[Funland] Việt Nam xưa (4) các tỉnh thành Bắc Kỳ (trừ Hà Nội)

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực

Các cụ chờ em biên soạn
 

H2MQ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-427315
Ngày cấp bằng
4/6/16
Số km
1,419
Động cơ
230,327 Mã lực
Tuổi
47
Thực dân Pháp vơ vét là chính nên đặc trưng nhà ga bến tàu lam rất lớn công phu..
Cám ơn cụ Ngao e hiểu rõ hơn về cụ HHT mặc dù được đi thăm và tham dự lễ hội Yên Thế
Kể ra nó càng vơ vét mạnh thì dân ta càng được nhờ nhỉ :))
 

hoangha.8711

Xe hơi
Biển số
OF-200039
Ngày cấp bằng
28/6/13
Số km
111
Động cơ
324,460 Mã lực
Giai đoạn mà người Hoa có tầm ảnh hưởng lớn đến Việt Nam chỉ sau PHÁP.
Có Anh Tây Lông vào Anh ĐỒNG CHÍ không có dám YÊU CÔ GÁI ĐẸP VIỆT NAM NỮA.
 

mautiensinh

Xe đạp
Biển số
OF-493251
Ngày cấp bằng
28/2/17
Số km
10
Động cơ
189,300 Mã lực
Tuổi
36
Giấy báo tử của người bị hành quyết để thông báo cho người nhà (bản dịch tiếng Việt)
của cụ Đỗ Khắc Nhã, tức Đỗ Đàm
bị hành quyết ngày 3-12-1908
Ngày tháng này mâu thuẫn với nhiều nguồn của ta
Rõ ràng thế này, có lẽ tây đúng hơn



Bản gốc

Bản gốc
Phải công nhận khả năng quả lý hành chính công cũng như lưu trữ tư liệu của người Pháp tuyệt vời thật .... đi trước chúng ta cả vài trăm năm :v
 

robinhood2708

Xe máy
Biển số
OF-164809
Ngày cấp bằng
1/11/12
Số km
57
Động cơ
347,686 Mã lực
Ngày 19-8-1883, quân Pháp chiếm Thành Hải Dương (lần thứ hai)
Không còn chút dấu vết thanh này nữa
Vị trí Thành Hải Dương, nay là khu đô thị mới ở góc Phạm Ngũ Lão - Điện Biên Phủ
Vết tích thì cũng còn tí cụ Ngao5 ạ, đó hào nước bao quanh thành. Các cụ xem ảnh vệ tinh sẽ thấy hào nước còn một phần hình ngôi sao 6 cánh kiểu thành Vauban.
Vị trí thành Hải Dương tương ứng giữa phố Phạm Ngũ Lão, qua chỗ Viện quân Y 7, qua gần bến xe - ga Hải Dương. Không phải khu đô thị mới góc PNL - ĐBP đâu ạ.
Trung tâm thành khả năng là chỗ ngã tư Kho đỏ (chấm đỏ), từ đây có 3 trục chính theo 3 hướng (phố Tuệ Tĩnh hướng Tây Nam, phố Chi Lăng hướng Bắc, và phố Hoàng Hoa Thám hướng Đông Nam) ra các cửa thành. Em vừa vẽ mô phỏng thấy có vẻ rất đối xứng các cụ ạ :)



 
Chỉnh sửa cuối:

Dzon

Xe điện
Biển số
OF-13015
Ngày cấp bằng
6/2/08
Số km
3,180
Động cơ
548,317 Mã lực
Nơi ở
Thai Nguyen
Mấy hôm nay ko thấy cụ Ngao5 up bài, ko biết cụ ốm hay bận việc gì
Chúc cụ luôn mạnh khỏe, em chờ những bức ảnh mới của cụ :)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực


Bản đồ Nam Định trước khi bị Pháp đánh chiếm


Người Nam Định trước đây rất tự hào với nick "“non Côi - sông Vị”
Non Côi, tức núi Gôi ở huyện Vụ Bản
Sông Vị, tức sông Vị Hoàng. thì ngay cả nhiều cụ Nam Định cũng chẳng hình dung nổi ở đâu
Bản đồ trên có vẽ con sông Vị Hoàng. Thực tế em tô đậm cho dễ nhìn, chứ 100 năm trước, đến cụ Tú Xương cũng không hình dung nổi
Sông Vị Hoàng được đào từ thời nhà Trần cách đây khoảng 5-600 năm xuyên qua làng Vị Hoàng nối với sông Hồng
Trải qua vài trăm năm, đến đầu thế kỷ 19, sông Vị Hoàng đã bị phù sa bồi lấp ở đoạn ngã ba trên hình.
Vua Minh Mạng cho đào một con sông mới tránh chỗ sông Vị Hoàng bị bồi lấp.
Năm Minh Mạng thứ 13 (1832), nhà vua đã cho đào con sông mới từ kênh Phù Long đến bến đò Lương Xá (chỗ nhà máy xay hiện nay) để hợp với dòng sông Vị Hoàng (cũ). Con sông này có tên là Sông Đào.
Sông Đào dài 33 km, nhưng đoạn đào mới chừng 5 km thôi
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Năm 1822, vua Minh Mạng mới cho thành lập tỉnh Nam Định và cho xây thành
Lúc đó Thành Nam Định hai mặt sát sông Đào để là những bãi phù sa bồi đắp nhôm nhoam, phố xá cũng chưa có, sau người Hoa đến sinh sống, tụ tập nhiều ở phố Khác (Hoàng Văn Thụ ngày nay)
Dải đất từ sát phố Khách đến tận Nguyễn Trãi vẫn là một bãi lầy, có hai bến đó lúc đó là Đò Chè và Đò Gốc Đa. Đò Chè là chỗ Kho Lương thực phố Bến Ngự, chỗ Trường Trung học tư thục Nguyễn Công Trứ ngày nay.
Còn đò Đò Gốc Đa (cây đa vẫn còn) cạnh Triều Châu Hội quán, ở ngã tư Lê Hồng Phong - Hàng Sắt bây giờ


Triều Châu Hội quán ngày nay
Buổi sáng ở đây sử dụng để bán phở
Trước cửa Triều Châu Hội quán có nhà bán kẹo Triều Châu (kẹo lạc) rất ngon

 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Tóm lại Nam Định trước khi Pháp xâm chiếm cũng chẳng có gì mấy
Nam Định nổi danh vì ở đây có TRƯỜNG THI HƯƠNG, ba năm tổ chức một lần (em sẽ nói kỹ sau)
Một năm sau chiếm thành Hà Nội, hôm 27-3-1883, Henri Rivière nối gót Francis Garnier trước kia chỉ huy 600 lính và 6 pháo thuyền đi đánh chiếm Nam Định
Cái này em đã post, nay về Nam Định em đưa lại

27-3-1883, 600 lính và 6 pháo thuyền do Henri Rivière chỉ huy, đánh chiếm thành Nam Định. Ảnh: Charles Edouard Hocquard






 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Thành Nam Định hình vuông, mỗi chiều chừng 400 mét, xung quanh là hào nước và bãi lây 4 mặt, khó chống lại với vũ khí "tối tân" của Pháp
Sau khi chiếm Thành Nam Định 1883, Pháp quy hoạch Nam Định, cho lấp bớt những chỗ trũng để lấy đất xây dựng và mở đường. Công việc này kéo dài gần 30 năm, đến năm 1917 (cách đây đúng 100 năm) thì lấp đoạn trước mặt Thư viện tỉnh Nam Định (trên đường Lê Hồng Phong ngày nay) và lấp đoạn đường Nguyễn Du (một phần thôi) từ Thư viện tới đầu Mạc Thị Bưởi



Cách đây đúng một trăm năm, vị trí Thư viện tỉnh được lấp (nhiều người gọi khu vực này là sông Lấp)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Cụ Tú Xương sinh 1870, mất 1907.
Gia đình cụ sống ở vị trí nay là nhà số 247 phố Minh Khai (trước kia là Hàng Nâu)
Các phố Hàng Nâu, Hàng Bát, Hàng Mâm, Hàng Song thời Pháp thuộc sau dồn thành phố Minh Khai



Sinh thời, cụ chứng kiến cảnh thay đổi từng ngày của Nam Định khi người Pháp quy hoạch thành phố. Nơi cụ ở lúc đó trông ra bãi lầy do phù sa bồi lấp sông Vị, chưa có đường Nguyễn Du chạy qua
"Sóng kia rày đã nên dòng,
Chỗ làm nhà cửa, chỗ trồng ngô khoai.
Vắng nghe tiếng ếch bên tai,
Giật mình còn tưởng tiếng ai gọi đò"
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Đến 1924, thành phố Nam Định bắt đầu có hình hài và phát triển
 

Cao Biền 02

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-497114
Ngày cấp bằng
13/3/17
Số km
4,298
Động cơ
231,010 Mã lực
Chủ tịch tỉnh cụ ạ. Tổng đốc (Chủ tịch tỉnh) luôn là quan người Việt do triều Huế cắt cử (với sự đồng ý của Pháp)
Bí thơ tỉnh là Công sứ người Pháp, không bao giờ là người Việt, dĩ nhiên
Ở Bắc Kỳ là chế độ "bảo hộ", nghĩa đen là nước Pháp "che chở" hộ
Thực chất quyền hành các tỉnh nằm ở viên Công sứ Pháp
Đứng đầu các viên Công sứ (các tỉnh Bắc Kỳ) là Thống sứ Bắc Kỳ
Ba kỳ có ba quan "hạng Thống" với tên gọi tiếng Việt:
1) ở Bắc Kỳ gọi là Thống sứ
2) ở Trung Kỳ, gọi là Khâm sứ
3) ở Nam Kỳ gọi là Thống đốc
Nam Kỳ là đất thuộc địa của Pháp nên chức là Thống đốc
Toàn quyền Đông Dương là cấp trên của 3 vị quan trên + Lào + Campuchia
Hai xứ Lào + Campuchia cũng nằm ở dạng "bảo hộ" như Bắc Kỳ

Cụ ơi, iem chém ngoài tý thôi, không đúng với chủ đề ảnh của cụ.

Một gia đình, có miếng đất, chả biết làm ăn gì=> cho thằng nào đó nó thuê, nó làm cho miếng đất phát triển, phát huy hết tiềm năng.
Một Công ty, nếu để tự điều hành có khi chết ngập. Thuê được CEO ngon là ngon. Nôm na là cũng cơ sở ấy, con người ấy; thằng quản lý điều hành ngon là công ty ngon, CB, nhân viên cũng ngon.
Đại khái thế.
Chứ đôi khi tự mình, tự làm, độc lập tự chủ.... chắc gì đã ngon,
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực




Chợ Rồng, thành phố Nam Định (lúc đó Pháp liệt là thành phố loại hai)
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực

Nam Định đầu thế kỷ 20


Phố Ga Nam Định đầu thế kỷ 20
Ống khói cao là của Công ty Sợi bông Bắc Kỳ (Cotton Tonkin) do ông Leon Anthyme Dupré thành lập, tiền thân nhà máy dệt Nam Định sau náy
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Hai sự kiện lớn làm thay đổi Nam Định thời đầu thế kỷ 20
Đó là
1) xây dựng nhà máy tơ và dệt
2) Đường xe lửa Đông Dương chạy qua Nam Định
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực
Các bông Bắc Bộ đã được tạo ra vào năm 1900 bởi Anthyme Dupré .
Ông Louis Léon Anthyme Dupré (1865-1940) sinh năm 1865 tại Chatou. Ông đã đến Đông Dương vào năm 1890, làm việc 7 năm tại Ngân hàng Đông Dương, đầu tiên tại Hà Nội và sau đó là Hải Phòng.
Năm 1900, ông sáng lập Công ty Cotton Tonkin (Sợi bông Bắc Kỳ) lúc 35 tuổi, tiền thân của Nhà máy Dệt Nam Định sau này. Vốn của công ty là 5.000.000 franc mà được thêm 2 triệu trái phiếu.



Ông Leon Anthyme Dupré chụp năm 1923

Khu nhà máy Công ty Sợi bông Nam Định đầu thế kỷ 20

 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực

Khu làng của người trồng bông nằm dưới quyền quản lý của công ty Sợi bông Bắc Kỳ ở Quần Phương Hạ, Hải Hậu, Nam Định

Nhà thờ Quần Phương thì em biết, từng là nơi quay cuốn phim "Ngày Lễ Thánh"
Cụ nào ở Hải Hậu giải thích hộ em tại sao chỗ này có đồi?



1923 – những nhân viên quản lý người Pháp của Công ty Sợi bông Bắc Kỳ (Cotton Tonkin). Đứng giữa là giám đốc Leon Anthyme Dupré và con trai cả
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,127
Động cơ
1,072,549 Mã lực




Khu dinh thự của gia đình giám đốc Leon Anthyme Dupré, nay là Bảo tàng Dệt may Việt Nam ở thành phố Nam Định



Bảo tàng Dệt may Việt Nam ở thành phố Nam Định vốn xưa là khu dinh thự của gia đình giám đốc Leon Anthyme Dupré
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top