Tìm hiểu về đất nước Trung Hoa và những vấn đề liên quan đến biển đảo Việt Nam

liberty125cc

Xe tải
Biển số
OF-89040
Ngày cấp bằng
19/3/11
Số km
213
Động cơ
408,610 Mã lực
Nơi ở
On Road
Thanks cụ Lầm nhiều !
Trung Quốc có vẻ đang tự cô lập mình :)
 

nguoi yeu xe

Xe tăng
Biển số
OF-32928
Ngày cấp bằng
4/4/09
Số km
1,351
Động cơ
490,564 Mã lực
Nơi ở
từ liêm hà nội
cảm ơn cụ rack và cụ lầm nhiều , em được mở mang cái đầu
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
TQ có nội lực tốt. Họ mạnh lên hay yếu đi là do họ phần nhiều. Tuy nhiên, thế giới liên kết ngày càng chặt chẽ. Ta sẽ thấy những vấn đề này ở những bài tổng hợp sau. Mời các cụ cùng tham gia.
 

LuckyCar

Xe container
Biển số
OF-48864
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
7,949
Động cơ
2,993,195 Mã lực
Nơi ở
Internet
Thớt hay quá, cảm ơn cụ Rách với cụ Lầm.
 

safenoodles

Xe cút kít
Biển số
OF-15150
Ngày cấp bằng
26/4/08
Số km
16,203
Động cơ
643,354 Mã lực
Nơi ở
Phố cổ
Em đọc liền mạch từ đầu thớt tới giờ, thông tin hữu ích quá ạ!
Em cảm ơn các bác nhiều! Em hóng ạ. :)
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em tiếp ạ: Quan hệ Trung-Mỹ





Có thể nói ngắn gọn trong cụm từ Kiềm chế lẫn nhau
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Năm ngoái, khi Trung Quốc cắt đứt các cuộc đối thoại quân sự sau khi Chính quyền Obama bán vũ khí phòng vệ cho Đài Loan, một hợp đồng đã được chờ đợi từ lâu, một quan chức cấp cao của Mỹ hỏi người đồng cấp phía Trung Quốc vì sao Trung Quốc lại phản ứng mạnh như vậy trước một việc mà nước này đã chấp nhận trước đó. Câu trả lời: "Vì trước đây chúng tôi yếu, còn bây giờ chúng tôi mạnh." Trong một chuyến đi gần đây tới Bắc Kinh, tôi hỏi một chuyên gia Trung Quốc rằng điều gì phía sau sự tự thị mới trong chính sách đối ngoại của Trung Quốc. Câu trả lời là: "Sau cuộc khủng hoảng tài chính, nhiều người Trung Quốc tin rằng chúng tôi đang nổi lên còn Mỹ thì đang đi xuống."
Những người Trung Quốc này không đơn độc. Một cuộc thăm dò gần đây cho thấy số người Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ là thế lực thống trị trong hai mươi năm nữa nhiều hơn số người tin rằng Mỹ sẽ duy trì được vị trí đó. Một số nhà phân tích còn đi xa hơn và lập luận rằng sự nổi lên của Trung Quốc sẽ dẫn đến một cuộc va chạm tương tự như đã từng xảy ra giữa một nước Đức đang lên và một nước Anh đang thống trị, dẫn đến cuộc Chiến tranh thế giới thứ Nhất một thế kỷ trước.
 
Chỉnh sửa cuối:

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Chúng ta cần thận trọng với những dự đoán khốc liệt như vậy. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới đuổi kịp Mỹ về quân sự, kinh tế và các nguồn lực quyền lực mềm. Ngược lại, đến năm 1900, Đức đã vượt qua Anh. Ngay cả trường hợp GDP của Trung Quốc vượt qua Mỹ vào một thời điểm nào đó trong những năm 2020, hai nền kinh tế vẫn không thể coi là ngang bằng nhau. Trung Quốc sẽ vẫn có một khu vực nông thôn rộng lớn kém phát triển, và gần như chắc chắn đã bắt đầu phải đối mặt với những vấn đề về dân số và tăng trưởng kinh tế đang chậm lại. Như một số người Trung Quốc thường nói, họ sợ rằng họ sẽ già trước khi giàu. Trung Quốc vẫn còn một chặng đường dài mới có thể trở thành một thách thức nào đó đối với nước Mỹ giống như nước Đức của Kaiser tạo ra khi Đức vượt qua Anh.
Nhưng nhiều người Trung Quốc không nhìn thế giới theo cách đó. Họ tin rằng cuộc suy thoái năm 2008 đã tạo ra một sự thay đổi về cân bằng quyền lực thế giới, và rằng Trung Quốc cần bày tỏ ít tôn trọng hơn với một nước Mỹ đang đi xuống. Đánh giá quá tự tin này là một phần nguyên nhân dẫn đến chính sách đối ngoại tự thị hơn của Trung Quốc trong hai năm qua. Sự thay đổi nhận thức dường như đã làm củng cố thêm sự tự tin của Chính quyền Trung Quốc, mặc dù đánh giá của họ là sai lầm.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,364
Động cơ
125,325 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3





Trong nhiều năm, Trung Quốc đã đi theo lời khuyên của Đặng Tiểu Bình là "giấu mình chờ thời". Tuy nhiên, với sự thành công trong phục hồi kinh thế sau suy thoái và đạt mức tăng trưởng 10%, Trung Quốc đã vượt qua Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong năm ngoái, và nhiều người ở Trung Quốc đã thúc giục phải có một chính sách đối ngoại mạnh mẽ hơn. Một số người đổ lỗi điều này cho Chủ tịch Hồ Cẩm Đào, nhưng quan điểm đó là quá đơn giản. Các nhà lãnh đạo cao nhất vẫn muốn đi theo chiến lược của Đặng Tiểu Bình, nhưng họ cảm thấy bị sức ép từ bên dưới bởi chủ nghĩa dân tộc đang lên, cả trong hệ thống chính trị lẫn thế giới mạng.
Thái độ tự thị mới của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến các quan hệ của họ với các nước khác ngoài Mỹ. Chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến các nước ASEAN cảm thấy lo ngại, và phản ứng của Trung Quốc với các hành động của Nhật Bản sau vụ va chạm tàu gần quần đảo Senkaku (đảo Điếu Ngư) đang tranh chấp đã dẫn đến việc Tôkyô củng cố thêm quan hệ liên minh với Oasinhtơn. Bắc Kinh cũng làm Hàn Quốc xa lánh thêm bằng việc không chỉ trích việc Bắc Triều Tiên bắn pháo vào một hòn đảo của Hàn Quốc, làm Ấn Độ tức giận về các vấn đề biên giới và hộ chiếu, rồi tự làm xấu mình tại châu Âu và những nơi khác bằng việc phản ứng quá mức trước việc trao giải Nobel hòa bình cho nhà bất đồng chính kiến đang bị cầm tù Lưu Hiểu Ba.
Vậy các vấn đề này sẽ diễn ra như thế nào trong những năm tới? Có khả năng lãnh đạo Trung Quốc sẽ lùi lại ở mức độ nào đó từ lập trường quá tự thị hiện đã chứng tỏ khiến họ mất nhiều. Tuyên bố của Chủ tịch Hồ Cẩm Đào muốn hợp tác trong các vấn đề khủng bố, phổ biến vũ khí và năng lượng sạch sẽ giúp giảm những căng thẳng, nhưng các nhóm lợi ích nội bộ đầy quyền lực trong các ngành xuất khẩu và Quân Giải phóng Nhân dân muốn hạn chế hợp tác kinh tế và quân sự. Và quan trọng nhất, trong bối cảnh chủ nghĩa dân tộc đang tăng lên của người dân Trung Quốc được thể hiện trên các trang blog, sẽ rất khó cho các nhà lãnh đạo cao cấp Trung Quốc có thay đổi nhiều trong chính sách của họ. Chuyến thăm của ông Hồ Cẩm Đào đến Oasinhtơn vào tháng Giêng giúp cải thiện được một số vấn đề, nhưng mối quan hệ sẽ vẫn khó khăn chừng nào nhiều người Trung Quốc còn phải chịu đựng sự ngạo mạn dựa trên chủ nghĩa dân tộc và niềm tin sai lầm vào sự đi xuống của Mỹ.
Trong bối cảnh Trung Quốc và Mỹ phải đối mặt với những thách thức toàn cầu như bất ổn tài chính, an ninh mạng và biến đổi khí hậu, hai nước còn nhiều thứ để đạt được từ việc làm việc cùng nhau. Không may thay, những đánh giá sai lầm về quyền lực đã tạo ra sự ngạo mạn cho người Trung Quốc, và nỗi lo sợ không cần thiết của một số người Mỹ về sự đi xuống của Mỹ, và những thay đổi nhận thức này khiến cho việc hợp tác khó khăn hơn. Bất cứ sự thỏa hiệp nào từ Mỹ đều được Bắc Kinh coi là dấu hiệu khẳng định thêm thế yếu của Mỹ. Nhưng với những dự đoán thực tế hơn, Trung Quốc và Mỹ không được phép lặp lại kinh nghiệm đầy thảm họa của Đức và Anh cách đây một thế kỷ.

Nguồn: Nghiên cứu Biển Đông.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Em xin tiếp ạ



Quan hệ giữa hai "thế lực" của thế giới đã qua nhiều thăng trầm.

Mỹ chưa từng xa rời châu Á kể từ sau cuộc chiến chống Tây Ban NHa, và sau đó có Philippines vào năm 1898. Đây được coi là "bước tiến của Mỹ tới châu Á, tới TRung Quốc.

Kể từ sau chiến tranh Việt Nam, Mỹ giảm thiểu tối đa sự hiện diện của mình ở Đông Nam Á, nhưng vẫn duy trì sự có mặt thường trực ở Đông Bắc Á, với những căn cứ quân sự ở Nhật, Hàn...ngay sát TQ.

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Với sự phát triển nhanh và mạnh của TQ, Mỹ coi đây là CƠ HỘI, THÁC THỨC VÀ KHÓ LƯỜNG. Vì vậy, Mỹ vừa bàn bạc, hợp tác với TQ, vừa có những hành động kiềm chế, đề phòng....để cuối cùng đạt được mục đích nắm giữ vị thế chủ đạo của Mỹ ở Châu Á-TBD, một sự "thống trị trong hòa bình".




Trước chiến tranh thế giới lần thứ hai, Mỹ-Trung (lúc đó là Trung Hoa Dân quốc) chưa có những mối quan hệ nổi bật. Năm 1949, khi nước CHND TRung Hoa ra đời, với đường lối CS, qua hệ Mỹ-Trung trở nên xã cách. TQ không mấy thân thiện với Mỹ.

Cuộc chiến Triều Tiên bùng nổ. Quân Mỹ (hỗ trợ CP Nam Hàn) đã đụng độ với Chí nguyện quân TQ (hỗ trợ CP Bắc Hàn). Quan hệ hai nước chấm dứt trong thù địch và nghi kỵ. Căng thẳng kéo dài.

Nhưng thời thế thay đổi, quan điểm và mục đích hai bên cũng đổi thay. Năm 1972, chuyến thăm lịch sử của Tổng thống Mỹ Richard Nixon tới Trung Quốc đã làm thay đổi nhiều thứ. Mỹ "lấy" suất Ủy viên thường trực HĐBA LHQ từ tay Đài LOan trao cho Đại lục. Năm 1979, hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao.





 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Như đã trình bày trong phần quan hệ TRung-Xô trước đây, TQ luôn muốn tranh giành vị trí lãnh đaoh, điều hành hệ thống các nước XHCN với Liên Xô. Trong khi đó, mục tiêu của Mỹ là ngăn chặn tư tưởng CS lan rộng ở Châu Á nói riêng và các nơi khác trên thế giới nói chung. Một thời đối đầu giữa hai nước cũng vì lý do này



Đó là thời khi Mỹ đưa ra luận thuyết đô-mi-nô để "cảnh báo" khả năng CNCS có thể gây ảnh hưởng và lan rộng ở châu Á nói chung và Đông Nam Á nói riêng

 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Luận thuyết này của Mỹ có từ thời Tổng thống Ai-xen-hao, cho rằng CNCS có thể lan từ TQ, đến VN rồi đến các nước khác ở châu Á. Để chống lại hiệu ứng dây chuyền này, Mỹ chọn VN làm "điểm chặn" sự phát triển của CNCS, cũng bởi vị trí địa lý của VN.



TQ đối đầu LX. Mỹ và TQ đều muốn "hợp tác" với nhau trước vấn đề LX, nên hai bên đã xích lại gần nhau.

Nhưng giờ đây, những khác biệt về tư tưởng; sự lớn mạnh về KT-QS của TRung Quốc và chiến lược toàn cầu của Mỹ khiến quan hệ hai nước đúng theo kiểu: Nghi ngại và kiềm chế
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Lịch sử đã chứng minh: Cả hai không hề muốn đối đầu quân sự. Cả hai cùng có quyền lợi và trách nhiệm trong nhiều vấn đề:

1.Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai hội viên thường trực của Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc đối với việc duy trì một trật tự quốc tế ổn định.

2Trách nhiệm của Mỹ và Trung Quốc là hai nền kinh tế lớn nhất thế giới trong thế kỷ tới đối với sự phồn vinh và ổn định của nền kinh tế và thương mại thế giới.

3.Sự hợp tác giữa Mỹ và Trung Quốc để cải thiện môi trường thế giới do hậu quả quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa nhanh của Trung Quốc gây ra.

4.Trung Quốc và Mỹ phải làm gì để duy trì sự ổn định về chiến lược ở châu Á cụ thể là làm sao để Nhật không thấy an ninh của mình bị đe dọa, việc làm cho Nga trở thành một nhân tố đóng góp vào nền an ninh và ổn định của khu vực và vai trò của Mỹ trong việc giúp giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ giữa Trung Quốc với các nước láng giềng.

5.Sự phối hợp giữa Mỹ và Trung Quốc nhằm làm giảm căng thẳng và ngăn ngừa chiến tranh ở các điểm nong như Triều Tiên, Vịnh Ba Tư, Nam Á…

6.Hai bên phải làm gì để ngăn chặn việc phổ biến vũ khí giết người hàng loạt và hạn chế việc chuyển giao vũ khí cho các nước nằm trong khu vực nóng bỏng.

7.Vấn đề ngăn chặn việc buôn bán ma túy.

8.Vấn đề nhân quyền.

9.Vấn đề Đài Loan …
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Cả hai bên vẫn tồn tại những bất đồng khó có thể san lấp. Đó là:

1.Vấn đề Đài LOan



Đài Loan muốn mình là một quốc đảo sau khi Quốc dân **** bị *** TQ đánh bại hồi cuối thập niên 40 của thế kỷ trước. Trung Hoa dân quốc mất đại lục vào tay CHND TRung HOa, chỉ còn lại Đài Lan và vài quần đảo nhỏ ven bờ.

Mỹ và nhiều nước muốn có một Đài LOan độc lập. Mỹ coi đây là vấn đề của MỸ, với việc ban hành đạo luật quan hệ với Đài LOan vào năm 1979, khi Mỹ -Trung thiết lập quan hệ ngoại giao. Việc Mỹ bảo vệ Đài Loan, bán vũ khí cho hòn đảo này luôn là mối bất hòa, gây căng thẳng trong quan hệ Trung-Mỹ.



 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
2.Khác biệt về ý thức:

TQ tìm đến Mỹ vì lợi ích của mình

Mỹ với TQ luôn có sự đối lập giữa ý thức TB và CS.

Tuy cả hai vẫn hô hào cải thiện quan hệ với nhau nhưng phía Mỹ không từ bỏ việc áp đặt những giá trị của họ cho Trung Quốc và phía Trung Quốc cũng thấy rõ ràng Mỹ không bao giờ từ bở ý đồ làm Trung Quốc sụp đổ hoặc làm cho chế độ chính trị ở Trung Quốc đổi màu. Cùng với sự lớn mạnh của Trung Quốc mối nghi ngờ này giữa hai bên lại càng tăng.

3.Mâu thuẫn giữa cách nhìn của mỗi bên đối với vai trò và vị trí quốc tế của mình.

Từ trước đến nay Mỹ luôn tự coi mình có nhiệm vụ lãnh dạo thế giới đi theo con đường “dân chủ”. Sau khi Liên Xô tan rã Mỹ đặt cho mình nhiệm vụ hàng đầu là không để cho bất cứ nước nào trội lên trở thành thách thức đối với quyền lãnh đạo thế giới của Mỹ.

Trong chiến tranh lạnh, khi Liên Xô là đối thủ chính, Mỹ chỉ xem Trung Quốc là một con bài để làm đối trọng với Liên Xô. Sau khi Liên Xô tan rã, Mỹ lại xem Trung Quốc là thách thức chính và đưa ra cái gọi là “mối đe dọa Trung Quốc” để tập hợp lực lượng.

Trung Quốc tuy đã nhiều lần tuyên bố họ không bao giờ “xưng bá” nhưng từ trước đến nay bản thân Trung Quốc là một “người khổng lồ”, là cả một thế giới.

Với sự lớn mạnh trong vài ba thập kỷ tới dù muốn hay không Trung Quốc cũng trở thành chướng ngại đối với mưu đồ lãnh đạo thế giới của Mỹ. Trước đây khi xung đột với Liên Xô, Trung Quốc cần có Mỹ làm đối trọng. Sau khi Liên Xô sụp đổ và Trung Quốc lớn mạnh, lẽ tất nhiên Trung Quốc không thể nào chấp nhận Mỹ là người lãnh đạo thế giới chứ chưa nói đến việc là người lãnh đạo ở châu Á.
 
Chỉnh sửa bởi quản trị viên:
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Bốn là sự không thống nhất của Trung Quốc giữa lời nói và việc làm đã làm cho Mỹ và cả thế giới mất lòng tin vào họ.

Không kể thời gian trước 1980 khi các chính sách và hành động cực tả của Trung Quốc làm cho toàn thế giới lo ngại, ngay hiện nay trong khi Trung Quốc điều chỉnh chính sách chung sống hòa bình, hữu nghị và hợp tác với các nước thì hành động của họ vẫn rất khó lường.

Trong khi tuyên bố rất coi trọng quan hệ với các nước Đông Nam Á và sẵn sàng giải quyết các vấn đề tranh chấp lãnh thổ bằng đàm phán hòa bình, Trung Quốc vẫn tiếp tục có những hành động đơn phương như vụ Mischief đối với Phillippine, vụ tàu khoan dầu Kantan-3 đối với Việt Nam, vụ Trung Quốc đưa tàu chiến vào khu vực Trường Sa gần bờ biển Phillippine … làm cho dư luận thế giới và Đông Nam Á nghi ngờ liệu Trung Quốc có thực hiện hay không những cam kết, thỏa thuận đã đạt được thông qua đàm phán nếu có.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Việc đưa quan hệ Trung- Mỹ đi theo hướng nào trong thế kỷ này là thuộc thẩm quyền của chính phủ và nhân dân hai nước, không ai có thể làm thay được.

Tuy nhiên trong thế giới hiện nay khi mà sự phụ thuộc lẫn nhau trở thành quy luật của tồn tại và phát triển thì cả Mỹ và Trung Quốc cần tính đến nguyện vọng hòa bình hữu nghị và hợp tác khi hoạch định chính sách đối với nhau.

Riêng ở châu Á, trong 50 năm qua tình hình vẫn không ổn định một phàn là do quan hệ các nước lớn, nhất là quan hệ Trung-Mỹ không ổn định. Hầu hết các nước Đông Nam Á hiện nay có quan hệ bình thường, hữu nghị và hợp tác với Mỹ và Trung Quốc.

Do đó quan hệ Trung- Mỹ xấu đi sẽ không có lợi cho việc giải quyết các vấn đề tranh chấp ở khu vực này đặc biệt là vấn đề Đài Loan và vấn đề Biển Đông.
 

trungnc

Xe điện
Biển số
OF-65066
Ngày cấp bằng
27/5/10
Số km
3,753
Động cơ
472,796 Mã lực
Nơi ở
Tôm tép hội
Em xin phép đánh cái dấu để đọc dần.
 
Biển số
OF-8453
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
16,218
Động cơ
697,036 Mã lực
Trung Quốc đã và đang là đối tác thương mại lớn nhất của Mỹ, do đó người Trung Quốc cũng là chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ, đứng thứ hai là Nhật Bản. Dưới đây là biểu đồ các chủ nợ nước ngoài lớn nhất của Mỹ:


Con số cụ thể là: Theo số liệu từ bộ tài chính Mỹ, tổng nợ hiện nay của nước Mỹ đã là 15.678 nghìn tỷ USD trong khi GDP năm 2011 là 15.000 nghìn tỷ USD. Như vậy, tổng nợ của Mỹ đã vượt quá GDP và vẫn không ngừng gia tăng mỗi ngày. Điều đó có nghĩa một đứa trẻ Mỹ sinh ra năm 2012 sẽ nợ xấp xỉ 50.000 USD ngay từ khi chào đời

Tại sao lại có việc này? Và nó ảnh hưởng gì tới quan hệ 2 bên?
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top