[Funland] Phi công tiêm kích

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Vâng đã là tù binh thì đương nhiên thì phải khai thế rồi, nếu là cụ có khi cụ còn khai là em ném bom VC nhưng trình còi toàn ném vào quân VNCH cũng nên :)).

Các cụ nên biết mặc dù sân bay Biên Hòa, rồi TSN bị uy hiếp và phá hủy nặng nề nhưng sân bay ở Cần Thơ thì vẫn còn nguyên đấy ạ. Và theo hồi ký mạng của các bác bên quân sử thì đến ngày cuối vẫn bị máy bay A37 ném bom. Những ngày cuối, cuộc chiến giữa hai bên đã là cuộc chiến quy ước rồi (hai bên dàn trận đánh nhau) nên bom nó ném xuống ko có trượt đâu ạ
Không dến mức dữ dôi như cụ nghĩ đâu. Không quân VNCH từ sau năm 1972 yếu xèo àh. Sau khi Mỹ rút, từ năm 72-75, đường mòn HCM tự do đi lại giữa ban ngày với hàng trăm xe tải nối đuôi nhau mà không quân VNCH bất lực. Không quân VNCH chỉ quen đánh các mục tiêu du kích hay các đơn vị VC nhỏ không có phòng không bảo vệ thôi. Các binh đoàn lớn hành quân có SAM và cao xạ che chắn thì không dám tấn công đâu. Cụ đọc hồi ký của các PILOT VNCH đầy trên mạng thì hiểu. Tháy SAM 7 là chuồn ngay, chưa kể bọn SAM II, SAM III, ZSU23, cao xạ....
 

lamthitvit

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-105805
Ngày cấp bằng
14/7/11
Số km
725
Động cơ
401,930 Mã lực
Nếu thế bà con mình thấy bác Tiêmkich sao lại tưởng là ngụy nhỉ??? VNCH có tiêm kích k??? Máy bay họ dùng tiêm kích là gì??? K có trận không chiến nào thì VNCH tiêm kích với ai hay chỉ luyện tập???
Cụ chắc không trải qua thời kỳ 65-70 ở miền Bắc nên không biết hoàn cảnh dân trí miền Bắc thời đó. Miền Bắc thời đó dân nghèo mạt rệp, vùng núi cả đời không đi xa khỏi làng quê 50 km, không điện đóm, đài báo tivi gì cả. Hàng ngày chỉ thấy máy bay Mỹ chứ có biết MIG17, MIG21 nó là cái gì đâu. Nghe đồn còn một số phi công BẮC VIỆT bị du kích vùng núi bắn chết khi nhảy dù cơ.
 

Chã Nhỏ

Xe điện
Biển số
OF-115758
Ngày cấp bằng
6/10/11
Số km
4,106
Động cơ
425,516 Mã lực
Nơi ở
Lương Sơn, Hoà Bình
Trước đi học cấp 3 lớp toàn là con em trong hải quân lên bạn bè vào học viện không quân và hải quân cũng nhiều.Có thằng bạn học không quân bảo học phản lực sợ lắm toàn dùng máy bay đểu dậy học sinh lên nhiều trường hợp tử nạn.Bạn em nó học lái trực thăng hiện đang làm cho dầu khí trong Vũng Tầu,mấy thằng nữa đang đào tạo sử dụng tầu ngầm lớp Kilo bên Nga nữa .
hôm nào bác bảo bác ấy lên đây chém cho nó chuẩn nhé .
 

f40fd

Xe điện
Biển số
OF-24154
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,026
Động cơ
512,225 Mã lực
Không biết những chiếc F4 kia là từ hạm đội của mỹ ngoài khơi hay của VN cộng hòa nhỉ??? Hay cả 2??? Em toàn thấy nói túm dc phi công mẽo mà k thấy nói tóm dc phi công VNCH
Nếu đánh miền Bắc thì phản lực chủ yếu từ tầu sân bay bay vào, còn B52 từ đảo Guy-am hay từ Thái Lan sang, nếu B52 bay từ Guy-am vào thì có máy bay tiếp dầu trên không từ Philippines hay Đài Loan đón đường (tùy theo đường bay của B52 gần chỗ nào hơn). Nếu B52 bị thương thì ko cần quay về Guy-am mà bay thẳng sang Thái luôn.
 

vietran

Xe ba gác
Biển số
OF-30794
Ngày cấp bằng
8/3/09
Số km
24,643
Động cơ
723,021 Mã lực
Nếu đánh miền Bắc thì phản lực chủ yếu từ tầu sân bay bay vào, còn B52 từ đảo Guy-am hay từ Thái Lan sang, nếu B52 bay từ Guy-am vào thì có máy bay tiếp dầu trên không từ Philippines hay Đài Loan đón đường (tùy theo đường bay của B52 gần chỗ nào hơn). Nếu B52 bị thương thì ko cần quay về Guy-am mà bay thẳng sang Thái luôn.
Ồ thế ra hồi ấy Bắc việt mềnh chơi thân với người láng giềng tốt Trung quốc còn VNCH chơi với số còn lại nhỉ, toàm bọn xấu xa cho mượn sân bay để oánh mình
Bà mẹ Nga ở xa xôi mà tầm nhìn kinh nhỉ, biết các phi công của mình về là đối mặt với bọn sói, may thì sống, không là chết, 2 cái mà chọi với 20 cái thì khác gì đi cảm tử
 

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,200
Động cơ
534,475 Mã lực
Nếu thế bà con mình thấy bác Tiêmkich sao lại tưởng là ngụy nhỉ??? VNCH có tiêm kích k??? Máy bay họ dùng tiêm kích là gì??? K có trận không chiến nào thì VNCH tiêm kích với ai hay chỉ luyện tập???
VNCH có máy bay tiêm kích, ông Nguyễn Thành Trung từng lái F5e đấy. Trong CT Việt nam Họ chỉ đảm nhận tác chiến từ vị tuyền 17 trở vào, ngoại trừ những phi vụ đặc biệt. Máy bay tiêm kích oánh phá miền bắc thuộc không quân và hải quân Mỹ.
Ồ thế ra hồi ấy Bắc việt mềnh chơi thân với người láng giềng tốt Trung quốc còn VNCH chơi với số còn lại nhỉ, toàm bọn xấu xa cho mượn sân bay để oánh mình
Bà mẹ Nga ở xa xôi mà tầm nhìn kinh nhỉ, biết các phi công của mình về là đối mặt với bọn sói, may thì sống, không là chết, 2 cái mà chọi với 20 cái thì khác gì đi cảm tử
Đúng thế đấy cụ, sân bay U ta pao của Thái cũng là nơi B52 xuất phát để ném bom vào VN.
Nhiều quốc gia đã kiếm nhiều tiền nhờ CT Việt Nam đấy như: Nhật bản, Hàn quốc, Thái lan, Phi líp pin...
Trong những năm đầu chiến tranh VN khi không chiến không quân Mỹ chiếm ưu thế tuyệt đối nhờ số lượng áp đảo và kinh nghiệm chiến đấu dày dặn của phi công mỹ, nhiều người trong số họ đã tham gia ct thế giới 2, chiến tranh Triều tiên với hàng ngàn giờ bay. Họ hiểu rất rõ điểm mạnh, yếu của Mig. Đánh trả lại lực lượng hùng mạnh này KQ ta phải dùng chiến thuật oánh du kích, quấy rối để cường kích không thể ném bom or ném sai mục tiêu. Phi công ta rất quả cảm, mư trí, gan dạ, nhiều bác rất giỏi khiến phi công Mỹ phải nể phục.
 
Chỉnh sửa cuối:

architecto

Xe buýt
Biển số
OF-34662
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
546
Động cơ
479,813 Mã lực
..................
Tôi luôn phải xin lỗi các đồng đội vì thời gian gần đây do bận việc cộng với lí do sức khỏe nên có sao nhãng phần nào trong chuyện liên lạc với các đồng đội, nhưng tôi cũng rất yên tâm vì có anh huyphongssi đã giúp tôi "hàn gắn" cái khoảng trống ấy. Tôi vô cùng cám ơn anh huyphongssi. Câm ơn các đồng đội khác đã cung cấp thêm nhiều tư liệu cho tôi cũng như cho các đồng đội khác trên trang này. Sonviet ạ, vậy là tôi với Sonviet cũng từng ở chung Sư đoàn và cùng Trung đoàn rồi. Với Trung đoàn KQ-931, tôi gắn bó với tình cảm khác thường. Sau khi tham gia cuộc chiến tranh "chống quân bành trướng xâm lược" ở phía Lạng Sơn về ( trong giai đoạn ấy, tôi là TMP tác chiến của Trung đoàn 927 ), Trung đoàn 931 được thành lập. Tôi được Sư đoàn gọi về ( thời ấy, Sư trưởng được gọi là Tư lệnh ) và được Sư trưởng giao nhiệm vụ. Tôi cùng các anh Trương Tôn, Trần Xuân Tùng, một thời gian ngắn sau thêm anh Nguyễn Quang Tấn về Yên Bái nhận quân, nhanh chóng củng cố tổ chức để bước vào huấn luyện và trực ban chiến đấu. Tôi ở Trung đoàn từ 1979 đến 1982 thì lên Sư đoàn. Anh Trương Tôn lãnh đạo Trung đoàn cùng các anh Đoàn Văn Sàn, Nguyễn Văn Động ( trước đó các anh Tùng và Tấn đã rời Trung đoàn, anh Tùng về Sư đoàn, còn anh Tấn sang Liên xô làm phó tùy viên quân sự ). Trung đoàn 931 là Trung đoàn có nhiều khó khăn nhất trong Sư đoàn, nhưng tất cả cán bộ, chiến sĩ đã sống gắn bó với nhau, đồng cam cộng khổ, vượt khó với tinh thần lạc quan cách mạng và đã vượt được mọi khó khăn gặp phải. Tôi có viết về 931 với bài "Về Trung đoàn với anh, em nhé !", xin kể để Sonviet nghe :
Trung đoàn anh đóng quân nơi ấy
Có sông Hồng như dải lụa chảy qua
Và đường băng như chiếc trâm ngà
Cài trên đầu rừng xanh bát ngát
Cọ xòe tay vẫy chào, múa hát
Hương quế nồng say, man mác, bồi hồi...
Mùi táo Mèo quyến rũ, đọng mãi đầu môi ...
Bưởi Cát Lem đậm đà vị ngọt

Về Trung đoàn
Em sẽ ngẩn ngơ giữa tiếng chim lảnh lót
Sẽ sững sờ trước màu sắc muôn hoa
Anh sẽ đưa em thăm thắng cảnh Thác Bà
Qua Yên Bình, về Nam Cường, lên Cổ Phúc
Thăm thành phố rộn ràng, đông đúc
Ngược phía Âu Lâu
Vượt những nhịp cầu
Ngang sông Hồng, sang Nghĩa Lộ
Anh sẽ đưa em lên Bắc Hà
uống rượu ngô, ăn thắng cố
Nghe tiếng sáo, tiếng khèn gọi bạn ...lả lơi

Về Trung đoàn
Ngắm những đôi cánh MIG tung hoành
ngang dọc giữa trời
Luôn sẵn sàng giữ yên vui Đất Mẹ
Các bạn anh - những chàng lính trẻ
Sôi nổi, hồn nhiên, ... càng lắng đậm tình người

Dù anh bay khắp bốn phương trời
Anh vẫn mang theo dáng hình em nhỏ bé
Về Trung đoàn với anh, em nhé !
Anh ngóng trông, thao thiết đợi em về !

Vậy đấy, Sonviet ạ !
Tôi cám ơn dang - cap - pro đã cung cấp cho đoạn clip thật hiếm hoi. Ở giây 1:35, tôi đã nhận ra được đồng đội, chỉ huy của tôi. Thoạt đầu là anh Mai Cương dẫn biên đội ra máy bay và anh trèo lên, ngồi vào buồng lái. Anh đã từng bắn rơi 8 máy bay Mỹ, được nhà nước tuyên dương danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân. Người thứ hai trong đoạn clip này ngồi trong buồng lái khi máy bay đang nhào lộn là bạn tôi : anh Võ Xuân Quang. Anh cùng tốp 24 anh em chúng tôi được tuyển thẳng từ L-29 lên bay MiG-21, nhưng về sau anh không bay được trên MiG-21 ( vì lí do sức khỏe và kỹ thuật ) nên xuống bay MiG-17. Cảnh anh ngồi trong buồng lái là ở MiG-17. Anh đã hy sinh váo năm 1968 khi cất canh từ sân bay Cu-sôp-xcai-a trong lần bay huấn luyện.
Cuốn mà qtdc cung cấp cho thì anh huyphongssi đã giải thích rồi. Tôi chưa được đọc, được học vào thời gian ấy, nhưng đấy cũng là tài liệu quý. Nó có từ thời lực lượng KQ của Hồng Quân. Tôi rất muốn được đọc, xin qtdc cung cấp cho. Cám ơn qtdc nhiều nhiều.

Tôi cho rằng, nếu chỉ nói về những phi công đánh ngày mà không nói đến lực lượng đánh đêm thì quả là thiếu sót lớn. Tôi cũng từng bay đêm một thời gian nên tôi hiểu cái vất vả riêng của bay đêm, của cái “thân vạc thân cò” ấy. Tuy bả đêm, đánh đêm, nhưng các phi công bay đêm vẫn tham gia trực chiến ban ngày, vẫn xuất kích chiến đấu, vẫn đánh nhau như các phi công bay ngày. Tôi lấy một số trận như sau : biên đội 3 chiếc gồm Nguyễn Đăng Kính, Phạm Văn Mạo và Nguyễn Hồng Nhị ( anh Kính và anh Mạo là phi công bay đêm ) xuất kích từ sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa vào khu vực Đô Lương – Nam Đàn của tỉnh Nghệ An. Đây là trận đánh đầu tiên của Đại đội bay đêm ở chiến trường khu Bốn. Biên đội của ta đã không chiến với biên đội F-8 của địch. Anh Nguyễn Hồng Nhị đã bắn rơi 1 chiếc F-8 của địch, nhưng sau đó máy bay của anh cũng bị trúng đạn, anh đã phải nhảy dù. Trận ấy xảy ra ngày 1 tháng 8 năm 1968.
Hơn 2 tuần sau, biên đội Đinh Tôn, Nguyễn Văn Minh cũng xuất kích chiến đấu từ sân bay Thọ Xuân, được dẫn dắt vào khu vực Đô Lương không chiến với biên đội F-4 của địch và anh Nguyễn Văn Minh đã bắn rơi 1 chiếc F-4..
Sân bay Thọ Xuân – Thanh Hóa là sân bay cơ động được đón tiếp nhiều biên đội trực ban chiến đấu nhất và cũng là căn cứ để xuất kích chiến đấu vào hoạt động ở các khu vực thuộc khu Bốn nhiều nhất. Giai đoạn ấy, hầu như địch làm chủ bầu trời từ khu Bốn trở vào. Các sân bay ta ở Vinh, Anh Sơn, Đồng Hới … thường xuyên bị đánh phá. Máy bay của ta bay vào trong đó chỉ cần bay với độ cao hơi cao một chút là bị phát hiện và tên lửa đối không Ta-los của địch từ Hạm đội ngoài biển Đông bắn lên liền. Cũng đã có mấy trường hợp máy bay ta bị trúng tên lửa Ta-los, phi công phải nhảy dù rồi. Ta gặp rất nhiều khó khăn khi cơ động đến các sân bay ở phía trong đó. Cũng vì vậy, hầu hết những chuyến xuất kích chiến đấu đều được tổ chức từ Thọ Xuân.
Sang tháng 9, biên đội Đinh Tôn, Vũ Đình Rạng xuất kích từ sân bay Thọ Xuân bay vào khu vực Đô Lương – Nghệ An không chiến với biên đội 4 chiếc F-8 của địch. Trong trận này, Vũ Đình Rạng bị bắn rơi, phải nhảy dù.
Vài ngày sau, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Nguyễn Cát A xuất kích từ sân bay Đa Phúc lên đánh chặn máy bay không người lái và anh Kính đã bắn hạ chiếc không người lái ấy trên bầu trời Thanh Hóa.
Cũng ở tháng 9 này, sau một thời gian gấp rút bay huấn luyện ban đêm, Đại đội bay đêm đã tổ chức trực ban chiến đấu ban đêm ở sân bay Đa Phúc và phi công trực ban chiến đấu ban đêm đầu tiên là anh Đặng Xây..
Ngày 26 tháng 10, biên đội Nguyễn Đăng Kính, Vũ Xuân Thiều xuất kích từ sân bay Thọ Xuân được dẫn vào khu vực Đô Lương. Sở chỉ huy thông báo có 2 chiếc F-4 bay thấp từ hướng cửa Lò vào. Cùng lúc ấy, trạm chỉ huy bằng mắt thông báo tiếp là chúng đã đến cầu Cấm và lấy hướng về phía Nam. Anh Kính dẫn đội lấy hướng 180 độ và tăng tốc độ bay. Hôm ấy, lượng mây Cu khoảng 6 – 7 phần ( mây Cu là loại mây đống và nếu chia bầu trời ra làm 10 phần thì hôm ấy lượng mây Cu chiếm 6-7 phấn ), đáy mây 800 m, đỉnh mây 4000 m. Sau khi lấy hướng 180 độ thì biên đội phát hiện được 2 chiếc F-4 bay từ phía trái qua phải, ở cự li chừng 4-5 km. Biên đội bật tăng lực tiếp cận. Khi bay vào mây, Thiều đã lạc mất đội. Sở chỉ huy dẫn Thiều quay về trước. Anh Kính tiếp tục bám theo biên đội F-4. Khi đang ngắm bắn thằng số 2 thì nó bỗng đảo chiều, bay sang phía bên kia. Anh Kính ngắm luôn vào thằng số 1 và ấn nút phóng tên lửa. Thằng số 1 cháy bùng, lao thẳng xuống địa phận Hương Khê – Hà Tĩnh.
Thời gian sau đó ( vào khoảng tháng 12 ) thì trung đội của tôi bước vào bay đêm. Trung đội tôi có anh Nguyễn Văn Thuận là trung đội trưởng, rồi các anh trung đội viên là Nguyễn Cát A, Vũ Xuân Thiều, Trần Ngọc Nhuận và tôi. Anh Nhuận sớm phải rời bỏ đời bay về tiếp tục học Đại học vì lí do sức khỏe. Anh bị bệnh viêm hành tá tràng, rồi chảy máu dạ dày (tức là cả một hệ thống đường tiêu hóa như hệ thống đường bộ của Cục đường bộ - Bộ giao thông vận tải) đều có vấn đề. Vậy là còn lại có 3 trung đội viên. Trung đội trưởng Thuận là người chơi vi-ô-lông khá hay. Khi còn học bay ở bên Nga, anh đã từng lên sân khấu biểu diễn. Anh muốn tất cả các trung đội viên của anh cũng phải biết chơi nhạc cụ này – cái nhạc cụ mà anh em chúng tôi vẫn gọi đùa là “nhị Tây” ấy. Trong đoàn bay của tôi thì anh Trần Cung là người kéo nhị rất giỏi, hình như hồi ở nhà, anh đã từng ở trong đội văn nghệ của xã thì phải. Vậy là trong lực lượng bay đêm có cả người chơi “nhị Tây”, người chơi “nhị Ta”. Tôi thì tay chân cứng qoèo vì chơi xà, chơi tạ nhiều nên tìm cách “phá bĩnh”, không học. Thiều thì nói sẽ chơi ghi-ta và Thiều vác ghi-ta ra chơi thật, cứ phập phừng, … phập phùng chẳng giống ai. Còn lại mỗi anh A thì khi ngắm bàn tay anh A, trung đội trưởng chỉ còn cách … lắc đầu. !. Anh Cát A từng được mệnh danh là người có “ngón tay thần”. Anh kể, từ hồi nhỏ, khi cùng một số người nữa đi khiêng giúp tấm gỗ lim cho ai đó, khi hạ tấm gỗ xuống, vì hiệp đồng với nhau không chuẩn, người buông tay trước, người buông sau nên anh A bị gỗ đè ngay vào ngón tay trỏ của bàn tay trái. Ngón tay tòe ta, máu chảy lênh láng. Sau khi dịt thuốc lào để cầm máu, tuy khỏi, nhưng ngón tay không còn tròn trịa nữa mà đầu ngón tay bẹp như đầu con rắn. Khi anh giơ ngón tay ra giả vờ mổ mổ vào đứa cháu thì nó sợ quá, khóc thét lên. Từ đó, anh hay tìm cách giấu ngón tay ấy đi. Một lần, nhân lúc anh ngủ, tôi ngắm nghía ngón tay anh, rồi lẳng lặng lấy bút mực vẽ theo đường rãnh sẹo, rồi vẽ mồm, vẽ mắt trông thật không khác gì đầu rắn. Khoái chí về thành quả của mình, tôi gọi mấy anh khác đến để “chiêm ngưỡng” cái tác phẩm ấy. Mấy anh thấy vậy thì cười phá lên. Có lẽ biệt danh “ngón tay thần” xuất xứ từ đấy. Anh A tỉnh dậy bực lắm, tôi sợ anh sẽ cho tôi một trận, nhưng khi anh nhìn vào ngón tay anh thì anh cũng phải bật cười và lẩm bẩm :”Cái thằng !”.Vậy là tôi thoát nạn. Mà riêng anh cũng có lắm giai thoại lắm cơ ! Ví dụ như chuyện ngáy chẳng hạn. Anh được cái là ngủ rất nhanh và ngáy cũng không giống ai, kể cả về tần xuất, về biên độ dao động và về âm lượng. Nói chung, khi anh đã “cất tiếng” là tất cả 3 người từ trung đội trưởng đến các trung đội viên còn lại ở trong phòng đều phải thức giấc hêt. Thế là dép, giày và tất cả những thứ gì có thể ném được sang phía giường anh A là đều được huy động ném cho hết. Khổ nỗi, anh chỉ “giữ im lặng” được vài giây thôi, rồi lại đâu vào đấy. Một lần, trung đội trưởng khua chúng tôi dậy lúc khuya :
- Các cậu dậy họp Trung đội !
Tôi và anh Thiều lồm cồm chui ra khỏi màn, chưa hiểu đầu đuôi ra sao thì anh Thuận nói luôn :
- Tớ nghĩ ra rồi ! Ta ném giày dép chẳng qua chỉ thức tinmhr nó được tí thôi. Gốc gác là nó bị viêm họng. Có viêm họng thì mới gây ra ngáy. Bây giờ là phải trị tận gốc !.
Nói xong, trung đội trưởng giao nhiệm vụ cho tôi phải xuống nhà bếp lấy muối. Tôi nói khuya thế này thì làm sao mà nhà bếp mở cẳ, hay để đến ngày mai hãy làm, nhưng anh Thuận bắt tôi đi ngay. Rồi tôi cũng tìm cách mang được muối về, chưa hiểu trung đội trưởng sẽ “điều trị” thế nào thì trung đội trưởng vốc ngay một nắm, thả vào miệng anh A bấy giờ đang há một cách hồn nhiên với lượng âm thanh khó tả.
Nghe tiếng “khực” !. Bao nhiêu muối trong miệng anh A bắn tung tóe hết ra xung quanh. Trung đội trưởng Thuận lắc đầu ngán ngẩm :
- Vậy là y học bó tay ! Bây giờ chỉ còn mỗi nước là khiêng “cụ” ra sân bóng chuyền mà thôi !
Sân bóng chuyền thì ngay cạnh đấy. Ba anh em khiêng anh A ra đặt giữa sân bóng chuyền thật. Suốt cả quá trình khiêng “cụ” đi, tiếng ngáy vẫn vang lên đều đặn, không bị đứt đoạn tí nào. Chừng nửa đêm, trời đổ mưa, giường chiếu anh A bị ướt hết cả, anh tỉnh dậy, thấy mình ở giữa sân bóng chuyền thì vùng dậy lao vào nhà la hétd, quát tháo ầm ỹ. Tôi sợ quá, giả vờ ngủ say và còn … ngáy nhè nhẹ nữa. Cũng từ hôm đó, anh đâm ra rất “ý tứ”. Đến giờ đi ngủ, anh vẫn lảng vảng ngoài hành lang hoặc ra phòng họp ngồi đọc báo cốt để cho anh em trong phòng ngủ đã rồi mới vào. Nghĩ cũng thương anh thật, nhưng khi anh về, cho dù chúng tôi đã ngủ cả rồi, tới lúc anh “cất tiếng” thì chúng tôi cũng vẫn cứ phải dậy như thường. Chúng tôi đành chịu đựng, lâu rồi thành quen. Đôi lúc vắng anh, vắng tiếng ngáy của anh lại thấy nhơ nhớ, lại thấy như bị thiếu hụt một cái gì đó. Đấy cũng chỉ là một vài chi tiết nhỏ của đời sống thường nhật của chúng tôi thôi.
Vậy là ý định của Trung đội trưởng muốn cho các trung đội viên của mình chuyển sang lĩnh vực khai thác “nhị Tây” đã không thành. Tôi thì vẫn cứ ra bãi xà, bãi tạ. Thiều thì thi thoảng vẫn vác ghi-ta ra phập phừng và anh A thì chẳng chơi bộ môn nào hết, lâu lâu lại lấy “ngón tay thần” ngoáy mũi một cái !.
 

architecto

Xe buýt
Biển số
OF-34662
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
546
Động cơ
479,813 Mã lực
Việc chuẩn bị đón nhận máy bay vào trực ở các sân bay tuyến trong, đặc biệt là Đồng Hới diễn ra rất kỳ công. Đồng Hới là sân bay nằm ngay sát biển. Địch trinh sát liên tục và đánh phá liên tục vì có lẽ chúng đã “đánh hơi” thấy không quân ta không chỉ lấy sân bay Đa Phúc làm căn cứ chính mà còn sẽ cơ động vào các sân bay phía trong để vươn đánh xa hơn, và một khi đã có MiG cơ động vào trong đó thì các hoạt động của các máy bay Mỹ, nhất là B-52 sẽ gặp nhiều nguy hiểm hơn. Địch cứ đánh, ta lại sửa gấp, cứ liên tục diễn ra như vậy ngày ngày. Đoàn của anh Phạm Ngọc Lan được cử vào Đồng Hới để triển khai nhiệm vụ, thực hiện quyết tâm của ta phải cơ động được vào Đồng Hới, phải xuất kích chiến đấu từ sân bay Đồng Hới. Thời kỳ đó là thời kỳ mưa nhiều, sân bay thì lầy lội, địch thì rải các loại bom phá, bom bi nên mặt đường băng lở lói như người bị rỗ mặt vậy. Sở chỉ huy tiền phương rất sốt ruột, anh Trần Hanh trực ở đó gọi điện kiểm tra liên tục :
- Tình hình sức khỏe của cháu độ này thế nào ?
- Mấy ngày nay cháu bị sốt, bị thủy đậu, mặt bị rỗ nhiều quá. Nó quấy khóc suốt thôi !
( Nội dung trao đổi có nghĩa là : tình hình sân bay thế nào ? / Sân bay bị địch đánh phá, đường băng bị nhiều hố bom. / Trời thì mưa liên tục )
Vài ngày sau lại có điện :
- Tình hình mặt mũi cháu thế nào rồi ?
- Cũng khô ráo rồi !
- Cậu chuẩn bị đón mấy cô em gái mình nhé !
- Các cô ấy bao nhiêu tuổi ?
- 17, 18 gì đó !
- Để làm gì thế ?
- Chúng lớn rồi thì phải tạo điều kiện cho chúng đi lấy chồng chứ !
- Vâng, sẵn sàng, 17, 18, 19, 20, 21 đều được cả. Càng vui !
( Nội dung : đường băng khô ráo rồi thì chuẩn bị tiếp thu các loại máy bay MiG-17, MiG-21 để chuẩn bị cho chiến đấu )
Và, Đại đội trưởng đại đội bay đêm – anh Đinh Tôn đã chuyển sân từ Đa Phúc cơ động vào sân bay Đồng Hới.
Tất cả các máy bay chuyển sân vào khu vực phía trong thuộc khu Bốn đều phải giữ bí mật qua vô tuyến, không được phép liên lạc suốt từ lúc cất cánh đến tận lúc hạ cánh. Dọc đường hành trình, qua các điểm kiểm tra được xác định trước chỉ được bấm vào nút phát của vô tuyến một tiếng “cạch” hoặc 2 tiếng “cạch” theo đúng hiệp đồng.
Chuyến ấy, anh Đinh Tôn bay vào bị lệch sang phía Tây đường bay, nghe tiếng “cạch” rồi mà anh Lan đứng trên đài chỉ huy không nhìn thấy máy bay đâu. Sợ anh Tôn đi quá xa, anh Lan đành phát “liều” qua đối không :
- Ai vừa bấm nút đấy ?
- 216 !
Biết đấy là anh Đinh Tôn, anh Lan lệnh cho tất cả các thành phần trên đài chỉ huy tăng cường quan sát xem máy bay ta đang ở đâu. Phút sau,phát hiện được máy bay ta, anh lệnh cho bật đèn đường băng và chỉ huy cho anh Tôn vòng lại, về hạ cánh.
Sau chuyến hạ cánh của anh Đinh Tôn, trời lại tiếp tục mưa tầm tã. Kiểu mưa này là kiểu mưa không thể tạnh ngay được. Phải tính đến việc sơ tán máy bay thôi. Và 3 trung đội dân quân đã được huy động vừa làm đường vừa kéo máy bay vào khu vực đường sắt của Đồng Hới. Ở đó, nền đường tương đối cứng, hơn nữa lại có thành ta-luy ngay bên cạnh, nên lực lượng công binh chăng, kéo lưới ngụy trang cũng thuận tiện hơn.
Máy bay vào nơi sơ tán, ngụy trang xong xuôi thì xuất hiện chiếc máy bay không người lái bay dọc đường băng. Chiều đến lại xuất hiện một chiếc RF quần đảo trên khu vực sân bay nhưng chúng không hề phát hiện được nơi ta cất giấu máy bay. Sự phối hợp khéo léo, ăn ý giữa các thành phần quân dân và lực lượng công binh đã tạo nên hiệu quả bất ngờ, thật tuyệt vời.
Mưa vẫn tiếp tục kéo dài thêm 2 ngày nữa, tới ngày thứ ba mới tạnh, mới thấy trời hửng nắng. Anh Trần Hanh ở ngoài sở chỉ huy sốt ruột hỏi :
- Mấy ngày nay em gái mình ở đâu mà không thấy ca hát gì cả ?
- Cô ấy nhớ nhà, khóc nhiều lắm, vừa rồi động viên mãi nên mặt mới tươi tỉnh được tí chút. Đêm nay nếu anh đồng ý thì cho tham gia một tiết mục văn nghệ !
- Vậy cậu gửi em gái mình ở đâu thế ?
- Ở So-manh Đờ-phe !
- Ừ, nếu tươi tỉnh thì đồng ý cho hát !
( Nội dung : mấy ngày nay tình hình ra làm sao mà không tổ chức trực ?/Vì mưa nhiều, bây giờ trời mới hửng/Có thể thể tổ chức trực đêm nay nếu được cấp trên đồng ý/Máy bay được giấu ở đâu ?/Ở đường sắt (tiếng Pháp – Sơ manh Đờ phe là đường sắt – anh Trần Hanh và anh Phạm Ngọc Lan đều biết tiếng Pháp)/Vậy đêm nay có thể xuất kích đấy ! )
Chiều tối ngày 4 tháng 10, máy bay được kéo ra sân bay để chuẩn bị trực chiến. Trước đó, vào khoảng 2-3 giờ chiều, một biên đội 4 chiếc F-4 bay dọc sân bay Đồng Hới, ném 8 quả bom xuống sân bay. 4 quả nổ ngay, còn 4 quả rơi gần ngay đài chỉ huy thì nằm chờ nổ.
Tất cả kíp trực đã hoàn tất công tác chuẩn bị sẵn sàng chờ lệnh. Vào lúc 19 giờ, có lệnh cho anh Đinh Tôn vào cấp 1 và sau đó là khẩu lệnh :
- Ấp Bắc ! Cờ Hồng ! (Mở máy ! Cất cánh ! )

Đồng đội dembienlanh ạ ! Máy bay khi chuẩn bị vào không chiến đều phải vứt thùng dầu phụ để tăng sức cơ động ( kể cả máy bay ta và địch vì nếu đeo
thùng dầu phụ thì lực cản rất lơn và cơ động rất khó khăn ). Đơn giản chỉ là vậy thôi !
 

tainon

Xe điện
Biển số
OF-6949
Ngày cấp bằng
11/7/07
Số km
3,507
Động cơ
576,110 Mã lực
Ông ở cơ quan kể chuyện ông nội là phi công của VNCH chuyên cá độ bằng trò bay sát mặt biển nghiêng cánh để múc nước, cũng ăn được mấy chục cuộc độ rồi nhưng lần cuối cùng quá đà nên được quấn cờ, các cụ xác nhận hộ em với. Vừa xem hết 12 tập phim chiến trường Vn xong em cũng thấy nói đến việc tên lửa quân mình diệt máy bay quân ta, chả lẽ thời ấy hiệp đồng kém vậy sao mà bắn cả máy bay của mình hay tại máy bay mình ít quá nên khó phân biệt.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

minhchi233

Xe điện
Biển số
OF-23752
Ngày cấp bằng
7/11/08
Số km
4,200
Động cơ
534,475 Mã lực
Ông ở cơ quan kể chuyện ông nội là phi công của VNCH chuyên cá độ bằng trò bay sát mặt biển nghiêng cánh để múc nước, cũng ăn được mấy chục cuộc độ rồi nhưng lần cuối cùng quá đà nên được quấn cờ, các cụ xác nhận hộ em với. Vừa xem hết 12 tập phim chiến trường Vn xong em cũng thấy nói đến việc tên lửa quân mình diệt máy bay quân ta, chả lẽ thời ấy hiệp đồng kém vậy sao mà bắn cả máy bay của mình hay tại máy bay mình ít quá nên khó phân biệt.
Chuyện quân ta bắn phải quân mình trong chiến trận là bình thường mà Cụ. Trong không chiến máy bay quần nhau ta địch bám đuôi nhau đang đuổi thì thành bị đuổi, nên cả ta cả địch dễ ăn nhầm tên lửa của phe mình ví dụ số 1 của ta bị 1 máy bay địch truy đuổi, số 2 của ta bám theo bắn thằng đang đuổi số 1, thằng địch thấy được nó vọt lên né được thế là số 1 ở phía trước dính tên lửa phe ta. Phi công Mỹ cũng có trường hợp ăn phải tên lửa đồng đội, người tránh được quả tên lửa này để nó bùm vào thằng đằng trước là Cụ Nguyễn Văn Bảy.
Chưa kể pháo cao xa cũng bắn loạn xì ngầu nhiều trường hợp cao xạ ta bắn trúng máy bay mình, bộ binh ta cũng hay ăn pháo quân ta do hiệp đồng không tốt.
 

Avatar2

Xe máy
Biển số
OF-60324
Ngày cấp bằng
30/3/10
Số km
95
Động cơ
442,960 Mã lực
Đọc truyện của cụ chủ em cảm thấy xúc động quá hic... Ngồi hóng tiếp vậy
 

architecto

Xe buýt
Biển số
OF-34662
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
546
Động cơ
479,813 Mã lực
Tôi lại phải xin lỗi các đồng đội một lần nữa vì “nín thở” hơi lâu và luôn phải cám ơn anh huyphongssi đã xuất kích một mình giúp cho tôi trong những ngày tôi không “trực ban chiến đấu” !. Bây giờ thì tôi lại sẵn sàng bay cùng biên đội với anh huyphongssi đây.
Tuan b5 có hỏi tôi về trường hợp của chiếc MiG-17 ở khu vực Diễn, rất tiếc là tôi tra sổ chưa ra, khi nào có tin chính thức chắc chắn tôi sẽ gửi ngay để tuan b5 rõ. Có điều, đã ở máy bay phản lực chiến đấu thì không thể nào ép hạ cánh bắt buộc được, nhất là lại “kèm vào tận trong Nam” nữa vì tính cơ động của máy bay tiêm kích rất cao và dầu liệu cho một lần xuất kích cũng chỉ có hạn thôi.
Trở lại chuyến bay của anh Đinh Tôn :
19 giờ 30 phút, máy bay rời đất và anh được dẫn vào khu vực chiến đấu, phát hiện được2 chiếc B-52 ở thế đối đầu nên không thể đánh được, phải quay về sân bay Thọ Xuân hạ cánh.
Tuy chưa bắn được B-52 nhưng lần xuất kích ấy đã gieo được niềm tin vào khả năng dẫn đường sẽ dẫn được MiG bắn rơi B-52. Sau trận ngày mồng 4 tháng 10, sân bay Đồng Hới bị địch trinh sát và đánh phá dữ dội. Trạm ra-đa C-41 cũng bị địch phóng tên lửa gây hỏng hóc. Các lực lượng của ta lại tập trung sửa gấp sân bay, sửa ra-đa, tiếp tục chuẩn bị cho những cuộc xuất kích mới.
Sân bay Đồng Hới đã bị lộ, phương án đánh lại phải nghiên cứu lại và chuẩn bị thật tỉ mỉ, chu đáo. Sân bay Anh Sơn đã được chọn làm sân bay cơ động để đánh B-52.. Khi cất cánh, từ sân bay Anh Sơn đến khu chờ ở Tân Ấp, đường bay ở gần núi cao ( thuộc dãy Trường Sơn phía Tây và núi Đại Huệ - Hông Lĩnh ở phía Đông ), phi công phải tự bay thấp theo số liệu đã tính toán trước, không được phép liên lạc để đảm bảo bí mật.
Chuyến bay như vậy rất dễ mất an toàn, rất khó khăn đối với phi công bay đêm ở khu vực núi non hiểm trở như thế này, nhưng với quyết tâm đánh B-52, tất cả đều chấp nhận sự mạo hiểm.
Nếu như chỉ cần bay cao một chút, tuy đảm bảo an toàn nhưng địch sẽ phát hiện được máy bay ta ngay, chúng sẽ gây nhiễu đối không và tổ chức đối phó, ta không thể đánh được địch mà còn bị tổn thất nữa là đằng khác. Kinh nghiệm của một số trận đánh ngày đã cho chúng ta áp dụng vào đánh đêm.
Anh Vũ Đình Rạng đã cơ động đến sân bay Anh Sơn.
Sân bay Anh Sơn là sân bay ngắn hẹp, với cự li 1800 m chiều dài và 27 m chiều rộng.
Vào đêm 20 tháng 11 năm 1971, có 2 chiếc MiG-21 trực ở 2 sân bay. Anh Hoàng Biểu trực ở Vinh và anh Vũ Đình Rạng trực ở Anh Sơn.
Anh Hoàng Biểu cất cánh trước, bay vào khu vực Tân Ấp, đèo Mụ Giạ ở độ cao 10.000 m. Địch phát hiện, trận đánh không thành, anh bay về hạ cánh ở sân bay Thọ Xuân.
Địch nghĩ rằng từ trước tới giờ ta chỉ trực 1 chiếc mà thôi, khi xuất kích rồi sẽ về hạ cánh ở căn cứ chính là Đa Phúc và đêm hôm đó là không còn lực lượng nào ở các sân cơ động nữa. Chuyến xuất kích của anh Hoàng Biểu đã tạo được yếu tố bất ngờ cho chuyến sau.
20 giờ 30 phút, anh Vũ Đình Rạng vào cấp và xuất kích. Sau 8 phút bay im lặng, không liên lạc gì, mò mẫm trong trời đêm theo đúng phương án với đầy những mối hiểm nguy rình rập khi bay đêm ở độ cao thấp, anh đã được dẫn và phát hiện được mục tiêu trên ra-đa của máy bay. Khi anh báo cáo đã phát hiện được mục tiêu, tất cả Sở chỉ huy nín lặng chờ đợi, hồi hộp và xúc động.
Khi máy bay nằm trong cự li phóng tên lửa, máy bay ta đã đã đạt tốc độ tối ưu, anh ấn nút phóng tên lửa vào chiếc B-52 đi đầu và kéo cao, thoát li. Khi quan sát thấy 1 chiếc B-52 khác, anh đưa máy bay mình tiếp cận mục tiêu, bám sát và đến cự li cho phép thì phóng nốt quả tên lửa thứ 2 rồi về sân bay Anh Sơn hạ cánh an toàn.
Trận đánh của anh Vũ Đình Rạng tuy không bắn rơi được B-52 tại chỗ, nhưng sau này địch phải thừa nhận có một B-52 bị bắn trọng thương, phải về hạ cánh bắt buộc ở sân bay U-đon ( Thái Lan ) mà không về được U-ta-pao.
Sau đêm 20 tháng 11, bọn B-52 chỉ dám hoạt động từ nam đường 9 trở vào. Từ khu vực đường 9 trở ra đến khu Lùm Bùm, Ta-lê-phu-nhích, đèo Mụ Giạ …chúng không dám mò ra nữa. Ban ngày chỉ có loại F-4 hoạt động, ban đêm có thêm loại C-130 đánh phá chốt bản Đôn. Điều đó tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho ta vận chuyển tiếp tế cho chiến dịch trên cung đường từ đường 12, 20 cho đến đường 9.
Nhiều phi công bay đêm đã liên tục mai phục, xuất kích để tiêu diệt B-52 như các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây, nhưng chưa lần nào “săn” được chúng. Chừng như chúng sợ “vía” các anh nên lần nào các anh xuất kích là chúng cũng tháo chạy từ sớm, hoặc khi các anh cơ động vào các sân bay Vinh, Anh Sơn … thì không hề thấy bóng dáng B-52 bén mảng cả trong thời gian dài. Thời gian ấy, trong Đại đội bay đêm đã có câu : “Biểu “Xê-Pôn” , Tôn “đường 9” …nghĩa là, các anh hoạt động chiến đấu ở các khu vực ấy quá nhiều. Có thể, kẻ địch không tường tận dung mạo các anh, nhưng dò qua sóng đối không, nghe giọng nói của các anh Đinh Tôn, Hoàng Biểu, Đặng Xây … là chúng có thể phán đoán được đấy là những con người thế nào rồi và chúng đã gờm lắm rồi. Biết đâu ( mà cũng có thể có lắm chứ ) các anh cũng nằm trong trường hợp tương tự như Anh hùng Liên Xô – phi công huyền thoại Pô-cơ-rư-skin trong cuộc chiến tranh Vệ Quốc Vĩ Đại, mỗi khi người Anh hùng ấy cất cánh là bọn Đức lại thông báo : “Chú ý ! Chú ý ! Có Pô-cơ-rư-skin ở trên trời !”.

Trên bảng đồng hồ vũ khi có 1 công tắc có các vị trí như sau : 1 quả một và bắn loạt ( 2 quả hoặc 4 quả ) luôn. Anh Vũ Đình Rạng đã để công tắc ấy ở vị trí bắn 1 quả một. Chính vì vậy mới thật đáng tiếc trong cái cơ hội ngàn năm có một này. Cũng chẳng có lí do gì khác đâu. Hồi đó, sau khi anh Rạng về hạ cánh, khi rút kinh nghiệm chiến đấu, cũng có ý kiến cho là anh sợ chêt, dao động tư tưởng đấy. Thật là oan cho anh. Nếu sợ chết thì sao dám cất cánh đi đánh nhau, sao dám gặp địch, sao dám bắn lần một rồi lại vào bắn lần hai. Tôi thì chỉ thấy thật đáng tiếc, vô cùng tiếc cho anh ấy mà thôi, bằng không thì anh ấy đã được phong Anh hùng ngay sau trận ấy rồi. Chẳng lẽ đấy lại là số phận ?. Ngay cả những cầu thủ lừng danh, khi sút phạt 11 mét mà có khi còn không vào gôn nữa là. Biết giải thích thế nào được ?.
Còn chuyện bên phía Mỹ thì đương nhiên họ phải giấu nhẹm thông tin đi rồi. Lá bài cuối cùng với con ngoáo ộp "pháo đài bay bất khả xâm phạm" mà bây giờ bị như thế thì có khác gì nhận được một cú tát trời giáng vào giữa mặt. "Cái kim trong bọc lâu ngày cũng lòi ra" huống hồ đây là cái B-52. Sau này, chính họ đã công nhận và bấy giờ chúng ta cũng công bố chiến công ấy cho anh Vũ Đình Rạng, altus ạ !
Thực ra, số phi công đánh đêm của ta không nhiều. Lực lượng tham gia trực chiến và tham gia chiến đấu trong những giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh Mỹ sử dụng không quân đánh ra miền Bắc chỉ có khoảng chục phi công đánh đêm mà thôi.
Lực lượng mỏng, nhiệm vụ lại rất nặng nề, nhưng trách nhiệm trước ****, trước Bác Hồ, trước nhân dân đã giúp cho các phi công đánh đêm không hề chùn bước trước khó khăn, quyết tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Năm 1972 thực sự là môth năm khó khăn, gian khổ. Sự ác liệt, khốc liệt của cuộc chiến tranh tăng từng ngày một.
Số lần xuất kích chiến đấu ngày càng dày hơn, những trận không chiến cũng xảy ra thường xuyên hơn, cuộc chiến đấu ngày càng phức tạp hơn. Mỹ dựa vào tiềm lực kinh tế, vào vật chất kỹ thuật, quốc phòng, dùng trăm phương ngàn kế tạo yếu tố bất ngờ trong từng trận, từng đợt chiến đấu hòng đánh vào ý chí, quyết tâm chiến đấu của ta, gây nên những tổn thất lớn cho ta. Mỗi trận đánh, mỗi trận không chiến - thủ đoạn của chúng đều thay đổi.
Cuộc sống, nề nếp sinh hoạt của đội ngũ phi công cũng bị xáo trộn theo những cuộc cơ động hết sân bay này đến sân bay khác. Bom đạn Mỹ không để cho bất kỳ sân bay nào của ta được yên ổn quá lâu. Chúng đánh liên tục, ban ngày đánh rồi, ban đêm đánh tiếp, đánh không theo quy luật nào. Chuyện phải cất cánh ở đường băng ngắn hẹp, cất hạ cánh ở cả đường lăn, xung quanh còn đầy hố bom, hố đạn ... đều là chuyện bình thường đối với tất cả các lực lượng phi công đánh đêm và đánh ngày.
Tôi đã từng phải nhịn đói cả ngày trời khi trực chiến ở sân bay Gia Lâm vì bom địch thả rơi trúng bếp ăn, toàn bộ khu bếp bị đánh sập. Chúng tôi thì lúc nào cũng chờ xuất kích, chẳng ai nghĩ đến ăn nữa. Sang ngày hôm sau thì chính trị viên Thường đi theo kíp trực của bọn tôi đến mãi trận địa pháo phòng không xin được xoong cơm ngô và một bát dưa muối đem về. Anh em chúng tôi chia nhau mỗi người lưng bát. Không ai có cảm giác đói. Có lẽ, sự căng thẳng, tinh thần sẵn sàng ở tuyến trực ... đã làm cho chúng tôi quên đi những nhu cầu tối thiểu của thường ngày. Tôi cũng mất chứng mất ngủ từ ngày ấy. Đến tận bây giờ, may lắm mỗi đêm chỉ ngủ được vài tiếng là cùng. Trưa thì chẳng bao giờ chợp mắt rồi. Âu cũng là di chứng của chiến tranh.
Tôi đi đâu là bị bom đạn đuổi theo lằng nhằng đến đấy. Một ngày phải cơ động không biết bao nhiêu sân bay mà kể. Bạn hữu tôi cũng vậy, hạ cánh cả khi địch vừa đánh xong, hạ cánh cả khi lúc chúng đang đánh, rồi có khi hạ cánh xong thì chúng đánh. Cứ thấy có thời điểm có thể hạ cánh được là chúng tôi phải xuống luôn. Chỉ cần một phút đắn đo thôi, thời điểm đó qua đi là "bị" ngay. Mọi xử lí phải thật nhanh, thật chuẩn xác. Cũng có những anh hạ cánh xong, trên đường chạy xả đà, lao xuống hố bom, rồi lao cả xuống ao, rồi lật ngửa máy bay, lật nghiêng máy bay ... đủ cả.
Cười nhất là hôm anh Đỗ Văn Lanh ( anh Lanh về sau được tuyên dương Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân ) hạ cánh ở sân bay Gia Lâm. Dù giảm tốc bị đứt, máy bay cứ lao ào ào ( mặc dù anh đã tắt máy, đã phanh hết cỡ rồi ) nhằm ao phía trước thẳng tiến. Phút chốc, trong chớp mắt nghe cái "ùm" !. Nước ao bắn tung tóe, từ xa trông tới chỉ còn thấy mỗi chiếc đuôi đứng máy bay nhô lên tựa như vây con cá mập ở ngoài biển khơi. Mọi người hốt hoảng tìm xe ứng cấp để đến cứu phi công. Lâu sau mới có xe. Đến khi chạy tới bờ ao, nhìn ra chẳng thấy phi công đâu. Gọi chẳng thấy ai trả lời ! Xăm soi hết quanh các bụi lau, bụi sậy ở bờ ao chẳng thấy vết tích gì ! Cả đoàn ngơ ngác không ai hiểu nổi chuyện gì đã xảy ra.
Trong khi đó thì anh Lanh đang ngồi luộc ốc ở khu nhà gần đó. Số là, sau khi "lăn tùm" xuống ao, Lanh mở nắp buồng lái, cởi giày, cởi quần bay đeo hết lên cổ, nhảy ra cánh máy bay, lội ngay lên bờ. Ngoái lại xung quanh thấy có rất nhiều ốc nhồi ( cái khoản ấy thì các ao ở quanh sân bay Gia Lâm sẵn lắm ) liền bắt mấy chục con, cho vào ống quần bay, túm lại, xách về để chiêu đãi bọn tôi.
Đoàn đi cấp cứu phi công bị nạn dò về đến nơi thì thấy mấy thằng bọn tôi đang nhể ốc ăn. Ba hòn gạch chụm lại, một ống bơ sắt tây bắc lên, nhóm lửa mấy phút là có thể "chiến đấu" được với đám đặc sản ấy rồi !.
Thôi thì tiếng cười, tiếng quát, tiếng chửi, tiếng khóc ... văng ra đủ cả !. Đúng là chiến tranh ! Cái gì cũng có thể xảy ra bất kỳ lúc nào và bất kể lúc nào cũng có thể xảy ra bất kể cái gì !.
Cảm động nhất là hôm tôi xuống hạ cánh ở sân bay Miếu Môn, phải đi vào tít trong bản, sơ tán ở nhà dân, rét vô cùng. Chủ nhà cho mượn chiếc chăn bông để đắp. Chiếc chăn bông của đôi vợ chồng mới cưới nhau, chồng lại vừa đi B ( vào Nam chiến đấu ). Chăn nồng mùi lạ, tôi không sao ngủ nổi. Ngoài kia, khi có cơn gió thổi thốc lại thì toàn mùi thịt người - mùi thịt của bọn giặc lái Mỹ cháy cùng máy bay rơi hồi tối xông đến nồng nặc, vừa gây, vừa khét, thối đến buồn nôn. Tôi chỉ mong cho chóng sáng mà sao đêm lại dài đến vậy, dài như vô tận. Thời gian bò chậm chạp tưởng như không nhúc nhích nữa. Sáng ra, tới nơi ăn sáng thì thấy 6 bát mì tôm hãm, để trên bàn ăn. Tôi nghĩ thầm : chắc đêm qua có số cơ động đến bổ sung. Ngồi đợi chẳng thấy ai xuất hiện. Hỏi ra thì mới biết đấy là tiêu chuẩn ăn sáng của tôi !. Trời đất quỷ thần ơi ! Hóa ra là bếp ở đây chưa hề nấu cho phi công ăn bao giờ, chẳng có gì cả ngoài mì tôm và tiêu chuẩn ăn sáng của tôi tương đương với 6 bát mì thì cứ thế mà duyệt, mà thẳng thừng phục vụ thôi ! Chiến tranh cũng lắm cái buồn cười thật !.
 

Khoai lang

Xe buýt
Biển số
OF-27548
Ngày cấp bằng
16/1/09
Số km
836
Động cơ
494,050 Mã lực
uầy, em oánh dấu phát đọc mỏi mắt quá
 

fusionvie

Xe điện
Biển số
OF-54088
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,273
Động cơ
472,768 Mã lực
Chờ mãi mà chưa có phần tiếp của cụ Architecto, em đánh dấu để hóng.
 

JHT

Xe hơi
Biển số
OF-104368
Ngày cấp bằng
28/6/11
Số km
176
Động cơ
398,059 Mã lực
Em đọc loạt bài này mà thấy ngưỡng mộ các cụ quá!
Lót dép nồi hóng tiếp
 

architecto

Xe buýt
Biển số
OF-34662
Ngày cấp bằng
5/5/09
Số km
546
Động cơ
479,813 Mã lực
Cám ơn bạn vuthang21193 đã cung cấp cho tôi clip về MiG-21 để tôi lại được gặp lại các phi công lớp đàn anh như Anh hùng Lưu Huy Chao, Lê Hải ... và các đồng đội cùng khóa như các anh Võ Xuân Quang, Anh hùng Vũ Xuân Thiều, Đỗ Văn Lanh...Thật cảm động !
Các chuyến bay xuất kích đều là những chuyến bay cảm tử. Cuối tháng 2 năm 1972, Đại đội phó đại đội bay đêm Hoàng Biểu đã có chuyến bay như vậy. Anh cơ động vào sân bay Vinh. Sân bay Vinh bấy giờ là sân bay đất với kích thước chiều dài 2000 m và chiều rộng là 30 m được lu, nền, được trang bị hệ thống đèn dạ hàng dã chiến ở hai bên đường băng rất thưa và có khi chỉ sáng được có một bên. Khi đi kiểm tra đường băng, Chính ủy Hoàng Phương nói với anh Phạm Ngọc Lan ( người chỉ huy ở Vinh ) rằng : "Hôm nay ta mở mặt trận Quảng Trị. Không quân ta phải bay vào đó. Đây là chuyến bay cảm tử. Bằng cách nào cũng phải cất cánh !".
Vì hai anh Phạm Ngọc Lan và Hoàng Biểu đều từng là những phi công bay đêm với nhau, từng hiểu nhau nên hiệp đồng giữa người trực chỉ huy và người trực chiến rất chóng vánh và chặt chẽ.
Chế độ trực sẵn sàng chiến đấu tại sân bay Vinh là trực ngay dưới cánh máy bay, thời gian chưa có lệnh báo động chuyển cấp thì có thể nằm nghỉ ngay trên chiếc cáng cứu thương đặt cạnh máy bay. Gần 1h sáng thì có lệnh chuyển cấp. Máy bay của anh Hoàng Biểu được đeo 2 thùng dầu phụ, đường băng thì lại ngắn, cất cánh là một vấn đề nan giải, phải rất cố gắng và liều nhấc máy bay cho tách đất ở tốc độ nhỏ mới được. Hôm ấy trời rất xấu, tầm nhìn kém và mây xệ xuống thấp. Máy bay tách đất một cách khó nhọc, khi bay chưa đến độ cao thu càng thì đã chui vào mây. Sở chỉ huy lệnh cho anh lấy độ cao lên 8000m ( thông thường là phải đi rất thấp và phải giữ bí mật liên lạc qua đối không, nhưng lần này lại khác, Sở chỉ huy dẫn ngay từ đầu bằng các khẩu lệnh qua đối không và cho lấy độ cao luôn ). Tính toán theo thời gian thì đã đến gần đường 9, anh nhận được lệnh bật tăng lực lấy độ cao 14000 m, giữ nguyên tăng lực, vòng 2 vòng ở độ cao này, sau đó xuống 6000 m vòng tiếp rồi xuống 2000 m vòng tiếp một vòng nữa và lấy độ cao bay ra.
Quá trình trên đường về, anh được dẫn theo đường bay zic-zăc. Anh biết mình đã bị tiêm kích địch đuổi theo nhưng không thể bám được anh. Đến khu vực Hồng Lĩnh thì anh được dẫn xuyên xuống hạ cánh. Thời tiết rất xấu, mây quá thấp nên anh xuyên mây đến 2 lần mà vẫn không thấy được đường băng, đi sang sân bay dự bị Anh Sơn thì tình trạng thời tiết không có gì khả quan hơn là ở Vinh. Dầu liệu đã cạn mà không thể hạ cánh được. Anh đành phải rời bỏ chiếc máy bay đã hết dầu, nhảy dù xuống đất Yên Thành, tiếp đất trên ruộng khoai rồi lần mò về được sân của Hợp tác xã. Anh đã được đưa về Sở chỉ huy tiền phương. Chính ủy đã gặp anh, thăm hỏi, động viên anh đã thực hiện tốt chuyến bay cảm tử và chuẩn bị tinh thần cho những chuyến bay mới.
Việc chuyến bay vì thời tiết xấu, sau khi xuất kích đi làm nhiệm vụ về bay đến hết cả dầu mà không hạ cánh được, phải rời bỏ máy bay thì không phải chỉ có mình anh Hoàng Biểu mà sau này còn có các trường hợp tương tự, ví dụ như anh Vũ Đình Rạng, anh Nguyễn Đức Chiến cũng gặp phải cảnh ngộ tương tự. Trình độ bay đêm của các phi công ta bấy giờ chưa được cao, tiêu chuẩn bay còn rộng, hầu hết là 300/3000, một số còn 400/400 ( tức là tiêu chuẩn kỹ thuật chỉ được phép hoạt động khi đáy mây thấp nhất là 300 mét, tầm nhìn thấp nhất là 3000 mét hoặc đáy mây thấp nhất là 400 mét và tầm nhìn thấp nhất là 4000 mét mới được bay ), nhưng không hề ai để ý, quan tâm đến chuyện ấy. Việc hoàn thành nhiệm vụ phải đặt lên trên hết. Cất cánh ! Đánh nhau ! Nếu vì lí do nào đó không thể hạ cánh được thì rời bỏ máy bay về lấy máy bay khác trực, cất cánh tiếp ! Thế thôi !.
Ngay chuyện về hạ cánh cũng có những trường hợp phải bỏ máy bay. Trong suốt chiến dịch 12 ngày đêm, ta mất 4 máy bay ( không hạ cánh được phải nhảy dù và khi hạ cánh bị hỏng ) : bay hết dầu mà không hạ được phải nhảy dù là anh Vũ Đình Rạng và Nguyễn Đức Chiến, hạ cánh xong máy bay bị hỏng là anh Trần Cung và Phạm Tuân.
Hồi đó, máy bay MiG-21 của ta được Liên-xô viện trợ không hoàn lại nên chúng ta tuy có tổn thất, mất mát về khí tài nhưng vẫn còn đủ sức chiến đấu.
Cả hai lực lượng đánh đêm và đánh ngày trong giai đoạn ấy có thể đếm trên đầu ngón tay được. Đi sân bay nào chúng tôi cũng chỉ có những gương mặt ấy gặp nhau mà thôi. Chỉ mong sao có thêm những gương mặt mới nhưng chưa kịp đưa vào trực thì thôi, những gương mặt cũ ấy đừng có hao tổn đi là hạn phúc lắm rồi !

Về chiếc MiG-17 rơi ở khu vực Diễn thì tôi chưa tìm ra. Khi nào tra cứu được chính xác, tôi sẽ báo để tuanb5 biết. Việc đó có phải là phi công Triều Tiên hay không cũng cần phải xét cho kỹ. Đúng là các bạn Triều Tiên có sang chiến đấu cùng với chúng ta. Họ cử đủ các thành phần từ phi công đến các thành phần phục vụ sang cùng tham gia chiến đấu, sát cánh cùng các phi công của chúng ta. Thật trân trọng và cảm động. Khi tôi bước vào trực chiến, có được gặp các bạn ấy ở sân bay Kép. Đến năm 1969 thì các bạn đã rút hết về nước.
Với thời gian chuyến bay cảm tử của anh Hoàng Biểu, anh đã nhớ và kể lại cho tôi cùng đủ mọi cảm giác mừng lo lẫn lộn về chuyến bay ấy. Việc chuyến bay ấy có đúng vào giờ G của phương án mở mặt trận hay không thì tôi chịu, không thể biết được.
Suốt giai đoạn cuối tháng 12, chúng tôi quay như đèn cù. Cất cánh đã khó khăn, hạ cánh còn khó khăn hơn. Ngay đêm 18 tháng 12 đã có 2 chuyến xuất kích và cả hai chuyến đều bị trục trặc khi về hạ cánh. Đêm ấy, Phạm Tuân trực ở đầu Tây sân bay Đa Phúc. Máy bay chiến thuật F-111 đánh trong vòng 2 đợt, phá hỏng quá nửa đường cất hạ cánh. Khi Phạm Tuân nhận lệnh chuyển cấp, mở máy, lăn ra chuẩn bị cho cất cánh thì đạn vẫn nổ chi chít quanh máy bay. Anh cố cất cánh kéo máy bay tách đất. Đến khu vực Hòa Bình, anh phát hiện thấy những hàng đèn trên thân các máy bay B-52. Anh vòng lại, lấy độ cao và bật ra-đa trên máy bay mình thì lập tức, bọn B-52 tắt luôn đèn và lũ tiêm kích F-4 đi bảo vệ B-52 quay vào phóng tên lửa vào máy bay của Tuân. Anh cơ động zic-zăc tránh bọn F-4 và bọn F-4 cũng mất mục tiêu. Anh vòng tiếp 2 vòng ở Mộc Châu - Sơn La rồi quay về Đa Phúc hạ cánh. Thời điểm đó, đài chỉ huy của sân bay bị đánh hỏng nên không thể liên lạc được. Pháo phòng không nghe thấy tiếng máy bay là bắn lên dữ dội. Trong ánh sáng trăng và vào đúng thời điểm một chiếc B-52 bị bắn cháy, rơi ở Phủ Lỗ, lợi dụng ánh sáng đó cộng với đèn pha trên máy bay, anh lao xuống hạ cánh. Tiếp đất xong thì nghe cái "Rầm !". Biết có vấn đè, Tuân tắt máy, bóp phanh hết cỡ nhưng cũng chẳng ăn thua gì. Máy bay đã lao xuống hố bom, quay ngược lại 180 độ. Anh lấy chân đạp vào phần nắp buồng lái đã vỡ cho rộng hơn rồi bỏ mũ bay, bỏ áo da, lần lượt tống ra ngoài và chui ra khỏi buồng lái.
Trước đó, anh Trần Cung trực ở sân bay Hòa Lạc cũng xuất kích trong tình trạng tương tự mà còn nguy hiểm hơn nữa vì các tấm ghi lát trên đường cất hạ cánh bị đánh bong, cong qoeo, dựng ngược cả lên. Anh liều kéo máy bay tách đất ở tốc độ nhỏ. Anh được dẫn đi đánh bọn B-52 nhưng vì nhiễu dày đặc và bọn tiệm kích đi yểm hộ phát hiện được anh, quây lại bắn tên lửa. Anh cơ động và cũng nhận được lệnh về Đa Phúc hạ cánh. Đài chỉ huy tại sân bị bom đánh hỏng, anh quay về Kép, nhưng đài chỉ huy ở Kép cũng bị phá hủy, không liên lạc được. Anh nhận lệnh vòng về Gia Lâm. Đến Gia Lâm thì sân bay cũng vừa bị đánh xong, một lần nữa anh lại quay lại sân bay Đa Phúc. Anh liều xuống hạ cánh . Vừa tiếp đất là tắt máy luôn và thả dù giảm tốc. Máy bay chồm qua một hố bom cỡ nhỏ rồi dừng lại trước một hố bom cỡ lớn. Anh nhảy ra khỏi buồng lái được chừng một hai phút thì thấy một chiếc máy bay lao xuống hạ cánh, có hai vệt lửa sáng chạy dọc theo đường băng trước khi máy bay lao xuống hố bom. Thì ra đấy là máy bay của Phạm Tuân. Khi hạ cánh, do lực va chạm mạnh nên hai quả tên lửa K-13 đã "nhảy" ra khỏi bệ, trà xát trên mặt đường băng tạo ra hai vệt lửa mà anh Cung đã thấy.
Anh Trần Cung vội chạy lại phía máy bay vừa hạ cánh thì thấy Phạm Tuân đang đạp nắp buồng lái để chui ra.
Hai anh dò dẫm vượt qua bãi bom bi và được đón về Sở chỉ huy để rút kinh nghiệm.
Bọn chúng tôi suốt giai đoạn ấy cứ "lang thang", "lông bông" tứ xứ, đi hết sân này đến sân khác, chẳng mấy khi về đến căn cứ chính của Trung đoàn. Quần áo còn lại không mặc đến thì hôi rình, có thể thu hoạch mộc nhĩ mọc ra từ quần áo được. Thời gian ở trong hầm của bọn tôi khá nhiều nên nhiều anh bị mắc căn bệnh mà tôi gọi là "bệnh hươu". Thực chất là lang ben, trông cứ như những con hươu sao ấy nên gọi vậy cho tiện.
Cuộc chiến đấu trong chiến dịch 12 ngày đêm thực sự ác liệt và cam go. Mỗi lần vào cấp, ngồi vào buồng lái, tôi lại hít một hơi dài, nén trong lồng ngực, thầm nhủ : có lẽ đây cũng là lần cuối của mình ! . Nhưng khi đã nổ máy thì ý nghĩ ấy tiêu tan ngay. Biết bao nhiêu việc phải làm dồn dập sau khi ấn nút khởi động. Xuất kích, săn lùng, không chiến, xử lí các tình huống bất trắc, tìm đường về hạ cánh ... luôn luôn ở tột đỉnh của sự căng thẳng. Hạ cánh xong, ra khỏi buồng lái mới thở phào : ta vẫn còn sống ! Và chuẩn bị tiếp cho lần xuất kích mới. Cứ thế, chúng tôi ở trong vòng xoáy đến chóng mặt. Râu ria cũng chẳng mấy khi kịp cạo. Ngày đánh nhau, đêm lại họp bàn, rút kinh nghiệm trận đánh, tìm cách đánh đến khuya. Rồi báo động, rồi trú ẩn ... Chợp mắt được một chút thì đã đến giờ đi trực. Mà đã trực thì không có lúc nào rỗi cả. Có ngày, tôi có đến 11 lần chuyển cấp, 6 lần mở máy, 4 lần xuất kích. Lần báo động chuyển cấp cuối cùng là lúc trời đã nhá nhem tối, tôi không còn đủ sức chạy ra máy bay nữa. Vào máy bay ngồi, tôi nói với tổ trưởng thợ máy : " Chắc lần này cất cánh là tao đi tong thôi vì mệt lắm rồi !". Tổ trưởng thợ máy mắng lại : "Phỉ thui cái mồm mày, chỉ được cái nói gở là không ai bằng ! Ngậm miệng vào ngay !". Quả thực, ngày đó tôi mệt đến muốn ngất. Hầu như suốt ngày không có hạt cơm nào vào bụng vì vừa bưng bát cơm, và được một miếng là báo động. Tay xách mũ bay, vừa chạy vừa nhổ cơm trong miệng ra, lau miệng vào ống tay áo, cất cánh rồi về hạ cánh ở sân bay khác. Quay hơn đèn kéo quân như vậy thì đến đá cũng phải đổ mồ hôi !.

Tôi có quen thân với một anh ở Quân chủng Hải quân. Anh đã từng tham gia với những "con tàu không số", với đường mòn trên biển. Anh cũng từng được truy điệu sống đến 5 lần trước khi đi làm nhiệm vụ. Đối với các Quân binh chủng khác thì có những trường hợp như thế, còn riêng với Không quân, với đội ngũ phi công chúng tôi thì không có đâu. Lời chúc của chúng tôi bao giờ cũng là "có số lần cất cánh và hạ cánh bằng nhau !". Nghĩa là phải giành giật lấy chiến thắng và phải trở về, - 1100ibn ạ !. Dù có biết đấy là chuyến bay cảm tử đi chăng nữa, cũng không ai tổ chức truy điệu trước lúc cất cánh cả. Có thể, có sự hiểu lầm đấy !
Trong thời gian cuối của năm 72 đối với chúng tôi thì việc trực chiến, báo động chuyển cấp, xuất kích chiến đấu ... xảy ra, lặp đi lặp lại liên tục. Tranh thủ những lúc rảnh rỗi xen kẽ giữa các lần báo động, các phi công vẫn ghi nhật ký, vẫn viết thư về cho gia đình, cho người thân. Mà không phải lần viết nào cũng kết thúc trọn vẹn. Rất nhiều dòng nhật ký phải bỏ dở, nhiều bức thư phải ngắt quãng giữa chừng vì có lệnh báo động, vì phải xuất kích chiến đấu.
Sáng ngày 27, sau khi cơ động đến sân bay Miếu Môn, anh Trần Việt tiếp thu chiếc máy bay mà anh Vũ Đình Rạng vừa trực đêm hôm trước xong ( vào cái giai đoạn ấy, cái chuyện trực ngày, trực đêm bàn giao cho nhau cùng trực trên một máy bay là chuyện bình thường ) thì nhận được lệnh vào cấp 1. Trần Việt mở máy, cất cánh từ Miếu Môn, được dẫn về phía Tây sân bay, gặp biên đội 2 chiếc F-4, lập tức lao vào không chiến và bắn rơi 1 chiếc. Chiếc còn lại tháo chạy mất tăm mất tích. Sau trận không chiến, Trần Việt về sân bay Đa Phúc hạ cánh. Sân bay bị bom đạn cày xới nát hết cả nên anh phải xuống hạ ở bên phải đường băng. Về sau này, anh em trong đoàn bay viết tặng anh mấy câu thơ mà anh rất khoái chí :
Vài ngày nữa là chiến tranh kết thúc
Chiến công này sử sách mãi còn ghi
Thật "hạn nặng" cho thằng bay F-4
Trời Miếu Môn gặp anh Bảy làm gì !
Anh Bảy đây là anh Bảy Việt !

Ngày 27, anh Việt bắn rơi 1 chiếc F-4 thì đêm đó, Phạm Tuân bắn rơi 1 B-52. Đêm 28 thì Vũ Xuân Thiều bắn rơi 1 B-52 và hy sinh. Tối hôm 28, tôi ở sân bay Gia Lâm. Sáng hôm sau tôi về hạ cánh ở Đa Phúc với tâm trạng còn đang phấn khích về chiến công của Phạm Tuân thì nhận được tin Thiều đã hy sinh. Đứng ở ngoài sân bay, tay cầm lá thư của Thiều mà nước mắt tôi cứ trào ra, ướt đẫm khuôn mặt vốn đã hốc hác trong thời gian tham gia chiến dịch nay trông càng hốc hác hơn. Vậy là bức thư đã không bao giờ đến được tay người nhận nữa. Vậy là mọi chuyện bỗng chốc chỉ còn là kỷ niệm. Mới đây thôi, hai anh em còn cùng một Trung đội bay đêm, rồi tôi sang Đại đội đánh ngày, Thiều ở lại Đại đội đánh đêm. Cùng một Trung đoàn mà đã thấy cách biệt khi người thì hoạt động ban ngày, người lại hoạt động ban đêm. Mới hôm rồi anh Thiều còn gửi lại cho tôi chiếc áo len của tôi hôm tôi đưa Thiều mắc cho đỡ rét và Thiều cũng mới viết cho tôi xong, tế nhị "thúc giục" chuyện tôi nên sớm gắn bó với cô sơn nữ. Vậy là những dòng chữ kia bỗng nhiên đã là những dòng chữ cuối cùng... Vậy mà bây giờ đã âm dương cách biệt ...
Thư của người yêu Thiều gửi về, Thiều không bao giờ được đọc nữa và người yêu của Thiều cũng vĩnh viễn không bao giờ nhận được thư Thiều nữa.
Sững sờ đững ngoài sân bay với nước mắt chảy giàn giụa trên mặt, tôi chẳng thốt lên được một lời nào cả. Sự mất mát đến đột ngột quá. Khi trở về căn cứ, tôi lẳng lặng ghi vào đằng sau chiếc phong bì :
"Chiều chiều mây phủ Sơn La
Nhớ thường bạn, nước mắt và lộn cơm !"
Cuộc chiến này sẽ còn tiếp tục cướp đi những người bạn nào thân thiết của tôi nữa ? Và bao giờ sẽ đến lượt tôi ra đi ? Không ai trả lời được !.
Ngày cuối năm 1972, tôi trực ở sân bay Gia Lâm, biết rằng chiến tranh xâm lược của đế quốc Mỹ đã chấm dựt. Tôi ra ngồi ở đầu đường băng. Không gian yên tĩnh và tôi thấy trống trải lạ thường. Bầu trời tĩnh lặng, sâu thẳm đến không cùng. Tôi nhìn lên đó rồi bật khóc như đứa trẻ, khóc như chưa bao giờ được khóc. Trước mắt tôi hiện lên rõ rệt, đầy đủ các khuôn mặt của các anh em, bạn hữu ... Tôi như còn nghe được cả giọng nói, tiếng cười của họ nữa. Rồi những khuôn mặt ấy bị nhòa dần theo thứ tự thời gian :
Trần Hóa ( 04.02.1969 )
Phạm Thành Nam ( 28.03.1070 )
Phạm Đình Tuân ( 28.01.1971 )
Nguyễn Văn Khánh ( 18.12.1971 )
Bùi Văn Long ( 03.03.1972 )
Nguyễn Ngọc Hưng ( 08.07.1972 )
Nguyễn Ngọc Thiên ( 12.08.1972 )
Vũ Xuân Thiều ( 28.12.1972 )
Tôi cứ ngỡ mình còn đang chiêm bao. Mới đây thôi mà sao các anh đã thành người thiên cổ. Cõi Vĩnh Hằng, khi các anh nằm ấm chỗ. Kiếp luân hồi - các anh có quay lại bay không ? Chốn trần ai bao người nhớ, người mong. Mắt đẫm lệ, nhạt nhòa sương khói. Trời xanh thắm, mung lung , cao vời vợi. Duyên nợ nào chắp mãi những cánh bay !
Tôi ngồi rất lâu, lòng không sao tĩnh nổi. Không lấy gì cân đo cho được những mất mát, đau thương. Không lấy gì so sánh được những tháng ngày gian nan ...
Hai lăm, hai sáu tuổi đầu, chúng tôi cũng đã kịp xông pha, lăn lộn, vượt qua được lò lửa chiến tranh để cứng cáp, già dặn. Tôi biết rằng, đời mình phải gắn chặt duyên nợ với bầu trời.
Nhìn lên đó, tôi ngỡ rằng, đời tôi thử lửa với cuộc chiến thế là đủ. Từ nay tôi có thể thoát được nó, sống yên bình, không còn nghe thấy tiếng bom rơi đạn nổ, không còn thấy những cột khói lửa bốc cao, không còn thấy những cảnh đổ nát hoang tàn, không còn thấy những tiếng khóc gào, không còn thấy cảnh xác chết vương vãi khắp nơi nữa ... Nhưng tôi đã lầm !.
 

1100ibn

Xe đạp
Biển số
OF-100899
Ngày cấp bằng
16/6/11
Số km
46
Động cơ
396,434 Mã lực
Dạo này bác ấy đang ốm nên chưa có thời gian kể chuyện được:((
 

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,393 Mã lực
Chúc bác nhanh khoẻ để con cháu thế hệ sau được nghe kể một thời hào hùng của dân tộc
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top