Chân trần chí thép- Chiến công của lực lượng anh hùng

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Đây là 1 câu chuyện mình đọc trong cuốn "Chân trần, chí thép" mới ra của tác giả người Mỹ James G.Zumwalt, Trung tá Thủy quân lục chiến, con trai của Đô đốc Chỉ huy trưởng hải quân mỹ tại Việt Nam

Khi trời hửng sáng

Câu chuyện sau cho ta một cái nhìn xuyên suốt tinh thần của người Việt Nam, về việc họ sử dụng lòng kiên trì như một thứ vũ khí chống lại kẻ thù cũng như họ làm thế nào để phát huy tính kiên nhẫn cho thành công của các trận đánh.
Không một nhóm đơn lẻ nào khiến lực lượng Mỹ và Việt Nam Cộng hòa lo ngại bằng Đặc công Bắc Việt.
Các binh sĩ đặc công đã được đối thủ của họ trên chiến trường nể phục. Họ luôn tạo ra nhiều mối đe dọa đột kích nhằm vào quân Mỹ, trong đó đặc biệt đáng chú ý là khả năng siêu việt trong việc âm thầm đột nhập vào những nơi được canh gác cẩn mật nhất. Trong vài trường hợp, lính đặc công mất cả ngày để đột nhập và thoát ra khỏi căn cứ mà kẻ thù không hề hay biết. Họ luôn làm việc theo nhóm với số thành viên tùy thuộc vào nhiệm vụ, và người ta có thể cho rằng, nếu đem ra cân đo đong đếm, đặc công là lực lượng gây ra nhiều tổn thất cho các nỗ lực chiến tranh của người Mỹ hơn bất kỳ một đơn vị chiến đấu đơn lẻ nào khác.

Năm 1972, Đại tá Tống Viết Dương chỉ huy Trung đoàn Đặc công 113[1]– lực lượng gồm hơn ngàn người – được huấn luyện đặc biệt về chiến tranh phi quy ước. Ông đã phái một nhóm đặc công thực hiện cuộc tấn công nhằm vào kho đạn lớn nhất của kẻ thù, nằm tại Long Bình (ảnh trên) gần Biên Hòa.
Căn cứ Long Bình rất lớn, bao trùm một diện tích chừng năm cây số vuông. Nhiều loại đạn dược được trữ ở đây, từ đạn súng nhỏ tới đạn pháo và cả vũ khí của máy bay. Tất cả số vũ khí đạn dược này sẽ được phân bổ tới các căn cứ quân sự khắp miền Nam. Ý thức được rằng một kho vũ khí quan trọng như thế rất dễ trở thành mục tiêu tấn công, quân Mỹ và Việt Nam Cộng hòa đã tìm cách làm cho Long Bình trở nên bất khả xâm phạm. Họ nghĩ họ đã thực hiện được điều đó.
Căn cứ được bao bọc bởi chín hàng rào kẽm cao hai mét, bên trên chằng chịt gai. Từ hàng rào thứ nhất (ngoài cùng) tới hàng rào trong cùng trải dài hàng trăm mét. Khoảng giữa là những gò đất và vùng ngập nước. Khoảng cách giữa hàng rào thứ nhất với hàng rào thứ hai lớn hơn nhiều cự ly giữa các hàng rào còn lại. Ngay bên trong vành đai ngoài của doanh trại là các tháp canh nằm cách nhau 200 tới 500 mét. Cách bố trí này tạo cho phe phòng thủ có thể dễ dàng bắn chéo cánh sẻ vào quân đột nhập. Mỗi chốt đều có người canh gác 24/24. Ban đêm, đèn pha trên tháp canh liên tục quét cả bên ngoài lẫn bên trong vành đai ngoài cùng từ chập tối tới lúc trời sáng. Nhiều hộp thiếc được buộc vào các hàng rào phía trong để kẻ đột nhập nào sơ ý đụng phải sẽ phát ra âm thanh. Giữa các hàng rào còn có vô số mìn sát thương. Vị trí đặt mìn được thay đổi liên tục để đối phương không tài nào đoán biết được. Bẫy pháo sáng cũng được cài nhiều nơi. Khi bị kích hoạt, ống phóng sẽ bắn pháo sáng lên độ cao hàng trăm mét, rồi một chiếc dù bung ra giúp pháo sáng rơi xuống từ từ, và trong lúc rơi nó soi rọi một vùng rộng lớn. Các kho đạn ở Long Bình được bố trí phân tán trên một khu vực rộng lớn để tránh trường hợp một kho phát nổ sẽ tạo ra hiệu ứng dây chuyền. Binh lính liên tục tuần tra xung quanh bằng xe cơ giới, mỗi đợt tuần tra cách nhau năm phút. Bên cạnh đó, lính tuần đi bộ cùng với chó đánh hơi cũng thường xuyên hỗ trợ lực lượng tuần tra cơ giới.
Mìn bên trong các hàng rào thép gai tạo cảm giác an toàn cho những người phòng thủ, nhưng cũng gián tiếp tạo thuận lợi cho phe xâm nhập. Do có mìn nằm giữa các hàng rào nên người ta không thể vào đấy để cắt cỏ - thế nên cỏ mọc rất um tùm. Cỏ cao tạo ra tấm ****** trang lý tưởng cho những kẻ đột nhập vào căn cứ. Do quá tự tin về mạng lưới bảo vệ, binh tướng ở trong doanh trại để cho cỏ mọc tự do từ vành đai ngoài cùng vào tận trong cùng, giúp cho người đột nhập có thể ẩn nấp trong suốt hành trình của mình. Đại tá Dương biết rõ lối tiếp cận này.
Những vụ tấn công vào một căn cứ tầm cỡ như Long Bình hiếm khi đến từ một quyết định tức thời; thông thường, chúng chỉ được tiến hành sau hàng tháng – thậm chí hàng năm trời – tính toán. Suốt giai đoạn lên kế hoạch, thông tin tình báo về các mục tiêu tiềm năng được thu thập. Đối với trường hợp Long Bình, căn cứ này cũng chỉ là một trong rất nhiều mục tiêu được tính đến và quyết định tấn công chỉ được đưa ra sau hai năm do thám.
“Nếu chỉ nhằm vào Long Bình thôi thì chẳng khác gì bỏ tất cả trứng vào một rổ”, ông Dương giải thích. Cần nhiều thời gian để thu thập tin tức tình báo về một số mục tiêu khả kích trước khi quyết định đâu là đích ngắm ưu tiên. Ông Dương giải thích rằng sở dĩ Long Bình được chọn là vì hai lý do: “Đó là mục tiêu dễ tiếp cận nhất và với quy mô to lớn của nó, chúng tôi có thể gây tổn thất nặng nề nhất cho hệ thống kho vũ khí của đối phương”.
Ông Dương so sánh việc sử dụng thông tin thu thập được từ một mục tiêu cũng giống như người ta thu hoạch lúa: “Gặt lúa xong thì anh không thể đem ra ăn hết được. Nếu ăn hết thì mai mốt sẽ chết đói. Tin tình báo cũng như lúa gạo, cần phải được thu thập và để dành để có thể dùng trong một thời điểm thích hợp.
Ban ngày, chúng tôi cử người tới căn cứ để lấy tin và họ luôn vào được bên trong. Đôi khi chúng tôi có thể cài người vào căn cứ. Có nhiều cách để thực hiện điều đó. Chúng tôi cho người giả vờ tới gặp bạn hoặc người thân trong căn cứ nhưng thực ra là để quan sát và thu thập thông tin cần thiết, chẳng hạn cự ly và vị trí các khu nhà kho. Hoặc đôi khi một sĩ quan miền Nam làm việc cho chúng tôi tới Long Bình nhận hàng và chúng tôi gửi kèm nhân viên tình báo theo. Cũng có lúc người của chúng tôi trà trộn vào công nhân địa phương làm việc ở căn cứ, chẳng hạn tài xế và dân bốc vác, vốn là những cơ sở tin cậy. Những công nhân này còn tự nguyện cung cấp thông tin, chẳng hạn địa điểm nào theo họ là xung yếu nhất. Cũng có khi sĩ quan trung thành của chính quyền Sài Gòn vô tình cung cấp thông tin cho chúng tôi”.
Sau một thời gian đủ dài, tất cả thông tin về tổng kho Long Bình đã được thu thập đủ và căn cứ này được xác định là mục tiêu ưu tiên của Trung đoàn 113.
Nhiều ngày trước khi cuộc tấn công thực sự diễn ra, một buổi “tập khô” đã được lên kế hoạch và thực hiện. Đây là đòi hỏi cơ bản trong quá trình chuẩn bị tấn công những mục tiêu quan trọng. Cuộc chạy thử do một tổ trinh sát gồm hai người đảm trách, nhằm tránh nguy cơ tổn thất toàn đội đặc công. Việc này có rất nhiều mục tiêu như: thử hệ thống vành đai phòng thủ và an ninh của căn cứ, thiết lập lối vào ra căn cứ và xác định thời gian thực tế có thể tiếp cận các mục tiêu được định sẵn bên trong căn cứ để đặt thuốc nổ.
Tổ trinh sát hai người thực hiện tất cả những hoạt động mà đội đặc công sẽ tiến hành thực sự, với chỉ một khác biệt quan trọng duy nhất – họ không mang theo chất nổ. Vài ngày sau, khi cuộc tấn công thực sự được tiến hành, hai trinh sát này sẽ dẫn đường cho đồng đội tiến vào khu căn cứ.
Khi màn đêm buông xuống, tổ trinh sát hai người khởi sự cuộc “tập khô” nhằm vào tổng kho Long Bình. Một cách chậm rãi, hai người dễ dàng tiếp cận vành đai ngoài cùng nhờ sự che phủ của cỏ. Khi tới hàng rào, họ không cắt dây kẽm – một nhiệm vụ chỉ được thực hiện trong cuộc tấn công thực sự. Thay vào đó, họ tìm cách kéo các sợi dây ra, tạo khoảng hở vừa đủ để chui vào trong, sau đó phục hồi lại nguyên trạng. Nếu cắt dây kẽm gai thì sẽ để lại dấu vết cho thấy rằng căn cứ có thể đã bị đột nhập; cuộc tấn công thực sự sẽ thiếu đi yếu tố bất ngờ.
Vượt được hàng rào ngoài cùng, đội trinh sát chậm rãi trườn qua bãi mìn trong khi vẫn luôn tìm cách tránh bị lính trên tháp canh phát hiện. Mìn và bẫy pháo sáng được định vị và vô hiệu hóa bằng cách găm một cái đinh vào. Vừa xử lý các thiết bị này, nhóm vừa chậm chạp tiến về hàng rào kế tiếp. Sau khi vượt qua mỗi hàng rào, họ lặp lại các thao tác như định vị và vô hiệu hóa mìn cùng pháo sáng ở khu vực giữa các hàng rào, để từ đó mở một lộ trình xuyên qua hệ thống hàng rào bảo vệ khu căn cứ.
Cuộc “tập khô” bắt đầu từ 8 giờ tối; mục tiêu của nhóm là đi được nửa chặng đường giữa hàng rào thứ năm và sáu vào lúc 11 giờ khuya. Tiến độ đã được thực hiện đúng. Vẫn còn nhiều giờ nữa mặt trời mới mọc nhưng nhóm không mạo hiểm tiến quá gần tới phía trong căn cứ lúc bình minh lên. Thế nên lợi dụng cỏ cao, hai thành viên đào mỗi người một lỗ dưới đất và trườn xuống đó nằm đợi.
Khi hừng đông, các hoạt động thường nhật bắt đầu diễn ra bên trong căn cứ Long Bình – có một điều là những người phòng thủ ở đấy không biết rằng có kẻ đã đột nhập ngay bên hông họ. Đội trinh sát lặng lẽ nằm ở nơi ẩn nấp suốt ngày, chỉ cách quân địch vài mét.
Sau khi màn đêm buông xuống, nhóm tiếp tục tiến lên để vượt qua những hàng rào còn lại. Đến quá nửa đêm, họ trườn qua hàng rào cuối cùng, tiến vào khu nhà kho. Tại đây, họ tranh thủ tính cự ly giữa các mục tiêu và xác định khoảng thời gian cần để tiếp cận chúng. Nhiệm vụ hoàn tất, nhóm rút lui lặng lẽ y như lúc đột nhập, trườn qua chín hàng rào đúng theo lộ trình khi họ đến.
Vào lúc bình minh, tổ tiền trạm trở về đơn vị an toàn, báo cáo mọi việc với nhóm đặc công chịu trách nhiệm thực hiện cuộc tấn công tổng kho Long Bình.
Ngay khi tổ tiền trạm vừa rút khỏi Long Bình, một trinh sát được điều đến chốt tại một địa điểm bí mật với cự ly đảm bảo an toàn, để từ đó có thể liên tục theo dõi hoạt động của tổng kho cũng như quan sát lối đi mà nhóm đột nhập vừa thiết lập. Bước đi này là nhằm biết chắc rằng phía bên kia không có hành động nào ảnh hưởng tới lộ trình ấy trước khi cuộc tấn công thực sự diễn ra.
Để đáp ứng tiến độ, đội đặc công đã khởi sự vào buổi tối trước cuộc tấn công hai ngày, vào lúc tám giờ. Hai trinh sát cũ dẫn đầu cuộc tái đột nhập vào căn cứ Long Bình. Lần này, có năm tổ đặc công theo sau họ - mỗi tổ mang theo thuốc nổ và thiết bị hẹn giờ.
Có hai mươi người tham gia vào chiến dịch. Mỗi tổ gồm ba hoặc bốn người, tùy thuộc vào mục tiêu tấn công được giao. Mục tiêu càng lớn thì càng cần nhiều chất nổ, vì thế cần thiết phải tăng thêm người để mang thêm thuốc nổ.
Khi tới hàng rào ngoài cùng, đội đặc công liền cắt dây thép để tạo ra một lỗ đủ lớn cho một người chui qua. Người chui sau cùng có nhiệm vụ nối lại các dây thép để tránh bị lộ. Nhóm dẫn đầu tiếp tục tiến theo lộ trình mà họ đã thực hiện mấy ngày trước đó, và họ tiếp tục kiểm tra mọi thứ để đảm bảo rằng không có quả mìn nào mới được cài lên trên lối đi ấy.
Sau khi đội đặc nhiệm xuất phát tiến về căn cứ Long Bình, Đại tá Dương không còn liên lạc với họ nữa. Các thành viên của đội trao đổi với nhau bằng cách dùng ngón tay ra hiệu. Khi tới khoảng giữa hàng rào thứ năm và thứ sáu, đội dừng lại và đào hố. Trời vừa hửng sáng, họ đã có chỗ ẩn nấp kín đáo. Đội đặc công nằm im suốt ngày, âm thầm chờ đợi màn đêm buông xuống. Đến khi trời tối, họ lại tiếp tục hành trình.
Chừng nửa đêm, toàn đội lọt qua hàng rào cuối cùng. Giờ đây, mỗi một thành viên sẽ tập trung cho nhiệm vụ của mình và vẫn cẩn trọng không để lọt vào mắt lính gác trong căn cứ. Chất nổ được gắn với thiết bị hẹn giờ MI-8. Thiết bị chỉ bé bằng ngón tay này cho phép cài thời gian phát nổ chậm hàng tiếng đồng hồ để nhóm đặc công có đủ thời giờ rút về nơi an toàn. Sau khi hẹn giờ nổ là ba tiếng đồng hồ, đội đặc công bắt đầu rút.
Toàn đội tập hợp bên ngoài hàng rào trong cùng trước khi cùng nhau rút đi. Thời gian chậm trễ cho phép chỉ là năm phút – không hơn. Những người đã tập hợp trước sẽ không tiếp tục chờ trong trường hợp có một tổ nào đó trở ra chậm.
Chiến dịch diễn ra suôn sẻ - các tổ chiến đấu đều hoàn tất nhiệm vụ và có mặt ở điểm hẹn đúng giờ. Cuộc rút lui bắt đầu với mỗi thành viên bám theo dấu vết người bò ngay trước mình trên đúng lộ trình mà họ đã đột nhập: một người để lại dấu chân hoặc dấu tay và mười chín người còn lại đặt chân và tay đúng vào dấu người đi đầu tiên để lại. Do lộ trình đã được khai thông nhiều lần, giờ đây nhóm rút lui nhanh hơn so với lúc họ đột nhập. Sau khi ra được bên ngoài, các thành viên đội đặc công trực chỉ sở chỉ huy trung đoàn. Tại đây, đội báo cáo với ông Dương rằng họ đã hoàn thành nhiệm vụ.
***




Khói của vụ nổ ở kho Long Bình, nhìn từ xa
Khi trời vừa hửng sáng, Đại tá Dương cùng người chỉ huy đội đặc công đứng trên một gò đất cao nhìn về căn cứ Long Bình. Cả hai liên tục xem đồng hồ. Không khí yên tĩnh sau đó đã bị phá vỡ. Một tiếng nổ lớn, nối tiếp là những tiếng nổ lớn khác khi các khối chất nổ do nhóm đặc công cài vào phát hỏa – tiếp theo đó là các loạt nổ liên hồi từ đạn dược ở trong kho. Bình minh như đến sớm hơn vào buổi sáng ấy, khi có tới 30.000 tấn chất nổ phát hỏa soi sáng cả bầu trời. Mặt đất dưới chân hai người rung chuyển sau mỗi một tiếng nổ. Sự chấn động lan xa tới ba mươi cây số.
Khi ánh ngày chan hòa, ông Dương thấy một quầng khói lớn cuộn lên từ căn cứ Long Bình. Hài lòng với kết quả đạt được, ông cùng đồng sự nhanh chóng rút vào rừng. Cả hai không nói gì, những chuỗi tiếng nổ không ngớt đã nói thay lời họ. Hai năm lên kế hoạch đã thu được thành công lớn. Kẻ thù đã hứng chịu một đòn nặng nề và điều mà Dương còn hài lòng hơn nữa đó là ông không mất một người lính đặc công nào.
 

fishbed4

Xe tăng
Biển số
OF-58364
Ngày cấp bằng
5/3/10
Số km
1,567
Động cơ
459,405 Mã lực
Nơi ở
HN
Đúng là xuất quỷ nhập thần..!!!
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,906
Động cơ
347,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cảm ơn cụ chủ thớt ...
Bộ đội đặc công gắn với những chiến công lừng lẫy, với cách đánh xuất quỷ nhập thần đã khiến cho Mỹ, chư hầu và Ngụy quân ngụy quyền khiếp vía, kinh hồn....
 

haivanphe

Xe container
Biển số
OF-46470
Ngày cấp bằng
14/9/09
Số km
6,904
Động cơ
42,044 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ông già vợ em cũng là đặc công, hồi đánh Sân bay Chu Lai, ông kể là phải nằm vùi trong cát 1 ngày chờ đêm đánh trong thời tiết nắng nóng của miền trung. Nể phục thật.
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Tập kích đồng dù- căn cứ "bất khả xâm phạm" của sư đoàn "tia chớp nhiệt đới" mỹ

TẬP KÍCH ĐỒNG DÙ- CĂN CỨ "BẤT KHẢ XÂM PHẠM" CỦA SƯ ĐOÀN "TIA CHỚP NHIỆT ĐỚI" MỸ
Có lẽ cho đến bây giờ, nhiều lính Mỹ vẫn không hiểu được tại sao với một hệ thống bố phòng chặt chẽ đến mức?"như họ từng khoe khoang: ?obất cứ một sinh vật nào cũng không thể chui lọt? vậy mà bỗng nhiên căn cứ Đồng Dù bị đánh cho tơi tả. Lại càng ngạc nhiên hơn khi tập kích vào đây lại không phải là xe tăng, phi pháo cùng với những đơn vị chủ lực hùng mạnh của Quân đội nhân dân Việt Nam, mà ngược lại, chỉ là một lực lượng rất nhỏ những người lính mình trần, chân đất...

Đồng Dù là căn cứ quân sự lớn có sở chỉ huy của sư đoàn ?oTia chớp nhiệt đới? Mỹ. Đây cũng được coi là một cái dạ dày chứa vật chất chiến tranh phục vụ cho các cuộc hành quân về phía tây bắc Sài Gòn của quân Mỹ và ngụy. Chính vì vậy, việc Đồng Dù được xây dựng hệ thống phòng thủ kiên cố, với các trang thiết bị hiện đại bậc nhất của Mỹ lúc bấy giờ là một điều không lạ. Riêng hệ thống vật cản đã có tới 7 lớp rào thép gai các loại bao quanh căn cứ, ở phía nam và tây nam có tới 12 lớp. Các loại mìn được bố trí xen kẽ, dày đặc trong các lớp kẽm gai. Hệ thống canh gác được bố trí xen kẽ với các ụ chiến đấu có quân thường trực tuần tra 24/24 giờ. Bên trong căn cứ, tại các mục tiêu cụ thể như kho tàng, sân bay, nhà chỉ huy lại có hệ thống canh gác độc lập. Bên ngoài căn cứ, địch đã cho san ủi bằng phẳng, tạo một khoảng trống lớn xung quanh căn cứ. Với cách bố phòng như trên, thì việc đột nhập vào căn cứ quả thật vô cùng khó khăn.

Tiểu đoàn đặc công 3 của Miền được giao nhiệm vụ tập kích căn cứ này, nhằm vừa tạo ra sự rung chuyển lớn trong tâm lý lính Mỹ ở Việt Nam, vừa tiêu diệt sinh lực địch. Ngày 14-12-1968, được sự giúp đỡ của nhân dân, tiểu đoàn đã tổ chức được hai mũi trinh sát đột nhập vào phía nam căn cứ. Đến ngày 8-1-1969, Ban chỉ huy trận đánh tiếp tục tổ chức 7 mũi trinh sát đột nhập căn cứ lần thứ hai. Sau 7 đêm tổ chức đột nhập trinh sát, mọi mục tiêu trong căn cứ Đồng Dù được các chiến sĩ nắm chắc đến từng chi tiết mà địch không hề phát hiện ra. Điều đó chứng tỏ nghệ thuật ngụy trang, khả năng tiếp cận địch của bộ đội đặc công ta là rất thành thục và tính toán chặt chẽ, hiện đại trong bố phòng căn cứ của quân đội Mỹ cũng không phải là cao siêu như họ vẫn từng nói.

Rạng sáng ngày 26-2-1969, sáu mũi tiến công của tiểu đoàn đặc công 3 đã cơ bản lót sẵn vào các mục tiêu. Hơn 2 giờ sáng hôm ấy, lệnh nổ súng phát ra, các mũi đồng loạt tiến công các mục tiêu theo quy định. Cuộc chiến đấu diễn ra sau hơn một giờ thì cơ bản các mục tiêu trong căn cứ Đồng Dù đã bị phá hủy. Ta loại khỏi vòng chiến đấu hơn 1.000 tên địch, phá hủy khu trung tâm thông tin, ra-đa, làm hỏng hơn 50 máy bay các loại, 179 xe cơ giới trong đó có nhiều xe tăng, xe bọc thép, đánh sập 200 nhà ở, hàng chục hầm ngầm, hơn 100 lô cốt, đốt cháy 4 kho xăng và đạn trong căn cứ. Và điều quan trọng là sau khi kết thúc trận đánh, lực lượng của ta đã rút lui thành công. Cuộc tập kích vào căn cứ, sở chỉ huy của sư đoàn ?oTia chớp nhiệt đới? đã thực sự gây ?osốc? cho lính Mỹ tham chiến ở Việt Nam. Họ không thể hiểu nổi bằng cách nào mà hơn 100 con người với đầy đủ vũ khí trang bị lại có thể đi vào, đi ra khỏi căn cứ được canh gác nghiêm ngặt vào loại bậc nhất ở miền Nam Việt Nam một cách ?odễ dàng? như vậy. Sau này họ cũng không ngờ rằng, tất cả các cặp mắt của đội quân nhà nghề, tất cả các trang thiết bị hiện đại để chống đột nhập đã chịu thua những vệt nhọ nồi, những tấm áo cỏ và ý chí sắt đá của bộ đội đặc công Việt Nam.
http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/Phong-su-Ky-su/76635/Linh-dac-cong-so-1.html
Người Việt Nam thì phải biết lịch sử Việt Nam
 
Chỉnh sửa cuối:

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Cám ơn cụ Bridge
em mượn các tài liệu bên quansu và ttnol mang sang đây hầu các bác
 

G.Pazzini

Xe tải
Biển số
OF-74527
Ngày cấp bằng
3/10/10
Số km
232
Động cơ
425,367 Mã lực
Sếp em trước là đặc công nước rừng Sác, uống rượu toàn tu chai.:)>-
 

hennessytm

Xe đạp
Biển số
OF-61488
Ngày cấp bằng
11/4/10
Số km
38
Động cơ
441,080 Mã lực
Nơi ở
Nha Trang
Phục các anh - các cụ Đặc Công thật ! Nếu mà dựng thành phim thì chắc đoạt giải "Ôi-giời-sờ-ca" ấy chứ :-bd
 

ducnm

Xe hơi
Biển số
OF-22650
Ngày cấp bằng
19/10/08
Số km
116
Động cơ
495,720 Mã lực
Nơi ở
Đúc Lò
Quyển này các cụ nên đọc. Sách do một người từng căm thù Việt Nam, sau một chuyến sang thăm Việt Nam đã thay đổi suy nghĩ. Hôm nào em phải tìm được quyển nguyên bản đọc để xem thế nào. Trong đó có rất nhiều chi tiết hay về đường Trường Sơn, mất mát của người Việt Nam.
 

bridge

Xe điện
Biển số
OF-41446
Ngày cấp bằng
24/7/09
Số km
4,906
Động cơ
347,616 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Người Mỹ cứ ca ngợi lực lượng Hải Cẩu, người Nga thì có Alpha, và cả Anh, Pháp, Ixaren ...nữa %%-
Nhưng nếu nghĩ tới lực lượng đặc công của VN (cả trên cạn và dưới nước), tui thấy chẳng có gì hơn cả (mặc dù mọi sự so sánh ... đều là khập khiễng) :-bd
 

XichLoBMW

Xe tải
Biển số
OF-4190
Ngày cấp bằng
9/4/07
Số km
413
Động cơ
554,620 Mã lực
Lực lượng đặc công của ta thì nên gọi là lực lượng đột nhập phá hại thì đúng hơn mặc dù cũng được luyện tập đủ bài võ nghệ, bắn súng. Đặc công ta ko nặng lắm về tấn công trực diện như Hải Cẩu hay Alpha hay thậm chí như lực lượng Đặc nhiệm Thái, Nhật, Hàn mà chỉ nặng về lén lút đột nhập để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác vũ khí của đặc công chúng ta cũng thôi sơ quá, ko nhiều và đa dạng về chủng loại vũ khí tấn công nên hạn chế cũng là điều đương nhiên.
 

alpha_romeo11

Đi bộ
Biển số
OF-95161
Ngày cấp bằng
13/5/11
Số km
3
Động cơ
401,030 Mã lực
Một cuốn sách quá hay. Là cái nhìn của một người lính Mỹ từng căm thù Việt Nam ghê ghớm.
Đọc cuốn sách mới thấy lòng bao dung vô hạn của những người Việt Nam là như thế nào. Mới hiểu vì sao đất nước mình có thể trường tồn hàng ngàn năm bên cạnhh một Trung Quốc chưa bao giờ hết dã tâm xâm lược.
Chính từ sự chân thành, lòng bao dung của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, những người lính, những gia đình đã hứng chịu không biết bao nhiêu sự khổ đau đã làm cho những trái tim hận thù phải tan chảy.

Đọc cuốn sách để thấy đất nước ta, con người Việt Nam ta thật vĩ đại. Không cần phải đi đâu xa, không cần phải thần tượng những thứ xa xôi và phù phiếm tận nơi nào, những con người vĩ đại ở chính tại Việt Nam này...
 

fanfan

Xe buýt
Biển số
OF-43193
Ngày cấp bằng
13/8/09
Số km
966
Động cơ
474,090 Mã lực
Lực lượng đặc công của ta thì nên gọi là lực lượng đột nhập phá hại thì đúng hơn mặc dù cũng được luyện tập đủ bài võ nghệ, bắn súng. Đặc công ta ko nặng lắm về tấn công trực diện như Hải Cẩu hay Alpha hay thậm chí như lực lượng Đặc nhiệm Thái, Nhật, Hàn mà chỉ nặng về lén lút đột nhập để thực hiện nhiệm vụ. Mặt khác vũ khí của đặc công chúng ta cũng thôi sơ quá, ko nhiều và đa dạng về chủng loại vũ khí tấn công nên hạn chế cũng là điều đương nhiên.
Ám sát, phá hoại, thọc sâu, đánh nhanh rút gọn ... đó là một trong nhưng nhiệm vụ mà ĐC của VIT hay các nước khác cũng đều làm vậy
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Đánh B.52 ngay tại sào huyệt Utapao
Đặc điểm của lính đặc công là giỏi sử dụng nhiều loại vũ khí. Từ vũ khí thông thường đến các loại pháo như ĐKZ, ĐKB... Và họ cũng là "chuyên gia" bậc thầy về các loại chất nổ, bộc phá. Chuẩn bị trận đánh kho xăng Nhà Bè năm 1973, qua nghiên cứu có 49 bồn chứa lớn, mỗi bồn phải đặt ít nhất 10 kg chất nổ C4 mới phá hủy nổi. Như vậy phải cần gần 500 kg chất nổ cho trận đánh. Một tổ tám người xuất kích không thể mang vác nổi khối lượng đó. Trước đây đã từng thử dùng pháo ĐKZ bắn trúng nhưng không cháy. Với kiến thức và kinh nghiệm đã có, anh em liền cưa trái bom 750 cân Anh bị lép, lấy 100 kg thuốc sản xuất 50 trái mìn lõm, mỗi quả chỉ nặng 1 kg. Lấy vỏ trái bom cho đánh thử, xuyên phá tốt. Kết quả là kho xăng bị đánh cháy suốt 12 ngày đêm, thiêu hủy 250 triệu lít xăng.
Đặc công còn là những chiến sĩ giỏi đánh cận chiến, kể cả bằng tay không và dao găm. Những thế võ đặc công trong các trận giáp lá cà với lính Mỹ, lính chư hầu Nam Triều Tiên, làm cho đám lính khét tiếng thiện chiến này phải kinh hồn. Gặp trường hợp bị vây hãm, đặc công sẵn sàng chấp nhận hy sinh, hoặc mạng đổi mạng để giữ bí mật và khí tiết người lính. Như ở trận đánh kho xăng Nhà Bè, hai chiến sĩ Bao và Tìm khi bị địch bao vây tứ phía, liền "cưa đôi" quả lựu đạn với chúng. Một cựu tư lệnh đặc công cho rằng tinh thần chiến đấu quyết tử của đặc công làm nên phẩm chất anh hùng của người lính, khiến cho quân địch sợ hãi và khâm phục.
Đã có nhiều trận đánh và những chiến công được nói đến. Riêng trận tập kích sân bay Utapao (Thái Lan) lâu nay rơi vào im lặng. Utapao là căn cứ không quân rất lớn của Mỹ tại Thái Lan hồi đó, và đây cũng là cũng là sân bay duy nhất ở Đông Nam Á mà máy bay chiến lược B.52 có thể hạ, cất cánh. Máy bay B.52 của Mỹ thường xuất phát từ nơi đây và đảo Guam để ném bom miền Bắc nước ta. Chính phủ ta ngày ấy từng ra tuyên bố: địch xuất phát từ đâu, ta có quyền đánh trả ngay nơi sào huyệt của chúng. Dựa vào tuyên bố ấy và trên cơ sở phân tích tin tình báo chiến lược, phán đoán đúng ý đồ của Mỹ, tháng 10/1972, Bộ Tư lệnh Đặc công giao cho thượng tá Nguyễn Đức Trúng, Tham mưu trưởng binh chủng, nghiên cứu và chuẩn bị phương án đánh thẳng vào căn cứ máy bay B.52 của Mỹ, khi chúng tăng cường ném bom thủ đô Hà Nội.
Khó khăn nhất là sân bay Utapao ở sâu trong nội địa Thái Lan, việc đảm


Đại tá Nguyễn Đức Trúng (bìa phải)​



bảo hậu cần hầu như không thực hiện được. Lúc đầu, bộ tư lệnh đề nghị cấp trên cho sử dụng đường dây Việt kiều. Ban Bí thư và Quân ủy điện trả lời tuyệt đối cấm sử dụng lực lượng này. Một tổ đặc công đánh xa có 3 người được chọn. Trong đó, hai chiến sĩ Lại và Phương vốn là hai Việt kiều Thái hồi hương về miền Bắc, thông thạo địa hình, nói sõi tiếng Thái. Một biệt đội hơn ba chục người đi theo làm nhiệm vụ yểm trợ. Đoàn đã lập trạm chỉ huy ở khu rừng Đôn Ka Thom nằm ở ngã ba biên giới Thái Lan - Lào - Campuchia. Đây là khu rừng nguyên sinh cây cao ba tầng, quanh năm không thấy ánh mặt trời. Từ đây, các tổ tiền tiêu được phái đi trinh sát 14 lần dọc theo dãy núi Prếch Vihia. Có một sáng kiến được đưa ra. Đó là dùng kỹ thuật ém lương thực theo kiểu sâu đo. Ba chiến sĩ mỗi người mang 32 kg lương khô, đến vị trí A để lại 10 kg, chôn kỹ và đánh dấu rồi quay về. Cứ thế từng chuyến lương khô được chuyển đến vị trí B, C, D... suốt chặng đường dài. Cần nói rõ lương thực là điều kiện sống còn của người lính đặc công, cả trên đường đi đến mục tiêu cũng như khi quay về.
Vấn đề còn lại là phương tiện liên lạc để nhận lệnh tiến công đúng thời điểm. Các chiến sĩ đặc công không thể đem điện đài, vì sẽ ảnh hưởng tới khối lượng chất nổ cần thiết phải mang theo. Đoàn trưởng liền hạ lệnh: mang theo máy radio để nghe tin tức, khi nào nghe tin đài BBC hay VOA đưa tin B.52 đang đánh dồn dập Hà Nội, lúc ấy được quyền khai hỏa. Ba chiến sĩ đặc công của ta, một bảo vệ bên ngoài để hai người xâm nhập tận trong sào huyệt, sờ mó tận tay từng chiếc B.52. Đúng lúc cao điểm 12 ngày đêm Mỹ đánh phá Hà Nội, chiến sĩ đặc công điểm hỏa đánh cháy 6 chiếc, phá hỏng 2 chiếc. Vậy là có 8 chiếc B.52 bị loại khỏi vòng chiến đấu, không còn cơ hội ngang dọc trên bầu trời miền Bắc gây tội ác nữa. Ngày hôm sau, các hãng thông tấn phương Tây đã đưa tin, bình luận. Mỹ đã thật sự hoảng hốt, chúng không ngờ ta với tay xa và phối hợp ăn ý đến như vậy. Qua đài kỹ thuật (bí mật), chúng trao đổi với nhau mà không hiểu điều gì đã xảy ra. Lúc ấy, Đại tướng Võ Nguyên Giáp nghe tin liền điện hỏi Bộ Tư lệnh Đặc công, bộ tư lệnh vội điện hỏi trạm chỉ huy. Sau này nghe thượng tá Nguyễn Đức Trúng báo cáo lại đầy đủ chi tiết, đại tướng không ngớt lời khen ngợi.
http://vietbao.vn/The-gioi/Dac-cong-Viet-cong-tan-cong-sao-huyet-B.52-My/45152083/162/
http://www.thanhnien.com.vn/TinTuc/TheGioi/TuLieu/2004/6/14/19987/
 
Chỉnh sửa cuối:

lulalulong

Xe hơi
Biển số
OF-82558
Ngày cấp bằng
12/1/11
Số km
177
Động cơ
414,906 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thực sự cảm phục tinh thần, ý chí chiến đấu và thực hiện các nhiệm vụ đạt hiệu quả cao của bộ đội đặc công Việt Nam.
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,414
Động cơ
406,872 Mã lực
Phục các anh - các cụ Đặc Công thật ! Nếu mà dựng thành phim thì chắc đoạt giải "Ôi-giời-sờ-ca" ấy chứ :-bd
Tôi nghĩ không chỉ riêng Đặc công VN mà cả quân đội anh hùng của ta nữa. Tôi nghĩ chỉ cần một góc rất, rất nhỏ tư liệu lịch sử của việt mình dựng thành phìm thì có thể dựng đến hàng trăm, nghìn tập phim cỡ như " Chiến tranh và hòa bình", lịch sử VN mà đưa lên phim ảnh với đạođiễn và tiền như mỹ thì có lẽ không nước nào sánh được. không như khựa, MK nhà nó chỉ dăm ba giai thoại vớ vẩn trong cổ sử mà nó bốc phét thành mấy chục tập. tiếc là trình và tiền của ta còn kém quá!
 

Gato2009

Xe điện
Biển số
OF-53653
Ngày cấp bằng
26/12/09
Số km
2,414
Động cơ
406,872 Mã lực
Người Mỹ cứ ca ngợi lực lượng Hải Cẩu, người Nga thì có Alpha, và cả Anh, Pháp, Ixaren ...nữa %%-
Nhưng nếu nghĩ tới lực lượng đặc công của VN (cả trên cạn và dưới nước), tui thấy chẳng có gì hơn cả (mặc dù mọi sự so sánh ... đều là khập khiễng) :-bd
Cái vụ hạ Bin laden, xem trên báo thấy Obama coi mấy thằng lính đó như những vị anh hùng (Hay nó cố PR), chứ loại đó thì chỉ đáng xách dép cho các cụ đặc công nhà mình
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Cuộc tìm kiếm 173 chiến sỹ đặc công hy sinh tại chân đồi Cồn Tiên (Quảng Trị)
9:54, 01/10/2007


Lưu để đọc sau
Email bài này
In trang này
Liên hệ đăng lại bài
10 bài được đọc nhiều nhất

Tháng 9, trời Quảng Trị mưa như xối trên đầu. Con đường đất trơn trượt giữa rừng cây cao su, thôn Xuân Hòa, xã Hải Thái, huyện Gio Linh dài loằng ngoằng. Bấm mười đầu ngón chân, dưới ánh đèn pin lù mù, men theo con đường một lúc lâu thì đến được điểm đặt 6 di hài liệt sĩ vừa tìm được hôm 11/9.

Đại úy Nguyễn Đức Ti, trợ lý chính trị Ban Chỉ huy Quân sự huyện Gio Linh nói: "Đêm nay, anh em lợp thêm mấy tấm tôn để các Anh hùng liệt sĩ tạm ở nơi này được ấm áp".
Cuộc tìm kiếm, cất bốc hài cốt các Anh hùng liệt sĩ hy sinh tại căn cứ đồi Cồn Tiên (cao điểm 158) trong trận huyết chiến với kẻ thù năm 1967, sau khi đã chọc thủng hàng rào điện tử McNamara, đoạn qua Dốc Miếu (Gio Linh), tiến đánh cao điểm này để mở thông huyết mạch vào chiến trường phía Nam, đợt 2 bắt đầu từ cách nay 5 ngày. Lực lượng tìm kiếm gồm Huyện đội Gio Linh cùng đông đảo người dân xã Hải Thái. Họ tổ chức đào bới, tìm kiếm trên diện rộng bằng sức người và máy móc.
Đại úy Nguyễn Đức Ti rọi đèn pin một lượt quanh cái hố sâu, cho biết: "Qua 5 ngày nỗ lực đào bới (từ ngày 7/ - 11/9) trên diện tích 400m2, chúng tôi đã tìm thấy được 6 di hài liệt sĩ, nằm cách nhau từ 3-5 mét, bị chôn lấp ở độ sâu 2 mét. Chúng tôi sẽ đào mở rộng diện tích gấp đôi, ở độ sâu tương tự, với hy vọng tìm thấy nhiều di hài liệt sĩ nữa".
Việc tìm kiếm kể trên đã được tiến hành trước đó, vào ngày 20/6/2006, theo một bản thông báo của Hội Cựu chiến binh Mỹ cung cấp cho phía Việt Nam về vị trí chôn 173 thi hài quân giải phóng. Họ hy sinh trong trận tấn công vào cứ điểm đồi Cồn Tiên năm 1967.
Đại úy Nguyễn Đức Ti cho biết thêm, đến nay chưa tìm thấy bất kỳ tư liệu nào nói đến sự hy sinh của 173 chiến sĩ đặc công trong trận huyết chiến với kẻ thù năm đó tại căn cứ đồi Cồn Tiên. Tuy nhiên, theo lời kể của người dân địa phương, cũng như sự phân tích của các nhà Quân sự, thì cuối năm 1967 là thời điểm chúng ta ráo riết chuẩn bị cho Chiến dịch Mậu Thân 1968, nhằm giải phóng các tỉnh miền Trung. Do vậy, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu bấy giờ là phải chọc thủng bằng được tuyến hàng rào điện tử McNamara. Đồng thời làm được điều đó chỉ có thể là Bộ đội đặc công.
Sau khi đột nhập qua khỏi "con mắt thần" của Mỹ - quân đội Sài Gòn (tuyến hàng rào điện tử McNamara), lực lượng này đã bí mật vây ráp căn cứ đồi Cồn Tiên. Theo một vài nhân chứng là dân quân du kích xã Hải Thái làm nhiệm vụ dẫn đường lúc đó hiện còn sống kể lại, căn cứ đồi Cồn Tiên năm 1967 được Mỹ - quân đội Sài Gòn bố trí lực lượng canh gác rất nghiêm ngặt, cùng với 9 lớp hàng rào gai kẽm bùng nhùng vây kín quanh chân đồi.
Trước lúc tiến đánh, các chiến sĩ trinh sát đặc công đã đột nhập vào sát chân đồi, vẽ lại toàn bộ sơ đồ và đếm được số lớp hàng rào gai kẽm bùng nhùng kể trên. Tuy nhiên, công tác trinh sát dường như bị bại lộ, phía địch đã bí mật giăng thêm 7 lớp hàng rào.
Do vậy, kế hoạch của ta đến 4h sáng là cắt xong 9 lớp hàng rào, thành ra đến lúc đó, hàng rào vẫn còn nhiều. Trong tình huống đó, phía ta rút không được, dùng cây khô làm chỗ đứng chân bắc ngang qua hàng rào, cảm tử tiến lên. Địch đã lợi dụng tình huống này, nhả đạn từ đỉnh đồi xuống, đồng thời gọi pháo từ các căn cứ của chúng như đồi A1 - Quán Ngang và đồi Mới, xã Gio Bình (Gio Linh) nã đạn vào vùng chân đồi. Do thế lực không cân bằng, các cán bộ, chiến sĩ đặc công của ta đã anh dũng hy sinh.
Trong đợt tìm kiếm vào tháng 6/2006 (thời gian 15 ngày), Bộ đội huyện Gio Linh và người dân xã Trung Sơn đã tìm thấy 4 bộ hài cốt, ở độ sâu 2-3m, cách địa điểm tìm kiếm mới bây giờ 30 mét về phía Bắc.
Trao đổi với chúng tôi, Thượng tá Nguyễn Văn Minh, Chủ nhiệm chính trị Ban Chỉ huy Quân sự Gio Linh nhận định: "Chắc chắn là có điểm chôn hài cốt liệt sĩ tập thể nhưng do bom đạn đào xới, hủy diệt suốt nhiều năm trong chiến tranh, cộng với sau năm 1967, đồi Cồn Tiên và một số địa phương lân cận vẫn là cứ điểm của giặc, trong đó phần lớn là lực lượng Mỹ nên để vệ sinh môi trường, chúng đã đào hố, hoặc tận dụng hào chống tăng (sâu 2-3m) dập xác anh em xuống đó, rồi đổ xăng bột để đốt, công tác tìm kiếm vì thế gặp rất nhiều khó khăn.
Sau khi Huyện đội Gio Linh tạm ngưng đợt tìm kiếm thứ nhất, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã cử Đoàn 584 và 968 tìm kiếm từ tháng 12/2006 đến nay trong phạm vi toàn khu vực chân đồi Cồn Tiên, nhưng vẫn chưa tìm thấy. Hiện tại, điểm vừa tìm thấy 6 di hài liệt sĩ nói trên rất có thể là điểm chôn lấp tập thể 173 chiến sĩ đặc công. Huyện đội Gio Linh sẽ huy động thêm lực lượng để tìm kiếm rốt ráo khu vực này".
Rời căn cứ đồi Cồn Tiên trong màn mưa đêm bạc xám, chúng tôi cầu mong các anh sẽ tìm thấy hết di hài của các Anh hùng liệt sĩ đã anh dũng xả thân mình vì nền độc lập, thống nhất Tổ quốc
 

catrinh

Xe buýt
Biển số
OF-61225
Ngày cấp bằng
8/4/10
Số km
791
Động cơ
448,886 Mã lực
Nơi ở
thành phố thời gian
Bộ đội đặc công Việt Nam không được trang bị vũ khí hiện đại nhưng sức chịu đựng, rèn luyện của các anh thì khó có lực lượng nào sánh kịp
 

silverstone

Xe hơi
Biển số
OF-5780
Ngày cấp bằng
16/6/07
Số km
152
Động cơ
545,250 Mã lực
Trời ơi các cụ đánh hết 250 triệu lít xăng làm các cháu bây giờ đổ xăng xót ruột quá!! :(( :(( :((
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top