Tàu ngầm Scorpene đấu với Kilo: cái nào hơn cái nào?

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
[FONT=&quot]Các tàu ngầm Scorpene kết hợp những tiến bộ mới nhất trong cấu trúc modular và hình dáng thân tàu với các công nghệ ở trình độ cao nhất, bao gồm động cơ dẫn động đồng bộ, động cơ diesel tăng áp hai giai đoạn, các ắc qui dung tích lớn. Kiến trúc tổng thể được tối ưu hóa để giảm tiếng ồn. Hính dáng thân tàu được thiết kế để chạy được êm và làm tăng mạnh nhất hiệu quả của các mảng âm thanh của chính tàu ngầm.[/FONT]
[FONT=&quot]Tàu ngầm Scorpene được hợp tác phát triển bởi các hãng DCNS của Pháp và Navantia của Tây Ban Nha.[/FONT]
[FONT=&quot]
Hải quân Malaysia đã đặt hàng 2 chiếc vào tháng 6/2002. Chiếc đầu tiên, KD Tunku Abdul Rahman, được hạ thủy ở nhà máy đóng tàu Cherbourg của DCNS tháng 10/2007. Nó đã được bàn giao vào tháng 1/2009 tại Toulon và cập cảng tại Malaysia tháng 9/2009. Chiếc tàu thứ 2, Tun Razak, đã rời cảng Toulon cuối tháng 4/2010 và sẽ về tới Malaysia vào khoảng trong tháng 6-7/2010.

Một số nước đã đặt hàng mua tàu ngầm Scorpene, trong đó Chile mua 2 chiếc, Ấn Độ đặt hàng 6 chiếc, Brazin đặt hàng 4 chiếc dựa trên kiểu Scorpene.[/FONT]
[FONT=&quot]
Vũ khí

Các vũ khí của tàu gồm các ngư lôi chống hạm, chống ngầm và các tên lửa chống hạm.

Tàu ngầm Scorpene được trang bị 6 ống phóng ngư lôi cỡ 21 inch có thể phóng đồng loạt.

Tàu Scorpene có thể mang theo 18 ngư lôi và tên lửa hoặc 30 thủy lôi. Việc vận chuyển và quản lý các vũ khí được thực hiện tự động.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT][FONT=&quot][/FONT] [FONT=&quot]
Tàu được trang bị các ngư lôi hạng nặng Black Shark WASS. Black Shark là ngư lôi dẫn đường wire-guided 2 tác dụng, được lắp đầu dò âm thanh tích cực/bị động Astra và một bộ dẫn đường đa mục tiêu, một bộ phận điều khiển kết hợp với một hệ thống đối phó - phản công. Ngư lôi có một hệ thống dẫn động dựa trên một ắc qui ôxít bạc và nhôm.

Sáu ống phóng lôi có khả năng phóng các tên lửa chống hạm SM-39 Exocet với tầm bắn 50 km. Tàu sẽ được trang bị hệ thống đo đạc/định vị (ESM/DF) hỗ trợ điện tử EDO Reconnaissance Systems AR-900.

Hệ thống quản lý chiến đấu SUBTICS

Hệ thống quản lý chiến đấu SUBTICS, với các bàn điều khiển thông thường lên tới 6 chức năng và bảng điều khiển tình huống chiến thuật trung tâm.

Hệ thống quản lý chiến đấu được hợp thành từ một hệ thống quản lý dữ liệu chiến thuật và chỉ huy, một hệ thống điều khiển vũ khí và một bộ tích hợp các cảm biến âm thanh với một giao diện cho một bộ các cảm biến phát hiện trên không - mặt biển và cho hệ thống dẫn đường tích hợp. Hệ thống cũng có thể tải dữ liệu từ các nguồn bên ngoài.


Hệ thống dẫn đường tích hợp thu thập dữ liệu từ hệ thống định vị toàn cầu, đồng hồ tốc độ, máy đo độ sâu và hệ thống quản lý độ cân bằng/ độ nghiêng của tàu. Tàu Scorpene quản lý môi trường bao gồm mật độ và nhiệt độ nước biển và tín hiệu ồn của chính nó.

Sonar

Bộ sonar của tàu gồm một mạng hình trụ thụ động tầm xa, một sonar đánh chặn, sonar tích cực, mạng phân tán, mạng sườn, một sonar độ phân giải cao để tránh chướng ngại vật và thủy lôi và một mạng kéo.

Điều khiển và quản lý

Mọi hoạt động xử lý của tàu ngầm đều được thực hiện từ buồng điều khiển. Tàu có các tính năng tự động hóa và giám sát ở mức độ cao, với chế độ điều khiển bánh lái và truyền động tự động, kiểm tra liên tục các hệ thống dẫn động và các máy móc trên bệ, giám sát tập trung và liên tục tất cả các mối nguy hiểm tiềm tàng (rò rỉ, hỏa hoạn, sự xuất hiện các chất khí) và tình trạng của các máy móc mà chúng ảnh hưởng đến sự an toàn trong khi tàu hoạt động ngầm.[/FONT]
[FONT=&quot]

[/FONT]​
[FONT=&quot]Cấu trúc[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tàu ngầm có tính dự phòng hệ thống ở mức độ cao để đạt được thời gian hoạt động trung bình 240 ngày/năm đối với mỗi tàu. Độ lặn sâu tối đa là 300m, cho phép người chỉ huy tự do hơn về chiến thuật so với mức độ vẫn có trước đó trên các tàu ngầm thông thường. Tàu không hạn chế về thời gian khi lặn sâu ở mức tối đa.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Cấu trúc của tàu ngầm dùng thép ứng suất đặc thù đàn hồi cao cho phép lặn ở độ sâu nhất bao nhiêu lần tùy ý.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Việc sử dụng thép cường độ cao làm giảm được trọng lượng của vỏ tàu chịu áp lực, cho phép chở được nhiều nhiên liệu và vũ khí hơn. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Các chi tiết bổ sung được giảm bớt làm giảm tối đa các chi phí đào tạo và tăng năng lực chiến đấu bởi tạo thêm được không gian, còn trọng tải lớn hơn sẽ giúp tăng cường tính tự chủ của tàu.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Khi lặn, tàu Scorpene có tiếng ồn phát ra thấp, điều đó cho phép cải thiện các phạm vi phát hiện của các cảm biến riêng của tàu và giảm nguy cơ phát hiện bởi các cảm biến của đối phương. Tiếng ồn phát ra thấp đạt được thông qua việc sử dụng các nguyên lý thủy động lực học tiên tiến, với các chi tiết phụ ít hơn và chân vịt được tối ưu hóa.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Giữa các boong tàu được treo, trang thiết bị được lắp trên các giá đàn hồi tại bất cứ chỗ nào có thể, và các hệ thống nhiều tiếng ồn nhất có giá đàn hồi kép để giảm nguy cơ các cơ cấu ồn của chúng phát ra bên ngoài tàu. Các hệ thống chống sốc được phát triển từ các hệ thống đã kết hợp trong các thiết kế tàu ngầm năng lượng hạt nhân tiên tiến.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Độ ồn thấp và hệ thống chống sốc thủy động lực học làm cho lớp tàu Scorpene có khả năng thực hiện tác chiến chống tàu ngầm và tàu nổi trong các điều kiện biển đóng hoặc mở, cũng như khả năng thao tác với các lực lượng đặc biệt trong vùng nước gần bờ.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Phương tiện cho thủy thủ đoàn[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tàu có thể chở tổng cộng 31 người với một đội canh gác theo tiêu chuẩn 9 người. Buồng điều khiển và các phòng ở được lắp trên một tấm cơ động cách âm và đàn hồi phụ trợ. Mọi khu vực sinh hoạt và tác chiến có điều hòa không khí. Tàu cũng có khu vực dành cho 6 chiếc giường gấp bổ sung dùng cho cho đội thủy thủ tác chiến đặc biệt.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tàu được trang bị mọi hệ thống cần thiết để đảm bảo điều kiện sống, nước uống, nhu yếu phẩm, tái tạo không khí, để đảm bảo sự sống cho toàn bộ thủ thủ đoàn trong vòng 7 ngày.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tàu được trang bị đầy đủ các hệ thống an toàn và cứu hộ. Tàu có một điểm kết nối với một chiếc chuông lặn hoặc một chiếc xe hoạt động ngầm dưới sâu cho phép thực hiện các hoạt động cứu hộ tập thể.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Thiết kế đảm bảo bí mật[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Sơ đồ và thiết kế của tàu Scorpene hướng tới việc có được một chiếc tàu thật êm với khả năng phát hiện và sức mạnh tấn công cao.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Các hình dạng của thân tàu, tàu và các phần phụ được thiết kế chính xác để giảm tối thiểu tiếng ồn thủy động lực học. Những bộ phận khác nhau của thiết bị được lắp trên các giá đàn hồi, mà chúng lần lượt được lắp trên các khối tách rời và các boong tàu được treo. [/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Tính độc lập cũng tạo khả năng bảo vệ sốc tốt hơn cho thiết bị.[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot] Các hệ thống dẫn động[/FONT]
[FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot] Tàu Scorpene có hai bộ máy phát điện diesel cung cấp công suất 1.250 kW. Phía trên thân tàu ngay trên các tổ hợp máy phát là một cơ cấu nắp tàu. Tàu ngầm có một động cơ 2.900 kW điều khiển bằng điện tử lắp trên trụ đàn hồi.[/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]​
[FONT=&quot]
[/FONT]​

[FONT=&quot] Tàu Scorpene có hai biến thể, loại CM-2000 với hệ thống dẫn động thông thường và loại AM-2000 được trang bị hệ thống dẫn động không phụ thuộc không khí. Loại AC-2000 có khả năng duy trì thời gian tác chiến ngầm dưới mặt nước nước dài gấp 3 lần loại CM-2000. [/FONT]
[FONT=&quot][/FONT]​

[FONT=&quot] Dẫn động không phụ thuộc không khí

Một tàu ngầm diesel-điện thông thường chạy dưới nước thì khó bị phát hiện. Tuy nhiên nhu cầu đỗ tàu lặp đi lặp lại nhiều lần đến độ sâu của kính tiềm vọng để dùng động cơ diesel nạp điện cho các ắc qui sẽ làm tăng rất nhiều khả năng tổn thương bởi:

- Khả năng phát hiện từ trên không: ống thông hơi nhô lên khỏi mặt nước bị phát hiện bởi radar.

- Khả năng phát hiện từ dưới mặt nước: do gia tăng phát ra tiếng ồn từ các động cơ diesel đang hoạt động.

Tỉ số giữa khoảng thời gian dễ bị tổn thương lớn hơn này và tổng thời gian hoạt động được gọi là “tỉ số lộ liễu” và đối với các tàu ngầm kiểu thông thường tỉ lệ lộ liễu giới hạn trong khoảng 7% - 10% khi tuần tra với tốc độ 4 hải lý /h và 20% - 30% khi di chuyển với tốc độ khoảng 8 hải lý /h.[/FONT]
[FONT=&quot]
Để giảm khả năng dễ bị tổn thương, các tàu ngầm có thể được trang bị một hệ thống dẫn động không phụ thuộc không khí như: động cơ Stirling, tế bào nhiên liệu, động cơ diesel chu trình kín và mô đun MESMA (động cơ tua bin khí chu trình kín).

Hệ thống MESMA, trong đó nhiệt trong chu trình chính được tạo ra bằng cách đốt cháy ethanol với oxygen, có thể dễ dàng được lắp vào thời gian bắt đầu chế tạo tàu hoặc vào giai đoạn hiện đại hóa sau này để chuyển kiểu CM-2000 thành kiểu AM-2000.

Với hệ thống MESMA, tàu ngầm AM-2000 có thể tác chiến ở dưới mặt nước lâu hơn CM-2000 3 lần. Các tính năng hiệu suất của tàu được giữ nguyên ở mọi khía cạnh, ngoại trừ chiều dài tăng lên 70 m và lượng choán nước khi lặn tới 1.870 tấn (so với 61,7 m và 1.565 tấn của CM-2000).

Các tính năng chiến kỹ thuật cơ bản[/FONT]
[FONT=&quot]Thủy thủ đoàn[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]31[/FONT]
[FONT=&quot]Kích thước[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Chiều dài [/FONT]
[FONT=&quot]63,5 m[/FONT]
[FONT=&quot]Tầm nước[/FONT]
[FONT=&quot]5,4 m[/FONT]
[FONT=&quot]Lượng choán nước khi lặn[/FONT]
[FONT=&quot]1.590 t[/FONT]
[FONT=&quot]Lượng choán nước khi nổi[/FONT]
[FONT=&quot]1.450 t[/FONT]
[FONT=&quot]Vỏ tàu[/FONT]
[FONT=&quot]Vỏ chịu áp lực thép đàn hồi cường độ cao 80HLS[/FONT]
[FONT=&quot]Áp lực chịu đựng[/FONT]
[FONT=&quot]> 700 Mpa[/FONT]
[FONT=&quot]Hiệu suất[/FONT][FONT=&quot] [/FONT]
[FONT=&quot]Chiều sâu lặn tối đa [/FONT]
[FONT=&quot]350 m[/FONT]
[FONT=&quot]Tốc độ lặn [/FONT]
[FONT=&quot]Trên 20 hải lý/h[/FONT]
[FONT=&quot]Phạm vi hoạt động (8 hải lý/h) [/FONT]
[FONT=&quot]6.400 km[/FONT]
[FONT=&quot]Chu kì hoạt động [/FONT]
[FONT=&quot]50 ngày[/FONT]
[FONT=&quot]Vũ khí[/FONT][FONT=&quot][/FONT]
[FONT=&quot]Ngư lôi/Tên lửa[/FONT]
[FONT=&quot]6 ống phóng cỡ 21 in cho 18 ngư lôi/tên lửa[/FONT]




---------ooo000ooo--------​
[FONT=&quot]Nga đang đàm phán h[/FONT][FONT=&quot]ợ[/FONT][FONT=&quot]p đ[/FONT][FONT=&quot]ồ[/FONT][FONT=&quot]ng bán cho Vi[/FONT][FONT=&quot]ệ[/FONT][FONT=&quot]t Nam các tàu ng[/FONT][FONT=&quot]ầ[/FONT][FONT=&quot]m đi[/FONT][FONT=&quot]ệ[/FONT][FONT=&quot]n-diesel, th[/FONT][FONT=&quot]ờ[/FONT][FONT=&quot]i h[/FONT][FONT=&quot]ạ[/FONT][FONT=&quot]n và quy mô h[/FONT][FONT=&quot]ợ[/FONT][FONT=&quot]p đ[/FONT][FONT=&quot]ồ[/FONT][FONT=&quot]ng hi[/FONT][FONT=&quot]ệ[/FONT][FONT=&quot]n ch[/FONT][FONT=&quot]ư[/FONT]a đ[FONT=&quot]ượ[/FONT][FONT=&quot]c xác đ[/FONT][FONT=&quot]ị[/FONT][FONT=&quot]nh, ông Konstantin Biryulin, Phó Giám đ[/FONT][FONT=&quot]ố[/FONT][FONT=&quot]c C[/FONT][FONT=&quot]ơ[/FONT] quan Liên[FONT=&quot] bang v[/FONT][FONT=&quot]ề[/FONT][FONT=&quot] h[/FONT][FONT=&quot]ợ[/FONT][FONT=&quot]p tác KTQS (FS VTS) c[/FONT][FONT=&quot]ủ[/FONT][FONT=&quot]a Nga ti[/FONT][FONT=&quot]ế[/FONT][FONT=&quot]t l[/FONT][FONT=&quot]ộ[/FONT][FONT=&quot] v[/FONT][FONT=&quot]ớ[/FONT][FONT=&quot]i hãng tin RIA Novosti vào ngày th[/FONT][FONT=&quot]ứ[/FONT][FONT=&quot] 6, 13/11/2009. [/FONT]
[FONT=&quot]
[/FONT]
[FONT=&quot]Trước đó, báo chí đã đưa tin Liên bang Nga dự định bán cho Việt Nam 6 tàu ngầm điện-diesel lớp Kilo Projekt 636 tổng trị giá 1,8 tỷ USD. "Tôi chỉ có thể nói rằng, việc đàm phán đang được tiến hành, thời hạn đưa ra quyết định cuối cùng hiện chưa xác định. Tôi không nói là điều đó có thể xảy ra vào ngày mai, nhưng tất cả các đề xuất thương mại từ phía chúng tôi đã được đưa ra", - ông Biryulin nói.

Theo ông, trong quá trình đàm phán, quy mô mua sắm sẽ được cụ thể hóa. "Đó chính là đối tượng hay một bộ phận của cuộc đàm phán. Bây giờ chưa phải là lúc nói sẽ bán bao nhiêu chiếc tàu ngầm. Con số này có thể thay đổi theo hướng giảm, hoặc theo hướng tăng", - Phó Giám đốc FS VTS cho biết.
[/FONT]
Tàu ngầm Projekt 636 Varshavyanka có lượng giãn nước 3.950 tấn, có thể đạt tốc độ đến 20, hoạt động độc lập ngoài khơi trong 45 ngày đêm. Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo là một trong những tàu ngầm chạy êm nhất thế giới, được thiết kế chuyên dùng để tác chiến chống tàu nổi và tàu ngầm ở vùng nước tương đối nông.

Tàu được hệ thống tên lửa hành trình tiên tiến Club-S và trang bị 6 máy phóng ngư lôi cỡ 533 mm đồng thời có thể dùng để rải lôi hoặc phóng tên lửa hành trình. Để tự vệ khi nổi, thủy thủ đoàn của tàu ngầm có thể sử dụng hệ thống tên lửa vác vai Strela-3 và vũ khí bộ binh.

[FONT=&quot]
[/FONT]

[FONT=&quot] [/FONT]
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Xét về độ hại điện e thấy con tư bản hơn ... oánh nhau thật thì chả biết dư lào các cụ nhể ..
 

wogonr

Xe đạp
Biển số
OF-67338
Ngày cấp bằng
29/6/10
Số km
48
Động cơ
433,280 Mã lực
E ko biết gì về cái này, chờ hóng các Bác
 

toiditimem

Xe tải
Biển số
OF-66263
Ngày cấp bằng
14/6/10
Số km
419
Động cơ
438,560 Mã lực
Nơi ở
106 Trúc Khê
Website
www.shopkorea.com.vn
2 thằng oánh nhau, em dự thằng nào bất ngờ được thì thắng, còn đấu đầu thì chắc cả 2 cùng chìm =D>
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Hệ thống tên lửa hành trình Club-S cho các tàu ngầm Việt Nam

Hệ thống tên lửa hành trình Club-S sẽ được trang bị cho 6 tàu ngầm điện-diessel Projekt 636 Varshavyanka (NATO gọi là lớp Kilo) mà Việt Nam đặt mua của Nga, hãng tin ITAR-TASS dẫn lời phát biểu của Giám đốc về kinh tế đối ngoại Tập đoàn Morinformsystema-AGAT Rotislav Atkov phát biểu tại Triển lãm hải quân quốc tế DIMDEX-2010.


Tên lửa hành trình chống hạm 3M-54E/3M54E1 ClubS trang bị cho tàu ngầm Projekt 636M Kilo Theo ông Atkov, các hệ thống tên lửa họ Club đã được lắp hoặc dự định xuất khẩu cho Ấn Độ, Trung Quốc, Algeria và Việt Nam để trang bị cho các tàu nổi và tàu ngầm. "Trong đó, 2 tàu ngầm Projekt 636 của Hải quân Algeria đã được trang bị hệ thống Club-S, 6 tàu ngầm cùng lớp mà Việt Nam đặt mua cũng được trang bị hệ thống này", - ông Atkov nói.

Danh mục ban đầu các hệ thống tên lửa họ Club gồm có các biến thể Club-N và Club-S dùng để trang bị tương ứng cho tàu nổi và tàu ngầm. "Hồi đó, Viện OKB Novator là nhà thầu chính, chúng tôi thì làm hệ thống điều khiển", - ông Atkov lưu ý. Sau đó, kể từ hệ thống tên lửa bờ biển cơ động Club-M, "chúng tôi đã trở thành hãng thầu chính". "Bước phát triển tiếp theo của hệ thống này là hệ thống Club-K lắp trong contenơ mà chúng tôi lần đầu tiên trưng bày tại triển lãm ở khu vực này", - ông Atkov cho hay.

"Liên quan đến hệ thống Club-U thì đây thuần túy là hệ thống dành cho hải quân với 3 loại bệ phóng - nghiêng, nghiêng có cơ cấu nâng, và thẳng đứng", - Atkov nói. Đặc điểm này của hệ thống cho phép hạn chế tối đa những thay đổi về kết cấu các con tàu khi hiện đại hóa để trang bị Club. Biến thể UKSK của nó “chỉ dành riêng cho thị trường Ấn Độ, bởi vì biến thể này dự định sử dụng được cả tên lửa siêu âm BrahMos do Nga và Ấn Độ liên doanh chế tạo.
Tàu ngầm Projekt 636 lớp Kilo (admship.ru)​
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đây, toàn bộ thông tin về Tàu ngầm lớp Kilo đây ạk, k biết anh Khựa đặt mấy chú ở biển Đông nhể ???

Tàu ngầm lớp Kilo

Thông tin sơ lược
Sản xuất:
Central Design Bureau for Marine Engineering “Rubin”
Sử dụng:
Liên Xô
Nga
Quân đội Nhân dân Việt Nam
Trung Quốc
IIran
Indonesia
Hải quân Ba Lan
Romania
Algérie
Ấn Độ
Tiền nhiệm:
Tàu ngầm lớp Tango
Kế nhiệm:
Tàu ngầm lớp Lada
In commission:
tháng 4 năm 1982
Hoàn tất:
42
Hoạt động:
16
Bỏ:
8
Hưu:
1


Lớp Kilo là tên gọi trong báo cáo của NATO chỉ một loại tàu ngầm quân sự chạy bằng diesel và điện được chế tạo tại Nga. Phiên bản gốc của những tàu ngầm này được gọi ỏ Nga là Dự án 877 Paltus (Turbot). Có một phiên bản tối tân hơn, được gọi ở phương Tây là Kilo cải tiến và ở Nga là Dự án 636 Varshavyanka (Tàu của ta thuộc dự án này ạk). Lớp Kilo sẽ được kế tiếp bởi lớp Lada, bắt đầu thử trên biển vào năm 2005.
Những tàu ngầm này được dùng trong các nhiệm vụ chống tàu chiến và chống tàu ngầm trong các vùng biển nước tương đối nông. Tàu ngầm lớp Kilo có thể vận hành rất êm. Dự án 636, đôi khi được Hải quân Mỹ gọi là "Lỗ Đen" vì khả năng "biến mất" của nó, được cho là một trong những loại tàu ngầm chạy bằng diesel và điện êm nhất trên thế giới.
Ngói chống dội âm được phủ trên vỏ tàu và cánh ngầm để hấp thu sóng âm sonar, làm giảm thiểu và méo đi những tín hiệu dội lại. Những ngói này cũng làm giảm đi những tiếng ồn gây ra bởi tàu ngầm, do đó làm giảm đi khoảng cách bị phát hiện bởi sonar thụ động.
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Đang hoạt động

Tàu ngầm tàu tiên đi vào hoạt động trong Hải quân Xô Viết là vào năm 1982, và những tàu ngầm của dạng này vẫn được sử dụng bởi Hải quân Nga. Đến tháng 11 năm 2006, 16 tàu ngầm được tin là đang hoạt động và 8 tàu khác ở vị trí dự phòng. Có 29 tàu được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau:

  • Algérie - 4 Kilo; Rajs Hadi MubarekEl Hadi Slimane, hoạt động từ 1987, tân trang 1990
  • Cộng hòa nhân dân Trung Hoa - 2 Kilo, 2 Kilo cải tiến, và thêm 8 Kilo cải tiến
  • Ấn Độ - 10 Kilo được đặt tên là lớp Sindhughosh
  • Ba Lan - 1 Kilo ORP Orzeł
  • Indonesia- 2 Kilo Cải tiến đặt hàng năm 2006, sẽ giao năm 2009
  • Iran - 3 Kilo
  • Libya - đã quyết định mua tàu ngầm Kilo-636. Sẽ đặt hàng.
  • Romania- 1 Kilo -
  • Nga - 16 Kilo đang hoạt động, 8 dự phòng.
  • Việt Nam - Khẳng định bởi Rosoboronexport, sẽ giao 6 tàu Kilo vói giá $1.8 tỷ
Chi tiết kỹ thuật

Có vài điểm khác nhau của lớp Kilo, và những chi tiết kỹ thuật này có thể không đúng hết cho tất cả các phiên bản khác nhau. Những số liệu sau đây chỉ là ước tính.

  • Thể tích chiếm chỗ:
    • 2,300-2,350 tấn khi nổi
    • 3,000-4,000 tấn khi lặn
  • Kích thước:
    • Dài: 70-74 mét
    • Ngang: 9.9 mét
    • Draft: 6.2-6.5 mét
  • Tốc độ tối đa
    • 10-12 hải lý nổi
    • 17-25 hải lý lặn
  • Sức đẩy: Diesel-điện 5900 mã lực (4400kW)
  • Độ sâu tối đa: 300 meters (hoạt động ở độ sâu 240-250 meters)
  • Sức chịu đựng
    • 400 hải lý với tốc độ 3 hải lý/giờ (6km/h) lặn ngầm
    • 6000 hải lý với tốc độ 7 hải lý/giờ sử dụng ống thông hơi (7,500 dặm cho lớp Kilo cải tiến)
    • 45 ngày trên biển
  • Vũ khí
    • Phòng không: 8 Tên lửa (phóng từ mặt nước) SA-N-8 Gremlin hoặc SA-N-10 Gimlet (tàu ngầm xuất khẩu có thể không được trang bị bởi vũ khí phòng không)
    • Sáu ống phóng thủy lôi 533 mm với 18 53-65 ASuW hoặc thủy lôi TEST 71/76 ASW hoặc VA-111 Shkval supercavitating "tên lửa ngầm", hoặc 24 mìn DM-1,
  • Thủy thủ đoàn: 52
  • Giá mỗi chiếc là 200 - 250 triệu $ (China trả khoảng 1,5 - 2 tỷ $ cho tàu ngầm Project 636 lớp Kilo)
 
Chỉnh sửa cuối:

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tàu ngầm Kilo




Nhiệm vụ
Project 636 là tàu ngầm diesel – điện cỡ lớn được thiết kế nhằm tiêu diệt các loại tàu ngầm, tàu nổi cũng như các phương tiên thủy của đối phương, nó có thể hoạt động độc lập hoặc theo các yêu cầu nhiệm vụ khác nhau.


Đặc điểm
Project 636 là bước phát triển tiếp theo của thế hệ tàu ngầm Project 877EKM, kế thừa những đặc tính ưu việt và được cải tiến đáng kể: động cơ diesel mạnh hơn, tăng tốc độ hành trình khi lặn, tầm hoạt động lên tới 7500 hải lý, giảm tiền ồn khi hoạt động. Nhờ tiếng ồn được giảm đáng kể, tàu ngầm có khả năng tiếp cận tới các biên đội tàu nổi của địch và dùng tên lửa 3M-54E Club-S tiêu diệt, trước khi bị chúng phát hiện. Tàu Project 636 được trang bị hệ thống thong gió và điều hòa không khí mới, được thiết kế để có thể hoạt động trong các môi trường biển khác nhau, tạo thuận lợi trong sinh hoạt và chiến đấu của thủy thủ đoàn.


Vũ khí
Khả năng tác chiến của tàu ngầm Project 636 được tăng đáng kể nhờ việc sử dụng tên lửa đối hạm 3M-54E Club-S được hỗ trợ bởi các hệ thống điện tử tiên tiến. Với tầm bắn hiệu dụng đạt tới 220km và mang theo đầu đạn 450kg, cho phép Project 636 tấn công nhanh, từ xa, không cần phải thâm nhập vào tới tầm phát hiện và tấn công của tàu địch hay phải vượt qua những khu vực địch bẫy bằng mìn hoặc thủy lôi, giúp tăng khả năng sống còn. Ngoài ra, tàu còn có môt cơ cấu phóng tên lửa phòng không cho 8 tên lửa Strela-3 (SA-N-8 Gremlin, tầm bắn tối đa 6km) hoặc 8 tên lửa Igla (SA-N-10 Gimlet, tầm bắn tối đa 5km).


Thông số kỹ thuật
Lượng choán nước khi nổi: 2.350 tấn
Lượng choán nước đầy tải khi lặn: 4.000 tấn
Ống phóng ngư lôi: 6 ống cỡ 533mm
Cơ số vũ khí: 4 tên lửa/18 ngư lôi/24 mìn
Kích thước cơ bản:
- Dài: 73,8m
- Đường kính: 9,9m
- Mớn nước: 6,3m
Tốc độ tối đa khi lặn: 19 hải lý/h
Tầm hoạt động khi được thông hơi (ở tốc độ tiết kiệm 7 hải lý/h): 7.500 hải lý
Tầm hoạt động khi lặn liên tục (ở tốc độ tiết kiệm): 400 hải lý
Độ sâu hoạt động tối đa: 300m
Độ sâu hoạt động thông thường: 250m
Độ sâu hoạt động với kính tiềm vọng: 17,5m
Dự trữ hành trình: 45 ngày
Thủ thủ đoàn: 52 người (trong đó có 13 sĩ quan).
Giá bán: US$ 200-300 million (tùy option)
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Malaysia: Cho tàu ngầm Scorpene chạy thử trên biển Đông


VIT - Tàu ngầm lớp Scorpene KD Tunku Abdul Rahman đầu tiên của Malaysia đã trải qua các đợt chạy thử ngầm dưới biển thành công tại biển Đông hôm 22/2, Bộ trưởng Quốc phòng nước này cho hay.
Bộ trưởng Quốc phòng Datuk Seri Dr Ahmad Zahid Hamidi cho biết một nhóm kỹ thuật viên đã ở trên tàu ngầm trong quá trình tàu lặn để theo dõi mọi hoạt động dưới nước của tàu.
"Quá trình lặn đã kết thúc thành công vào lúc 16h00 (ngày 22/2). Mọi việc đã được thông báo là diễn ra tốt đẹp," Bộ trưởng Dr Ahmad Zahid cho biết.
Các cuộc chạy thử đã được tiến hành tại căn cứ Hải quân Hoàng gia Malaysia ở Teluk Sepanggar, Sabah.
Báo cáo trước đó cho rằng tàu ngầm KD Tunku Abdul Rahman không thể lặn được sau khi các kỹ sư phát hiện ra một sai sót về cơ khí.
Vấn đề này đã buộc phải trì hoãn đợt chạy thử của tàu ngầm tại các vùng biển nhiệt đới, được cho là đã hoàn thành vào cuối tháng trước.
Tuần trước, Bộ trưởng Dr Ahmad Zahid cho biết lỗi kỹ thuật này, đã ảnh hưởng đến hệ thống van khí cao áp, đã được nhà sản xuất và nhà thầu sửa chữa theo một hợp đồng bảo hành.
Tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Malaysia này đã di chuyển đến Malaysia vào tháng 9 năm ngoái.
Chiếc tàu ngầm lớp Scorpene thứ hai, KD Tun Abdul Razak, đã được Hải quân Hoàng gia Malaysia đặt mua dự kiến sẽ đến nước này vào ngày 31 tháng 5.
Cả hai chiếc tàu ngầm này đã được mua với tổng chi phí 3,4 tỷ Ringit Malaysia và cùng được các nhà đóng tàu của Pháp và Tây Ban Nha chế tạo.

Các bác đọc xong thì xem tiếp bài dưới nhé ...
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên của Malaysia gặp trục trặc kỹ thuật

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Malaysia Ahmad Zahid Hamidi cho biết, chiếc tàu ngầm điện-diesel lớp Scorpene đầu tiên của hải quân quốc gia Đông Nam Á này không thể tiến hành lặn được vì gặp trục trặc kỹ thuật. Theo Defence Talk, một số mối nguy cơ tiềm ẩn đã được phát hiện trong chiếc tàu ngầm lớp Scorpene với tên gọi Tunku Abdul Rahman của Malaysia và hiện tại các vấn đề nói trên đang được khắc phục.
Theo lời lãnh đạo lực lượng hải quân Malaysia Abdul Aziz Jaafar, chiếc tàu ngầm lớp Scorpene đầu tiên do Tổ hợp DCNS của Pháp và công ty đóng tàu Tây Ban Nha Navantia phối hợp sản xuất, bị phát hiện gặp các vấn đề kỹ thuật trong tháng 12-2009. Trục trặc kỹ thuật của chiếc tàu ngầm này được xác định là do hệ thống làm mát của tàu hoạt động không ổn định. Tuy nhiên, sau khi khắc phục được trục trặc tại hệ thống làm mát, chiếc tàu ngầm mang tên Tunku Abdul Rahman lại phát hiện ra một loạt các sai sót khác.
Dự kiến, tất cả thiếu sót của tàu ngầm Scorpene đầu tiên của Malaysia sẽ được khắc phục xong trước ngày 18-2, khi nó bắt đầu tham gia quá trình kiểm định chất lượng của hải quân nước này.
Tàu ngầm lớp Scorpene của Malaysia. Ảnh: aridztech.com
Năm 2002, Malaysia đã đặt mua 2 chiếc tàu ngầm lớp Scorpene với tổng trị giá hợp đồng ban đầu là là 961 triệu USD. Thậm chí Theo kế hoạch, chiếc tàu ngầm lớp Scorpene thứ 2 thuộc hợp đồng này sẽ được bàn giao cho phía Malaysia vào cuối tháng 5-2010.
Xung quanh hợp đồng mua 2 tàu ngầm lớp Scorpene này của Malaysia cũng đã xuất hiện nhiều thông tin về việc “hối lộ và nhận hoa hồng” từ nhà sản xuất. Thậm chí, phe đối lập còn cáo buộc Thủ tướng Malaysia Najib Razak đã nhận 540 triệu ringgit (đơn vị tiền tệ của Malaysia) tiền môi giới khi ông này giữ chức Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Với lượng choán nước 1.740 tấn, tàu ngầm lớp Scorpene dài 67,6m, rộng 8m và có thể hoạt động liên tục trên biển trong 45 ngày. Tàu ngầm thuộc lớp này có khả năng lặn xuống độ sâu 350m và đạt tốc độ 20,6 hải lý/h khi lặn. Trang bị vũ khí chính của tàu ngầm ngầm lớp Scorpene là 6 ống phóng ngư lôi cỡ 533mm có thể phóng ngư lôi hoặc tên lửa đối hạm SM-39 Exocet.


Nguồn; Quân đội nhân dân
 

Mazspeed

Xe container
Biển số
OF-648
Ngày cấp bằng
6/7/06
Số km
6,350
Động cơ
641,300 Mã lực
Chắc lại vẫn lỗi cũ, hàng châu Âu hiện đại rắc rối nhưng lại chưa được nhiệt đới hóa, sang Đông Nam Á dùng bị ẩm nhiều nên chập mạch tùm lum. Giống y như ô tô, chả khác gì! :)) :)) :))
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Hai tàu ngầm lớp Kilo của Hải quân Ấn Độ đã va chạm trong cảng Mumbai, báo chí Ấn Độ dẫn nguồn Bộ Quốc phòng Ấn Độ.
Theo thông tin chính thức thì không ai bị thương vong trong sự cố này. Cả 2 tàu ngầm chỉ bị hư hỏng không đáng kể. Dự kiến, Ấn Độ sẽ tự lực sửa chữa các tàu ngầm này.


Theo một số nguồn tin, vụ tai nạn xảy ra từ 10 ngày trước đó, những chính quyền Ấn Độ không muốn tiết lộ chi tiết sự cố này.

Delhi khẳng định rằng, những sự cố như vậy không phải hiếm khi tàu ngầm cơ động trong cảng.

Hải quân Ấn Độ hiện có 16 tàu ngầm, trong đó 10 tàu mua của Nga.



Hai ông tướng này bị mù hết roài hay sao mà lại va nhau thế nhỉ?:))
 

Estonque

Xe điện
Biển số
OF-27090
Ngày cấp bằng
7/1/09
Số km
3,122
Động cơ
517,199 Mã lực
Nơi ở
Nhà BVC
Anh Phương làm gì mà nick có màu đẹp thế, đen tuyền :))
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
lái tầu ngầm đúng là lái mù thật ạ
nó chỉ lấi bằng rada như con dơi mù dở ấy thôi
các bác tưởng nó lái như ô tô ạ ???
Lão lại ...? "mù" đây là ...
Với công nghệ quang-siêu âm hay quang điện tử-trường gần được phát triển cực mạnh trong thời gian gần đây (QĐT-TG: là kỹ thuật đã được nghiên cứu từ những năm 60 của TK trước, nhưng chỉ dừng lại ở mức NCCB do trình độ CN thời đó chưa tiến kịp so với các NCCB). Thì việc nhìn trong các MT đặc biệt đã không còn là bài toán khó nữa, thậm trí có thể nhìn như mình lái ô tô thất đấy!(cái này đã được thực tế trong MT siêu đặc, được coi như "mù hoàn toàn"... có tí xxx nên iêm xin dừng ở đây!:))
 
Chỉnh sửa cuối:

gia hung

Xe tải
Biển số
OF-8536
Ngày cấp bằng
19/8/07
Số km
458
Động cơ
541,980 Mã lực
thế chả là mù là gì ạ???
định vị bằng cái khác cóc phải bằng mắt khác gì con dơi mù dở hì hì
cơ mà lái cái thuyền dài vài trăm mét dứoi nước khoai phết đấy ạ
 

khoaimon010

Xe buýt
Biển số
OF-24820
Ngày cấp bằng
26/11/08
Số km
825
Động cơ
498,899 Mã lực
Nơi ở
Cửa trời
Tàu ngầm Malaysia phóng tên lửa tại Biển Đông

Ngày 26.7.10, tàu ngầm đầu tiên của Malaysia KD Tunku Abdul Rahman (1 trong 2 tàu ngầm lớp Scorpene, do Pháp và Tây Ban Nha đóng cho Malaysia) đã chứng tỏ khả năng hỏa lực của mình khi phóng thử thành công 1 tên lửa Exocet SM39 Block 2.
Tư lệnh Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar hôm 26.7.2010 cho biết, tên lửa đã bắn trúng một mục tiêu dài 40 m trên mặt biển và cách vị trí phóng 22 hải lý (40 km).
Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar cho biết, tên lửa Exocet SM39 Block 2 đã được phóng từ độ sâu 55 m, một khoảng cách rất khó cho các tàu săn ngầm tiến hành các biện pháp chống ngầm.

Tàu ngầm KD Tunku Abdul Rahman Theo ông Tan Sri Abdul Aziz Jaafar, việc phóng thử tên lửa Exocet SM39 Block 2 là một phần trong các hoạt động nhiệt đới hóa của tàu ngầm đã được thông qua.

Tên lửa Exocet SM39 Block 2 phóng từ tàu ngầm Đô đốc Tan Sri Abdul Aziz Jaafar còn cho biết, vụ phóng thử tên lửa Exocet SM39 Block 2 được tiến hành lúc 10 giờ 15 phút tại Biển Đông là bằng chứng về khả năng của Hải quân Hoàng gia Malaysia (RMN) và khả năng tấn công từ dưới mặt nước của tàu ngầm. Đô đốc Abdul Aziz, người đã trực tiếp chứng kiến cuộc phóng thử, cho biết, vụ thử nghiệm tên lửa cũng nhằm mục đích xác nhận hiệu quả của tên lửa Exocet SM39 Block 2 và khả năng của hệ thống vũ khí trang bị trên tàu ngầm, cũng như hiểu rõ hơn về khả năng tác chiến của tàu ngầm lớp KD trong vùng khí hậu nhiệt đới.
Đô đốc Abdul Aziz tiết lộ, tên lửa Exocet SM39 Block 2, được phát triển tại Pháp từ năm 2008, là loại tên lửa biển-đối-đất có trọng lượng 2.100 kg, chiều dài 6 m và đường kính là 0,35 m.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top