Phác đồ điều trị bệnh viêm gan B,C (Phần 2)

Trạng thái
Thớt đang đóng

thoigian12

Xe máy
Biển số
OF-386523
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
84
Động cơ
240,750 Mã lực
Tuổi
35
cảm ơn thông tin chia sẻ cuat các bác
 

cunbong2k9

Xe hơi
Biển số
OF-82495
Ngày cấp bằng
11/1/11
Số km
122
Động cơ
414,420 Mã lực
Em oánh dấu nghiên cứu ah

Sent from my XT1254 using Tapatalk
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Triệu chứng Viêm gan mạn


Giai đoạn nhiễm HBV mạn tính kéo dài nhiều năm, có thể không có triệu chứng, cuối cùng dẫn tới những hậu quả nghiêm trọng như xơ gan, ung thư gan…Hoặc chỉ có các triệu chứng âm ỉ nhưng kéo dài. Viêm gan mạn có thể xuất hiện dưới 2 thể bệnh:


Thế tiềm ẩn (thể dai dẳng) thường chỉ có những triệu chứng không rõ rệt như mệt mỏi, ăn uống chậm tiêu, táo bón...

Thể hoạt động (thể tấn công) thì các triệu chứng rõ rệt hơn: người bệnh suy nhược, rất yếu, chán ăn, no hơi, đầy bụng... thường bị dị ứng, nổi mề đay, ngứa, và thỉnh thoảng lại có đợt sốt tự nhiên.
-----


Người mới bị viêm gan virus B cấp thường bị sốt nhẹ trong những ngày đầu của bệnh. Tuy nhiên, những người bị viêm virus B mạn tính cũng có thể sốt nhẹ nhưng bệnh nhân thường bị sốt thất thường vào chiều.


Bệnh nhân có cảm giác người rất mệt mỏi, không muốn ăn uống, không muốn đi lại. Tuy nhiên, cũng có những bệnh nhân viêm gan virus B chỉ có duy nhất triệu chứng là mệt mỏi.

Bệnh nhân có thể có rối loạn tiêu hoá, khi ăn vào cảm thấy khó tiêu, đi ngoài phân lỏng, nát. Đặc biệt, với những trường hợp viêm gan B có ứ mật nặng thì phân bị bạc màu.


Bệnh nhân có nước tiểu vàng. Có nhiều bệnh nhân bị viêm gan B không thể hiện những triệu chứng trên mà chỉ có 2 triệu chứng là mệt mỏi và đi tiểu vàng. Một số bệnh nhân có biểu hiện đau tức vùng gan.


Triệu chứng vàng da cũng là triệu chứng điển hình của viêm gan B. Tuy nhiên, có rất nhiều bệnh nhân bị viêm gan B mà không hề bị vàng da. Lúc này, cần để ý tới các triệu chứng khác để nghĩ đến khả năng bị viêm gan B.

Khi có những triệu chứng trên, bệnh nhân cần đi khám và làm ngay các xét nghiệm. Nếu kết quả HBsAg (+) dương tính và men gan tăng thì khả năng chắc chắn là bị viêm gan do virus viêm gan B.

Với bệnh viêm gan siêu vi B, phát hiện càng sớm điều trị sẽ càng nhanh và hiệu quả càng cao cao. Nếu bệnh ủ lâu thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn và cũng có thể phát sinh nhiều biến chứng.

Do đó, khi nhận thấy mình bị những triệu chứng như trên, bạn nên nhanh chóng đến gặp bác sĩ để được làm các xét nghiệm kiểm tra để chẩn đoán đúng tình trạng bệnh và được tư vấn biện pháp điều trị phù hợp nhất.
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Em thấy cái này hay post lên..

Phải làm gì khi bị chẩn đoán xơ gan


Xơ gan là một bệnh đặc biệt nguy hiểm. Nhiều người cho rằng bị chẩn đoán xơ gan tương đương với “lĩnh án tử”, không có khả năng chữa khỏi. Thực tế có phải như vậy?

Gan là một bộ phận quan trọng của cơ thể. Gan thực hiện hàng loạt chức năng sống thiết yếu như: thanh lọc máu, giải độc, tiêu hóa chất béo, hấp thu vitamin, chuyển hóa chất dinh dưỡng, sản xuất enzym, yếu tố đông máu, yếu tố miễn dịch… chế biến, lưu trữ các chất quan trọng. Có thể nói, hoạt động của gan ảnh hưởng đến hầu hết các cơ quan khác trong cơ thể.

Gan được ví như là một nhà máy nhỏ trong cơ thể.

Xơ gan – Căn bệnh đặc biệt nguy hiểm

Gan là một bộ phận rất dễ bị tổn thương do thường xuyên phải tiếp xúc và xử lý các chất độc. Cũng vì vậy, cơ thể con người đã có một cơ chế tự bảo vệ cho gan. Đó là khả năng hoạt động và tái sinh rất mạnh của các tế bào gan. Trên thực tế, nếu một người bình thường bị phẫu thuật cắt bỏ 2/3 lá gan của mình, 1/3 lá gan còn lại vẫn có thể đảm nhiệm được các chức năng sống, thậm chí phần bị cắt bỏ còn có thể được tái sinh sau một khoảng thời gian. Mặc dù vậy, khi các yếu tố tấn công mạnh hơn cơ chế tự bảo vệ, gan sẽ dần bị hủy hoại và bị xơ hóa.

Do khả năng tái sinh mạnh của gan nên thông thường, xơ gan là một quá trình kéo dài. Có nhiều hình thức phân chia các giai đoạn hoặc cấp độ của xơ gan. Phổ biến nhất là cách phân chia theo 2 giai đoạn xơ gan: còn bù và mất bù. Hoặc có thể chia theo 4 cấp độ xơ hóa: F1, F2, F3, F4, tuy nhiên nhiều bệnh nhân có mức độ xơ hóa tới F4 vẫn có thể nằm ở giai đoạn còn bù. Bệnh xơ gan đặc biệt nguy hiểm do khi đã bị chuẩn đoán là xơ gan mất bù, tiên lượng bệnh thường rất xấu. Có thể nói đa số các trường hợp xơ gan mất bù đều dẫn đến ung thư gan. Tuy nhiên, rất nhiều bệnh nhân chết trước khi xuất hiện ung thư gan do không kiểm soát tốt các biến chứng của xơ gan như: xuất huyết tiêu hóa, nhiễm trùng ổ bụng, hôn mê gan, suy thận…

Một vấn đề quan trọng khác khiến bệnh xơ gan trở nên nguy hiểm là giai đoạn đầu của bệnh thường không có triệu chứng đặc hiệu và rõ rệt. Một số ít bệnh nhân có thể có các triệu chứng không đặc hiệu như: đau hạ sườn phải, trướng bụng nhẹ, ăn uống kém, ăn không ngon, rối loạn tiêu hóa, mệt mỏi kéo dài. Bệnh chỉ có thể phát hiện được sớm nhờ siêu âm hay xét nghiệm máu (tiểu cầu thấp, albumin máu giảm, bilirubin tăng, giảm chức năng đông máu). Chính vì không có triệu chứng hoặc triệu chứng không rõ ràng nên người bệnh thường chủ quan, không thăm khám mà vẫn sinh hoạt, lao động bình thường, sử dụng các chất kích thích hoặc để các yếu tố gây hại cho gan như virút, gan nhiễm mỡ tiếp tục phá hủy gan. Giai đoạn này thường kéo dài nhiều năm cho đến khi bệnh có biểu hiện rõ ràng, bệnh nhân mới đi khám thì bệnh đã chuyển sang giai đoạn muộn, khó chữa

Bệnh xơ gan có thể chữa được nếu phát hiện sớm.

Phải làm gì khi bị chẩn đoán xơ gan

Khi có những yếu tố nguy cơ mắc xơ gan cao như viêm gan mạn tính, gan nhiễm mỡ, uống nhiều rượu, bạn cần thường xuyên thăm khám sức khỏe, đặc biệt là các xét nghiệm về gan để phát hiện sớm bệnh và điều trị kịp thời. Khi bị chẩn đoán là xơ gan, bạn cần xác định rõ bệnh của mình đang ở giai đoạn nào. Nếu đang ở giai đoạn đầu (xơ gan còn bù ), thì có thể yên tâm là bệnh hoàn toàn chữa trị và phục hồi được. Còn khi xơ gan đã vào giai đoạn cuối, bạn cần lập tức tiến hành điều trị. Với sự tiến bộ của y học hiện đại, dù đã bước vào giai đoạn mất bù, việc điều trị cũng có thể giúp xơ gan ngưng tiến triển, duy trì chất lượng sống cho bệnh nhân đồng thời ngăn ngừa các biến chứng. Đa số các bệnh gan (do rượu, do gan nhiễm mỡ, do hóa chất, do bệnh chuyển hóa chất sắt hay đồng…) khi đã diễn tiến đến xơ gan mất bù thì không thể phục hồi được. Riêng xơ gan do viêm gan B hay viêm gan C, khi điều trị thành công, ức chế được virút lâu dài thì xơ gan có thể ngừng tiến triển hay tiến triển rất chậm.

Dù ở giai đoạn xơ gan nào, nguyên tắc chung khi điều trị xơ gan vẫn là làm giảm các yếu tố tấn công và tăng cường các yếu tố bảo vệ gan. Cách tốt nhất để giảm các yếu tố tấn công, ngăn ngừa xơ gan phát triển là phải thường xuyên thăm khám, theo dõi tình trạng bệnh, xác định các yếu tố tấn công từ đó tiến hành những điều trị cần thiết. Tùy theo từng đối tượng bệnh nhân mà có những yếu tố tấn công và những cách điều trị khác nhau, các cách giảm yếu tố tấn công thường gặp là: diệt virút viêm gan B hoặc C, giảm mỡ trong gan, tránh sử dụng các thuốc có hại cho gan, tránh tiếp xúc với hóa chất, kiêng tuyệt đối rượu bia…

Về mặt tăng cường các yếu tố bảo vệ, giúp phục hồi chức năng gan thì cách cơ bản nhất là bạn cần phải đảm bảo cho cơ thể luôn khỏe mạnh và tinh thần luôn thoải mái. Để làm được điều đó, bạn cần có một chế độ làm việc, nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện thể thao nhẹ nhàng, xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học.
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Kính chào Bác sỹ Dại Học Y Dược. Tôi tên: Bùi Quang Tuấn, 42 tuổi. Tôi bị gan B năm 1998 - lúc đó men gan rất cao - SGOT/ SGPT khoảng hơn 700, lúc đó tôi uống thuốc bắc. Men gan từ từ xuống ổn định. Năm 2011 tôi uống Lamivudin/ Zeffix. Bệnh ổn định – xét nghiệm kết quả tốt. Tới năm 2004 tôi ngưng thuốc, 6 tháng sau tôi bị tái phát men gan lên gần 700, bác sỹ cho uống Hepsara - (Lúc đó HBeAg âm tính - HBV DNA dương tính) - tới năm 2007 HBV DNA âm tính và bác sỹ cho ngừng thuốc. Năm 2008 tái phái men gan lại lên cao ngưỡng 600 - HBV DNA dương tính, lúc này bác sỹ bảo rằng tôi phải uống thuốc suốt đời và cho tôi uống Entercavir, sau 3 tháng HBV DNA âm tính, sức khoẻ tốt - tôi đã không tái khám từ đầu năm 2009 cho tới nay mặc dù uống thuốc đều hàng ngày, sức khoẻ tiêu hoá tốt. Trước đây khoảng năm 2007 có đôi khi siêu âm gan cấu trúc thô, bờ lồi, nhưng sau này siêu âm gan đều đồng dạng, tốt. Tuần rồi tôi đi tái khám và kết quả HBsAg âm tính, HBV DNA âm tính - AFP 2.5 , các chỉ số men gan rất tốt dưới 20. Duy chỉ có máu có vấn đề (RCB 6.2, MCV/ 77, MVH/24). Siêu âm gan tốt đồng dạng bờ đều – tiêu hoá tôi rất tốt - tuy nhiên đôi khi cũng hay có nhói hạ sườn phải (không tức mà chỉ hơi nhói và tự mất). Bác sỹ bảo tôi ngưng thuốc tháng sau xét nghiêm HbsAg và Anti HBs nếu có được có thể chích ngừa. Tôi rất lo vì nghe nói ngưng thuốc – vì có đọc trên mạng nghe nói là vẫn virus còn trong gen dù rất ít, và vẫn có nguy cơ tái phát. Thưa Bác sĩ, trường hợp như tôi ngưng thuốc có an toàn không. Nếu tôi có điều kiện vẫn cứ uống thuốc có tốt hơn không (công ty tôi hỗ trợ 100% tiền thuốc nếu như tôi vẫn uống bất kỳ thuốc gì), và nếu có thì uống tiếp lâu dài dùng entercavir Vietnam có được không (hay là cứ phải dùng Baraclude – tôi đang dùng loại này). Và nên uống bao lâu thì an toàn hơn (Tôi mới uống baraclude liên tục gần 4 năm). Entercavir có liên quan tới thiếu máu như trên? Rất mong nhận được sự chỉ dẫn tận tình của Bác Sỹ để được an tâm hơn. Trân trọng biết ơn. Bùi Quang Tuấn.
Người gửi: Bùi Quang Tuấn
ÁP:

Chào bạn,
Đáp ứng mất hẳn HBsAg tức là bạn đã khỏi bệnh và chỉ gặp trong rất ít trường hợp viêm gan B mạn. Như vậy bạn rất may mắn và không cần uống thuốc điều trị đặc hiệu nữa. Bạn nên theo dõi HBsAg 6 tháng sau để chắc chắn là HBsAg âm tính hẳn. Nếu âm tính hẳn thì một thời gian sau bạn sẽ có hình thành kháng thể bảo vệ đủ để không tái nhiễm khi bị tiếp xúc lần sau với siêu vi B. Tuy nhiên khi sức khỏe của bạn có vấn đề và bạn phải dùng các liệu pháp ức chế miễn dịch thì sẽ có nguy cơ tái phát nhưng cũng rất nhỏ.
Bạn chỉ cần theo dõi sức khỏe định kỳ mỗi 6 tháng và thận trong khi cần phải dùng thuốc ức chế miễn dịch. Do có nhiều liệu pháp miễn dịch bạn không thể biết hết nên bạn chỉ cần thông báo cho bác sĩ về tiền sử nhiễm HBV đã khỏi của mình khi điều trị bất kỳ bệnh gì trong tương lai.
Xét nghiệm máu của bạn cho thấy hồng cầu trong máu bạn bị nhỏ và không đủ huyết sắc tố. Bạn cần theo dõi tình trạng rối loạn hồng cầu như trên. Nếu các trị số của hồng cầu vẫn không trở về bình thường thì bạn nên nhờ bác sĩ xem xét nguyên nhân hồng cầu thiếu huyết sắc tố. Trạng thái này không liện quan gì với bệnh viêm gan B mạn.
Thân ái
TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------

Xin Chào TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa! Năm 2005 tôi đi XN có kết quả HbsAg (+). từ đó đến nay do chưa có điều kiện kinh tế nên chưa khám lại và điều trị. Vừa qua tôi có đi kiểm tra ở BV ĐH y Hà Nội có kết quả xét nghiệm như sau: AST (GOT) =28 U/L-370C chỉ số B thường 37 ALT (GPT) = 40 U/L-370C CSBT 40 Anti - HCV âm tính HBV-DNA 1,06 x 10 mũ 5 IU/ml 6,17 x 10 mũ 5 copies/ml Siêu âm ổ bụng: Gan không to, bờ gan không đều, nhu mô có nhiều nốt tăng âm nhỏ kích thước khá đều nhau 3mm, không có khối u bất thường. Xin bác sỹ cho biết bệnh của tôi ở mức độ nào, tiến triển tiếp theo ra sao? Xin bác sỹ cho tôi biết hướng điều trị và điều trị ở BV nào phù hợp nhất? Tôi có nên làm sinh thiết gan không? hay là làm FibroScan (FibroScan thì làm ở đâu) Tôi rất hoang mang và lo lắng Rất mong hồi đáp của bác sỹ. Xin chân thành cảm ơn sự quan tâm của bác sỹ>
Người gửi: Trần Bá Thành
ÁP:

Chào ông,
Hiện nay ông đang bị Viêm gan B mạn tính với xét nghiệm HBV-DNA định lượng 6,17 x 105 cps/ml có ý nghĩa virút có hoạt tính. Nếu kèm theo viêm gan có hoạt tính thỉ có chỉ định điều trị đặc hiệu. Để theo dõi điều trị, cũng cần biết kết quả xét nghiệm dấu ấn miễn dịch là HBeAg dương hay âm.
Men gan của ông như trên là không tăng. Tuy nhiên, ở người viêm gan có hoạt tính thì cũng có thể tiến triển thành nhiều đợt tăng ALT xen lẫn những giai đoạn tự ổn định với ALT bình thường. Vì vậy bác sĩ thường đề nghị bệnh nhân làm xét nghiệm theo dõi định kỳ. Ông có thể tìm thông tin trên mạng để biết xét nghiệm độ đàn hồi gan (Fibroscan) thực hiện ở đâu tại Hà Nội. Tai TP HCM ông có thể làm ở BV ĐHYD hay TT chẩn đoán Y khoa Medic.
Về mức độ xơ hóa gan, ông có kết quả siêu âm có nốt tăng âm đều khắp gan như trên chứng tỏ có phản ứng xơ hóa gan nặng và có thể đã có xơ gan. Nếu làm Fibroscan chắc chắn kết quả độ đàn hồi gan giảm nhiều. Nếu được ông nên làm xét nghiệm chỉ số đàn hồi gan như trên và theo dõi sự cải thiện trong quá trình điều trị nếu là xơ hóa gan do viêm gan B mạn. Đề nghị ông nên đi khám chuyên khoa gan mật để được khảo sát đầy đủ (Siêu âm và xét nghiệm máu) mức độ tổn thương gan. Nếu sau vài lần siêu âm vẫn không phân biệt được nốt xơ hóa với khối u gan thì bác sĩ sẽ đề nghị ông chụp cắt lớp gan định kỳ để điều trị nếu kết quả hướng đến khả năng phát triển thành ác tình từ các nốt xơ gan
Thân ái
TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------

Bạn có phân loại mức độ đàn hồi (hay độ cứng) của gan thuộc nhóm F4 nghĩa là xơ hóa gan đáng kể rồi. Thêm nữa GGT tăng như trên thể hiện có thể kèm theo bệnh gan nhiễm mỡ do rượu hay tiểu đường.
Xơ hóa gan có thể do nhiều nguyên nhân như viêm gan, bệnh gan do rượu, do nhiễm mỡ hay do chuyển hóa như tiểu đường. Càng có nhiều nguyên nhân cùng lúc thì tiến triển xơ gan càng nhanh.
Trường hợp của bạn có HBeAg dương và HBVDNA cao thì điều trị kiểm soát siêu vi B tốt có thể cải thiện dần mức độ xơ hóa. Tuy nhiên bạn cũng nên tránh các nguyên nhân gây tổn thưong gan khác như trên.
Bạn nên theo dõi định kỳ chuyên khoa gan và dùng thuốc liên tục để được theo dõi đáp ứng điều trị viêm gan B, tránh được kháng thuốc và phát hiện kịp thời các biến chứng do viêm gan B cũng như các phát hiện được và điều trị bệnh gan kèm theo.
Thân ái
TS. BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách Phòng khám Viêm gan
---------

Bạn thân mến!
Viêm gan B mạn có mật độ virút như trên là ở mức khá cao nhưng không có ý nghĩa là bệnh nặng. Nếu có chỉ định điều trị và điều trị kiểm sóat được virút thì có thể tránh được xơ gan và ung thư gan. Bạn nên đi khám định kỳ tại chuyên khoa đê được đánh giá và xử trì đúng theo những tiêu chí: khi nào cần điều trị, chọn lựa thuốc, cách theo dõi đáp ứng, khi nào ngừng thuốc được. Không phải bác sĩ nào cũng có thể có kinh nghiệm điều trị và chỉ định thuốc đúng. Diệp hạ Châu có thể dùng dạng trà. Nên nhớ thuốc nào cũng có liều nhất định, dùng đậm đặc hay liều cao có thể gây tổn thuơng gan thêm.
Thân ái

Fibroscan cho kết quả độ đàn hồi gan là 15.9 KpA cho thấy gan có tình trạng xơ hóa đáng kể. Nếu viêm gan B được kiểm soát tốt thỉ xơ hóa gan có thể cải thiện. Tuy nhiên, xơ hóa gan như trên có thể do nhiều nguyên nhân. Xơ gan do rượu hay do hóa chất thì không cải thiện được với điều trị viêm gan B.


TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Trưởng phòng khám Viêm Gan
---------

Bạn thân mến!
Một phụ nữ trẻ có HBV-DNA cao và HBeAg dương tính mạnh như trên là bình thường, chưa có ý nghĩa bệnh lý và không có chỉ định dùng thuốc đặc trị nếu quá trình theo dõi thấy men gan không tăng. Một số người hiểu sai là HBV-DNA cao cần dùng thuốc đặc trị.

Tuy nhiên men gan cao mới là chỉ định dùng thuốc đặc trị vì men gan cao là họat động cần thiết để thải trừ siêu vi tự nhiên. Bạn cần đi khám định kỳ để theo dõi điều trị đặc trị khi có men gan tăng. Khi có men gan tăng và theo dõi trong 3-6 tháng không mất được HBeAg (bạn ghi nhận là AgHBe) thì mới có chỉ định điều trị.
---------

Chào bác sỹ! Cách đây 3 tháng, tôi có làm xét nghiệm viêm gan B ở Bệnh viện nhiệt đới trung ương: kết quả là: HBV-DNA > 1.10 x 10 ^8 ( IU/ml) (1IU = 5,82 coppies) các kết quả Cholesterol 5,3 ( chi so binh thuong la 3,9-5,2) AST (GOT) la 35 ( bình thường là <= 37) ALT(GPT) la 48 (bình thường là <=40) kết quả HBeAG la dương tính 1631 anti-Hbe la âm tính Các kết quả xét nghiệm khác về ( ure, glucose, bilirubin TP, bilirubin TT, ... đều bình thường. Bác sỹ chỉ định tôi uống thuốc Baraclude 0,5mg. sau 3 thàng tôi đi xét nghiệm lại kết quả là: (tôi làm xét nghiệm những gì mà bác sỹ đã khuyên) HBV-DNA: 7,489 IU/ml tương đương 43,586 coppies/ml HBeAG 1429.86 Anti-HBe 43.58 ALT (SGPT) 36.89 U/L (bình thường là 5.00-31.00) AST ( SGOT) 21.10 U/L ( bình thường là 5.00 - 31.00) Cholesterol 4.41 mmol/L ( bình thường là 3.88-6.20) Trước bác sỹ ở bệnh viện có cho tôi số điện thoại và email để gửi kết quả về nhưng nay tôi không liên lạc được với bác sỹ đó, email nhưng không thấy bác sỹ hồi đáp. Tôi thật sự rất cần được tư vấn vì hiện tại tôi đang ở nước ngoài. Hiện tôi đã nhờ nhà gửi thuốc sang và hiện vẫn đang dùng baraclude mỗi ngày. Xin bác sỹ cho tôi lời khuyên tôi nên tiếp tục điều trị như thế nào ạ? và lần tới (3 tháng nữa) tôi nên làm những xét nghiệm nào để biết được tình trạng điều trị a! Xin chân thành cảm ơn và mong hồi đáp.
Người gửi: Nguyen Thi ....
ÁP:

Bạn thân mến!
Bạn không cho biết các thông số về tuổi và giới của bạn cũng như các bệnh bạn có sẵn khác, tình trạng bệnh gan đã có xơ gan hay chưa? Bạn có thể là người trẻ tuổi vì có HBV-DNA cao và HBeAg dương tính rất mạnh. Tuy nhiên tôi thấy men gan của bạn không tăng nên dùng thuốc đặc trị như vậy e rằng sẽ khó thay đổi HBeAg từ dương thành âm tính. Việc điều trị ở người trẻ chỉ gây được mất HBeAg (gọi là thành công ban đầu) khi khởi đầu điều trị có tăng men gan ALT.

Nếu bạn là phụ nữ và chưa có con thì càng nên cẩn thận khi tự điều trị mà không có thầy thuốc theo dõi, nhất là khi không cần thiết dùng thuốc đặc trị. Khi dùng thuốc đặc trị, chắc chắn HBV-DNA sẽ giảm. Bạn đang dùng thuốc đặc trị, có đáp ứng virút ban đầu (HBV-DNA giảm từ 8 log còn 4 log sau 3 tháng) thì có thể nên tiếp tục Baraclude cho đến khi bạn có thể đi khám và được bác sĩ theo dõi.

Nếu bạn hoàn toàn khỏe mạnh và chưa có xơ gan thì bạn nên theo dõi men gan AST, ALT và chức năng thận (creatinin) mỗi 3 tháng; HBVDNA và HBeAg mỗi 6 tháng.

Tuy nhiên bạn sẽ phải dùng rất lâu (có thể trên 10 năm) mới làm âm tính được HBeAg. Trong trường hợp bạn có vấn đề sức khỏe phải đi khám bệnh ở nước ngoài, bạn phải báo cho bác si biết bạn đang dùng thuốc đặc trị. Việc ngừng thuốc đột ngột khi chưa mất HBeAg có thể gây đợt bùng phát viêm gan nguy hiểm.

Chúc bạn khỏe
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trác phòng khám Viêm gan
---------

Cháu chào bác sỹ, cháu là nam, 26 tuổi. Cháu phát hiện ra bênh viêm gan B cách đây 2 năm nhưng chưa điều trị. Tháng vừa qua cháu có đi kiểm tra định kỳ, kết quả như sau: AST 35; ALT 33; AFP 2.15; Định lượng virut 9.89* 10 mũ 8 coppies/ml. Bác sỹ cho cháu hỏi: với kết quả xét nghiệm như vậy cháu đã cần phải điều trị chưa hay là phải làm thêm sinh thiết gan để đánh giá mức độ tổn thương gan rồi mới điều trị ? Cháu xin chân thành cám ơn bác sỹ rất nhiều.
Người gửi: long
ÁP:

Bạn thân mến!
Bạn vẫn còn mang virút và virút vẫn còn hoạt tính. Tuy nhiên việc điều trị đúng dựa vào nhiều dữ kiện khác, gồm có HBeAg, men gan, và HBVDNA lập lại sau 6-12 tháng. Có khi men gan không tăng nhưng tổn thương gan vẫn tiến triển và chỉ có thể xác dịnh bằng sinh thiết gan. Bạn cần đi khám định kỳ tại phóng khám gan để được theo dõi đầy đủ.

Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trác phòng khám Viêm gan
---------

Tôi bị viêm gan B, xét nghiệm định lượng vi rút với kết quả: 4035 con, mem gan tăng nhẹ 61/37. xin hỏi đã phải dùng thuôc diệt vi rút chưa?
Người gửi: duong van huy
ÁP:

Bạn thân mến!
Có nhiều nguyên nhân gây tăng men gan. Bạn cần đi khám chuyên khoa để được khảo sát các xét nghiệm cần thiết và kết luận nguyên nhân gây tăng men gan thì mới điều trị đúng và đạt kết quả. Có khi men gan tăng không nhiều nhưng vẫn phải điều trị để bảo vệ gan trong trường hợp xơ hóa gan nặng, cũng có khi men gan tăng nhiều nhưng do nguyên nhân khác thì điều trị viêm gan B là không có chỉ định và không có kết quả.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Trưởng phòng khám Viêm Gan
---------

Em có thể xét nghiệm đếm tiểu cầu trong máu, đo albumin máu, bilirubine máu và đo độ đàn hồi gan để xem mức độ xơ gan nặng hay nhẹ.
---------

Khi điều trị viêm gan B mạn mức độ xơ hóa gan, xơ gan hay gan thô có thể cải thiện khi việc điểu trị kiểm soát được virút ít nhất được 6 tháng trở đi.
---------

nếu xơ hóa gan của bạn không đáng kể (F1) như mô tả thì bạn có thể được cân nhắc phối hợp thêm một liệu pháp miễn dịch tức là dùng Pegasys chích phối hợp với thuốc uống, nhất là khi thể bệnh vêm gan B của bạn là HBeAg âm tính.

Tuy vậy điều trị miễn dịch cho người có xơ hóa gan chỉ được chọn lựa bởi các bác sĩ có kinh nghiệm vì thuốc có thể gây giảm bạch cầu và tiểu cầu, tình trạng hay sẵn có ở người xơ gan.
Bạn có thể tham khảo thêm bác sĩ của bạn để biết thêm.
Thân ái
---------

Tôi năm nay 27 tuổi. Tháng 4 năm 2012 sau khi uống 1 viên thuốc giun thì tôi bị ngứa khắp người theo từng cơn trong 2,3 ngày. Tôi có đi khám tại Điện Biên Phủ và bác sỹ cho biết tôi bị viêm gan B men gan lên tới 4500 đơn vị (bình thường < 40). Để rõ hơn tình trạng của mình 2 ngày sau tôi chủ động liên hệ với 1 Tiến sĩ trong bệnh viện Bạch Mai để chữa bệnh, Cô yêu cầu tôi nhập viện lập tức, sau 1 tháng tôi được xuất viện nghỉ ngơi 1 tháng thì có hẹn điều trị đặc hiệu. Với kết quả ra viện Viêm gan B mạn. HbeAg (+) Anti HbeAg (-) Định lượng HBV DNA 4x10 mũ 5 (Rất tiếc tôi không được tiếp cận các kết quả khác). Trong 1 tháng nghỉ ngơi đó tôi uống 1 thứ thuốc bổ gan của Mỹ do cô kê đơn đồng thời uống 1 loại thảo dược của nước ta. Sau 1 tháng nghỉ tôi vào kiểm tra thấy men gan bình thường. Bắt đầu cô cho tôi tiêm Pegasys 180mg kết hợp Uống thuốc kháng virus. Sau 1 tháng tôi kiểm tra lại thì HbeAg (-) AntiHbeAg (+) HbsAg (-). Cô cho tôi dùng tiếp, 2 tháng sau kiểm tra thì HbeAg (-) AntiHbeAg (+) HbsAg (-) Anti HbsAg (+ Dương tính yếu với định lượng 12.35UI). Bây giờ tôi tiếp tục điều trị sang tuần thứ 2 của tháng thứ 4 điều trị đặc hiệu. Vậy xin các bác sỹ cho tôi biết tình trạng bệnh của tôi như thế nào rồi ? Liệu Lượng HbsAb có tăng lên theo thời gian điều trị tiếp không, nhỏ hơn 100UI là chưa an toàn đúng không ? Liệu có còn sót Virut không ? Và tôi có phải tuân thủ 48 tuần điều trị Pegasys không ? Thời gian đáp ứng và chuyển đổi huyết thanh của tôi chỉ có 1 tháng vậy kết quả có bền vững được không ? Tôi không thể hỏi được vị tiến sỹ điều trị cho tôi vì tôi biết cô quá bận bệnh nhân của viên thì 9,10 người 1 giường, còn tôi thì có quá nhiều lo lắng. Mong sớm nhận được hổi âm của các bác sỹ. Hà Nội ngày 1/10/2012. Nguyễn Lâm Huy. lamhuyhn@yahoo.com
Người gửi: Nguyễn Lâm Huy
ÁP:

Chào bạn!
Nếu không có bằng chứng nhiễm HBV > 6 tháng trước hay nhiễm từ nhỏ thì nhiều khả năng anh vửa có viêm gan B cấp. Hai dữ kiện chứng minh viêm gan B cấp là IM-antiHBc dương tính và diễn biến mất HBsAg trpng vòng 6 tháng sau. Ở viêm gan B cấp, men gan tăng rất cao có thể đến 100 lần tương tự như trường hợp của anh. Như vậy mất HBsAg là diễn biến bình thường chứ không phải do chích Pegasys. Nếu thật sự mất HBsAg thì sẽ có antiHBs với hiếu gia 1kháng thể tăng dần, không cần thiết chích đủ 48 tuần vì chích để điều trị viêm gan B mạn và cũng không gây mất HBsAg nhanh trong thời gian ngắn được. Ông cần theo dõi HBsAg thêm 1 tháng sau. Nếu vẫn âm tính thì không cần dung tiếp poegasys. Bạn có thể tìm gặp PGS TS Trịnh Thị Ngọc ở BV Bạch Mai để nhờ xác định.
Thân ái
TS BS Phạm Thị Lệ Hoa
Phụ trách phòng khám Viêm gan
---------
 

vietgogo.com

Xe máy
Biển số
OF-421740
Ngày cấp bằng
10/5/16
Số km
81
Động cơ
219,410 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
Sài Gòn
Website
vietgogo.com
Nên khám kỹ cẩn thận nha bác
 

Nakaty

Xe tải
Biển số
OF-165366
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
216
Động cơ
349,004 Mã lực
em xin phép đánh dấu để tham khảo ạ. Rất cảm ơn các cụ-mợ !
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Thực phẩm nên ăn và kiêng để phòng ung thư gan

Rau quả có tác dụng bảo vệ gan vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất; rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa ung thư gan.
Uống trà có lợi cho gan.

Các chuyên gia của Health Sina khuyên mọi người nên có chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh ung thư gan với những thực phẩm có lợi như sau:

Uống trà

Uống trà rất có lợi cho phòng chống ung thư gan, đặc biệt là lá trà tươi.

Ăn rau và trái cây

Rau quả có tác dụng bảo vệ gan vì chứa nhiều vitamin, khoáng chất. Các loại rau lá xanh, cà rốt, khoai tây và trái cây họ cam quýt được chứng minh giúp cơ thể tăng cường khả năng phòng ngừa ung thư gan. Chuyên gia khuyên mọi người mỗi ngày nên ăn nhiều hơn 5 loại rau và trái cây, buổi sáng uống một ly nước trái cây, chiều ăn một miếng trái cây, trưa ăn từ hai loại rau trở lên. Trung bình một ngày ăn từ 400 đến 800 g rau quả sẽ giảm 20% nguy cơ ung thư gan.

Chế phẩm từ sữa

Các chuyên gia đã chỉ ra việc dùng chế phẩm từ sữa mỗi ngày sẽ giảm 78% nguy cơ ung thư gan. Hiện nay trẻ em đã tập được thói quen sử dụng sữa mỗi ngày nhưng hầu hết người lớn thì chưa, điều này cần được cải thiện.

Thực phẩm dạng chồi như măng, rau diếp và măng tây

Các chuyên gia gợi ý rằng ăn nhiều loại thực phẩm này có thể làm giảm tỷ lệ mắc bệnh ung thư gan và giúp ngon miệng hơn.

4 loại thực phẩm có hại cho gan, nên kiêng gồm:

Thức ăn bị mốc

Chất aflatoxin trong thức ăn bị mốc có thể gây ung thư gan, thời gian phát bệnh rất nhanh, chỉ trong vòng 24 tuần. Vì vậy cần bảo quản thức ăn cẩn thận, khi thấy bị mốc cần bỏ ngay, đặc biệt là đậu nành, lạc, khoai lang, mía, dầu đậu phộng.

Đồ muối chua

Bắp cải muối, dưa muối, cá muối và dưa chua làm món khai vị khá ngon, nhất là khi thời tiết nóng, nhiều người thích ăn cơm với dưa chua vì hợp khẩu vị. Dưa chua có chứa một lượng nitrosamine cao được chứng minh gây ung thư gan, do vậy tốt nhất không ăn đồ muối chua hoặc ăn hạn chế.

Dầu thực vật, mỡ động vật đã biến chất

Dầu mỡ để lâu sinh ra chất hóa học MDA, có thể tạo ra polymer phản ứng với protein và DNA trong cơ thể, gây đột biến cấu trúc protein, làm cho tế bào đột biến thành tế bào ung thư. Ngoài ra, các polymer có thể cản trở việc MDA tái tạo DNA và đẩy nhanh quá trình lão hóa ở người. Vì vậy các chuyên gia khuyên khi sử dụng dầu thực vật và động vật không nên lưu trữ quá lâu, đặc biệt không sử dụng dầu chiên đi chiên lại nhiều lần.

Rượu

Uống rượu thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến niêm mạc dạ dày. Khi tế bào dạ dày bị tổn thương, các chất độc hại trong thực phẩm có thể được hấp thụ vào dạ dày và gây ra viêm gan do rượu, làm tổn hại đến chức năng giải độc của gan, là yếu tố gây xơ gan và ung thư gan. Chuyên gia khuyên rằng nam giới trưởng thành uống không quá 2 ly rượu, nữ giới dùng không quá một ly mỗi ngày.

Trần Ngoan |
 

deongang

Xe buýt
Biển số
OF-16175
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
787
Động cơ
518,800 Mã lực
Nơi ở
Thành phố Hà Nội
Mấy phần giải đáp trên của bs Lệ Hoa là ở phòng khám bệnh viện đại học Y hả cụ ơi
 

travinh05

Xe tải
Biển số
OF-375971
Ngày cấp bằng
1/8/15
Số km
318
Động cơ
250,080 Mã lực
Xin cho tôi hỏi quá trình bệnh tình của tôi: Tôi phát hiện mình bị viêm gan B cách đây 04/2011 tháng ban đầu xét nghiệm có kết quả như sau: - AST: 57(<37u/l), ALT: 77(<40U/L), hbeag(+) antihbe(-), ADN-HBV: 10 MŨ 8, bác sĩ cho uống tenofovir 300mg ngày uống 1 viên vào 15h hàng ngày, siêu âm bình thường Sau 3 tháng xét nghiêm lại có kết quả : -AST: 50(<37U/L), ALT: 65(<40U/L),hbeag(+) antihbe(-), ADN-HBV: 10 MŨ4, bác sĩ cho uống tenofovir 300mg ngày uống 1 viên vào 15h hàng ngày Sau 3 tháng xét nghiêm lại có kết quả: --AST: 42(<37U/L), ALT: 53(<40U/L),hbeag(+) antihbe(-), ADN-HBV: 10 MŨ3, bác sĩ cho uống tenofovir 300mg ngày uống 1 viên vào 15h hàng ngày Sau 3 tháng xét nghiêm lại có kết quả: ---AST: 25(<37U/L), ALT: 41(<40U/L),hbeag(+) antihbe(-), ADN-HBV: 10 MŨ2, bác sĩ cho uống tenofovir 300mg ngày uống 1 viên,siêu âm bình thường Sau 6 tháng xét nghiêm có kết quả như sau : -----AST: 24(<37U/L), ALT: 46(<40U/L),hbeag(+) antihbe(-), ADN-HBV: 10 MŨ2, bác sĩ cho uống tenofovir 300mg ngày uống 1 viên,siêu âm bình thường Cho tôi hỏi sao số lượng HBV-ADN của tôi vẫn là 10mu2 phải chăng tôi bị kháng thuốc tenofovir. Số lượng siêu vi như vậy có nằm trong mức cho phép ko? Xin cảm ơn bác sĩ.

Người gửi: Nguyễn Mạnh Hải

ÁP:


Bạn thân mến!

Quá trình điều trị cần theo dõi HBVDNA mỗi 3-6 tháng để bảo đảm dùng thuốc có tác dụng kiểm soát siêu vi. Nếu HBVDNA giảm dần hay tiếp tục âm tính kéo dài tức là thuốc kiểm soát được virus. Sau khi có chuyển đồi HBeAg tử dưong thành âm cà có xuất hiện antiHBe tức là miễn dịch của bạn bắt đầu kiểm soát được siêu vi thì có thể nghĩ đến việc ngừng thuốc và tiếp tục theo dõi để điều trị lại nếu tái phát.



Bạn vẫn thấy men gan chưa tăng nên sẽ cần theo dõi tiếp HBVDNA 3 hay 6 tháng sau. Nếu HBVDNA vẫn tiếp tục tăng thêm thì men gan sẽ tăng lên trong thời gian ngắn sau đó. Khi đó bạn sẽ cần được cân nhắc việc thêm thuốc hay đổi phác đồ khác. Cần nhớ là không có nhiều dòng thuốc cho việc điều trị nên phải rất thận trọng để tránh diễn biến kháng thuốc.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

---------


Tôi bị viêm gan B mãn từ năm 2005 , Bác sĩ cho uống Lamivudin , kết quả từ 2005 đến tháng 3-2012 rất tốt (AST, ALT <30) HBEAg , HBV-DNA âm tính . Nhưng đến tháng 3-2012 men gan tôi tăng AST 42 , ALT 45 , Bsĩ cho uống Lamivudin + Tenofovir , 3 tháng sau xét nghiệm thì AST 28 , ALT 32 . Lúc này Bsĩ bỏ luôn thuốc Lamivudin mà chỉ cho uống Tenofovir , 3 tháng tiếp đi xét nghiệm thì men gan tăng cao AST 42 , ALT 71 . Xin Bác sĩ cho tôi hỏi : Tôi có cần uống thêm Lamivudin + Tenofovir như lúc đầu không ? Hay là uống Tenofovir kết hợp với thuốc khác , Cảm ơn Bác Sĩ nhiều

Người gửi: NGUYỄN TRUNG KIÊN

ÁP:


Bạn thân mến!

Men gan tăng có thể do nhiều nguyên nhân.

Khi đang điều trị mà men gan tăng thì cần xét nghiệm HBVDNA để xem có bị tăng hay dương tính trở lại hay không thì mới có thể kết luận do kháng thuốc.



Tenofovir là thuốc có hoạt lựcdiệt virus mạnh, có thể dùng đơn trị liệu khi HBVDNA đã trở nên âm tính kéo dài. Mục đích dùng đơn trị Tenofovir và ngừng Lamivudine do bác sĩ chỉ muốn dùng 1 nhóm thuốc đế kiểm soát siêu vi và dự trữ nhóm thuốc còn lại (Lamivudine, entecavir) cho tình huống kháng thuốc. Khi HBVDNA vẫn dương tính kéo dài hay HBVDNA dương trở lại sau khi đã trở nên âm tính dù bệnh nhân vẫn tuân thủ thuốc đều đặn, khi đó bác sĩ sẽ đánh giá tính cần thiết của việc phối hợp thêm thuốc.



Nếu bạn dùng cùng lúc 2 nhóm thuốc thì có nghĩa là bạn đã sử dụng hết 2 nhóm thuốc chính và không còn cơ hội thay đổi thuốc nếu xảy ra kháng. Bạn nên tuân thủ thuốc tốt nhất để kiểm soát được virus và tránh kháng thuốc.



Trường hợp bạn chỉ dùng tenofovir và HBVDNA vẫn âm tính thì việc men gan tăng không liên quan đến siêu vi B, có phối hợp thêm thuốc cũng không có ý nghĩa gì. Bạn cần theo dõi định lượng HBVDNA theo định kỳ.



Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm Gan

--------


Xin chào bác sĩ ! Em năm nay 34 tuổi , phát hiện vgB cách dây 10 năm . Tháng 7-2011 em xét nghiệm định lượng 2.86x10^8 copies/ml huyết tương , 8x10^7IU/ml huyết tương ( Máy Abbott m2000 RealTime sýtem) ngưỡng phát hiện 51 copies . Bác sĩ cho em uống Fudtenno Đến tháng 2-2012 xét nghiệm lại là 3.37x10^2 copies/ml huyết tương , 99x10^0 IU / ml huyết tương ( Máy Abbott m2000 RealTime sýtem), bác sĩ vẫn tiếp tục cho uống thuốc trên . Đến 7/2012 em xét nghiệm lại kết quả : 2.97x10^4 copies ( máy Light Cycler 480 ) ngưỡng phát hiện 2.5x10^2 .Bác sĩ lại cho uống Tenofovir Stada 300mg . Xin hỏi bác sĩ với kết quả xét nghiệm như vậy thì diễn biến bệnh của em như thế nào ? dùng thuốc có hiệu quả không và phải dùng thuốc đặc trị đến khi nào ( tính đến nay đã dùng liên tục 15 tháng thuốc đặc trị ) Xin chân thành cám ơn bác sĩ !

Người gửi: Nguyễn Thị Mỹ Linh

ÁP:


Em thân mến!

Tenofovir là thuốc đặc trị có tác dụng ức chế sao chép của virus làm cho HBVDNA giảm thấp kéo dài. Nếu HBVDNA không tiếp tục giảm và không duy trì được trạng thái âm tính sau 12 tháng dùng thuốc là đáp ứng không tốt. Thường là do bệnh nhân không tuân thủ tốt việc dùng thuốc.



Em nên dùng thuốc đều đặn nếu không muốn xảy ra kháng thuốc vì khi kháng thuốc thì em lại không có nhiều cơ hội để chọn lựa thuốc khác do có tình trạng kháng chéo giữa các thuốc.



Việc duy trì thuốc đặc trị đến bao giờ không chỉ liên quan đến kết quả HBVDNA âm tính liên tục được 24 tháng mà còn do tình trạng HBeAg sau khi điều trị quy định. Nếu trước khi điều trị HBeAg dương tính thì cần có HBeAg trở nên âm tính ít nhất 12 thàng mới được ngừng thuốc.



Thông tin em cung cầp không đủ để trả lời cho em. Em nên hỏi trực tiếp bác sĩ điều trị để được giải thích sẽ chính xác hơn.



Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm Gan

--------


Tôi nhờ bác sỹ tư vấn giúp.Tôi có kết quả xét nghiệm như sau: GOT:63: GPT: 72: GGT: 21: MCHC: 358; định lượng HBSAG: 12069,72 ng/ml; HBV-DNA: 2,75*10 mũ 8; Fibroscan: 6,1; HbeAg +; HbsAg +. Như thế tôi đã phải uống thuốc điều trị vi rút chưa hay chỉ uống thuốc hạ men gan.Tôi không dám hỏi nhiều vì thấy bác sỹ khám bệnh cứ bận do nhiều bệnh nhân. Tôi mới đi khám ngày 13/11. Tôi xin cảm ơn.

Người gửi: nguyễn thị nhị

ÁP:


Bạn thân mến!

Người nhiễm HBV mạn có chỉ định điều trị nếu có tăng men gan do đáp ứng chống siêu vi và có bằng chứng siêu vi có hoạt tính. Em có HBVDNA cao, HBeAg dương là bằng chứng siêu vi có hoạt tính.



Nếu theo dõi men gan tăng 3-6 tháng mà vẫn không chuyển đổi được dấu ấn HBeAg thành âm tính thì có chỉ định điều trị. Bệnh nhân có tăng men gan sẽ cần theo dõi khám mỗi 1-3 tháng và chỉ định điều trị tùy theo diễn tiến sau thời gian đó.



Nếu men gan trở về bình thường thì vẫn cấn theo dõi định kỳ để chỉ định điều trị khi cần thiết và không quá muộn.



Việc điều trị khi men gan không tăng có đáp ứng mất HBeAg rất kém dù HBVDNA trước khi điều trị rất cao, và sau khi dùng thuốc HBVDNA có trở nên âm tính. Bạn nên theo dõi tái khám đúng hẹn để được cân nhắc điều trị đúng lúc.



Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

--------


Chào Bác sĩ, tôi năm nay 25 tuổi, tôi tình cờ phát hiện HBV thông qua hiến máu, sau đó tôi làm các xét nghiệm cần thiết thì kết quả là HBV mạn tiến triển, có HBV DNA cao 72 triệu bản sao/1 ml máu tôi được bác sĩ kê toa thuốc GetinoB-300mg 1viên/1 ngày lúc 8h sáng và 2viên Boganic/ngày. Sau 6 tháng điều trị tôi tái khám kết quả: HBsAg (+), HBeAg (+), HBV DNA dưới ngưỡng phát hiện, các men SGOT, SGPT, GGT bình thường, siêu âm gan tốt, kết quả xét nghiệm chỉ dấu khối u trong giới hạn bình thường, sau 01 năm tôi tái khám kết quả vẫn như vậy. Bác sĩ vui lòng cho tôi hỏi khả năng đáp ứng thuốc của tôi như vậy là tốt không? và dự đoán thời gian điều trị bao lâu để HBeAg âm tính và AntiHBe dương tính? tôi nghe nói viên giải độc gan Tuệ Linh (từ cây cà gai leo) hỗ trợ điều trị HBV mạn tiến triển cho kết quả tốt, vậy tôi có nên dùng viên giải độc gan Tuệ Linh để thay thế Boganic không? Xin Chân thành cảm ơn Bác sĩ và mong sớm được giải đáp.

Người gửi: Nguyễn Quang Minh

ÁP:


Bạn thân mến!

Không thể dự đoán được khi nào sẽ âm tính HBeAg bạn ạ. Nếu HBeAg của bạn rất thấp thì có thể gần tiến đến HBeAg âm tính. HBVDNA âm tính là điều đương nhiên do thuốc ức chế trực tiếp phản ứng sản sinh ra HBVDNA. Nếu men gan bình thường bạn không cần dùng gì thêm ngoài Tenofovir là thuốc đặc trị mà bạn đang dùng (Getino-B).

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm Gan

--------


Bạn thân mến!

Bệnh viêm gan B và B có chung đường lây qua máu hay tiêm chích qua da, dùng chung dung cụ có dính máu với người bệnh (dao cạo râu, bàn chải răng, …). Việc điều trị viêm gan C có thể kiểm soát được viêm gan B cùng lúc. Tuy vậy, trong quá trình điều trị viêm gan C, bạn nên nhờ bác sĩ theo dõi định lượng virus B cùng với virus C. Nếu cần thiết, bác sĩ có thể thêm thuốc điều trị viêm gan B cùng lúc sẽ có lợi hơn mà chi phí không tăng thêm nhiều, tác dụng phụ của thuốc viêm gan B không đáng kể và giảm được thời gian điều trị viêm gan B sau này.

Thân ái



TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm Gan

--------


Khi có chỉ định thì bất kỳ thuốc nào có hoạt chất là Tenofovir đều có thể sử dụng được. Thuốc được sản xuất chính hảng sẽ bảo đảm đủ hàm lượng. Thuốc có nguồn gốc không kiểm soát được không bảo đảm chất lượng và hàm lượng. Bạn có thể dùng tenofovir của STADA Việt Nam nếu có chỉ định dùng thuốc.



Điều cần nhớ là việc điều trị cần được bác sĩ chuyên khoa theo dõi đánh giá đáp ứng và độc tính định kỳ.

Thân ái



TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

--------


tôi bị viêm gan B. lần vừa rồi đi khám 17/9/2012 két quả như sau: HBsAg 993.04 < 0.5 ng/mL Anti-HBs 0.55 < 10 mIU/mL HBeAg 0.00 <0.1 NCU/mL Anti-HBe 38.18 <0.5 NCU/mL Anti-HBc 62.229 < 1 NCU/mL ALT (GPT) 28 A/G 1.90 1-2.5 g/L AST (GOT) 21 Bilirubin TP 11.5 ALP 105 Bilirubin TT 2.8 Umol/L GGT 41 Bilirubin GT 8.7 umol.L Total Protein 84 LDH 156 Albumin 55 35-55 g/L Cholinesterase(CHE) 10004 4290-11550 U/L Glubunin 29 15-35 g/L HbsAg:Dương tính Anti-HbS:Âm tính HBeAg:Âm tính Anti-HBe:Dương tính Anti-Hbc:Dương tính HBV- DNA PCR định lượng 1039 Copies/mL (<50) AFP 0.59 <10ng/ml CEA 1.41 <10mg/ml Ln 32.08 0.00 – 130.00 ug/ml HA 37.96 0.00 – 120.00 ng/ml PC – III 0.43 0.00 – 12.00 ng/ml CV – IV 76.10 40.00 – 140.00ng/ml với kết quả trên, xin hãy cho tôi biết tình trạng của mình hiện nay và cách điều trị. chân thành cảm ơn!

Người gửi: phạm bình hùng

ÁP:


Bạn thân mến!

Kết quả xét nghiệm như trên của bạn chỉ cho biết trạng thái nhiễm siêu vi viêm gan B của bạn đang được kiểm soát tốt vì men gan bình thường, HBeAg âm và HBVDNA thấp (âm tính hay <1000 copy/ml).



Ở trạng thái này bạn chỉ cần theo dõi định kỳ tại phòng khám gan ít nhất mỗi 6 tháng và chưa có chỉ định điều trị đặc hiệu. Trạng thái này kèo dài có khi đến suốt đời mà HbsAg vẫn dương tính nhưng kjhông nguy hại đến sức khỏe. Nếu thời điểm nào mà miễn dịch không kiểm soát tốt siêu vi thì men gan sẽ tăng và HBVDNA tăng >100.000copy/ml mới có chỉ định dùng thuốc đặc trị.

Thân ái



TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

--------


Bạn nên khám định kỳ theo hẹn để được hướng dẫn thêm và theo dõi điều trị có hiệu quả. Việc bận rộn không nên là lý do không theo dõi tái khám và xét nghiện đầy đủ vì bệnh gan tiến triển cho dù không có bất cứ biểu hiện lâm sàng nào. Ngay cả ung thư gan vẫn có thể xảy ra không có triệu chứng trên bệnh nhân nhiễm HBV.

Chúc bạn sức khỏe



Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Phụ trách phòng khám Viêm gan

--------


Dạ thưa Bác sĩ, tôi bị viêm gan B đang điều trị. Bác sĩ cho tôi hỏi, trong cuộc sống sinh hoạt hằng ngày thì những người thân trong gia đình có bị lây nhiễm không? và có cần đi tiêm ngừa viêm gan B hay không? Tôi có người yêu, nếu ôm người yêu hoặc hôn lên má hoặc hôn lên môi thì có bị lây nhiễm bệnh hay không? Tôi rất mong Bác sĩ hồi đáp Tôi xin cám ơn Bác sĩ rất nhiều.

Người gửi: Hoang khang

ÁP:


Bạn thân mến!

Người có tiếp xúc thân mật với bạn cần chích ngừa để được bảo vệ. Tiếp xúc thông thường như bắt tay, ăn uống chung, hôn, … không lây. Những tiếp xúc có trao đổi dịch tiết như hôn, quan hệ tình dục nhất là quan hệ đồng tính mới có nguy cô lây cao.

Thân ái

TS BS Phạm Thị Lệ Hoa

Trưởng phòng khám Viêm Gan

--------
 

bihu88

Đi bộ
Biển số
OF-385753
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
5
Động cơ
240,450 Mã lực
Tuổi
35
Mình điều trị từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 thì men gan ALT giảm từ 185 còn 53 (các chỉ số AST, GGT thì về bình thường) và định lượng từ 10^9 (tháng 4/2015) còn 10^4 (tháng 11/2015).Mình uống thuốc đều chưa bỏ ngày nào.K bia rượu cũng như chịu khó tập thể dục.Các chỉ số Cholesterol đều bình thường.Tuy nhiên từ tháng 3/2016 đến nay, mình xét nghiệm thì thấy ALT không giảm (tháng 4:56, tháng 5: 54). Mình rất lo lắng về điều này.Khi men gan chưa về mức bình thường (<40). Bác sĩ chỉ cho mình uống Tenofovir 300g, mình uống lúc 12h trưa, nếu mình đang ăn mà đến giờ thì uống luôn, xong ăn tiếp.Các bạn có gặp trường hợp men gan k giàm liên tục trong mấy tháng như mình k? Tư vấn giúp mình nha.Mình cảm ơn mọi người nhiều lắm.
 

tuanmtcn

Đi bộ
Biển số
OF-73638
Ngày cấp bằng
23/9/10
Số km
4
Động cơ
424,340 Mã lực
Chào Bác sĩ!
Cách đây hơn 5 năm em có Viêm gan B cấp, men gan trên 2000, em điều trị ở B. Mai 2 tháng men gan mới về bình thường, sau 6 tháng xét nghiệm thì âm tính cứ tưởng là khỏi. Sau thời gian đấy sk ko còn được tốt thường xuyên mệt mỏi.
Gần đây sau 1 lần uống rượu thì tư dưng khoang miệng bị ngứa khó chịu cả lưỡi cả trong khoang miệng và hay bị nhiệt, đã khi khám nhiều nơi cả BV Da liễu TW, K, TMH TW và uống thuốc Đông y của bác sỹ ND Hướng mà ko khỏi, đến thời điểm hiện tại là 6 tháng. Nghe các bác sỹ Đông y bảo do gan và dạ dày nên em đi khám tiếp Khoa tiêu hóa 108. thì cho ra kết quả:
- Dạ dày vẫn viêm hang vị như cách đây 5 năm.
- Gan nhu mô tăng âm nhẹ.
- Men gan bình thường
- Anti HBE (Âm tính)
- HBeAg (Âm tính)
- Alpha Fetoproteine : 1.72
- Acid Uric tăng nhẹ: 434
- Định lượng virut 10 mũ 6
Bác sĩ cho thuốc tenofovir 300mg (hiện đang uống đc 2 tháng)
Hôm trước em đi đá bóng về có khô miệng và lúc đang đá có hơi tức vùng gan. Bình thường thì ko sao.
Bác sĩ cho em hỏi:
- Tình trạng bệnh gan của em đến đâu và nên chờ đến khi 3 tháng xét nghiệm lại, hay đi xn luôn để xem thuốc có đáp ứng ko ạ.
- Các triệu chứng ở khoang miệng có phải do gan hoặc dạ dày gây nên vì em đã khám khắp nơi rồi mà ko biết bệnh gì ạ.
- Em có bảo hiểm ở 108 thì có nên lấy thuốc bh ko vì hiện tại thuốc bảo hiểm có loại Protevir ạ.
Cảm ơn Bác sĩ nhiều!
 
Chỉnh sửa cuối:

soibac91

Đi bộ
Biển số
OF-425079
Ngày cấp bằng
26/5/16
Số km
3
Động cơ
217,130 Mã lực
Tuổi
33
Nơi ở
TPHCM
Website
www.trangtinnamtannhang.com
Mình điều trị từ tháng 4/2015 đến tháng 3/2016 thì men gan ALT giảm từ 185 còn 53 (các chỉ số AST, GGT thì về bình thường) và định lượng từ 10^9 (tháng 4/2015) còn 10^4 (tháng 11/2015).Mình uống thuốc đều chưa bỏ ngày nào.K bia rượu cũng như chịu khó tập thể dục.Các chỉ số Cholesterol đều bình thường.Tuy nhiên từ tháng 3/2016 đến nay, mình xét nghiệm thì thấy ALT không giảm (tháng 4:56, tháng 5: 54). Mình rất lo lắng về điều này.Khi men gan chưa về mức bình thường (<40). Bác sĩ chỉ cho mình uống Tenofovir 300g, mình uống lúc 12h trưa, nếu mình đang ăn mà đến giờ thì uống luôn, xong ăn tiếp.Các bạn có gặp trường hợp men gan k giàm liên tục trong mấy tháng như mình k? Tư vấn giúp mình nha.Mình cảm ơn mọi người nhiều lắm.
Có những trường hợp nếu định lượng virus viêm gan b không hoạt động hoặc trong trạng thái ngủ thì không cần phải sử dụng thuốc đâu bạn, theo mình bạn nên làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ có kết quả tốt thôi, hạ men gan không phải ngày một ngày hai mà giảm được đâu chúc bạn mau khỏe
 

bihu88

Đi bộ
Biển số
OF-385753
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
5
Động cơ
240,450 Mã lực
Tuổi
35
Có những trường hợp nếu định lượng virus viêm gan b không hoạt động hoặc trong trạng thái ngủ thì không cần phải sử dụng thuốc đâu bạn, theo mình bạn nên làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ thì sẽ có kết quả tốt thôi, hạ men gan không phải ngày một ngày hai mà giảm được đâu chúc bạn mau khỏe
Thanks bạn nhiều nha.Tại mình thấy men gan còn cao, uống hơn 1 năm chưa xuống mức bình thường.Trong khi các bạn khác uống 3-6 tháng thì men gan đã về bình thường rồi.Mình lo là kháng thuốc nên nó k xuống nữa, virus vẫn đang tàn phá...:((. thuốc này đã là tốt nhất rồi, nếu kháng thì chắc mình tiêu luôn...
 

minhbimbim

Xe buýt
Biển số
OF-198079
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
520
Động cơ
330,330 Mã lực
Thanks bạn nhiều nha.Tại mình thấy men gan còn cao, uống hơn 1 năm chưa xuống mức bình thường.Trong khi các bạn khác uống 3-6 tháng thì men gan đã về bình thường rồi.Mình lo là kháng thuốc nên nó k xuống nữa, virus vẫn đang tàn phá...:((. thuốc này đã là tốt nhất rồi, nếu kháng thì chắc mình tiêu luôn...
lo j. mình ALT cao mấy năm liền , biết có viủt còn chả khám. xét nghiệm 3 năm trên cơ quan ALT lúc nào cũng cao hơn khoảng 20 đơn vị. năm ngoái sợ đi khám thì nó hạ từ bh rồi, hbeag âm tính nưa cơ
 

bihu88

Đi bộ
Biển số
OF-385753
Ngày cấp bằng
6/10/15
Số km
5
Động cơ
240,450 Mã lực
Tuổi
35
lo j. mình ALT cao mấy năm liền , biết có viủt còn chả khám. xét nghiệm 3 năm trên cơ quan ALT lúc nào cũng cao hơn khoảng 20 đơn vị. năm ngoái sợ đi khám thì nó hạ từ bh rồi, hbeag âm tính nưa cơ
Vậy bạn có uống thuốc hay ăn uống chế độ nào hay vậy? tại để HbeAg âm tính thì rất hiếm người được...có ng uống thuốc cả mấy chục năm mà vẫn k ăn thua gì...bạn may mắn quá.
 

minhbimbim

Xe buýt
Biển số
OF-198079
Ngày cấp bằng
11/6/13
Số km
520
Động cơ
330,330 Mã lực
Vậy bạn có uống thuốc hay ăn uống chế độ nào hay vậy? tại để HbeAg âm tính thì rất hiếm người được...có ng uống thuốc cả mấy chục năm mà vẫn k ăn thua gì...bạn may mắn quá.
vẫn bia rượu bth, thể thao vân chơi nặng bth, đạp xe 60 km 1 ngày ,nhưng mình nhanh say nên ko bị ép uống nữa. chả thuóc thang j cả. hbeag âm mình thấy nhìu mà
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top