hồ nó ghi la refill with dry chemiscal only, mã là mfz1, thành phần hóa học là NAHCO3 thì cho e hỏi nó là cái gì ợ. E vác từ cái tủ nhà e nên ko biết nó là cái gì, hỏi papa(người mua) thì kêu nó la bình cứu hỏa ^:)^. hix cụ cũng liều thật chả biết là gì mà mua vứt đấy lỡ nó là nước ma xit vào ổ điện thì có mà8-x. Nhưng e nghĩ nó là bột vì có cái dry chemiscal có đúng ko ạ
 

VET

Đi bộ
Biển số
OF-87439
Ngày cấp bằng
4/3/11
Số km
3
Động cơ
408,030 Mã lực
Em thấy mấy bác tài xe khách cũng khuyên dùng bình bột.
 

hah2005

Xe tăng
Biển số
OF-8682
Ngày cấp bằng
21/8/07
Số km
1,167
Động cơ
548,570 Mã lực
Em cũng có một bình sau xe, không rõ loại nào để mai xem sao=))
 

Qtuan123

Xe hơi
Biển số
OF-89552
Ngày cấp bằng
24/3/11
Số km
181
Động cơ
407,900 Mã lực
cám ơn các cụ. sau khi đọc thớt này e nghĩ e se dùng bột ợ.
Cái bình trên xe e nó có đồng hồ, fire rating la BC, ở cái đồng hồ nó ghi la refill with dry chemiscal only, mã là mfz1, thành phần hóa học là NAHCO3 thì cho e hỏi nó là cái gì ợ. E vác từ cái tủ nhà e nên ko biết nó là cái gì, hỏi papa(người mua) thì kêu nó la bình cứu hỏa ^:)^. hix cụ cũng liều thật chả biết là gì mà mua vứt đấy lỡ nó là nước ma xit vào ổ điện thì có mà8-x. Nhưng e nghĩ nó là bột vì có cái dry chemiscal có đúng ko ạ
Các cụ cho e hỏi cái trên của e có phải là bột ko ợ
 

phongvvv

Xe tải
Biển số
OF-13597
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
421
Động cơ
522,212 Mã lực
Cụ độc kỹ đi ạ. MFZ1 đương nhiên là bình bột rồi. FZ là bình bột, M là bình của cụ có thể nạp lại sử dựng tiếp, 1 là bình 1kg...Theo em là bé với xe ô tô, tốt nhất cụ nên dùng MFZ4 mới đủ công lực. 1 kg chỉ dập đám cháy nhỏ thôi
Các cụ cho e hỏi cái trên của e có phải là bột ko ợ
 

ngvbang

Xe buýt
Biển số
OF-28655
Ngày cấp bằng
8/2/09
Số km
517
Động cơ
488,603 Mã lực
Bình cứu hỏa không nổ được đâu, bác để đâu thuận tiện thì để thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top