[Funland] Sưu tầm: Kỹ thuật chụp chân dung

Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
20 essential tips for Portrait Photography - 08-12-2005, 01:04 PM

--------------------------------------------------------------------------------

Được sự tín nhiệm của BQT VNPhoto, tôi xin liều viết 1 loạt bài về kỹ thuật chụp chân dung.
Những bài viết này được dựa trên kinh nghiệm cá nhân và những điều học hỏi được của các bậc đàn anh đi trước nên nó có tính cách chủ quan. Vì vậy rất mong nhận được những đóng góp phê bình của các bạn đồng nghiệp. Phần lớn những kỹ thuật này là dành cho nhiếp ảnh số (digital photography), tuy nhiên nó vẫn dựa trên nhiếp ảnh kinh điển.
Quan điểm nhiếp ảnh của tôi gồm có 3 phần:
1. Thu nhập dữ liệu tốt (capturing good data): Phần này liên quan đến kỹ thuật chụp (ánh sáng, posing, bố cục, góc chụp, timing).
2. Biến dữ liệu thành thông tin (post-processing): Phần này liên quan đến kỹ thuật phòng tối. Những kỹ thuật cần thiết trong Photoshop để điều chỉnh ánh sáng, màu sắc, và độ tương phản.
3. Trình bày thông tin: Phần này liên quan đến in ấn, online, framing, special effect....
Phần lớn các bài viết đươc tập trung vào 2 phần đầu. Để minh họa cho các bài viết của mình tôi sẽ dùng hình do chính tôi chụp vì 3 lý do: 1. Tôi không phải bận tâm về luật bản quyền. 2. Vì do chính tôi chụp nên tôi biết rõ hoàn cảnh ánh sáng và kỹ thuật nào được dùng trong PS. 3. Để ...... Khoe nhưng tấm ảnh của mình :LOL:
Cuối cùng, xin cảm ơn các bạn đã bỏ thời giờ đọc phần khô khan giới thiệu này (boring introduction), và cám ơn những người đã ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp đến "my photography" là Bob Lamb, Bill Hurter, Kevin Aimes, Jack Davies, và Jessica Strickland (hên quá, mấy vị này không biết đọc tiếng Việt).
Thôi nói vậy đủ rồi, các Bác cho em nghĩ mệt rồi em sẽ viết tiếp nhe.
Đón đọc "Tip 1: Camera setting".
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 1: Camera setting.
Để bảo đảm có dữ liệu tốt và chụp với hiệu quả cao thì việc đầu tiên là phải chọn những "setting" sau đây chính xác: file format, color space, ISO setting, white balance, exposure, color temparature, auto focus point, metering mode, và lens.
Tôi cho rằng các bạn xử dụng từ medium tới high-end camera, nghĩa là có những setting nêu trên. Tôi xin lần lượt thảo luận từng phần một.
1. File format: Nếu bạn chọn white balance và color temperature đúng thì xin bạn tự tin và mạnh dạn chụp "JPEG large". Với format này, bạn đã có đủ chất lượng (quality) để chuẩn bị "edit" trong PS. Bản thân tôi đã từng chụp Canon EOS D30 (3 MegaPixel) và sau đó dùng kỹ thuật PS để phóng lớn đến 20-by-30 inches mà nhìn vẫn rỏ nét. Hơn nữa, portrait photographer thường phải chụp với số lượng lớn, nếu như chụp RAW thì không chứa dược nhiều lắm trên memory card và nếu bạn có máy tính "chậm" thì sẽ mất nhiều thì giỏ upload, chỉnh white balance, color temperature, convert thành JPEG, những việc này làm giảm hiệu năng của người chụp.
2. Color space: Chọn Adobe RGB hơn là sRGB, vì sRGB dành cho Internet, còn RGB dùng cho mọi trường hợp. Nếu bạn chụp RGB rồi sau đó quyết định dùng cho Internet thì bạn chỉ có việc "compress" nó lại trong PS là xong.
3. ISO setting: chọn ISO cao nhất mà máy của bạn có thể "chịu dược" mà không bị "noise". Thông thường thì ISO thấp cho kết quả tốt hơn, nhưng những máy sau này như Canon EOS 20D có thể chụp đươc ỏ ISO setting 400 mà vẫn không bị "noise". Tận dụng sự tiến bộ này, bạn có thể để tốc độ chụp cao và cố định (1/125s) để bắt máy chọn khẩu độ lớn (trương hợp chụp hệ thống TV, tức là bạn chọn tốc độ, để máy chọn khẩu độ). Lý do chụp tốc độ nhanh là vì trong khi chụp chân dung, bạn phải di chuyển nhiều và điều khiển model cùng lúc nên rất dễ bị run máy.Hơn nữa với ISO setting cao và tốc độ cao, ta luôn được khẩu độ lớn (điều này cần thiết để có chiều sâu ảnh trường hẹp, cần thiết cho portrait).
Cho em nghĩ mệt chút nhe :emlaugh:
4.White Balance: Yếu tố này quyết định đến "tông" màu (lạnh, nóng, neutral). Hầu hết các máy đều có auto, nhưng ta nên để đúng theo trường hợp (coi manual của máy bạn để biết rõ hơn).
5. Exposure: Với TV auto setting không phải lúc nào ta củng có "perfect exposure". Luôn luôn kiểm tra histogram để xem hình có bị over hay under exposure hay không.
Nhìn vào histogram, nếu ta thấy có một vạch đen dài dọc bên phải của biểu đồ, có nghĩa là vùng đó bị "blown-out" (mất chi tiết). Tương tự như vậy, nếu có một vạch đen dọc bên trái có nghĩa là hình bị mất chi tiết trong vùng tối. (Nếu bạn dùng máy Canon, bấm nút info bạn sẽ thấy histogram hiện lên, những vùng mất chi tiết nó sẽ chớp chớp trên họa đồ)

Over Exposure: mất chi tiết nơi vùng sáng



Under Exposure: mất chi tiết nơi vùng tối



Để khắc phục, ta dùng exposure compensation. Tằng lên hay giảm đi để cân bằng ánh sáng lại (Xem camera manual của bạn để coi cách chỉnh).

Thôi em đi dìa ngủ, các Bác coi em viết có chán không? Ngày mai em viết tiếp nhen. :unsure:

6. Color temperature:
Trời nắng (sunny daylight outdoors): khoãng 5200 K
Trong bóng râm (shaded areas outdoors): khoãng 7000 K
Trời mây, trời buồn ãm đạm, hay lúc mặt trời lặn: khoãng 6000K
7. Auto Focus Point: Trong chân dung bạn chỉ cần 1 focus point là đủ rồi (Canon 10D có 7 focus point). Khi chụp luôn luôn lấy điểm focus là con mắt (con mắt là cửa sổ của tâm hồn mà :lol:
8. Metering Mode: Chọn Partial Metering hay Center Weighted Metering Mode đặc biệt là khi chụp close up hay khi background quá sáng. Chọn Evaluative Metering khi backgorund đẹp.
9. Lenses: Trong khi chụp chân dung thì điều khiển model (communication) đóng một phần RẤT là quan trọng, nên chụp tele từ 70mm đến 135 mm là lý tưởng nhất. Nếu ta chụp kính dưới 50 mm, thì ta phải đứng gần, điều này làm cho model mất tự nhiên (người ta rất nhạy cảm khi bị ống kính dí sát vào người). Nếu ta chụp kính quá hẹp như tele 300 mm thì ta phải "hét" lên thì model mới biết mình muốn cái gì :LOL:
Nói chung là rán giữ một khoảng cách làm việc (working distance) mà mình và model cảm thấy thoải mái.

Tôi xin tạm dừng phần 1 ở đây. Phần này rất là "boring" nhưng rất là quan trọng. Vấn đề là bạn phải hoàn toàn hiểu biết camera của mình vì trong khi làm việc bạn chỉ tập trung hết thời giơ để quan sát ánh sáng, điều khiền model "posing", và "communication".

Đón đọc tip 2: Outdoor Lighting. Phần này chắc chắn là vui hơn và nhiều hình ánh hơn. Thôi đi nhậu nhe. :Drunk:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 2: Outdoor Lighting.
Những ánh sáng thường gặp khi chụp ngoài trời là:
1. Trời mây (Cloudy day): Đây là ánh sáng lý tưởng nhất để chụp chân dung. Đây là loại ánh sáng tãn (diffused light), do mặt trời bị "block" bởi mây nên ánh sáng rất nhẹ, tuy nhiên da model sẽ bị "tái" nên cần được chỉnh mầu lại trong PS. Với loại ánh sáng này, bạn không phải lo lắng nhiều về vị trí chụp. Đứng đâu chụp củng ăn tiền hết á.

Ảnh này mình chụp ở Utah trong một ngày trời đầy mây.
Evaluating metering, fill flash.



2. Trong râm (shade): Nếu ngoài trời quá nắng thì tìm bóng râm để chụp. Nếu chụp dưới tàn cây thì coi chưng ánh sánh đi qua kẽ lá sẽ tạo nhừng khoãng lỗ chỗ trên mặt chủ đề :( . Nếu chụp dưới hàng hiên thì tìm một cái tường nào đó mà mó có màu đồng nhất (càng ít màu càng tốt). Như vậy bạn đã có mốt dạng "studio ngoài trời" với ánh sáng phản chiếu tư ngoài nắng vào trong bóng râm.

Hình này được chụp dưới hàng hiên của một nhà kho trong một ngày rất rất nắng. Ánh sáng phản chiếu làm cho model bị ám vàng (yellow cast).

Evaluating Metering, fill flash.



3. Ánh sáng mạnh (Hard Light):Ánh sáng này thương là buổi trưa khi mặt trời ở trên đỉnh đầu. Ánh sáng này rất gắt (harsh) nên tạo shadow rất mạnh trên mặt của chủ đề. Khi chụp, nhớ để mặt của chủ đề trong bóng mát và coi chưng ánh sáng đổ vào mắt model tạo nên 2 cái lỗ sâu hoắm (shadow over eye sockets) :lol:
Nói chung ánh sáng này nên tránh vì làm cho model nhăn nhó, mồ hôi nhễ nhại. Chỉ chụp khi không tìm được bóng mát nào chung quanh.

Ảnh này được chụp dùng Center Weight Metering, không flash. Zoom sát vào mặt chủ đề, dùng TV setting, đo sáng, khóa setting lại, zoom ra rồi chụp. (khẩu độ 11, tốc độ 1/125, ISO setting 100). Dùng reflector. Set up kỹ thế vậy mà vẫn bị "blown out" ở tay. :Down: (Too bad, hic hic hic)



Thôi em đi ăn nhe, ăn xong viết tiếp :eat:

Một cách khác để đối phó với ánh sáng mạnh là chụp close-up. Trong trường hợp này, để mặt của chủ đề chiếm phần lớn diện tích của hình để loại bỏ đi phần background quá sáng.



Chờ tí cho em đi pha li cà phê rồi viết tiếp.

Một dạng ánh sáng mạnh nữa là những ngày tuyết. Mặc dù trời đầy mây nhưng mặt đất phủ đẩy tuyết trắng nên ánh sáng phản chiếu rất mạnh. Trong trương hợp như vậy "cưởng bức" model mặc đồ "màu mè" (đặc biệt la đỏ). Chụp với Center Weigh Metering. Cái khó là da của model sẽ bị tái (bố khỉ, 5 độ F da ai mà không tái :gathering ).

Hình này được chụp ở Michigan, model bị lạnh tê tái. Da đâu được hồng như thế nếu không có PS. :holiday:



4. Ánh sáng nhẹ (soft light): Đây là dạng ánh sáng lý tương nhất để chụp chân dung. Thường là xế chiều khi mặt trời xuống thấp. Ánh sáng nhẹ đến nỗi mà ta có thể nhìn vào mặt trời mà không bị nhíu mắt (tuy nhiên đừng nhìn lâu quá mà nỗi đom đóm) :LOL: Loại ánh sáng này làm cho mắt long lanh (viết tới đây em nhơ tới câu "giọt nắng đi hoang vào mắt em buồn" của Ngô Thụy Miên).
Sau đây là 3 cách dùng ánh sáng nhẹ:

Chụp thuận nắng: Mặt trời trước mặt model. Đo sáng vùng hightlight.



Nếu hướng nắng đi vuông góc với góc chụp: Chụp theo kiểu Profile để làm nổi bật phần mặt (frontal face). Dùng flash để phủ nhẹ phần bên hông.



Nếu mặt trời đối diện camera (back lighting) thì ánh sáng sẽ làm nên vùng hight light chung quanh chủ đề. Vì ánh sáng này thấp, nhơ chận tia sáng (sun ray) đi thẳng vào ống kính, nếu không sẽ bị một lớp "mù" phủ lên hình.



Xin tạm dừng ở đây, ngày mai tiếp :Pc:

5. Ánh sáng hắt: Đây là dạng ánh sáng đặc biệt tương đối mạnh vì nó dội tư ngoài sáng vào trong tối (hay râm). Chụp thể loại này nên dùng center weighted metering.

Dạng 1: Khi ánh sáng hắt vào từ 2 bên (dưới cái pier, cầu, láng). Mặc dù ánh sáng đi vào tư 1 phía nhưng củng có 1 phần ánh sáng ngược lại do phản chiếu. Ví dụ như ảnh sau đây, nguồn sáng từ bên phải nhưng ta vẫn thấy 1 ít ánh sáng hightlight ở bên trái.



Dạng 2: Khi ánh sáng hắt vào từ bên trên (trong 1 cái hẻm với 3 hay 4 phía bị cản ánh sáng bởi nhửng tòa nhà cao tầng). Chụp loại này thương để mặt chủ đề hơi cuối về phía trước để ánh sáng không bị rơi vào mặt. Nên tận dụng ánh sáng này để hightlight tóc đòng thời dùng flash để fill phần mặt.

Ảnh này chụp trong 1 cái hẻm cụt ở New York (3 chiều bị cản ánh sáng, và chiều còn lại củng bị cản bởi 1 tòa nhà cao tầng khác). Bạn có thể thấy ánh sáng từ phía trên hightlight tóc và lưng của chủ đề. Flash được dùng làm ánh sáng chính (key light).



Dạng 3: Window Lighting. Đây là dạng thường gặp nhất trong 3 dạng (nhà nào mà lại không có window :noexpress ) khi ánh sáng hắt vào từ cửa sổ. Tùy theo ánh sáng mạnh hay nhẹ mà để chủ đề đứng gần hay xa cửa sổ, nếu cần thì dùng một tấm màng (curtain) để cản bớt ánh sáng lại. Chụp loại này thì lấy focus con mắt ở gần cửa sổ và đo sáng phần hightlight để không bị blown-out.

Ảnh này được chụp high contrast để làm nổi bật character lines. Ánh sáng từ cửa sổ là nguồn sáng chính (key light).



Ảnh này được chụp kết hợp với ánh sáng đèn vàng ở trong nhà. Ánh sáng từ cửa sổ dùng để hightlight phần mặt bên phải của em bé.



Tới đây em xin tổng kết phần outdoor lighting. Nói chung, ánh sáng ngoài trời thay đổi rất là nhanh, nên trong khi chụp phải biết thay đổi camera setting của minh cho phù hợp với điều kiện ánh sáng. Luôn luôn xác định cho được đâu là nguồn sáng chính. "Position" chủ đề sao cho có những vùng hightlight và shadow để gây đươc cảm giác không gian 3 chiểu.

Ảnh này, trên mặt chủ đề thể hiện đươc 4 vùng ánh sáng khác nhau. Vùng sáng nhất là 1, hơi sáng là 2, trung bình là 3, và vùng shadow là 4.



Đón đọc tip 3: Basic composition. Thôi nhậu nhe :Drunk:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 3: Basic Composition.
Sau khi quan sát ánh sáng rồi, step kế tiếp là sắp đặt chủ đề ở đâu trên khung hình (subject placement). Đây là 1 kỹ thuật rất là quan trọng, vì nó hướng mắt người xem vào nơi mà mình muốn nhấn mạnh. Có những "rules" sau đây mà người chụp cần phải chú ý đến.
1. The rule of thirds (Luật 1/3): Theo luật này thì frame được chia làm 3 đường dọc và 3 đường ngang bằng nhau. Những đường này là những "đường mạnh", chủ đề nên nằm trên những đường này. Phẩn giao của những đường này tạo nên những "điểm mạnh". Đây củng là những điểm lý tưởng để đặt chủ đề của mình.





2. Direction (Hướng): Một tấm chân dung đẹp cần phải gây cảm giác "phương hướng" và "chuyển động" (sense of movement and direction). Để thực hiện điều này, bạn để nhiều khoãng trống trước mặt chủ đề hơn là sau lưng, và cung tạo nên hướng nhìn cho chủ đề.

Đây là 2 ví dụ về "direction"





3. Line (Đường): Có 2 loại đường: đường tình ta đi và đương tan vỡ :gathering (Đùa tí nhé)....Dường thực (real lines) và đương ảo (implied lines). Đường thực có thể thấy được ví dụ như đường rầy xe lửa, hàng rào. Đương ảo là nhưng đương tương tượng (đương này khó thấy hơn, tùy theo sự sáng tạo của người chụp ảnh).

2 mục đích chính của "line" là: 1. Phá đi tính cô đọng (static) của frame. Thường thì frame hình chử nhựt hay vuông, để phá đi 2 chiều dọc và ngang này thì cần phải tạo những "line": sinh động hơn để phá đi tính "thụ động" này.



2. Mục đích thứ nhì của line là giúp hướng mắt người nhìn vào chủ đề.



Để em đi pha cà phê rồi tiếp nhe :P

2 ví dụ sau đây, đường đỏ là đương thực (real lines) nhằm hướng mắt người nhìn vào chủ đề, đường đen là đường ảo (implied lines) nhằm phá đi cái "static" của khung hình chữ nhật.





4. Shape (Hình dạng): Shape do đường thực hay đường ảo tạo thành. Thương thương dạng tam giác nhìn ấn tương nhất.

Dạng tam giác khi chụp đơn:



dạng tam giác khi chụp nhóm:



5. Tension and Balance (Sự căng thẳng và cân bằng): Sự sắp xếp của "shape" tạo nên cảm giác căng thẳng hay cân bằng.

Ví dụ sau đây, những thùng rác phía sau có độ sáng và kích thước quá khác biệt với chủ đề nên gây cảm giác "căng thẳng"



Ảnh này cân bằng hơn, vì chủ đề và chiếc xe đạp có cùng chung "tông" màu, độ sáng, và kích thước.



6. Pleasing compositional forms (Những dạng bố cục nhìn "dễ chịu"): Ngoài dạng tam giác nêu trên, dạng L-shaped (hay L ngược), S-shaped (hay S ngược), Z-shaped (hay Z ngược), C-Shaped (hay C ngược) củng tạo được những bố cục nhìn "pleasing" nhất.

Ví dụ về L-Shaped



Vi dụ về S-Shaped



7. Subject Tone: Sau khi đặt chủ đề lên trên đường mạnh hay điểm mạnh rồi, một điểm quan trọng nữa là cái "tone" của chủ đề phải sáng hơn, nét hơn, màu sắc nổi bật hơn (nếu chụp màu) những phần còn lại của hình.

Trong ví dụ này, độ sáng và nét làm nổi bật mặt (frontal) của chủ đề và giúp "stand out".



đón đọc tip 4: "Camera Angle and Perspective". Thôi nhậu nhe. :Drunk:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 4: Camera Angle and Perspective (Góc chụp và Sự nhìn nhận chủ đề).
Tip này gồm có 4 phần: Camera Height, Head Positions, Framing, và Tilted Camera. Tip này bàn về "perspective" (tạm dịch là "cánh nhìn nhận chủ đề" CNNCĐ). Nói chung, vị trí đặt của camera ảnh hương đến "hình dạng của chủ đề. Hiểu rõ những qui tắc này sẽ giúp ta giữ đúng hay thay đổi (distorted) bề ngoài (appearance) của chủ đề khi cần.
1. Camera Height: Khi di chuyển Camera theo chiều dọc thì lưu ý những điểm sau đây:

Nếu chụp Head-and-Shoulders (hay Head-shot) (Tạm dịch là Bán Chân Dung) thì camera phải đặt ngang tầm với cái đỉnh của lỗ mũi (nose tip) để giũ đúng perspective.

[


Nếu chụp Three-Quarter-Length (Dưới thắt lưng và trên đầu gối) thì camera phải được đặt ở tầm đâu đó giữa vai và thắt lưngđể giũ đúng perspective.



Nễu chụp Full-Length (Chụp "nguyên con" :noexpress ), thì camera phải được đặt ngang thắt lưng để giũ đúng perspective.



Nói chung, từ những điểm chuẩn để giữ cho chủ đề đúng "perspective" kể trên, nếu ta di chuyển camera cao lên thì sẽ làm cho chủ để thấp đi, hoặc thấp xuống thì chủ đề sẽ cao lên. Vì vậy điều chỉnh camera sao cho chủ đề nhìn "lý tưởng" nhất (việc này thì tùy theo quan điểm riêng của người chụp).

2. Head Positions (vị trí đầu): Nếu Camera Height ảnh hưởng đến chiều cao của chủ đề thì Head Positions ảnh hưởng đến trọng lượng của chủ đề (tuy nhiên củng tùy thuộc vào cách đặt ánh sáng nữa).

Có 3 vị trí đầu cơ bản nhất trong chân dung là: 7/8, 3/4, và profile.

Seven-Eighths View (7/8): Ở vị trí này một bên mặt của chủ đề được thấy nhiều hơn phía bên kia, tuy nhiên ta vẫn thấy đươc cái tai.



Three-Quarters View (3/4): Chếch sang 1 tí nữa cho đến khi cái tai khuất đi thì ta có 3/4 view.



Profile: Tại góc chụp này, ta chỉ thấy một bên của mặt.



Bạn có thể kết hợp "camera height techique" và "head positions" để làm cho chủ đề "nhỏ con" đi.

Ảnh này được chụp high angle và 3/4 view.



3. Framing: Đây là 1 kỹ thuật rất quan trọng đến CNNCĐ (Cách nhìn nhận chủ đề). Thường thì ảnh được chụp trên những format tiêu chuẩn như: 4-by-6, 5-by-7, 5-by-5, 5-by-4, để tăng thêm tính đa dạng cho format thì ta dùng phương pháp Framing, có nghĩa là dùng những đường thực và đường ảo để tạo nên 1 cái frame khác bên trong một trong những frame tiêu chuẩn kể trên.

Ảnh này cái cột bên trái (đóng vai trò đường thực) và cánh tay (đường ảo) "frame" chủ đề lại để phá đi cái frame kinh điển tỉ lệ 3/2.



Ảnh này bố cục được chặc chẽ hơn là nhờ cái vòm phía sau "frame" chủ đề lại.



Đây là một dạng đặc biệt của framing. Chủ đề được đặt sau tấm lưới. Tấm lưới tạo nên những đương chéo để phá đi tính cô đọng của frame kinh điển và đồng thời "frame" chủ đề thành những mãng nhỏ.



Đây là một kiểu rất sáng tạo về cách framing của anh Soneros. Trong ảnh này ta thấy framing không nhất thiết phải là cái "frame" được tạo bởi những đương thật mà có thể là sự kết hợp giữa đương thực và cạnh của frame. Và đặc biệt là frame trong ảnh này có tính chất "implied" và "abstract" đòi hỏi người nhìn phải suy tưởng ra (chứ không phải suy diễn ra :lol: ).





4. Tilted Camera (Kỹ thuật nghiêng máy): Kỹ thuật này được dùng để tạo bố cục ảnh, nếu mục đích này không đạt được thì có nghĩa là "lệch" máy :lol:

Ảnh này chủ đề pose thiếu linh động nên máy được nghiêng để tạo bố cục đường chéo và L-form.



Ảnh này máy được nghiêng, tuy nhiên , không giống như ảnh trên, người xem không biết máy đươc nghiêng theo góc độ nào vì chung quanh không có gì căn cứ theo để so sánh.



Tóm lại, những kỹ thuật kể trên giúp ta làm chủ được bố cục, thay đổi hay giữ CNNCĐ (perspective) để đạt đươc kết quả theo ỹ muốn.

Đón đoc tip 5: Basic Studio Lighting and Aritficial Light. Thôi zdô nhe :Drunk:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light.

Đây là 2 chủ đề mà người ta có thể viết thành 2 cuốn sách nên em chỉ xin mạn phép trình bay những điểm cơ bản nhất (khách sáo nhệ).

1. Basic Studio Lighting: Studio Lighting là tái tạo lại (hay bắt chước) ánh sáng tự nhiên nên nguồn sáng chính LUÔN LUÔN được đặt ít nhất là ngang tầm mắt của chủ đề hay là cao hơn. (Bởi vậy mấy phim kinh dị hay chiếu đèn mấy con quỹ từ phía dưới lên :lol: ).
Có 4 loại đèn chính trong studio: Key light, fill light, background light, và hair light.



Sự thay đổi trong sắp xếp của các nguồn sáng này tạo nên tính đa dạng của kỹ thuật studio lighting. Ví dụ như: Loop Lighting, Paramount Lighting, Rembrand Lighting, Profile Lighting, Split Lighting.

Không có một chỉ số nhất định về cường độ ánh sáng và camera setting vì nhũng thồng số này phụ thuộc vào diện tích của studio, ví trí đặt của đèn flash, loại đèn flash được dùng, và ngay cả màu sắc của background.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo)

1. Key light: Là nguồn ánh sáng chính quyết định phần nào của chủ đề được "chiếu sáng" (illuminate). Đây là nguồn sáng chính quyết định sự khác nhau giữa các thể loại ánh sáng setting trong studio.

2. Fill light: Mục đích chính của Fill Light là làm nhẹ đi phần shadow tạo bởi Key Light. Vì vậy, Fill Light luôn luôn "nhẹ" hơn (less powerful) Key light, còn nhẹ hơn như thế nào quyết định cái "mood" của ảnh.

Tỉ lệ thông thường giữa Key và Fill là 3:1. Tỉ lệ càng lớn (4:1, 5:1, và ngay cả no fill light) thì nhìn kịch tính hơn (more dramatic). Những tỉ lệ này thuộc về nhóm "high contrast" (chênh lệch cao giữa highlight và shadow).

Tỉ lệ càng nhỏ thì nhìn "dịu" hơn (pleasing). Ví dụ như: 3:2.

3. Hair Light: Đúng theo tên gọi của nó, Ánh sáng này "illuminate" phần tóc của chủ đề. Đèn nay thường được đặt hơi chếch ra phía sau để ánh sáng không "lọt" vào mặt chủ đề và làm cho tóc nổi bật lên nền background.



4. Background Light: Là loại ánh sáng rọi thẳng vào trung tâm của background để tạo thành "Vignette effect" (trung tâm sáng trong khi 4 góc tối đi) nhằm mục đích hướng mắt người nhìn vào chủ đề.



5. Kicker: Ngoài 4 loại chính kể trên, kicker là loại ánh sáng mạnh tương đương Key Light và đặt đối lại Key Light đề làm nởi bật cái "contour" và "roundness" (tạm dịch là "Đường viền không gian 3 chiều :Down: ).



Tính đa dạng của Studio Lighting là do sự kết hợp của các loại ánh sáng trên. Ngoại trừ Key Light bắt buộc phải có, những nguồn sáng còn lại thì tùy theo sự sáng tạo và sở thích của người chụp có thể dùng hết hoặc dùng vài loại hoăc không dùng củng được (chụp với một nguồn sáng).

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo)

Phần trên nói về các loại đèn dùng trong studio: Key light (phải có), fill light, hair light, background light, kicker (optional), đôi khi reflector củng được dùng như key light.

Trong studio có 5 loại setting chính: Paramount, Loop, Rembrandt, Split, và Profile.

Để dễ hiểu cho bài viết, các bạn cứ tưởng tượng studio setting giống như cái mặt đồng hồ (xin đừng xài đồng hồ digital :lol: ). Chủ để được ngồi ở trung tâm đồng hồ, camera được đặt ở vị trí 6 giờ, và tùy theo thể loại ánh sáng được dùng mà các đèn được thay đổi cho phù hợp.

1. Paramount Lighting: Ánh sáng này tái tạo ánh sáng gần giữa trưa khi mà mặt trời gần như trên đỉnh đầu. Key light được đặt ngay trên đầu và chính diện với chủ đề. Ánh sáng này làm nổi bật phần mặt (frontal) của chủ đề và "de- emphasize" phần hông (sides) của đầu. Vì key light được đặt đối diện và phía trên của chủ đề nên ánh sáng này tạo nên 2 cái shadows trên hốc mắt và một cái shadow ngay dưới mũi (đôi khi nó tạo nên dạng hình con bướm nên Paramount Lighting còn được gọi là Butterfly Lighting). Để làm giảm nhẹ những cái shadows này, fill light (hay reflector) được đặt ngay dưới Key Light (trường hợp duy nhất mà 2 loại đèn này được đặt cùng phía và theo hàng dọc trên dưới).



Ảnh trên, chủ đề nhìn thẳng vào ống kính, tuy nhiên hướng ngồi quay về phía ví trí 8 giờ . Key light được đặt ở vị trí 8 giờ ngay phía trên đầu, reflector được đặt ngay phía dưới Key light. Vì mắt chủ đề không sâu nên ta không thấy cái shadow trên hốc mắt rõ lắm, tuy nhiên ta vẫn thấy shadow ngay dưới mũi. Loại ánh sáng này thích hợp cho nữ (vì mắt nam thường sâu hơn mắt nữ).

2. Loop Lighting: Loại setting này hơi khác với Paramount ở chỗ là Key light vẫn để ở trên cao nhưng hơi thấp xuống để làm mất đi cái shadow trên hốc mắt, và chếch về một bên để tạo nên cái shadow hình "loop" trên má của chủ đề. Ánh sáng này thích hợp để làm "ốm" đi (slim) mặt của chủ đề.



3. Rembrandt Lighting: Hay còn được gọi là 45-degree lighting. Đặc điểm của ánh sáng này là nó tạo nên một cái tam giác nhỏ trên má của chủ đề (ở bên phía ngược lại của Key light). Ánh sáng này bắt nguồn từ họa sĩ Rembrandt người Hà lan, ông ta thích vẽ chủ đề đứng cạnh cửa sổ. Ánh sáng này thường được coi là cổ điển, kịch tính (classic, dramatic look), thích hợp cho nam.
Để tạo được tác dụng Rembrandt Lighting, Key light được đặt thấp xuống nữa gần như ngang tầm mắt của chủ đề (để tránh tác dụng loop-shadow) và gần như là tạo một góc 45 độ đối với chủ đề.



Ảnh trên ta có thể thấy dạng hình tam giác trên má trái của chủ đề (Key light được đặt ở vị trí khoãng giữa 7 và 8 giờ, và thấp ngang tầm mắt của chủ đề).

4. Split Lighting: Loại ánh sáng này chỉ "chiếu" (illuminate) đúng nữa mặt của chủ đề, nữa còn lại hoàn toàn trong vùng tối. Ánh sáng này dùng để làm "ốm" đi (slim) những người có khổ mặt hay mũi "rộng". Ánh sáng này ít được dùng trong nhiếp ảnh thương mại (commercial photography). Nếu dùng thì tỉ lệ Key và Fill thường là 3:2.



Ảnh trên Key light được đặt ở vị trí 9 giờ, tỉ lệ Key:Fill là 3:1 (hic, it's not commercial photography. Ảnh này "free" chứ không bán được).

5. Profile Lighting: Loại ánh sáng này thì hướng nhìn của chủ đề và camera tạo nên một góc 90 độ. Key light được đặt hơi chếch ra phía sau chủ đề để làm nổi bật đường viền trên sống mũi. Fill light (optional) được đặt đối diện với Key để làm nhẹ đi phần shadow. Loại ánh sáng này ít được dùng vì nó giới hạn về mặt hình thức (chủ đề bị bó buộc về hướng nhìn và "posing").

[


Ảnh trên, camera ở vị trí 6 giờ, chủ đề nhìn về hướng 3 giờ (tạo nên góc 90 độ với góc chụp), Key light ở vị trí khoãng giữa 1 và 2 giờ.

Em phải đi ăn, chút nữa viết tiếp nhen :lol:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo)

Cách xử dụng và set đèn flash trong studio (bài viết này lấy đèn Excalibur 3200 làm ví dụ)

Một đèn flash dùng trong studio thường có những nút (buttons, slider) cơ bản sau (xem ảnh dưới):

Phía sau:



Phía trước:



Cái slider trên cùng "control" lượng ánh sáng đánh ra từ "flash ring", bạn có thể set từ 1/8 đến F (full power). Đây là nguồn sáng thực quyết định lượng ánh sáng mà mình muốn "đánh" (illuminate) lên chủ đề.

Cái slider ngay kế phía dưới "control" lượng ánh sáng đánh ra từ "modeling light", bạn củng có thể set từ 1/8 đến "full power". Thực chất đây chỉ là bóng đèn vàng (light bulb), nên không mạnh lắm so với "flash ring" nên dù có set full power củng không "át" (over-power) được "flash ring". Mục đích của modeling light là cho ta "coi thử" (preview) ánh sáng sẽ "đánh" vào chỗ nào một khi ta bấm máy chụp.

Ngay vùng trung tâm, ta có nút "slave". Khi nút này "on" thì phần "sensor" hoạt động làm cho đèn "fire" khi có nguồn sáng "kích thích" nó. Mục đích để làm cho đèn "work" như là "fill light".

Kế bên là nút "sound". Sau khi flash "fire", thì nó cần thời gian để nạp điện lại, khi nó "ready" thì nó sẽ phát ra tiếng "bíp" (nếu ta để nó "on") báo cho ta biết là đèn có đủ power cho shot kế tiếp.

Nút "M.L." là nút "công tắc" của đèn "modeling light".

Nút Power là nút "công tắc" của flash ring.

Lỗ cắm "sync" là nơi cắm dây để nối flash với camera (trường hợp flash đóng vai trò Key light nguồn sáng chính).





Hai ảnh trên cho thấy, nguồn sáng được hướng hội tụ lại vùng trung tâm của cái dù bởi một cái phểu, rồi lại được phản ngược trở lại về phía ta muốn chụp.

Hic, chỗ này sao em thấy nó dài dòng quá, thôi để em suy nghĩ mai viết tiếp coi nó có rõ ràng hơn không? hic hic.... :Down:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo)

Sau khi nắm được các loại ánh sáng cơ bản thường dùng trong studio và cách xử dụng đèn flash, vấn đề kế tiếp là đo sáng và chỉnh các setting trên camera (tốc độ, khẩu độ, ISO...) để có được một exposure như ý.

Nếu có thể được thì bạn có thể dùng light metering để quyết định một exposure lý tưởng. Tuy nhiên, nếu biết "set up" ta vẫn có thể chụp được một tấm ảnh đủ sáng mà không cần dùng light-metering (well, this tip can save you 200 dollars from buying that device :lol: ).

Có 2 loại yếu tố ảnh hưởng đến một tấm ảnh đúng sáng là:
1. Những yếu tố liên quan đến studio setting (độ mạnh của đèn flash, ví trí đặt của đèn, diện tích studio, tone của background).
2. Những yếu tố setting trên máy ảnh (khẩu độ, tốc độ, ISO)

Hai loại yếu tố này ảnh hưởng qua lại và trực tiếp tới nhau. Vì ta không dùng light-metering nên ta sẽ giữ những thông số trên camera cố định (nhóm yếu tố 2) và điều chỉnh flashes (nhóm yếu tố 1) sao cho có được một exposure lý tưởng.

Những setting lý tưởng trên camera trong studio:

1. ISO: Vì ta hoàn toàn làm chủ ánh sáng nên để tránh ảnh bị noise, luôn luôn set ở 100.

2. Khẩu độ: Trong studio, thì background không còn là "problem", vì background thường là một màu trơn, kết hợp với background light (để tạo vignette effect) nên ta không phải lo lắng nhiều về những cái lỉnh kỉnh làm phân tâm người nhìn khi chụp tại "location". Vì thế, set khẩu độ nhỏ để ảnh có độ nét cao và "chiều sâu ảnh trường" (DOF) rộng.

3. Tốc độ: Set tốc độ cao để tránh ảnh bị nhòe do rung tay.

Nhóm thông số sau được dùng để minh họa cho kỹ thuật set up ánh sáng này ISO:100, tốc độ: 1/125s, khẩu độ: f/8

Sau khi set những thông số này cố định trên camera, bước kế tiếp là set lượng ánh sáng đánh ra từ key light (ta không phải lo lắng về fill light vì khi key light mà đúng thì fill light phải đúng).

Vì có nhiều loại đèn flash khác nhau (với công suất khác nhau) nên ví dụ sau chỉ có tính cách tượng trưng.

Đầu tiên set key light "đánh" 3/4 công suất của đèn.

Test Shot: Chụp thử một tấm, trên camera, bật histogram lên (xin coi tip 1 về cách đọc histogram). Nếu ảnh dư sáng thì ta có những cách điều chỉnh sau: giảm công suất đèn xuống, hoặc di chuyển key light xa ra, hoặc tăng tốc độ trên máy, hoặc đóng khẩu độ nhỏ lại.

Nếu ảnh thiếu sáng thì (bạn có thể đoán): tăng công suất đèn lên, hoặc di chuyển flash gần lại, hoặc giãm tốc độ trên máy (nhưng đừng giãm dưới 1/60s), hoặc mở khẩu độ lớn lên (nhưng đừng lớn hơn f/5.6).

Tới đây, hi vọng bạn đã có khái niệm về cách thực hiện một "test shot". Nói chung là cần phải linh động quyết định cần phải hiệu chỉnh những setting của "nhóm yếu tố 1" (flash), hoặc "nhóm yếu tố 2" (camera).

Ngày mai tiếp nhen..... :)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 5: Basic Studio Lighting và Artificial Light (tiếp theo)

Sau khi key light đã set được như ý rồi (ví dụ như 3/4 công suất của đèn) thì vấn đề còn lại là fill light, background light, hair light (những đèn này có tính cách "optional").

Tùy theo ý thích mà ta chọn tỉ lệ thích ứng giữa key light và fill light. Tỉ lệ 1:3 là thông dụng nhất. Vậy nếu key light là 3/4 thì fill light sẽ là 1/3 của 3/4 (bác nào có calculator thì tính giùm đi :lol: , nói vậy thôi, chứ ước lượng là được rồi)

Những tỉ lệ 1:4, 1:5, thì sẽ cho ảnh có độ tương phản cao, nên nhìn kịch tính (dramatic). Thích hợp cho phái nam.

Tỉ lệ 1:2 thì sẽ cho độ tương phản thấp nên nhìn "pleasing" hơn. Thích hợp cho phái nữ.

Nếu hair light và background light được dùng thì công suất của đèn chỉ nên set 1/2 của key light (1/2 của 3/4 là bao nhiêu hở các bác? )

Lưu ý quan trọng: Khi chụp trong studio nên tắt hết các đèn, chỉ để modeling light của key light thôi, và để đủ sáng để có thể thấy vùng highlight và shadow. Ánh sáng của model light (ánh sáng preview) phải đủ sáng để ta có thể lấy nét (lấy nét ở mắt).
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Kỹ thuật chụp Artificial Light: Artificial light là những loại đèn như neon, tungsten, spotlight... Những loại đèn này được xếp vào nhóm "low light". Thật vậy cho dù là bạn đến Las Vegas hay New York là những nơi có ánh sáng rực rỡ về đêm, nhưng ánh sáng của city light không thể so sáng với ánh sáng mặt trời được. Tùy theo yêu cầu mà ta cần biết những điểm cơ bản sau khi "đối phó" với loại ánh sáng này.

Trường hợp background không cần thiết: Ví dụ như bạn chụp một sự kiện mà sự kiện đó đặc biệt quan trọng hơn cả background nhiều thì chọn lấy "giải pháp an toàn" là chụp ở tốc độ mà đèn cho phép. Làm như vậy thì chủ đề sẽ thấy rõ và đủ sáng trong khi background hoàn toàn chìm trong bóng tối.



Trường hợp không thể dùng flash được thì tăng ISO, nếu vẫn thiếu sáng mở lớn khẩu độ hơn, hoặc chụp tốc độ chậm lại (nếu bạn chụp dưới 1/60s thì nên dùng monopod)

Ảnh sau, mặc dù ISO được set ở 1600 mà vẫn không đủ sáng nên tốc độ được set ở 1/45s, máy được "tì" trên bàn cho vững.



Trường hợp chụp kết hợp với Flash: Đây là trường hợp NÊN dùng nhất vì:

-Ta vừa thấy được chủ đề và vừa thu được background. Ví dụ như thân chủ của bạn bỏ ra cả ngàn để tổ chức đám cưới ở khách sạn sang trọng nhất mà nếu chụp theo tốc độ đèn flash, khi lên ảnh chỉ thấy cô dâu chú rể dancing còn thì đèn màu, khách khứa chìm trong màn đêm hết :Down: . Hoặc như bạn du lịch tới thành phố lớn như New York rực rỡ về đêm, bạn chụp một tấm chân dung với background là Times Square, nhưng lên ảnh thì giống như chụp trong "parking lot" thì buồn lắm.

-Phương pháp này ảnh không bị "noise" (do set ISO cao) và không bị "heavy color cast" (xem ảnh trên, khuôn mặt cậu bé bị tối và vàng do ánh đèn light-bulb).

Nguyên tắc chung của kỹ thuật chụp "low light" kết hợp với đèn Flash:

-Để máy theo chế độ TV (Tốc độ ưu tiên) và fill nhẹ với Flash. Có 2 vấn đề cần lưu ý khi dùng phương pháp này: Bạn muốn lấy bao nhiêu background và chủ đề đứng ở đâu trước ống kính.

Trong khoãng 1/15s tới 1/50s là khoãng thời gian đủ lâu để thu được "artificial light" của background vào trong ống kính. Nếu bạn muốn thu "nhiều background" thì set 1/15s. Nếu "ít background" thì set 1/50s. (Linh động xử dụng trong khoãng tốc độ này).
Trong khoãng tốc độ này thì nguy cơ máy bị rung rất cao. Tuy nhiên, vì đó chỉ là background nên hơi rung hay mờ tí củng không sao, và nếu bạn chịu khó tập tạ thì khoãng này nếu chụp quen có thể vẫn rõ được :lol:
Còn nếu như bạn chụp ở tốc độ 1s (hay dưới) thì nên dùng monopod.

Vì ta set máy ở TV (chế độ auto) nên máy sẽ quyết định lượng ánh sáng trắng của đèn Flash tới chủ đề.

Sau khi bấm máy, thì Flash sẽ "đánh" trước. Sau khi "đánh rồi" ống kính vẫn mở để có đủ thời gian thu "ánh sáng tối" của background. Lúc này chủ đề nằm trong vùng tối nên nếu chủ đề nhúc nhích thì khi lên ảnh (tùy theo chủ đề đứng ở vị trí sáng tối cỡ nào) ta sẽ thấy ở phần "rìa" hơi blur. Nếu chủ đề đứng dưới ánh đèn vàng thì khi lên ảnh ta sẽ thấy ảnh sáng vàng "trộn" với ánh sáng trắng của đèn Flash. Vì vậy cần phải "ngóc" đèn Flash lên (ít nhất là 45 độ) để hạn chế lượng ánh sáng trắng lại, tránh không để chủ đề bị "over-lighting" (Ánh sáng trắng + ánh sáng tại hiện trường làm chủ đề bị dư sáng).

Nói chung phương pháp này, flash được dùng để làm chủ đề sáng, còn tốc độ chậm nhằm thu được ánh sáng tối của background.

Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/25s, (vì background không xa lắm) bạn vẫn có thể thấy ánh sáng trắng của flash dội (bounce flash) từ trần nhà ám lên chú rể và cô dâu, đồng thời vẫn giữ nguyên ánh sáng của hiện trường nơi background.



Ảnh sau được chụp với tốc độ 1/4s, ta có thể thấy ánh sáng trắng của flash và viền màu chung quanh chủ đề (viền này thu vào máy SAU KHI flash đã đánh), vì background quá xa nên cần chụp tốc độ chậm này (chiếc xe hơi bên trái bị blur vì tốc độ chậm).



Tip này tới đây xin kết thúc.

Quote:
Được gửi bởi phuc.phanthanh
Bác hafoto cho e hỏi: Trường hợp chụp với flash ở trên là chỉ dùng với TTL hay là có thể sử dụng được cho cả non-TTL? Cám ơn bác
Cám ơn bác đã đặt câu hỏi quan trọng này: Trường hợp trong bài viết này là dùng TTL. Vì nếu ta dùng non-TTL, khi bật flash lên thì máy tự động set theo chế độ chụp theo flash. Kết quả là ánh sáng đèn flash sẽ trở thành nguồn sáng chính và chủ đề được "illuminate" bởi ánh sáng "trắng" của đèn flash, còn background thì tối thui.
Trong trường hợp này thì chụp manual. Nguyên tắc chung vẫn là tốc độ chậm (1/15s tới <1/60s nếu cần 1/4s). Khi chụp tốc độ chậm như vậy, thì flash đánh cở nào củng "ăn", vấn đề là đánh nhiều hay ít. Vì bài viết có hạn, và có nhiều loại flash khác nhau với công suất khác nhau, nên cách hay nhất là tìm hiểu xem flash của mình khi đánh full power thì nó xa bao nhiêu và khi đánh 1/2 và 1/4 power thì xa bao nhiêu, từ đó quyết định cần phải fill chủ đề như thế nào.
Mục đích chính của flash trong trường hợp này là để "fill" (vì bản thân chủ thể đã đủ sáng rồi), để "freeze" chủ đề (chụp tốc độ chậm chủ đề hay nhúc nhích), và để cân bằng ánh sáng màu của background và ánh sáng trắng của đèn flash.



Ảnh trên bạn có thể thấy cái bóng của chủ đề (apham) đổ ra phía sau là do đèn flash. Vì chụp tốc độ chậm (1/4s) đủ lâu nên có một cái bóng yếu ớt phía trước và viền nhẹ (do ánh sáng yếu phía sau lưng, không biết ở đâu )
Với tốc độ này ánh sáng trắng và ánh sáng đèn đường "blend" với nhau làm cho chủ đề không bị ám sắc quá hay trắng quá do đèn flash.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session

Đây là tip liên quan đến cách điều khiển chủ đề trong những điều kiện ánh sáng, môi trường chụp khác nhau. Cụ thể là Portrait và Wedding Session.

1. Cách điều khiển (run) một Portrait Photo Shoot Session: Phần này bao gồm Consultation Meeting, quan sát ánh sáng, posing chủ đề, góc chụp, kỹ thuật framing, và communication (quan trọng nhất).

1a. Consultation Meeting: (tạm dịch là trao đổi trước khi chụp)
Nếu có thể được bạn nên bỏ ra khoảng 20 phút tới 1 tiếng để tìm hiểu và quan sát chủ đề trước khi chụp. Trong buổi meeting này điều cần nhất là gây sự tin tưởng cho chủ đề, nên bạn với tư cách là Photographer cần phải tự tin trước thì chủ đề mới tự tin được. Cách hay nhất là show cho chủ đề Porfolio (những ảnh mình đã chụp) của mình. Nếu chủ đề thích ảnh của bạn thì sẽ tin tưởng bạn. Đây củng là dịp để thảo luận về địa điểm, thời gian, và trang phục chụp.
+ Địa điểm và thời gian chụp liên quan nhiều đến chất lượng ánh sáng. Địa điểm chụp cần nhất là nơi ít người qua lại để chủ đề tập trung và thoải mái hơn.
+ Thời gian chụp là khoãng 2 tiếng trước khi mặt trời lặn là lý tưởng nhất. Hoặc khi mà chủ đề có thể nhìn thẳng vào mặt trời mà không bị nhíu mắt (squint).
+ Trang phục chụp: Vì đây là chụp chân dung nên trang phục chỉ phục vụ cho sự thể hiện của chủ đề (expression). Quần áo cần nhất là màu trơn (1 hay 2 màu "solid"), nên tránh đồ có sọc, có chữ, hình ảnh trừu tượng...dễ gây sự phân tâm cho người nhìn ảnh.

* Kinh nghiệm của tác giả: Khi chủ đề hỏi tôi phải mặc gì ở Photo Shoot, tôi hay trả lời là "Mặc cái gì mà bạn cảm thấy thoải mái và tự nhiên nhất NHƯNG chỉ nên mặc màu trơn, không chữ, không hình ảnh trừu tượng" (chữ NHƯNG ngầm hiểu là sự yêu cầu hơn là sự đề nghị). ("Wear whatever you feel comfortable with, being yourself BUT make sure the clothes have solid color, no text, no abstract images")

....thôi em đi ngủ, mai tiếp nhen.... :)
 
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session (tiếp theo)

1b. Quan sát ánh sáng: Trước khi bấm máy, bạn phải xác định cho được nguồn sáng chính từ đâu.

Khi tới địa điểm chụp, nếu là ngày mây, thì cả bầu trời sẽ tạo nên loại ánh sáng tản (diffusing light), đây là ánh sáng thích hợp và lý tưởng nhất cho chân dung.

Ví dụ về ánh sáng tản (diffusing light), trời mây (ảnh dưới)

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Loại ánh sáng lý tưởng kế tiếp là ánh sáng nhẹ khi mặt trời sắp mọc hay gần lặn. Với loại ánh sáng dịu này, nếu bạn khéo đặt chủ đề thì thì khuôn mặt sẽ tạo nên tỉ lệ highlight và shadow không quá tương phản, ảnh nhìn sẽ kịch tính hơn.

Ảnh sau chụp lúc mặt trời gần tà, phần highlight không bị cháy (blown-out) và phần shadow vẫn giữ được chi tiết.



Nên tránh chụp lúc nắng gắt (giữa trưa), nhưng nếu phải chụp thì tìm hàng hiên hay trong bóng râm. Trong trường hợp này, ánh sáng từ ngoài vào trong hàng hiên/bóng râm sẽ trở thành nguồn sáng chính.

Ảnh sau được chụp trong hàng hiên trong một ngày nắng gắt (harsh). Ánh sáng HẮT vào từ bên phải ảnh.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
1c. Posing chủ đề: Phần này liên quan mật thiết đến góc chụp và kỹ thuật framing.

Cơ bản nhất và dễ nhất để pose là để vai chủ đề tạo thành một góc khoãng 45 độ với hướng máy chụp



Ảnh dưới tôi điều khiển model đứng yên và tôi di chuyển qua bên trái, tôi đề nghị model nghiêng đầu về phía trước một tí và....bấm máy. (lưu ý hướng chụp và vai chủ đề tạo thành một góc nhọn.



Kinh điển nhiếp ảnh đòi hỏi chủ đề pose kỹ lưỡng từ đầu, tay, ngón tay, chân, đứng, ngồi, nằm....tới mức hoàn chỉnh. Làm như vậy thường làm cho chủ đề căng thẳng (ý kiến riêng của hafoto). Để làm cho posing trở nên dễ dàng, ngoài vai và góc máy nêu trên bạn chỉ cần nhớ thêm:

Một tư thế pose đẹp là một tư thế mà chủ đề cảm thấy thoải mái, giống như một tư thế thật, bạn chỉ điều chỉnh chủ đề sao cho bố cục thỏa mản.

Chi tay và chân nên nằm trên cùng vùng mặt phẳng với đầu (plane) và hơi gấp khúc để tạo những đường chéo dẫn tới mặt chủ đề.

Ảnh sau 2 cánh tay chủ đề tạo nên những đường gấp khúc và dẫn mắt người nhìn tới khuôn mặt chủ đề.



Ngoài kia đốt pháo bông vui quá (July 4th), em ra coi, chút nữa viết tiếp :lol:
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Tip 6: The mind game: Những điều cần biết trong một Photo Shoot Session (tiếp theo)

1d. Góc chụp: Chọn góc chụp đẹp khôn những giúp ta hiểu chỉnh những chi tiết trên khuôn mặt chủ để và vóc dáng (xin xem tip "perspective" đã viết) mà còn làm tăng tính đa dạng của chủ đề. Sự thể hiện của khuôn mặt (facial expressions) thay đổi từng giây một và từng góc độ một nên cần thiết phải chụp nhiều góc cạnh khác nhau.

Lợi điểm thứ 2 là góc chụp còn giúp ta loại bỏ những chi tiết lộn xộn ở background và giải quyết những trường hợp ánh sáng khó chụp.

Lưu ý khi chụp ở góc thấp, yêu cầu chủ đề nghiêng về phía trước để tránh biến dạng (thân hình to và đầu bị nhỏ lại)

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Ảnh dưới vì những chi tiết lặt vặt trên mặt đất nên tôi chọn góc chụp thấp và yêu cầu chủ đề hơi nghiêng về phía trước để giảm thiểu sự biến dạng.

 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3680
Ngày cấp bằng
7/3/07
Số km
10,879
Động cơ
663,247 Mã lực
Tuổi
49
Trường hợp góc cao giúp ta tránh được ánh sáng trực tiếp từ mặt trời, và nền đất trở thành background. Tương tự vậy, yêu cầu chủ đề ngả ra phía sau để tránh biến dạng.

 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top