[VHGT & ATGT] Tổng hợp góp ý sửa đổi bổ sung Luật Giao thông đường bộ 2008

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Thôi thế cũng được bác ạ.

Nhưng với những nội dung kể trên thì vẫn chưa tập trung. Cái cần là góp ý văn bản Luật chứ không phải cách tổ chức thực hiện luật, quy chuẩn, thông tư, ... hiện tại.

Bác có nghĩ thế không ạ?
Vâng, em cũng dự định là dự thảo hẳn ra những gì mình kiến nghị nhưng có lẽ viết dưới dạng kiến nghị thôi chứ mình cũng ko phải dân luật nên câu cú có vẻ ngô nghê
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Về cơ bản, e đồng ý với quan điểm của cụ, em bổ sung thêm chút:

1. Xe to mà phi tốc độ cao rất nguy hiểm => giới hạn tốc độ là đúng. Tuy nhiên, với cao tốc, xe to ko được đi làn sát trái (chỉ được dùng để vượt nếu đường chỉ có 2 làn xe), với 3 làn xe (như 5b mới, ĐLTL...) thì xe to chỉ được đi 2 làn bên phải. Cấm tuyệt đối sang làn trái (bao gồm cả khách, công, tải). Thực tế trên cao tốc, trường hợp 2 con rùa công đi song song với nhau or so le nhưng khoảng cách quá gần dẫn đến ức chế cho các lái xe khác rất nhiều.

2.E nghĩ để tốc độ tối thiểu ở làn sát trái nên để 80 như 5b là hợp lý (chia tốc độ như 5b là vừa). Ko nên để min cao quá như cụ đề xuất 90 chẳng hạn.

Chấm dứt tình trạng kẻ vạch chia làn lung tung. Cứ 3,5m 1 làn tính từ bên trái mà kẻ. Làn sát phải nếu còn trên 1,5m thì kẻ làn mới, ko thì gộp vào làn gần đó (cái này cao tốc khá chuẩn rùi, e góp ý thêm về đường loại khác). Đường trên 3 làn thì sát trái 4b, sát phải 2b và thô sơ, làn giữa hỗn hợp.

3. Cái này các cụ ở trển cũng tính rùi, còn triển khai hay ko do các cụ, chứ ko phải do ... kế hoạch, văn bản ợ:D

4. Thực tế lỗi trên cao tốc khá nặng rồi, nhưng cơ bản là ko phạt or rất ít phạt or phạt nhưng ... chưa đúng trình tự nên chưa đi vao thực tế được nhiều.

5. e ko ý kiến

6. e đồng ý

7. Nên lắp thêm các camera phạt nguội và bắt chặt các lỗi trên cao tốc là được. Từ 7 sẽ làm tốt được điều 4 ở trên.
Bản thân hạn chế tốc độ thì đã coi như xe to không có cơ hội vào làn sát trái rồi. Ví dụ xe khủng chỉ được chạy 80 mà nếu ta đưa ra tốc độ tối thiểu ở làn sát trái phải là 85-90 thì họ cũng ko vào.
Vấn đề xe to phải chạy chậm nhiều nước họ làm rồi. Thậm chí xe container ở Đức chỉ được chạy max 80km/h trong khi nhiều đường cao tốc là xe con chạy ko giới hạn ! Xe tải nặng, đi nhanh, nếu có biến thì ko thể phanh, mà phanh cũng đi luôn cabin nên đằng nào cũng thảm. Gần đây có mấy vụ xe công phá rào lao ruộng trên cao tốc chắc cũng do tốc độ.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Có thể ý muốn của bác thì đúng, nhưng cách làm thì sai. Việc "phân làn" giữa 2b và 4b là một việc làm tùy tiện, sai luật:
- Thứ nhất, ta phải hiểu làn là gì: Làn chỉ là một phần đường được chia theo chiều dọc để xe cộ đi thành hàng một cách an toàn, không đi xiên xẹo. Như vậy, có thể thấy việc dùng làn để phân chia loại phương tiện là việc làm tùy tiện.
- Vì làn là các phần đường được chia theo chiều dọc trong một phần đường (lớn) dành cho xe cơ giới. Việc bắt ép các phương tiện đi theo một làn mà không được đi sang bên phải khi đi chậm hơn là trái luật.

Muốn tách xe máy và ô tô một cách đúng luật thì phải làm gì?
- Phân chia phần đường (chứ không phải làn đường) riêng cho ô tô và xe máy; có biển cấm ô tô ở phần đường xe máy và có biển cấm xe máy ở phần đường ô tô. Cái này ở trong Sài Gòn họ làm khá nhiều rồi.
- Có đèn tín hiệu riêng cho phần đường ô tô và phần đường xe máy, không để xung đột nhau tại ngã tư.
- Những con đường nhỏ không đủ phân chia phần đường riêng cho ô tô/xe máy, có thể xem xét chỉ cho 1 loại phương tiện ô tô hoặc xe máy đi. Về tổng thể, ô tô và xe máy có thể phải đi vòng xa hơn nhưng tách được khỏi nhau và tránh được xung đột.

*Về việc bắt ép xe tải đi bên trái, xe máy đi bên phải trên cùng một con đường dành cho xe cơ giới mà bác ca ngợi thực ra là trái luật và rất nguy hiểm khi xe máy rẽ trái hoặc xe tải rẽ phải tại ngã tư. Dưới đây là một đoạn clip của UBATGTQG về một vụ tai nạn tại ngã tư, một phần nguyên nhân có thể do quy định (tùy tiện) ô tô phải đi bên trái, xe máy phải đi bên phải.


Sao cụ cứ vịn vào luật nhỉ ? luật là con người làm ra và cũng để phục vụ con người, mà đã là con người làm ra thì con người có thể sửa để phục vụ chính mình nếu nó chưa hợp lý. Cụ thể trong giao thông luật là để mọi người đi an toàn hơn, trật tự hơn thì sửa đổi đâu có gì ? Có thể có các văn bản dưới luật. Chuyện 2b đi lẫn 4b là ko an toàn, bởi vậy nhiều nước đã phải tách ra (nhất là những nước có nhiều 2b).

Cho dù có ai có ý kiến này nọ, em vẫn khẳng định với cụ, vấn đề chia làn 2b, 4b sẽ ko bao giờ thay đổi ở Việt Nam chừng nào mà tỷ lệ 2b ở ta còn nhiều vì đã có quá nhiều tai nạn liên quan tới 2 món này, nhất là xe tải đi chung với 2b.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,054
Động cơ
566,218 Mã lực
Sao cụ cứ vịn vào luật nhỉ ? luật là con người làm ra và cũng để phục vụ con người, mà đã là con người làm ra thì con người có thể sửa để phục vụ chính mình nếu nó chưa hợp lý. Cụ thể trong giao thông luật là để mọi người đi an toàn hơn, trật tự hơn thì sửa đổi đâu có gì ? Có thể có các văn bản dưới luật. Chuyện 2b đi lẫn 4b là ko an toàn, bởi vậy nhiều nước đã phải tách ra (nhất là những nước có nhiều 2b).

Cho dù có ai có ý kiến này nọ, em vẫn khẳng định với cụ, vấn đề chia làn 2b, 4b sẽ ko bao giờ thay đổi ở Việt Nam chừng nào mà tỷ lệ 2b ở ta còn nhiều vì đã có quá nhiều tai nạn liên quan tới 2 món này, nhất là xe tải đi chung với 2b.
Tại sao bác không nghĩ đến cách phân chia phần đường riêng cho 2b và 4b một cách đúng luật và an toàn hơn như tôi đã nói, mà bác cứ nhất định bắt 2b và 4b phải đi chung phần đường nhưng khác làn? Bác biết là 2b và 4b đi chung là không an toàn sao lại chỉ nghĩ đến giải pháp nửa vời này?
Nếu vì mục đích an toàn thì việc để xe 2b và 4b đi chung phần đường nhưng khác làn là phản tác dụng (bác xem clip thì thấy) khi 2 dòng phương tiện xung đột nhau tại ngã tư. Chính vì vậy, luật sẽ không thể sửa theo hướng cải lùi như vậy
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao bác không nghĩ đến cách phân chia phần đường riêng cho 2b và 4b một cách đúng luật và an toàn hơn như tôi đã nói, mà bác cứ nhất định bắt 2b và 4b phải đi chung phần đường nhưng khác làn? Bác biết là 2b và 4b đi chung là không an toàn sao lại chỉ nghĩ đến giải pháp nửa vời này?
Nếu vì mục đích an toàn thì việc để xe 2b và 4b đi chung phần đường nhưng khác làn là phản tác dụng (bác xem clip thì thấy) khi 2 dòng phương tiện xung đột nhau tại ngã tư. Chính vì vậy, luật sẽ không thể sửa theo hướng cải lùi như vậy
Đường trong phố thì chia làm sao riêng được ? Trước HN cũng có dải phân cách mà nó nguy hiểm quá lại thôi !
Như cụ giải pháp tốt nhất là xây đường riêng? nếu là trong phố nó là bất khả thi luôn ! Còn ngoài lộ, người ta vẫn có thể làm như trong xa lộ HN (của SG).
Chỉ còn một cách là kẻ làn và phân làn như SG và nhiều nơi đã làm. Nếu cụ đi đường NKKN hoặc Võ thị Sáu sẽ thấy an toàn hơn nhiều so với 2b cứ luồn lách xung quanh ô tô.
Luật kể cả phải sửa theo hướng lùi (theo ý cụ) mà đem lại sự an toàn thì người ta vẫn làm.
Ở VN, các đường cao tốc đều cấm 2b. Đừng ai nói xe máy ko có loại chạy nhanh bằng hoặc hơn ô tô nhé, nhưng vì nó là 2b, cách đi khác nên phải cấm (ít nhất là tới thời điểm này).
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
Bác Khuu cho em hỏi 1 câu.

Hiện nay thì việc bố trí, quản lý hệ thống biển báo trên cao tốc được thực hiện như thế nào (đương nhiên việc thiết kế phải theo quy chuẩn, tiêu chuẩn rồi, em không hỏi về cái này)?

Ví dụ như sau khi VEC rời khỏi việc quản lý CT CG-NB thì đơn vị nào tiếp nhận và chịu trách nhiệm việc này?

Thông tư, nghị định nào quy định việc này ạ?
 
Chỉnh sửa cuối:

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,054
Động cơ
566,218 Mã lực
Đường trong phố thì chia làm sao riêng được ? Trước HN cũng có dải phân cách mà nó nguy hiểm quá lại thôi !
Như cụ giải pháp tốt nhất là xây đường riêng? nếu là trong phố nó là bất khả thi luôn ! Còn ngoài lộ, người ta vẫn có thể làm như trong xa lộ HN (của SG).
Chỉ còn một cách là kẻ làn và phân làn như SG và nhiều nơi đã làm. Nếu cụ đi đường NKKN hoặc Võ thị Sáu sẽ thấy an toàn hơn nhiều so với 2b cứ luồn lách xung quanh ô tô.
Luật kể cả phải sửa theo hướng lùi (theo ý cụ) mà đem lại sự an toàn thì người ta vẫn làm.
Ở VN, các đường cao tốc đều cấm 2b. Đừng ai nói xe máy ko có loại chạy nhanh bằng hoặc hơn ô tô nhé, nhưng vì nó là 2b, cách đi khác nên phải cấm (ít nhất là tới thời điểm này).
Đường nhỏ thì có cách làm riêng. Hiện tại bác cũng đã thấy có những con đường cấm ô tô toàn bộ hoặc cấm ô tô một chiều rồi đấy, đó là một cách tách ô tô xe máy đúng luật và an toàn.
Đối với những con đường to, việc phân chia phải rõ ràng, rành mạch, vi phạm là phạt (phân chia bằng dải phân cách và biển cấm), chứ không thể phân chia mù mờ bằng vạch rời và cái biển hình chữ nhật treo lơ lửng được. Cách làm nửa vời kiểu này còn gây họa hơn là để các loại xe đi lẫn.
Sửa đổi luật mà làm cho giao thông an toàn hơn thì là cải tiến chứ. Tuy nhiên, để chứng minh rằng an toàn hơn (để Quốc hôi chấp nhận) là rất khó. Bác cho là an toàn hơn, nhưng tôi lại cho là mất an toàn hơn, ví dụ như cái clip tôi đã đưa lên đấy.
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Bác Khuu cho em hỏi 1 câu.

Hiện nay thì việc bố trí, quản lý hệ thống biển báo trên cao tốc được thực hiện như thế nào (đương nhiên việc thiết kế phải theo quy chuẩn, tiêu chuẩn rồi, em không hỏi về cái này)?

Ví dụ như sau khi VEC rời khỏi việc quản lý CT CG-NB thì đơn vị nào tiếp nhận và chịu trách nhiệm việc này?

Thông tư, nghị định nào quy định việc này ạ?
Về nguyên tắc thì các tuyến quốc lộ sẽ được quản lý bởi các Cục Quản lý đường bộ I, II, III và IV (theo khu vực) trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Các Cục này là cơ quan quản lý nhà nước hệ thống quốc lộ và họ sẽ tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng để lựa chọn các Công ty quản lý đường bộ thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ cụ ạ!
Điều này được quy định tại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị này cũng như chức năng nhiệm vụ của Tổng cục ĐBVN.
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
Về nguyên tắc thì các tuyến quốc lộ sẽ được quản lý bởi các Cục Quản lý đường bộ I, II, III và IV (theo khu vực) trực thuộc Tổng cục Đường bộ Việt Nam. Các Cục này là cơ quan quản lý nhà nước hệ thống quốc lộ và họ sẽ tổ chức đấu thầu hoặc đặt hàng để lựa chọn các Công ty quản lý đường bộ thực hiện công tác quản lý, bảo trì đường bộ cụ ạ!
Điều này được quy định tại chức năng nhiệm vụ của các đơn vị này cũng như chức năng nhiệm vụ của Tổng cục ĐBVN.
Trong điều 37, Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông thì Luật quy định: Bộ GTVT chịu trách nhiệm với hệ thống quốc lộ.

Trong khi đó hệ thống cao tốc lại chưa thuộc nhóm quốc lộ.

Tháng 8 năm ngoái, UB ATGT quốc gia cũng đã có đề nghị các đơn vị thảo luận điểm này.
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
1- Nhà cháu cùng quan điểm với kụ.
Lại còn chuyện các cơ quan quản lý cố tình hiểu sai luật, cố tình hiểu sai rằng "phương tiện di chuyển với tốc độ thấp hơn" có nghĩa là "các phương tiện được luật cho phép lưu thông với tốc độ thấp hơn", chứ họ không muốn hiểu đó là tốc độ trê thực tế mà phương tiện đó đang di chuyển.

2- Nếu trong Luật Gtđb mới lần này không gạt bỏ được các hình thức tổ chức giao thông theo kiểu "phân làn theo phương tiện" thì đó sẽ là một phiên bản luật thụt lùi, đi ngược lại quy tắc giao thông cơ bản của thế giới.

3- Đề nghị bổ sung định nghĩa trong luật về thế nào là "đi bên phải theo chiều đi (của xe mình)" để giải thích cho khoản 1 Điều 9 của Luật gtđb 2008.

Đề nghị bổ sung vào luật nguyên tắc chung là "hệ thống giao thông trên toàn bộ lãnh thổ VN là lưu thông bên phải theo chiều đi, tức lưu thông kiểu tay lái thuận" (ngược lại với hệ thống giao thông của Anh quốc, Thái, Sing).
.
Cụ làm rõ thêm cho em một số ý được không ạ?
1. Theo em hiểu thì cụ kiến nghị bỏ Khoản 3 - Điều 13 quy định phương tiện có tốc độ thấp thì đi bên phải. Nếu đúng thì cụ vui lòng phân tích giúp em lý do nhé!
2. Ngoài khoản trên thì trong Luật không có Điều nào quy định phân làn theo phương tiện cả, đó là ở các văn bản dưới luật nên sẽ bổ sung Luật theo hướng nào hay sửa các vb kia sau?
3. Khoản 1 - Điều 9 như cụ nói là chưa rõ ràng khiến hiểu nhầm đúng không ạ? Nếu đúng thì hiểu nhầm ntn?
Cảm ơn cụ
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Trong điều 37, Tổ chức giao thông và điều khiển giao thông thì Luật quy định: Bộ GTVT chịu trách nhiệm với hệ thống quốc lộ.

Trong khi đó hệ thống cao tốc lại chưa thuộc nhóm quốc lộ.

Tháng 8 năm ngoái, UB ATGT quốc gia cũng đã có đề nghị các đơn vị thảo luận điểm này.
Cụ căn cứ vào đâu kết luận cao tốc chưa thuộc nhóm quốc lộ ạ? Em thấy trong Điều 39 có định nghĩa rõ Quốc lộ là gì mà cụ
 
Chỉnh sửa cuối:

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Trước tiên, về sử dụng làn đường trên đường cao tốc:
- Không phân chia làn đường theo loại phương tiện
- Không phân chia làn đường theo tốc độ (có thể giới hạn tốc độ theo loại phương tiện)
- Làn sát bên trái chỉ dùng để vượt, không được đi thường xuyên ở làn này
- Các loại phương tiện phải đi về bên phải, ngay khi có thể

Tôi thấy tất cả những nước mà tôi biết đều quy định như vậy, Việt Nam không nên quy định khác đi làm gì
Ý 1 của cụ đang ngược lại với một số cụ đề nghị xe to không được chạy nhanh và ko chạy vào làn sát dải phân cách.
Ý 2 của cụ thì trên các tuyến cao tốc do VEC quản lý thì đều không có.
Ý 3 em nghĩ chỉ sử dụng đối với các tuyến có từ 3-4 làn đường cho mỗi chiều chứ không thì lãng phí hạ tầng quá
Ý 4 thì em chưa hiểu mục đích để làm gì ạ, cụ giải thích thêm giúp em nhé!
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
Cụ căn cứ vào đâu kết luận cao tốc chưa thuộc nhóm quốc lộ ạ?
Căn cứ vào chính phần giải thích từ ngữ của Luật 2008, QC41:2016.

---

Bác có bản chụp công văn đề nghị thảo luận khía cạnh này của UB ATGTQG không?
 

Khuu

Xe tăng
Biển số
OF-9047
Ngày cấp bằng
30/8/07
Số km
1,319
Động cơ
549,510 Mã lực
Nơi ở
Lang thang trên đường
Website
www.facebook.com
Căn cứ vào chính phần giải thích từ ngữ của Luật 2008, QC41:2016.

---

Bác có bản chụp công văn đề nghị thảo luận khía cạnh này của UB ATGTQG không?
Em vừa đọc lại Điều 39 thì không thấy có gì vướng mắc về khái niệm quốc lộ cụ ạ! Nhưng có lẽ vấn đề này ta thảo luận ở topic khác được không cụ?
 

suzu37

Xe container
Biển số
OF-307122
Ngày cấp bằng
9/2/14
Số km
5,379
Động cơ
355,147 Mã lực
Em vừa đọc lại Điều 39 thì không thấy có gì vướng mắc về khái niệm quốc lộ cụ ạ! Nhưng có lẽ vấn đề này ta thảo luận ở topic khác được không cụ?
Có lẽ là cũng nên điều chỉnh, bổ sung rõ ràng khái niệm quốc lộ có hàm chứa cao tốc hay không (Cơ sở lý luận em sẽ bổ sung sau vì bây giờ em bận rồi).

Nhưng nó cần thiết bởi trong điều 12 có ghi:

1. Người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng phải tuân thủ quy định về tốc độ xe chạy trên đường và phải giữ một khoảng cách an toàn đối với xe chạy liền trước xe của mình; ở nơi có biển báo "Cự ly tối thiểu giữa hai xe" phải giữ khoảng cách không nhỏ hơn số ghi trên biển báo.

==>> Trên cao tốc nói chung (trừ 5b) thì biển quy định cự ly lại là biển chỉ dẫn, không phải biển cấm hoặc hiệu lệnh!
2. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định về tốc độ xe và việc đặt biển báo tốc độ; tổ chức thực hiện đặt biển báo tốc độ trên các tuyến quốc lộ.

==>> Cái này liên quan đến việc em đã hỏi ở còm trước, liên quan đến vấn đề cao tốc/quốc lộ.
P/S: Nếu em không nhầm thì em còn giữ bản chụp các nội dung đề nghị thảo luận các khía cạnh luật 2008, trong đó có nội dung quản lý cao tốc. Nếu còn em sẽ trích bản chụp lên đây sau.
 

anhtho

Xe ngựa
Biển số
OF-71045
Ngày cấp bằng
19/8/10
Số km
25,645
Động cơ
677,903 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Đường nhỏ thì có cách làm riêng. Hiện tại bác cũng đã thấy có những con đường cấm ô tô toàn bộ hoặc cấm ô tô một chiều rồi đấy, đó là một cách tách ô tô xe máy đúng luật và an toàn.
Đối với những con đường to, việc phân chia phải rõ ràng, rành mạch, vi phạm là phạt (phân chia bằng dải phân cách và biển cấm), chứ không thể phân chia mù mờ bằng vạch rời và cái biển hình chữ nhật treo lơ lửng được. Cách làm nửa vời kiểu này còn gây họa hơn là để các loại xe đi lẫn.
Sửa đổi luật mà làm cho giao thông an toàn hơn thì là cải tiến chứ. Tuy nhiên, để chứng minh rằng an toàn hơn (để Quốc hôi chấp nhận) là rất khó. Bác cho là an toàn hơn, nhưng tôi lại cho là mất an toàn hơn, ví dụ như cái clip tôi đã đưa lên đấy.
Cấm ô tô là việc làm bất đắc dĩ, không thể thực hiện ở các con đường mà ko có phương án di chuyển thay thế.
Phân bằng vạch rời hoặc vạch liền là rất hiệu nghiệm, có thể trộn làn khi cần. Không nói đâu xa, cụ cứ vào tp HCM họ làm rất tốt việc này. Hở 2b hoặc 4b lấn làn là bị xxx túm ngay. Còn các con đường nhỏ thì họ cũng cho đi trộn như HN, vấn đề là dân trong đó quen rồi nên cũng ít khi lấn đi bên trái của ô tô.
Tóm lại là 2 loại hình 2b và 4b cần nên đi cách biệt khi trong phố, nhất là 4b là xe tải.
Còn đường cao tốc thì có thể cấm luôn 2b. Các đường quốc lộ thì hợp lý nhất là phân làn như đường 5 cũ (đoạn không thuộc HN). Vấn đề là xxx cần phải phạt lỗi sai làn thì mọi người mới tuân thủ.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Cụ làm rõ thêm cho em một số ý được không ạ?
1. Theo em hiểu thì cụ kiến nghị bỏ Khoản 3 - Điều 13 quy định phương tiện có tốc độ thấp thì đi bên phải. Nếu đúng thì cụ vui lòng phân tích giúp em lý do nhé!
2. Ngoài khoản trên thì trong Luật không có Điều nào quy định phân làn theo phương tiện cả, đó là ở các văn bản dưới luật nên sẽ bổ sung Luật theo hướng nào hay sửa các vb kia sau?
3. Khoản 1 - Điều 9 như cụ nói là chưa rõ ràng khiến hiểu nhầm đúng không ạ? Nếu đúng thì hiểu nhầm ntn?
Cảm ơn cụ
1- Không phải vậy, kụ ơi. Cần thực hiện nghiêm túc hơn Khoản 3 Điều 13 "phương tiện đang di chuyển với tốc độ thấp hơn thì phải đi về bên phải", vì đây là nguyên tắc giao thông cơ bản trên toàn thế giới.
Luật Gtđb cần có quy định sao cho các loại văn bản khác không có nội dung trái với quy định của khoản 3 Điều 13 này.

Ví dụ, các quy định, các loại biển báo nêu trong "phân làn theo phương tiện" tại QC41/2016 đang vi phạm nghiêm trọng khoản 3 Điều 13 này, vì nó quy định xe con đang chạy chậm phải chạy trên làn bên trái (làn sát giải phân cách), còn xe tải, dù đang phi nhanh hơn xe con kia, nhưng vẫn phải đi trên làn giữa.
Tức là xe tải dù đang chạy nhanh hơn xe con nhưng bị QC41/2016 bắt buộc phải đi ở bên phải của xe con chạy chậm kia.
Quy định "phân làn theo loại phương tiện" như thế này cần phải bị luật Gtđb bãi bỏ.

3- Nhà cháu cho rằng Khoản 1 Điều 9 của Luật Gtđb 2008 nhằm khẳng định nguyên tắc "đi bên phải, đi theo kiểu tay lái thuận" của gtđb trên toàn lãnh thổ VN. Ngoài quy định tại Khoản 1 Điều 9 ra, trong Luật Gtđb không có chỗ nào quy định nguyên tắc này. (Xin xem thêm tại Thớt này)

Tuy nhiên, có nhiều người vẫn còn nghĩ rằng Khoản 1 Điều 9 đó chỉ quy định nội dung "xe chạy chậm hơn phải đi về bên phải", hoặc "xe phải đi về bên phải của mặt đường". Cách hiểu "đi bên phải" như này là sai với quy định về "chiều di chuyển" nêu tại điểm z) Điều 1 CƯV 1968 về Gtđb, gây rắc rối cho giao thông nói chung.

Vì vậy, nhà cháu kiến nghị trong Luật Gtđb sắp tới nên quy định rõ hơn về nguyên tắc "đi bên phải, đi kiểu tay lái thuận", có định nghĩa cụ thể, đúng theo định nghĩa của CƯV, chấm dứt việc suy diễn sai luật như hiện nay.
(Ví dụ, sau khi QC41/2016 nói rõ hơn về thế nào là "vượt phải", đã chấm dứt tình trạng suy diễn sai luật, không còn đánh đồng giữa 2 hành vi "vượt phải" và "xe trên các làn chạy nhanh hơn nhau")

4- Bổ sung thêm các Điều mới trong Luật Gtđb về các nghĩa vụ quan trọng của người tham gia giao thông:
Trong Luật gtđb hiện hành có nêu nhiều quy định, nhiều điều cấm mà người tggt phải tuân thủ, nhưng các điều đó lại được ghi rải rác trong các điều khoản khác nhau, khiến cho người tggt khó có cái nhìn tổng quan, khó nhớ, dẫn đến việc suy diễn mỗi người theo một ý.

Vì vậy, nhà cháu nghĩ trong Luật nên bổ sung thêm một số điều mới, để hệ thống hoá các nghĩa vụ, điều cấm cụ thể, giúp người tggt dễ nắm bắt, dễ nhớ, dễ tuân thủ luật hơn.

Nên dựa trên cấu trúc của CƯV 1968 về Gtđb để bổ sung Luật Gtđb của mình cho đồng nhất và tương xứng.

Ví dụ,
- Nên có một điều riêng về nghĩa vụ "nhường đường" (xin tham khảo Điều 18 của CƯV 1968 về Gtđb)
- Nên có 1 điều riêng về lưu thông trong khu vực đang ùn tắc, dòng xe phải lưu thông chậm (trước giao cắt, trước trạm thu phí, khi đi qua khu vực có xảy ra sự cố...)
- Nên bổ sung quy định về nhập làn luân phiên (kiểu dây khoá kéo phéc mơ tuya) khi 2 làn xe nhập vào một
- v.v...
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
... Vấn đề là xxx cần phải phạt lỗi sai làn thì mọi người mới tuân thủ.
Theo nhà cháu, "lỗi sai làn" là một lỗi mơ hồ nhất trong các lỗi về gtđb, đang bị xxx suy diễn lạm dụng, phạt sai, cần phải bãi bỏ.

Nhà cháu cố tìm, nhưng chưa thấy có nước nào quy định phạt lỗi sai làn cả.

Nếu muốn ngăn không cho xe 2 bánh đi vào nơi ô tô đang lưu thông thì cần đặt biển cấm xe 2 bánh, đồng thời có đặt giải phân cách để ngăn chia dòng xe 2b ra khỏi dòng xe ô tô.

Khi đó, xe 2 bánh vi phạm sẽ bị phạt lỗi "không tuân thủ biển cấm".
.
 
Chỉnh sửa cuối:
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trước tiên, về sử dụng làn đường trên đường cao tốc:
- Không phân chia làn đường theo loại phương tiện
- Không phân chia làn đường theo tốc độ (có thể giới hạn tốc độ theo loại phương tiện)
- Làn sát bên trái chỉ dùng để vượt, không được đi thường xuyên ở làn này
- Các loại phương tiện phải đi về bên phải, ngay khi có thể

Tôi thấy tất cả những nước mà tôi biết đều quy định như vậy, Việt Nam không nên quy định khác đi làm gì
Có thể ý muốn của bác thì đúng, nhưng cách làm thì sai. Việc "phân làn" giữa 2b và 4b là một việc làm tùy tiện, sai luật:
- Thứ nhất, ta phải hiểu làn là gì: Làn chỉ là một phần đường được chia theo chiều dọc để xe cộ đi thành hàng một cách an toàn, không đi xiên xẹo. Như vậy, có thể thấy việc dùng làn để phân chia loại phương tiện là việc làm tùy tiện.
- Vì làn là các phần đường được chia theo chiều dọc trong một phần đường (lớn) dành cho xe cơ giới. Việc bắt ép các phương tiện đi theo một làn mà không được đi sang bên phải khi đi chậm hơn là trái luật.

Muốn tách xe máy và ô tô một cách đúng luật thì phải làm gì?
- Phân chia phần đường (chứ không phải làn đường) riêng cho ô tô và xe máy; có biển cấm ô tô ở phần đường xe máy và có biển cấm xe máy ở phần đường ô tô. Cái này ở trong Sài Gòn họ làm khá nhiều rồi.
- Có đèn tín hiệu riêng cho phần đường ô tô và phần đường xe máy, không để xung đột nhau tại ngã tư.
- Những con đường nhỏ không đủ phân chia phần đường riêng cho ô tô/xe máy, có thể xem xét chỉ cho 1 loại phương tiện ô tô hoặc xe máy đi. Về tổng thể, ô tô và xe máy có thể phải đi vòng xa hơn nhưng tách được khỏi nhau và tránh được xung đột.

*Về việc bắt ép xe tải đi bên trái, xe máy đi bên phải trên cùng một con đường dành cho xe cơ giới mà bác ca ngợi thực ra là trái luật và rất nguy hiểm khi xe máy rẽ trái hoặc xe tải rẽ phải tại ngã tư. Dưới đây là một đoạn clip của UBATGTQG về một vụ tai nạn tại ngã tư, một phần nguyên nhân có thể do quy định (tùy tiện) ô tô phải đi bên trái, xe máy phải đi bên phải.

Cá nhân nhà cháu thấy các ý kiến này hợp lý, nhất là 3 dòng in đậm bên dưới.
.
 
Biển số
OF-2985
Ngày cấp bằng
5/1/07
Số km
4,690
Động cơ
630,615 Mã lực
Nơi ở
Cầu Sì goòng
Website
www.facebook.com
Trước tiên, về sử dụng làn đường trên đường cao tốc:
1- Không phân chia làn đường theo loại phương tiện
2- Không phân chia làn đường theo tốc độ (có thể giới hạn tốc độ theo loại phương tiện)
3- Làn sát bên trái chỉ dùng để vượt, không được đi thường xuyên ở làn này
4- Các loại phương tiện phải đi về bên phải, ngay khi có thể

Tôi thấy tất cả những nước mà tôi biết đều quy định như vậy, Việt Nam không nên quy định khác đi làm gì

Bác có thể gửi em chút tài liệu liên quan đến các vấn đề bác nêu ở trên không ạ? Cảm ơn bác
Nhà cháu xin minh hoạ giùm 3 ý 1, 2, 3 trong còm của kụ Chinhatn bằng hình vẽ sau, chụp tại đường Kinh Dương Vương, TpHCM:



Còn ý thứ 4 "Các loại phương tiện phải đi về bên phải, ngay khi có thể" thì được quy định cụ thể trong luật của một số nước, với mục đích ngăn cấm các phương tiện đi nghênh ngang giữa đường, chiếm làn bên trái, gây cản trở các phương tiện khác muốn vượt lên ở làn bên trái.
Trên cao tốc ở Vn đang bị xảy ra tình trạng này, khiến các xe sau phải chạy vào làn khẩn cấp thì mới có ther viợt lên xe trước chạy chậm nghênh ngang chiếm làn trái.

Hình như trong CƯV cũng quy định như vậy. Để nhà cháu xem lại.

.
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top