[Thảo luận] Kỹ thuật sơ cứu người bị nạn

MZP

Xe tải
Biển số
OF-280
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
202
Động cơ
582,620 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Khi các trường hợp tai nạn xảy ra, đôi khi chúng ta rất lúng túng trong việc xử lý. Nếu có thể thì có lẽ em nghĩ nên đi học lớp sơ cứu, tuy nhiên nếu ko thể thì ít nhất cũng nên nắm được những lý thuyết cơ bản.

Các vết thương và sự chảy máu

Bất kỳ vết đứt thủng, gãy nào trên da hoặc cơ thể đều gọi là vết thương. Hầu hết các vết thương đều hở vết nứt ở da làm cơ thể mất máu và các chất khác, đồng thời mầm bệnh có thể xâm nhập gây nhiêm trùng. Vết thương kín cho phép máu chảy ra khỏi vòng tuần hoàn nhưng không chảy ra ngoài cơ thể - xuất huyết nội. Bản chất của vết thương xác định loại vết thương và cách chữa trị thích hợp.

Người sơ cấp cứu nên:

*
Hạn chế việc mất máu bằng cách nén lên vết thương và nâng phần bị thương lên.
*
Tiến hành các bước làm giảm thiểu cơn sốt gây nên do mất máu quá nhiều.
*
Bảo vệ vết thương tránh viêm nhiễm và kích thích chữa lành tự nhiên bằng cách băng bó vết thương.
*
Vì mầm bệnh hiện diện trong máu chảy ra nên lúc nào cũng phải chú ý giữ vệ sinh cho nạn nhân và bản thân bạn cẩn thận


Cầm máu vết thương
http://www.suckhoecongdong.com/content/view/39/43/

Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Khi bị vết thương chảy máu, cần:

- Nâng cao phần bị thương lên

- Dùng khăn sạch (hoặc dùng tay nếu không có khăn) ấn chặt ngay vào vết thương. Giữ chặt cho đến khi máu ngừng chảy,

- Nếu máu chảy không cầm được khi ấn chặt vào vết thương, hoặc nếu nạn nhân đang mất nhiều máu:

* Cứ ấn chặt vào vết thương
* Giữ cho phần bị thương giơ cao lên, càng cao càng tốt
* Buộc ga rô tay hoặc chân càng gần chỗ vết thương càng tốt. Xiết chặt vừa đủ làm máu cầm lại. Buộc ga rô bằng một cái khǎn gấp lại hoặc dây lưng rộng, đừng bao giờ dùng một dây thừng mảnh, dây thép...
* Chuyển ngay nạn nhân đến cơ sở y tế.

Chú ý:

* Chỉ buộc ga rô ở chân hoặc tay nếu máu chảy nhiều và ấn chặt trực tiếp vào vết thương mà máu không thể cầm được,
* Cứ 30' lại nới lỏng dây ga rô một lát để xem còn cần buộc ga rô nữa hay không và để cho máu lưu thông.
* Nếu máu chảy nhiều hoặc bị thương nặng, để cao chân và đầu thấp để đề phòng sốc.
 

MZP

Xe tải
Biển số
OF-280
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
202
Động cơ
582,620 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Chảy máu ngoài nhiều rất nguy hiểm và có thể làm bạn xao lãng các nguyên tắc sơ cấp cứu. Nên nhớ phương pháp hồi sức ABC. Chảy máu ở mặt hoặc ở cổ có thể làm nghẽn khí đạo. Rất hiếm khi lượng máu mất quá nhiều đến nỗi khiến tim ngừng đập. Hãy nhớ là nạn nhân có thể bị sốc và bất tỉnh.

Tự bảo vệ bản thân

Nếu bạn bị đau hay bị một vết thương hở, bạn phải băng bó chúng tại cẩn thận. Mang găng tay dùng một lần ở những nơi có thể và rửa sạch tay bằng xà bông trước và sau khi chữa trị. Các chỉ dẫn vế việc bảo vệ bản thân bạn và nạn nhân khỏi bị viêm nhiễm.

Cách chữa trị

Những điều cần nên làm:

*
Cầm máu.
*
Ngăn ngừa nạn nhân bị sốc.
*
Giảm thiểu nguy cơ bị viêm nhiễm.
*
Gấp rút đưa nạn nhân đến bệnh viện.
*
Cởi hoặc cắt quần áo nạn nhân ra để lộ vết thương. Tìm xem có vật nhọn như mảnh kính có thể gây thương tích cho bạn không.
*
Trực tiếp dùng các ngón tay và lòng bàn tay nén chặt vết thương, nếu có lót một mảnh băng vô trùng hay một miệng gạc sạch thì tốt hơn nhưng không được phí thời gian trong việc tìm kiếm băng quấn. Nếu bạn không thể áp dụng cách nén trực tiếp, ví dụ như do vật găm trong vết thương nhô ra, hãy ấn chặt xuống hai bên vật đó.
*
Nâng và giữ cánh tay bị thương của nạn nhân cao hơn tim. Cầm tay nạn nhân thật nhẹ nhàng nếu nạn nhân có bị gãy xương.
*
Có thể đỡ nạn nhân nằm xuống. Điều này sẽ làm giảm lượng máu chảy đến các vết thương và giảm thiểu nguy cơ sốc.
*
Giữ nguyên miếng gạc rồi dùng dải băng vô trùng băng bó vết thương thật chắc nhưng đừng chặt quá kẻo làm tắc nghẽn sự lưu thông máu. Nếu máu chảy qua dải băng, hãy băng phủ thêm một lớp nữa.
*
Nếu có vật găm trong vết thương nhô ra, đặt miếng lót đệm ở hai bên vật thể cho đến khi chúng vừa đủ cao để có thể băng lại mà không đụng chạm đến vật đó.
*
Bảo đảm an toàn và nâng đỡ phần bị thương như khi bị gãy xương.
*
Quay số 115 gọi cấp cứu. Trị chứng sốc cho nạn nhân. Kiểm tra cách băng bó vết thương, đồng thời theo dõi sự lưu thông máu bên dưới miếng băng.

Nén gián tiếp
Rất hiếm khi việc nén trực tiếp lại không thể áp dụng được hoặc không có tác dụng cầm máu ở tay, chân. Trong các trường hợp như vậy, có thể nén gián tiếp tại "điểm nén", nơi động mạch thính chạy gần xương. Nén tại các điểm này sẽ cắt nguồn cung cấp máu cho tay, chân nhưng không được nén lâu quá mười phút.

Không được dùng dụng cụ nén mạch. Nó có thể làm máu chảy nhiều hơn và có thể gây tổn thương ở mô và thậm chí làm hoại thư.

Điểm nén ở cánh tay

Động mạch ở cánh tay chạy dọc theo mặt trong của cánh tay trên ấn các đấu ngón tay vào giữa các cơ để nén động mạch xuống xương.

Điểm nén ở xương đùi

Động mạch ở đùi đi qua xương chậu ở giữa nếp gấp bụng dưới. Đặt nạn nhân nằm xuống, cong đầu gối lên đến chỗ gấp bụng dưới và dùng ngón cái ấn mạnh.

http://www.suckhoecongdong.com/content/view/37/43/
 
Chỉnh sửa cuối:

MZP

Xe tải
Biển số
OF-280
Ngày cấp bằng
12/6/06
Số km
202
Động cơ
582,620 Mã lực
Tuổi
45
Nơi ở
Hà Nội
Chảy máu ở những vùng đặc biệt

Có một số vết thương cần thay đổi chút ít về quy tắc nén chung, trực tiếp và gián tiếp, để chữa trị có hiệu quả. Lượng máu mất đi ở các vết thương tại những vùng bị thương đặc biệt này có thể là rất nhiều. Do đó, nạn nhân phải được theo dõi cẩn thận các dấu hiệu sốc.

Các vết thương ở da đầu

Da dầu dược cung cấp máu nhiều, do dó khi bị thương, da đầu nứt ra tạo thành một lỗ lớn. Máu có thể chảy ra nhiều và thường làm cho vết thương trông có vẻ nghiêm trọng hơn thực tế. Tuy nhiên, bị thương ở da đầu có thể chỉ là biểu hiện một phần của thương tổn trầm trọng hơn như nứt sọ. Giám định nạn nhân cẩn thận, nhất là các nạn nhân lớn tuổi hay trong trường hợp nạn nhân bị thương ở đầu mà không biết do say rượu.

Cách chữa trị

Những điều nên làm :

*
Hạn chế sự mất máu.
*
Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
*
Mang găng tay dùng một lần (nếu có thể), để thay băng da đầu.
*
Nén mạnh trực tiếp lên băng đã vô trùng hoặc miếng gạc sạch.
*
Rịt chắc vết thương, dùng băng hình tam giác. Nếu máu vẫn chảy, thử nén lại trên miệng gạc. Đặt nạn nhân còn tỉnh nằm xuống, đầu và vai hơi nâng lên. Nếu nạn nhân bất tỉnh, đặt họ ở tư thế dễ hồi sức.
*
Đưa nạn nhân đến bệnh viện, vẫn để ở tư thế chữa trị.


Bị thương ở lòng bàn tay

Lòng bàn tay cũng được cung cấp nhiều máu, nên vết thương có thể chảy máu nhiều. Vết thương sâu có thể làm đứt gân và các dây thần kinh, do đó, làm mất cảm giác ở các ngón tay.

Cách chữa trị

Những điều nên làm


*
Kiểm soát sự mất máu.
*
Đưa nạn nhân đến bệnh viện.
*
Ấn chặt miếng băng vô trùng hay miếng gạc sạch vào lòng bàn tay và bảo nạn nhân nắm chặt tay lại. Nếu nạn nhân thấy nắm chặt tay quá khó, có thể dùng tay còn lại (tay không bị thương) để bóp nắm tay đó lại.
*
Băng các ngón tay lại để không giữ miếng gạc. Xiết chặt mối băng trên các ngón tay.
*
Giữ tay nạn nhân đưa lên cao và đưa nạn nhân đến bệnh viện.


Vết thương ở khớp nối

Mạch máu chạy bên trong khuỷu tay và đầu gối thì sát với da, do đó nếu bị đứt, chúng chảy máu rất nhiều. Nên nhớ là kỹ thuật nén động mạch dưới đây sẽ ngăn không cho máu chảy đến các phần thấp hơn của tay hoặc chân

Cách chữa trị

Những điều nên làm:

*
Kiểm soát sự mất máu.
*
Đưa nạn nhân đi bệnh viện.
*
Đặt miếng gạc trên vết thương. Gập khớp lại càng chặt càng tốt.
*
Giữ khớp gập lại thật chặt để nén lực lên miếng gạc, hãy nâng tay (hoặc chân) lên. Nạn nhân nên nằm xuống nếu thấy cần thiết.
*
Đưa nạn nhân đến bệnh viện, để ở tư thế chữa trị. Thả lỏng không nén sau mỗi mười phút để máu lưu thông lại bình thường.

http://www.suckhoecongdong.com/content/view/36/43/
 

cabrio

Xe máy
Biển số
OF-192
Ngày cấp bằng
9/6/06
Số km
78
Động cơ
581,680 Mã lực
Cái này rất cần, không chỉ trên đường, mà ngay trong đời thường cũng đôi khi gặp trường hợp cần giúp đỡ. Ai không biết gì rất dễ lóng ngóng, đôi khi ra tay giúp lại tệ hơn không làm.

Admin cho cái sticker được không? Khi nào rảnh, tôi sẽ dịch mấy bài post theo.
 

DiCham

Walking...
Tưởng nhớ
Biển số
OF-40
Ngày cấp bằng
22/5/06
Số km
3,873
Động cơ
619,660 Mã lực
Nơi ở
loanh quanh, alo cho nhanh!
Cái này hay đới... Vote cho chú MZP 1 phát nhưng đành nợ!
 

volang

Xe đạp
Biển số
OF-575
Ngày cấp bằng
1/7/06
Số km
49
Động cơ
579,280 Mã lực
Tuổi
44
còn trong trường hợp không thấy chảy máu thì sao?
Khi nạn nhân bị ngất xỉu (có chảy máu hay không cũng vậy), việc cấp cứu cũng rất quan trọng vì nếu không người bị nạn có thể mãi mãi không dậy được nữa. Em không có tài liệu cụ thể nhưng theo trí nhớ thì phải làm những việc đại loại như sau:
- khi để nạn nhân nằm một mình thì để nằm nghiêng, gối đầu lên tay vì nếu nằm ngửa sẽ cuống lưỡi sẽ bịt đường thở.
- hô hấp nhân tạo, cái này phải làm theo bài bản, không dám nói bừa..
 

HUYNHC240Tài khoản đã xác minh

Trên từng cây số
Biển số
OF-3
Ngày cấp bằng
20/5/06
Số km
1,361
Động cơ
596,551 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Website
www.Vietthinheec.vn
5 điều cần nhớ khi cứu người bị TNGT

1. Trước hết, không được đỡ đầu nạn nhân lên, nếu người ấy không động đậy được chân tay. Vì khi nạn nhân không nhúc nhích được thì người ấy đã bị gãy phần dưới cột sống (chân); còn nếu tay bị tê liệt thì bị gãy phần trên cột sống (cổ). Trong cả hai trường hợp, tủy sống đã bị chấn thương. Khi ta đỡ đầu nạn nhân dậy để cho uống nước hoặc để khiêng người ấy đi, tủy sống sẽ bị tác hại không phương cứu chữa.








2. Khi cột sống lưng bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân vào một cái mền để nạn nhân nằm sấp. Khi ta đỡ cái mền lên lưng nạn nhân cong vòng, sức căng của tủy sống được nới lỏng.

3. Khi cần cổ bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân lên một tấm ván, để người ấy nằm ngửa mà không bao giờ được nghiêng đầu về phía trước. Đó là vị trí tốt nhất để tránh mọi cử động của xương cần cổ bị gãy.

4. Nếu người bị thương phải khiêng bằng tay: yêu cầu người cấp cứu phải đứng ở các vị trí sau đây:

-Một người trên đầu nạn nhân.

- Một người ở dưới chân.

- Hai người ở hai bên hông người ấy.

Trong khi hai người đứng giữa nâng nạn nhân lên để đem đi thì người ở đầu và ở chân kéo nhẹ đầu và chân của nạn nhân về phía mình. Nhờ sự kéo nhẹ này mà các đốt xương sống hoặc xương cổ dãn ra, không cọ phát vào tủy sống bị thương.

5. Khi nạn nhân bất tỉnh: phải coi người ấy như người bị gãy cả cột sống lưng và cột sống cổ nên càng phải cẩn thận hơn và tìm mọi cách đưa nhanh nạn nhân đến cơ sở y tế cấp cứu.

Cấp cứu nạn nhân bị TNGT ở hiện trường là bước đầu tiên nhưng rất quan trọng. Chúng ta phải biết cách cứu người để có hiệu quả.

MUABANOTO.VN ( theo GTVT )
 

hethoi

Đi bộ
Biển số
OF-1729
Ngày cấp bằng
28/9/06
Số km
9
Động cơ
569,890 Mã lực
Tuổi
54
Em công nhận với bác trong những trường hợp thế này "nhiệt tình + với ngu dốt = sát hại" Là em quyết không hiếu kỳ đứng xem mà chỉ gọi cấp cứu thôi
 

cam3333

Xe tăng
Biển số
OF-224
Ngày cấp bằng
10/6/06
Số km
1,328
Động cơ
594,110 Mã lực
Tuổi
46
Nơi ở
miền Đông gian lao mà anh dũng ...
mình ngu dốt nên không dám sơ cấp cứu nạn nhân... thì cũng bị quy tội mà bác...

khó quá, không biết phải làm sao nhỉ ?
 

MICBOB

Xe đạp
Biển số
OF-2142
Ngày cấp bằng
26/10/06
Số km
46
Động cơ
567,460 Mã lực
Rất có ích. Các bác dạy thêm cho cả mấy anh...Cảnh sát GT nữa...cần phải học...
 

taylailua

Xe buýt
Biển số
OF-73
Ngày cấp bằng
24/5/06
Số km
567
Động cơ
588,160 Mã lực
Các bác nói đúng lắm, cho em thêm tí nhé

1. Khi thấy người bị nạn thì đừng nhắm mắt lao vào cứu nhé. chỉ vào cứu khi thấy hiện trường thực sự an toàn cho chính các bác trước đã.

2. Nên kiểm tra xem người bị nạn có còn tỉnh không? nếu còn tỉnh hỏi người ta đau ở đâu.....sờ nắn nhẹ xem phần cổ, lưng có sao không trước khi quyết định dời vị trí nạn nhân.

3. Nếu người bị nạn bị kẹt thì nên kiểm tra sơ qua tình hình vết thương. Trong trường hợp bị thương ở đầu và cổ thì không lên kéo thốc nạn nhân ra ngoài. nên lấy áo, hoặc bất kỳ cái gì có thể quấn tạm vào cổ nhằm định vị đầu và cổ trước khi khiêng ra chỗ khác.

4. Khi khiêng người bị nạn lên nắm ngực áo, thắt lưng chứ đừng mỗi người một tay, một chân

5. Nếu ai biết làm CPR thì làm còn không thì đặt đầu người bị nạn ở tư thế thẳng, hơi ngửa lên

6. Nếu có vật thể găm trên người bị nạn thì không nên lấy ra (trừ khi trong trường hợp bắt buộc)

7. Khi không chắc chắn thì lên gọi bác sỹ đến, hoặc ít nhất cũng hỏi được một vài thông tin hữu ích.
 

evnd1

Xe máy
Biển số
OF-5588
Ngày cấp bằng
14/6/07
Số km
76
Động cơ
544,660 Mã lực
Nơi ở
Kim Mã - Hà Nội
Website
360.yahoo.com
nghe có vẻ bác này chuyên nghiệp

Các bác nói đúng lắm, cho em thêm tí nhé

1. Khi thấy người bị nạn thì đừng nhắm mắt lao vào cứu nhé. chỉ vào cứu khi thấy hiện trường thực sự an toàn cho chính các bác trước đã.

2. Nên kiểm tra xem người bị nạn có còn tỉnh không? nếu còn tỉnh hỏi người ta đau ở đâu.....sờ nắn nhẹ xem phần cổ, lưng có sao không trước khi quyết định dời vị trí nạn nhân.

3. Nếu người bị nạn bị kẹt thì nên kiểm tra sơ qua tình hình vết thương. Trong trường hợp bị thương ở đầu và cổ thì không lên kéo thốc nạn nhân ra ngoài. nên lấy áo, hoặc bất kỳ cái gì có thể quấn tạm vào cổ nhằm định vị đầu và cổ trước khi khiêng ra chỗ khác.

4. Khi khiêng người bị nạn lên nắm ngực áo, thắt lưng chứ đừng mỗi người một tay, một chân

5. Nếu ai biết làm CPR thì làm còn không thì đặt đầu người bị nạn ở tư thế thẳng, hơi ngửa lên

6. Nếu có vật thể găm trên người bị nạn thì không nên lấy ra (trừ khi trong trường hợp bắt buộc)

7. Khi không chắc chắn thì lên gọi bác sỹ đến, hoặc ít nhất cũng hỏi được một vài thông tin hữu ích.
thường cấp cứu ở nước ngoài hoặc đội cứu hộ nếu các bác để ý sẽ thấy họ cuốn một đai nhựa quanh cổ nạn nhân trước khi làm các bước tiếp theo. nhằm giảm tối đa chấn thương tuỷ sống gây liệt hoặc tử vong. Thực tế ở VN nhiều bác nhiệt tình quá nên xốc hoặc vác nạn nhân lên làm nặng hơn nếu có gãy xương... Tốt nhất nếu nạn nhân tỉnh hãy làm các biện pháp như garo cầm máu cố định tạm nơi bị gãy , nếu nạn nhân bất tỉnh , đừng nên di chuyển nhiều mà hãy tìm cách gọi 115 hoặc phải có chuyên môn hãy làm các biện pháp cứu chữa , nhiệt tình quá gây nguy hiểm thêm cho nạn nhận Ví dụ tổn thương cột sống mà vận chuyển bằng võng hoặc cáng mềm thì khi đến nơi đứt mất tuỷ sống cũng toi, thấp thì liệt chân hoặc tay, cao hơn thì có khi chết trước khi đến được viện......
 

boyngheo_pleiku

Xe tải
Biển số
OF-13625
Ngày cấp bằng
1/3/08
Số km
213
Động cơ
520,030 Mã lực
Nơi ở
♪Núi rừng âm u , vượn kêu gà hú ♪
úi giùi ui ! Còn tùy vào ai là người cầm lái chứ bác :D , còn phải xem cái số má của mình hên đến mức nào , nếu lỡ gặp phải người đẹp bị nạn thì.....:D , các bác cho em là anh hùng cứu mỹ nhân nhé :) (f)
 

trieuth

Xe điện
Biển số
OF-3426
Ngày cấp bằng
19/2/07
Số km
2,117
Động cơ
576,250 Mã lực
Nơi ở
OFTC
Bài của bác rất hữu dụng ! Em cũng nhiều lần phân vân không biết nếu đi đường gặp chuyện gì thì phải xử lý thế nào cho chuẩn. Voted!
 

guidingstar

Xe tăng
Biển số
OF-3886
Ngày cấp bằng
20/3/07
Số km
1,490
Động cơ
566,541 Mã lực
Em spam phát!

Một cô gái trẻ đến phòng khám tư nhân. Bác sỹ trả lời : Cô nên thông báo cho chồng cô rằng cô có tin vui!
- Nhưng cháu chưa có chồng
- Vậy thì bạn trai cô
- Cháu chưa có bạn trai
- Vậy thì ít nhất cô cũng phải gần gũi một ai đó chứ!
- Cháu chưa làm chuyện đó bao giờ. Nghĩ một hồi cô gái hét toáng lên:
- Tiên sư thằng cứu hộ, vậy mà nó bảo nó chỉ hô hấp nhân tạo!:)) :)) :)) :)) :)) :)) :)) :))
 

loveSUV

Xe tải
Biển số
OF-14533
Ngày cấp bằng
4/4/08
Số km
324
Động cơ
517,640 Mã lực
Nơi ở
Trên từng cây số ...
Website
360.yahoo.com
cảm ơn bác Những gì bác nói rất cần biết ..Em có cái ngu kiến là bác nên dạy cả cái vụ hà hơi thổi ngạt đúng kĩ thuật đi bác ...em nghĩ biết đâu em sẽ cứu đc. ai đó ... ( em thề ...) Mùa hè mà .. nhỡ đuối nước thì còn biết đg' mà ...Ko lại chữa lợn lành thành lợn què ...
 

Hoàn Béo

Xe hơi
Biển số
OF-16764
Ngày cấp bằng
28/5/08
Số km
140
Động cơ
510,511 Mã lực
Tuổi
50
Em đang nghĩ là nếu hô hấp nhân tạo cho người khác mà mình bị hở van thực quản thì sao nhỉ?
Em sờ-pam tý cho đủ bài
 

k66473

Xe tăng
Biển số
OF-1165
Ngày cấp bằng
5/8/06
Số km
1,633
Động cơ
96,318 Mã lực
Nơi ở
earth
....2. Khi cột sống lưng bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân vào một cái mền để nạn nhân nằm sấp......
3. Khi cần cổ bị gãy: phải lăn nhẹ nạn nhân lên một tấm ván, để người ấy nằm ngửa mà không bao giờ được nghiêng đầu về phía trước.....
....
5. Khi nạn nhân bất tỉnh: phải coi người ấy như người bị gãy cả cột sống lưng và cột sống cổ nên ......

MUABANOTO.VN ( theo GTVT )
trường hợp bất tỉnh như thế này thì để nằm sấp hay ngửa đây?
 

longyt

Xe tải
Biển số
OF-15522
Ngày cấp bằng
28/4/08
Số km
463
Động cơ
516,630 Mã lực
1. Trước hết, không được đỡ đầu nạn nhân lên, nếu người ấy không động đậy được chân tay. Vì khi nạn nhân không nhúc nhích được thì người ấy đã bị gãy phần dưới cột sống (chân); còn nếu tay bị tê liệt thì bị gãy phần trên cột sống (cổ). Trong cả hai trường hợp, tủy sống đã bị chấn thương. Khi ta đỡ đầu nạn nhân dậy để cho uống nước hoặc để khiêng người ấy đi, tủy sống sẽ bị tác hại không phương cứu chữa.

Đấy là gãy đốt sống thắt lưng, ko phải chân đâu bác ạ!!!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top