Thế nào là Fullframe, thế nào là crop.

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
5,944
Động cơ
630,882 Mã lực
Nơi ở
3801
Nhờ các bác giải thích hộ em thuật ngữ này, em thấy trên các diễn đàn mọi người hay nói về máy fullframe ví dụ như 1D ... và máy crop ví dụ như 450D. Hai cái này khác nhau như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao tới việc mua ống kính.
Thí dụ như em đang dùng 450D và định mua ống 17 40 L nhưng có người khuyên là cố tý lên đời con 24 70 2.8, tuy nhiên đọc ở 1 số topic thì có người nói là ống đó gắn lên máy crop thì nó hẹp hay gì gì đó, như thế nghĩa là sao ạ.
Cuối cùng là nếu dùng máy crop thì nên mua ống loại nào hay cứ thích ống nào chiến ống đó?
 

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,781
Động cơ
609,790 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhờ các bác giải thích hộ em thuật ngữ này, em thấy trên các diễn đàn mọi người hay nói về máy fullframe ví dụ như 1D ... và máy crop ví dụ như 450D. Hai cái này khác nhau như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao tới việc mua ống kính.
Thí dụ như em đang dùng 450D và định mua ống 17 40 L nhưng có người khuyên là cố tý lên đời con 24 70 2.8, tuy nhiên đọc ở 1 số topic thì có người nói là ống đó gắn lên máy crop thì nó hẹp hay gì gì đó, như thế nghĩa là sao ạ.
Cuối cùng là nếu dùng máy crop thì nên mua ống loại nào hay cứ thích ống nào chiến ống đó?
Theo em hiểu thì Fullframe là một cụm từ để chỉ những máy ảnh kỹ thuật số có kích thước con chip ghi hình (CCD hay CMOS) lớn bằng kích thước khổ phim 35mm truyền thống (24 x 36mm) ví dụ Canon EOS 5D chẳng hạn.
Do đó khi lắp 1 ống kính (ví dụ như ống Canon EF-S 10-22mm chẳng hạn) lên máy DSLR fullframe thì tiêu cự ống kính không thay đổi. Còn khi lens này lắp lên máy không phải là fullframe (EOS 450D chẳng hạn) thì tiêu cự ống kính bị thay đổi - vì con chip ghi hình (sen-sơ) của 450D có hệ số crop = 1.6x, nên tiêu cự sẽ là 16-35.2mm (nhân thêm với 1.6).
 

Phú Ông

Xe container
Biển số
OF-42822
Ngày cấp bằng
1/7/07
Số km
6,781
Động cơ
609,790 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thêm 1 bài sưu tầm cho cụ:
Bài viết bởi Pumbaa @ vnphoto.net tháng 7 năm 2007.

Vậy fullframe thì khác gì ko fullframe? Fullframe có nghĩa là cảm biến của chiếc máy to xấp xỉ bằng khổ phim 24x35mm mà những máy SLR ngày xưa vẫn dùng. Với fullframe body thì khi lắp 1 ống kính, VD EF 70-200mm thì khoảng nhìn thấy của máy ảnh sẽ đúng là 70-200 trong khi đó những máy như 400D hay 30D thì, do cảm biến cỡ nhỏ crop 1,6x, khoảng nhìn được của nó tương đương 112-320mm. Có nghĩa là với máy fullframe thì chúng ta sử dụng các ống kính với đúng tiêu cự mà nhà sản xuất nhắm tới.


Ưu điểm của fullframe: góc nhìn “đủ”, đúng so với những gì ống kính nhìn. Độ sâu nét (Depth of Field) nhỏ nên dễ tách chủ thể ra khỏi background hơn => Bokeh đẹp và dịu hơn.

Nhược điểm: Do cảm biến fullframe bao trùm một diện tích lớn bằng khoảng mà ống kính nhìn thấy nên nếu ống kính chất lượng ko tốt sẽ khiến ảnh bị mờ ở phía đường viền của ảnh. Ngay cả một số ống kính pro L cũng vẫn chưa đáp ứng nổi sự “khắt khe” của cảm biến fullframe, đặc biệt là các ống chụp góc rộng như 16-35 hay 17-40 L thì ảnh vẫn bị mờ ở phía ngoài rìa. Diện tích lớn của cảm biến FF cũng đồng nghĩa với việc bụi rất dễ dàng lọt vào mỗi khi thay ống kính.
 

ChaungoanBacHo

Xe tải
Biển số
OF-2881
Ngày cấp bằng
25/12/06
Số km
369
Động cơ
564,770 Mã lực
Nhờ các bác giải thích hộ em thuật ngữ này, em thấy trên các diễn đàn mọi người hay nói về máy fullframe ví dụ như 1D ... và máy crop ví dụ như 450D. Hai cái này khác nhau như thế nào và nó ảnh hưởng ra sao tới việc mua ống kính.
Thí dụ như em đang dùng 450D và định mua ống 17 40 L nhưng có người khuyên là cố tý lên đời con 24 70 2.8, tuy nhiên đọc ở 1 số topic thì có người nói là ống đó gắn lên máy crop thì nó hẹp hay gì gì đó, như thế nghĩa là sao ạ.
Cuối cùng là nếu dùng máy crop thì nên mua ống loại nào hay cứ thích ống nào chiến ống đó?
Cụ kg cần thắc mắc đâu, cái lộ trình Body Crop --> FF, lens cỏ ---> L nó chung cho mọi người, cụ cứ làm quả FF rồi sẽ biết, chắc là tốt hơn. Mừng cụ ngã sắp ngã xuống hố vôi to !!!
 
Biển số
OF-22
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
7,653
Động cơ
644,398 Mã lực
Sensor Fullframe có nhiều lợi thế, một trong những lợi thế lớn nhất đấy là độ chi tiết, khả năng tái tạo màu và ISO ... => sensor càng to thì càng ngon
 

sv_ngheo

Xe điện
Biển số
OF-9566
Ngày cấp bằng
14/9/07
Số km
3,324
Động cơ
567,540 Mã lực
Nơi ở
Diệc Lam ! ...
Sensor Fullframe có nhiều lợi thế, một trong những lợi thế lớn nhất đấy là độ chi tiết, khả năng tái tạo màu và ISO ... => sensor càng to thì càng ngon
Định phát biểu mà bác này nói hết xừ nội dung rồi, hic :102:
 
Biển số
OF-19
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
2,545
Động cơ
585,690 Mã lực
Bác tham khảo thêm bài viết trên sohoa nhé :6:

Tại sao máy ảnh full-frame đắt??

Máy ảnh full-frame sở hữu cảm biến lớn. Nói một cách giản lược, kích cỡ cảm biến lớn thì sẽ cho chất lượng ảnh tốt hơn, màu sắc gần với thật hơn.

Nói một cách giản lược, kích cỡ cảm biến lớn hơn sẽ cho ra chất lượng ảnh tốt hơn. Lý do là vì cùng một số lượng điểm ảnh, cảm biến kích cỡ lớn sẽ có cỡ điểm ảnh lớn hơn cảm biến cỡ nhỏ. Điểm ảnh lớn hơn sẽ thu nhận được nhiều ánh sáng hơn điểm ảnh cỡ nhỏ, ít phải khuếch đại tín hiệu ở quá trình đầu ra dẫn tới ít nhiễu hơn, điều này đặc biệt hữu ích trong các điều kiện chụp ở ánh sáng yếu. Ngoài ra điểm ảnh lớn hơn giúp cảm biến nhạy sáng hơn, có dải màu lớn hơn, chuyển tông màu mềm mại hơn, đưa chất lượng màu sắc về gần với thật hơn.

Cho dù có nhiều kích cỡ cảm biến máy ảnh nhưng tiêu biểu cho dòng máy DSLR là hai kích cỡ cảm biến toàn khung (full-frame) và APS-C, chung cho hầu hết các hãng có tham gia vào thị trường DSLR.

Kích cỡ cảm biến full-frame (24 x 36 mm) bắt nguồn từ kích cỡ một khung phim tiêu chuẩn của máy ảnh cơ là 24 x 36 mm, được dùng trong các dòng máy cao cấp đầu bảng của hai ông trùm máy ảnh Canon (1Ds Mark III và gần đây nhất là 5D và 5D Mark II) và Nikon (D3 và mới nhất là D3x).

Trong khi đó, kích cỡ APS-C chỉ là 22 x 15 mm, nhỏ chưa đầy nửa cỡ full-frame. APS-C hiện nay đã gần như là kích thước tiêu chuẩn trên tất cả các dòng máy DSLR từ bình dân tới tầm trung với lợi thế không thể phủ nhận là nhỏ gọn hơn, giá thành lại rẻ hơn, trong khi chất lượng ảnh vẫn chấp nhận được, thỏa mãn hầu hết các tay chơi ảnh.

Nhưng cũng do kích thước nhỏ hơn nên khi cảm biến APS-C được đặt vào trong thân máy ảnh DSLR dùng ống kính truyền thống, thì xuất hiện hệ số nhân (multiplier), hay hệ số cắt (crop factor) là 1,6 (riêng Nikon là 1,5). Nghĩa là, tiêu cự ống kính sẽ phải nhân lên với hệ số 1,6, ống kính 24-70 sẽ trở thành 38 – 112. Điều này là do ống kính vốn được thiết kế lấy ánh sáng đủ cho cỡ phim (24 x 36) nên khi kích cỡ cảm biến nhỏ đi, phần ảnh sáng xung quanh cảm biến sẽ không được thu nhận và mất đi.

Dù mất lợi thế về góc rộng, nhưng máy ảnh có cảm biến APS-C lại lợi về tele khi lắp ống kính truyền thống. Mặt khác, các hãng đã bắt đầu bắt tay vào sản xuất những ống kính dành riêng cho kích cỡ APS-C này (EF-S của Canon, AF-S của Nikon, DC của Sigma hay Di của Tamron).

Mặc dù vậy, dù là dân amateur hay chuyên nghiệp, nếu đã dấn thân vào nỗi đam mê SLR, không một ai là không mơ ước sở hữu một máy ảnh full-frame để được tận hưởng chất lượng hình ảnh tốt nhất, tận dụng được một kho tàng ống kính cao cấp nhất vốn chỉ dành cho kích cỡ lớn. Vấn đề duy nhất khiến cho máy ảnh full-frame vẫn còn là niềm mơ ước chỉ là giá thành của nó quá cao, trong đó đóng góp phần lớn chính là cảm biến, đến mức kích thước của nó (full-frame) đã trở thành một phần tên gọi của máy ảnh đó.

Cảm biến càng to giá máy càng đắt.

Cảm biến ảnh ngày nay đang dần bị thống trị bởi CMOS so với CCD. Cảm biến ảnh, cũng như các chip khác, vốn được làm từ silicon. Hầu hết các cảm biến máy ảnh hiện nay được sản xuất từ một phiến silicon, hay còn gọi là đế silicon (wafer) tròn kích thước 8" (khoảng 200 mm). Ở trong lòng kích cỡ đế này, tùy theo cách sắp xếp, có thể có tới 200 cảm biến kích cỡ APS-C. Đối với các kích cỡ to hơn một chút như APS-H (dùng trong 1D Mark III có hệ số nhân 1,3x) thì được khoảng 46 cảm biến. Còn nếu để dùng sản xuất cảm biết full frame, đế này chỉ cho ra lò được có 20, ít hơn gấp 10 lần so với cỡ APS-C.

Mặt khác, do có diện tích bề mặt lớn (như những tấm gương lớn treo tường so với các tấm gương nhỏ để bàn) nên các cảm biến full-frame rất dễ bị hỏng hóc do xước, bụi… trong quá trình sản xuất. Chỉ một vệt xước, lỗi dù nhỏ đến đâu, cũng khiến cảm biến này trở thành vô dụng.

Hơn nữa, do các cảm biến lớn nên các bản mạch cho mỗi cảm biến cũng không thể chiếu hết toàn bộ lên đế silicon mà phải chia thành các lần khác nhau, khiến cho công đoạn sản xuất càng phải cẩn trọng và chính xác tuyệt đối.

Tùy thuộc vào thành phần mà một phiến silicon 8” có giá thành từ khoảng 1.000 USD tới 5.000 USD (theo "sách trắng" của Canon về silicon). Để có được các cảm biến trên một đế silicon, các nhà sản xuất phải trải qua hàng trăm công đoạn như tách phiến, in mạch, tạo quang trở, phơi, khắc axit, làm sạch… Cộng với số lượng sản phẩm cảm biến, công đoạn ghép nối mạch, quy trình sản xuất phải chính xác tuyệt đối và chặt chẽ… đã khiến cho chi phí để làm một cảm biến cỡ fullframe tăng lên gấp cả chục lần so với chi phí sản xuất cảm biến cỡ APS-C.

Chính do giá thành sản xuất một cảm biến cỡ full-frame đắt như vậy, nên các hãng máy ảnh luôn bỏ công chăm chút kỹ lưỡng cho những đứa con mang trong mình cảm biến này. Điều đó dẫn tới tại sao mà các máy DSLR đỉnh cao luôn sở hữu những công nghệ hoàn hảo nhất, tính năng tối ưu nhất, chất lượng ảnh tốt nhất và giá thành, theo đó cũng ngất ngưởng nhất.

Chính việc chuyển sang dùng cảm biến cỡ APS-C rẻ tiền hơn đã khiến cho giá DSLR lần đầu tiên xuống ngưỡng dưới 1.000 USD (mở màn là Canon 300D). Các hãng máy ảnh mở mày mở mặt với doanh số máy ảnh DSLR bình dân liên tục tăng cao và trong năm 2008 đã đánh dấu con số bán ra 9,1 triệu DSLR (theo thống kê của CIPA). Giới đam mê ảnh, theo đó cũng ngồi "cầu" cho giá thành sản xuất full-frame ngày càng giảm, để họ có thể chạm vào ước mơ của mình với mức giá dưới 2.000 USD. Lúc dó, full-frame mới đúng là đầu tàu dẫn dắt thị trường DSLR, chứ không phải cơn sốt triệu điểm ảnh như hiện nay.

http://sohoa.vnexpress.net/SH/Camera/May-DSLR/2008/12/3B9AF98F/
 

Vietkid

Xe điện
Biển số
OF-115
Ngày cấp bằng
7/6/06
Số km
2,273
Động cơ
603,500 Mã lực
Cụ kg cần thắc mắc đâu, cái lộ trình Body Crop --> FF, lens cỏ ---> L nó chung cho mọi người, cụ cứ làm quả FF rồi sẽ biết, chắc là tốt hơn. Mừng cụ ngã sắp ngã xuống hố vôi to !!!
Sao quy trình này này với ai nó cũng vậy thế, em xa 1 chân xuống hố rồi mà càng rút chân kia càng chìm xuống :102::102::102::'(:'(:'(
 

quangdzung

Xe điện
Biển số
OF-8
Ngày cấp bằng
21/5/06
Số km
3,669
Động cơ
597,737 Mã lực
Sao quy trình này này với ai nó cũng vậy thế, em xa 1 chân xuống hố rồi mà càng rút chân kia càng chìm xuống :102::102::102::'(:'(:'(
Chưa có 70-200VR II nghĩa là mới đứng ở cạnh hố thôi nhá
 

polizia

Xe container
Biển số
OF-13671
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
5,944
Động cơ
630,882 Mã lực
Nơi ở
3801
Cảm ơn các bác, giờ thì em đã hiểu :21:
Thôi, nói tóm lại nếu có tiền em cứ sắm ống rồi có điều kiện tiếp em thay body sau.
 

HongHa

Xe điện
Biển số
OF-12619
Ngày cấp bằng
12/1/08
Số km
3,371
Động cơ
556,303 Mã lực
Nơi ở
SFC & Ô Phở
em nghĩ để cảm nhận thực tế bác lấy 2 máy ra, dùng chung 1 ống, để các thông số giống nhau rồi chụp 1 cái gì đấy như ái chẳng hạn thấy rõ ngay, cần thiết vào 1 quán cafe nào ánh sáng yếu thì biết ngay Full và crop khác nhau thế nào.
Em thì em thử D90 và D700 roài, D700 cứ gọi là nhưng thằng Mẽo dạo này cao quá, $ lại khó khăn, hy vọng qua tết nó giảm giảm tý em tậu về :21:
 

HaintVinataba

Xe máy
Biển số
OF-14997
Ngày cấp bằng
22/4/08
Số km
92
Động cơ
513,520 Mã lực
- Sensor Full Frame (FF) là sonsor có kích thước 24mm x 36mm tương đương kích thước của phim nhựa. Sensor crop là sensor bé hơn sensor FF.
- Ống góc rộng, tầm trung hay tele là tùy thuộc vào mục đích sử dụng. Sử dụng với mục đích nào thì dùng dải tiêu cự đó. Có tiền thì sắm đủ, ít tiền thì sắm ống đa năng. (Canon có ống 18-200, 18-250, 18-270 tha hồ tiện dụng nhưng chất lượng sẽ không bằng ống có dải tiêu cự ngắn đâu). Theo em mới đầu bác cũng chỉ nên mua máy tầm tầm như 30D, 450D và ống đa năng như Sigma, Tamron 18-200 hay Canon 18-200 IS là được. Nếu nghiện thì tính sau.


Bác muốn tìm hiều kỹ thì đọc thêm mục dưới. (Sai em không chịu trách nhiệm nha).

I/. Hành trình của ánh sáng:
- Sensor (CCD hay CMOS) là cảm biến quang điện, thực chất nó là 1 hệ gồm hàng triệu các tế bào quang điện được ghép với nhau. Mỗi tế bào quang điện trên sensor được xác định 1 tọa độ. VD sensor 10Mpx nghĩa là 10 Mega Pixel (10 triệu điểm ảnh). Sensor làm nhiệm vụ chuyển ánh sáng thành các electron.

- Khi bấm nút chụp, gương và mành chập đã được mở lên, ánh sáng đi qua hệ thấu kính (lens), "chiếu" lên sensor. Mỗi tế bào quang điện trên sensor sẽ nhận được 1 số lượng tử ánh sáng (photon) quy định màu và độ sáng tối của vật thể (ánh sáng vừa có tính sóng vừa có tính hạt) trong suốt thời gian mành chập mở. Các tế bào quang điện này sẽ "nói" với IC quang học (IC làm nhiệm vụ tổng hợp các tín hiệu quang học) là "tôi là màu đỏ" hay "tôi là màu xanh". Cấu trúc của từng tế bào quang điện, màng lọc màu hay dãy Bayer array thế nào em xin phép không để cập ở đây.

- IC quang học này sẽ "tổng hợp" lại và chuyển "tên" của tất cả các tế bào quang điện từ tín hiệu ánh sáng thành các electron theo tọa độ của chúng và chuyển tín hiệu đã được mã hóa tha về CPU. CPU có nhiệm vụ xử lý các phép tính và ghi vào thẻ nhớ.
Như vậy chúng ta đã có được 1 tập hợp các hạt màu theo tọa độ. Khi sử dụng chức năng view trên máy ảnh hay dùng các phần mềm trên máy tính, chúng ta đọc được và hiểu các hạt màu đó như 1 tấm ảnh.

II/. Kích thước sensor:
Sensor Full Frame: Kích thước 24mm x 36mm
Sensor APS-C (Crop):
- Crop 1.3 kích thước 18.6mm x 27.9mm (các máy dòng 1D Markx) của Canon
- Crop 1.5 kích thước 15.8mm x 23.6mm (các máy dòng Dxx, Dxxx, Dxxxx của Nikon)
- Crop 1.6 kích thước 14.9mm x 22.3mm (các máy dòng xxD, xxxD, xxxxD của Canon)
........
Crop 1.3, 1.5, 1.6 là hệ số chiều dài đường chéo của sensor so với chiều dài đường chéo chuẩn (Full). (Nhân chiều dài đường chéo của máy crop với 1.3, 1.5, 1.6 mới bằng chiều dài đường chéo chuẩn).

- Tính theo diện tích, sensor crop 1.3, 1.5 và 1.6 sẽ chỉ bằng 60%, 43,16% và 38,46%.
Về chất lượng, độ phức tạp, giá thành.... của sensor Full Frame cao hơn nhiều so với sensor crop.

- Cùng 1 hãng, khoảng cách từ sensor tới mount như nhau cho dù là Full Frame hay crop. Như vậy cùng 1 ống kính (loại tương thích cho cả FF và Crop) lắp trên 2 máy FF và crop có cùng số Mpx, ảnh thu được từ máy FF sẽ có diện tích lớn hơn trên máy crop theo hệ số. Nếu phóng ảnh lên cùng 1 kích thước, ta sẽ thấy ảnh chụp từ máy crop bị thiếu đi mất 1 phần diện tích như đã nói trên. Nhiều người tạm gọi như là tiêu cự của ống kính được nhân lên với hệ số. Việc gọi ống 100mm được lắp trên máy crop 1.6 sẽ tương đương như ống 160mm lắp trên máy FF chỉ là tương đối. Tương đương như bức ảnh chụp từ máy FF phóng to lên bằng hệ số crop rồi cắt bỏ phần ngoài đi thì ảnh đúng bằng chính ống kính đó được ghi trên máy crop.

III/. Góc ống kính:
Ống kính góc rộng để có chất lượng cao chế tạo rất khó và tốn kém nên thường là đắt. Nếu cùng 1 ống kính dùng với máy FF ta sẽ có ảnh có diện tích lớn hơn máy crop.
 

khanhtg

Xe tải
Biển số
OF-354577
Ngày cấp bằng
13/2/15
Số km
491
Động cơ
268,710 Mã lực
Cụ mời nhà cháu bữa bia, nhà cháu giải thích cho, mang cả máy đi giao lưu luôn, nhà cháu đang dùng FF, cũng có cả lens 17-40 nữa.
 

VayDepzendPham

Xe hơi
Biển số
OF-368584
Ngày cấp bằng
29/5/15
Số km
111
Động cơ
254,410 Mã lực
Nơi ở
Dương Nội, Hà Đông, Hà Nội
Website
www.ktadesign.com.vn
Thông tin thớt
Đang tải
Top