[Funland] Từ "Hoà bình trong tầm tay" đến Linebacker II

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
29-11-1972 – Nguyễn Phú Đức, Cố vấn đối ngoại của Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu trao thư riếng của Nguyễn Văn Thiệu cho Tổng thống Nixon phản đối Hiệp định ngừng bắn




 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Trong thư, Thiệu kể lại những nhượng bộ mà Sài gòn đã phải chấp nhận trong những năm qua với lời hứa hẹn của Hoa Kỳ là sẽ không bắt Sài gòn phải nhận thêm một nhượng bộ nào nữa. Nhưng Mỹ đã bội ước. Thiệu còn nói ông có thể khiếu nại với dư luận thế giới nếu những đòi hỏi “chính đáng” của VNCH không được thoả mãn.

Trong hồi ký, Kissinger sau này nhận định rằng “tất nhiên, Thiệu nói đúng, điều bi thảm là những gì Thiệu coi là áp lực quá quắt của chúng tôi thì lại bị nhiều người chỉ trích là chưa đủ và còn coi ta là ngoan cố thô bỉ. Chúng tôi đã phải chèo lái trong cái vực biển chia cách đó: Chấp nhận quan điểm của Thiệu vào giờ phút muộn màng lúc đó ắt sẽ bảo đảm sự sụp đổ của mọi ủng hộ còn lại tại quốc nội”.
Kissinger đã quên không viết là lúc ấy, ông đang muốn khuyến khích một cái nhìn tiêu cực về Thiệu trong các cuộc gặp gỡ riêng tư với giới báo chí Mỹ.

Nixon quyết tâm thuyết phục Thiệu là bản Hiệp định cần phải được ký kết, không thể trì hoãn thêm nữa, và giữa ông ta với Kissinger không có một dị biệt nào hết.
“Chúng tôi hồi ấy nghĩ rằng, nếu trình bày thẳng thắn một cách tàn bạo cho Nguyễn Phú Đức biết (tình hình) thì Thiệu chắc chắn sẽ phải nhận thức được cái bấp bênh trong tư thế của ông ta và mối nguy cơ ông sẽ gặp phải nếu bị bỏ rơi.
Tôi nói với ông Nguyễn Phú Đức rằng không phải là vấn đề thiếu thông cảm với tình trạng khó khăn của Sài gòn, nhưng ta phải đương đầu với thực tế của tình hình. Nếu ta không chấm dứt chiến tranh bằng cách ký kết hoà giải trong phiên họp tới ở Paris, thì khi tái nhóm vào tháng Giêng, Quốc hội sẽ chấm dứt chiến tranh bằng cách cắt giảm viện trợ”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Lấy giọng điệu tàn nhẫn, Nixon giải thích là không thể có con đường nào khác cho Hoa Kỳ chọn lựa. Ông nói là Hội đồng hoà giải dân tộc chẳng thể mô tả là một chính phủ liên hiệp được, bởi nó là một tổ chức được điều hành theo nguyên tắc nhất trí (nghĩa là bất cứ quyết định nào cũng cần phải có cả 3 bên đồng ý mới được), chỉ có vai trò tư vấn, được các phe đồng tuyển lựa và có rất ít nhiệm vụ đặc thù.
Ông nói là Hoa Kỳ không thể quay trở lại được nữa, và dù thái độ của Sài gòn thế nào đi chăng nữa, nó cũng không định đoạt được kết quả của cuộc đàm phán, mà còn có thể ảnh hưởng đến khả năng của Hoa Kỳ cung ứng viện trợ cho VNCH sau khi đình chiến, và khả năng của Hoa Kỳ bảo đảm cho Hiệp định.
Ông Nguyễn Phú Đức nhất định bám chặt lấy những chỉ thị đã nhận được, ông ngồi nghe cẩn thận và khẳng định là VNCH không hề có ý muốn đương đầu, chống chọi. Sau đó, Nixon đề nghị Kissinger và Nguyễn Phú Đức hội với nhau để tìm một “giải pháp thực tế”.
Nguyễn Phú Đức gặp Kissinger hai lần, và hội với Nixon một lần nữa. Nixon trấn an Nguyễn Phú Đức rằng ông tin chắc sẽ có đủ khả năng để phát giác nếu Bắc Việt còn xâm nhập xuống miền Nam.
Rồi ông bàn đến những kế hoạch để đối phó với những trường hợp Bắc Việt vi phạm đình chiến, kế hoạch đã được các tham mưu trưởng liên quân Hoa Kỳ soạn thảo để phòng hờ những vi phạm đó. Một lần nữa, Nixon lại cảnh báo là nếu thoả hiệp không được ký kết, Quốc hội có thể sẽ cắt viện trợ vào khoảng giữa tháng Giêng.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Đó là lần đầu tiên Nixon và Kissinger phác hoạ cho VNCH biết một kế hoạch quân sự tối mật nhằm theo dõi các đơn vị, căn cứ của quân Bắc Việt kể cả sau ngưng bắn.
Nixon cho hay là sẽ có một hệ thống liên lạc nối liền Tập đoàn Không quân số 7 Hoa Kỳ tại “NKP” (tiếng lóng của quân sự để gọi căn cứ không quân Nkorn Phanom ở Thái Lan) với Sài gòn và bộ tư lệnh bốn vùng chiến thuật ở miền Nam.

Các tư lệnh quân lực VNCH sẽ có thể trực tiếp liên lạc với Tư lệnh Tập đoàn Không quân số 7 là Tướng John W.Vogt, tại căn cứ Thái Lan và các mục tiêu sẽ được cập nhật hoá hàng tuần.
Kế hoạch mật này đã có một tác dụng lớn khiến Thiệu yên tâm là Hoa Kỳ thực sự cam kết bắt Bắc Việt tôn trọng Hiệp định. Thiệu còn được thông báo rằng từ Thái Lan, máy bay chiến thuật sẽ được phóng đi tấn công Bắc Việt và những cuộc oanh tạc bằng B-52 sẽ được phối hợp với VNCH nếu Bắc Việt vi phạm thoả hiệp.
Trong các lá thư gửi cho Thiệu, rồi trong buổi họp với Nguyễn Phú Đức, Nixon đã lập đi lập lại hoài rằng Hoa Kỳ cam kết sẽ quyết tâm bắt Bắc Việt phải tôn trọng đình chiến và trả đũa nhanh chóng và mạnh mẽ nếu Bắc Việt vi phạm hiệp định.
Theo ông, thì việc này còn quan trọng hơn cả hiệp định nữa. Đường dây liên lạc nối với căn cứ Hoa Kỳ tại Thái Lan là một bảo đảm cụ thể dưới mắt Thiệu và ông chắc chắn là nó sẽ được sử dụng.
Trở về sứ quán sau cuộc gặp gỡ với Nixon, Nguyễn Phú Đức bảo Nhã là ông và Phượng có cảm tưởng Nixon đã ngạc nhiên về nội dung lá thư mới được chuyển tới.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Dù Nixon đã không thay đổi lập trường, phía Việt Nam tin rằng mình đã chiếm được chú tâm của Tổng thống Hoa Kỳ đến những mối quan tâm của Sài gòn và đã đặt Kissinger vào thế thủ, ngoài ra, còn mua thêm được thời giờ trước khi ký kết hiệp định. Nói cách khác, Nixon đã bắt buộc phải lựa chọn giữa Hà Nội và Sài gòn.
Nguyễn Phú Đức bay về Sài gòn phúc trình cho Thiệu về chuyến đi Hoa Kỳ, nhưng Thiệu vẫn không phản ứng gì. Phía Hoa Kỳ, Nixon bèn tham khảo với Kissinger và nói rằng ông tin Thiệu đang chơi trò “thi gan lì”, và Hoa Kỳ có lẽ không còn lựa chọn nào khác hơn là tấn công ông Thiệu.
Ngày mồng 4-12-1972, hoà đàm tái nhóm tại Paris. Người ta nhận thấy là Bắc Việt đang tự kìm hãm và sẽ khó mà đi tới được thoả hiệp.Trong một phiên thảo luận riêng với Kissinger, Lê Đức Thọ buộc tội Hoa Kỳ là đang cố gắng củng cố “chính quyền bù nhìn” ở Sài gòn.
Kissinger bèn đánh điện cho Moscow thúc Liên Xô dùng uy thế để áp lực Hà Nội; Liên Xô khuyên Washington nên kiên nhẫn. Phó Tổng thống Agnew chực sẵn ở Washington đợi tin mới từ Paris để bay qua Sài gòn, thảo luận về bản dự thảo Hiệp định chót với Thiệu. Kissinger vẫn thúc bách mọi phe lấy ngày 22-12-1972 làm hạn chót.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Ngày 7-12-1972, Kissinger và Lê Đức Thọ lại gặp nhau trong bốn tiếng đồng hồ nữa, và Kissinger cảm thấy là triển vọng thoả hiệp đang xa mờ dần.
Dường như đã ý thức được lập trường của Nixon sau khi gặp Nguyễn Phú Đức là muốn có bảo đảm chắc chắn cho VNCH với những cam kết sẽ trả đũa Bắc Việt nếu họ vi phạm đình chiến, Kissinger khôn khéo điện từ Paris về cho Nixon nói lại luận điệu cũ là tuy Hà Nội sẽ không bao giờ từ bỏ mộng thôn tính miền Nam nhưng họ sẽ đổi chiến lược từ quân sự sang chính trị và chỉ hướng về tranh đấu chính trị mà thôi.
Điều này thì chắc là lọt tai Nixon: Ông cho là Sài gòn đủ sức tranh đấu chính trị, còn nếu Hà Nội đánh lớn, thì ông sẽ can thiệp. Điện tín của Kissinger như sau:
Sau khi thăm dò thêm ý định của Hà Nội, bây giờ ta đã thấy hiển nhiên là họ đã không hề từ bỏ những mục tiêu hay tham vọng của họ đối với Nam Việt Nam. Điều họ đã làm là quyết định thay đổi chiến lược bằng cách chuyển từ chiến tranh quy ước và chủ lực sang một chiến lược chính trị và nổi dậy trong khuôn khổ dự thảo Hiệp định.
Cho nên, chúng ta không thể trông đợi một nền hoà bình trường cửu tiếp theo sau một Hiệp định đã hoàn thành, mà chỉ là một sự chuyển hướng trong cách thức tranh đấu của Hà Nội mà thôi.
Có lẽ chúng ta sẽ có ít cơ hội duy trì Hiệp ước mà không có được một sự chuẩn bị nhanh nhạy rõ rệt từ phía Hoa Kỳ, để bắt tôn trọng các điều khoản: sự chuẩn bị đó thực sự sẽ bị thử thách bất cứ lúc nào.
Cho nên, chúng ta còn lại có câu hỏi tôi đã nêu lên hồi đầu, là: tiếp tục chiến đấu bằng cách huỷ bỏ thoả hiệp bây giờ có tốt hơn là bị bắt buộc phải có phản ứng sau này, một phản ứng được biện minh bằng sự vi phạm một Hiệp định đã được long trọng ký kết hay không.

Tuy nói thế cho lọt tai Nixon, nhưng Kissinger lại dần dần đưa Nixon tới chỗ chấp nhận đề nghị của ông là cứ xúc tiến đi đến thoả hiệp, và Nixon đã đồng ý, nói rằng ông muốn bất cứ một thoả hiệp nào hơn là đình hoãn. Ông chỉ thị cho Kissinger cố tìm cho được “đôi chút” tiến bộ trong bản dự thảo tháng 10-1972.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Theo lệnh Nixon, Kissinger trở lại thương lượng với Lê Đức Thọ để tới một thoả hiệp. Nixon đã ấn định thời hạn chót là Ngày Nhậm Chức, 20-1-1973, để ký kết với Hà Nội, Nixon muốn đi vào nhiệm kỳ thứ hai của mình trong ánh hào quang của hoà bình.
Sau vài phiên họp với Lê Đức Thọ, Kissinger đã đề nghị hai lựa chọn cho Nixon. Lựa chọn một: Hoa Kỳ sẽ đồng ý đi tới một thoả hiệp ngay tức thì với những điều kiện tốt nhất có thể thương lượng được. Lựa chọn hai: Hoa Kỳ sẽ bỏ Thiệu nhưng vẫn oanh tạc Bắc Việt cho tới khi nào Hà Nội đồng ý trả lại tù binh Mỹ đổi lấy sự rút quân hoàn toàn của Mỹ.
Mới đầu, Nixon tán thành lựa chọn Một, nhưng rồi ông nghĩ lại, và gửi công điện báo ngay cho Kissinger là ông có thể gián đoạn cuộc hoà đàm, lấy cớ là cho các phe thương nghị thời giờ tham khảo chính phủ mỗi bên.
Trong mười ngày họp tối quan trọng này, vấn đề khó khăn nhất là tình trạng của vùng Phi Quân Sự phân cách Bắc-Nam. Thiệu nhất định đòi vùng Phi Quân Sự phải được thừa nhận là khu vực chia đôi Bắc-Nam, như thế để miền Nam ít nhất cũng có được một ranh giới và như vậy mới chính thức hoá sự phân biệt giữa hai miền.
 

bubibubi

Xe tải
Biển số
OF-130029
Ngày cấp bằng
9/2/12
Số km
336
Động cơ
371,876 Mã lực
gạch phát để cháu theo dõi, cám ơn cụ ngao vì thớt quá nhiều thông tin bổ ích.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Đối với Bắc Việt Nam, không công nhận vùng Phi Quân Sự làm ranh giới hai bên cũng là một điều hết sức quan trọng. Vì họ vẫn chủ trương là chỉ có một nước Việt Nam và như thế quân đội của họ muốn đóng ở đâu thì đóng, không có vấn đề rút quân ra khỏi miền Nam.
Thiệu sợ rằng nếu Bắc Việt không chịu thừa nhận tính bất khả xâm phạm của vùng Phi Quân Sự, họ sẽ chuyển quân vào miền Nam để tiếp tay với những lực lượng đã có sẵn ở đó và mở một cuộc tấn công đại quy mô chinh phục miền Nam. Lo ngại của Thiệu đúng vì Lê Đức Thọ nhất định không chịu công nhận vùng Phi Quân Sự và đòi quyền di chuyển dân và quân đội qua ngả đó.
Cuộc thương lượng bế tắc
Ngày 14-12-1972, Lê Đức Thọ nói là phải trở về Hà Nội để tham khảo và lấy chỉ thị của Bộ Chính trị về vấn đề này.
Kissinger cảnh báo ông Thọ rằng nếu không nghe những điều ông đưa ra, thì Tổng thống Nixon có thể có "biện pháp mạnh" với Bắc Việt Nam
Ngày 15-12-1972, Kissinger bay trở về Washington, trong lòng rầu rĩ.
Về đến nơi, Kissinger vào gặp Nixon và Haig tại văn phòng riêng của Tổng thống. Cả hai người này đang lưỡng lự và ưu tư về việc ký kết Hiệp ước trước những lời phản đối của Thiệu cũng như sự cứng rắn của Bắc Việt.
Tối 18-12-1972, khi ông Lê Đức Thọ và đoàn tuỳ tùng về đến Hà Nội được ít giờ, thì trận tập kích B-52 mở màn
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Tổng thống Nixon đã tặng cho chế độ Sài gòn một món quà cuối cùng bằng cách mở một trận ném bom thảm khốc, mười hai ngày đêm xuống Hà Nội - từ 18 đến 30-12-1972 - trong dịp lễ Giáng Sinh.
Về mặt quân sự, cuộc ném bom chẳng đem lại một thay đổi nào cho bên này hay bên kia hết. Còn về mặt tâm lý, với mục đích thuyết phục hay làm cho chùn bước, trận ném bom cũng không đem lại kết quả mong muốn.
Nó là một phương thuốc trấn an nhất thời cho lòng tự ái của những nhà lãnh đạo Sài gòn và một viên thuốc ngủ ngắn hạn cho chế độ Sài gòn. Một cái chợp mắt, nhưng ngủ thêm chẳng được bao lâu.
***
Ngày 20-1-1973 Nixon gửi tối hậu thư cho Thiệu bắt trả lời trước 12 giờ trưa ngày 21-1, giờ Washington. Trong thư, Nixon nói sẽ gặp các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ vào tối ngày 21-1 để trình bày đường lối hành động.
Nếu ông Thiệu không trả lời vào đúng giờ ấn định, Nixon sẽ ra lệnh cho Kissinger đơn phương phê chuẩn bản thoả hiệp, trong trường hợp đó, dù ông Thiệu có theo sau, vấn đề viện trợ cũng sẽ bị giảm bớt nhiều. Cuối cùng, Nguyễn Văn Thiệu chịu nhượng bộ…
Trong bầu trời xám ngắt lạnh lẽo và mưa sụt sùi của buổi chiều ngày thứ Ba, 23-1-1973, hồi 12 giờ 45, Kissinger và Lê Đức Thọ phê chuẩn Hiệp định Paris tại Trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn Majestique Đại lộ Kleber.
Kissinger ký bằng hai chữ Hoa Kỳ nối liền và Lê Đức Thọ vỏn vẹn “Thọ”!
Ngày ký kết chính thức bản Hiệp định, 27-1-12-1972, là lúc cả hai bên tranh thế lợi điểm khi lệnh ngừng bắn có hiệu lực.

12 giờ 45 ngày 23-1-1973, Kissinger và Lê Đức Thọ phê chuẩn Hiệp định Paris tại Trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn Majestique Đại lộ Kleber.
Bên phải Kissinger là Đại sứ William Sullivan


Sau khi ký tắt, ông Lê Đức Thọ và Kissinger trao đổi bút cho nhau

Và họ nắm tay nhau trước cửa Trung tâm hội nghị quốc tế, khách sạn Majestique Đại lộ Kleber.

 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Ông Nguyễn Xuân Phong, một nhà ngoại giao của chính quyền VNCH nhận xét:
Nếu muốn có một cuộc đấu trí thượng thặng và tuyệt vời thì bạn nên chấp nhận đi chơi với ông Kissinger một buổi tối. Tôi rất nể óc sáng suốt, mức tinh khôn, nhận thức của ông về lịch sử và, trên hết là tính thực tiễn ở ông.
Số người thích ông hoặc ghét ông cũng gần bằng nhau. Ông là một Bộ trưởng ngoại giao rất thành công, và nhất định mối quan tâm hàng đầu của ông là quyền lợi của nhân dân Mỹ. Ông đã cố gắng tối đa để giúp đỡ chế độ Sài gòn, nhưng mục tiêu chính của ông là chấm dứt sự can thiệp ồ ạt bằng quân sự của Mỹ ở Việt Nam, chặn đứng thương vong của Hoa Kỳ, đưa tất cả chiến binh trở về trong vinh dự và kết thúc việc chi tiêu phi lý. Tôi không nghĩ là có gì làm cho ông Kissinger phải thất vọng ở Việt Nam.
Tuy nhiên, hồi tháng 10-1972 có thể ông đã gần như tuyệt vọng. Ông sang Sài gòn với cái mà ông cho là một thoả hiệp độc đáo trong túi, một bản dự thảo hiệp định Paris mà ông đã hình thành một cách cần cù và khó nhọc qua các cuộc đi đêm với Lê Đức Thọ, Uỷ viên Bộ chính trị Đ.ảng Lao động Việt Nam (sau đó Washington và Hà Nội đã thoả thuận ký kết vào bản thảo này ngày 24-10-72).
Nhưng, trong năm ngày lưu lại Sài gòn, từ 18 đến 23 tháng Mười, tiến sĩ Kissinger đã va đầu vào một bức tường đối kháng kiên cố tại pháo đài của Tiền đồn Thế giới Tự do, khiến ông phải ngạc nhiên và tức giận. Ông Thiệu không tán thành hiệp ước, đặt Kissinger vào một tình thế thật bối rối cho cá nhân ông và trên bình diện ngoại giao.
Trên chuyến bay trở về Washington, sau khi hội họp với những nhà lãnh đạo “điếc đặc” ở Sài gòn, các thành viên trong đoàn tuỳ tùng của Kissinger thấy rõ rằng ông “thầy thuốc tài ba” kia đã điên tiết vì con bệnh không chịu nuốt viên thuốc của ông. Làm sao mà những nhân vật ấy lại dám đòi sửa tới hai mươi ba mục trong bản dự thảo chứ? Dù chỉ một thay đổi nhỏ thôi cũng đủ làm cho ông Lê Đức Thọ bực mình và sẽ tặng thêm cho Kissinger vài ba danh từ khó chịu nữa. Rất có thể ông đã cằn nhằn, cho rằng tập đoàn Sài gòn là đồ trời đánh, thánh đâm và đáng cho tiêu luôn là vừa.
Ông thầy thuốc đó lại còn phải đương đầu với chuyện nản lòng hơn nữa. Không đầy một tuần lễ sau, hai mươi ba tu chính lại tăng lên thành sáu mươi chín. Nhưng, tài nghệ đương đầu với những tình thế khó khăn đã giúp ông thành công.
Không có gì khó khăn đối với ông hết. Ông thuộc lòng câu châm ngôn “Có vấn đề thì có biện pháp”, cũng tương đương với câu “Không có câu hỏi ngớ ngẩn mà chỉ có câu trả lời ngớ ngẩn”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Sau trận ném bom Hà Nội, Lê Đức Thọ và Kissinger lại mật đàm ở Paris vào ngày 8 tháng Giêng năm 1973. Một đợt thương thuyết cuối cùng của hai người về Hiệp định Paris.
Để làm áp lực, ngày 16-1-1973, Nixon gửi cho Nguyễn Văn Thiệu một bức thư vừa vuốt ve, vừa hăm doạ. Tướng Alexander Haig, Đặc phái viên của Tổng thống Hoa Kỳ, đã trao thư đó, có Đại sứ Ellsworth Bunker (biệt danh “Ông Già Tủ Lạnh” ở Sài gòn vì dáng dấp lạnh lùng của đương sự) tháp tùng.
Một mặt là một bức thư cảm động giữa thân hữu. Mặt khác, đó là một tối hậu thư rất rõ ràng cho ông Thiệu. Hãy duyệt ký Hiệp định Paris, bằng không thì đã đến lúc thân hữu phải chia tay. Nói cách khác, nếu không chịu ký thì chế độ Sài gòn chỉ còn cách nhảy xuống sông Sài gòn để tìm một siêu cường số một khác ủng hộ cho. Tôi đọc được bức thư đó, vài ba phút sau khi ông Thiệu nhận được, vì có một bản được gửi qua điện thư cho tôi ở Paris. Phái đoàn Mỹ cũng đã trao cho tôi một bản và yêu cầu tôi giúp đỡ ông Thiệu nuốt viên thuốc đắng đó, vì quyền lợi của bản thân ông.
Trong bức thư gửi Tổng thống Thiệu, Tổng thống Nixon đã minh bạch nói rõ ý định của ông là
“Tôi đã dứt khoát quyết định ký tắt bản thoả hiệp vào ngày 23 tháng Giêng và duyệt ký vào ngày 27 tháng Giêng tại Paris. Tôi sẽ ký một mình, nếu cần”.
Bức thư của Tổng thống Nixon viết tiếp:
“Trong trường hợp đó, tôi sẽ công khai giải thích rằng chính phủ của ngài cản trở hoà bình. Hậu quả là Hoa Kỳ chắc chắn sẽ chấm dứt ngay việc chi viện kinh tế và quân sự, điều mà chính phủ của ngài có thay đổi nhân sự cũng không ngăn chặn được. Tuy nhiên, tôi mong rằng dù sao hai đất nước chúng ta đã cùng nhau chia sẻ và chịu đựng trong cuộc xung đột thì cũng cùng nhau chung sống để giữ gìn hoà bình và thừa hưởng lợi lộc ...”.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Tôi (Nguyễn Xuân Phong) được triệu hồi ngay về Sài gòn để dự phiên họp đặc biệt của HĐANQG. Khi tôi vừa rời phi trường đến thẳng dinh Độc Lập thì ông Thiệu đang đợi tôi trong văn phòng và chúng tôi thảo luận với nhau trong một tiếng đồng hồ trước khi vào họp với HĐANQG. Chỉ có hai người chúng tôi nên có thể nói chuyện hoàn toàn thẳng thắn.
Chúng tôi có thể trao đổi thẳng thừng với nhau từ năm 1967, khi ông Thiệu đảm nhiệm chức Chủ tịch Uỷ ban lãnh đạo quốc gia và Quốc Trưởng hữu danh vô thực. Bấy giờ ông là một tướng lãnh bộ binh không có quyền hành gì mà lại dám thách thức mọi người để ứng cử Tổng thống. Lúc đó, tôi chịu trách nhiệm về quy hoạch, tổ chức và điều hành guồng máy hành chính cho cuộc tổng tuyển cử ở Nam Việt Nam hồi tháng Chín năm 1967. Các cuộc tổng tuyển cử này rất quan trọng đối với nỗ lực của Washington nhằm chứng minh cho nhân dân Mỹ và cho toàn thế giới thấy rằng tự do và dân chủ đã ra đời ở Nam Việt Nam và phải được bảo vệ.
Giờ đây, tôi lại thấy thương ông Thiệu, nhưng cần phải cho ông biết rằng tôi không còn nghi ngờ gì nữa việc Mỹ thực tình muốn bỏ rơi ông nếu ông không chịu duyệt ký Hiệp định Paris. Ông trả lời là làm vậy cũng bằng chính phủ Sài gòn tự sát. Tôi không cần phải nói năng gì hơn nữa. Một anh đạp xích lô của Sài gòn cũng có thể nhận định tình hình chính trị và kết luận như vậy.
Ông Thiệu cho rằng thoả hiệp như thế chẳng khác nào bán rẻ Nam Việt Nam cho Liên Xô. Tôi cố gắng an ủi ông bằng cách giải thích rằng nội dung của hiệp định còn có nhiều lý lẽ, và điều thực sự quan trọng là liệu Mỹ có muốn và có khả năng ủng hộ cho sự sống còn của Việt Nam Cộng hoà nữa hay không.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Từ lúc Thượng đỉnh Manila hồi năm 1966, - mặc dù đã có biệt ngữ tiêu biểu “Tiền đồn Thế giới Tự do” - tôi hoàn toàn tin tưởng rằng Hoa Kỳ sẽ không đủ khả năng để đóng vai trò “Người Anh Cả” ở Đông Nam Á mãi mãi. Sớm muộn gì Washington cũng phải đi đến thoả hiệp không phải với Hà Nội, Moscow hay Bắc Kinh, mà với chính nhân dân Mỹ.
Chiến tranh ở Việt Nam sẽ trở thành một mối bất hoà trầm trọng trong gia đình, rất khó xử và buồn phiền, không liên hệ gì đến chính trị thế giới hay hoà bình thế giới hay chuyện cứu nguy thế giới. Như ai ai cũng biết, chuyện lục đục trong gia đình đôi khi có thể dẫn đến một bi kịch đau thương. Những lập luận nhàm tai, thường được đưa ra để biện minh cho cuộc chiến ở Việt Nam, nay không còn thuyết phục được ai nữa.
Từ năm 1953, sự cân bằng và ảnh hưởng trên thế giới đã tương đối ổn định ở vĩ tuyến ba mươi tám tại Nam Hàn, và thật sự không cần phải duy trì một sự hiện diện quân sự quan trọng nào khác của Mỹ ở Đông Á để bảo vệ lợi ích của nhân dân Hoa Kỳ và hoà bình thế giới. Tôi chẳng bao giờ tán thành “Thuyết Domino”, thường đưa ra cái viễn ảnh là cộng sản sẽ thống trị toàn cõi Đông Nam Á chỉ bằng sức mạnh vũ khí - kể cả “chiến tranh du kích” - khiến Mỹ phải ồ ạt can thiệp bằng chiến tranh quy ước để ngăn chặn.
Tôi nhớ lại thời kỳ Tổng thống Nixon công du Trung Quốc và ở Sài gòn, người Việt Nam đặt cho ông cái bí danh khôi hài là “Vịt Bắc Kinh” (“Peking Dick” - Vì tên của ông Nixon là Richard, gọi tắt là Dick. Qua trò chơi chữ, từ Dick đã được đổi thành Duck để làm nên bí danh có âm hưởng như một món ăn nổi tiếng của người Trung Quốc) vì hành động ngoại giao táo bạo đó.
Tôi bèn nhắc ông Thiệu rằng chỉ có ba Mạnh Thường Quân quân sự to lớn và hùng mạnh có khả năng đài thọ cho cuộc chiến Việt Nam, và nếu Hoa Kỳ chẳng còn cách nào khác là vứt bỏ Việt Nam để giải quyết chuyện riêng tư và vấn đề nội bộ của họ, thì Nam Việt Nam chỉ còn có nước đi tìm một đồng minh khác. Ông Thiệu thấy rằng con đường duy nhất còn lại cho ông là “đánh bóng bàn” với Cộng hoà Nhân Dân Trung Hoa.
Qua việc ông nhìn tôi lâu dài lúc đó, tôi nghĩ rằng ông muốn nói với tôi lần nữa những gì ông đã nói với tôi vào cuối năm 1970. Một sự chọn lựa như thế còn tệ hại hơn là không có sự hiện diện quân sự của Hoa Kỳ ở Nam Việt Nam. Thế nên, tôi lập lại luận điểm của tôi là Sài gòn không còn cách nào khác hơn là tiếp tục “chơi banh” với Hoa Kỳ. Và tôi nói thêm: “Ông sẽ là con 'Vịt Bắc Kinh' nằm trong lò nướng của các đầu bếp CIA rồi, còn đâu mà giao bóng được cho Chủ tịch Mao”.
Dù cho là một trường hợp đáng buồn, nhưng không có lý do gì khiến Sài gòn phải thất vọng hồi mùa xuân năm 1973.
Dù sao, hai ông Nixon và Kissinger cũng còn tử tế, đưa ra một “bảo đảm thành văn” của Tổng thống, nói rằng Hoa Kỳ sẽ bảo đảm an toàn cho Việt Nam Cộng hoà nếu Sài gòn chịu duyệt ký Hiệp định Paris.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,349
Động cơ
1,064,902 Mã lực
Mùa xuân năm đó, mọi chuyện đều tốt đẹp. Hoà đàm Paris (cho phe bồ câu ở Mỹ), trận ném bom mùa Giáng Sinh (cho phái diều hâu của Washington), và hiệp định sắp tới (cho mọi người, ngoại trừ Sài gòn), đã đem lại lợi thế cho Nixon và cho Đảng Cộng hoà của ông. Với hơn sáu mươi phần trăm phiếu của dân chúng, ông đã tái đắc cử vẻ vang, đánh bại ứng cử viên Dân chủ George McGovern. Một nhiệm kỳ đầy tin tưởng hơn lần ông thắng phiếu Phó Tổng thống Hubert Humphrey hồi 1968, với tỷ lệ khít khao. Tất cả mọi gian nan để mật đàm và những điều khoản nôm na của Hiệp định Paris đã trở thành một mớ lý thuyết suông trong bối cảnh thực tế và thực tiễn. Thực ra mà nói thì hai ông Nixon và Kissinger đều tin tưởng rằng nội dung của hiệp định sẽ cho phép Hoa Kỳ kết thúc sự can thiệp quân sự của họ ở Việt Nam trong danh dự. Và hai ông cứ nghĩ rằng hiệp định đó sẽ cho Sài gòn có được cơ may vững chắc để tự lo cho mình mà không cần sự hiện diện đông đảo của quân lính Hoa Kỳ.
Nhờ có Hiệp định Paris, Mỹ trọn vẹn rút hết quân lính ra khỏi Việt Nam, một cuộc ngưng bắn trên danh nghĩa, ít ra cũng giảm thiểu được mức độ đánh nhau giữa người Việt Nam và hạn chế được việc gởi thêm chiến cụ sang Việt Nam - ít ra trên nguyên tắc. Những từ “thay thế vũ khí cũ” đã được hai ông Thọ và Kissinger tranh cãi và thảo luận gay go nhất trong giai đoạn thương thuyết cuối cùng ở Paris.
Ông Kissinger cũng đưa được điều khoản quy định việc giúp đỡ người Việt Nam giải quyết những vấn đề chính trị nội bộ. Nhân dân Nam Việt Nam sẽ đi đến “hoà hợp hoà giải dân tộc” và “tự quyết” qua “tổng tuyển cử tự do” và có thể đi đến thống nhất đất nước qua tiến trình dân chủ vào một thời điểm thích hợp trong tương lai. Về phần Nam Việt Nam, những giải pháp này sẽ được bàn thảo qua các giai đoạn kế tiếp của hoà đàm Paris tại Hội nghị La Celle Saint Cloud giữa hai phía của miền Nam Việt Nam (Sài gòn, dưới danh nghĩa Việt Nam Cộng hoà và Mặt trận giải phóng Dân Tộc, dưới danh nghĩa Cộng hoà miền Nam), từ tháng Tư năm 1973 đến ngày chính phủ Sài gòn tan rã hồi tháng Tư năm 1975.
Trong Hiệp định Paris có khá nhiều yếu tố cụ thể để cho mọi người hy vọng. Về mặt quân sự, ông Kissinger đáng được tán dương là đã tạo điều kiện để cho Washington “gom góp được đồ tế nhuyễn mà ra về”, danh dự không bị sứt mẻ. Về phần giải pháp chính trị giữa người Việt Nam với nhau thì có nhiều bối cảnh cho thấy có rộng đường hành động, và chế độ Sài gòn có thừa thời gian để tự lo liệu. Ông Thiệu phải cố gắng giành được những lợi điểm càng nhiều càng tốt, nhưng tối hậu thư của ông Nixon hồi 1973 chẳng có gì để làm cho chế độ Sài gòn mất hy vọng. Thế thì cái gì đã thúc đẩy quân lực Việt Nam Cộng hoà tháo chạy một cách hỗn loạn và ông Thiệu từ chức ngày 21 tháng Tư năm 1975, nêu gương xấu cho tướng tá của ông noi theo rồi lưu vong cùng với ông, thay vì chiến đấu đứng đắn để chống lại người anh em thù nghịch ở Nam Việt Nam?
 

Venetta

Xe điện
Biển số
OF-393540
Ngày cấp bằng
23/11/15
Số km
4,340
Động cơ
368,194 Mã lực
Năm giờ chiều hôm đó, Kissinger và Bunker trở lại Dinh Độc Lập để gặp Thiệu. Kissinger có vẻ rất “hăng”. Thiệu lịch sự, nhưng nhất định cứ hỏi bằng tiếng Việt, cho Nhã thông ngôn, để giữ cho buổi họp ở cấp lễ nghi, hình thức.
Thiệu nói:
“Chúng tôi đã phân tích sơ qua, và chúng tôi muốn hỏi một vài điểm cần được minh xác, rồi sau đó, chúng tôi cần có thêm thời gian để nghiên cứu bản văn, cả tiếng Việt, lẫn tiếng Anh”.
Rồi ông hỏi thêm: “À, còn ba quốc gia Đông Dương mà ông nói đến là những quốc gia nào vậy?”
Kissinger, không để lỡ một giây đáp liền: “Thưa Ngài, chắc là thư ký đánh máy sai đó”.
Bản tiếng Anh nói đến “ba dân tộc Đông Dương” - ám chỉ Lào, Campuchia và một nước Việt Nam. Thiệu nhất định không chấp nhận công thức ấy. Hội nghị Genève đã thừa nhận bốn quốc gia, trong đó có hai Việt Nam: Việt Nam Dân chủ Cộng hoà và Việt Nam Cộng hoà; sự việc này đâu có thể thay đổi. Thiệu còn nhất định không chịu cho Mặt trận giải phóng được xưng là đại diện cho miền Nam Việt Nam.
Kissinger giải thích rằng sự nhắc nhở “ba dân tộc Đông Dương” là một sự sơ ý, là lỗi đánh máy! Ông dám nói như vậy dù là bản dự thảo nhắc nó đến hai ba lần, và được viết xuống vừa bằng chữ (three) và bằng số 3.
Đúng là nghề đánh máy khổ thật, toàn bị đổ lỗi :)
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,266
Động cơ
448,221 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Em nghe loáng thoáng đợt 12 ngày đêm - ngoài số B52 bị bộ đội Phòng Không Không quân bắn rơi thì có mấy cái ở căn cứ Utapao bị đặc công thâm nhập đặt mìn nổ phá hoại.
Bác Ngoa có tin gì chính xác gì về vụ này : ngày , giờ đánh phá, hình ảnh và số máy bay B52 thị phá hoại?
Em cũng tìm nhiều nhưng chưa thấy thông tin chính xác về vụ này !

Cảm ơn bác Ngao !
Anh em Ofers nào biết đc vị này cũng làm ơn chia sẻ nhân dịp kỷ niệm 44 năm - sự kiện 12 ngày đêm này !

Thanks All.
Cái này cụ search "utapao+airport attack" phát ra hàng đống mà. Em lấy ví dụ cho cụ này:

http://namhoaivu.blogspot.com/2013/05/vietnamese-sapper-attack-plus-den-usa.html
http://www.vnmilitaryhistory.net/index.php?topic=1229.365;wap2
http://vspa.com/k9/ut-attack.htm
http://otoxemaysaigon.vn/forum/otoxemaysaigon-entertaintment/let-s-cafe/3288-trận-đánh-căn-cứ-không-quân-mỹ-trên-đất-thái-lan
và đây có khi cũng có :
https://www.otofun.net/threads/xin-các-cụ-ghé-thớt-em-thích-nghe-chuyện-đặc-công-vn-quá.254841/
 

amylvs

Xe tăng
Biển số
OF-60107
Ngày cấp bằng
27/3/10
Số km
1,266
Động cơ
448,221 Mã lực
Nơi ở
Liptovský Mikuláš, Slovakia
Em thích cái ảnh này quá! :D



Lúc này chắc cụ Ngao tầm 24-25 nhỉ?
Sau này cụ Ngao làm "Phun Thuốc Sâu" ở UK Praha hay CVUT ạ?
Trong ảnh này em có biết bác Đặng Vũ Minh, nhà ở Lò Sũ hay sao ấy. Nhà em khi xưa ở cũng gần Nghĩa Đô, khu TT ĐHSP 1 Hà Nội.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top