Liệu có hay không: cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy điều hòa không khí

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
279
Động cơ
397,290 Mã lực
Điều hòa không khí (air conditioner) là thiết bị không thể thiếu trong một chiếc ô tô ngày nay. Ai cũng biết nó là thiết bị điều hòa nhiệt độ khi nhiệt độ trong ô tô hay căn phòng không tốt đối với cơ thể con người, nhưng chắc ít người để ý đến một tính chất rất quan trọng khác, liệu có hay không: cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy.

Một phòng kín hoặc ô tô khi chưa bật máy điều hòa không khí thì rất bức bí, ngột ngạt khó thở. Nhưng cũng cái phòng kín hoặc ô tô đó, khi máy điều hòa không khí hoạt động thì không còn cảm giác khó thở nữa. Ở đây phải hiểu máy điều hòa không khí hoạt động nghĩa là máy được đặt ở chế độ mát (cool) – mùa hè hoăc chế độ ấm (warm) – mùa đông, nếu đặt máy ở chế độ quạt gió (fan) thì cũng như khi máy không hoạt động – ngột ngạt khó chịu lắm!

Ai cũng biết con người hô hấp bằng cách hít vào phổi không khí. Ô xy trong không khí vào phổi, thực hiện trao đổi chất với máu và thải ra khí CO2. Khí CO2 này được thải ra ngoài không khí khi ta thở ra. Như vậy khi ta ở trong một phòng kín thì hàm lượng ô xy càng lúc càng giảm và nếu khi giảm đến mức không còn ô xy nữa thì con người không còn có thể duy trì sự sống.

Vậy khi máy lạnh hoạt động, ngoài tính năng làm lạnh (đối với chiều lạnh) hoặc làm ấm (đối với chiều nóng) chắc hẳn phải có sự cấp bù ô xy. Vậy việc cấp bù ô xy bởi máy lạnh được thực hiện như thế nào? Chắc hẳn máy lạnh không thể lấy không khí bên ngoài, bằng chứng là khi ô tô đang hoạt động trong môi trường khói bụi ô nhiễm, ở trong ô tô ta cũng không cảm thấy có mùi khói bụi nào.

Các tài liệu về máy điều hòa không khí thường chỉ nói đến nguyên lý trao đổi nhiệt tạo ra nóng hoặc lạnh, chưa thấy nói đến cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy điều hòa không khí như thế nào. Tiếp nữa là, khả năng cấp bù ô xy của máy đến đâu, ví dụ một máy điều hòa công suất là A (12000 BTU chẳng hạn) thì có khả năng cấp bù ô xy cho bao nhiêu người? Vì khi đi trên xe buýt đông quá, vẫn có cảm giác buồn nôn do thiếu ô xy. Ai biết các vấn đề này, xin hãy trả lời giúp!
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
8,909
Động cơ
632,507 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Điều hòa cho xe hơi nói chung đều giống nhau, nó đơn thuần chỉ là cái máy để hạ nhiệt độ ca-bin, loại khá hơn hàng tiêu chuẩn thì đương nhiên có lọc không khí trước khi cấp trở lại ca-bin nhưng chỉ là lọc bụi thông qua cái màng lọc bằng giấy, khá hơn tí thì lọc vải có than hoạt tính. Xe Hàn loại trung bây giờ còn có thêm "IONIZER" để khử độc, có thể có thêm chức năng tự động lấy gió ngoài khi độ ẩm trong xe rơi xuống thấp, rồi lại tự động lấy gió trong nếu gặp một số loại khí độc mà nó cảm nhận được.
Trong tất cả các loại điều hòa xe hơi mà em biết đều không có chỗ nào để bù ô-xy, vậy tại sao hàng trăm người trong một xe buýt, 5 người trong một xe du lịch bé tí, chạy cả trăm km không nghỉ mà không chết ngạt????? Hiện chưa có câu trả lời nào thuyết phục nhất vì chả hãng nào lên tiếng, còn anh em lọ mọ thì chưa tìm ra câu trả lời thuyết phục ngoài việc phỏng đoán: "Xe không kín hoàn toàn nên vẫn có trao đổi khí nhưng là tự nhiên chứ không có chủ định của nhà SX - đây cũng là lý do tại sao xe rơi xuống nước thì chỉ nổi khoảng 10 phút rồi chìm.
 

Caterpillar

Xe tăng
Biển số
OF-90632
Ngày cấp bằng
2/4/11
Số km
1,829
Động cơ
423,945 Mã lực
đây cũng là lý do tại sao xe rơi xuống nước thì chỉ nổi khoảng 10 phút rồi chìm.
Em nhớ ngày xưa có vụ xe Mazda trắng trôi trên hồ Ngọc Khánh mà chủ xe thuê người bơi ra buộc dây kéo vào bờ mà cụ ?
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
279
Động cơ
397,290 Mã lực
Điều hòa cho xe hơi nói chung đều giống nhau, nó đơn thuần chỉ là cái máy để hạ nhiệt độ ca-bin, ...
Câu trả lời trên đây chưa thực sự thuyết phục để giải thích một thực tế mà chắc nhiều người đã trải qua như chuyện của tôi dưới đây:
Từ những năm 1995 tôi đã đi trên xe Toyota Corona đời cũ từ Hà Nội đi Lạng Sơn vào mùa đông, trên xe chỉ có 3 người. Ngày ấy chưa có QL1 đẹp như bây giờ, xe phải chạy theo đường QL1 cũ nên mất nhiều thời gian hơn. Hôm ấy lái xe để điều hòa ở chế độ quạt gió (fan) và không mở ô thông gió lấy khí trời. Chạy được nửa chặng, tôi đã bị nôn ói, say xe kinh khủng. Sau đó, lái xe đã chuyển điều hòa sang chế độ mát (AC on), vẫn không mở ô thông gió lấy khí trời vì đường sá khi ấy rất bụi, xe chạy tiếp và tôi không còn cảm thấy khó chịu, buồn nôn nữa.
Cái điều hòa trên xe đó cũng thuộc loại thế hệ cổ lỗ lắm nhưng tromg cùng một không gian kín như vậy, ở trạng thái hoạt động AC lại làm cho người ngồi trong đó không cảm thấy buồn nôn vì thiếu ô xy, nếu không phải do cái máy đó có khả năng bù ô xy? Hay khi nó hoạt động thì làm cho cơ thể con người cần ít ô xy hơn?
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-3516
Ngày cấp bằng
25/2/07
Số km
8,909
Động cơ
632,507 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà Lội ạ!!!!!!!
Câu trả lời trên đây chưa thực sự thuyết phục để giải thích một thực tế mà chắc nhiều người đã trải qua như chuyện của tôi dưới đây:
Từ những năm 1995 tôi đã đi trên xe Toyota Corona đời cũ từ Hà Nội đi Lạng Sơn vào mùa đông, trên xe chỉ có 3 người. Ngày ấy chưa có QL1 đẹp như bây giờ, xe phải chạy theo đường QL1 cũ nên mất nhiều thời gian hơn. Hôm ấy lái xe để điều hòa ở chế độ quạt gió (fan) và không mở ô thông gió lấy khí trời. Chạy được nửa chặng, tôi đã bị nôn ói, say xe kinh khủng. Sau đó, lái xe đã chuyển điều hòa sang chế độ mát (AC on), vẫn không mở ô thông gió lấy khí trời vì đường sá khi ấy rất bụi, xe chạy tiếp và tôi không còn cảm thấy khó chịu, buồn nôn nữa.
Cái điều hòa trên xe đó cũng thuộc loại thế hệ cổ lỗ lắm nhưng tromg cùng một không gian kín như vậy, ở trạng thái hoạt động AC lại làm cho người ngồi trong đó không cảm thấy buồn nôn vì thiếu ô xy, nếu không phải do cái máy đó có khả năng bù ô xy? Hay khi nó hoạt động thì làm cho cơ thể con người cần ít ô xy hơn?
Em là ng có thể nói la đã đẻ ra cái xe và đã từng điều khiển cái điều hòa xe hơn chục năm nay rồi cụ ạ, vậy nên cụ nên tin em đi!
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có một thớt tranh luận khá kỹ về vấn đề này ở phần ATGT, các cụ chịu khó tìm.
Đại loại em tóm tắt mấy ý để trả lời câu hỏi của cụ chủ thớt:
- Em đồng ý với cụ hardtop: điều hòa xe chỉ đơn thuần là điều nhiệt chứ không có cung cấp ô xy gì cả, mà cũng ko có cảm biến (chắc nếu có thỉ chỉ có xe cực sang).
- Xe hơi không kín tuyệt đối, nó còn nhiều lỗ hở trong khoang thông với bên ngoài.
- Phòng kín, nếu có điều hòa là tạo chênh lệch nhiệt độ, do vậy trao đổi không khí diễn ra mạnh hơn, ta không cảm thấy bí
- Nhưng lâu thì vẫn bị thiếu ô xi kể cả có điều hòa. Ví dụ 1 phòng họp nhỏ cỡ 10m2 mà có 20 người chen chúc thì sớm muộn cũng thấy bí nếu bật điều hòa đóng kín cửa.
- Theo một công thức thì 1m3 không khí đủ dùng cho 1 người trong 2 tiếng mà không thấy mệt nếu chỉ ngồi làm những việc nhẹ. Như vậy 1 xe 4b thường có khoảng 3m3, nếu chở 4 người thì các cụ đi yên tâm trong vòng 1,5 tiếng. Thực tế phải hơn vì xe hở, đôi khi hé chút cửa v.v...
- Hôm vừa rồi, nhà em đi Đà Nẵng. Trên xe 5 người, toàn đóng kín cửa và lấy gió trong mà chẳng ai làm sao. Vấn đề là cứ tầm 1 - 1,5 tiếng thì lại phải dừng mua vé cầu phà hoặc dừng đâu đó đi lái hoặc uống nước. KHông ai thấy mệt mỏi hoặc chóng mặt cả.

Các cụ tìm thớt đó bên ATGT mà đọc thì có thêm nhiều thông tin bổ ích về vấn đề này.
 
Chỉnh sửa cuối:

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,700 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
hì hì trên bất cứ cái xe thương mại bình thường nào mà có cơ chế tạo oxy thì em chết liền ạ :D :D em cho là có 2 điểm

1) Xe không những không kín hoàn toàn mà ở 4 góc xe còn có khe thông gió cố tình nữa, em từng chỉ cho nhiều cụ xem rồi, khe này bé nhưng khi di chuyển nhanh thì thông gió kha khá tốt, đó là lý do lấy gió trong nhưng đi qua cống có mùi thì vẫn bị mùi như thường

2) Khi bật điều hòa, hít phải khí lạnh thì hình như cơ quan khứu giác giảm khả năng làm việc, em đoán là do lạnh nên nhiều giảm bớt sự trao đổi nhiệt để bảo vệ cơ thể đồng thời giảm sự hấp thu mùi, thành ra khi xe bật lạnh thấy dễ chịu hơn xe nóng
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
hì hì trên bất cứ cái xe thương mại bình thường nào mà có cơ chế tạo oxy thì em chết liền ạ :D :D em cho là có 2 điểm

1) Xe không những không kín hoàn toàn mà ở 4 góc xe còn có khe thông gió cố tình nữa, em từng chỉ cho nhiều cụ xem rồi, khe này bé nhưng khi di chuyển nhanh thì thông gió kha khá tốt, đó là lý do lấy gió trong nhưng đi qua cống có mùi thì vẫn bị mùi như thường

2) Khi bật điều hòa, hít phải khí lạnh thì hình như cơ quan khứu giác giảm khả năng làm việc, em đoán là do lạnh nên nhiều giảm bớt sự trao đổi nhiệt để bảo vệ cơ thể đồng thời giảm sự hấp thu mùi, thành ra khi xe bật lạnh thấy dễ chịu hơn xe nóng
Cái ý 2 của cụ vòi em chưa thông lắm. Cụ thể là vào hôm trời lạnh, em bật sưởi, xe cũng bớt bí hơn là chỉ bật gió.
 

vietvoiz

Xe container
Biển số
OF-7990
Ngày cấp bằng
14/8/07
Số km
9,198
Động cơ
627,700 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
+21.03216 +105.86850
Website
www.vietvoiz.com
Cái ý 2 của cụ vòi em chưa thông lắm. Cụ thể là vào hôm trời lạnh, em bật sưởi, xe cũng bớt bí hơn là chỉ bật gió.
một lý do quan trọng nữa mà nãy em quên là khí thổi qua dàn lạnh nó khô, dễ chịu hơn khí có độ ẩm cao - cảm giác dễ chịu có lẽ chính là cái này
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
một lý do quan trọng nữa mà nãy em quên là khí thổi qua dàn lạnh nó khô, dễ chịu hơn khí có độ ẩm cao - cảm giác dễ chịu có lẽ chính là cái này
Có lẽ vậy, nhưng em xin giải thích thêm chút về lý do tại sao bật điều hòa lại làm cho ta cảm thấy dễ chịu hơn: đó là hàm lượng CO2 bị giảm đi.
CO2 có trong không khí tự nhiên vào khoảng 0.04%, nhưng trong không gian kín (hoặc tương đối kín), ta thở ra CO2 và nồng độ tăng lên làm ta mệt. Khi bật điều hòa, không khí trong ô tô được thổi qua dàn lạnh, mà dàn lạnh luôn ẩm ướt nó sẽ hòa tan bớt CO2, nước lạnh càng hòa tan CO2 mạnh hơn, do vậy điều hòa có tác dụng làm giảm hàm lượng CO2 và do vậy ta đỡ cảm thấy bí.

Mấy thông số về tác hại của CO2 em lấy trên wiki:

Các giới hạn của OSHA cho nồng độ điôxít cacbon tại nơi làm việc là 0,5% cho thời gian dài, tối đa tới 3% cho phơi nhiễm ngắn (tối đa 10 phút). OSHA cho rằng các nồng độ trên 4% là "nguy hiểm ngay lập tức đối với sức khỏe và sự sống". Những người thở không khí chứa trên 5% điôxít cacbon trên 30 phút có các triệu chứng tăng anhiđrít cacbonic máu cấp tính, trong khi việc thở với nồng độ điôxít cacbon từ 7%–10% có thể làm bất tỉnh trong vài phút. Điôxít cacbon, dù là dạng khí hay dạng rắn, chỉ được tiếp xúc trong các môi trường/khu vực thông gió tốt.
 

leminhkhuong

Xe tải
Biển số
OF-105948
Ngày cấp bằng
16/7/11
Số km
279
Động cơ
397,290 Mã lực
Khi bật điều hòa, không khí trong ô tô được thổi qua dàn lạnh, mà dàn lạnh luôn ẩm ướt nó sẽ hòa tan bớt CO2, nước lạnh càng hòa tan CO2 mạnh hơn, do vậy điều hòa có tác dụng làm giảm hàm lượng CO2 và do vậy ta đỡ cảm thấy bí.
Xem có vẻ hợp lý nhất!

Có lẽ Wikipedia, các tài liệu nói về nguyên lý hoạt động của máy điều hòa không khí cần phải bổ sung điều này. Các nhà sản xuất, các cơ quan quản lý nhà nước cần thí nghiệm đo đạc hàm lượng thành phần không khí trong ô tô để đưa ra khuyến cáo đối với người sử dụng, để từ đó đưa ra quy định khống chế số người trong ô tô, nhất là với xe khách và xe buýt.

Hiện nay, một số xe khách được sản xuất với các cửa sổ kính hàn kín, trong khi có một số tài xế không chịu bật điều hòa ở nút AC vào mùa đông, kể cả xe khách chất lượng cao (không biết để tiết kiệm xăng, do kém hiểu biết hay vì tại vị trí tài xế ngồi đã có một ô kính có thể mở được) khiến cho hành khách đi trong các xe khách, xe buýt này cực kỳ khổ sở.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,110
Động cơ
622,095 Mã lực
Điều hòa không khí (air conditioner) là thiết bị không thể thiếu trong một chiếc ô tô ngày nay. Ai cũng biết nó là thiết bị điều hòa nhiệt độ khi nhiệt độ trong ô tô hay căn phòng không tốt đối với cơ thể con người, nhưng chắc ít người để ý đến một tính chất rất quan trọng khác, liệu có hay không: cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy.

Một phòng kín hoặc ô tô khi chưa bật máy điều hòa không khí thì rất bức bí, ngột ngạt khó thở. Nhưng cũng cái phòng kín hoặc ô tô đó, khi máy điều hòa không khí hoạt động thì không còn cảm giác khó thở nữa. Ở đây phải hiểu máy điều hòa không khí hoạt động nghĩa là máy được đặt ở chế độ mát (cool) – mùa hè hoăc chế độ ấm (warm) – mùa đông, nếu đặt máy ở chế độ quạt gió (fan) thì cũng như khi máy không hoạt động – ngột ngạt khó chịu lắm!

Ai cũng biết con người hô hấp bằng cách hít vào phổi không khí. Ô xy trong không khí vào phổi, thực hiện trao đổi chất với máu và thải ra khí CO2. Khí CO2 này được thải ra ngoài không khí khi ta thở ra. Như vậy khi ta ở trong một phòng kín thì hàm lượng ô xy càng lúc càng giảm và nếu khi giảm đến mức không còn ô xy nữa thì con người không còn có thể duy trì sự sống.

Vậy khi máy lạnh hoạt động, ngoài tính năng làm lạnh (đối với chiều lạnh) hoặc làm ấm (đối với chiều nóng) chắc hẳn phải có sự cấp bù ô xy. Vậy việc cấp bù ô xy bởi máy lạnh được thực hiện như thế nào? Chắc hẳn máy lạnh không thể lấy không khí bên ngoài, bằng chứng là khi ô tô đang hoạt động trong môi trường khói bụi ô nhiễm, ở trong ô tô ta cũng không cảm thấy có mùi khói bụi nào.

Các tài liệu về máy điều hòa không khí thường chỉ nói đến nguyên lý trao đổi nhiệt tạo ra nóng hoặc lạnh, chưa thấy nói đến cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy điều hòa không khí như thế nào. Tiếp nữa là, khả năng cấp bù ô xy của máy đến đâu, ví dụ một máy điều hòa công suất là A (12000 BTU chẳng hạn) thì có khả năng cấp bù ô xy cho bao nhiêu người? Vì khi đi trên xe buýt đông quá, vẫn có cảm giác buồn nôn do thiếu ô xy. Ai biết các vấn đề này, xin hãy trả lời giúp!

Từ trước nay trong các hệ thống điều hòa không khí (DHKK) to nhỏ đều không có hệ thống cấp bù ô xy các cụ nhé, chỉ có hệ thống bổ sung khí tươi(freshair) tức là lấy không khí tự nhiên từ bên ngoài. Bình thường trong không khí N2 chiếm đến 78% O2 khoảng 20%, còn lại là các loại khác trong đó CO2 khoảng 0,035% nên khi chúng ta hít vào thở ra thì không chỉ thở ra hoàn toàn CO2 và H2O mà còn có một lượng lớn O2 chưa hấp thu hết, bình thường cảm giác ngột ngạt buồn nôn trong Oto là do cảm giác nóng và không được giải nhiệt và cảm giác "Say xe" gây ra, và trong xe luôn có những lỗ thông hơi và cũng có cả hệ thống bổ sung khí tươi nữa các cụ nhé(tùy từng loại)
khi bật DHKK lên nhiệt độ thấp xuống các cụ cảm thấy dễ chịu hơn chứ không phải là DHkk sản xuất ra Ôxi nhé, có một số xe hơi hiện đại có thiết kế cả bổ sung không khí tuơi nên cảm giác rất dễ chịu, còn không nhìn thấy bụi vào là trước khi hút vào không khí phải đươc đi qua một hệ thống lọc và xử lý rồi mới đưa vào, (cũng có thể chỉ là một lưới lọc đơn giản) tất nhiên ngoài ra không khí còn lọt qua các khe hở vào phòng. Đối với các phòng họp lớn luôn có bổ sung khí tươi và quạt thông gió nhất là hệ thống DHKK trung tâm luôn luôn phải bổ sung khí tuơi ở buồng điều không(BDK) nên khi bật điều hòa là có cảm giác như bổ sung Ôxy vậy(cái này thì bình thường không nhìn thấy)
Tóm lại DHKK không có chức năng tự bổ sung Ôxy mà muốn có Oxy thì người ta phải bổ sung không khí mới vào(đã qua xử lý)
 

anhnv_2411

Xe hơi
Biển số
OF-88045
Ngày cấp bằng
10/3/11
Số km
133
Động cơ
408,730 Mã lực
Cái này có lẽ cụ voi nói đúng nhưng em tìm mãi không thấy khe hở đấy cụ thử chỉ vị trí một hai con xe cho em xem với nhé !
 

buonchan79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-74859
Ngày cấp bằng
7/10/10
Số km
2,174
Động cơ
443,260 Mã lực
Nơi ở
quay 360 độ chỗ nào cũng thấy quán bia
Vậy khi máy lạnh hoạt động, ngoài tính năng làm lạnh (đối với chiều lạnh) hoặc làm ấm (đối với chiều nóng) chắc hẳn phải có sự cấp bù ô xy. Vậy việc cấp bù ô xy bởi máy lạnh được thực hiện như thế nào? Chắc hẳn máy lạnh không thể lấy không khí bên ngoài, bằng chứng là khi ô tô đang hoạt động trong môi trường khói bụi ô nhiễm, ở trong ô tô ta cũng không cảm thấy có mùi khói bụi nào.

Các tài liệu về máy điều hòa không khí thường chỉ nói đến nguyên lý trao đổi nhiệt tạo ra nóng hoặc lạnh, chưa thấy nói đến cơ chế lọc khí, cấp bù ô xy của máy điều hòa không khí như thế nào. Tiếp nữa là, khả năng cấp bù ô xy của máy đến đâu, ví dụ một máy điều hòa công suất là A (12000 BTU chẳng hạn) thì có khả năng cấp bù ô xy cho bao nhiêu người? Vì khi đi trên xe buýt đông quá, vẫn có cảm giác buồn nôn do thiếu ô xy. Ai biết các vấn đề này, xin hãy trả lời giúp!
Cụ chưa tìm tòi khám phá mà đã hỏi, như kiểu đửa trẻ nghĩ ra cái gì hỏi cái nấy. Sao cụ chưa thử đơn giản là Gúc gồ cái tít bài xem có nhiêu câu trả lời cho cụ. Cái đó Tây nó sáng tạo, thử nghiệm và kiểm tra chán chê rồi mới đưa vào sản xuất cho cụ, không thì Tây nó chết ngạt hàng loạt trong xe ô tô hết ròi....
 
Chỉnh sửa cuối:

Cửu Long

Xe buýt
Biển số
OF-17718
Ngày cấp bằng
21/6/08
Số km
689
Động cơ
513,280 Mã lực
khe hở ạ . Nhưng làm sao mà hở nhiều đc như thế hả cụ nếu hở nhiều đi mưa , bụi thì làm sao như xe bọc thép nếu hở như thế ngôì trong có mà ăn hết khí độc rồi phải ko cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top