Hót: TT 66/2012/TT-BCA 30/10/2012 Quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý

moimuaxe2013

Xe tăng
Biển số
OF-184217
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,769
Động cơ
351,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Theo đề nghị của một số AE trên OF, em xin pót thông tư 66/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 Quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ để các cụ ngự lãm.

BỘ CÔNG AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc​


Số: 66 /2012/TT-BCA Hà Nội, ngày 30 tháng 10 năm 2012

THÔNG TƯ
Quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý
vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ

Căn cứ Luật Công an nhân dân năm 2005;
Căn cứ Luật Giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số điều của Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002;
Căn cứ Nghị định số 77/2009/NĐ-CP ngày 15/9/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công an;
Bộ Công an quy định về Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ như sau:
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Thông tư này quy định về trình tự tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Điều 2. Đối tượng áp dụng
Thông tư này áp dụng đối với Công an các đơn vị, địa phương và sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Cảnh sát giao thông đường bộ (sau đây viết gọn là cán bộ, chiến sĩ) làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Điều 3. Nhiệm vụ của cán bộ, chiến sĩ trong Tổ tuần tra, kiểm soát
1. Tổ trưởng: chịu trách nhiệm chỉ huy, quán xuyến, điều hành mọi hoạt động của Tổ; có thể trực tiếp thực hiện một số nhiệm vụ cụ thể của Tổ.
2. Các tổ viên thực hiện nhiệm vụ do Tổ trưởng phân công, gồm: điều khiển xe tuần tra; sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; quan sát, ghi nhận biển số, đặc điểm của xe và người lái xe; thực hiện động tác, hiệu lệnh dừng phương tiện để kiểm soát (mỗi Tổ tuần tra kiểm soát chỉ được bố trí 01cán bộ, chiến sĩ thực hiện động tác, hiệu lệnh dừng phương tiện); tiến hành kiểm soát phát hiện các hành vi vi phạm và báo cáo Tổ trưởng về kết quả đã kiểm soát; lập biên bản, xử lý vi phạm hành chính theo thẩm quyền; ghi sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ; giám sát mọi hoạt động của những người bị kiểm soát, những người khác ở trên xe và khu vực đang kiểm soát; thực hiện các nhiệm vụ khác của kế hoạch tuần tra, kiểm soát theo sự phân công của Tổ trưởng.
3. Nhiệm vụ của Tổ trưởng và từng tổ viên trong Tổ phải được ghi cụ thể trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ.

Điều 4. Đội hình của Tổ tuần tra, kiểm soát
1. Tuần tra, kiểm soát công khai cơ động bằng xe cơ giới đường bộ
a) Đội hình cán bộ, chiến sĩ trên xe tuần tra
- Vị trí của Tổ trưởng (trừ khi trực tiếp lái xe): trên xe ôtô tuần tra Tổ trưởng ngồi ghế phía trước bên phải người lái xe; trên xe mô tô 02 bánh Tổ trưởng ngồi ghế phía sau; trên xe mô tô 03 bánh Tổ trưởng ngồi ghế phía sau người lái xe hoặc trong thuyền xe.
- Vị trí của các tổ viên: tuỳ từng loại xe và nhiệm vụ của từng tổ viên, Tổ trưởng phân công cụ thể vị trí của từng tổ viên cho phù hợp.
b) Đội hình xe tuần tra
Khi một Tổ tuần tra, kiểm soát sử dụng từ 02 xe trở lên, các xe phải đi theo một hàng dọc, giữ khoảng cách an toàn theo quy định của pháp luật, Tổ trưởng phân công thứ tự các xe và người phụ trách trên từng xe.
2. Kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông
a) Đội hình cán bộ, chiến sĩ
- Cảnh sát được phân công thực hiện nhiệm vụ dừng xe, đứng ở vị trí thích hợp thuộc phần đường hướng xe cần kiểm soát đi tới.
- Các Cảnh sát khác đứng ở lề đường hoặc trên vỉa hè cùng phía và về phía sau Cảnh sát thực hiện nhiệm vụ dừng xe, với khoảng cách từ 03m đến 05m.
b) Đội hình xe tuần tra: đỗ ở vị trí thuận lợi, đúng quy định của pháp luật và luôn ở trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Điều 5. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ của một Tổ tuần tra, kiểm soát
Việc trang bị các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ của cá nhân, một Tổ, Đội hoặc Trạm theo đúng biểu trang bị của Bộ Công an. Trong quy trình này, một Tổ tuần tra, kiểm soát tối thiểu phải được trang bị:
1. Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông và các biểu mẫu có liên quan;
2. Phương tiện tuần tra: ô tô hoặc mô tô và xăng dầu kèm theo;
3. Phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
4. Phương tiện thông tin liên lạc;
5. Các loại vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định;
6. Gậy chỉ huy giao thông, còi

Chương II
TRÌNH TỰ TUẦN TRA, KIỂM SOÁT​
Điều 7. Lập kế hoạch tuần tra, kiểm soát
1. Đội trưởng, Trạm trưởng phải trực tiếp lập kế hoạch cho từng Tổ tuần tra, kiểm soát (theo mẫu trong Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ). Nội dung kế hoạch phải nêu cụ thể ngày, tháng, năm lập kế hoạch; bố trí lực lượng, nhiệm vụ của từng tổ viên; hình thức tuần tra, kiểm soát; phạm vi địa bàn, thời gian tuần tra, kiểm soát; đối tượng, hành vi vi phạm cần tập trung kiểm soát, xử lý; trang bị, sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ …
2. Thời gian thực hiện nhiệm vụ của một Tổ tuần tra, kiểm soát không được bố trí liên tục quá 08 giờ; trường hợp cần phải kéo dài thêm thời gian thì Tổ trưởng phải báo cáo và được sự đồng ý của Trưởng phòng Hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện.

Điều 8. Tổ chức triển khai kế hoạch của Tổ tuần tra, kiểm soát
1. Tổ trưởng phổ biến, quán triệt cho các tổ viên trong Tổ về nội dung kế hoạch công tác của Tổ tuần tra, kiểm soát và những nội dung khác có liên quan trước khi thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát.
2. Tổ viên phải nắm vững mục đích, yêu cầu, nội dung kế hoạch, nhiệm vụ, vị trí, quy ước thông tin liên lạc; chuẩn bị và tự kiểm tra công tác chuẩn bị theo phân công.
3. Tổ trưởng kiểm tra công tác chuẩn bị, điểm danh quân số, kiểm tra trang phục, phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ; nhắc lại vị trí công tác, nhiệm vụ của từng tổ viên; phát lệnh tiến hành tuần tra, kiểm soát khi các điều kiện tuần tra, kiểm soát đã bảo đảm đầy đủ, an toàn.

Điều 9. Phương pháp tuần tra
1. Việc tiến hành tuần tra, kiểm soát phải căn cứ vào nội dung, yêu cầu, nhiệm vụ được giao trong kế hoạch
a) Khi tuần tra, kiểm soát cơ động bằng phương tiện cơ giới đường bộ phải bảo đảm tốc độ thích hợp để tập trung quan sát, phán đoán, đánh giá tình hình liên quan đến trật tự, an toàn giao thông; phát hiện, ngăn chặn kịp thời và xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật hoặc báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền kiến nghị với các cơ quan chức năng có biện pháp giải quyết kịp thời.
b) Khi áp dụng hình thức tuần tra, kiểm soát công khai kết hợp với hoá trang:
- Phải có kế hoạch công tác theo quy định;
- Trường hợp bộ phận hoá trang sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, thực hiện như sau:
+ Thông báo ngay cho bộ phận công khai thực hiện dừng xe để kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp bộ phận công khai không dừng ngay được đối tượng vi phạm để kiểm soát, xử lý vi phạm, thì Tổ trưởng có trách nhiệm thống kê, tập hợp đầy đủ các tài liệu, chứng cứ vi phạm có liên quan báo cáo, đề xuất bằng văn bản với người có thẩm quyền thực hiện việc thông báo và xử lý vi phạm theo quy định.
- Trường hợp bố trí bộ phận hoá trang để phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm, tình hình an ninh, trật tự hoặc trật tự, an toàn giao thông phức tạp; khi phát hiện vi phạm thực hiện như sau:
+ Thông báo và phối hợp với bộ phận công khai thực hiện việc dừng xe để kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
+ Trường hợp phát hiện người phạm tội quả tang, người đang bị truy nã được bắt và dẫn giải người này về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất hoặc trụ sở đơn vị.
+ Đối với hành vi vi phạm trật tự, an toàn giao thông nếu không ngăn chặn ngay sẽ gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hội; đe dọa tính mạng của cá nhân hoặc thiệt hại tài sản của cơ quan, tổ chức, cá nhân, thì được sử dụng Giấy chứng minh Công an nhân dân hoặc Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ để thông báo yêu cầu, vận động nhân dân phối hợp ngăn chặn ngay hành vi vi phạm; phối hợp với bộ phận công khai để giải quyết tại nơi phát hiện vi phạm hoặc đưa đối tượng vi phạm về trụ sở cơ quan Công an nơi gần nhất để giải quyết theo quy định của pháp luật.
2. Khi kiểm soát tại Trạm Cảnh sát giao thông hoặc tại một điểm trên đường giao thông, cán bộ chiến sĩ trong Tổ phải tập trung quan sát tình hình có liên quan, giám sát chặt chẽ các hoạt động giao thông vận tải, tiếp nhận các thông tin, báo cáo Tổ trưởng quyết định biện pháp giải quyết.

Điều 10. Tuần tra, kiểm soát trên đường cao tốc
1. Phải tuân thủ theo các quy định về tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Thông tư này.
2. Chủ yếu áp dụng hình thức tuần tra, kiểm soát công khai, cơ động; sử dụng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát, phát hiện, ghi nhận các hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, thông báo cho lực lượng có liên quan trên tuyến thực hiện việc kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật.
3. Khi tổ chức kiểm soát tại một điểm:
a) Chỉ được tổ chức kiểm soát tại các điểm ra của đường cao tốc, các trạm dừng chân hoặc các vị trí quy định được dừng xe, đỗ xe.
b) Trường hợp kiểm soát về ban đêm phải đảm bảo có đủ ánh sáng; cán bộ, chiến sĩ tuần tra, kiểm soát phải mặc áo phản quang.
c) Phải đặt rào chắn di động:
- Rào chắn di động là các cột hình chóp nón cao 0,60m, bằng nhựa hoặc cao su;
- Đặt các cột hình chóp nón vào vị trí vạch tín hiệu giao thông trên mặt đường phân chia hai làn xe cùng chiều (làn xe có tốc độ 80km/h và làn xe có tốc độ 100km/h);
- Đặt về phía trước và cách vị trí Tổ kiểm soát tối thiểu 30m theo hướng xe cần kiểm soát đi tới;
- Chiều dài đoạn đường phải đặt rào chắn di động tối thiểu 50m (gồm 10 cột có hình chóp nón, khoảng cách giữa các cột là 05m);
- Tại vị trí đặt cột hình chóp nón đầu tiên về phía xe cần kiểm soát đi tới, phải đặt biển báo số 245 “đi chậm” và bố trí một Cảnh sát hướng dẫn cho xe cần kiểm soát giảm tốc độ, đi vào làn dừng xe khẩn cấp hoặc phần lề đường để thực hiện việc dừng xe, kiểm soát, xử lý vi phạm theo quy định tại Thông tư này.

Điều 11. Phương pháp kiểm soát
1. Khi xe cần kiểm soát đã đỗ đúng vị trí theo hướng dẫn của Cảnh sát giao thông; cán bộ, chiến sĩ được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát đứng ở vị trí an toàn, công khai, yêu cầu người lái xe thực hiện các biện pháp an toàn, xuống xe. Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là tội phạm hoặc trên phương tiện có tội phạm, đặc biệt là tội phạm có sử dụng vũ khí phải chủ động có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể; phải cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận, khống chế, tước vũ khí, bảo đảm tuyệt đối an toàn cho mình và nhân dân trước khi tiến hành kiểm soát.
2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp có căn cứ khẳng định đối tượng cần kiểm soát là tội phạm hoặc có hành vi thiếu văn hoá...), nói lời: "Yêu cầu ông, (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan"; trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: "Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan". Khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ; thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát; thực hiện kiểm soát theo trình tự và nội dung sau:
a) Kiểm soát việc chấp hành các quy tắc giao thông đường bộ: bằng trực giác quan sát hoặc thông qua các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để giám sát việc chấp hành báo hiệu đường bộ, tốc độ, khoảng cách giữa các xe, sử dụng làn đường, đỗ, dừng xe; tránh, vượt xe….
b) Kiểm soát đối với người tham gia giao thông đường bộ: điều kiện khi tham gia giao thông (tuổi, sức khỏe của người lái xe ); các giấy tờ có liên quan gồm: giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe, sổ chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường phương tiện cơ giới đường bộ, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và giấy tờ khác có liên quan đến người, phương tiện, hoạt động vận tải.
Khi kiểm soát phải đối chiếu về nội dung giữa các giấy tờ với nhau và thực tế phương tiện về biển số, nhãn hiệu, loại phương tiện, trọng tải, số chỗ ngồi, màu sơn, thời hạn sử dụng; đối chiếu giữa ảnh trên giấy phép lái xe với thực tế người trực tiếp điều khiển phương tiện…. Trường hợp cần thiết phải đối chiếu với thực tế số máy, số khung trên phương tiện hoặc sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để phát hiện giấy tờ giả mạo.
c) Kiểm soát đối với phương tiện về các điều kiện tham gia giao thông, bảo đảm quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của xe cơ giới.
Khi kiểm soát về an toàn kỹ thuật của phương tiện phải có người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện chứng kiến việc kiểm soát và phải thực hiện theo trình tự từ trước ra sau, từ trái sang phải, từ ngoài vào trong và từ trên xuống dưới
+ Quan sát, đánh giá về kiểu loại, biển số phía trước, phía sau, đèn chiếu sáng (chiếu xa, chiếu gần), đèn xi nhan, gạt nước, gương chiếu hậu, đèn phanh, đèn hậu, đèn soi biển số, đèn lùi;
+ Kiểm soát và đánh giá về tình trạng kỹ thuật hệ thống lái, các đòn ba dọc, ba ngang, khớp nối; hệ thống phanh, các đường ống dẫn dầu hoặc dẫn hơi của hệ thống phanh; các đồng hồ trên bảng táplô (chú ý kiểm tra đồng hồ báo áp lực hơi đối với những phương tiện sử dụng hệ thống phanh hơi); các công tắc còi, đèn; hệ thống treo; hệ thống bánh lốp về kích cỡ, độ mòn, áp lực hơi;
+ Kiểm soát việc trang bị các phương tiện, dụng cụ chữa cháy, các biện pháp bảo đảm an toàn khác theo quy định của pháp luật đối với phương tiện chở khách, chở xăng, dầu, chở hàng nguy hiểm.
d) Kiểm soát hoạt động vận tải đường bộ gồm hoạt động vận tải không kinh doanh, hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ (kinh doanh vận tải hành khách, kinh doanh vận tải hàng hóa); thời gian làm việc của người lái xe; các điều kiện kinh doanh vận tải. Khi kiểm soát phải chú ý đến quy cách, kích thước của hàng hóa, đồ vật chuyên chở (dài, rộng, cao), chủng loại, trọng lượng hàng hóa hoặc số người trên phương tiện so với các giấy tờ cho phép, tính hợp pháp của hàng hóa và các biện pháp bảo đảm an toàn.
Khi kiểm soát đối với các phương tiện vận chuyển hàng độc hại, dễ cháy, nổ, các chất hoặc hàng nguy hiểm phải yêu cầu người điều khiển phương tiện hoặc chủ phương tiện đưa phương tiện đó đến nơi xa khu vực đông dân cư, thực hiện các biện pháp phòng chống cháy, nổ, độc hại và các biện pháp an toàn khác, sau đó mới tiến hành kiểm soát.
3. Kiểm soát thông qua các phương tiện, thiết bị nghiệp vụ
a) Khi các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ đã ghi nhận được hành vi vi phạm về trật tự, an toàn giao thông của người, phương tiện tham gia giao thông; cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông thực hiện việc kiểm soát và xử lý vi phạm theo quy định; nếu người vi phạm có yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi, thu được về hành vi vi phạm phải đáp ứng yêu cầu trước khi lập biên bản vi phạm hành chính; phải được in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu hành vi vi phạm và lưu giữ trong hồ sơ vụ việc vi phạm hành chính theo chế độ hồ sơ của Bộ Công an.
b) Trường hợp chưa dừng được phương tiện, người vi phạm: Tổ trưởng tổ tuần tra kiểm soát phải in thành bản ảnh hoặc bản ghi thu hành vi vi phạm, thống kê, lập danh sách báo cáo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên thực hiện việc thông báo đến chủ phương tiện, yêu cầu người vi phạm đến trụ sở Công an nơi phát hiện vi phạm để giải quyết. Khi giải quyết, cho người vi phạm xem bản ảnh hoặc bản ghi, thu về hành vi vi phạm của họ; lập biên bản vi phạm hành chính và xử lý theo quy định.
4. Sau khi kiểm soát xong, Tổ viên được phân công làm nhiệm vụ kiểm soát phải báo cáo đầy đủ, trung thực toàn bộ kết quả kiểm soát với Tổ trưởng; Tổ trưởng tổng hợp tình hình, thông báo công khai các hành vi vi phạm, hình thức và biện pháp xử lý theo quy định của pháp luật cho người lái xe và những người trên xe biết để chấp hành và giám sát; đối với những xe chở người từ 24 chỗ ngồi trở lên, trực tiếp lên khoang chở người để thông báo. Trường hợp không phát hiện vi phạm cũng phải thông báo và nói lời: “Cảm ơn ông (bà, anh, chị,…) đã giúp đỡ lực lượng Cảnh sát làm nhiệm vụ”.

Điều 12. Xử lý vi phạm, ghi sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông.
1. Khi xử phạt theo thủ tục đơn giản: cán bộ, chiến sĩ phải ra ngay quyết định xử phạt tại chỗ (trừ trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ); trường hợp người bị xử phạt chưa thực hiện ngay quyết định xử phạt thì tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện có liên quan theo quy định (khi tạm giữ phải ghi rõ vào mặt sau của quyết định xử phạt về việc tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện và thời gian, địa điểm hẹn đến để giải quyết).
2. Trường hợp vụ, việc vi phạm theo quy định của pháp luật phải lập biên bản về vi phạm hành chính:
- Biên bản vi phạm hành chính phải in đúng mẫu và được quản lý, sử dụng theo quy định;
- Biên bản vi phạm hành chính phải được ghi rõ ràng, đầy đủ các nội dung theo quy định, nghiêm cấm việc tẩy xóa, sửa chữa;
- Khi lập biên bản vi phạm hành chính, chỉ được tạm giữ một trong các giấy tờ theo thứ tự (trừ khi các giấy tờ đó có dấu hiệu nghi giả, cần xác minh để làm rõ hành vi vi phạm thì được giữ thêm giấy tờ khác có liên quan): giấy phép lái xe, đăng ký xe, giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe cơ giới, giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới và các giấy tờ khác có liên quan theo quy định của pháp luật;
- Khi tạm giữ phương tiện hoặc các loại giấy tờ có liên quan, phải ghi rõ trong biên bản vi phạm hành chính về biển số đăng ký; số thứ tự của giấy tờ, hạng xe được lái, thời hạn sử dụng, nơi cấp hoặc nơi đã tạm giữ;
- Trường hợp sau khi lập biên bản mà người vi phạm, đại diện tổ chức vi phạm, người chứng kiến, người bị thiệt hại hoặc đại diện tổ chức bị thiệt hại từ chối ký, người lập biên bản phải ghi rõ lý do vào biên bản; Tổ trưởng tuần tra, kiểm soát phải báo cáo Thủ trưởng đơn vị bằng văn bản và cam kết chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đã kiểm soát để làm cơ sở quyết định xử phạt.
3. Tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính
- Khi quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, phải thông báo cho người vi phạm và những người có mặt tại đó biết; tổ chức quản lý hoặc bàn giao phương tiện, tang vật bị tạm giữ theo quy định.
- Người ra quyết định tạm giữ có trách nhiệm đưa phương tiện bị tạm giữ về nơi tạm giữ. Trường hợp người điều khiển phương tiện không có mặt tại nơi xảy ra vi phạm hoặc cố tình trốn tránh, gây cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ về việc đưa phương tiện về nơi tạm giữ, phải lập biên bản vụ việc có chữ ký xác nhận của người chứng kiến (nếu có); sử dụng thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ (Máy ảnh, Camera) ghi lại hình ảnh; sử dụng các biện pháp (trực tiếp điều khiển, cẩu, kéo...) đưa phương tiện đó về nơi tạm giữ; thực hiện việc thông báo yêu cầu người vi phạm đến để giải quyết theo quy định của pháp luật. Trước khi thực hiện biện pháp cẩu, kéo, nếu người vi phạm vắng mặt phải niêm phong phương tiện đó theo quy định trước mặt đại diện gia đình, đại diện tổ chức, đại diện chính quyền hoặc người chứng kiến.
- Khi đang thực hiện nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát phát hiện hành vi vi phạm theo quy định của pháp luật phải tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, thì Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát thực hiện theo các quy định sau đây:
+ Lập biên bản về vi phạm hành chính;
+ Ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính; lập biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính. Trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, phải báo cáo Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên; nếu không được sự đồng ý bằng văn bản của họ, phải hủy ngay quyết định tạm giữ và trả lại tang vật, phương tiện đã bị tạm giữ.
+ Viết quyết định tạm giữ trình Trưởng phòng Cảnh sát giao thông hoặc Trưởng Công an cấp huyện trở lên để quyết định tạm giữ theo quy định của pháp luật.
4. Sau khi kiểm soát, giải quyết xong từng vụ, việc phải ghi ngay nội dung các công việc đã làm vào sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định.

Điều 13. Kết thúc tuần tra, kiểm soát
1. Tổ trưởng tổ chức họp Tổ tuần tra, kiểm soát để rút kinh nghiệm, nhận xét, đánh giá những ưu điểm, tồn tại, đề xuất ý kiến.
2. Báo cáo tình hình, kết quả công tác của Tổ tuần tra, kiểm soát; bàn giao các tài liệu, hình ảnh thu thập được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ hoặc các phương tiện khác; hồ sơ các vụ, việc vi phạm hành chính, các giấy tờ, phương tiện, tang vật bị tạm giữ; vũ khí, phương tiện, công cụ hỗ trợ (trừ các trang bị cá nhân), tiền phạt tại chỗ và các trang bị khác cho Tổ tuần tra, kiểm soát tiếp theo hoặc cán bộ, chiến sĩ quản lý theo quy định của đơn vị.
3. Việc bàn giao phải được tiến hành ngay sau khi kết thúc thời gian họp rút kinh nghiệm; người giao và người nhận phải ký, ghi rõ họ tên trong Sổ bàn giao.

Chương III
XỬ LÝ VI PHẠM HÀNH CHÍNH TẠI TRỤ SỞ ĐƠN VỊ​
Điều 14. Tổ chức công tác xử lý vụ, việc vi phạm hành chính
1. Phòng Cảnh sát giao thông; Công an cấp huyện; các Đội, Trạm có chức năng xử lý vi phạm, phải bố trí bộ phận xử lý vi phạm hành chính của đơn vị với số lượng cán bộ, chiến sĩ phù hợp.
2. Nơi giải quyết vụ, việc vi phạm hành chính
a) Bố trí ở vị trí thuận lợi, có diện tích phù hợp, trang nghiêm, có chỗ ngồi cho người đến liên hệ giải quyết vụ, việc;
b) Niêm yết công khai sơ đồ chỉ dẫn nơi làm việc, lịch tiếp dân hàng ngày; biển chức danh của cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ xử lý; số điện thoại; nội quy tiếp dân; hòm thư góp ý và nội dung một số văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến công tác xử lý vi phạm hành chính.
Cán bộ, chiến sĩ làm nhiệm vụ xử lý vi phạm phải có mặt trước giờ làm việc 15 phút để chuẩn bị các hồ sơ, phương tiện, biểu mẫu, thiết bị văn phòng cần thiết phục vụ công tác xử lý vi phạm hành chính; hướng dẫn người đến giải quyết vi phạm hành chính theo thứ tự.

Điều 15. Trình tự xử lý vi phạm hành chính
1. Tiếp nhận hồ sơ các vụ, việc vi phạm hành chính do Tổ tuần tra, kiểm soát bàn giao hoặc chuyển đến, bao gồm: biên bản vi phạm hành chính; quyết định xử phạt tại chỗ; các tài liệu, chứng cứ vi phạm hành chính đã thu thập được và giấy tờ có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện, tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tạm giữ (nếu có); vào sổ thống kê xử lý các vụ vi phạm hành chính.
2. Phân loại hồ sơ như sau:
a) Tập hồ sơ đang chờ giải quyết, gồm: những vụ, việc vi phạm hành chính chưa ra quyết định xử phạt;
b) Tập hồ sơ đã ra quyết định xử phạt, nhưng cá nhân, tổ chức vi phạm chưa đến nhận quyết định; đã nhận quyết định nhưng chưa thực hiện hoặc thực hiện chưa xong;
c) Tập hồ sơ đã giải quyết xong, gồm: những vụ, việc vi phạm hành chính mà cá nhân, tổ chức vi phạm đã thực hiện xong quyết định xử phạt, nhưng chưa lưu vào các tập hồ sơ lưu trữ theo chế độ hộ sơ;
d) Tập hồ sơ khiếu nại, tố cáo.
3. Xem xét vụ, việc vi phạm hành chính
a) Xem xét đối chiếu hồ sơ vụ, việc vi phạm hành chính với các quy định của pháp luật để có báo cáo, đề xuất hình thức xử phạt vi phạm hành chính.
b) Loại vụ, việc có dấu hiệu tội phạm, phải báo cáo đề xuất thủ trưởng đơn vị chuyển ngay hồ sơ cho cơ quan tiến hành tố tụng hình sự có thẩm quyền.
c) Loại vụ, việc vi phạm hành chính phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, nhưng không dừng ngay được phương tiện vi phạm; khi giải quyết phải cho người vi phạm xem hình ảnh chụp hoặc bản ghi kết quả ghi thu hành vi vi phạm của họ; lập biên bản vi phạm hành chính, trong đó có thêm nội dung phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ được sử dụng để phát hiện vi phạm, hình ảnh, bản ghi, dấu vết ghi thu được bằng các phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ và các tình tiết, chứng cứ khác (nếu có). Sau khi lập biên bản vi phạm hành chính phải vào sổ thống kê xử lý các vụ vi phạm hành chính.
4. Viết quyết định, viết thông báo vi phạm (đối với các trường hợp phải thông báo) và trình cấp có thẩm quyền quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn theo quy định của pháp luật.
5. Khi cá nhân hoặc đại diện tổ chức vi phạm đến giải quyết vi phạm
a) Tiếp nhận biên bản vi phạm hành chính đã giao cho cá nhân, tổ chức vi phạm và đối chiếu với hồ sơ vi phạm; trường hợp làm mất biên bản vi phạm hành chính phải có đơn cam đoan và xác nhận của chính quyền địa phương; Không giải quyết vụ, việc đối với người trung gian hoặc ngoài vị trí quy định giải quyết vi phạm hành chính của đơn vị.
b) Ghi ngày, tháng, năm giao quyết định vào phần dưới của quyết định xử phạt vi phạm hành chính, yêu cầu người vi phạm hoặc đại diện tổ chức vi phạm ký xác nhận.
c) Giao 02 bản quyết định xử phạt vi phạm hành chính cho người bị xử phạt hoặc người đại diện hợp pháp (01 bản để cá nhân, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính thực hiện, 01 bản chuyển giao cho Kho bạc nhà nước nơi thu tiền phạt);
d) Khi cá nhân, tổ chức vi phạm đã thực hiện xong việc nộp tiền phạt (trừ trường hợp được hoãn chấp hành quyết định phạt tiền, được nộp tiền phạt nhiều lần), cán bộ, chiến sĩ thực hiện nhiệm vụ xử lý vi phạm hành chính tại đơn vị thực hiện quy định sau:
- Tiếp nhận biên lai thu tiền phạt;
- Kiểm tra, đối chiếu biên lai thu tiền phạt với hồ sơ vi phạm hành chính và lưu hồ sơ;
- Hướng dẫn người vi phạm đăng ký học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ (đối với trường hợp phải học và kiểm tra lại Luật Giao thông đường bộ);
- Trả lại giấy tờ, tang vật, phương tiện đã tạm giữ (trừ trường hợp bị tước quyền sử dụng hoặc bị tịch thu);
- Yêu cầu người vi phạm hoặc người đại diện hợp pháp viết xác nhận vào mặt sau biên bản vi phạm hành chính (bản lưu) về thời gian, địa điểm đã nhận lại đầy đủ các giấy tờ, tang vật, phương tiện bị tạm giữ và ký, ghi rõ họ tên.
6. Gửi thông báo người có hành vi vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo quy định; thông báo các trường hợp bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe đến cơ quan đã cấp giấy phép lái xe đó theo quy định của pháp luật.
7. Trường hợp cá nhân, tổ chức bị xử phạt đề nghị được nộp tiền phạt vi phạm hành chính thông qua tài khoản, thì thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư liên tịch của liên Bộ: Tài chính, Giao thông vận tải, Công an, Tư pháp, Ngân hàng nhà nước Việt Nam.
8. Theo dõi, thống kê việc xử lý vi phạm hành chính
a) Ghi bổ sung vào sổ thống kê xử lý các vụ, việc vi phạm hành chính;
b) Sắp xếp hồ sơ đưa vào tập hồ sơ lưu trữ theo đúng chế độ hồ sơ;
c) Lưu giữ số liệu vào máy vi tính.

Điều 16. Hồ sơ, sổ sách dùng trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính
1. Các đơn vị Cảnh sát giao thông được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm hành chính phải mở hồ sơ, sổ sách theo dõi theo đúng quy định tai Thông tư này.
2. Hồ sơ theo dõi công tác tổ chức hoạt động tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông thuộc loại hồ sơ nghiệp vụ Cảnh sát; tùy theo số lượng tài liệu có thể lập thành một hay nhiều tập hồ sơ, mỗi tập dày không quá 300 tờ tài liệu. Gồm:
a) Hồ sơ lưu giữ các văn bản chỉ đạo có liên quan đến công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ của các cấp: Chính phủ, Bộ Công an, Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội, Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Ủy ban an toàn giao thông quốc gia, cấp uỷ, chính quyền địa phương và các đơn vị có liên quan;
b) Hồ sơ tổ chức thực hiện chỉ đạo của Giám đốc Công an địa phương về công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và liên quan;
c) Hồ sơ kế hoạch, phương án chỉ đạo, tổ chức thực hiện của Phòng Hướng dẫn và tổ chức tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt; Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh; Công an cấp huyện và Đội, Trạm;
d) Hồ sơ điều tra cơ bản tuyến, địa bàn;
đ) Hồ sơ xử lý các vụ, việc vi phạm hành chính
Căn cứ thẩm quyền ra quyết định xử phạt để mở hồ sơ lưu trữ các vụ, việc vi phạm hành chính, gồm:
- Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính do chỉ huy cấp Đội, Trạm và cán bộ, chiến sĩ quyết định xử phạt;
- Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính do Trưởng phòng Cảnh sát giao thông, Trưởng Công an cấp huyện quyết định xử phạt;
- Hồ sơ các vụ việc vi phạm hành chính do Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc công an địa phương quyết định xử phạt.
- Hồ sơ các vụ, việc đã bàn giao cho các cơ quan, đơn vị chức năng xử lý.
3. Cấu tạo hồ sơ, sắp xếp, lưu giữ các tài liệu có trong hồ sơ
a) Cấu tạo của một tập hồ sơ
- Bìa hồ sơ (mẫu B6);
- Quyết định lập hồ sơ (mẫu B1) hoặc văn bản thay quyết định lập hồ sơ;
- Thống kê tài liệu có trong hồ sơ (mẫu B3);
- Danh sách người nghiên cứu hồ sơ (mẫu B4);
- Quyết định kết thúc hồ sơ (mẫu B1) hoặc văn bản thay quyết định kết thúc hồ sơ;
- Bản định thời hạn bảo quản hồ sơ (mẫu B15).
b) Cấu tạo hồ sơ của một vụ, việc
Các tài liệu của một vụ, việc vi phạm hành chính được sắp xếp theo thứ tự từ trước ra sau:
- Biên bản vi phạm hành chính (nếu có);
- Quyết định tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);
- Biên bản tạm giữ tang vật, phương tiện vi phạm hành chính (nếu có);
- Các giấy tờ khác liên quan đến việc giải quyết vụ, việc vi phạm (nếu có);
- Quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
- Biên lai thu tiền phạt (nếu có);
- Giấy chứng nhận kết quả học và kiểm tra lại luật giao thông đường bộ (đối với trường hợp vi phạm bị tước quyền sử dụng giấy phép lái xe theo quy định phải học và kiểm tra lại luật giao thông đường bộ);
- Phiếu báo của Công an phường, xã, thị trấn nơi nhận được thông báo vi phạm (đối với trường hợp có hành vi vi phạ m pháp luật về trật tự, an toàn giao thông theo quy định phải thông báo).
c) Hồ sơ các vụ, việc trong tập hồ sơ xử lý vi phạm hành chính được lưu theo thứ tự thời gian cá nhân, tổ chức vi phạm đã chấp hành xong quyết định xử phạt vi phạm hành chính;
4. Các loại sổ dùng trong công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính
a) Sổ kế hoạch và nhật ký tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ (mẫu số 01);
b) Sổ giao nhận biểu mẫu và kết quả tuần tra, kiểm soát (mẫu số 02);
c) Sổ giao nhận và sử dụng các loại phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ, vũ khí, công cụ hỗ trợ (mẫu số 03);
d) Sổ thống kê xử lý các vụ, việc vi phạm hành chính (mẫu số 04).

Điều 17. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Hàng ngày, tuần, tháng, năm, các đơn vị Đội, Trạm phải báo cáo Phòng Cảnh sát giao thông, Công an cấp huyện để báo cáo Giám đốc Công an cấp tỉnh về tình hình, kết quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
2. Định kỳ tuần, tháng, năm, Phòng Cảnh sát giao thông Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện phải báo cáo Giám đốc Công an địa phương và Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt theo quy định về tình hình, kết quả công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính.
3. Những vụ, việc có tính chất nghiêm trọng, phức tạp hoặc có ảnh hưởng xấu đến tình hình an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội phải báo cáo ngay Giám đốc Công an địa phương và Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt.
Chương IV
GIẢI QUYẾT MỘT SỐ TÌNH HUỐNG TRONG CÔNG TÁC TUẦN TRA, KIỂM SOÁT VÀ XỬ LÝ VI PHẠM​
Điều 18. Nguyên tắc chung
1. Phải giữ đúng tư thế, tác phong theo Điều lệnh nội vụ Công an nhân dân. Thực hiện nghiêm túc quy chế dân chủ trong công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Bình tĩnh, chủ động, mưu trí, mềm dẻo nhưng kiên quyết.
3. Tuyên truyền vận động quần chúng phối hợp, giúp đỡ lực lượng Cảnh sát trong khi thi hành nhiệm vụ; kết hợp với trấn áp, cưỡng chế thi hành.
4. Việc giải quyết phải kịp thời, nhanh gọn, an toàn và đúng quy định của pháp luật.

Điều 19. Việc xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ đối với người chưa thành niên
1. Việc xác định độ tuổi đối với người chưa thành niên vi phạm: phải căn cứ vào một trong các giấy tờ sau: giấy khai sinh, sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân, hộ chiếu hoặc xác nhận của Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú.
2. Trường hợp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có đủ căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều này để xác định về độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục đơn giản, thì người có thẩm quyền vẫn ra quyết định xử phạt và được tạm giữ phương tiện hoặc tạm giữ giấy tờ có liên quan đến người điều khiển hoặc phương tiện theo quy định; khi tạm giữ giấy tờ, người có thẩm quyền phải ghi vào mặt sau quyết định xử phạt lý do tạm giữ, địa điểm, thời hạn hẹn đến để giải quyết (trong thời hạn 10 ngày) và ký, ghi rõ họ tên.
a) Trong thời hạn hẹn giải quyết:
- Trường hợp xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh độ tuổi không bị xử phạt, thì người đã ra quyết định xử phạt phải hủy quyết định, trả lại giấy tờ, phương tiện đã tạm giữ;
- Trường hợp xuất trình được một trong các giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, nhưng hành vi của người vi phạm vẫn bị xử phạt theo quy định tại các điều, khoản, điểm khác của Nghị định xử phạt vi phạm hành chính của Chính phủ, thì người có thẩm quyền phải hủy quyết định xử phạt đó và ra quyết định xử phạt khác theo quy định;
b) Hết thời hạn hẹn giải quyết, người bị xử phạt mới xuất trình được giấy tờ quy định tại Khoản 1 Điều này để chứng minh về độ tuổi, thì vẫn phải chấp hành quyết định xử phạt;
3. Trường hợp vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bản
Tại thời điểm kiểm soát, chưa có đủ căn cứ để xác định độ tuổi, mà hành vi của người vi phạm bị xử phạt theo thủ tục lập biên bản, thì người có thẩm quyền:
a) Lập biên bản vi phạm hành chính;
b) Xác định về độ tuổi theo quy định ;
c) Tiến hành xử lý vi phạm hành chính theo quy định.

Điều 20. Trường hợp người lái xe không chấp hành hiệu lệnh dừng xe lái xe bỏ chạy
1. Nhanh chóng ghi nhận các đặc điểm của xe: loại xe, màu sơn, biển kiểm soát; đặc điểm của người lái xe.
2. Thông báo cho các lực lượng kiểm soát giao thông liền kề trên tuyến, các lực lượng khác để hỗ trợ và báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo. Lực lượng tuần tra, kiểm soát liền kề nhận được yêu cầu hỗ trợ, phải triển khai ngay lực lượng, duy trì chế độ thông tin liên lạc để phối hợp ngăn chặn.
3. Tùy theo loại xe và tính chất, mức độ vi phạm của người lái xe, Tổ trưởng tổ tuần tra, kiểm soát quyết định tổ chức lực lượng, phương tiện, biện pháp thực hiện việc ngăn chặn cho phù hợp, bảo đảm an toàn cho cán bộ, chiến sĩ và người tham gia giao thông.
a) Khi sử dụng phương tiện (xe ô tô hoặc xe mô tô) phải luôn giữ tốc độ và khoảng cách an toàn giữa xe tuần tra với xe vi phạm.
b) Dùng loa, còi và hiệu lệnh yêu cầu người lái xe bỏ chạy cho xe dừng lại hoặc tìm cách cho xe tuần tra vượt lên phía trước xe vi phạm để ngăn chặn hành vi vi phạm của người lái xe.
c) Trường hợp người lái xe dùng phương tiện chèn, ép xe tuần tra, sử dụng các phương tiện, công cụ gây nguy hiểm đến tính mạng của Cảnh sát hoặc có dấu hiệu của tội phạm, thì tổ chức lực lượng ngăn chặn, đình chỉ ngay hành vi vi phạm, được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ theo quy định của pháp luật để ngăn chặn, bắt giữ đối tượng hoặc thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát liền kề, các lực lượng khác để hỗ trợ ngăn chặn.
4. Khi đã ngăn chặn, bắt được đối tượng thì chủ động tước ngay vũ khí (nếu có); đưa đối tượng, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất; lập biên bản và giải quyết vụ, việc vi phạm theo quy định của pháp luật; đồng thời, lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
5. Khi thực hiện việc ngăn chặn hành vi người lái xe vi phạm lái xe bỏ chạy, xảy ra các vụ, việc gây thiệt hại về tài sản của nhà nước, của cá nhân, tính mạng, sức khoẻ của người thi hành công vụ và nhân dân hoặc người lái xe vi phạm lái xe bỏ chạy bị tai nạn giao thông thì tổ tuần tra, kiểm soát phải bảo vệ hiện trường, tổ chức cấp cứu người bị nạn (nếu có), báo cáo lãnh đạo đơn vị để chỉ đạo, thông báo cho các cơ quan, đơn vị có liên quan phối hợp giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 21. Trường hợp người vi phạm không chấp hành các yêu cầu kiểm soát; xúi giục, lôi kéo người khác cản trở người thi hành công vụ
1. Thông báo công khai hành vi của họ là hành vi vi phạm pháp luật để người vi phạm thấy rõ việc làm của mình là sai, tự nguyện chấp hành; yêu cầu những người có mặt ở nơi xảy ra vi phạm tự giải tán để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.
2. Phát hiện, phân hoá, cô lập những người chủ mưu, cầm đầu, người xúi giục hoặc có hành vi chống đối khác.
3. Căn cứ vào tình hình thực tế vụ, việc có nhiều diễn biến phức tạp vượt quá khả năng, thẩm quyền giải quyết của tổ tuần tra, kiểm soát, phải báo cáo ngay với lãnh đạo đơn vị; đồng thời, liên hệ với chính quyền địa phương, các cơ quan có liên quan đề nghị phối hợp giải quyết.
4. Trường hợp đối tượng đe dọa sử dụng hoặc sử dụng vũ lực, vũ khí chống lại, thì cán bộ, chiến sĩ trong tổ phải cảnh giác, kiên quyết tìm cách khống chế, khám và tước vũ khí. Nếu đối tượng vẫn ngoan cố chống lại hoặc gây mất an toàn cho người xung quanh, cán bộ, chiến sĩ được quyền sử dụng vũ khí, các công cụ hỗ trợ để tự vệ, vô hiệu hoá hành động của đối tượng theo quy định của pháp luật. Đồng thời, lập hồ sơ ban đầu, củng cố tài liệu, chứng cứ chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền.

Điều 22. Người vi phạm có hành vi lăng mạ, đe doạ hoặc xô đẩy người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ
1. Sử dụng các thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ để ghi nhận tình hình;
2. Giải tán đám đông (nếu có);
3. Thuyết phục, yêu cầu người vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
4. Kiểm tra giấy tờ tuỳ thân và những giấy tờ, tang vật, phương tiện, hàng hoá khác có liên quan.
5. Lập biên bản và xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.
6. Trường hợp cố tình không chấp hành, tiếp tục vi phạm thì thông báo cho lực lượng Cảnh sát 113 để hỗ trợ, mời người vi phạm về trụ sở Ủy ban nhân dân, trụ sở Công an nơi gần nhất để giải quyết.

Điều 23. Người lái xe dùng xe đâm vào người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ
1. Chủ động di chuyển ra khỏi vị trí nguy hiểm;
2. Ghi nhận các đặc điểm của xe, của người lái xe;
3. Tổ chức cấp cứu người bị nạn, bảo vệ hiện trường, giải tán đám đông (nếu có);
4. Kịp thời ngăn chặn hành vi vi phạm của lái xe; lập biên bản vi phạm hành chính, đưa người lái xe, tang vật, phương tiện vi phạm về trụ sở Công an nơi gần nhất hoặc trụ sở đơn vị để giải quyết theo quy định của pháp luật.
5 Trường hợp người lái xe vi phạm lái xe bỏ chạy thì thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.

Điều 24. Người lái xe dùng vũ lực, vũ khí, vật nguy hiểm chống lại người thi hành công vụ thì người thi hành công vụ
1. Sử dụng vũ thuật, vũ khí, công cụ hỗ trợ hoặc phương tiện cần thiết để ngăn chặn hành vi vi phạm; trường hợp cần thiết sử dụng vũ khí, công vụ hỗ trợ để ngăn chặn hành vi vi phạm phải tuân thủ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Khống chế đối tượng, vô hiệu hoá sự chống đối (khoá tay, quật ngã, khống chế, tước vũ khí).
3. Đưa đối tượng về trụ sở Công an nơi gần nhất, lập biên bản và chuyển giao cho cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
4. Trường hợp đối tượng đông, lực lượng đang làm nhiệm vụ tại chỗ không đủ sức giải quyết thì báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị, thông báo cho đơn vị Công an nơi gần nhất để tăng cường lực lượng, tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của quần chúng.

Điều 25. Trường hợp phạm tội quả tang hoặc vi phạm của người lái xe có dấu hiệu tội phạm
1. Những vụ phạm tội quả tang
a) Bắt người phạm tội quả tang, thu giữ tang vật, khám tước vũ khí của đối tượng (nếu có). Lập biên bản bắt người phạm tội quả tang, tạm giữ vật chứng (nếu có).
b) Lấy lời khai của người làm chứng, thu thập, bảo quản tài liệu, vật chứng, dấu vết có liên quan theo quy định của pháp luật.
c) Báo cáo ngay chỉ huy đơn vị xin ý kiến chỉ đạo.
d) Bố trí lực lượng quản lý, giám sát chặt chẽ, đề phòng đối tượng bỏ trốn, tẩu tán, tiêu huỷ chứng cứ hoặc đồng bọn tổ chức đánh tháo.
đ) Bàn giao đối tượng, tang vật và các tài liệu có liên quan cho cơ quan chức năng có thẩm quyền giải quyết.
2. Trường hợp phát hiện trên phương tiện hoặc những người có mặt trên phương tiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật như vận chuyển, cất giấu chất nổ, vũ khí, hàng hoá trái phép… Tổ tuần tra, kiểm soát tiến hành:
a) Kiểm soát phương tiện theo quy định; lập biên bản vi phạm hành chính tạm giữ tang vật, tài liệu, đưa người, phương tiện và hàng hoá… về trụ sở đơn vị để giải quyết tiếp.
b) Báo cáo ngay tình hình và những công việc đã làm với chỉ huy đơn vị để xin ý kiến chỉ đạo.

Điều 26. Giải quyết, xử lý vụ tai nạn giao thông
1. Giải tán đám đông (nếu có).
2. Khoanh phạm vi hiện trường cần bảo vệ; đánh dấu vị trí các xe, dấu vết có liên quan, vị trí nạn nhân. Tổ chức cấp cứu nạn nhân hoặc đưa xác nạn nhân vào lề đường và che đậy cẩn thận (nếu có người bị chết), đưa xe có liên quan vào lề đường nếu xảy ra ùn tắc giao thông.
3. Tổ chức hướng dẫn giao thông và giải quyết theo quy định hoặc thông báo cho các đơn vị chức năng đến giải quyết.
4. Tạm giữ giấy tờ của người lái xe và của xe có liên quan đến vụ tai nạn; tạm giữ và bảo vệ người lái xe gây tai nạn; giúp người lái xe bảo vệ xe, hàng hoá, đồ vật trên xe; bảo vệ tài sản của người bị nạn. Nếu trên xe chở chất nổ, chất cháy, chất độc hại, nguy hiểm thì sau khi đánh dấu hiện trường phải đưa xe đó ra xa nơi tập trung đông người.
5. Xác định người biết sự việc để mời làm chứng. Nếu người làm chứng không ở lại được thì ghi rõ tên, địa chỉ và các thông tin khác có liên quan về người đó.
6. Khi các đơn vị chức năng đến hiện trường, phải trao đổi tình hình, bàn giao công việc và phối hợp giải quyết vụ việc (nếu có yêu cầu); sau đó tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ được giao.
7. Trường hợp va chạm giao thông thì yêu cầu hai bên xuất trình giấy tờ liên quan đến người và xe; xem xét kỹ dấu vết va chạm và các chỗ hư hỏng; nghe hai bên trình bày nguyên nhân va chạm; thông báo lỗi của mỗi bên và yêu cầu họ thương lượng, hoà giải. Nếu không tự hoà giải được thì lập hồ sơ, tạm giữ giấy tờ, tang vật, phương tiện vi phạm để giải quyết theo quy định của pháp luật.

Điều 27. Giải quyết ùn tắc giao thông
1. Trường hợp ùn tắc giao thông không nghiêm trọng, phạm vi hẹp, Tổ truởng phân công nhiệm vụ cụ thể của từng tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để giải toả ùn tắc. Trường hợp cần thiết thì phối hợp với cơ quan quản lý đường bộ và chính quyền địa phương sở tại để giải quyết.
2 Trường hợp ùn tắc giao thông mức độ nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hoạt động giao thông trên phạm vi rộng thì Tổ trưởng thực hiện như sau:
a) Sơ bộ xác định nguyên nhân ùn tắc, phân công tổ viên thực hiện việc hướng dẫn, điều hoà, chỉ huy giao thông để làm giảm mức độ ùn tắc;
b) Thông báo và phối hợp với cơ quan, đơn vị, địa phương có liên quan tổ chức phân luồng, điều hoà giao thông từ xa;
c) Kịp thời báo cáo lãnh đạo đơn vị, chính quyền địa phương sở tại để huy động, tăng cường lực lượng phối hợp giải quyết.

Điều 28. Người lái xe cơ giới đường bộ, xe máy chuyên dùng sử dụng rượu, bia hoặc các chất ma túy
Kiểm soát phát hiện người lái xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng hoặc xe mô tô, xe gắn máy có dấu hiệu sử dụng rượu, bia thì sử dụng thiết bị đo nồng độ cồn trong khí thở để kiểm tra hoặc phối hợp với Trung tâm y tế dự phòng từ cấp huyện trở lên để kiểm tra nồng độ cồn trong máu. Nếu có dấu hiệu sử dụng các chất ma tuý thì sử dụng thiết bị đo, thử chất ma tuý để xác định.

Điều 29. Kiểm soát xe ô tô tải chở quá tải trọng
1. Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát ngay tại nơi phương tiện xuất phát, gần các khu vực bến bãi, kho cảng và các địa điểm có lắp đặt các trạm cân.
2. Chú ý quan sát thực tế hệ thống treo của phương tiện; kiểm tra các hoá đơn, chứng từ vận chuyển để phát hiện vi phạm. Nếu phát hiện trên xe có dấu hiệu chở quá trọng tải cho phép, thì sử dụng biện pháp đo, đếm, cân trọng tải đã trang bị cho lực lượng Cảnh sát giao thông hoặc phối hợp với các trạm cân của các cơ quan, đơn vị trên tuyến để kiểm tra, xử lý theo quy định.
3. Khi kiểm soát, phát hiện chở quá trọng tải cho phép, bắt buộc phải hạ tải bảo đảm trọng tải theo quy định, xong mới tiếp tục được lưu hành.
4. Trường hợp cố tình không chấp hành, thì lực lượng Cảnh sát giao thông phối hợp với các lực lượng có liên quan tổ chức cưỡng chế việc hạ tải theo đúng quy định của pháp luật; chủ xe và lái xe có trách nhiệm bảo quản hàng hóa trên phương tiện và chịu mọi chi phí cho việc hạ tải.

Điều 30. Kiểm soát xe ô tô khách chở quá số người quy định
1. Tập trung tổ chức tuần tra, kiểm soát gần nơi xe xuất phát, các bến xe, các điểm đón, trả khách.
2. Trực tiếp lên khoang chở người để kiểm tra và thông báo công khai các hành vi vi phạm. Chú ý kiểm tra kỹ để phát hiện các vi phạm về an toàn kỹ thuật của phương tiện, niên hạn sử dụng; độ tuổi của người lái xe, hạng xe được lái, đối chiếu ảnh trên giấy phép lái xe với thực tế người trực tiếp điều khiển phương tiện; các trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy, các trường hợp xe chạy dù, xe không đủ các điều kiện kinh doanh vận tải khách theo quy định.
3. Trường hợp trên xe chở quá số người quy định, yêu cầu chủ xe, lái xe phải bố trí xe khác để sang khách hoặc đưa xe về bến xe gần nhất để sang khách; chủ xe, lái xe phải chịu mọi chi phí cho việc sang khách và tiền vé xe cho khách tiếp tục hành trình còn lại. Sau khi chủ xe, lái xe đã thực hiện sang khách, bảo đảm số lượng theo quy định mới cho xe tiếp tục được lưu hành.
4. Trường hợp biết trước người điều khiển phương tiện là người phạm tội hoặc trên phương tiện có ng­êi ph¹m tội, đặc biệt là ®èi t­îng thuéc lo¹i nguy hiểm, có mang theo vũ khí, khi kiểm soát phải có phương án, đội hình chiến đấu cụ thể, cảnh giác, bình tĩnh, mưu trí, chủ động tìm biện pháp tiếp cận và tước vũ khí, bảo đảm an toàn cho mình và cho nhân dân trước khi tiến hành việc kiểm soát.

Điều 31. Giải quyết vụ, việc liên quan đến người nước ngoài, xe của người nước ngoài vi phạm trật tự, an toàn giao thông
1. Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao
a) Đối với những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao:
- Nếu là vi phạm nhỏ, đơn giản thì nhắc nhở yêu cầu chấm dứt vi phạm;
- Nếu vi phạm có tính chất phức tạp, gây hậu quả nghiêm trọng, thì tiến hành lập biên bản, hồ sơ vi phạm theo quy định và báo cáo ngay lãnh đạo đơn vị xin ý kiến giải quyết.
b) Đối với phương tiện của những người được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao (xe mang biển số NG):
- Được hưởng quyền miễn trừ không bị khám xét, trưng dụng, bắt giữ, không bị áp dụng các biện pháp xử lý;
- Không được tự ý tạm giữ các loại giấy tờ, phương tiện, hàng hoá hoặc tự ý kiểm soát phương tiện, hàng hoá hoặc ngồi vào phương tiện vi phạm.
c) Đối với những người mang quốc tịch Việt Nam điều khiển phương tiện giao thông đường bộ của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao: khi phát hiện vi phạm thì xử lý theo quy định của pháp luật Việt Nam, nhưng không làm trở ngại quá đáng cho hoạt động của các đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao.
2. Nhân viên hành chính - kỹ thuật, nhân viên phục vụ của các Đối tượng được hưởng quyền ưu đãi, miễn trừ về ngoại giao và gia đình họ không có quốc tịch Việt Nam, cùng sống với họ tại Việt Nam, các thành viên không có thân phận ngoại giao: chỉ được miễn trừ xử lý đối với các vụ vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ do họ gây ra tại Việt Nam trong khi thi hành công vụ.
3. Các đối tượng thuộc diện điều chỉnh bởi các văn bản, điều ước, thoả thuận quốc tế mà Việt Nam là thành viên, tham gia ký kết thì giải quyết theo quy định tại các văn bản đó.
4. Những trường hợp khác thì áp dụng luật pháp Việt Nam như đối với công dân Việt Nam.
Chương V
TỔ CHỨC THỰC HIỆN​
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2012; thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BCA(C11) ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Điều 33. Trách nhiệm thi hành
1. Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Thông tư này.
2. Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt có trách nhiệm giúp Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội thực hiện:
a) Theo dõi, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai, thực hiện Thông tư này;
b) Biên soạn tài liệu tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ;
c) Tổ chức tập huấn, kiểm tra, đánh giá kết quả tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ thuộc Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt và lãnh đạo, chỉ huy các đơn vị Cảnh sát giao thông trong toàn quốc.
d) Tổ chức cấp Biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ theo quy định của Bộ Công an.
3. Giám đốc Công an cấp tỉnh có trách nhiệm:
a) Tổ chức tập huấn nghiệp vụ công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho cán bộ, chiến sĩ Cảnh sát giao thông thuộc địa phương mình quản lý theo nội dung tài liệu tập huấn do Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt biên soạn; trước khi tổ chức tập huấn, phải có kế hoạch gửi về Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội (qua Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt) để theo dõi, giám sát việc thực hiện.
b) Chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ; in và sử dụng các mẫu số 01, 02, 03, 04, 05 ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Chỉ được bố trí những cán bộ, chiến sĩ đã được cấp Biển hiệu và Giấy chứng nhận Cảnh sát tuần tra, kiểm soát giao thông đường bộ làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
4. Tổng cục trưởng các Tổng cục, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ Công an, Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ - đường sắt, Giám đốc Công an cấp tỉnh, Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy có trách nhiệm tổ chức triển khai thi hành Thông tư này.
Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có vướng mắc nảy sinh, Công an các đơn vị, địa phương báo cáo về Bộ (qua Tổng cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự, an toàn xã hội) để có hướng dẫn kịp thời./.
Nơi nhận:
- Các đồng chí Thứ trưởng;
- Các Tổng cục, các đơn vị thuộc Bộ Công an, các trường CAND;
- Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Các Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy;
- Cục kiểm tra văn bản – Bộ tư pháp;
- Công báo nội bộ
- Lưu: VT, C11(C67), V19.
BỘ TRƯỞNG






Thượng tướng Trần Đại Quang
 
Chỉnh sửa cuối:

ThanRua_nb

Xe máy
Biển số
OF-324661
Ngày cấp bằng
24/6/14
Số km
69
Động cơ
257,614 Mã lực
Cảm ơn bác đã cập nhật. Bộ trưởng BCA là Đại tướng mà bác lại hạ 1 cấp rồi. Đọc sơ qua thì thầy cái mới là: "2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp có căn cứ khẳng định đối tượng cần kiểm soát là tội phạm hoặc có hành vi thiếu văn hoá...), nói lời: "Yêu cầu ông, (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan"; trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: "Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan". Khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ; thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát; thực hiện kiểm soát theo trình tự và nội dung sau:" Như vậy là bây giờ khi bị cạp nong là phải xuất trình giấy tờ trước rồi mới được nghe xxx thông báo lỗi sau phải không các cụ?
 

Tribute

Xe container
Biển số
OF-61792
Ngày cấp bằng
14/4/10
Số km
6,049
Động cơ
500,678 Mã lực
Nơi ở
Gần chỗ Cụ
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2012; thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BCA(C11) ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Cái này không thay thế TT65 mà nội dung lại đá nhau với TT65 là sao nhỉ?

Cảm ơn bác đã cập nhật. Bộ trưởng BCA là Đại tướng mà bác lại hạ 1 cấp rồi. Đọc sơ qua thì thầy cái mới là: "2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp có căn cứ khẳng định đối tượng cần kiểm soát là tội phạm hoặc có hành vi thiếu văn hoá...), nói lời: "Yêu cầu ông, (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan"; trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: "Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan". Khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ; thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát; thực hiện kiểm soát theo trình tự và nội dung sau:" Như vậy là bây giờ khi bị cạp nong là phải xuất trình giấy tờ trước rồi mới được nghe xxx thông báo lỗi sau phải không các cụ?
 

moimuaxe2013

Xe tăng
Biển số
OF-184217
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,769
Động cơ
351,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2012; thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BCA(C11) ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Cái này không thay thế TT65 mà nội dung lại đá nhau với TT65 là sao nhỉ?
Không cụ ơi, TT65 và TT66 ban hành cùng 1 ngày - cùng 1 người ký. TT65 có đăng trên công báo còn TT66 thì không vì có nhiều điểm nhạy cảm nên chúng nó kwu hành nội bộ.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,376
Động cơ
355,115 Mã lực
Không cụ ơi, TT65 và TT66 ban hành cùng 1 ngày - cùng 1 người ký. TT65 có đăng trên công báo còn TT66 thì không vì có nhiều điểm nhạy cảm nên chúng nó kwu hành nội bộ.
Điều 32. Hiệu lực thi hành
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 30/10/2012; thay thế Thông tư số 60/2009/TT-BCA(C11) ngày 29/10/2009 của Bộ trưởng Bộ Công an ban hành Quy trình tuần tra, kiểm soát và xử lý vi phạm hành chính của Cảnh sát giao thông đường bộ.

Cái này không thay thế TT65 mà nội dung lại đá nhau với TT65 là sao nhỉ?
Em nhầm lẫn một chút. Nên phải sửa post.
 
Chỉnh sửa cuối:

Quynhkun

Xe tăng
Biển số
OF-202438
Ngày cấp bằng
17/7/13
Số km
1,505
Động cơ
335,391 Mã lực
Không cụ ơi, TT65 và TT66 ban hành cùng 1 ngày - cùng 1 người ký. TT65 có đăng trên công báo còn TT66 thì không vì có nhiều điểm nhạy cảm nên chúng nó kwu hành nội bộ.
Cảm ơn cụ ạ, em vod cụ ở topic kia rồi nên h k vod đc nữa :D

Em thấy hay ở chỗ:

3. Khi tổ chức kiểm soát tại một điểm:
a) Chỉ được tổ chức kiểm soát tại các điểm ra của đường cao tốc, các trạm dừng chân hoặc các vị trí quy định được dừng xe, đỗ xe.
 

Quynhkun

Xe tăng
Biển số
OF-202438
Ngày cấp bằng
17/7/13
Số km
1,505
Động cơ
335,391 Mã lực
Cảm ơn bác đã cập nhật. Bộ trưởng BCA là Đại tướng mà bác lại hạ 1 cấp rồi. Đọc sơ qua thì thầy cái mới là: "2. Thực hiện động tác chào theo Điều lệnh Công an nhân dân (trừ trường hợp có căn cứ khẳng định đối tượng cần kiểm soát là tội phạm hoặc có hành vi thiếu văn hoá...), nói lời: "Yêu cầu ông, (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan"; trường hợp thực hiện mệnh lệnh, kế hoạch tổng kiểm soát phải nói lời: "Xin lỗi ông (bà, anh, chị...) xuất trình các loại giấy tờ có liên quan". Khi đã tiếp nhận được các loại giấy tờ; thông báo cho người lái xe và những người trên xe biết lý do kiểm soát; thực hiện kiểm soát theo trình tự và nội dung sau:" Như vậy là bây giờ khi bị cạp nong là phải xuất trình giấy tờ trước rồi mới được nghe xxx thông báo lỗi sau phải không các cụ?
Hình như thời điểm ký vẫn là Thượng chứ chưa lên Đại tướng cụ ah :D
 

bloodheartvn

Xe điện
Biển số
OF-106298
Ngày cấp bằng
20/7/11
Số km
4,369
Động cơ
428,805 Mã lực
Cảm ơn cụ nhiều. Vodka cho kụ.
 

hieunv.b12

Xe tải
Biển số
OF-124194
Ngày cấp bằng
14/12/11
Số km
245
Động cơ
381,950 Mã lực
Nơi ở
Hưng Yên
Cụ có bản scan dấu đỏ không?
 

moimuaxe2013

Xe tăng
Biển số
OF-184217
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,769
Động cơ
351,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Cụ có bản scan dấu đỏ không?

XXX = 3X = BA XỜ = BA XỜ XẤU XÍ
Nhìn chữ ký của cụ và cách cụ hỏi có thể nhận ngay ra cụ là .....

xin lỗi nhé, coi như cụ chưa đọc thớt này và coi như 327 OF không nghe không biết và chưa từng đọc về thông tư 66.
Hay là cứ coi như là em nhầm và đây lầ thông tư 65.
Tạm thế đã cụ nhé:-h
 
Chỉnh sửa cuối:

moimuaxe2013

Xe tăng
Biển số
OF-184217
Ngày cấp bằng
8/3/13
Số km
1,769
Động cơ
351,534 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội - Việt Nam
Cảm ơn kụ chủ nhiều lắm.
Thay mặt AE OF em phải cảm ơn cụ SG345 nhiều mới đúng.
Mong cụ thu nhận để truyền bá cho càng nhiều AE OF càng tốt. Có nhiều công cụ mình chiến đấu sẽ dễ hơn.
Học hỏi cụ nhiều.
Kính cụ ly rượu cho ấm. ;;)
 
Chỉnh sửa cuối:

NHON 2012

Xe điện
Biển số
OF-129999
Ngày cấp bằng
8/2/12
Số km
2,211
Động cơ
396,152 Mã lực
Cảm ơn kụ chủ nhiều lắm.
Vào OF em đọc các bài của các Cụ đi trước, đặc biệt là của Cụ em ít có cơ hội gặp xxx, nếu gặp thì chẳng mất xiền. Cám ơn các Cụ rất nhiều.
 

ALTIS 98

Xe buýt
Biển số
OF-295781
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
906
Động cơ
321,150 Mã lực
Dài quá, em cứ đánh dấu phát.
 

mygty

Xe đạp
Biển số
OF-64807
Ngày cấp bằng
24/5/10
Số km
12
Động cơ
436,520 Mã lực
Em hỏi

Sao ko thấy có điều 6 cụ nhỉ ?
 

Kara_men

Xe buýt
Biển số
OF-94568
Ngày cấp bằng
9/5/11
Số km
980
Động cơ
411,200 Mã lực
Nhìn chữ ký của cụ và cách cụ hỏi có thể nhận ngay ra cụ là .....

xin lỗi nhé, coi như cụ chưa đọc thớt này và coi như 327 OF không nghe không biết và chưa từng đọc về thông tư 66.
Hay là cứ coi như là em nhầm và đây lầ thông tư 65.
Tạm thế đã cụ nhé:-h
Ai thế cụ?

Bản này cụ lấy ở đâu? Em so sánh thì thấy giống y chang cái bản "Dự thảo Thông tư thay thế Thông tư 60", chỉ thêm ngày tháng vào thôi. thiếu cả Điều 6 như cụ Mygty nói.
 

nobitavip

Xe buýt
Biển số
OF-94315
Ngày cấp bằng
6/5/11
Số km
751
Động cơ
405,207 Mã lực
Cảm ơn cụ nhiều ạ, vodka cụ chủ!
 

Sandy_Bui

Xe hơi
Biển số
OF-346956
Ngày cấp bằng
16/12/14
Số km
152
Động cơ
271,220 Mã lực
Cháu xin phép oánh dấu cái để đọc sau ạ, cảm ơn cụ chủ đã bớt công sức chia sẻ cho anh em. Thiết nghĩ nhà nước VN ban hành luật pháp kiểu gì mà dân - người có nghĩa vụ thực thi theo luật thì không biết tìm luật ở đâu để đọc. Để cho mấy ổng lưu hành nội bộ có đọc đâu rồi ra ngoài vịn linh tinh hết cả.
Mình vi phạm thì hoàn toàn chấp thuận nộp phạt nhưng ghét nhất là cái kiểu xin đểu.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top