[Thảo luận] Đi sai làn; phần đường; chiều, một cách có hệ thống, lỗi do ai?

cool&clean

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40518
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
525
Động cơ
473,140 Mã lực
Nơi ở
Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
Kính thưa các cụ Admin và OFer's. xin phép các cụ cho em mở thớt này để tự đặt câu hỏi: Đi sai làn; phần đường; chiều, một cách có hệ thống, lỗi do ai?? và tự chứng minh một tình huống khi các phương tiện tham gia giao thông hàng ngày, tạo nên một kinh nghiệm lái xe dễ gây tới tai nạn giao thông ảnh hưởng nghiêm trọng đến An toàn giao thông của toàn xã hội hiện nay.
Đây hoàn toàn là ý kiến cá nhân của em, mời các cụ tham khảo.
Như các cụ đã biết, hiện nay Sở GTCC đã áp dụng nhiều biện pháp phân làn nhằm giải tỏa tắc đường. Các biện pháp rất có hiệu quả ở một số điểm, tuy nhiên môhinfh áp dụng chính cụ thể như sau:
1# GTCC quy định trái quy luật đi bên phải

* Theo cách phân làn mới, các phương tiện được phép rẽ trái quay đầu ngay phần trái đường. Ô tô đi ngoài, xe máy đi trong.
Phương pháp trái quy tắc này, dẫn đến một thói quen của hầu hết các phương tiện quen rẽ trái sớm hơn khi vừa vào ngã tư. Thói quen đó ảnh hưởng tới tất cả mọi người dẫn đến việc khi vào ngã tư, các phương tiện vô tư đi sai làn đường; thậm chí đi ngược chiều, lấn làn như sau:
2# SAI - các bác tài vô tư đi theo kiểu hình 1 tại các nút giao thông lớn

2# Đúng (giống cách đi trong hình số 6) - vậy phải đi thế nào mới đúng, trả lời câu hỏi này của các cụ em xin chỉ ra phải đi thế này ah:

Để chứng minh nó em xin viện dẫn theo quy định của :
<H1 align=center>LUẬT GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ VIỆT NAM
</H1>​
Để tăng cường hiệu lực quản lý nhà nước, đề cao ý thức trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân nhằm bảo đảm giao thông đường bộ thông suốt, trật tự, an toàn, thuận lợi, phục vụ nhu cầu đi lại của nhân dân và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc;
Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992;
Luật này quy định về giao thông đường bộ.


Chương I: Những qui định chung
Chương II: Qui tắc giao thông đường bộ
Chương III: Kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
Chương IV: Phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương V: Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ
Chương VI: Vận tải đường bộ
Chương VII: Quản lý nhà nước về giao thông đường bộ
Chương VIII: Khen thưởng xử lý vi phạm
Chương IX: Điều khoản thi hành


Qui định chi tiết
Tín hiệu xe ưu tiên

Chương II
QUY TẮC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Xe ô tô có trang bị dây an toàn thì người lái xe và người ngồi hàng ghế phía trước trong xe ô tô phải thắt dây an toàn.
Các cụ thấy rõ, người tham gia giao thông phải đi về bên phải làn đường của mình có nghĩa là:
ở đường 2 chiều:

3# QUY TẮC

còn ở ngã từ thì:
4# QUY TẮC


Hai hình vẽ nếu trên của em chứng minh rõ quy tắc đi bên phải.
Cụ thể hơn khi các cụ rẽ trái hoặc phải thì phải đi về làn đường bên phải của mình như sau:
5# ĐÚNG

Nếu ở giữa ngã tư đặt thêm cái bùng binh, thì ta có thể hiểu rõ hơn là phải vòng qua cái bùng binh; trong trường hợp nếu không có bùng binh thì phải mặc định căn điểm giao các ngã làm bùng binh mà đi vòng qua phía bên tay phải:
6# ĐÚNG

Mặc dù quy tắc là vậy, nhưng hiện nay các cụ nhà ta khi rẽ trái hoặc vòng lại lại toàn đi như thế này:
7# SAI

Em sẽ thử đặt lại cái bùng binh xem các cụ đi thế nào nhé:
8# SAI

thêm cái ông đi bên bải đường ở chiều vuông góc thì dễ hiểu hơn cụ nào đi sai:
9# SAI

như vậy ở hình 9 các cụ thấy rõ là mấy cụ rẽ trái và vòng lại, gần như chiếm hết phần đường của xe đi chiều trên xuống, các cụ này vi phạm luật giao thông và còn dẫn đến gây tắc đường thường xuyên và liên tục.
Cái lỗi đi sai này em thấy hay bắt điển hình ở ngã tư Núi Trúc & Kim mã, hướng đi từ Daewoo xuống bến xe Kim Mã, tới đây các cụ hay vòng trước bùng binh để quay về Vạn Bảo
Vậy giải pháp của em để giải quyết vấn đề đi sai làn này, có thể được coi như 1 kiến nghị với SGTCC như sau:
10#


I. Từ bỏ thói quen sai luật: Tách hẳn hai chỗ rẽ vòng không cho liền nhau, để tránh tạo thói quen đi trái đường.
II. Đối với phương tiện vòng lại: Trước nút thông có 1 chỗ vòng trước cho phương tiện vòng lại, tránh không cần phải đi vào nút giao thông. (nếu được mở làn phụ để tránh vướng phương tiện đi thẳng)
III. Đối với phương tiện rẽ trái: cho đi thẳng qua ngã tư, tạo 1 chỗ vòng lại sau chỗ vòng của phương tiện ngược chiều vòng, vòng lại đi theo phương tiện ngược chiều rồi rẽ trái.
Nhóm giải pháp của em nêu trên sẽ giảm bớt các phương tiện tham gia vào nút giao thông, tránh được ùn tắc và góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông do xung đột giữa các làn.
Một số bài tham khảo:
1.Cụ có biết thế nào là đi ngược chiều không?
2.Đèn đỏ, được phép rẽ phải!
3.Văn hóa nhường đường khi tham gia giao thông!
4. Vi phạm giao thông trắng trợn giữa lòng thủ đô Hà Nội!

Cụ nào ủng hộ em ít rượu nhỉ? công trình khoa học mà, tốn kém lắm....
 
Chỉnh sửa cuối:

Trung Khai

Xe tải
Biển số
OF-20371
Ngày cấp bằng
25/8/08
Số km
471
Động cơ
504,780 Mã lực
Công trình N/C khoa học của cụ có vẻ bài bản, nhưng nhà cháu vẫn chưa hiểu giải pháp của cụ là gì ạ? Em sẽ chờ các phần sau của cụ!
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
thế thì phải sửa luật nhỉ ?
ảnh số 9 nếu có đèn tín hiệu 3 pha là cách đi ít xung đột nhất. Nếu đúng luật 2 luồng rẽ trái sẽ va vào nhau và.... :77::77::77:
 

Truongvk

Xe tải
Biển số
OF-42521
Ngày cấp bằng
6/8/09
Số km
357
Động cơ
468,960 Mã lực
Vote + cụ chủ thớt đã dày công vẽ hình minh họa (b).

Dưng mà em thấy các đường có quay đầu đều là đường đôi, và có ai qui định là để quay đầu thì được/phải đi bên trái đường đâu :^) 4b thì phải đi về bên trái đường 1 chiều/ đường có dải phân cách là đúng rồi, còn việc 2b lấn trái chỉ là theo thói quen xấu thôi chứ :102:.

* Sorry nhé, rượu chưa về. Cho em nợ đã :21:
 

cool&clean

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40518
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
525
Động cơ
473,140 Mã lực
Nơi ở
Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
Công trình N/C khoa học của cụ có vẻ bài bản, nhưng nhà cháu vẫn chưa hiểu giải pháp của cụ là gì ạ? Em sẽ chờ các phần sau của cụ!
nhà em đã bổ xung giải pháp, mời cụ vô cho ý kiến!
 

cool&clean

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40518
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
525
Động cơ
473,140 Mã lực
Nơi ở
Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội
thế thì phải sửa luật nhỉ ?
ảnh số 9 nếu có đèn tín hiệu 3 pha là cách đi ít xung đột nhất. Nếu đúng luật 2 luồng rẽ trái sẽ va vào nhau và.... :77::77::77:
Vâng, các trường hợp như ở DAewoo các phương tiện đi theo làn vạch kẻ sẵn thì gọi là quy định đặc biệt. Còn ở đây em đang bàn về quy tắc chung thôi ahj.
 

cool&clean

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-40518
Ngày cấp bằng
13/7/09
Số km
525
Động cơ
473,140 Mã lực
Nơi ở
Ciputra, Tây Hồ, Hà Nội

xetaybac

Xe tăng
Biển số
OF-14360
Ngày cấp bằng
29/3/08
Số km
1,262
Động cơ
526,713 Mã lực
Nơi ở
nơi nào có niềm vui.....
mấy thớt của cụ C&C em đọc đều thấy có xu hướng cập nhật luật gt,hướng dẫn cách đi sao cho đúng,kinh nghiệm lái xe và các tình huống phóng sự.nói chung 1 cách cơ bản là hình như cụ đang tuyên truyền 1 nét văn hóa GT mới cho các thành viên OF.em rất hoan nghênh và ủng hộ cụ hết mình,mong rằng các ofer khi tham gia gt nhớ tới những kinh nghiệm quý báu của cụ c&c.
em nợ ngày mái sẽ có riệu mời cụ ạ.(b)(b)(b)
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
Kính cụ C&C, nhà cháu cũng bỏ chút thờ gian để còm-men tị về vấn đề và phương án giải quyết tương ứng cụ đã đưa ra, cũng hoàn toàn là ý kiến cá nhân của nhà cháu. Cũng xin nói thêm là nhà cháu mua bằng nên chỉ nói theo cách hiểu bình dân, có gì sai cụ cứ dậy bảo :69:

Nhà cháu cũng xin trích dẫn một số điều khoản trong Luật GTĐB:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
10. Dải phân cách là bộ phận của đường để phân chia mặt đường thành hai chiều xe chạy riêng biệt hoặc để phân chia phần đường của xe cơ giới và xe thô sơ. Dải phân cách gồm loại cố định và loại di động.
11. Nơi đường giao nhau cùng mức (sau đây gọi là nơi đường giao nhau) là nơi hai hay nhiều đường bộ gặp nhau trên cùng một mặt phẳng, gồm cả mặt bằng hình thành vị trí giao nhau đó.
Điều 9. Quy tắc chung
1. Người tham gia giao thông phải đi bên phải theo chiều đi của mình, đi đúng làn đường, phần đường quy định và phải chấp hành hệ thống báo hiệu đường bộ.
Điều 11. Chấp hành báo hiệu đường bộ
1. Người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh và chỉ dẫn của hệ thống báo hiệu đường bộ.
2. Khi có người điều khiển giao thông thì người tham gia giao thông phải chấp hành hiệu lệnh của người điều khiển giao thông.
...
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
Điều 15. Chuyển hướng xe
1. Khi muốn chuyển hướng, người điều khiển phương tiện phải giảm tốc độ và có tín hiệu báo hướng rẽ.
2. Trong khi chuyển hướng, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải nhường quyền đi trước cho người đi bộ, người đi xe đạp đang đi trên phần đường dành riêng cho họ, nhường đường cho các xe đi ngược chiều và chỉ cho xe chuyển hướng khi quan sát thấy không gây trở ngại hoặc nguy hiểm cho người và phương tiện khác.
3. Trong khu dân cư, người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng chỉ được quay đầu xe ở nơi đường giao nhaunơi có biển báo cho phép quay đầu xe.
4. Không được quay đầu xe ở phần đường dành cho người đi bộ qua đường, trên cầu, đầu cầu, gầm cầu vượt, ngầm, trong hầm đường bộ, đường cao tốc, tại nơi đường bộ giao nhau cùng mức với đường sắt,đường hẹp, đường dốc, đoạn đường cong tầm nhìn bị che khuất.
Điều 24. Nhường đường tại nơi đường giao nhau
Khi đến gần đường giao nhau, người điều khiển phương tiện phải cho xe giảm tốc độ và nhường đường theo quy định sau đây:
1. Tại nơi đường giao nhau không có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi đến từ bên phải;
2. Tại nơi đường giao nhau có báo hiệu đi theo vòng xuyến, phải nhường đường cho xe đi bên trái;
3. Tại nơi đường giao nhau giữa đường không ưu tiên và đường ưu tiên hoặc giữa đường nhánh và đường chính thì xe đi từ đường không ưu tiên hoặc đường nhánh phải nhường đường cho xe đi trên đường ưu tiên hoặc đường chính từ bất kỳ hướng nào tới.
Cụ đã viện dẫn Luật và đưa ra vấn đề:
1# GTCC quy định trái quy luật đi bên phải
...
Các cụ thấy rõ, người tham gia giao thông phải đi về bên phải làn đường của mình...

Cụ thể hơn khi các cụ rẽ trái hoặc phải thì phải đi về làn đường bên phải của mình...
Toàn bộ lý luận của cụ chỉ dựa trên một điểm duy nhất là phải đi về bên phải làn đường của mình hoặc phải đi về làn đường bên phải của mình. Không hiểu cụ vô tình hay cố ý (nhà cháu cho là cố ý) thay thế từ dùng trong Luật là chiều đi bằng làn đường ? Cụ xem lại phần trích dẫn Luật ở trên, bên phải chiều đi là một quy định có ý nghĩa hoàn toàn khác với bên phải làn đường.

Nếu suốt quá trình từ lúc dự định đến lúc hoàn thành việc quay đầu xe khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện tuân thủ đầy đủ các điều khoản liên quan mà nhà cháu đã trích dẫn ở trên thì sẽ không nảy sinh các vấn đề mà cụ lý luận là do GTCC làm sai. Nếu căn cứ trên các quy định của Luật thì GTCC không sai.

Như vậy, nếu cụ cố tình đổi chữ, cách lý luận của cụ là CƯỠNG TỪ ĐOẠT LÝ, bóp méo các nội dung đã được nêu trong Luật GTĐB. Vì vấn đề cụ đưa ra đã không đúng nên ta không bàn đến giải pháp nữa, nhể :P

(Nhà cháu không quen đánh giá bằng (b) nên chả +/- giề, cụ thông cảm :P)
 

VinhCivic

Xe tăng
Biển số
OF-34758
Ngày cấp bằng
6/5/09
Số km
1,388
Động cơ
488,231 Mã lực
Công trình của cụ đúng là hoành tráng
Em ứ đọc hết nhưng em đồ rằng: Mình cụ chẳng làm gì được đâu?
xã hội ta nó vậy. VỊT mà chán lém.
 

hoangnn

Xe container
Biển số
OF-38389
Ngày cấp bằng
16/6/09
Số km
5,249
Động cơ
522,410 Mã lực
Nơi ở
SFC & KFC
Website
refacestudio.com
@ cụ C&C:
- Em hiểu ý của cụ, trong giải pháp của cụ cần phải nói rõ hơn tí nữa kẻo nhiều người không hiểu đâu:
+ Đặt biển cấm rẽ trái tại ngã tư để buộc các phương tiện muốn rẽ trái phải đi thẳng rồi vòng lại và rẽ phải.

- Tuy nhiên giải pháp đó không khác gì nhiều so với giải pháp hiện tại của GTCC là "bịt" hết các ngã tư lại. Vì cái đoạn mở để vòng lại kia người đi làn đường ngoài sẽ cắt mặt người đi làn trong để rẽ phải.

+ Trong tất cả các giải pháp, em chỉ ủng hộ giải pháp "phân luồng bằng đèn" là tối ưu. Tuy nhiên mọi giải pháp ở VN đều có nhược điểm vì cái cơ bản là ý thức giao thông kém!!!

@ Mợ Nấm: Mợ dựa vào "luật" quá mợ ạ, theo em hiểu cụ C&C chủ yếu dựa trên thực tế có trích tí luật gọi là thôi ^_^. Còn xét về luật thì đúng là phải chính xác từng câu từng chữ rồi (b)
 

SốtVirút

Xe tăng
Biển số
OF-40905
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
1,980
Động cơ
487,020 Mã lực
Em muốn copy và sửa hình để có ý kiến với cụ này nhưng chưa tìm được cách . các cụ chỉ giúp với
 
Chỉnh sửa cuối:

Máy bị đơ

Xe điện
Biển số
OF-18028
Ngày cấp bằng
29/6/08
Số km
2,047
Động cơ
526,933 Mã lực
Nơi ở
Biên giới
Nhà CC vẽ lại cái hình 10 đầy đủ cho cả 4 hướng xem nào:69:
 

SốtVirút

Xe tăng
Biển số
OF-40905
Ngày cấp bằng
17/7/09
Số km
1,980
Động cơ
487,020 Mã lực

Em có ý kiến về cái hình số 10: nếu mở ở nhưng chỗ này dẫn đến hiện tượng đi 4b đi thẳng ở chỗ này thường xuyên sẽ phải đánh võng, 4b quay đầu thường xuyên bị quẹt đầu, quyẹt mông xe và thường xuyên tắc ở những nơi dải phân cách hẹp. Ở chỗ này sẽ xuất hiện hiện tượng 2b sẽ đi theo hình chữ X (xem hình). Trong hình đó cái đốm tròn là điểm xuất phát và điểm đến của 2b, hiện tượng này sẽ dẫn đến gây tắc đường bổ sung và nguy hiểm hơn là tai nạn dình dập. Cái này là do hành vi - ý thức của 2b mà cái này thì còn lâu mới sửa (điều chỉnh) được
 

zhao

Xe tải
Biển số
OF-29581
Ngày cấp bằng
20/2/09
Số km
250
Động cơ
484,700 Mã lực
Bác chủ thớt đưa ra bàn luận đúng cái chủ đề mà tôi bức xúc từ bao lâu nay.... tự hỏi sao đi sai lè lè ra thế mà công an cứ đứng nhìn Mặc nhiên coi đó là đúng .
Hình như tụi công an không được học luật hay sao ý ...
Lỗi này khó sửa đấy vì nó thành mẹ nó luật của VN rồi ..Chỉ có mỗi VN đi kiểu như thế !!!!!!
 

stinger

Xe điện
Biển số
OF-569
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
3,391
Động cơ
612,633 Mã lực
Website
www.punbb-hosting.com
cụ C&C: giải pháp của cụ có chỗ chưa ngon cụ ạ. Đó là xe rẽ trái sẽ đi thẳng qua ngã 4 và vòng lại rồi rẽ phải (như bây giờ đang làm). Với đường nhỏ thì ko ổn lắm khi đi xe lớn (buýt chẳng hạn).
Hãy tưởng tượng hướng phía trên là Bắc, dưới là Nam, trái là Tây và phải là Đông nhé
Khi hướng bắc -nam đang đèn đỏ, đông - tây đèn xanh, xe từ tây sang đông muốn rẽ trái (như cái hành cụ vẽ) sẽ phải quay đầu và xung đột với chiều từ đông sang tây (dù đây là giao hội nhưng với đường hẹp thì nó vẫn là giao cắt, ngã 5 ô chợ dừa là 1 ví dụ).
Theo em thay vì chạy thẳng qua ngã 4 thì cho phép rẽ phải đi xuống hướng nam và xếp sau hàng xe đợi đèn đỏ theo hướng nam - bắc. Dù đường hẹp cũng dễ quay đầu hơn vì hướng bắc - nam đang đợi đèn đỏ và phía nhánh phía nam ko có xe. Khi hướng bắc - nam chuyển đèn xanh thì xe đã quay đầu xong và nhập vào dòng từ nam lên bắc.
Tóm lại là muốn rẽ trái thì làm theo trình tự rẽ phải - quay đầu - đi thẳng.
Thực tế đã chứng minh ở nút ô chợ dừa, khi đi từ xã đàn sang la thành em toàn rẽ phải vào khâm thiên rồi quay đầu đi thẳng vào la thành chứ ko đi sang tôn đức thắng để quay đầu, rẽ phải vào la thành.
 

Nấm mỡ

Xe điện
Biển số
OF-39127
Ngày cấp bằng
25/6/09
Số km
3,554
Động cơ
483,957 Mã lực
Nơi ở
Đi cả năm không tới Rốn Rùa
@ Mợ Nấm: Mợ dựa vào "luật" quá mợ ạ, theo em hiểu cụ C&C chủ yếu dựa trên thực tế có trích tí luật gọi là thôi ^_^. Còn xét về luật thì đúng là phải chính xác từng câu từng chữ rồi (b)
Ạ mụ :77: Nhà cháu đã bẩu là mua bằng, chả biết rõ Luật ló dư lào còn giề :102:

Ở đây đang có tị tranh luận, mỗi bên đều nói ra ý kiến cá nhân. Nhà cháu phản bác nhà C&C vì cái cách dùng từ ngữ lươn lẹo cố tình hiểu sai/bỏ qua các quy định của luật pháp chỉ nhằm chứng minh là mình suy nghĩ đúng (người ta thường gọi là giảo biện). Cụ thể như việc nhà C&C viện luật đã bị cố tình hiểu sai ra để chứng minh cho ý riêng của mình - đi sang làn phải theo chiều đi khi chuyển hướng, thực ra lại là trái với quy định của luật chứ không phải là cách của GTCC đang thực hiện là trái.

Còn về điều khiển chuyển hướng bằng phân làn trên thực tế hiện còn quá nhiều bất hợp lý thì nhà cháu hoàn toàn đồng ý vì cũng là người hàng ngày tham gia giao thông :69:

Dưng điều chỉnh dư lào là hợp lý thì mỗi người mỗi ý - GTCC một ý, nhà C&C một ý, nhà cháu một ý. Nhà cháu lấy một vài ví dụ:

1. Về các điểm quay đầu, nhà cháu thấy, về cơ bản, việc giải quyết lý tưởng là phải dư hình sau, trong đó các mũi tên để giả định các luồng phương tiện (tức là đi sát sang trái như bây giờ). Điểm quan trọng là phải có y đủ lớn để tránh xung đột, và x đủ lớn để các xe có thể giữ đúng phần làn của mình khi chuyển hướng.



Vấn đề là ở HN có rất ít con đường có thể thỏa mãn điều kiện x đủ lớn. Bởi vậy cần hạn chế việc tổ chức quay đầu ở các đường hẹp.

2. Về chuyển hướng tại các điểm giao nhau, tuy biện pháp cho đi thẳng và vòng lại về lý thuyết nghe cũng ổn, nhưng chỉ có thể thực hiện nếu có điều kiện tạo điểm quay đầu với x đủ lớn như trường hợp trên (và cả y nếu cho phép quay đầu cả hai chiều đường). Những trường hợp khác, chiếm đa số ở HN, nhà cháu chỉ ủng hộ việc điều tiết bằng đèn tín hiệu để hạn chế xung đột giữa các luồng phương tiện ở nơi giao cắt.

 
Chỉnh sửa cuối:

DIRE

Xe buýt
Biển số
OF-13598
Ngày cấp bằng
29/2/08
Số km
702
Động cơ
525,030 Mã lực
Ạ mụ :77: Nhà cháu đã bẩu là mua bằng, chả biết rõ Luật ló dư lào còn giề :102:

Ở đây đang có tị tranh luận, mỗi bên đều nói ra ý kiến cá nhân. Nhà cháu phản bác nhà C&C vì cái cách dùng từ ngữ lươn lẹo cố tình hiểu sai/bỏ qua các quy định của luật pháp chỉ nhằm chứng minh là mình suy nghĩ đúng (người ta thường gọi là giảo biện). Cụ thể như việc nhà C&C viện luật đã bị cố tình hiểu sai ra để chứng minh cho ý riêng của mình - đi sang làn phải theo chiều đi khi chuyển hướng, thực ra lại là trái với quy định của luật chứ không phải là cách của GTCC đang thực hiện là trái.

Còn về điều khiển chuyển hướng bằng phân làn trên thực tế hiện còn quá nhiều bất hợp lý thì nhà cháu hoàn toàn đồng ý vì cũng là người hàng ngày tham gia giao thông :69:

Dưng điều chỉnh dư lào là hợp lý thì mỗi người mỗi ý - GTCC một ý, nhà C&C một ý, nhà cháu một ý. Nhà cháu lấy một vài ví dụ:

1. Về các điểm quay đầu, nhà cháu thấy, về cơ bản, việc giải quyết lý tưởng là phải dư hình sau, trong đó các mũi tên để giả định các luồng phương tiện (tức là đi sát sang trái như bây giờ). Điểm quan trọng là phải có y đủ lớn để tránh xung đột, và x đủ lớn để các xe có thể giữ đúng phần làn của mình khi chuyển hướng.



Vấn đề là ở HN có rất ít con đường có thể thỏa mãn điều kiện x đủ lớn. Bởi vậy cần hạn chế việc tổ chức quay đầu ở các đường hẹp.

2. Về chuyển hướng tại các điểm giao nhau, tuy biện pháp cho đi thẳng và vòng lại về lý thuyết nghe cũng ổn, nhưng chỉ có thể thực hiện nếu có điều kiện tạo điểm quay đầu với x đủ lớn như trường hợp trên (và cả y nếu cho phép quay đầu cả hai chiều đường). Những trường hợp khác, chiếm đa số ở HN, nhà cháu chỉ ủng hộ việc điều tiết bằng đèn tín hiệu để hạn chế xung đột giữa các luồng phương tiện ở nơi giao cắt.

Cụ nói chuẩn đấy, nhà cháu vẫn thấy điều khiển bằng đèn tín hiệu nó văn minh và linh hoạt hơn ạ, chứ tình hình cứ bịt hết ngã 3 ngã tư lại thế này không ổn, chỗ nào x y z đủ lớn thì mới nên làm thế (nhà cháu mạn phép thêm z = độ rộng của mặt đường) chứ như bgiờ đi 2b thì còn đỡ, đi 4b đánh võng giữa các làn đường mệt quá :77:
 

Coltplus2008

Xe điện
Biển số
OF-24189
Ngày cấp bằng
14/11/08
Số km
2,403
Động cơ
515,888 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Các bác bóng bàn làm giề. 4B thì ít mà 2B thì nhiều. Mà 2B học luật giao thông có 1h để lấy bằng thì 4B có học mãi cũng vẫn ăn đạn như thường. Chán :77::77:
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top