[Funland] Quân đội Trung Quốc 2014

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng, hãy cùng xem quân sự Trung Hoa trong những năm vừa qua và hiện tại cũng như tương lai có những thay đổi cải cách đáng kể nào

J-20 Trung Quốc có khả năng oanh kích như máy bay ném bom?
(Vũ khí) - Mạng quân sự Sina của Trung Quốc cho rằng, chiến đấu cơ tàng hình thế hệ thứ năm J-20 của nước này sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với máy bay F-22 của Mỹ.
Nguyên mẫu J-20 số hiệu 2011 có nhiều điểm cải tiến mới so với những nguyên mẫu trước đó. Dựa trên những hình ảnh mới nhất về nguyên mẫu J-20 mang số hiệu 2011, mạng quân sự Sina nói rằng, hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi của chiếc J-20 2011 cho thấy nó được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế hệ thống quang - điện tử tương tự như hệ thống trang bị trên 2 loại máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ thứ năm F-22 và F-35 của Không quân Mỹ. Qua đó, Sina kết luận rằng, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo để tấn công phá hủy các mục tiêu mặt đất của đối phương.
Mẫu J-20 số hiệu 2011 lần đầu tiên được Trung Quốc tích hợp hệ thống ngắm bắn quang - điện tử hình đa giác ở ngay dưới mũi. Theo Sina thì hầu hết các loại chiến đấu cơ của Mỹ như F-16 Falcon hay F-15E Strike Eagle khi hoạt động trên chiến trường Afghanistan và Iraq đều chủ yếu tham gia tấn công các mục tiêu dưới đất. F-22 cũng được thiết kế có khả năng tấn công mục tiêu mặt đất bằng các loại bom (đầu đạn) tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện, bởi khi tham gia theo một mục tiêu di chuyển trên mặt đất F-22 sẽ phải phát tín hiệu radar và do đó làm lộ vị trí.
Có thể tạm so sánh và nhận ra những điểm cải tiến ở mẫu J-20 số 2011, bao gồm cửa mở của hệ thống bánh đáp, cửa mở khoang vũ khí, vòm kính buồng lái và động cơ. Sau khi tất cả 35 vệ tinh được triển khai trên không gian, hệ thống định vị vệ tinh Bắc Đẩu của Trung Quốc sẽ có thể cung cấp đẩy đủ thông tin để J-20 có thể thực hiện các đòn tấn công chính xác vào các mục tiêu quan trọng dưới đất của đối phương giống như F-22. Tuy nhiên, J-20 không chỉ mang được 4 tên lửa không - đối - không mà còn có thể được trang bị các loại bom JDAM hay SDB .
Tổng cộng, Sina tính toán rằng J-20 có thể mang được tổng cộng lên tới 24 quả bom đường kính nhỏ so với F-22 mang được 8 quả. Và nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử của J-20 được Trung Quốc sử dụng trên các loại chiến đấu cơ thế hệ thứ tư Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất của các máy bay này sẽ được cải thiện đáng kể.
"J-20 có thể trở thành máy bay ném bom hoàn hảo": Tin được không?

(Soha.vn) - J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 của Trung Quốc có thể sẽ có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn đối thủ F-22 của Mỹ.



Đây là nhận định được trang mạng quân sự Sina Military Network (trụ sở tại Bắc Kinh) đưa ra sau khi bức ảnh về mẫu thử mới nhất của loại tiêm kích này được đăng tải trên internet.
Đánh giá dựa trên bức ảnh của chiếc J-20 số hiệu 2011, Sina Military Network cho rằng hệ thống ngắm mục tiêu quang điện tử gắn dưới gần mũi máy bay cho thấy tiêm kích này được thiết kế chủ yếu cho nhiệm vụ tấn công mặt đất. Đây là một thiết kế tương tự như các tiêm kích tàng hình F-22 và F-35 của Mỹ. Bài báo cho hay với tính năng tàng hình, J-20 có thể trở thành một máy bay ném bom hoàn hảo khi được sử dụng tấn công các mục tiêu mặt đất.
Hầu hết các nhiệm vụ mà tiêm kích của Mỹ như chiếc F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle đảm nhiệm ở chiến trường Afghanistan và Iraq là tấn công các mục tiêu trên bộ. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công các mục tiêu mặt đất với các loại bom tấn công trực tiếp (JDAM) và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị các radar đối phương phát hiện trong khi bám theo một mục tiêu đang di chuyển trên mặt đất, bởi radar của loại máy bay này sản sinh ra bức xạ điện từ.

Mẫu thử số hiệu 2011 J-20​
Sina Military Network cho hay sau khi toàn bộ 35 vệ tinh thuộc giai đoạn hai của hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu của Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo, chiếc J-20 sẽ có thể phát động các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các mục tiêu trên bộ như những gì F-22 có thể thực hiện. Sina Military Network cho biết J-20 có khả năng mang 4 tên lửa không đối không. Không những vậy, Trung Quốc hiện còn đang phát triển các loại bom JDAM và bom đường kính nhỏ dành cho J-20.
Theo Sina Military Network, J-20 có thể mang lượng vũ khí với 24 bom đường kính nhỏ trong khi đó F-22 chỉ có khả năng mangg 8 quả. Bài báo cho hay nếu như hệ thống ngắm bắn quang - điện tử có thể được trang bị cho các tiêm kích thế hệ 4 như Su-30 và J-10, khả năng tấn công mặt đất từ xa cho các tiêm kích này sẽ được tăng cường đáng kể.


TQ tự tin J-20 tấn công mặt đất tốt hơn F-22 Mỹ

Phiên bản mới nhất của máy bay chiến đấu tàng hình thế hệ 5 Trung Quốc J-20 có khả năng tấn công mặt đất tốt hơn so với chiến đấu cơ Mỹ, trang mạng quân sự Sina có trụ sở ở Bắc Kinh tự tin cho biết sau khi một bức ảnh được tiết lộ trên internet.

Đánh giá từ các bức ảnh của tiêm kích J-20 số hiệu 2011, mạng quân sự Sina cho biết hệ thống nhắm mục tiêu quang điện dưới mũi máy bay cho thấy máy bay này được thiết kế chủ yếu để tấn công mặt đất. Thiết kế này tương tự như các máy bay chiến đấu tàng hình của Mỹ là F-22 và F-35. Với khả năng tàng hình, bài viết cho rằng J-20 có thể là một máy bay ném bom hoàn hảo nếu được sử dụng để tấn công mục tiêu trên mặt đất.

Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc.

Hầu hết các máy bay chiến đấu của Mỹ như F-16 Falcon hoặc F-15E Strike Eagle ở ​​Afghanistan và Iraq đều được sử dụng trong nhiệm vụ chống lại các mục tiêu mặt đất. F-22 cũng được thiết kế với khả năng tấn công mục tiêu mặt đất với vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ. Tuy nhiên, F-22 vẫn có thể bị radar của đối phương phát hiện khi theo dõi mục tiêu di chuyển trên mặt đất như phiên bản radar bức xạ điện từ của nó.
Sau khi tất cả 35 vệ tinh của hệ thống định vị Bắc Đẩu Trung Quốc được đưa vào quỹ đạo ở giai đoạn thứ 2, J-20 có thể khởi động các cuộc tấn công mục tiêu mặt đất chính xác không thua kém F-22, mạng quân sự Sina cho biết.

Chiến đấu cơ thế hệ năm F-22 của Mỹ.

Trang mạng này lưu ý rằng J-20 có thể mang bốn tên lửa không-đối-không. Bài báo cũng chỉ ra rằng Trung Quốc đang phát triển các vũ khí tấn công trực tiếp và bom đường kính nhỏ cho các máy bay chiến đấu tàng hình.
J-20 có thể mang đến 24 quả bom đường kính nhỏ trong khi F-22 chỉ có thể mang được 8, mạng quân sự Sina cho biết. Nếu hệ thống ngắm mục tiêu quang điện có thể được sử dụng cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 như Su-30 và J-10, sẽ nâng cao khả năng tấn công mặt đất cho các máy bay chiến đấu từ một khoảng cách xa hơn, trạng mạng này viết.
Trước đó, việc Trung Quốc cho ra ‘lò’ tiêm kích tàng hình thế hệ 5 J-20 được đánh giá không chỉ là bổ sung cho sức mạnh quân sự mà còn là đối trọng với chiến đấu cơ F-22 của Mỹ. Tuy nhiên, Trung Quốc mới chỉ phát triển công nghệ sản xuất máy bay trong vài năm trở lại đây, trong khi Mỹ đã có kinh nghiệm 20 năm với chiếc F-22 đặc biệt thành công.

Nga choáng với phiên bản mới của J-20 Trung Quốc


TPO - Một đoạn video quay chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 của Trung Quốc vận hành thử nghiệm bay khiến các chuyên gia Nga choáng váng bởi nước sơn màu xám của J-20 tương tự như các chiến đấu cơ thế hệ thứ năm T-50 PAK-FA của Nga, một trong những chương trình ngụy trang tàng hình tối mật của Nga.
Theo các chuyên gia Nga, việc Trung Quốc áp dụng màu sơn cho J-20 như tiêm kích T-50 của Nga là lý do để tin rằng, J-20 sớm được sử dụng như một máy bay ném bom tàng hình hoàn hảo nhằm tấn công các mục tiêu mặt đất (các nguyên mẫu J-20 trước đây sử dụng nước sơn màu đen).
Nguyên mẫu thứ ba chiến đấu cơ thế hệ thứ năm J-20 số hiệu “2011” xuất hiện tại căn cứ không quân Thành Đô, thành phố phía Tây Nam của Trung Quốc. Chiếc máy bay thực hiện một số chạy trên đường băng và hãm phanh sau khi ép xung bằng cách sử dụng một chiếc dù.
Các chuyên gia nhận định, thiết kế của máy bay J-20 đã có một số thay đổi so với hai nguyên mẫu đầu tiên của chiến đấu cơ thế hệ thứ năm của Trung Quốc, đặc biệt là sự xuất hiện của hệ thống theo dõi quang-điện tử dưới thân máy bay, giúp cho việc theo dõi và hiệu quả trong tấn công vào các mục tiêu mặt đất.
Luồng phản lực của loại động cơ mới ngắn hơn so với loại động cơ cũ. Loại động cơ mới giúp cho ngoại hình của chiếc máy bay thêm giống máy bay tàng hình.
Ngoài ra, trên J-20 dùng màn hình HUD mới - tương tự như công nghệ được sử dụng trên mẫu máy bay chiến đấu Eurofighter Typhoon. Đây được coi là một trong những công nghệ máy bay chiến đấu tiên tiến nhất trên thế giới.

Phiên bản mới của J-20 Trung Quốc có nhiều điểm đặc biệt

(Soha.vn) - Mẫu thử số hiệu 2011 của tiêm kích J-20 Trung Quốc có một số điểm khác so với 2 nguyên mẫu trước đó.



Một bức ảnh mới được đăng tải trên các trang mạng quân sự Trung Quốc và được tờ Hoàn Cầu dẫn lại cho thấy J-20, tiêm kích tàng hình thế hệ 5 đầu tiên số hiệu 2011 của Trung Quốc có thể đã được trang bị với một động cơ hoàn toàn khác so với nguyên mẫu 2001 và 2002.
Bức ảnh được đăng tải nhằm cho thấy cách thức động cơ của chiếc J-20 mới với số hiệu 2011 được thử nghiệm gần đây như thế nào. Từ bức ảnh trên, ống xả của động cơ mới có vẻ ngắn hơn so với ban đầu. Bên cạnh đó, cửa hút nhiên liệu của máy bay cũng được thiết kế lại để tạo cho động cơ cấu tạo giống như của một tiêm kích tàng hình hơn. Theo bài viết trên Hoàn Cầu, động cơ được cải tiến lại đi kèm với ít nhất 10 thay đổi trong thân máy bay.

So sánh nguyên mẫu 2011 (trên) và 2002 (dưới)​
Điểm quan trọng nhất trong thiết kế mới của mẫu 2011 nằm ở màn hình HUD mới, tương tự như được trang bị trên tiêm kích Typhoon của châu Âu. Theo bài báo, đây là một trong những công nghệ tiêm kích tiên tiến nhất trên thế giới. Không giống như nguyên mẫu số hiệu 2001 và 2002, với số hiệu được sơn màu đen, số hiệu 2011 của nguyên mẫu mới được sơn màu xám bạc như nhiều tiêm kích tàng hình trên thế giới, trong đó có chiếc F-22 của Mỹ. Theo Hoàn Cầu, đây là một loại sơn tàng hình mới.

Rất nhiều chuyên gia quốc phòng phương Tây đã dự đoán rằng sau cùng, Trung Quốc sẽ sản xuất J-20 sử dụng động cơ AL-31FN. Ban đầu, Trung Quốc nỗ lực phát triển động cơ WS-15 cho tiêm kích này, tuy nhiên kế hoạch đã bị trì hoãn bởi Trung Quốc thiếu công nghệ cần có để thiết kế một động cơ tiêm kích nội địa tiên tiến. Lô máy bay J-20 đầu tiên sẽ bắt đầu đi vào hoạt động tại một trung tâm thử nghiệm vũ khí ở thành phố Thương Châu, tỉnh Hà Bắc. Sau đó, số máy bay này sẽ được triển khai tại các đơn vị tiền tuyến của Không quân Trung Quốc trong năm 2017.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
3 tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc cùng lúc xuất hiện ở Biển Đông

(Soha.vn) - 3 tàu ngầm hạt nhân Type 094 được phát hiện neo đậu tại căn cứ của Hải quân Trung Quốc ở vịnh Á Long.



Tờ China News (Trung Quốc) mới đây đăng tải một bức ảnh cho thấy trong dịp Tết Nguyên Đán vừa qua, 3 trong tổng số 5 tàu ngầm hạt nhân Type 094 cùng lúc neo đậu tại căn cứ quân sự ở vịnh Á Long thuộc thành phố Tam Á, tỉnh Hải Nam, Trung Quốc.
Đây là một sự kiến đáng chú ý bởi hiếm khi thấy nhiều tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc cùng lúc xuất hiện như vậy.
Được thiết kế để thay thế tàu ngầm hạt nhân Type 092, tàu ngầm hạt nhân Type 094 lớp Tấn có chiều dài 133m, lượng giãn nước khi lặn là 11.000 tấn. Vũ khí chính trên tàu ngầm lớp Tấn là 12 tên lửa đạn đạo JL-2 có khả năng vươn tới các mục tiêu ở Hawaii, Alaska cũng như bờ Đông nước Mỹ. Các quan chức Mỹ từng nhận định rằng tên lửa JL-2 là mối đe dọa thực sự với nước Mỹ và là 1 trong 4 loại tên lửa tầm xa mới trong kho tên lửa chiến lược của Trung Quốc.
Bên cạnh đó, việc sở hữu các tàu ngầm Type 094 giúp hải quân Trung Quốc có khả năng tổ chức được các cuộc tuần tra chiến lược, đây là điều mà Bắc Kinh luôn thèm muốn khi mà các nước như Mỹ, Nga, Anh, Pháp đều đã triển khai nhiệm vụ tương tự. Dự kiến ngay trong năm 2014, Trung Quốc sẽ bắt đầu tổ chức những cuộc tuần tra chiến lược như trên.
Trước Type 094, tàu ngầm Type 092 đã không đạt được thành công như mong đợi của Trung Quốc và loại tàu này chỉ sử dụng để huấn luyện tại các khu vực ven biển. Vì vậy, Trung Quốc cũng không đặt quá nhiều kỳ vọng vào tàu ngầm Type 094 mà chỉ hy vọng nó có thể thực hiện được các cuộc tuần tra chiến lược để giúp Trung Quốc không bị "bẽ mặt" khi so sánh với các cường quốc khác. Mọi kỳ vọng của Trung Quốc sẽ đặt vào lớp tàu ngầm kế tiếp là Type 096.
Căn cứ quân sự trên vịnh Á Long là một trong những căn cứ hải quân lớn nhất của Trung Quốc trên Biển Đông và là căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á, ở gần đó có căn cứ tàu sân bay. Ở phía đông của vịnh có 4 cầu tàu sử dụng cho tàu ngầm, độ dài đều là 229 m, tổng cộng có thể neo đậu 16 tàu ngầm các loại.
Phát hiện khiến Mỹ giật mình về tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc

(Soha.vn) - Tàu ngầm hạt nhân TQ xuất phát từ căn cứ tàu ngầm ở Tam Á có thể nhanh chóng phát động cuộc tấn công hạt nhân đối với thành phố ven bờ biển phía Tây nước Mỹ.


Tân Hoa Xã cho hay số lượng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Hải quân Trung Quốc luôn là một điều bí ẩn. Gần đây cư dân mạng đã chụp được ảnh 3 tàu ngầm hạt nhân tên lửa chiến lược kiểu mới của Hải quân Trung Quốc neo đậu tại căn cứ vịnh Á Long của Hạm đội Nam Hải. Nhìn từ bên ngoài, rất có khả năng đây là tàu ngầm hạt nhân Type 094 mới nhất của Hải quân Trung Quốc.
Theo cơ quan tình báo Hải quân Mỹ, Trung Quốc đã xây dựng căn cứ tàu ngầm hạt nhân lớn nhất châu Á tại thành phố Tam Á tỉnh Hải Nam. Được biết, căn cứ này triển khai tàu ngầm hạt nhân kiểu mới nhất của quân đội Trung Quốc, có thể mang được tên lửa đạn đạo JL-2 với tầm bắn hơn 8.000 km

Hình ảnh 3 tàu ngầm Trung Quốc cùng lúc neo đậu tại căn cứ ở vịnh Á Long
Theo thông tin mới nhất mà Hải quân Mỹ có được sau khi phân tích vệ tinh quân sự, 3 tàu ngầm hạt nhân của quân đội Trung Quốc thường xuyên xuất hiện tại khu vực biển gần Tam Á. Căn cứ vào tuyến hành trình của những tàu ngầm này, Hải quân Mỹ đã phát hiện được sự hiện diện căn cứ hải quân bí mật của quân đội Trung Quốc tại Tam Á. Đồng thời tình báo của quân đội Mỹ cũng xác nhận, gần căn cứ hải quân bí mật tại Tam Á này còn có cơ sở bí mật hỗ trợ lưu trữ tên lửa của quân đội Trung Quốc. Trước đó, tạp chí Jane's Defence Weekly của Anh có đề cập đến việc vệ tinh của Mỹ cũng xác nhận, 10 năm trước Trung Quốc đã hoàn thành việc xây dựng căn cứ quân sự bí mật của Hải quân Trung Quốc tại Tam Á.
BÀI LIÊN QUAN


Theo báo chí nước ngoài, Hải quân Trung Quốc sớm đã lựa chọn xây dựng nơi chứa tàu ngầm hạt nhân dưới núi tại Tam Á, những cơ sở tàu ngầm hạt nhân này được xây dựng ẩn giữa núi sâu, khi ra biển rất khó bị phát hiện. Hành trình từ Tam Á ra Biển Đông rất thuận lợi để tàu ngầm hạt nhân trực tiếp ra biển sâu triển khai tấn công.
Lực lượng tàu ngầm thường quy của Hạm đội Nam Hải xuất phát từ căn cứ Du Lâm, Tam Á, mặc dù có thể dựa vào khu vực phòng vệ của Không quân Trung Quốc để tiến hành cuộc hành trình với thời gian dài đến phía Nam Đài Loan. Nhưng sau khi vượt qua các đảo Đông Sa, với sự suy yếu của lực lượng kiểm soát và phạm vi kiểm soát của không quân, trong phạm vi khu vực 200 km phía Nam của Đài Loan, việc tàu ngầm lặn giấu mình là cần thiết. Nếu chỉ hạn chế trong tác chiến phía Nam Đài Loan, tàu ngầm thông thường của Trung Quốc vẫn có thể đánh thắng, tuy nhiên, nếu yêu cầu lực lượng tàu ngầm vượt qua phía Đông eo biển Balintang, eo biển Bashi đến khu vực tác chiến phía Đông Đài Loan, chúng sẽ phải đối mặt với những khó khăn giống với lực lượng tàu ngầm thông thường của Hạm đội Đông Hải. Khi đó, lực lượng tàu ngầm thường quy của Hạm đội Nam Hải sẽ rất khó hỗ trợ việc tác chiến bờ biển phía Đông, điều này sẽ làm giảm tổng thể lực lượng tham chiến và khả năng tác chiến toàn diện của lực lượng tàu ngầm Hải quân Trung Quốc.

Thềm lục địa và môi trường đáy biển tại Biển Đông tạo điều kiện rất thuận lợi cho tàu ngầm Trung Quốc tác chiến. Biển Đông đã trở thành vị trí quan trọng trong tác chiến dưới nước của Hải quân Trung Quốc. Theo báo chí nước, ngoài tàu ngầm hạt nhân Trung Quốc xuất phát từ căn cứ tàu ngầm ở Tam Á có thể nhanh chóng phát động cuộc tấn công hạt nhân đối với thành phố ven bờ biển phía Tây của Mỹ.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tướng Trung Quốc chê vũ khí laser Mỹ

Thứ Ba, 25/02/2014 11:19
(NLĐO) – Một quan chức cao cấp quân sự của Trung Quốc đã bị chỉ trích sau khi nhận định sương mù dày đặc có thể là thứ tốt nhất để chống lại vũ khí laser tối tân của Mỹ.



Phát biểu trên Đài truyền hình trung ương Trung Quốc (CCTV) mới đây, Trương Thiệu Trung, một tướng hải quân Trung Quốc- chuyên gia quân sự tại đại học Quốc phòng Quốc gia, cho rằng các vũ khí laser gần như “vô dụng” trước sương mù


Phát ngôn của ông Trương vấp phải nhiều chỉ trích từ dư luận. Ảnh: South China Morning Post

Ông Trương phát biểu: “ Trong điều kiện thời tiết tốt, vũ khí laser có thể bắn chính xác ở khoảng cách 10km. Tuy nhiên, khi có sương mù thì chúng chỉ có thể nhìn thấy mục tiêu ở cự li 1km. Vũ khí laser chỉ có thể hoạt động ở thời tiết thuận lợi. Do điểm yếu này, kẻ thù sẽ chỉ tấn công khi thời tiết xấu, thời điểm vũ khí laser kém hiệu quả".
Ông Trương giải thích rằng sương mù được cấu thành bởi những hạt kim loại có kích thước nhỏ và nếu số lượng hạt này càng cao thì tia laser càng khó xuyên qua chúng.
Phát biểu của ông Trương được đưa ra sau khi hải quan Mỹ thông báo chuẩn bị triển khai vũ khí laser đầu tiên trên tàu sân bay USS Ponce với mục đích bảo vệ các lực lượng Mỹ ở vùng Vịnh Ba Tư. Tuy nhiên, hàng ngàn người dùng mạng xã hội Sina Weibo đã lên tiếng chỉ trích bình luận của ông Trương trong bối cảnh Trung Quốc đang chịu cảnh ô nhiễm không khí nghiêm trọng.
Đáp lại, ông Trương cho hay: “Tôi chỉ đề cập đến sự yếu kém của loại vũ khí laser chứ không cho rằng sương mù là một điều tốt”.




Chuyên gia Nga: Tên lửa hành trình TQ đe dọa Nhật, Mỹ
(Vũ khí) - Chuyên gia Nga nhận định về tên lửa hành trình Trung Quốc đang biến thành một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bối cảnh quân sự trong khu vực.

Đài Tiếng nói nước Nga dẫn đánh giá của Viện Project 2049 (Mỹ) cho biết Trung Quốc hiện là quốc gia phát triển các tên lửa hành trình “có độ chính xác cao hơn nhiều nước khác”, qua đó có khả năng tấn công những mục tiêu ở châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, số lượng tên lửa CJ-10 trên đất liền có thể đạt tới 500 đơn vị.
Còn chuyên viên Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng nếu ước tính này là đúng, thì tên lửa hành trình của Trung Quốc đang biến thành một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bối cảnh quân sự trong khu vực, gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng.
Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa hành trình vào những cuộc tấn công có độ chính xác như “ca phẫu thuật”.
Tên lửa hành trình CJ-10 của Trung Quốc Đánh chặn loại tên lửa như vậy là việc khó khăn do không thể tiên đoán quỹ đạo bay của nó. Trong cuộc tấn công đồng loạt sử dụng nhiều tên lửa, hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm chiếc, chỉ một phần nhỏ trong số đó sẽ bị hệ thống phòng không triệt hạ. Trong khi đó, sức công phá cơ sở hạ tầng mà những tên lửa này gây ra sẽ rất lớn.
Hiện Trung Quốc đang tiến lên vị trí thứ hai thế giới sau Mỹ về cơ số tên lửa hành trình và sự đa dạng của các phương tiện chuyên chở (trên cả tàu khu trục hay tàu ngầm).
Ngoài ra, còn hiện hữu khả năng tên lửa hành trình Trung Quốc mang đầu đạn hạt nhân và điều đó có thể gây lo ngại cho các quốc gia láng giềng cũng như cộng đồng quốc tế.
Trong bản báo cáo có tựa đề “Khả năng phát triển tấn công – trinh sát của Trung Quốc” thuộc Viện Nghiên cứu Project 2049, do tác giả Ian Easton thực hiện, sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc đã sở hữu số lượng đáng kể hệ thống tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 trang bị cho Quân đoàn Pháo binh số 2, tên lửa hành trình đối đất/đối hải YJ-62 của Hải quân Trung Quốc và tên lửa hành trình tầm xa YJ-63, CJ-20 của Không quân Trung Quốc.
“Với hơn 500 quả tên lửa được triển khai trên 40-55 bệ phóng thuộc biên chế Quân đoàn Pháo binh số 2, tên lửa hành trình đối đất tầm xa CJ-10 nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Mỹ và các nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản”, báo cáo cho biết. Với phạm vi hơn 1.500km, về mặt lý thuyết, CJ-10 có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.
Một vụ phóng tên lửa CJ-10 của Trung Quốc Báo cáo cũng cho biết thêm rằng, 100 máy bay cường kích hiện đại JH-7 và 30 máy bay ném bom H-6M của Hải quân Trung Quốc cũng được trang bi tên lửa hành trình không đối đất với bán kính tấn công hơn 1.500km, trong khi Không quân Trung Quốc cũng sở hữu số lượng nhỏ máy bay H-6K có thể mang tên lửa hành trình CJ-10 đủ sức đe dọa Guam.
Báo cáo nhận định, tên lửa tiên tiến có ý nghĩa chiến thuật và chiến lược rất quan trọng. Tên lửa hành trình là công nghệ thách thức đối với đối phương trong phòng thủ, bởi nó có thể bay ở độ cao cực thấp, quỹ đạo bay phức tạp.
“Trung Quốc sẽ có lợi thế địa lý lớn so với Mỹ nếu nó tham gia cuộc xung đột quân sự với Đài Loan hoặc Nhật Bản, tên lửa hành trình tầm xa có thể tấn công các tàu chiến Mỹ và căn cứ không quân trước khi kịp rời cảng thực hiện đòn tấn công bảo vệ đồng minh”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo này, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa với tầm bắn 5.000km, đủ khả năng đe dọa quần đảo Guam, Marianas, Palaus, Bắc Asutralia, bang Alaska và các căn cứ Mỹ ở khu vực Trung Đông.
“Thậm chí nếu chương trình phát triển của Trung Quốc thành công thì Hawaii và bờ Tây nước Mỹ có thể bị đe dọa bởi tên lửa đạn đạo Trung Quốc kể từ năm 2020”, báo cáo viết.
Mai Thùy (Tổng hợp TTXVN, KT)

Sức mạnh tên lửa Trung Quốc mạnh đến đâu?

10h35" | 27/02/2014 Theo đánh giá của Viện Project 2049 của Mỹ, Trung Quốc hiện là quốc gia phát triển các tên lửa hành trình “có độ chính xác cao hơn nhiều nước khác”, qua đó có khả năng tấn công những mục tiêu ở nhiều quốc gia châu Á-Thái Bình Dương. Trong đó, số lượng tên lửa CJ-10 trên đất liền có thể đạt tới 500 đơn vị.



Còn chuyên viên Vasily Kashin thuộc Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ Nga cho rằng nếu ước tính này là đúng, thì tên lửa hành trình của Trung Quốc đang biến thành một trong những yếu tố quan trọng tác động đến bối cảnh quân sự trong khu vực. Các nước láng giềng của Trung Quốc sở hữu vũ khí hạt nhân ngay từ bây giờ đã phải tính đến rằng Trung Quốc có thể sử dụng tên lửa hành trình vào những cuộc tấn công có độ chính xác như “ca phẫu thuật”.

Ấn Độ sẽ cần bố trí các tên lửa đạn đạo mà họ không có nhiều ở phía Nam bán đảo Indostan (để tăng phạm vi tầm bay xa), đồng thời tăng cường đầu tư cho lực lượng hạt nhân chiến lược của hải quân. Cả hai động thái đều tốn kém. Đối với Nhật Bản, dù họ có được vũ khí hạt nhân, thì tên lửa hành trình sẽ là công cụ hiệu quả của người Trung Quốc để thực thi cuộc tấn công phủ đầu phi hạt nhân.

Đánh chặn loại tên lửa như vậy là việc khó khăn do không thể tiên đoán quỹ đạo bay của nó. Trong cuộc tấn công đồng loạt sử dụng nhiều tên lửa, hàng chục hoặc thậm chí hàng trăm chiếc, chỉ một phần nhỏ trong số đó sẽ bị hệ thống phòng không triệt hạ. Trong khi đó, sức công phá cơ sở hạ tầng mà những tên lửa này gây ra sẽ rất lớn.

Hiện Trung Quốc tự tin tiến lên vị trí thứ hai thế giới sau Mỹ về cơ số tên lửa hành trình và sự đa dạng của các phương tiện chuyên chở (trên cả tàu khu trục hay tàu ngầm). Bên cạnh đó, lực lượng Mỹ phân tán trên khắp thế giới, còn tên lửa hành trình của Bắc Kinh hiện nay tập trung tất cả trên lãnh thổ Trung Quốc, dưới sự chỉ huy quản lý thống nhất.

Ngoài ra, còn hiện hữu khả năng tên lửa hành trình Trung Quốc mang đầu đạn hạt nhân. Theo giới phân tích, vị thế thống lĩnh quân sự của Trung Quốc đang bắt đầu manh nha trong khu vực sẽ dần trở thành hiện thực, khiến cuộc chạy đua vũ trang với Trung Quốc của những nước khác trong khu vực trở nên vô ích.

Những dự đoán đáng sợ về lực lượng tên lửa chiến lược TQ

(Soha.vn) - Tân Hoa Xã trích dẫn một bài viết trên trang mạng vệ tinh của Nga, trong đó tiết lộ khá chi tiết về quy mô và cơ cấu tổ chức của Quân đoàn Pháo binh số 2 Trung Quốc.


Bài viết dẫn lời Phó giám đốc Viện phân tích chính trị và quân sự Nga Alexander Khramchikhin cho rằng, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có thể vượt qua Mỹ và Nga. Vì nhiều lý do, tiềm năng kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc luôn thu hút sự chú ý của quốc tế, tuy nhiên, ngoài sự tồn tại của các kho vũ khí ra, Trung Quốc vẫn còn nhiều bí mật.
Theo Alexander, với việc Nga và Mỹ cắt giảm hàng loạt vũ khí hạt nhân sau thời kỳ Chiến tranh lạnh, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể sánh ngang với Nga và Mỹ, thậm chí Trung Quốc có thể là nước sở hữu nhiều vũ khí hạt nhân nhất thế giới hiện nay.
Alexander còn nhận định rằng số đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc có thể nhiều hơn tổng số đầu đạn đạn hạt nhân của Anh, Pháp và các quốc gia hạt nhân chưa được công nhận (Ấn Độ, Pakistan, Israel và Triều Tiên) cộng lại.
Theo bài viết, tình hình phân bổ của vũ khí hạt nhân Trung Quốc giữa các quân binh chủng chủ yếu dựa trên những số liệu đã có để suy đoán. Ngoài Nga ra, chỉ có Trung Quốc phân bổ phần lớn lực lượng hạt nhân chiến lược cho quân chủng độc lập. Trong quân đội Trung quốc, lực lượng này được gọi là Quân đoàn Pháo binh số 2, giống với Lực lượng tên lửa chiến lược của Nga, chủ yếu biên chế lực lượng hạt nhân chiến lược mặt đất.

Thông tin về Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc được bảo mật kỹ càng, không có bất kỳ số liệu chính thức nào liên quan đến số lượng tên lửa và đầu đạn. Tuy nhiên, nhiều nguồn tin khác nhau cho biết, Quân đoàn Pháo binh số 2 có tổng cộng 6 tập đoàn quân tên lửa (từ số 51 đến số 56). Dưới mỗi tập đoàn quân có các Lữ đoàn, hiện Quân đoàn Pháo binh số 2 có 24 lữ đoàn tên lửa. Mỗi Lữ đoàn có thể có từ 9 đến 54 bộ thiết bị phóng, số lượng tên lửa có thể nhiều hơn số lượng thiết bị phóng, thông thường nhiều hơn 20 – 25%.
Quân khu Bắc Kinh đã xây dựng hệ thống đường hầm đan chéo nhau dưới đất cho Quân đoàn Pháo binh số 2 để giấu thiết bị phóng, đặc biệt là thiết bị phóng di động, tên lửa và đầu đạn, tuy nhiên, vẫn chưa có nguồn tin tình báo nào có thể tiếp cận sâu hơn khu vực này. Vì vậy, những thông tin được biết đến vẫn chủ yếu là về 6 tập đoàn quân tên lửa.
Từ góc độ số lượng Lữ đoàn tên lửa, có thể phần nào đoán biết được số lượng thiết bị phóng tên lửa của Quân đoàn Pháo binh số 2 là: 30 – 36 bộ phóng tên lửa DF-5, 18 – 30 bộ phóng DF-4, 9 – 30 bộ phóng DF-3; 48 bộ phóng DF-31 (trong đó có 30 bộ phóng DF-31A); 88 bộ phóng DF-21; 24 – 45 bộ phóng DF-15, 36 bộ phóng DF-11A; 18 bộ phóng DH-10. Số lượng đầu đạn có thể là 367 – 439 đầu đạn. Nếu cộng với 25% tên lửa thay thế, như vậy số lượng tên lửa có thể đạt khoảng 45 quả tên lửa DF–5; 30 tên lửa DF–3A; 60 tên lửa DF-31 (bao gồm 36 quả tên lửa DF-31A); 110 tên lửa DF-21; 60 tên lửa DF-15; 45 tên lửa DF–11; 70 tên lửa DF-10.

DF-31A
Tên lửa xuyên lục địa của Trung Quốc có 3 loại: DF-5 (tầm bắn 7.500 – 15.000 km), DF-31/31A (tầm bắn 7.000 – 12000 km), DF-4 (tần bắn 5.500 – 7.000 km). Tầm bắn cụ thể của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa tùy thuộc vào tải trọng chiến đấu. Tên lửa DF-31 thay thế DF-5 cũ là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa phù hợp với yêu cầu chiến đấu hiện nay, dùng để phá hủy các mục tiêu trên đất liền của Mỹ. Hiện nay, đây cũng là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa của Trung Quốc mang được nhiều đầu đạn nhất. DF-4 là tên lửa tầm trung, dùng để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga. Trên lý thuyết, DF-4 cũng có thể tấn công châu Âu, tuy nhiên, chiến tranh giữa Trung Quốc và các nước châu Âu khó có khả năng xảy ra. Ngoài ra, Trung Quốc đang thử nghiệm tên lửa xuyên lục địa DF-41, có thể mang tối đa 10 đầu đạn hạt nhân, tầm bắn có thể đạt 14.000 km.
BÀI LIÊN QUAN


Tên lửa đạn đạo tầm trung có 2 loại: DF-3A (tầm bắn khoảng 3000 km) và DF- 21 (tầm bắn 2.000 – 3.000 km). Những tên lửa đạn đạo tầm trung này dùng để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Nga, Ấn Độ và Nhật Bản. Hiện tên lửa DF-3A đang được ngừng hoạt động và dần được thay thế bằng tên lửa DF-21. DF-21 có một số biến thể cải tiến, trong đó có biến thể DF-21D được mệnh danh là "sát thủ tàu sân bay".
Tên lửa chiến thuật chiến dịch có 2 loại: DF-11 (tấn bắn 300 – 800 km), DF-15 (tần bắn 600 km). Tên lửa DF-15 và DF-11 hầu như dùng để tấn công mục tiêu trên lãnh thổ Đài Loan, đa số trang bị cho Tập đoàn quân số 52, số ít trang bị cho Lữ 816 của Tập đoàn quân 51.

Tầm bắn tối đa của tên lửa hành trình DH-10 là 4.000 km, là sự kết hợp công nghệ tên lửa Kh-55 của Nga và Tomahawk của Mỹ mà thành. Đây là một loại vũ khí mới được trang bị cho Quân đoàn pháo binh số 2.
Trong số các tên lửa trên, tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-5, DF-4 và tên lửa đạn đạo tầm trung DF-3 sử dụng giếng phóng silo, số tên lửa còn lại sử dụng bệ phóng di động.

Hình ảnh được cho là của tên lửa DH-10
Bài viết cho biết do không có bất kỳ số liệu chính thức nào liên quan đến Quân đoàn Pháo binh số 2 của Trung Quốc nên quy mô của 6 tập đoàn quân tên lửa đều có thể lớn hơn nhiều so với miêu tả này, đặc biệt là về kho tên lửa và đầu đạn. Dữ liệu mà bài viết đề cập chủ yếu dựa trên cơ sở những phát hiện vệ tinh về số lượng tên lửa hạt nhân của Trung Quốc. Thực lực của Quân đoàn Pháo binh số 2 có thể còn cao gấp nhiều lần, với số lượng tên lửa và đầu đạn lên tới gần hàng nghìn quả, trong đó phải kể đến tên lửa DF-21, DF-31 và DH-10.
Bài viết nhận định lực lượng hạt nhân chiến lược mặt đất của Trung Quốc có tính năng tác chiến ổn định mạnh hơn nhiều so với của Mỹ và Nga. Các quân binh chủng khác của quân đội Trung Quốc cũng có kho vũ khí hạt nhân lớn. Theo suy đoán, Lục quân Trung Quốc có 1.500 - 2.500 đầu đạn hạt nhân, Không quân Trung Quốc có ít nhất có 500 đầu đạn và Hải quân có gần 100 đầu đạn. Với sự phát triển của các phương tiện phóng, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc cũng sẽ tăng theo.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc khoe vũ khí khiến Mỹ sợ nhất
(Vũ khí) - Trang mạng quân sự fyjs.cn của Trung Quốc mới đây đăng tải hình ảnh về DF-41, tên lửa đạn đạo liên lục địa mới nhất của quân đội nước này. Được biết, trong số các lực lượng chiến lược Trung Quốc, tàu ngầm hạt nhân tên lửa đạn đạo và các tên lửa liên lục địa phóng trên mặt đất là điều khiến Mỹ lo lắng nhất.
DF-41 được coi là tên lửa đạn đạo liên lục địa bí ẩn nhất của Trung Quốc bởi cho tới nay, các đặc tính kỹ chiến của của nó vẫn chưa được công bố rộng rãi. Có nguồn tin cho rằng, Trung Quốc đã đánh cắp được công nghệ tên lửa đạn đạo liên lục địa di động R-12M Topol-M của Nga để chế tạo DF-41. Tên lửa này sẽ là thành phần chính trong bộ ba lực lượng răn đe hạt nhân của Trung Quốc trong thời gian tới.
DF-41 là tên lửa liên lục địa mới nhất của Trung Quốc có khả năng tấn công phần lớn nước Mỹ. Chương trình phát triển DF-41 được khởi xướng từ những năm 1980 và có thể đã được kết hợp với chương trình phát triển tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2. Theo thông tin của cơ quan tình báo Mỹ, Trung Quốc đã tiến hành thử nghiệm DF-41 lần đầu tiên vào ngày 24/07/2013, lần thử nghiệm mới nhất của tên lửa này được thực hiện vào ngày 13/12/2013 tại trường thử tên lửa ở tỉnh Sơn Tây.
Một số nguồn tin không chính thức cho biết DF-41 có tầm bắn từ 12.000-15.000km, có khả năng mang theo 10 đầu đạn hạt nhân dẫn hướng độc lập (MIRV). Mặc dù đặc tính kỹ chiến thuật của tên lửa DF-41 vẫn chưa được xác nhận song tên lửa này là một đại diện cho năng lực răn đe hạt nhân mới của Trung Quốc theo chiều hướng ngày càng trở nên nguy hiểm hơn.
Mới đây, trang mạng military.dwnews.com (Trung Quốc) còn cho hay truyền thông Mỹ dự đoán trong năm 2014, Bắc Kinh sẽ triển khai lô 60 tên lửa đạn đạo xuyên lục địa DF-41 đầu tiên, có khả năng bao phủ toàn bộ châu Âu hoặc lãnh thổ Mỹ.
DF-41 được công bố vào những ngày đầu năm mới như là một sự khoa trương cho sức mạnh mới của quân đội cũng như lực lượng Nhị pháo Trung Quốc.
Theo truyền thông Nga, sức mạnh mới này của Trung Quốc khiến Mỹ lo sợ nhất.
Một quan chức quốc phòng cấp cao của Mỹ đưa ra bản liệt kê vũ khí, khí tài của Trung Quốc mà phía Mỹ quan tâm gồm có: (1) tình hình sử dụng tàu ngầm hạt nhân chiến lược của Trung Quốc; (2) số lượng thực của tên lửa xuyên lục địa có thể với đến lãnh thổ Mỹ là “Đông Phong-31A”; (3) tình hình nghiên cứu phát triển tên lửa xuyên lục địa nhiều đầu đạn tính năng cao “Đông Phong-41”.
Tên lửa đạn đạo DF-31A Từ bản liệt kê trên, không khó có thể nhận thấy vấn đề mà người Mỹ quan tâm nhất hiện nay là thực lực của lực lượng pháo binh 2 quân đội Trung Quốc. Đây cũng là mảng thông tin mà Washington chưa nắm được nhiều trong số các loại vũ khí, trang bị chiến lược của Bắc Kinh.
“Đông Phong-31A” cũng là vấn đề tương tự, số lượng của nó có thể quyết định số lượng NMD (Hệ thống phòng thủ tên lửa) và chất lượng kết nối các hệ thống này. Mỹ đã đoán số lượng tên lửa này của Trung Quốc rất lớn, dẫn đến họ phải tiêu tốn nhiều ngân sách quốc phòng để sản xuất ra nhiều hệ thống chống tên lửa cả trên lục địa lẫn chiến hạm và trên các vì sao.
Tình hình nghiên cứu phát triển “Đông Phong-41” của Trung Quốc cũng được Washington rất quan tâm, đặc biệt là kỹ thuật của loại tên lửa mới này. Tên lửa có phạm vi phóng chính xác là bao nhiêu km, mỗi quả tên lửa mang bao nhiêu đầu đạn, sức công phá của đầu đạn hạt nhân, độ chính xác của chúng như thế nào là điều mà người Mỹ bắt buộc phải biết.


Trung Quốc phát triển tên lửa hành trình chính xác nhất TG

(Kienthuc.net.vn) - Các chuyên gia Mỹ tin rằng Trung Quốc đang phát triển tên lửa hành trình thế hệ mới và tên lửa đạn đạo đủ sức bao trùm toàn Nhật Bản và một phần Mỹ.



Theo báo cáo của Viện Nghiên cứu Project 2049, Trung Quốc đã bắt đầu phát triển tên lửa hành trình chính xác nhất thế giới có thể tấn công các mục tiêu ở Nhật Bản như các căn cứ quân sự Mỹ.
Trong bản báo cáo có tựa đề “Khả năng phát triển tấn công – trinh sát của Trung Quốc” do tác giả Ian Easton thực hiện, sau nhiều năm nỗ lực, Trung Quốc đã sở hữu số lượng đáng kể hệ thống tên lửa hành trình, bao gồm tên lửa hành trình tấn công mặt đất CJ-10 trang bị cho Quân đoàn Pháo binh số 2, tên lửa hành trình đối đất/đối hải YJ-62 của Hải quân Trung Quốc và tên lửa hành trình tầm xa YJ-63, CJ-20 của Không quân Trung Quốc.
“Với hơn 500 quả tên lửa được triển khai trên 40-55 bệ phóng thuộc biên chế Quân doàn Pháo binh số 2, tên lửa hành trình đối đất tầm xa CJ-10 nhận được sự quan tâm đặc biệt từ Mỹ và các nhà hoạch định quốc phòng Nhật Bản”, báo cáo cho biết. Với phạm vi hơn 1.500km, về mặt lý thuyết, CJ-10 có thể đe dọa toàn bộ lãnh thổ Nhật Bản.
Tên lửa hành trinh tấn công mặt đất chính xác cao CJ-10.

Báo cáo cũng cho biết thêm rằng, 100 máy bay cường kích hiện đại JH-7 và 30 máy bay ném bom H-6M của Hải quân Trung Quốc cũng được trang bi tên lửa hành trình không đối đất với bán kính tấn công hơn 1.500km, trong khi Không quân Trung Quốc cũng sở hữu số lượng nhỏ máy bay H-6K có thể mang tên lửa hành trình CJ-10 đủ sức đe dọa Guam.
Báo cáo nhận định, tên lửa tiên tiến có ý nghĩa chiến thuật và chiến lược rất quan trọng. Tên lửa hành trình là công nghệ thách thức đối với đối phương trong phòng thủ, bởi nó có thể bay ở độ cao cực thấp, quỹ đạo bay phức tạp.
“Trung Quốc sẽ có lợi thế địa lý lớn so với Mỹ nếu nó tham gia cuộc xung đột quân sự với Đài Loan hoặc Nhật Bản, tên lửa hành trình tầm xa có thể tấn công các tàu chiến Mỹ và căn cứ không quân trước khi kịp rời cảng thực hiện đòn tấn công bảo vệ đồng minh”, báo cáo cho biết.
Cũng theo báo cáo này, Bộ Quốc phòng Mỹ cho rằng Trung Quốc có thể đang phát triển tên lửa đạn đạo tầm xa với tầm bắn 5.000km, đủ khả năng đe dọa quân fđảo Guam, Marianas, Palaus, Bắc Asutralia, bang Alaska và các căn cứ Mỹ ở khu vực Trung Đông.
“Thậm chí nếu chương trình phát triển của Trung Quốc thành công thì Hawaii và bờ Tây nước Mỹ có thể bị đe dọa bởi tên lửa đạn đạo Trung Quốc kể từ năm 2020”, báo cáo viết.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc: hợp tác quân sự với Ukraine vẫn bình thường

(Kienthuc.net.vn) - Các chuyên gia của Trung Quốc nhận định việc Tổng thống Yanukovych bị lật đổ sẽ không làm ảnh hưởng tới giao thương quân sự giữa hai quốc gia này.



Đứng trước tình hình căng thẳng chính trị đang leo thang tại Ukraine, đỉnh điểm là việc Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, các chuyên gia Trung Quốc nhận định giao thương vũ khí giữa hai nước sẽ không chịu ảnh hưởng nặng nề từ cuộc khủng hoảng.
Ông Jiang Yi, nhà nghiên cứu thuộc Viện Khoa học Xã hội Trung Quốc nói rằng, việc thay đổi chính quyền không làm ảnh hưởng tới mối quan hệ hợp tác quốc phòng giữa Trung Quốc và Ukraine vốn đã trở thành truyền thống tốt đẹp của hai nước.

Ukraine đã giúp Trung Quốc có tàu sân bay đầu tiên khi bán chiếc tàu sân bay Liên Xô Varyag với "giá rẻ như cho".

Cho đến nay, Ukraine đã xuất khẩu khoảng 30 công nghệ quân sự cho Trung Quốc, ví dụ như là hệ thống động lực trang bị cho máy bay vận tải cỡ lớn, máy bay huấn luyện siêu thanh, xe tăng, tên lửa không đối không và trực thăng hoạt động ở vùng núi.
Tạp chí Khán Hòa cho biết thêm rằng, Trung Quốc được Ukraine giới thiệu mẫu động cơ tuốc bin UGT-25000 trong những năm 1990, nhưng công nghệ này không được chuyển giao cho tới nhiều năm sau khi Ukraine gặp khó khăn về kinh tế buộc phải chuyển giao đổi lấy khoản tiền từ Trung Quốc. Không những vậy, Ukraine còn giúp Trung Quốc thiết kế tàu khu trục.
"Đặc biệt, Ukraine có thể giúp Trung Quốc phát triển công nghệ chống tàng hình tiên tiến có thể gây ra mối đe dọa đáng kể đối với các siêu máy bay tàng hình Mỹ", tờ Defence News cho biết.
Ukraine đã cung cấp mẫu thử Su-33 giúp Trung Quốc hoàn thiện tiêm kích hạm J-15.

Trong khuôn khổ triển lãm hàng không Chu Hải 2012, các doanh nghiệp quốc phòng Ukraine đã thực hiện nhiều cuộc đàm phán với công ty Trung Quốc cùng hợp tác phát triển trực thăng, máy bay vận tải hạng nặng Il-76, huấn luyện, bảo trì, cung cấp linh kiện máy bay.
Ukraine cũng đã "cống" cho Trung Quốc những chiếc tàu đổ bộ đệm khí lớn nhất thế giới Project 12322 Zubr được thiết kế dưới thời Liên Xô.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc không muốn giao hết công nghệ tên lửa cho Indonesia

(Kienthuc.net.vn) - Dường như Trung Quốc không hề muốn bàn giao 100% dây chuyền sản xuất tên lửa chống tàu cận âm C-705 cho Indonesia.



Quan chức Bộ quốc phòng Indonesia khi trả lời cuộc phỏng vấn tại Bangkok liên quan đến việc nước này thử nghiệm tên lửa C-705 nhập khẩu từ Trung Quốc cho biết, 2 cuộc thử gần đây đều thành công mỹ mãn. Indonesia đang muốn mua thêm 40 quả tên lửa C-705 nữa và sau đó mua dây chuyền công nghệ lắp ráp hoàn toàn tại Indonesia.
Theo nguồn tin, việc đàm phán chuyển giao công nghệ vẫn đang được tiến hành. Tuy nhiên, phía Trung quốc không thể (hoặc không muốn) chuyển giao toàn bộ công nghệ C-705 cho Indonesia, vì có “rất nhiều nước muốn mua loại tên lửa này”.
C-705 là tên lửa hành trình chống tàu cận âm hạng nhẹ do Trung Quốc phát triển dựa trên mẫu C-704, dùng một số thành phần của tên lửa C-602. Loại tên lửa này được thiết kế để trang bị trên các tàu tên lửa nhỏ, tàu hộ vệ, máy bay, bệ phóng mặt đất.
Tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-705.

Theo nguồn tin công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, C-705 có trọng lượng 320kg, lắp đầu nổ nặng 110-130kg, trang bị động cơ tuốc bin phản lực cho tầm bắn 140km (độ cao hành trình thấp nhất 12,15m), độ chính xác phát bắn khoảng 95,7%. Đầu tự dẫn của C-705 dùng radar chủ động hoặc quang truyền hình hoặc hồng ngoại.
Được giới thiệu từ triển lãm Chu Hải 2008, nhưng hiện mới có Hải quân Indonesia mua và trang bị C-705 cho tàu hộ tống tên lửa cỡ nhỏ KCR do nước này tự thiết kế, phát triển.
Tạp chí Khán Hoà dẫn nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Trung Quốc, doanh nghiệp quốc phòng nước này đã cải tiến thành công tên lửa hành trình chống tàu cận âm C-705 cho nhiệm vụ tác chiến mục tiêu mặt đất với độ chính xác cao (CEP 10m), định danh là C-705G.
Ngoài C-705, tên lửa chống tàu do Trung Quốc chế tạo hiện được trang bị cho tàu chiến vài nước Đông Nam Á khác như Myanmar và Thái Lan, chủ yếu là mẫu C-802A. Có nguồn tin cho rằng, Myanmar sẽ mua tên lửa hành trình chống tàu tầm xa C-602 của Trung Quốc.
Theo Khán Hòa, công tác trang bị tên lửa C802A cho Hải quân Thái Lan cơ bản hoàn thành, nhưng nước này chưa một lần bắn thử nghiệm trong nước (đã bắn thử ở Trung Quốc).

Trung Quốc lộ thiết kế tàu khu trục thế hệ thứ tư


TPO - Trung Quốc đã hoàn thành việc thiết kế dự án tàu khu trục thế hệ thứ tư Type 057. Việc khởi đóng các tàu thuộc loại này sẽ bắt đầu vào khoảng thời gian cuối năm 2014 và quý 1 năm 2015.
Theo trang tin quân sự Mil, Trung Quốc sẽ chế tạo khoảng 20 tàu khu trục nhỏ Type 057, và việc chuyển giao cho lực lượng hải quân nước này sẽ được hoàn thành trước năm 2025.
Loại tàu khu trục nhỏ Type 057 sẽ thay thế tàu khu trục Type 053 và một số tàu đã lỗi thời trong biên chế lực lượng hải quân Trung Quốc.
Loại tàu khu trục Type 057 sẽ được trang bị động cơ điện hybrid, giúp giảm đáng kể tiếng ồn của tàu thế hệ thứ tư so với các dự án tàu khu trục trước đó.
Ngoài ra, tàu sẽ được trang bị radar thế hệ mới, hệ thống phóng thẳng đứng và hệ thống tên lửa chống máy bay. Thiết kế của tàu khu trục Type 057 sẽ được áp dụng công nghệ tàng hình.
Tàu khu trục Type 057 có thể chứa được hai máy bay trực thăng chống tàu ngầm và máy bay trinh sát.
Hồi giữa tháng 3/2013, hải quân Trung Quốc đã thông qua dự án tàu khu trục mới Type 056 sử dụng công nghệ tàng hình. Trung Quốc dự kiến sẽ xây dựng 20 tàu loại này.
Hôm 11/2, trang tin quân sự Vpk dẫn báo cáo mới nhất về Trung Quốc của Cục Tình báo hải quân Mỹ (ONI) cho thấy, Trung Quốc đang mạnh mẽ thực thi kế hoạch hiện đại hóa hải quân đầy tham vọng.
Theo ONI, hải quân Trung Quốc đang triển khai hạm đội từ tác chiến ven bờ sang thực hiện nhiệm vụ xa bờ và có thể tấn công các mục tiêu có khoảng cách xa.
Theo báo cáo của ONI, Hải quân Trung Quốc hiện có 77 tàu nổi, 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu tên lửa nhỏ. Đến năm 2020, 85% tàu chiến và tàu ngầm sẽ được Trung Quốc “hiện đại hóa” đủ sức đáp ứng với yêu cầu tác chiến tương lai.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Nga tiếp tay cho Trung Quốc nâng sức mạnh J-15

(Kienthuc.net.vn) - Trong năm 2014, Nga có thể cung cấp số lượng lớn động cơ hàng không AL-31FM cho Trung Quốc trang bị trên tiêm kích hạm J-15.

Khán Hòa dẫn lời một nhân viên nhà máy sản xuất động cơ máy bay NPO Saturn cho biết, năm 2014 Nga sẽ lần đầu tiên bàn giao động cơ tuốc bin phản lực cánh quạt đẩy AL-31FM cho Trung Quốc, số lượng cụ thể vẫn chưa được tiết lộ.
AL-31FM là biến thể cải tiến của động cơ tuốc bin phản lực AL-31F được hãng NPO Saturn thiết kế, sản xuất, trang bị cho chủ yếu cho dòng tiêm kích Sukhoi Su-27/30/34/35. So với mẫu gốc AL-31F, lực đẩy của AL-31FM được tăng lên 135kN so với 123kN trên AL-31F và 127kN trên động cơ AL-31FN (trang bị cho tiêm kích J-10), nhưng mức tiêu thụ nhiên liệu lại giảm, tuổi thọ sử dụng tăng lên đến 4.000 giờ.
Động cơ phản lực có kiểm soát véc tơ lực đẩy AL-31FM.


Đặc biệt, AL-31FM được tích hợp công nghệ kiểm soát véc tơ lực đẩy tiên tiến sẽ góp phần đem lại cho máy bay trang bị khả năng cơ động cao trong chiến đấu. Tuy nhiên, nguồn tin nội bộ Saturn cho biết rằng, mong muốn của Trung Quốc là không nhập khẩu động cơ có kiểm soạt véc tơ lực đẩy.
Theo suy đoán của Khán Hòa, lô động cơ AL-31FM nhập khẩu lần này của Trung Quốc có thể được sử dụng cho tiêm kích hạm J-15. Đồng thời, doanh nghiệp động cơ máy bay của Trung Quốc có thể muốn nghiên cứu công nghệ trên AL-31FM, qua đó để nâng cấp tính năng động cơ Thái Hành.
Khán Hòa nhận định rằng, mẫu tiêm kích tàng hình thử nghiệm J-20 của Trung Quốc cũng có thể trang bị động cơ AL-31FM.
AL-31FM có thể được dùng để trang bị cho máy bay J-15.


Trước đó, trong năm 2013 công ty Saturn đã cung cấp và bảo dưỡng khoảng 100 động cơ AL-31FN cho Trung Quốc. Loại động cơ này vốn được trang bị cho máy bay tiêm kích J-10A của Không quân Trung Quốc.
Khán Hòa cho rằng, việc tiếp tục nhập khẩu động cơ AL-31FN cho thấy Trung Quốc vẫn sẽ sản xuất một số máy bay chiến đấu kiểu J-10A, nhưng tập trung chủ yếu sẽ được dùng để sản xuất J-10B. Theo phân tích của Khán Hòa số lượng máy bay thế hệ 3 của Trung Quốc vẫn chưa đủ, việc cung ứng nhiên liệu, đặc biệt là vật liệu composite vẫn không thể đáp ứng việc sản xuất đầy đủ máy bay chiến đấu J-10A và J-10B.
Động cơ AL-31FN đang được sử dụng trên J-10A.


Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đã nhập khẩu thiết bị sửa chữa động cơ AL-31F từ Ukraine, nhưng do động cơ AL-31FN có những khác biệt về kỹ thuật với AL-31F cho nên một số động cơ của máy bay chiến đấu Trung Quốc vẫn phải đưa sang Nga để sửa chữa và bảo dưỡng.
Tuy nhiên, nhu cầu của Trung Quốc đối với AL-31FN ngày càng giảm, mỗi năm chỉ nhập khoảng 20 động cơ. Điều này cũng cho thấy máy bay chiến đấu J-10B do Trung Quốc sản xuất thực sự đã sử dụng động cơ Thái Hành WS-10A với quy mô lớn.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
12 loại vũ khí hiện đại Trung Quốc phát triển trong năm 2014


Trang mạng Huanqiu.com vừa cho công bố báo cáo giới thiệu 12 loại vũ khí hiện đại sẽ được Trung Quốc phát triển và hoàn thiện trong năm 2014.


>Nhận diện nhóm TSB Trung Quốc "hùng hổ" ra Biển Đông / Nhận mặt "chim sắt" Trung Quốc bay vào khu vực phòng không / Siêu "rồng" J-10B Trung Quốc thử nghiệm vũ khí
Nổi bật trong số này phải kể đến là 2 tàu sân bay tự chế, số hiệu No. 001A loại thông thường và No.002 có trang bị hệ thống phóng máy bay. Kế đến là loại tàu vũ trụ Shenlong (Thần Long) - tương tự như loại X-37B của Mỹ, với chuyến bay thử lên quỹ đạo. Tàu Hải giám lớn nhất thế giới, lượng choán nước 10.000 tấn cũng là một sản phẩm đáng lưu ý, cùng với đó là tên lửa đẩy Trường Chinh-5 có trọng tải 25 tấn.


Tàu sân bay No. 001A tương tự chiếc Liêu Ninh....



Với các máy bay J-15 sẽ được sản xuất hàng loạt đặt trên tàu sân bay



Tàu vũ trụ Thần Long.



Những chủng loại vũ khí khác bao gồm: trực thăng vũ trang Z-15 trong một dự án hợp tác với Pháp; tiến hành bay thử nghiệm với tiêm kích J-20 phiên bản mới; thủy phi cơ lớn nhất thế giới Giao Long-600; máy bay phản lực X-51 có tốc độ Mach 3-6 (3-6 lần tốc độ âm thanh); máy bay không người lái dựa theo mẫu RQ-170 mà Iran thu được hồi năm 2011; 3 loại tàu hộ tống, hỗ trợ, có lượng choán nước tới 40.000 tấn.

Trong năm 2014, Trung Quốc cũng có thể sẽ phát triển một loại máy bay ném bom chiến lược tàng hình và thử nghiệm phiên bản thứ hai tiêm kích J-31.

Cận cảnh tiêm kích J-15 Trung Quốc bay thử nghiệm với tên lửa

(Soha.vn) - Những hình ảnh mới đăng tải trên tờ China News cho thấy một chiếc J-15 (số hiệu 551) tiến hành bay thử nghiệm với 4 tên lửa treo ở 2 bên cánh và ở giữa 2 cửa hút gió.




2 loại tên lửa không đối không mà chiếc J-15 số hiệu 551 mang theo là loại tên lửa không đối không tầm ngắn PL-8 và không đối không tầm trung PL-12.

Tên lửa PL-8 là loại tên lửa không đối không tầm ngắn được Trung Quốc chế tạo dựa trên nguyên mẫu tên lửa không đối không Python-3 của Israel.

PL-8 có chiều dài 2,95m, khối lượng 115kg (khối lượng đầu đạn là 11kg), tầm bắn tối đa 20km, tốc độ Mach 3,5, sử dụng đầu dò hồng ngoại để tìm mục tiêu.​

Tên lửa PL-12 là loại tên lửa không đối không tầm trung thế hệ thứ 4 của Trung Quốc. PL-12 có chiều dài 3,85m, khối lượng 180kg, tầm bắn tối đa lên đến 100km, tốc độ tối đa Mach 4, sử dụng radar dò tìm chủ động để tìm kiếm mục tiêu.​

Ngoài tên lửa không đối không, J-15 còn có thể mang theo các loại bom, tên lửa chống hạm để thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.

Tuy nhiên do bị giới hạn khối lượng vũ khí mang theo (vì J-15 sử dụng phương pháp nhảy cầu) nên vũ khí trang bị trên J-15 cho mỗi lần cất cánh sẽ bị giới hạn và đây là bất lợi rất lớn của loại tiêm kích này​
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Bật mí nhân tố "tăng lực" công nghiệp quốc phòng Trung Quốc

Ukraine là nhân tố quyết định giúp nền công nghiệp quốc phòng Trung Quốc phát triển như rất nhanh trong nhiều năm trở lại đây.




Tờ Duowei News cho biết, Trung Quốc là khách hàng lớn nhất của nền công nghiệp quốc phòng Ukraine và sẽ trở thành đối tác công nghệ hàng đầu của nước này, thông tin trên được báo Kienthuc đăng tải ngày 21/1. (Trong ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh khi mới được Trung Quốc mua về từ Ukraine)


Ukaine đã xuất khẩu hơn 30 loại công nghệ quốc phòng tới Trung Quốc bao gồm cả tàu sân bay và các loại tàu lớn, máy bay huấn luyện siêu âm, công nghệ xe tăng và tên lửa không đối không. Nhờ những công nghệ này mà nền công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc tiến rất nhanh trong 10-20 năm trở lại đây. (Trong ảnh: Động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện L-15)

Trung Quốc bắt đầu hợp tác với Ukraine sau khi Liên Xô sụp đổ vào năm 1991. Nhiều nhà nghiên cứu cấp quốc gia của Ukraine khi đó đã bị các nước như Mỹ, Đức, Israel, Singapore và Hàn Quốc thu hút đến chia sẻ công nghệ với các mức đãi ngộ cao hơn so với nước sở tại khi đó. Hàn Quốc cho biết, họ đã đưa ra mức đãi ngộ với mức lương từ 1.500 USD đến 4.000 USD mỗi tháng đi kèm với visa và vé máy bay miễn phí. (Trong ảnh: Tiêm kích hạm J-15 được Trung Quốc phát triển trên nguyên mẫu Su-33 Ukraine)

Trung Quốc khi đó cũng tìm cách chiêu dụ các nhà khoa học của Ukraine với mức đãi ngộ tương đương Hàn Quốc và đã thành công thu hút nhiều chuyên gia do mối quan hệ mạnh mẽ giữa Trung Quốc-Liên Xô. (Trong ảnh: Tàu sân bay Liêu Ninh)

Tuy nhiên đến năm 1993, những chuyến đi chia sẻ công nghệ này đã trở nên khó khăn hơn khi các chuyên gia này đòi hỏi mức phí cao hơn cho các chuyến đi chia sẻ công nghệ. Trung Quốc khi đó đã khởi động chương trình nhằm thu hút các cựu chuyên gia Liên Xô bao gồm cả giải thưởng tình hữu nghị cho các đóng góp của các nhà khoa học nước ngoài. (Trong ảnh: Tiêm kích hạm J-15)

Trong năm 2002, theo một báo cao, từ năm 1992 Trung Quốc đã chào đón 10.000 chuyên gia và 2.000 dự án kỹ thuật từ Nga và các quốc gia trong khối Liên Xô cũ. Báo cáo năm 2006 cho thấy có hơn 2.000 chuyên gia kỹ thuật được mời từ Ukraine đến Trung Quốc. (Trong ảnh: Động cơ diesel 6TD-2E dành cho xe tăng Al-Khalid được Trung Quốc phát triển cho Pakistan)

Ngoài tàu sân bay Liên Ninh – vốn là tàu sân bay Varyag được đóng dưới dưới thời Liên Xô (sau thuộc sở hữu Ukarine, bán cho Trung Quốc với giá siêu rẻ), Trung Quốc cũng hợp tác với Ukraine để sản xuất động cơ DN/DA-80 cho tàu khu trục của Trung Quốc, động cơ diesel 6TD-2E dành cho xe tăng Al-Khalid được Trung Quốc phát triển cho Pakistan và động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện tiên tiến L-15 và công nghệ tên lửa dẫn đường. (Trong ảnh: Động cơ Al-222 cho máy bay huấn luyện L-15)

“Tháng 10/2006, Trung Quốc đã gửi phái đoàn công nghệ lớn tới Ukraine để thảo luận về khả năng hỗ trợ huấn luyện đội thủy thủ tàu Liêu Ninh”, truyền thông Ukraine cho hay. Kỹ sư, phi công và chuyên gia hàng hải của Trung Quốc đã thường xuyên đến thăm Trung tâm Nghiên cứu và Huấn luyện bay Nitka ở bán đảo Crimean của Ukraine. Đây l
http://soha.vn/quan-su/bao-trung-quoc-vach-tran-200-loi-cua-tau-ngam-hat-nhan-nga-20140124120929989.htm
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc tiếp tục mua vũ khí Nga để chống Nhật

Giữa lúc căng thẳng leo thang với Nhật Bản, Trung Quốc tìm cách mua thêm các hệ vũ khí tiên tiến của Nga để trang bị cho không quân và hải quân.


Trung Quốc mua vũ khí Nga để chống Nhật Đó là nội dung chính của bài viết cho báo Military-Industrial Courier có trụ sở tại Moscow của nhà phân tích Vasiliy Kashin làm việc cho Trung tâm Phân tích chiến lược và công nghệ (Nga).
Bài báo viết mặc dù ngành công nghiệp quốc phòng Nga không còn phụ thuộc hoàn toàn vào Bắc Kinh để tồn tại như thời kỳ đầu những năm 1990, nhưng Trung Quốc vẫn là thị trường lớn thứ hai mua vũ khí Nga, sau Ấn Độ. Năm 2011, Nga bán cho Trung Quốc số lượng vũ khí trị giá 1,9 tỷ USD.

Trung Quốc bỏ 600 triệu USD dành cho việc mua 52 máy bay trực thăng vũ trang Mi-171E
Trong số 17,6 tỷ USD giá trị các hợp đồng ký kết của công ty Rosoboronexport, Trung Quốc chiếm 12%. Từ năm 2012, Bắc Kinh đã ký với Nga hợp đồng mua vũ khí mới trị giá 1,3 tỷ USD. Trong số đó, 600 triệu USD dành cho việc mua 52 máy bay trực thăng vũ trang Mi-171E, 700 triệu USD mua động cơ 140 Saturn AL-31F trang bị cho máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư của Trung Quốc như Thẩm Dương J-11B/BS , J -15 và J -16.

Trung Quốc hy vọng mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35
Nhà phân tích Kashin cho biết Trung Quốc đang đàm phán với Nga về 4 hợp đồng bổ sung. Đầu tiên, Trung Quốc hy vọng mua 24 chiếc máy bay chiến đấu Su-35 của Nga. Được trang bị radar mảng pha quét điện tử, Su-35 sẽ tăng cường khả năng không chiến của Không quân Trung Quốc trong bất kỳ cuộc xung đột lãnh thổ tiềm tàng, chống lại Lực lượng phòng vệ trên không của Nhật Bản trên Biển Hoa Đông.

Trung Quốc có kế hoạch mua các hệ thống tên lửa đất đối không S-400
Ngoài ra, Trung Quốc có kế hoạch mua các hệ thống tên lửa đất đối không S-400, có khả năng để bao trùm không phận của Đài Loan và Nhật Bản. Tuy nhiên, Trung Quốc và Nga đã không đạt được đồng thuận về việc Nga sẽ cung cấp cho Trung Quốc bao nhiêu tên lửa, khi cung cấp hệ thống phòng không tiên tiến S-400.

Trung Quốc muốn Nga bán 34 máy bay vận tải quân sự kiểu mới Ilyushin Il-76MD-90A
Để mở rộng khả năng tác chiến của quân đội, Không quân Trung Quốc cần ít nhất 100 máy bay vận tải quân sự hạng trung. Ngoài các máy bay Y-20 hiện có, Trung Quốc muốn Nga bán 34 máy bay vận tải quân sự kiểu mới Ilyushin Il-76MD-90A. Trung Quốc hy vọng Nga và Ukraine có thể cung cấp một số máy bay Il-76 đã qua sử dụng.
Trước chuyến thăm Nga của Chủ tịch Tập Cận Bình, tham dự lễ khai mạc Thế vận hội Mùa đông ở Sochi , một bản ghi nhớ cũng đã được ký kết về việc Trung Quốc mua 4 tàu ngầm lớp Lada. Theo bản ghi nhớ này, bốn tàu ngầm lớp Lada này sẽ được đóng ở Trung Quốc, với sự giúp đỡ của các chuyên gia Nga.

Bốn tàu ngầm lớp Lada này sẽ được đóng ở Trung Quốc
Nhà phân tích Kashin cho rằng tàu ngầm tiên tiến là cần thiết cho Hải quân Trung Quốc để có thể đối đầu với Lực lượng phòng vệ biển của Nhật Bản. Với sự giúp đỡ của Hải quân Mỹ, Lực lượng phòng vệ biển (JMSDF) của Nhật Bản có khả năng đánh bại Trung Quốc trong chiến tranh chống tàu ngầm. Vì lý do này, các hệ thống vũ khí của Nga vẫn còn rất quan trọng đối với quân đội Trung Quốc, trong việc hiện đại hóa lực lượng không quân và hải quân.

 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc "khoe" tên lửa đạn đạo đáng sợ chưa từng có

(Soha.vn) - Trang mạng Qingdao cho biết tên lửa đạn đạo DF-25 có thể khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực trở nên hoàn toàn vô dụng.



Dựa trên nền tảng tên lửa DF-21, Trung Quốc gần đây đã phát triển một loại tên lửa đạn đạo tầm trung tiên tiến hơn mang tên DF-25. Trang mạng Qingdao (Trung Quốc) cho biết bước tiến này của Trung Quốc diễn ra sau khi Ấn Độ hoàn thiện phát triển tên lửa đạn đạo liên lục địa Agni-V, có khả năng mang đầu đạn hạt nhân.
Theo Qingdao, tầm bắn của DF-25 ước tính khoảng 3.200km. Mặc dù nó vẫn chưa thể vượt qua tên lửa đạn đạo Agni-V tới tầm bắn 5.000km, DF-25 vẫn có khả năng tấn công các mục tiêu trọng yếu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm các cở sở quân sự của Mỹ tại đảo Guam.
DF-25 có thể mang 3 đầu đạn để tấn công nhiều mục tiêu trong khu vực. Kết hợp với hệ thống vệ tinh định vị Bắc Đẩu, DF-25 còn có thể cơ động để tiến hành các cuộc tấn công chính xác nhằm vào các nhóm tác chiến tàu sân bay của Mỹ. Cùng với DF-21, DF-25 sẽ trở thành mối đe dọa chí tử đối với lực lượng hải quân Mỹ hoạt động ở Tây Thái Bình Dương. Ngoài ra, DF-25 còn rất khó để đánh chặn.
Trang mạng Qingdao cho hay, sơ tốc đầu đạn của DF-25 ước tính vào khoảng 7km/s, vượt qua khả năng đánh chặn của bất cứ hệ thống tên lửa không-đối-đất mà Mỹ bố trí ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Một khi loại vũ khí này được triển khai để đối phó Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan, sẽ không có loại vũ khí nào có thể ngăn chặn nó tấn công mục tiêu. DF-25 có thể khiến hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ trong khu vực trở nên hoàn toàn vô dụng.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Con đường Trung Quốc chế trực thăng chiến đấu: cầu viện Nga

(An Ninh Quốc Phòng) - Khi khó khăn đang cản bước Trung Quốc thì Nga lại đồng ý giúp nước này phát triển mẫu trực thăng chiến đấu là Z-10.
Không quân Trung Quốc vẫn thiếu một trực thăng tấn công đúng nghĩa, trong khi đó chiến tranh vùng Vịnh 1999 đã cho thấy vai trò quan trọng của trực thăng tấn công đối với cục diện trên chiến trường. Thấy được điều này, Trung Quốc khi đó nỗ lực tìm kiếm một loại trực thăng chiến đấu chuyên nghiệp.
Nhờ Nga mà Trung Quốc rút ngắn đáng kể thời gian phát triển WZ-10.

Theo một số nguồn tin, những năm 1990, Trung Quốc đã cố gắng nhập khẩu dòng trực thăng Mi-24 từ Nga và Đông Âu nhưng thất bại. Việc “nhờ vả” phương Tây cũng không thể thực hiện, do sau sự kiện Thiên An Môn 1989, mối quan hệ quân sự giữa Trung Quốc và các nước phương Tây rơi vào tình trạng “đóng băng” hoàn toàn.
Nga “giang tay cứu”
Tuy nhiên, đến năm 1995 “vận may đã mỉm cười” với Trung Quốc, công ty sản xuất trực thăng Kamov của Nga đã phát triển một mẫu thiết kế sơ bộ có trọng lượng 6 tấn theo một hợp đồng với chính phủ Trung Quốc. Thông tin này được giữ bí mật cho mãi đến đầu năm 2013 mới được tiết lộ bởi một trong những người đã tham gia vào quá trình thiết kế dự án.
WZ-10 giống hệt với bản thiết kế Project 941 của Kamov, Nga.

Mẫu trực thăng tấn công hạng trung thiết kế cho Trung Quốc được chỉ định là Project 941. Đây là thiết kế độc lập hoàn toàn và không dựa vào bất kỳ mẫu trực thăng nào khác được sản xuất dưới thời Liên Xô. Tuy vậy, Kamov chỉ đảm đương nhiệm vụ hoàn thành bản thiết kế sơ bộ và chuyển giao cho Trung Quốc.
Bản thiết kế được giao cho Tập đoàn Công nghiệp Hàng không Changhe, Trung Quốc tự hoàn thành các phần còn lại với linh kiện trong nước hoặc nhập khẩu để sản xuất loại trực thăng chiến đấu này. Project 941 tiếp tục được hoàn thiện tại Trung Quốc với tên gọi Z-10 hoặc WZ-10.
Dẫu vậy, quá trình phát triển WZ-10 gặp khá nhiều khó khăn về kỹ thuật, nhất là phần động cơ và các hệ thống điện tử. Năm 2000, một lần nữa Trung Quốc tìm cách mua trực thăng tấn công từ Nga, tuy nhiên Bắc Kinh không thành công với nỗ lực này.
“Đã đâm lao phải theo lao”
Dường như Trung Quốc không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiếp tục phát triển trực thăng chiến đấu WZ-10. Mẫu thử nghiệm đầu tiên của WZ-10 được hoàn thành vào năm 2002, trực thăng này thực hiện chuyến bay đầu tiên vào tháng 4/2003.
WZ-10 có thiết kế với buồng lái hai phi công, một trước một sau hoàn toàn giống với thiết kế buồng lái của trực thăng chiến đấu A-129 của Italy. Thân trên của WZ-10 được thiết kế hơi hẹp nhằm giảm độ bộc lộ radar, phần thân dưới hơi hóp vào tạo thành một sống giữa buồng lái và thân dưới kéo dài hết thân của máy bay. Đây là một điểm khác biệt khá lớn so với các thiết kế trực thăng tấn công của Nga và Mỹ.
WZ-10 sử dụng rotor chính với cánh quạt 5 lá, đường kính 12m, rotor đuôi có 4 cánh quạt. Những khu vực quan trọng được bọc giáp nhằm chống lại vũ khí cá nhân. Nhiệm vụ chính của WZ-10 là chống tăng và yểm trợ hỏa lực mặt đất, tuy nhiên, WZ-10 cũng được cho là có khả năng không đối không hạn chế.
Trực thăng này được trang bị hai động cơ tuốc bin trục PT6C-67C Pratt & Whitney của Canada, công suất 1.531 mã lực/chiếc. WZ-10 có tốc độ tối đa 300km/h, tốc độ hành trình 250km/h, phạm vi hoạt động 800km, trần bay 6.000m.
WZ-10 được thiết kế tối ưu cho khả năng tàng hình.

Trực thăng WZ-10 được trang bị một bộ cảm biến tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu phía trước mũi máy bay, kiểu bố trí các hệ thống cảm biến tương tự như trực thăng A-129. Các hệ thống cảm biến nay bao gồm: hệ thống tìm kiếm và chỉ thị mục tiêu FLIR; một camera ảnh nhiệt. Phi công được trang bị mũ bảo hiểm tích hợp thiết bị nhắm mục tiêu và tương thích với pháo tự động 30mm.
Toàn bộ hệ thống cảm biến và pháo 30mm có khả năng quay 130 độ theo chiều ngang. Ban đầu Z-10 dự định trang bị radar bước sóng mm như trực thăng của Nga, Mỹ. Không may một loại radar như vậy không có sẵn trong các thiết kế của Trung Quốc. Rốt cuộc, WZ-10 đã đi vào trang bị mà không có radarr.
WZ-10 được cho là có hệ thống phòng vệ toàn diện với máy thu cảnh báo radar, lade, hệ thống tác chiến điện tử, và hệ thống phóng mồi bẫy. WZ-10 được trang bị hệ thống lái fly-by-wire khá hiện đại, buồng lái lắp các màn hình LCD đa chức năng.
Tuy không có radar tối tân như trực thăng Nga, Mỹ nhưng WZ-10 có bộ vũ khí tương đối mạnh.

Trực thăng WZ-10 được vũ trang một pháo tự động 30mm sao chép từ pháo 2A42 30mm của Nga trang bị trên trực thăng Mi-28. Cánh phụ hai bên hông của WZ-10 cung cấp 4 điểm treo vũ khí. WZ-10 chỉ có khả năng mang theo 8 tên lửa chống tăng HJ-9 một thiết kế sao chép của tên lửa chống tăng Mỹ TOW-2A. Đây là một tên lửa dẫn hướng bám chùm lade, tên lửa có tầm bắn hiệu quả từ 100-5.500m, khả năng xuyên 1200mm giáp.
Theo một số nguồn tin, Trung Quốc đang phát triển một biến thể tên lửa chống tăng dẫn bằng lade với đầu do radar bán chủ động định danh là HJ-10. Loại tên lửa này được cho là tương đương với tên lửa chống tăng AGM-114 Hellfire của Mỹ.
Tên lửa HJ-10 có tầm phóng trên 10km và dự định trở thành tên lửa chủ lực của Z-10. Ngoài ra, Z-10 có thể mang rocket không điều khiển, hoặc 4 tên lửa không đối không tầm thấp TY-90.
Bất lực ở phần động cơ
Quá trình phát triển trực thăng WZ-10 tiếp tục vấp phải vấn đề khó khăn do động cơ. Việc nhập khẩu động cơ núp bóng dưới các chương trình trực thăng dân sự đã bị Mỹ phát hiện. Pratt & Whitney Canada nhà cung cấp động cơ PT6 C-67C cho trực thăng tấn công WZ-10 đã bị Mỹ cấm xuất khẩu động cơ và phải nộp phạt 75 triệu USD do vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của nước này đối với Trung Quốc.
Vấn đề động cơ có thể khiến Trung Quốc mất thêm nhiều thời gian cho việc sản xuất WZ-10 trang bị hàng loạt.

Khi sự phát triển của WZ-10 đang gặp khó khăn, Trung Quốc đã vội vàng phát triển một loại trực thăng tấn công hạng nhẹ WZ-19 được phát triển từ biến thể trực thăng vũ trang Z-9W để lấp vào khoảng trống này và chờ hoàn thiện trực thăng tấn công hạng trung WZ-10.
Mặc dù có những bước phát triển vượt bậc song các trực thăng quân sự của Trung Quốc vẫn bị đánh giá thấp, mặt khác việc nhập khẩu linh kiện từ nước ngoài núp bóng dưới các chương trình dân sự cũng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro bị đối tác phát hiện và ngưng hợp đồng gây ảnh hưởng lớn đến quá trình phát triển.
Bình Đức (BKT)
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Mẫu thử mới “Su-30 nhái” – J-16 TQ có gì “hot“?

(An Ninh Quốc Phòng) - Mẫu thử nghiệm J-16 (Trung Quốc sao chép Su-30MK) mới nhất số hiệu 1612 được cho nâng cấp nhiều về hệ thống điện tử hàng không.
Thời báo Hoàn Cầu dẫn nguồn các trang mạng diễn đàn quân sự cho biết, gần đây mẫu thử mới nhất của dòng tiêm kích đa năng J-16 do Tập đoàn Thẩm Dương phát triển trên cơ sở tham khảo công nghệ tiêm kích Su-30MKK/MK2 Nga đã thực hiện cuộc bay thử đầu tiên.
Mẫu thử mới được đánh số hiệu 1612, so với mẫu cũ (số hiệu 1601) thì xuất hiện nhiều cải tiến mới. Đáng chú ý là ở đầu máy bay lắp thêm cảm biến đo tốc độ, nắp chụp radar sơn màu xám có thể trang bị radar mạng chủ động tối tân (AESA).
Tiêm kích đa năng J-16 số hiệu 1612.

Một số nguồn tin cho biết rằng, nhiều khả năng chiếc J-16 1612 này là một trong số lô J-16 sản xuất số lượng nhỏ bắt đầu trang bị cho Không quân Trung Quốc.
Theo nhiều nguồn tin, J-16 được Trung Quốc phát triển dựa trên cơ sở tham khảo công nghệ Su-30MKK/MK2. Cũng như chương trình chế tạo Su-30 của Nga (lấy nền tảng biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi Su-27UB), Trung Quôc cũng sử dụng nền tảng biến thể huấn luyện 2 chỗ ngồi J-11BS (sao chép công nghệ Su-27) để phát triển J-16.
J-16 được phát triển để đáp ứng yêu cầu duy trì khả năng chiếm ưu thế trên không, bên cạnh đó có thể thực hiện nhiệm vụ tấn công đối đất, đối hải.
Trung Quốc cho rằng J-16 mạnh hơn Su-30MKK và Su-30MK2 của Nga.

Từ phân tích ảnh và sự phát triển những năm gần đây của ngành công nghiệp hàng không Trung Quốc có thể thấy, máy bay J-16 sẽ được trang bị nhiều công nghệ mới gồm: radar mạng pha chủ động (AESA), hệ thống hiển thị mục tiêu trên mũ bay phi công (HMDS), hệ thống tìm và theo dõi hồng ngoại (IRST), có ứng dụng công nghệ tàng hình.
Tính năng tác chiến tổng hợp của J-16 được nâng cao rõ rệt so với máy bay Su-30MKK và Su-30MK2 đang phục vụ trong Quân đội Trung Quốc.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Binh sĩ Trung Quốc quá béo, không chui lọt vào xe tăng

19/02/2014 15:00


(TNO) Binh sĩ Trung Quốc đã cao to hơn nhiều trong những năm gần đây nên họ thường gặp phải tình huống dở khóc dở cười, đó là bị mắc kẹt trong các mẫu xe tăng được sản xuất cách đây 3 thập kỷ.


Xe tăng quân đội Trung Quốc diễu hành tại Quảng trường Thiên An Môn ở Bắc Kinh hồi tháng 10.2009 - Ảnh: AFP
Một cuộc khảo sát cho thấy, chiều cao trung bình của binh sĩ Trung Quốc đã tăng thêm 2 cm và vòng eo trung bình nới rộng thêm 5 cm so với số đo cách đây 20 năm, nhật báo Quân đội Nhân dân, cơ quan ngôn luận của quân đội Trung Quốc, đưa tin hôm 18.2.
Kết quả là các binh sĩ gặp khó khăn khi chui vào những chiếc xe tăng được sản xuất 30 năm trước, vốn có thiết kế dành cho người điều khiển với thể hình nhỏ hơn, tờ Quân đội Nhân dân cho hay.
Súng cũng quá ngắn đối với một số quân nhân, làm giảm độ chính xác, tờ báo này nói thêm.
Khảo sát này được tiến hành hồi năm 2009 với sự tham gia của hơn 20.000 binh sĩ Trung Quốc, nhằm mục đích kêu gọi nên có cải tiến về trang thiết bị cho quân đội, Quân đội Nhân dân dẫn lời ông Ding Songtao, người điều hành cuộc khảo sát, cho biết.
Tỷ lệ người béo phì được cho là đã tăng gần gấp đôi tại Trung Quốc kể từ năm 1980, theo báo cáo mới đây của Viện Phát triển Hải ngoại (ODI), có trụ sở tại London (Anh).
 
Biển số
OF-38682
Ngày cấp bằng
19/6/09
Số km
5,760
Động cơ
523,745 Mã lực
Nơi ở
https://www.facebook.com/chimbaobao
Website
www.otofun.net
Em chả thấy cái gọi là "biết địch biết ta" cụ chủ đề cập đoạn nào mà chỉ thấy copy pệt từ trang ********* Soha.vn. Pệt toàn bộ luôn, cả link, cả chữ...?

Túm lại là ý cụ chủ dư lào? Quảng cáo cho trang báo hay cho mấy cái thằng tầu cộng? Vì nếu muốn khai sáng chúng em thì phải phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cách đánh nó tan nát chứ?
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tình báo Mỹ sững sờ vì Hải quân TQ "lớn nhanh như thổi"

(Soha.vn) - Tới năm 2020, 85% hạm đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ được xếp vào diện “hiện đại” theo tiêu chuẩn của Mỹ.


Hải quân Trung Quốc có những kế hoạch đầy tham vọng trong vòng 15 năm tới để hiện đại hóa nhanh chóng hạm đội tàu chiến mặt nước, tàu ngầm cũng như những vũ khí và cảm biến đi kèm.
Cơ quan Tình báo Hải quân Mỹ (ONI) đã công bố một bản đánh giá về năng lực của Hải quân Trung Quốc. Các nhà lãnh đạo của ONI nhận thấy rằng Hải quân Trung Quốc từ một lực lượng tác chiến ven bờ đã phát triển thành một lực lượng có đủ khả năng đáp ứng hàng loạt yêu cầu nhiệm vụ, trong đó bao gồm “khả năng ngày càng lớn mạnh trong việc tấn công các mục tiêu cách lục địa Trung Quốc hàng trăm km”
Theo một bản báo cáo của Viện Hải quân Mỹ, Hải quân Trung Quốc hiện có 77 tàu chiến mặt nước, hơn 60 tàu ngầm, 55 tàu đổ bộ và khoảng 85 tàu chiến nhỏ có trang bị tên lửa. Trong năm 2013, Trung Quốc đã “khởi đóng, hạ thủy hoặc đưa vào hoạt động” hơn 50 tàu hải quân và theo kế hoạch, số lượng tàu chiến tương tự cũng sẽ được chế tạo trong năm 2014.

Tàu khu trục Type 052D Trung Quốc
Theo ONI, trong suốt giai đoạn cuối những năm 1990, “Hầu hết tàu chiến và tàu ngầm của Trung Quốc chỉ đảm nhiệm một nhiệm vụ, chúng được trang bị nghèo nàn để hoạt động hỗ trợ hệ thống phòng thủ trên bộ. Tuy nhiên hiện nay, tàu khu trục mới nhất của Trung Quốc lớp Lữ Dương III (Type 052D) được trang bị hệ thống radar quét mạng pha tinh vi, con tàu có thể sẽ đi vào hoạt động trong năm nay.
Bản cáo cáo của ONI nhận định, việc trang bị một lớp tàu chiến đa năng giúp tăng cường đáng kể khả năng mang phóng tên lửa hành trình chống hạm công nghệ cao (ASCM) với tầm bắn xa hơn. ONI cho biết lớp tàu Lữ Dương III được trang bị các ống phóng ASCM thẳng đứng. Ngoài ra, tàu còn được trang bị tên lửa chống ngầm và thậm chí là tên lửa hành trình tấn công mặt đất. Các tên lửa ASCM đã mang lại cho Trung Quốc công nghệ định vị mục tiêu ngoài đường chân trời.
“Trung Quốc đã đầu tư công phu vào các hệ thống trinh sát trên biển ở cả cấp độ quốc gia và chiến thuật, cùng với đó là những hệ thống liên lạc và kết nối dữ liệu, cho phép chuyển tải dữ liệu chính xác và kịp thời về mục tiêu” - ONI cho hay.

Type 052D được trang bị các ống phóng tên lửa thẳng đứng đa năng
Nhìn chung, các nhà lãnh đạo ONI tin rằng tới năm 2020, 85% hạm đội tàu chiến của Hải quân Trung Quốc sẽ được xếp vào diện “hiện đại” theo tiêu chuẩn của Mỹ.
BÀI LIÊN QUAN


Đề cập tới tàu sân bay Liêu Ninh, ONI cho biết hiện tại Trung Quốc vẫn đang nghiên cứu cách thức để phát huy tối đa khả năng của con tàu này. Tới năm 2020, các máy bay hoạt động trên tàu Liêu Ninh sẽ có khả năng hỗ trợ hoạt động tác chiến của hạm đội trong một vai trò hạn chế.
"Trung Quốc vẫn đang trong quá trình học hỏi lâu dài cách thức vận hành các máy bay có cánh cố định từ tàu sân bay" - ONI nhận định.
ONI cũng bày tỏ sự lo ngại về lực lượng tàu ngầm đang phát triển rất nhanh của Trung Quốc, trong đó bao gồm các tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo lớp Jin, có thể sẽ bắt đầu hoạt động tuần tra răn đe vào năm 2014.


Tên lửa đạn đạo JL-2 trong một cuộc thử nghiệm
Việc triển khai hoạt động nói trên của tàu ngầm lớp Jin sẽ đánh dấu khả năng "tấn công hạt nhân thứ hai" của Trung Quốc. Được trang bị các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm JL-2 với tầm bắn hơn 7.000km, các tàu ngầm này có khả năng tấn công tới Hawaii, Alaska và có thể là cả phần phía Tây của lục địa Mỹ từ các vùng biển Đông Á”. Theo ONI, hiện tại Trung Quốc sở hữu 5 tàu ngầm tấn công hạt nhân, 4 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo và 53 tàu ngầm tấn công diesel.
Nhìn tổng thể, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đã phát triển nhanh chóng về công nghệ vũ khí tấn công trong vòng 10 năm qua. Một thập kỷ trước đây, rất ít tàu ngầm Trung Quốc có thể phóng một tên lửa hành trình chống hạm hiện đại. Tuy nhiên hiện tại, hơn một nửa số tàu ngầm tấn công thông thường của Trung Quốc có khả năng này.
Theo ONI: “Tàu ngầm tấn công mang tên lửa dẫn đường Type 095 mà Trung Quốc nhiều khả năng chế tạo trong thập kỉ tới, có thể được trang bị khả năng tấn công trên bộ, cho phép các tàu ngầm Trung Quốc tăng khả năng tấn công các căn cứ của Mỹ trong khu vực”.
Bản báo cáo của ONI kết luận rằng với xu thế hiện nay, trong vòng 10 năm tới, Trung Quốc có thể hoàn tất bước chuyển đổi sang một lực lượng hải quân công nghệ cao, hiện đại với tầm ảnh hưởng và khả năng tác chiến toàn cầu.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Tàu chiến TQ sản xuất nhiều nhất năm 2013 có gì nguy hiểm?

(Soha.vn) - Trong năm 2013 Trung Quốc đã hạ thủy tới 10 tàu hộ tống Type 056 lớp Jiangdao để thay thế những tàu săn ngầm Type 037 cũ hơn.


Trong khi hầu hết các chuyên gia quân sự phương Tây đã tập trung sự chú ý vào việc sản xuất máy bay J-15, tiêm kích hạm đầu tiên của Trung Quốc và việc hạ thủy các tàu chiến mặt nước lớn hơn bao gồm hai tàu hộ vệ tên lửa Type 054A và một tàu khu trục Type 052D, trang mạng chính thức của Hải quân Trung Quốc cho hay tàu hộ tống Type 056 lớp Jiangdao trên thực tế mới là lớp tàu mà quốc gia này sản xuất nhiều nhất trong năm 2013.
Trang mạng quân sự Sina Military Network có trụ sở tại Bắc Kinh, trong năm 2013 Trung Quốc đã hạ thủy tới 10 tàu hộ tống Type 056 lớp Jiangdao để thay thế những tàu săn ngầm Type 037 cũ hơn. Trong bối cảnh Biển Đông và Hoa Đông đang nóng lên do các chính sách gây hấn liên tiếp của Trung Quốc thời gian gần đây, việc tăng cường lực lượng chống ngầm bằng các tàu Type 056 là một động thái nguy hiểm mà các nước trong khu vực cần cảnh giác.
Được trang bị hai ống phóng ngư lôi 3 nòng, tàu Type 056 được thiết kế để tiến hành các hoạt động tác chiến chống ngầm. Với thiết bị định vị thủy âm tần số thấp SJG-206, tàu Type 056 có khả năng chỉ dẫn các trực thăng chống ngầm tác chiến chống các tàu ngầm đối phương.
Hiện tại tàu Type 056 có một sàn đáp trực thăng ở đuôi tàu giành cho một trực thăng hạng nhẹ. Trang Sina Military Network đề cập rằng trong tương lai gần Trung Quốc sẽ lựa chọn trực thăng chống ngầm Ka-28 do Nga sản xuất để hoạt động trên tàu hộ tống này. Trực thăng Ka-28 có khả năng phát hiện tàu ngầm ở độ sâu 500m chạy với tốc độ lên tới 75km/h. Tuy nhiên, chỉ có trực thăng Harbin Z-9E có thể hoạt động từ sàn đáp của tàu Type 056 trước khi cơ sở hạ tầng hỗ trợ trực thăng được trang bị trên tàu.
BÀI LIÊN QUAN


Theo trang mạng này, trực thăng Z-9E không thể mang nhiều vũ khí và trang thiết bị chống ngầm như chiếc Ka-28. Ka-28 có thể được trang bị một ống phóng ngư lôi 533mm, một rocket ngư lôi, 10 bom PLAB 250-120 và 2 bom OMAB-25-12D. Không giống như chiếc Ka-28 với khả năng phát hiện tàu ngầm đối phương bằng thiết bị định vị thủy âm chìm, trực thăng Z-9E không thể mang đồng thời sonar thủy âm và vũ khí. Vì lý do đó, với Z-9E, phải có đồng thời hai chiếc, một để phát hiện, một để tấn công, cùng xuất kích.

Theo Sina Military Network, trực thăng không người lái V750 được thiết kế bởi công ty công nghiệp hàng không vũ trụ Weifang Tianxiang có thể trở thành một lựa chọn tốt hơn cùng với chiếc Z-9E trên tàu Type 056 bởi sàn đáp trực thăng trên tàu này không thể chuyên chở hai trực thăng có người lái. Với tầm hoạt động 500km và tốc độ 161 km/h, trực thăng V750 có thể tăng khả năng chiến đấu của tàu Type 56 lên gấp đôi trong khi kết hợp với chiếc Z-9E. Trực thăng V750 không thể mang các ngư lôi 324mm do kích cỡ nhỏ và nhiệm vụ cơ bản chỉ là xác định vị trí tàu ngầm đối phương.
Được thiết kế như một bộ phận của hệ thống tác chiến chống ngầm của Hải quân Trung Quốc, ít khả năng tàu hộ tống Type 056 hoạt động độc lập. Thay vào đó, chúng sẽ cần đến sự hỗ trợ từ các tàu khác như tàu hộ vệ tên lửa Type 54A và những tàu chiến mặt nước khác. Sau khi hạ thủy tàu Type 056 đầu tiên trong năm 2012, Hải quân Bangladesh cũng đã mới mua hai tàu trên của Trung Quốc. Hải quân Thái Lan và Nigeria cũng là những khách hàng tiềm năng của tàu Type 056.
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Trung Quốc tiết lộ 2 mẫu tên lửa phòng không mới

(Kienthuc.net.vn) - Trung Quốc liên tiếp giới thiệu 2 mẫu tên lửa phòng không thiết kế để đánh chặn mục tiêu từ tầm trung tới tầm xa.



Theo tạp chí Khán Hòa, gần đây, Tổng công ty xuất nhập khẩu Máy móc Chính xác của Trung Quốc (CPMIEC) cùng lúc đã ra mắt 2 loại tên lửa đất đối không kiểu mới.
Theo đó, một loại định danh là KS-1C – biến thể của hệ thống tên lửa phòng không tầm trung KS-1A (hay còn gọi là HQ-12), tầm bắn từ 50m lên 70km, độ cao diệt mục tiêu đạt 27km. Tuy nhiên, hệ thống vẫn dùng phương thức dẫn đường vô tuyến.
Khán Hòa cho rằng, trong cuộc chiến Kosovo, tên lửa đất đối không sử dụng phương thức dẫn đường vô tuyến hầu như bị gây nhiễu hoàn toàn, vậy tại sao tên lửa KS-1C vẫn sử dụng phương thức này mà không thay bằng công nghệ dẫn radar chủ động hoặc bán chủ động.
Đạn tên lửa hệ thống KS-1C chứa trong hộp phóng thay vì "treo lủng lẳng, thiếu an toàn" như trên KS-1A.

Đáp lại ý kiến này, CPMIEC cho biết là việc dùng công nghệ dẫn vô tuyến giúp KS-1C giảm đáng kể giá thành sản xuất. Nếu dùng radar chủ động trên tên lửa khiến giá thành tăng.
Năm 2013, Lục quân Malaysia đã tái khởi động kế hoạch mua tổ hợp tên lửa đất đối không. Thực tế, kế hoạch này đã được đề xuất 10 năm trước và tên lửa KS-1A là lựa chọn đầu tiên. Với việc Malaysia “kích hoạt” kế hoạch này, nhiều khả năng CPMIEC ra mắt KS-1C nhắm vào việc “chen chân” trang bị trong lực lượng phòng không Malaysia.
Theo công ty CPMIEC, sự khác biệt giữa tên lửa KS-1A và KS-1C chủ yếu là tăng thành phần thuốc nổ, động cơ không thay đổi.
Một loại tên lửa đất đối không khác mà công ty CPMIEC giới thiệu là FK-3 với tầm bắn 5-100 km, độ cao diệt mục tiêu 50m tới 27 km, giàn phóng 4 ống giống với tên lửa S-300 của Nga và tên lửa Hồng Kỳ-9 mà quân đội Trung Quốc sử dụng.
Liên quan đến loại tên lửa đất đối không này, Khán Hòa nghi ngờ rằng nó là biến thể cải tiến từ tên lửa chống bức xạ FT2000 đã xuất hiện trước đó.

Những bí mật về công nghệ sản xuất xe tăng của TQ (Phần 2)

(Tinmoi.vn) Như chúng ta có thể thấy, trong một vài thập kỷ, bằng nhiều biện pháp khác nhau các nhà sản xuất xe tăng Trung Quốc bắt kịp được với công nghệ sản xuất xe tăng hiện đại của thế giới, đồng thời phát triển công nghệ mới cho bản thân và các giải pháp kỹ thuật. Bài này chúng ta tiếp tục tìm hiều các phiên bản mới nhất của xe tăng TQ.
ADVERTISEMENT
"Type 85"
Vào giữa thập niên tám mươi, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã hiện đại hóa xe tăng "Type 80". Người ta cho rằng biến đổi một chút "Type 80" sẽ được chấp nhận bởi quân đội của Trung Quốc, nhưng nó không phù hợp với đặc tính chiến đấu của chiến tranh hiện đại. Điều này buộc phải tính đến sự cần thiết phải cải thiện các loại vũ khí trong đó có xe tăng. Bởi vậy "Type 85" ra đời, được thiết kế để nâng cao hiệu suất của xe tăng đã được sản xuât "Type 80" trước đó.
Đổi mới đáng kể là trong dự án " Type 85 - II ". Pháo xe tăng vằn 105 - mm được thay bằng pháo loại 125 - mm, sao chép từ 2A46 của Liên Xô . Ngoài ra, " Type 85 - II" được nâng cao tính tự động hóa (kíp lái từ 4 người ở các phiên bản trước xuống còn 3 người ở phiên bản này) . Theo một số chuyên gia quân sự phiên bản này có thể cạnh tranh với “T-72” của Liên Xô.
Vào giữa thập niên chín mươi phiên bản này tiếp tục được nâng cấp hiện đại hơn " Type 85 – MMB” với khả năng chiến đấu cao trong điều kiện ban đêm và thời tiết xấu.
Cho đến nay, khoảng 600 xe tăng "Type 80 " trong các lực lượng vũ trang Trung Quốc chuyển đổi thành " Type 85 ". Thêm 300 xe biến thể " Type 85 – II " được sản xuất ở Pakistan theo giấy phép của Trung Quốc. Pakistan cũng đề xuất cho ra đời " Type 85 – III " với một động cơ mạnh hơn và thiết bị mới.
" Type 88 "
Đặc biệt là việc sửa đổi các loại " Type 88A " từ các thiết kế của " Type 83 " . Trong phiên bản mới này, Pháo cỡ nòng xoắn 105 - mm có chiều dài lớn hơn, tăng đáng kể khả năng chính xác. Ngoài ra lớp vỏ được nâng cấp tăng khả năng bảo vệ xe. Đồng thời các phiên bản "Type 88A ", " Type 88B " được cải thiện bộ nạp tự động, và một hệ thống điều khiển hỏa lực mới.
Không giống như phiên bản trước, các xe tăng "Type 88C » đã được tạo ra dựa trên "Type 85 - II". Ban đầu " Type 88C" là một cỗ máy cơ bản , được trang bị súng trơn 125 - mm với bộ nạp tự động và hệ thống điều khiển hỏa lực mới . Trong tương lai, xe tăng loại này có một động cơ mới 1000 mã lực và tích hợp hệ thống điều khiển hỏa lực với các loại" Type 88 " trước đây.
Hiện nay, quân đội Trung Quốc không có 450-500 xe tăng " Type 88 " của tất cả các sửa đổi. Hơn 200 xe tăng "Type 88B " đã được chuyển giao cho Miến Điện.
" Type 90 "
Trong những năm chín mươi, các nhà sản xuất xe tăng Trung Quốc đã tạo ra một số xe tăng chiến đấu chủ lực mới. Phiên bản đầu tiên được biết đến là " Type 90 ". " Type 90 " đã trở thành xe tăng Trung Quốc đầu tiên được trang bị lơp vỏ với kiến trúc mô-đun. Đăng đáng kể khả năng tự bảo vệ của xe tăng.
Phiên bản nâng cấp của loại này là " Type 90 – MMB ", được trang bị một động cơ diesel 6TD -2 do Ukraina sản xuất . Động cơ này có thể cung cấp năng lượng cần thiết để đảm bảo khả năng chiến đấu của xe ở nhưng địa hình phưc tạp nhất. Một sự hợp tác của Trung Quốc và Pakistan là việc tạo ra lớp xe tăng Al- Khalid được thiết kế chủ yếu dựa vào" Type 90 – MMB ", hiện đang được sử dụng trong quân đội Pakistan, Bangladesh và Ma-rốc.
"Type 96"
Vào giữa những năm chín mươi, công nghiệp quốc phòng Trung Quốc đã tạo ra một chiếc xe tăng mới, kết hợp tất cả những thành tựu tiên tiến của dự án "Type 83" và "Type 90". Các kết quả chính của xe tăng "Type 96" được trang bị áo giáp với cấu trúc kiểu mô-đun, động cơ diesel sức mạnh 1000 mã lực, pháo 125 mm tầm cỡ và thiết bị laser, quang- điện tử tiên tiến. Khoảng năm 1997, "Type 96" được sản xuất hàng loạt, thay thế cho "Type 88" việc sản xuất bị chấm dứt.
Theo báo cáo, các xe tăng " Type 96 " hiện đang chiếm số lượng lớn trong lực lượng tăng-thiết giáp của quân đội Trung Quốc. Theo một số chuyên gia quân sự TQ đã sản xuất khoảng 2000-2500 xe tăng như vậy, trong đó có khoảng 200 chiếc được bán cho Sudan.
" Type 98 "
Trở lại trong thập niên tám mươi, Trung Quốc bắt đầu thiết kế một chiếc xe tăng triển vọng, có khả năng chống lại các loại xe tăng chiến đấu tương tự của nước ngoài. Phiên bản đầu tiên của xe tăng này là " Loại 98 ". Một tính năng đặc trưng của dự án này là việc sử dụng những ý tưởng mới, trước đây chưa từng gặp trong các phiên bản trước của xe tăng Trung Quốc. Đặc biệt, "Type 98 " đã được phát triển với góc hàn phía sau tháp pháo. Các chuyên gia quân sự cho rằng " bí quyết" này được sao chép từ các nhà thiết kế phương Tây.
Trong sự phát triển của " Type 98" đã phải quay trở lại với ý tưởng sử dụng băng chuyền tự động đã được sử dụng trong một số xe tăng trước đó. Kíp lái còn xuống 3 người. Ngoài ra, động cơ xe tăng được trang bị là 1200 mã lực
"Type 99"
Các xe tăng tiên tiến nhất và hiện đại trong quân đội Trung Quốc là các phiên bản thuộc lớp "Type 99". Cỗ máy chiến tranh này tạo ra được áp dụng tât cả các kỹ thuật tiên tiến nhất của Trung Quốc và nước ngoài. Các vỏ bọc thép và áo giáp tháp pháo được trang bị với một sự kết hợp làm tăng mức độ bảo vệ. Để bảo vệ xe tăng chống lại vũ khí dẫn đường cũng sử dụng hệ thống laser. Hệ thống điều khiển hỏa lực, khả năng tác chiến mọi địa hình và điều kiện xấu của thời tiết.
Xe tăng "Type 99 " được trang bị động cơ công suất 1500 mã lực, đây là một bản sao của các động cơ diesel của Đức . Mặc dù trọng lượng chiến đấu khoảng 54 tấn, xe tăng "Type 99 " có khả năng di chuyển dọc theo đường cao tốc với tốc độ lên tới 80 km / h. Ngoài ra, động cơ cung cấp một tốc độ đủ cao trên địa hình gồ ghề .
Vũ khí xe tăng "Type 99 " được trang bị tương đương với xe tăng hiện đại của Nga như các hệ thống quan sát hồng nhiệt, máy tính đường đạn và khả năng theo dõi mục tiêu tự động, v.v. Phiên bản nâng cấp của loại này là "Type 99A1 " và "Type 99A2 ". Những phiên bản nâng cấp đã và đang đáp ứng được yêu cầu của môi trường chiến tranh hiện đại nhất. Số lượng xe này mới chỉ được sản xuất khoảng 500 chiếc.


Những bí mật về công nghệ sản xuất xe tăng của TQ (Phần 1)


(Tinmoi.vn) Trung Quốc đã đi một chặng đường dài trong các lĩnh vực phát triển xe tăng và bây giờ đã có trong tay những bản thiết kế hoàn chỉnh. Để làm điều này, TQ đã phải dành nhiều thời gian, nhiều công sức và rất nhiều tiền bạc.
Một trong những lý do để tự hào của ngành công nghiệp quốc phòng của Trung Quốc hiện đại là xe tăng phiên bản "Type 99 ". Hiện tại, cỗ máy chiến tranh này là tập hợp tất cả những phát triển và những thành quả mới nhất trong lĩnh vực công nghiệp quốc phòng của Bắc Kinh. Tuy nhiên, người ta phải thừa nhận rằng trong nửa thế kỷ qua, Trung Quốc đã đi một chặng đường dài trong các lĩnh vực phát triển xe tăng và bây giờ đã có trong tay những bản thiết kế hoàn chỉnh. Để làm điều này, TQ đã phải dành nhiều thời gian, nhiều công sức và rất nhiều tiền bạc.
FT-17
Cần lưu ý rằng quân đội Trung Quốc đã có những chiếc xe tăng trước khi thành lập nhà nước. TQ đã có 36 chiếc xe tăng hạng nhẹ FT-17 mua từ Pháp. Sau đó, sau khi thống nhất đất nước, chính phủ mới đã bắt đầu mua số lượng nhỏ các xe tăng với các dạng khác nhau của Anh và Ý. Tổng cộng, đã được mua vài chục xe. Lý do cho điều này là thiếu năng lực tài chính, và sự hiểu lầm về vai trò của xe tăng trong chiến tranh. Trong năm 1938, Trung Quốc đã mua của Liên Xô hơn một trăm xe tăng T- 26, hầu hết trong số đó đã bị mất trong cuộc chiến với Nhật Bản .
Cho đến giữa năm năm mươi của thế kỷ trước, các lực lượng xe tăng của TQ bắt đầu khai thác các kỹ thuật sản xuất của nước ngoài (Liên Xô, Mỹ, Nhật Bản), đặc biệt là kỹ thuật của Liên Xô. Chỉ sau năm chục năm, Bắc Kinh đã chính thức quyết định bắt đầu tự sản xuất xe tăng trên cơ sở sản xuất riêng của mình.
" Type 59 "

" Type 59 "
Trong những năm năm mươi, Liên Xô cung cấp cho Trung Quốc một số xe tăng hạng trung T -54 . Một thời gian ngắn sau, lãnh đạo Trung Quốc đã mua một giấy phép từ Liên Xô để sản xuất chúng. T -54 , sửa đổi một chút phù hợp với năng lực của ngành công nghiệp TQ, được gọi là "Type 59".
Như một bản sao được cấp phép của T -54, " Type 59 " vẫn giữ các tính năng chính : thiết kế, bố trí, động cơ, vũ khí và các chi tiết khác của T-54. Chúng chỉ thay đổi tên mà thôi.
Sau đó TQ lần lươt sản xuất và nâng cấp thành các biến thể “Type 59-I”, “Type 59-II” và “Type 59-IIA”. Đến năm 1987, TQ đã ngừng sản xuất xe tăng loại này. Tổng số lượng xe được sản xuất là khoảng 10000 chiếc. Trong đó có một số lượng xuất khẩu. Hiện nay " Type 59 " vẫn còn sử dụng ở 17 quốc gia.
" Type 63 "

" Type 63 "
Vào giữa những năm năm mươi, Liên Xô đã cho Trung Quốc một vài xe tăng lội nước PT- 76. Quân đội Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ thuật này và bày tỏ tham vọng có được xe tăng loại này do tự mình sản xuất. Năm 1959 đã bắt đầu thử nghiệm một chiếc xe tăng nổi "Type 60 ". Tuy nhiên cuộc thử nghiệm đã không thành công, vẫn còn rất liều lỗi kỹ thuật. Sau đó các nhà sản xuất TQ đã bắt đầu một dự án mới với hy vọng sẽ khắc phục được những lỗi kỹ thuật của "Type 60 ".
Kết quả là xe tăng loại "Type 63 " ra đời, được trang bị 2 động cơ đẩy phản lực khi lội nước.
Trong vòng một vài năm sau đó "Type 63 " đã có một số thay đổi. Đặc biệt là loại nâng cấp " Type 63HG ”. Nó được thay thế nòng pháo từ 85mm thành 105 mm, tăng đáng kể khả năng chiến đấu.
Trong những năm qua, TQ sản xuất hơn 1.500 xe tăng như vậy. Hiện nay, quân đội Trung Quốc đang sử dụng khoảng 500 xe tăng loại này . Còn một số đươc sử dụng trong quân đội một số nước như Triều Tiên, Pakistan, Sudan, Việt Nam và các nước khác.
" Type 69 " và " Type 79 "
Type 69
Type 79
Xe tăng được coi là tự thiết kế đầu tiên của Trung Quốc là " Type 69 " , được tạo ra trong những năm bảy mươi. Năm 1969, quân đội Trung Quốc đã có một số lượng xe tăng T-62 từ Liên Xô. Các chuyên gia Trung Quốc đã nghiên cứu kỹ lưỡng chiếc xe này và cho ra đời xe tăng vơi tên gọi "Type 69 " và chúng đã được thử nghiệm thành công. Sớm bắt đầu sản xuất hàng loạt.
Xe tăng " Type 69 " có một trọng lượng chiến đấu là 36,7 tấn và được trang bị một động cơ diesel với 580 mã lực, Thân và tháp pháo cũng tương tự như các đơn vị tương ứng " Type 59 ", nhưng độ dày khác nhau .
Những chiếc xe tăng " Type 69 " được khách hàng nước ngoài quan tâm . Hợp đồng xuất khẩu đầu tiên đã được ký kết vào năm 1983 với Iraq. Tổng số mà Iraq đã mua của TQ là hơn 2000 chiếc xe loại này. Ngoài ra, hợp đồng với Pakistan và Sudan.
Phiên bản nâng cấp của " Type 69 " với tên gọi là "Type 79 ". "Type 79" được trang bị động cơ 730 mã lực, hệ thống ngắm laser và đặc biệt là có khả năng phòng vệ hạt nhân tự động.
" Type 80 "

" Type 80 "
Xe tăng "Type 80 " đã được tạo ra trên cơ sở những kinh nghiệm thu được trong các dự án trước , nhưng sản xuất của nó với rất nhiều đổi mới. Khung gầm cho xe tăng này được sản xuất trên cơ sở xe tăng bọc thép" Type 79 ", đặc biệt nó đã được trang bị một tháp pháo 2 nòng 105 mm được đúc nguyên khối hoàn chỉnh, làm tăng đáng kể mức độ bảo vệ. Tốc độ di chuyển của xe được cải tiến lên đến 56 km/h
Ngay sau khi xe tăng "Type 80 " xuất hiện phiên bản cải tiến của của nó là" Type 80 - II ». Nó nổi bật với sự hiện diện của các thiết bị mới. Đó là một máy đo khoảng cách, hệ thống kiểm tra, trinh sát bằng laser, cũng như một hệ thống hiện đại hóa bảo vệ chống lại vũ khí hủy diệt hàng loạt.
TP
 
Chỉnh sửa cuối:

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Em chả thấy cái gọi là "biết địch biết ta" cụ chủ đề cập đoạn nào mà chỉ thấy copy pệt từ trang ********* Soha.vn. Pệt toàn bộ luôn, cả link, cả chữ...?

Túm lại là ý cụ chủ dư lào? Quảng cáo cho trang báo hay cho mấy cái thằng tầu cộng? Vì nếu muốn khai sáng chúng em thì phải phân tích điểm yếu, điểm mạnh, cách đánh nó tan nát chứ?
Điểm mạnh là copy được nhiều thứ, sáng tạo ra nhiều thứ mới, công nghiệp phụ trợ của họ phát triển, điểm yếu là vẫn phụ thuộc vào Nga
 

vietminh9x

Xe điện
Biển số
OF-138332
Ngày cấp bằng
13/4/12
Số km
2,217
Động cơ
389,670 Mã lực
Cóp pết quá, bét ra cụ cũng phải làm vài gạch đầu dòng về tổ chức, quy mô, rồi mới đến trang bị, tin tức chứ :)
Gói gọn từ 2014 trở đi thôi bác ạ, mấy năm kia liệt kê sao hết, ko nói chiến tranh bg 1979 hay hải chiến 1974/1988 nhé.

Tương quan lực lượng HQ/KQ TQ vs Mỹ tại TBD, lực lượng mặt đất khó mà có đụng độ nhau được



TQ Quân lực là khoảng hơn 1 triệu quân, dự phòng huy động được hơn 2 triệu quân, tổng động viên là hơn 200 triệu thanh niên. Quân đội Trung Quốc có số lượng lớn nhất thế giới, ngân sách năm 2014 hơn 100 tỷ đôla, vũ khí chính sử dụng gồm QBZ-95, PF-89, HJ-8/9/10, QW-2, FN-6, trang bị UAV các loại như Kiêu Long từ nhỏ đến to, xe pháo tự hành/phòng không....

Cụ thể bao gồm:
Hơn 20 tàu khu trục Type 051/51A/51C/51D/52/52B/52C/52D/956...
Hơn 40 khinh hạm/ hộ tống hạm Type 053/53H2G/53H3/054/54A/54B/56....
Hơn 20 tàu ngầm Type 039/39A/39B/93/94/95....
1 tàu sân bay Liêu Ninh, đang đóng thêm 3 tàu
Khoảng 1300 máy bay chiến đấu các loại J-7/7G/8I/8II/10A/10B/11A/11B/15/16, JH-7A, Su-27SK/UB/30MKK/MK2....
Khoảng 600 máy bay ném bom Q-5, H-6
500 hệ thống phòng không S-300V/PMU1/2, HQ-2/2B/7/10/12/15/18/19, Type 90/95 SPAAG, CSSA-1, LD-2000, ....
Nhiều tên lửa chống tàu DH-10, DF-21D, YJ-12/62/82/83/91....

Chưa liệt kê ra còn có hơn 400 trực thăng các loại Z-8/9/19, WZ-9/10/19, Mi-17, S-70. Hơn 20 tàu các loại quét mìn, đổ bộ Type 071/083, khoảng hơn 2000 xe tăng bọc thép pháo tự hành các loại Type 59/69/96/96G/98/98G/99/99A1/99A2, WS-1/2/3, PLZ-05, ZBD-04/05/97/08.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top