Ai đi làng cổ Đường Lâm chưa nhỉ?

cap8

Xe điện
Biển số
OF-19785
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
2,215
Động cơ
522,845 Mã lực
Nơi ở
Chi Hội Rổ Rá Cạp Lại
Website
www.vietvaluetravel.com
Chủ nhật này nhà cháu định đi Đường Lâm nghía tí, cụ nào đã từng đi cho nhà cháu hỏi:

- Đi đường nào tới ạ?
- Bao nhiêu km ạ?
- Trong làng có gì nổi bật không ạ?
- Gần đó có đặc sản gì ăn ngon không ạ?

Kính các cụ ạ!
 

Tran Thanh Hai

Xe buýt
Biển số
OF-13653
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
842
Động cơ
525,870 Mã lực
Nơi ở
Đô thị Trung hoà Nhân chính
Em đi rồi, Đường Lâm cách trung tâm Hội nghị Quốc gia đúng 53km. đi cũng thú vị lắm.

Vé vào làng 15k/người. có thể thuê luôn người hướng dẫn, 100k cho cả tua.

ăn uống thì phải đặt khi vào, trong đó hàng quán còn kém lắm. Cụ nên quay ra Sơn Tây để ăn thì tốt hơn.

Em paste cho cụ đoạn hướng dẫn em lấy từ Internet, cụ ngâm cứu nhé :

Làng Đường Lâm - Hà Tây: Đất hai vua

Nói đến Đường Lâm là nói đến vùng đất của một cộng đồng dân cư gồm năm, sáu làng họp lại Không nên quan niệm Đường Lâm là một xã với sự phân chia hành chính hiện thời do các làng: Mông Phụ, Đông Sàng, Phụ Khang, Cam Lâm, Cam Thịnh, Đoài Giáp, Văn Miếu... làm nên. Bởi như thế khó có thể đánh giá một cách tổng quát về lịch sử - Văn hoá đã diễn ra trên mảnh đất này.

Đường Lâm tên nôm gọi là Kẻ Mía, có lẽ tục danh này được bắt đầu từ một cái tên rất chữ nghĩa: Cam Giá (Mía ngọt)! Cam Giá xưa kia được chia ra thành hai ''Tổng'': Cam Giá Thượng và Cam Giá Hạ. Cam Giá Thượng là các xã thuộc miền Cam Thượng, Thanh Lũng, Bình Lũng.. .(Nay thuộc về huyện Ba Vì). Cam Giá Hạ là xã Đường Lâm (Nay thuộc thị xã Sơn Tây). Phải chăng đai đất hữu ngạn sông Hồng từ thời thượng cổ, khi chưa có hai bờ đê sừng sững chạy dài định vị dòng sông (Đê sông Hồng trở thành hệ thống có lẽ vào thời Lý), để mỗi khi vào mùa nước lại ào ạt đổ về ngầu đỏ phủ sa, bồi đắp nên Tam giác châu thố đồng bằng Bắc Bộ mà sông Hồng là cái trục phân chia địa giới hành chính hai tỉnh rất rõ rệt: Vĩnh Phúc - Hà Tây. Dải đồng bằng hữu ngạn sông Hồng kéo dài từ những bậc thềm của núi Tản (Tản Viên Sơn - Núi Tổ) xoải mải về xuôi, tạo ra một miền phì nhiêu trù phú, một năm hai vụ bốn mùa rộn rã tiếng canh cửi tằm tang: Ngọt mãi đến tận bây giờ với một địa danh đã đi vào lịch sử bằng những kỳ tích như những huyền thoại.

Đường Lâm là vùng bán Sơn địa, trên những quá đồi trung du thuộc làng Cam Lân, đến tận bây giờ vẫn còn lại những cái tên: Đồi Cấm, Nghẽn Sơn, Vũng Hùm... in đậm dấu tích một thời trai trẻ của ạnh em Phùng Hưng, Phùng Hãi.. . Truyền thuyết kể lại rằng: Thủa ấy trên đồi là rừng đại ngàn rậm rạp, dưới trằm giộc lau lách um tùm. Năm ấy cọp về, có một con cọp hung đữ đã bắt đi bao mạng người. Dân trong vùng sợ hãi không dám vào đồi kiếm củi hái chè. Đêm đêm cọp dữ còn mò cả vào làng rình bắt trâu bò lợn gà, khắp cả làng chưa nhọ mặt người đã vội vã về nhà, luồng lạch rấp kín, cổng ngõ văng chặt, xóm làng eo óc một nỗi sợ hãi rình rập bất cứ lúc nào. Có một trai làng cực kỳ khoẻ mạnh quyết tâm diệt hổ dữ trừ hoạ cho dân làng. Lựa một tháng cuối đông gió Bấc se sắt thối, khí lạnh trên đồi tràn về làm rờn rợn da người, chàng trai bện người nộm đem vào đồi đến bên mép nước cắm xuống, ba bốn đêm liền như thế... Đêm ấy như bao đêm khác, hổ dữ ra vũng nước duy nhất còn xót lại trong vùng, trước khi vục đầu uống hổ ta lấy tay tát đổ người nộm như mọi hôm thường vẫn thế. Nhưng nó đâu có ngờ hôm nay có một cánh tay rắn chắc đã túm chặt lây bờm nó và liên hồi giáng xuống những quả đấm nặng như búa tạ... Chàng trai thông minh dũng cảm, có sức khoẻ phi phàm đó chính là Phùng Hưng!

Phùng Hưng sinh ra và lớn lên ở làng Cam Lân (xã Đường Lâm), nửa sau thế kỷ VIII, đất nước ta chịu ách đô hộ của nhà Tùy Đường cực kỳ hà khắc. Phùng Hưng đã cùng em là Phùng Hãi và Bồ Phá Cần chiêu tập binh sĩ cùng nhân dân phất cờ khởi.nghĩa. Từ quê hương ông đánh thành Tống Bình (Hà Nội), đập tan tành đạo quân xâm lược của Cao Chính Bình, dành lại quyền độc lập tự chủ (791- 802). Nhân dân tôn vinh ông là: Bố Cái Đại Vương!

Nói đến Phùng Hưng không thể không nói đến một người còn ưu tú nữa đó là Ngô Quyền. Ngô Quyền là con trai Châu Mục Đường Lâm Ngô Mân (Ông chính là người làng Cam Lâm). Ngô Quyền sinh ra tướng mạo tuấn kiệt hơn người, sáng mắt như sao, sức địch muôn người. Thuở tráng niên đã từng ghì sừng hai con trâu đực đánh nhau làm cho chúng hoảng sợ mà buông nhau bỏ chạy. Lớn lên ông làm nha tướng cho Dương Diên Nghệ, trấn thủ châu Hoan, Châu Ái. Sau loạn Kiều Công Tiễn ông đã trấn yên nước nhà và tiến hành cuộc kháng chiến chống thù ngoài, trận đánh trên sông Bạch Đằng thể hiện sự thông minh tài trí thiên tài trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta.

Một nhân vật lỗi lạc nữa đã để lại mốc son chói lọi trong trang sử nước nhà là Thám Hoa Giang Văn Minh. Ông sinh năm Nhâm Ngọ (1582) ở làng Mông Phụ. Tháng 2 năm Mậu Thìn (1628), đời Lê Vĩnh Tộ ở nước ta ông dự khoa thi Hội, đỗ nhất giáp Tiến sĩ, cập đệ tam danh. (Có điều đáng lưu ý là khoa thi năm ấy không lấy Trạng Nguyên, Bảng nhãn). Năm Đinh Sửu (1637) ông được Triều đình cử làm chánh sứ, dẫn đầu một phái bộ sang Triều Minh. Sử cũ chép rằng: Trong khi hội kiến với vua nhà Minh, sứ thần Giang Văn Minh đã trổ tài thao lược, đối đáp với vua nhà Minh. Một lần vua Minh ra vế đối: ''Đồng trụ chí kim đài dĩ lục" (Cột đồng trụ đến ray rêu đã phủ xanh) Giạng Văn Minh khảng khái đối lại rằng: “Đằng giang tự cổ huyết do hồng" (Sông Bạch Đằng từ xưa máu thù còn loang đỏ). Vua Minh nổi giận vì bị nhắc đến nỗi nhục thua trận, liền sai mổ bụng sứ thần Giang Văn Minh xem "gan to mật lớn" đến nhường nào! Giang Văn Minh chết, vua Minh tiếc một bậc tài danh, sai người ướp thủy ngân vào xác đưa về nước.

Đường Lâm không chỉ là mảnh đất “địa linh'' sinh ''nhật kiệt" tên tuổi họ đã gắn liền với trang sử hào hùng của dân tộc, mà Đường Lâm còn là một địa chỉ Văn hoá có ý nghĩa rất quan trọng trong việc nghiên cứu tìm hiểu những "cộng đông cư dân nông nghiệp cổ". Theo một số nghiên cứu đánh giá gần đây của một số học giả thì làng Mông Phụ (thuộc xã Đường Lâm) là: Đại diện duy nhất về lúa nước châu Á còn xót lại! Đây là làng Việt cổ đá ong, đá ong ở đây được xây dựng với một quy mô rộng lớn và hoành tráng, nghệ thuật kiến trúc tinh xảo, tiêu biểu là đình làng Mông Phụ. Căn cứ vào niên đại xây dựng còn xác định được, đình Mông Phụ đã có cách đây 364 năm. Ngồi đình mang đậm dấu ấn của lối kiến trúc Việt - Mường (Đình có sàn gỗ), có thể nói đây là một bông hoa về nghệ thuật kiến trúc những nét tài hoa có một không hai ấy còn được lưu giữ trên những bức trạm cốn và đầu dư.. Tinh vi trong từng nhát đục, song cũng cực kỳ tinh tế trong quy hoạch tổng thể mang tính vĩ mô. Giai thoại kể rằng: Đình Mông phụ đặt trên đầu một con rồng mà giếng làng là hai mắt, sân đình đào thấp hơn so với mặt bằng xung quanh, có vẻ như là một nghịch lý so với kiến trúc hiện đại, song thực ra đó lại là một dụng ý của người xưa. Khi mưa xuống, nước từ ba phía ào ạt đổ vào (Nước chảy chỗ trũng), phải chăng đó là một khát vọng về một đời sống ấm no! Sau đó nước từ từ thoát ra theo hai cống nhỏ chạy dọc theo nách đình (Chống thủy lôi tâm), từ xa nhìn lại, trong mưa hai rãnh nước vẽ nên hai râu rồng vừa thật lại vừa ảo, quả thật là một ý tưởng hết sức lãng mạn của các kiến trúc sư cổ... Trước cửa đình là một cái sân rộng, sân này là nơi biểu diễn các trò khi làng vào đám (Hội làng). Không chỉ là như thế, sân này còn là một cái "ngã sáu" khổng lồ, xoè ra như những cánh hoa, rồi quy tụ mọi con đường trong làng về trung tâm. Có điều rất đặc biệt, từđình có thể đi đến bất cứ xóm nào trong làng cũng không ai phải trực liếp quay lưng lại với hướng đình. Thật là độc đáo!

Vốn là mảnh đất giàu truyền thống, đến những năm đầu thế kỷ XX làng Mông Phụ lại sinh những người con ưu tú khác, đó là cụ Phan Kế Toại. Phan Kế Toại (1898-1973) là con tậi Tuần phủ Phan Kế Tiến. Lúc còn trẻ ông được cha cho đi du học tại Pháp ở Pháp ông được đưa vào đào tạo ở trường "Hành Chính" trong khi nguyện vọng ông muốn học luật. Tại đây, ông đã được gặp lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trong những năm bôn ba hải ngoại, Nguyễn Ái Quốc đã khuyên ông nên học trựờng "Hành Chính", sau này có nhiều điều kiện giúp ích cho nước nhà... (Theo lời kể của Hoạ sĩ Phan Kế An). Học xong Phan Kế Toại về nước, ông được thăng nhậm từ "tri phủ" đến "Khâm sai đại thần"... Sau khi cách mạng Tháng Tám bùng nổ ông bỏ nhiệm sở về nhà, sống nhàn tản nhưmột người làng Mông Phụ. Nếu có ai hỏi ông chỉ cười mà rằng: "Lão giả an tri!" (Già rồi về nhà dưỡng lão). Sau đó ông nhận thý của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ông đã lên Việt Bắc tham gia vào cuộc kháng chiến trường kỳ của dân tộc. Tại chiến khu ông được chính phủ cử giữ chức: Bộ trưởng Bộ Nội vụ, chức năng của Bộ Nội vụ ngày ấy, rộng hơn bây giờ, nó bao gồm cả Bộ Công an trong quán lý lãnh đạo... ở cương vị của mình trong chính phủ kháng. chiến tại Việt Bắc ông đã có một phần đóng góp rất khoa học, quan trọng; nhiều nhân sĩ sống trong "thành" tấm tắc ngợi khen, và họ tham gia rất tích cực. "Hoà bình lập lại" (1954) ông cùng chính phủ về Hà Nội, và được Đảng, Nhà nước cử giữ chức Phó Thủ tướng Chính phủ!

Sinh thời, cụ Phan Kế Toại rất quan tâm đến đời sống dân làng, chính cụ là người mang nghề làm nón, làm áo tơi lá về làng. Mông Phụ, mở lớp dạy ngay tại "từ đường" họ Phan. Rất tiếc trong làng có kẻ độc mồm bảo: "Cụ đi làm quạn với thíên hạ, lại đem cái nghề ăn mày về làng..." (Ãn mày nón lá áo tõi). Cùng thời điểm này, dân làng Phú Châu - Phủ Quảng Oai đã du.nhập nghề chằm nón vào, hiện nay trở thành nghề truyền thống của làng Phú Châu huyện Ba Vì. Không thành, cụ đem Cô-ta của nhà máy sợi Nam Định về cho làng dệt lấy công. Chiến tranh thế giới nổ ra, nhà máy sợi dưới "Nam" đóng cửa, hàng trăm khung sợi của làng gác trên sà nhà cho nhện xây tổ... Thế mới biết cụ là người luôn lo đên việc mở nghề cho dân.

Trong thời kỳ hiện đại còn một người nữa phải kể đến là Bộ truởng Bộ Thủy lợi Hà Kế Tấn. Ông sinh ra và lớn lên trong một gia đình có truyền thống rất nổi tiếng về nghề thợ mộc, ông nội được cả vùng trân trọng gọi là "cụ Mục'' (Đầu Mục sứ- Người cai quản thợ của cả sứ Đoài). Lớn lên ông ra Hà Nội kiếm sống và được giác ngộ lý tưởng Cách mạng. Trong phong trào "dân chủ" (1936-1939) ông đã lập ra "ái hữu thợ mộc" ở Hà Nội, đấu tranh đòi dân sinh, dân chủ... Toàn quốc kháng chiến ông lên chiến khu, hoà bình lập lại ông được Đảng và Chính phủ cử giữ chức Bộ trưởng Bộ Thủy lợi. Có thể nói Bộ trưởng Hà Kể Tấn là một trong những người đầu tiên đặt nền móng cho Công trình thuỷ đĩện Hoà Bình hôm nay... Cũng giống như cụ Phan Kế Toại, cụ Hà Kế Tấn cũng hết sức chăm lo đến đời sống dân làng Đường Lâm, cụ là người quy hoạch và xây dựng hệ thống thủy lợi của đồng đất Đường Lâm, vốn một vùng bán Sơn địa rất nhiều khó khăn trong canh tác đã bao đời nay... Suốt mấy chục năm qua (từ 1946), nhờ vào hệ thống tưới cấp I & II, đời sống người dân nơi đây cũng được cải thiện đáng kể, một phần không nhỏ phải kể đến cụ!
Nói đến Đường Lâm còn rất nhiều tên tuổi phải kể đến, đó là cụ Phó Bảng Giá Sơn Kiều Oánh Mậu ở Đông Sàng, chính cụ là người hiệu đính Truyện Kiều, có thể nói nhờ vào bản "Kiều" này (cùng với hai bản Kiều Khác!à: Bản Kiều Kinh - Do Tự Đức biên soạn, và bản Kiều Phạm Quý Thích) là những tư liệu hết sức bổ ích cho việc hiệu đính và biên soạn Truyện Kiều sau này của Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du.

Vào thế kỷ XVII, ở Đông Sàng còn có bà Ngô Thị Ngọc Dung (tức gọi là Bà Chúa Mia), bà là phi tần của chúa Trịnh Tráng. Chính bà là người hưng công xây dựng chùa Mía (Sùng Nghiêm tự), một trong những ngôi chùa đẹp của Sứ Đoài và cả nước. Bên cạnh đó chính bà là người "mở chợ, lập bến đò", chấn hưng lại nghề nấu kẹo trộn đường, cung cấp đường mật cho phố Hàng Đường Hà Nội...

Trải năm tháng thời gian, gần đây nhất là hai cuộc kháng chiến cứu nước, nhân dân Đường Lâm luôn làm tốt mọi nhiệm vụ mà Đảng và Nhà nước giao phó, trong đợt tuyên dương công trạng vừa qua, nhân dân xã Đường Lâm được Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng Vũ trang...
Đến Đường Lâm vào thăm làng Việt cổ đá ong, một mình mình nghe tiếng bước châm mình rộn lên trong từng ngõ nhỏ, chắc bạn cũng cảm thấy hình như có một điều kỳ diệu còn tiềm ẩn dưới lớp đá dày trầm mặc đã tích tụ tự bao đời. Ra khỏi cổng làng Mông Phụ (Chiếc cổng duy nhất còn xót lại) mấy chữ đại tự còn in đậm trong lòng: "Thế hữu hưng ngơi đại" (thời nào cũng có người tài giỏi). Phải chăng đó là lời động viên, nhắn nhủ của tiền nhân với chúng ta hôm nay.

Hà Nội – Tháng Tám, Nhâm Ngọ.
Hà Nguyên Huyến (Báo Văn nghệ)


Có 2 cách đi đến Đường Lâm:

- Từ Hà Nội, bạn đi hết đường Láng - Hoà Lạc (chừng 30 km) rồi rẽ phải, đi chừng 20 km đến ngã 4 (hay ngã 5 gì đó ) thuộc địa phận Sơn Tây rồi đi thẳng tiếp. Để chắc ăn thì bạn hỏi người dân ở đó. Bạn đi chừng 3 km nữa, qua một cái cầu, đi một chút nữa sẽ nhìn thấy bên tay trái một con đường làng nhỏ, có rặng dừa và cổng làng thì bạn rẽ vào. Đó chính là làng cổ Đường lâm.

- Từ HN đi Sơn Tây ngoài đường 32 và Láng - Hoà Lạc thì còn 1 đường nữa là theo đê Sông Hồng đi (Đi theo đường Bắc Thăng Long - Nội Bài rẽ đi Chèm hoặc đi thẳng từ đê Yên Phụ). Đi trên đê cao các bạn có cơ hội ngắm cảnh làng quê, bãi ven sông. Đặc biệt đoạn gần Sơn Tây đường đi xuyên qua cánh đồng ngô bát ngát giữa đê quai và đê chính sông Hồng

Đường Lâm nằm cách Hà Nội khoảng hơn 50 km, cách thị xã Sơn Tây - Hà Tây chừng 5 km về phía đông bắc.

Từ Hà Nội, bạn có thể tới Đường Lâm bằng ôtô, xe máy và thậm chí là xe buýt theo tuyến Hà Nội - Sơn Tây, sau đó bắt xe ôm đến làng.

Nếu đi đoàn đông bằng ôtô khách từ 24 chỗ trở lên thì du khách sẽ được đưa đến trước cổng làng Mông Phụ, và tự mình đi bộ để khám phá ngôi làng Việt cổ đá ong này. Đi bộ vòng quanh trong làng không xa, nhưng đi bộ để khám phá thì rất thú vị.

Thời gian: 1 ngày
Các địa điểm du lịch tại làng cổ

Tham quan vào buổi sáng (bạn nên tránh đến vào buổi trưa vì đó là giờ các gia đình đi nghỉ trưa).

- Đình làng Mông Phụ: Từ cổng làng - cũng là một di tích đặc biệt với ngôi nhà hai mái đốc, đi vào một đoạn là tới đình, một công trình tiêu biểu mang đậm nét văn hóa của nông thôn Bắc bộ.

- Các căn nhà cổ được xây dựng bằng đá ong có niên đại hàng trăm năm tuổi. Có khoảng 45 căn nhà cổ ở đây, bạn nên đưa khách đến nhà ông Huyến, ông Lê, anh Hùng… Đó là những ngôi nhà cổ nhất và đẹp nhất ở làng Mông Phụ, đồng thời chủ nhân của chúng cũng là những người có kiến thức sâu sắc về lịch sử Đường Lâm, sẵn sàng kể chuyện với du khách. Trong một số ngôi nhà cổ có nghề truyền thống làm tương, với những bình (chum) ủ tương xếp đầy khuôn viên nhà, bạn cũng sẽ tìm hiểu được những thủ thuật làm tương này.

- Nhà thờ Thám hoa Giang Văn Minh: ngay trong làng.
- Bạn có thể tặng quà cho chủ nhân các ngôi nhà cổ vì họ không thu phí du lịch của khách tham quan.

Các địa điểm du lịch khác quanh làng:

Tham quan vào buổi chiều sau khi ăn trưa, theo con đường phía bên trái đình làng rời khỏi làng khoảng hơn 1km là đến khu di tích lăng và đền của Đường Lâm.

- Đền thờ Phùng Hưng: Nằm trên một khu đất cao, xung quanh cây cối tỏa bóng xanh mát. Đền thờ Phùng Hưng mới được tu tạo lại nên có một số điểm khác với ngôi đền cũ trước đây.

- Lăng Ngô Quyền: Cách đền Phùng Hưng khoảng 500 mét về phía bên trái. Lăng khá rộng rãi, trước mặt lăng là những cánh đồng lúa trải dài bát ngát, không khí mát mẻ, trong lành.

- Xung quanh còn có các di tích khác như: rặng Duối buộc voi chiến của Ngô Quyền khi xưa (cách 15 mét), đồi Hùm nơi Phùng Hưng đánh hổ cứu dân…

- Chùa Mía (Sùng Nghiêm tự): Nằm ngay một ngã ba trên đường tới khu di tích lăng và đền, thờ bà chúa Mía, trong chùa có rất nhiều tượng được làm bằng đồng, gỗ hoặc đất sét, không gian thanh tịnh và êm ả.

Di chuyển

Đi bộ hoặc thuê xe đạp của dân địa phương, không có dịch vụ chuyên nghiệp, nên khi tới làng bạn hãy thương lượng để thuê xe đạp với chi phí khoảng 20.000 đồng/xe.

Ăn uống

Các món ăn dân dã được ưa thích ở Đường Lâm là gà quê luộc, mướp hương xào, rau muống luộc chấm tương Mông Phụ, kẹo dồi (một thứ quà quê bán ở quán nước cổng làng), nước chè tươi…

Dịch vụ ăn uống ở Đường Lâm còn khá hạn chế, chỉ phục vụ được một số ít người và hết sức đơn giản, do đó, khi tới làng Mông Phụ, bạn nên tìm quán ăn để đặt cơm trưa trước, sau đó mới đi khám phá ngôi làng cổ. Du khách nước ngoài, đoàn đông... nên chuẩn bị thêm đồ ăn trưa tự túc hoặc lên xe quay về thị xã Sơn Tây để ăn trưa (tại quán Dân Tộc trên đường Lê Lợi), thu xếp thêm thời gian để khám phá thành cổ Sơn Tây (khoảng 1 giờ) rồi quay lại Đường Lâm.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:

tuan_ga

Xe hơi
Biển số
OF-14311
Ngày cấp bằng
27/3/08
Số km
193
Động cơ
517,170 Mã lực
Thành cổ cách Làng khoảng 7km thui cụ ah!Cụ mà đi 2 ngày thi nên đặt chỗ nghỉ tối ở Ao vua,Kkhoang xanh,Tản Đà,Thiên Sơn Thác Ngà....Ban ngày cụ đi làng cổ rùi thành cổ.buổi tối vào Khoang xanh,tản đà nghỉ ngơi ở đó sáng dậy chơi quanh quanh khu vực đó rùi chiều về trựot cỏ..đến tầm 5,6h về phố Gà Ri ăn tối rùi về (b) đại khái thế cụ ah(b)
 

cap8

Xe điện
Biển số
OF-19785
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
2,215
Động cơ
522,845 Mã lực
Nơi ở
Chi Hội Rổ Rá Cạp Lại
Website
www.vietvaluetravel.com
cơ mà dứoi ấy bây h nhà mới xây nhiều rồi
chán
em đi rồi lại về máy ảnh không mở ra luôn :102:
Dư cháu xem ảnh có quả cổng làng hoành đại tràng lắm cơ mà cụ? hóa ra nà lừa à? Cháu cũng định đi chup ảnh cổng làng là chính.

Hay cụ nhầm làng bên GIA LÂM? :21::21::21:
 

CHI HUA HUA

Xe buýt
Biển số
OF-7343
Ngày cấp bằng
22/7/07
Số km
813
Động cơ
548,220 Mã lực
Tuổi
50
Website
www.adz.com.vn
Dư cháu xem ảnh có quả cổng làng hoành đại tràng lắm cơ mà cụ? hóa ra nà lừa à? Cháu cũng định đi chup ảnh cổng làng là chính.

Hay cụ nhầm làng bên GIA LÂM? :21::21::21:
Cổng làng bây giờ gần như vẫn còn nguyên trạng . Nó không hề hoành tráng nhưng lại rất đẹp bởi cảnh quan và cây cổ thụ bên cạnh .
 

cap8

Xe điện
Biển số
OF-19785
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
2,215
Động cơ
522,845 Mã lực
Nơi ở
Chi Hội Rổ Rá Cạp Lại
Website
www.vietvaluetravel.com
Cổng làng bây giờ gần như vẫn còn nguyên trạng . Nó không hề hoành tráng nhưng lại rất đẹp bởi cảnh quan và cây cổ thụ bên cạnh .
Vậy nhà cháu phải đi rồi. Cháu thích cái cổng, giống cổng lang nhà cháu hồi trước, bây giờ bị phá rồi. Phí lắm.

Cám ơn thông tin của cụ
 

thao_nguyen

Xe hơi
Biển số
OF-18484
Ngày cấp bằng
11/7/08
Số km
145
Động cơ
506,050 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa - Hà Nội
vẫn có nhiều góc đẹp lắm bác ợ. Tuy nhiên không tránh khỏi tác động của quá trình đô thị hóa, nhất là bây giờ lại là một phần của thủ đô HN
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
thế thì cụ hôm nào chạy qua cái cổng làng Ước lễ nhà cháu
cái cổng ấy đẹp


Làng cổ nằm bên sông Nhuệ, nổi tiếng từ bao đời nay bởi có nghề truyền thống gắn liền với văn hóa ẩm thực của dân tộc: món giò chả. Ước Lễ còn chứa đựng trong lòng mình nhiều di tích độc đáo của văn hóa dân tộc.
Ngay từ đầu làng, chiếc cầu gạch cong cong duyên dáng bắc qua con sông nhỏ và cổng làng bề thế với dòng chữ Hán "Ước Lễ thôn", đưa chúng ta vào không gian của làng cổ. Miếu chợ nằm bên gốc đa cổ thụ có lẽ 300-400 tuổi rủ rễ dài chạm đất, tán lá rộng che rợp cả ngôi miếu nhỏ.
Bên kia chợ, đình làng thờ Thành Hoàng Lữ Gia còn giữ nguyên vẹn kiến trúc thời Hậu Lê, đẹp sánh ngang với đình Quảng Bá (Hà Nội). Trong các gian đình, tất cả đầu vì kèo và đầu xà ngang đều được nghệ nhân chạm khắc nổi hết sức sinh động, mềm mại, uyển chuyển hình tứ linh long-ly-quy-phượng và mặt trời cùng mai-lan-cúc-trúc.
Ðặc biệt, khác hẳn với nhiều đình của các làng Bắc Bộ, đầu vì kèo ở mái hiên chỉ được chạm khắc đơn giản hoặc không chạm khắc; xà ngang và vì kèo của mái hiên đình Ước Lễ đều được chạm khắc rất tỉ mỉ, tinh tế. Trên nóc đình, ngoài đôi rồng chầu mặt trời, còn có đôi cá chép uốn cong được ghép bằng các mảnh sứ xanh lam. Hai đầu đình có hai bầu rượu tròn cao ngất là những chi tiết độc đáo, riêng biệt, đặc sắc của kiến trúc đình Ước Lễ mà ở một số đình nổi tiếng như Tây Ðằng, Ðình Bảng không có. Ðôi cá chép để trên nóc đình chắc có liên quan đến sự tích "cá vượt vũ môn" để nêu cao tinh thần hiếu học cho dân làng Ước Lễ.
Cuối làng, ngôi chùa Sổ còn lưu giữ được hiện vật quý hiếm của thời Lý - Trần. Chùa nằm trên khu đất cao giữa cánh đồng. Xa xưa hơn nữa, chùa vốn là Quán Hội Linh thờ thần của Ðạo giáo. Ðến thời Lý, quán được tu sửa thành chùa. Hiện tượng quán biến thành chùa cũng đã xuất hiện ở ngay kinh thành Thăng Long (Quán Huyền Thiên ở phố Hàng Khoai, sau thành chùa, nhưng trong chùa vẫn thờ thần Huyền Thiên).
Còn chùa Sổ thờ Thái thượng Lão quân, Thượng Thanh, Thái Thanh, Ngọc Thanh và các môn đệ mà không thờ Phật Tam thế và Cửu Long như các chùa khác. Chùa Sổ được đại trùng tu vào đời Lê Trung Hưng (1634) và đời Nguyễn, năm Thành Thái thứ 5 (1901).
Di vật quý hiếm nhất mà chùa còn giữ được là những viên gạch ở chân tường có hình con rồng thời Lý, chung quanh rồng là những cánh hoa cúc mềm mại.
Cho đến nay, những chùa còn giữ được hình rồng thời Lý trên gỗ hoặc trên gạch và đất nung, chỉ đếm trên đầu ngón tay. Ðó là văn hóa vật thể quý hiếm cần phải được bảo tồn. Riêng bốn tấm bia đá đặt trong nhà bia là những trang sách vô giá của người xưa để lại, trong đó bia quán Hội Linh đã được Viện Hán - Nôm khảo cứu và dịch. Nhờ văn bia này, chúng ta mới được biết: Quán Hội Linh là danh lam nổi tiếng của nước Nam ta...
Bốn bề chung đúc khí thiêng, người tài vật quý, chư vị thảy đều linh ứng, phúc đến lộc về. Quận công Ðào Quang Hoa, vốn người xã Tuyền Cam, huyện Thanh Oai, làm Quận công ở Trấn Lạng Sơn, cùng vợ là bà Trần Thị Ngọc Lâm, mến mộ cảnh vật Ước Lễ, đem của cải trong nhà và tiền công đức đứng ra xây dựng chùa, khởi công vào ngày 19-12 năm Kỷ Tỵ (1527); từ đó, ông bà cho xây tam quan, gác chuông, nhà bia, đúc 17 tòa tượng Phật mới, tô các tòa tượng Phật cũ, đúc chuông, cúng 10 mẫu ruộng cho chùa. Vì vậy, trên khu đất cao giữa cánh đồng làng Tân Ước, Quán Hội Linh thành chùa Sổ với kiểu kiến trúc chữ Công, mang đậm kiến trúc nghệ thuật Lý Trần; trải 10 thế kỷ mà dấu tích vẫn còn lưu giữ đến ngày nay. Chùa Sổ đã được Bộ Văn hóa công nhận di tích lịch sử văn hóa năm 1986.
Ngoài chùa Sổ, Ước Lễ còn có chùa Sùng Phúc, dân làng thường gọi là chùa Mới vì chùa được xây cách đây khoảng 150 năm, mang phong cách kiến trúc thời Nguyễn. Những năm chống Pháp xâm lược, Hòa thượng Thích Thanh Nhân đã đào hầm nuôi cán bộ kháng chiến. Chùa trở thành cơ sở an toàn cho bộ đội, cán bộ kháng chiến hoạt động.
Cùng với đình chùa có những nét kiến trúc độc đáo trên, làng cổ Ước Lễ còn giữ được khá nhiều nếp nhà và cổng ngõ theo lối nhà cổ của nông thôn đồng bằng Bắc Bộ đầu thế kỷ 20. Qua sân gạch rộng lát gạch vuông là "dại tre" đã cũ che trước hiên nhà và những mái ngói vẩy cá thấm đẫm mầu thời gian như đưa ta trở về thuở ngày xửa ngày xưa êm đềm với tiếng chày giã giò đều đặn nhịp nhàng. Làng nghề chuyên làm ra miếng ngon Ước Lễ, sớm mở rộng giao lưu buôn bán với khách bốn phương, vẫn giữ được văn hóa làng cổ thuần Việt, ít bị pha tạp bởi cơ chế thị trường. Bà bán chè ngồi dưới gốc đa đầu chợ đon đả mời tôi bát chè cốm dẻo thơm, đúng là hương vị cốm thứ thiệt, không nhuộm phẩm xanh, ăn đến đâu mát ruột đến đó.
Ðình chùa, cổng làng cây đa, bến nước đẹp nên thơ trong chiều quê tĩnh mịch. Tiếng chuông chùa buông từng tiếng và tiếng chuông nhà thờ binh boong cùng hòa trong không gian bình yên. Về thăm làng cổ, đứng dưới mái đình, mới thấy rõ nét tinh túy của văn hóa làng - văn hóa dân tộc vẫn trường tồn trong mạch sống ở làng nghề Ước Lễ mà cháu con phải biết cùng nhau giữ lấy.
Theo báo Nhân dân điện tử
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
đi ước lễ thì chỉ có đuòng qua Hà đông đến BALA rẽ trái ( đuòng 21b đi chùa hương )
đến Ngã tư VÁC thì rẽ trái đi tiếp đi đến mấy cái quán nước hỏi tiếp là thấy ợ
 

Tôn silic

Xe tăng
Biển số
OF-19303
Ngày cấp bằng
30/7/08
Số km
1,312
Động cơ
515,600 Mã lực
Tuổi
37
Nơi ở
nhà em trên phố lớn nhưng sâu trong ngõ nhỏ
quê cụ pín có cái cổng làng đẹp quá,em đi qua mà chả để ý bao giờ
ở hà nọi em chỉ thấy còn mỗi cái cổng làng Yên Thái đầu chợ Bưởi nhìn còn cổ kính,còn đâu hầu như toàn cổng mới xây
 

sphinx

Xe máy
Biển số
OF-861
Ngày cấp bằng
23/7/06
Số km
99
Động cơ
577,285 Mã lực
quê bác dân làng dùng phang xe hiện đại quá:))
 

Kingpin

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-832
Ngày cấp bằng
20/7/06
Số km
11,177
Động cơ
686,820 Mã lực
Nơi ở
Hà nội tỉnh Cầu giấy huyện Nghiã đô xã
vầng em đang định lắp thêm cho ô tô nhà em cái quả phanh ấy cho nó ăn
@căp : đi Ước lễ cụ có thể rẽ qua làng chuông làm nón đợt này nắng phơi cọ phơi nón nhiều ắt có ảnh đẹp
 

cap8

Xe điện
Biển số
OF-19785
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
2,215
Động cơ
522,845 Mã lực
Nơi ở
Chi Hội Rổ Rá Cạp Lại
Website
www.vietvaluetravel.com
vầng em đang định lắp thêm cho ô tô nhà em cái quả phanh ấy cho nó ăn
@căp : đi Ước lễ cụ có thể rẽ qua làng chuông làm nón đợt này nắng phơi cọ phơi nón nhiều ắt có ảnh đẹp
Vâng, nhà cháu đi làng chuông chụp ảnh chơi liên tục đó ạ. Chắc chắn sẽ ghé qua quê cụ làm cân chả ạ.
 

qkace

Xe điện
Biển số
OF-9252
Ngày cấp bằng
5/9/07
Số km
2,736
Động cơ
562,754 Mã lực
Cách đây mấy tháng em đi đến Đường Lâm. Đi ra khỏi Sơn Tây một đoạn thì bị xxx thổi còi. Xuống xe thì được biết là đi quá tốc độ. Gặp xxx xong xuôi em hỏi làng cổ Đường Lâm ở đâu thì các bác ấy chỉ ngay bên kia đường.

Bác đi nhớ cẩn thận nhé:)
 

Hakipack

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-157401
Ngày cấp bằng
19/9/12
Số km
741
Động cơ
359,070 Mã lực
Đi làng cổ Đường Lâm có món ăn nổi tiếng nhất là món chè kho. Khắp VN mình chưa thấy ở đâu chè kho ngon như ở đấy. Chẹp chẹp
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top