Sau bao lâu thì động cơ ngốn hết "dung tích xi lanh"?

Maybach 62S

Xe tăng
Biển số
OF-47500
Ngày cấp bằng
27/9/09
Số km
1,052
Động cơ
470,790 Mã lực
Thưa các cụ.

Tự dưng em muốn hỏi một câu thắc mắc mới nghĩ ra hôm qua mà giật mình? Như này ợ.

"Dung tích xi lanh" = Dung tích buồng đốt động cơ đúng không ạ? => Vậy nếu dung tích xi lanh là 1000cc, thì sau bao lâu động cơ ngốn đc 1 lít xăng?

Nếu là động cơ 4 thì => Em nghĩ là sau 4 kỳ động cơ sẽ ngốn đc hết 1 lần dung tích xi lanh => 1 lít xăng? Không biết đúng không?

Cứ cho lúc đó vòng tua máy đang quay đều ở 6000 vòng/phút => Thế sau bao nhiêu phút kỳ động cơ sẽ ngốn đc 1 lít xăng???

Hay nói cách khác vòng tua máy là 6000 vòng/phút thì là bao nhiêu kỳ động cơ/phút? (Với động cơ I4 cho dễ hình ung ạ) @-)

Nếu nhỡ mà thành "hỏi ngu" mong các cụ ném đá em nhẹ tay ;)
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Để giải bài này cần có thêm dữ kiện.
Ví dụ: nhiệt độ buồng đốt, dung tích xy lanh, áp suất buồng đốt (kỳ hút), xăng thì coi như tương đương C8H18. ..
Sau khi có những giả thiết gần đúng và tính toán với xe có dung tích 1.0 , em có kết quả dư lày:
Tốc dộ vòng tua 6000 : 1 lít xăng thì chỉ cấp cho xe chạy trong 4 phút.
Nếu vòng tua khoảng 2000 thì thời gian đốt hết 1 lít sẽ là ~12 phút. Nghe chừng cũng hợp lý với con Getz hay KM.
Nếu xe 2.0 thì thời gian chỉ còn 1/2 :)
 

senhong

Xe tăng
Biển số
OF-181022
Ngày cấp bằng
19/2/13
Số km
1,454
Động cơ
350,826 Mã lực
Thưa các cụ.

Tự dưng em muốn hỏi một câu thắc mắc mới nghĩ ra hôm qua mà giật mình? Như này ợ.

"Dung tích xi lanh" = Dung tích buồng đốt động cơ đúng không ạ? => Vậy nếu dung tích xi lanh là 1000cc, thì sau bao lâu động cơ ngốn đc 1 lít xăng?

Nếu là động cơ 4 thì => Em nghĩ là sau 4 kỳ động cơ sẽ ngốn đc hết 1 lần dung tích xi lanh => 1 lít xăng? Không biết đúng không?

Cứ cho lúc đó vòng tua máy đang quay đều ở 6000 vòng/phút => Thế sau bao nhiêu phút kỳ động cơ sẽ ngốn đc 1 lít xăng???

Hay nói cách khác vòng tua máy là 6000 vòng/phút thì là bao nhiêu kỳ động cơ/phút? (Với động cơ I4 cho dễ hình ung ạ) @-)

Nếu nhỡ mà thành "hỏi ngu" mong các cụ ném đá em nhẹ tay ;)
Em nghĩ mãi để giải thích cho cụ( vì em ko phải dân sư phạm).
Em lấy ví dụ là xe mảy drem ( 1xilanh) 1 chu kì sinh công ,pistong phải đi lên 2 lần và đi xuống 2 lần, tương đương với hút,nén,nổ,xả.
Chu kì hút sẽ là chu kì duy nhất có nhiên liệu,nhiên liệu được hòa cùng ko khí dưới dạng sương mù.( em dự hết khoảng 3-4 dọt xăng,cái này chỉ đoán mò thôi)
Tương tự như vậy áp dụng trên oto ,4 máy.
Những chu kì hút ,nén,nổ,xả sẽ dàn đều cho 4 máy,cái này hút thỉ cái kia xả,cái kia nén vv,vv theo thứ tự 1,3,4,2.
Một chu kì sinh công của xe máy drem H,N,N,Xả trục khủy phải quay được 2 vòng.
Một chu kì của ôôt có 4 máy cũng quay 2 vòng trục khủy nhưng có tới 4 lần sinh công( cũng tương tự phải 4 lần nạp nhiên liệu cho 4 máy)
Bây giờ xe ôôt hiện đại đa phần dùng kim phun xăng trực tiếp vào Xilanh ,không làm thất thoát nhiên liệu, và tỉ lệ hòa trộn cũng chuẩn chỉnh hơn
, tỷ lệ với xe chạy ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Dung tích Xilanh của ôôt bây giờ được tính theo ( xe 4 máy) toàn bộ phần không gian phía trên pistong khi pistong ở điểm chết dưới nhân với 4.
Đấy là tính theo giấy tờ nhập khẩu ,để tính nộp thuế ít đi. Còn thực tế thì phân khối của xe sẽ tăng lên rất nhiều vì xe bây giờ có tubo tăng áp.
Tức là lượng khí thực được nạp vào Xilanh sẽ tăng lên rất nhiều,công suất xe sẽ tăng lên đáng kể.
Vậy thôi cụ nhỉ@-)
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,293
Động cơ
658,863 Mã lực
Cơ bản các cụ ở trên đã giải thích tương đối kỹ rồi. Tuy nhiên cụ chủ cho ví dụ cũng xương đấy. Xe 1.0 mà cụ bảo chạy ở vòng tua máy 6000 vòng/phut kiểu gì đây. Nhanh đi lắm
 

tienbamboo

Xe container
Biển số
OF-324522
Ngày cấp bằng
23/6/14
Số km
7,681
Động cơ
364,528 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội Phố
Ơ dung tích xilanh 1000cc thì liên quan gì tới 1l xăng hả các cụ? em chưa hiểu?
Vì xăng phun vào buồng đốt dứoi dạng hạt (sương) thì sao hết 1l được các cụ nhỉ? #-o
 

linkng

Xe tăng
Biển số
OF-85402
Ngày cấp bằng
16/2/11
Số km
1,537
Động cơ
424,510 Mã lực
Công sinh ra do nhiên liệu cháy phụ thuộc vào thành phần nhiên liệu, sau khi cháy ra CO2, H2O,... dùng thắng ma sát, quay bánh đà, thắng quán tính, chạy xe,... chung quy là tốn bao nhiêu thì cho lên cầu mà thử chứ tính sao nổi.
 

Maybach 62S

Xe tăng
Biển số
OF-47500
Ngày cấp bằng
27/9/09
Số km
1,052
Động cơ
470,790 Mã lực
Em nghĩ mãi để giải thích cho cụ( vì em ko phải dân sư phạm).
Em lấy ví dụ là xe mảy drem ( 1xilanh) 1 chu kì sinh công ,pistong phải đi lên 2 lần và đi xuống 2 lần, tương đương với hút,nén,nổ,xả.
Chu kì hút sẽ là chu kì duy nhất có nhiên liệu,nhiên liệu được hòa cùng ko khí dưới dạng sương mù.( em dự hết khoảng 3-4 dọt xăng, cái này chỉ đoán mò thôi)
Tương tự như vậy áp dụng trên oto ,4 máy.
Những chu kì hút ,nén,nổ,xả sẽ dàn đều cho 4 máy,cái này hút thỉ cái kia xả,cái kia nén vv,vv theo thứ tự 1,3,4,2.
Một chu kì sinh công của xe máy drem H,N,N,Xả trục khủy phải quay được 2 vòng.
Một chu kì của ôôt có 4 máy cũng quay 2 vòng trục khủy nhưng có tới 4 lần sinh công( cũng tương tự phải 4 lần nạp nhiên liệu cho 4 máy)
Bây giờ xe ôôt hiện đại đa phần dùng kim phun xăng trực tiếp vào Xilanh ,không làm thất thoát nhiên liệu, và tỉ lệ hòa trộn cũng chuẩn chỉnh hơn
, tỷ lệ với xe chạy ổn định và tiết kiệm nhiên liệu.
Dung tích Xilanh của ôôt bây giờ được tính theo ( xe 4 máy) toàn bộ phần không gian phía trên pistong khi pistong ở điểm chết dưới nhân với 4.
Đấy là tính theo giấy tờ nhập khẩu ,để tính nộp thuế ít đi. Còn thực tế thì phân khối của xe sẽ tăng lên rất nhiều vì xe bây giờ có tubo tăng áp.
Tức là lượng khí thực được nạp vào Xilanh sẽ tăng lên rất nhiều,công suất xe sẽ tăng lên đáng kể.
Vậy thôi cụ nhỉ@-)
Đây cụ ạ!!!
Cái màu đỏ đỏ mới là mấu chốt cho thắc mắc của em. Chả hiểu thế nào em lại nghĩ động cơ như máy dầu, nén đủ thì nó mới nổ :)))
Cứ nghĩ dung tích buồng đốt là 1000cc thì động cơ cũng đổ 1000cc vào ném một phát rồi đốt, kiến thức cơ bản thế mà em không nắm được, uổng công ăn học :))))))
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đây cụ ạ!!!
Cái màu đỏ đỏ mới là mấu chốt cho thắc mắc của em. Chả hiểu thế nào em lại nghĩ động cơ như máy dầu, nén đủ thì nó mới nổ :)))
Cứ nghĩ dung tích buồng đốt là 1000cc thì động cơ cũng đổ 1000cc vào ném một phát rồi đốt, kiến thức cơ bản thế mà em không nắm được, uổng công ăn học :))))))
Cái dòng đỏ đỏ đó có thể tính toán gần đúng với các dữ kiện như : nhiệt độ buồng đốt, tỷ lệ xăng/gió, áp suất nạp v.v..
 

lai thue

Xe điện
Biển số
OF-63648
Ngày cấp bằng
8/5/10
Số km
2,917
Động cơ
467,578 Mã lực
Nơi ở
Bánh đa cua
Đây cụ ạ!!!
Cái màu đỏ đỏ mới là mấu chốt cho thắc mắc của em. Chả hiểu thế nào em lại nghĩ động cơ như máy dầu, nén đủ thì nó mới nổ :)))
Cứ nghĩ dung tích buồng đốt là 1000cc thì động cơ cũng đổ 1000cc vào ném một phát rồi đốt, kiến thức cơ bản thế mà em không nắm được, uổng công ăn học :))))))
Đọc comment này thì cụ chủ lộ rồi, cao thủ mà cứ giả ngây giả ngô
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,148
Động cơ
330,255 Mã lực
Thưa các cụ.

Tự dưng em muốn hỏi một câu thắc mắc mới nghĩ ra hôm qua mà giật mình? Như này ợ.

"Dung tích xi lanh" = Dung tích buồng đốt động cơ đúng không ạ? => Vậy nếu dung tích xi lanh là 1000cc, thì sau bao lâu động cơ ngốn đc 1 lít xăng?

Nếu là động cơ 4 thì => Em nghĩ là sau 4 kỳ động cơ sẽ ngốn đc hết 1 lần dung tích xi lanh => 1 lít xăng? Không biết đúng không?

Cứ cho lúc đó vòng tua máy đang quay đều ở 6000 vòng/phút => Thế sau bao nhiêu phút kỳ động cơ sẽ ngốn đc 1 lít xăng???

Hay nói cách khác vòng tua máy là 6000 vòng/phút thì là bao nhiêu kỳ động cơ/phút? (Với động cơ I4 cho dễ hình ung ạ) @-)

Nếu nhỡ mà thành "hỏi ngu" mong các cụ ném đá em nhẹ tay ;)
Câu hỏi của cụ khá hay, nhưng cách hiểu của cụ chỉ đúng khi cụ coi động cơ ấy là cái máy...bơm nước: cứ hai vòng quay sẽ bơm được một lượng nước bằng dung tích xi lanh. Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là động cơ đốt trong, nó không đốt xăng dạng lỏng mà là hỗn hợp không khí-xăng.
Theo cách hiểu của em thì thế này:
Trước hết mời cụ ngắm cái animation rất sinh động, cụ có thể chỉnh tốc độ quay bằng thanh trượt phía dưới.
http://www.animatedengines.com/otto.html
- Về tỷ lệ trộn giữa không khí và xăng: tối ưu là theo tỷ lệ 14.6/1, nghĩa là 14.6kg không khí trộn với 1kg xăng. Tuy nhiên, do những biến số về nhiệt độ, độ cao, tốc độ chạy của máy...nên lấy tỷ lệ trung bình là 13/1. Khi động cơ chạy tốc độ cao hơn, tỷ lệ này sẽ giảm đi.
- Vì dung tích xilanh tính bằng lít, nên ta cũng phải quy đổi về đơn vị thể tích, với các giả thiết:
Xăng: 1 lít, bằng 0,7kg. Theo tỷ lệ trên, lượng không khí cần có để trộn là 0,7*13=9,1kg. Quy đổi: 1m3 không khí nặng xấp xỉ 1,3kg=> hỗn hợp khí cháy khi trộn 1 lít xăng sẽ là: 9,1/1,3 = 7 khối= 7000 lít. Cứ hai vòng quay của máy (bất luận mấy xilanh vì dung tích là dung tích tổng của các xilanh cộng lại) thì đốt hết 1 lít khí trộn=> để đốt hết 7000 lít sẽ cần 14000 vòng quay.
Vậy bao lâu để đốt hết? cái này tùy chân ga, nếu: 1000rpm: 14 phút, nếu 2000rpm: 7 phút, nếu...7000rpm: không được 2 phút vì càng chạy nhanh tỉ lệ trộn càng cao lên.
Mời các cụ chấm điểm. Em vốn dốt toán.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Câu hỏi của cụ khá hay, nhưng cách hiểu của cụ chỉ đúng khi cụ coi động cơ ấy là cái máy...bơm nước: cứ hai vòng quay sẽ bơm được một lượng nước bằng dung tích xi lanh. Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là động cơ đốt trong, nó không đốt xăng dạng lỏng mà là hỗn hợp không khí-xăng.
Theo cách hiểu của em thì thế này:
Trước hết mời cụ ngắm cái animation rất sinh động, cụ có thể chỉnh tốc độ quay bằng thanh trượt phía dưới.
http://www.animatedengines.com/otto.html
- Về tỷ lệ trộn giữa không khí và xăng: tối ưu là theo tỷ lệ 14.6/1, nghĩa là 14.6kg không khí trộn với 1kg xăng. Tuy nhiên, do những biến số về nhiệt độ, độ cao, tốc độ chạy của máy...nên lấy tỷ lệ trung bình là 13/1. Khi động cơ chạy tốc độ cao hơn, tỷ lệ này sẽ giảm đi.
- Vì dung tích xilanh tính bằng lít, nên ta cũng phải quy đổi về đơn vị thể tích, với các giả thiết:
Xăng: 1 lít, bằng 0,7kg. Theo tỷ lệ trên, lượng không khí cần có để trộn là 0,7*13=9,1kg. Quy đổi: 1m3 không khí nặng xấp xỉ 1,3kg=> hỗn hợp khí cháy khi trộn 1 lít xăng sẽ là: 9,1/1,3 = 7 khối= 7000 lít. Cứ hai vòng quay của máy (bất luận mấy xilanh vì dung tích là dung tích tổng của các xilanh cộng lại) thì đốt hết 1 lít khí trộn=> để đốt hết 7000 lít sẽ cần 14000 vòng quay.
Vậy bao lâu để đốt hết? cái này tùy chân ga, nếu: 1000rpm: 14 phút, nếu 2000rpm: 7 phút, nếu...7000rpm: không được 2 phút vì càng chạy nhanh tỉ lệ trộn càng cao lên.
Mời các cụ chấm điểm. Em vốn dốt toán.
Em nghĩ cụ đi đúng hướng, tuy nhiên theo em còn phải thêm một số điều kiện:
* Nhiệt độ buồng đốt
* Áp suất xy lanh ở chu kỳ hút (chắc chắn <1bar vì nếu =1bar thì ko thể hút được)
* Phân tử lượng trung bình của xăng
Sau đó áp dụng định luật khí lý tưởng, tính ra thể tích hỗn hợp xăng+gió tương ứng với 1 lít xăng.
 

Bigisbest

Xe container
Biển số
OF-335282
Ngày cấp bằng
18/9/14
Số km
5,148
Động cơ
330,255 Mã lực
Em nghĩ cụ đi đúng hướng, tuy nhiên theo em còn phải thêm một số điều kiện:
* Nhiệt độ buồng đốt
* Áp suất xy lanh ở chu kỳ hút (chắc chắn <1bar vì nếu =1bar thì ko thể hút được)
* Phân tử lượng trung bình của xăng
Sau đó áp dụng định luật khí lý tưởng, tính ra thể tích hỗn hợp xăng+gió tương ứng với 1 lít xăng.
Vầng cụ,
Tỷ lệ trộn 14.6/1 chính là tỷ lệ lý tưởng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất chuẩn, tối ưu mà ở đó xilanh nhận được đủ hỗn hợp khí, và cháy triệt để đấy cụ.
Tuy nhiên, thực tế thì ko phải lúc nào cũng được thế, chính vì thế người ta tính điều kiện chung: hôm áp suất cao, hôm thấp, lúc ẩm, lúc khô thì trung bình là 13/1. Phép tính trên dựa trên công nghệ phổ biến bây giờ là phun xăng điện tử, nghĩa là phun cưỡng bức và mỗi lần phun là như nhau, không lệ thuộc vào lượng không khí hút vào xilanh cũng như nhiệt độ buồng đốt.
Cũng vẫn động cơ ấy, nếu chạy tốc độ cao hơn, ECU sẽ tự động điều chỉnh tăng lượng xăng phun, hoặc chạy lên nơi có độ cao lớn, không khí loãng hơn...để máy duy trì được công suất cụ ạ.
 
Chỉnh sửa cuối:

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vầng cụ,
Tỷ lệ trộn 14.6/1 chính là tỷ lệ lý tưởng ở điều kiện nhiệt độ, áp suất chuẩn, tối ưu mà ở đó xilanh nhận được đủ hỗn hợp khí, và cháy triệt để đấy cụ.
Tuy nhiên, thực tế thì ko phải lúc nào cũng được thế, chính vì thế người ta tính điều kiện chung: hôm áp suất cao, hôm thấp, lúc ẩm, lúc khô thì trung bình là 13/1. Phép tính trên dựa trên công nghệ phổ biến bây giờ là phun xăng điện tử, nghĩa là phun cưỡng bức và mỗi lần phun là như nhau, không lệ thuộc vào lượng không khí hút vào xilanh cũng như nhiệt độ buồng đốt.
Cũng vẫn động cơ ấy, nếu chạy tốc độ cao hơn, ECU sẽ tự động điều chỉnh tăng lượng xăng phun, hoặc chạy lên nơi có độ cao lớn, không khí loãng hơn...để máy duy trì được công suất cụ ạ.
Cụ chưa hiểu ý em rồi. Theo trình tự của cụ, coi hỗn hợp xăng-khí có tương đương không khí, trong khi thực tế thì có ~ 1/14 là xăng. Tiếp nữa, 1m3 khí có khối lượng 1.3kg là ở điều kiện tiêu chuẩn, thực tế nhiệt độ xylanh là khá cao, ta phải tính đến. Ngoài mấy thứ đó thì em đồng ý với cách tính toán của cụ.
 

thanh040506

Xe trâu
Biển số
OF-357778
Ngày cấp bằng
11/3/15
Số km
33,293
Động cơ
658,863 Mã lực
Câu hỏi của cụ khá hay, nhưng cách hiểu của cụ chỉ đúng khi cụ coi động cơ ấy là cái máy...bơm nước: cứ hai vòng quay sẽ bơm được một lượng nước bằng dung tích xi lanh. Tuy nhiên điểm mấu chốt ở đây là động cơ đốt trong, nó không đốt xăng dạng lỏng mà là hỗn hợp không khí-xăng.
Theo cách hiểu của em thì thế này:
Trước hết mời cụ ngắm cái animation rất sinh động, cụ có thể chỉnh tốc độ quay bằng thanh trượt phía dưới.
http://www.animatedengines.com/otto.html
- Về tỷ lệ trộn giữa không khí và xăng: tối ưu là theo tỷ lệ 14.6/1, nghĩa là 14.6kg không khí trộn với 1kg xăng. Tuy nhiên, do những biến số về nhiệt độ, độ cao, tốc độ chạy của máy...nên lấy tỷ lệ trung bình là 13/1. Khi động cơ chạy tốc độ cao hơn, tỷ lệ này sẽ giảm đi.
- Vì dung tích xilanh tính bằng lít, nên ta cũng phải quy đổi về đơn vị thể tích, với các giả thiết:
Xăng: 1 lít, bằng 0,7kg. Theo tỷ lệ trên, lượng không khí cần có để trộn là 0,7*13=9,1kg. Quy đổi: 1m3 không khí nặng xấp xỉ 1,3kg=> hỗn hợp khí cháy khi trộn 1 lít xăng sẽ là: 9,1/1,3 = 7 khối= 7000 lít. Cứ hai vòng quay của máy (bất luận mấy xilanh vì dung tích là dung tích tổng của các xilanh cộng lại) thì đốt hết 1 lít khí trộn=> để đốt hết 7000 lít sẽ cần 14000 vòng quay.
Vậy bao lâu để đốt hết? cái này tùy chân ga, nếu: 1000rpm: 14 phút, nếu 2000rpm: 7 phút, nếu...7000rpm: không được 2 phút vì càng chạy nhanh tỉ lệ trộn càng cao lên.
Mời các cụ chấm điểm. Em vốn dốt toán.
Chuẩn men. Cụ giải thích tuy theo ý hơi rườm rà nhưng cơ bản trực tiếp dễ hiểu. Vodka cụ rồi nhé
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top