Đi đẻ ở HN

PDlong

Xe tăng
Biển số
OF-482555
Ngày cấp bằng
6/1/17
Số km
1,802
Động cơ
188,247 Mã lực
Tuổi
31
Thế đẻ ở phụ sản HN hay Nhi Trung Ương thì mất bao nhiêu hả các cụ ?
 

H.U.Y

Xe điện
Biển số
OF-202200
Ngày cấp bằng
15/7/13
Số km
2,371
Động cơ
345,454 Mã lực
Chả là nhà em sắp đón thành viên mới, tập 1 nên chưa có kinh nghiệm. Nhà e tính đẻ ở viện C nhưng chưa biết thủ tục thế nào, chọn bác sỹ nào cho yên tâm ạ.
Với lại cái vụ BHXH, nhà e đóng BHXH ở bệnh viện khác mà giờ đẻ ở viện C thì được hưởng bao nhiêu % và cần lưu ý gì khi làm thủ tục đẻ để hưởng chế độ BHXH k?
Nhà cụ mợ nào có kinh nghiệm vụ này giúp em với.
Nhà cháu 2 đứa đều đẻ ở Phụ sản Hà Nội. Gấu cụ đi khám rồi chọn bác sĩ luôn. Nửa đêm đau bụng đẻ alo là bsi phải đến
 

trantuandb

Xe hơi
Biển số
OF-497600
Ngày cấp bằng
14/3/17
Số km
125
Động cơ
189,050 Mã lực
Tuổi
31
bác vào viện kẹp phong bì khác có ng tư vấn, h dịch vụ bệnh viện thì nhanh lắm ak.
 

lamkhanh868

Xe tải
Biển số
OF-373060
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
344
Động cơ
252,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nhà cháu 2 đứa đều đẻ ở Phụ sản Hà Nội. Gấu cụ đi khám rồi chọn bác sĩ luôn. Nửa đêm đau bụng đẻ alo là bsi phải đến
E còn nghe nói chọn bác sĩ thậm chí bác sĩ còn vào viện làm hồ sơ đẻ cho nữa ấy chứ nhưng ở pshn, mà nhà cháu đẻ ở viện C nên k có thông tin gì cả
 

alexandra

Xe điện
Biển số
OF-21973
Ngày cấp bằng
4/10/08
Số km
2,396
Động cơ
518,861 Mã lực
Kinh nghiệm đi đẻ thì không nhiều, em tìm được cái này hy vọng giúp ích được cho cụ:

1.
Vợ em thì đau cũng được vài tiếng rồi, bác sĩ đưa vào phòng chờ sinh, chỉ được kết nối với mọi người bên ngoài bằng điện thoại. Gọi nghe vợ hổn hển vì đau mà lòng em cũng thắt lại, đau lắm nhưng chắc thua vợ em cả trăm lần.
Cả bà nội với bà ngoại "on air" từ trưa cùng em thì em đã khuyên 2 bà về nghỉ ngơi, còn em quyết tâm solo đến sáng nếu cần, luyện tập suốt mùa Euro vừa rồi nên em cũng tự tin phết.
Sốt ruột!!! Thật đó, kiểu ngồi trên đống lửa cũng không bằng.. Ở đây họ cách ly team người nhà với team chờ sinh, biệt luôn, không thấy gì. Có cái phòng thông tin hỏi đáp gì đó thì vắng hoe, thi thoảng có y tá ló đầu ra hét: Người nhà chị Nguyễn.... Hà đâu, giật mình phi vào thì được ký mỗi phát rồi đuổi ra đảo vội mắt nhìn quanh thì cũng chẳng có ai để hỏi cả, chắc giao ca...
Tầm này người nhà với bạn bè đến thăm, váy ngắn nước hoa thơm phức, khác hẳn mùi mồ hôi chua loét từ chiều. Xéo bên trái tý là bên sinh theo yêu cầu. Có anh chồng nhà nọ có vẻ phấn khởi vì được vào lúc vợ sinh, thế mà em ở ngoài toàn nghe thấy chị vợ kêu hét ỏm tỏi, cả chửi kiểu phổ nhạc luôn, 20 phút sau anh chồng kia ra mặt xám ngoét cười hềnh hệch: "Xong rồi các bác ạ! Nhìn rõ hãi hùng!".
Nhưng...
Có vậy mới biết lòng cha mẹ các bác ạ. Mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục. Trở thành 1 người cha là đặc ân mà người vợ, 1 trong 2 người phụ nữ quan trọng nhất của đời mình đem lại. Hạnh phúc lắm, cao cả và tự hào lắm... Thương vợ cực, nhưng chỉ biết động viên thôi! Cố lên vợ yêu của anh, luôn có anh sẵn sàng đón em và con.
Cứ bạo mồm rằng: Để anh đau hộ, để anh sinh giúp được thì anh sẽ làm... nhưng thực tế thì sợ hết hồn, cứ tận mắt tai nghe thì các bác sẽ hiểu. Thôi tạm vậy đã, đứa sau cụ thể hơn vậy.

2.
“Đưa vợ đi đẻ.

Lúc sớm, hai vợ chồng đi ăn sáng. Như thường lệ, mình ăn xong trước thì ra quán nước gần đó gọi cốc trà đá, làm vài ván cờ, chờ vợ ăn.

Mới chơi được khoảng năm ván thì đã thấy vợ gọi ra tính tiền. Lúc tính tiền, chị chủ quán có nhắc mình: “Chú xem thế nào chứ hôm nay chị thấy cô nhà ăn kém lắm.

Bát bún, bát cháo và đĩa quẩy thì vẫn hết, nhưng chục trứng vịt lộn thì vẫn còn thừa tận 3 quả”. Mình nghe vậy hoảng quá, hỏi vợ có chuyện gì, vợ bảo: “Em ăn không ngon miệng vì thấy hơi hơi đau bụng. Con đang đạp bùm bụp. Chắc nó muốn ra rồi”.

Thế là mình cuống cuồng đưa vợ đi bệnh viện. Nhưng đạp thì đạp, chứ nó có chịu ra ngay cho đâu, nó cứ quằn quại trong bụng vợ chán chê, khiến vợ đau tê dại, lăn lộn trên giường rồi lại bò toài dưới đất, tưởng như sắp chết ngất...

Ở giường bên cạnh, cũng có một chị đang lên cơn đau vật vã giống vợ mình, khác cái là vợ mình chỉ kêu la thôi, còn chị ta thì lại luôn mồm chửi: “Thằng chồng khốn nạn. Tại mày mà bà đau như này. Tổ sư bố mày.

Lúc sướng thì cả hai cùng sướng, sao lúc đau thì chỉ mình bà phải đau? Tổ sư bố mày. Thằng chồng khốn nạn…” Vật vã một hồi, chị ta lộn nhào xuống sàn, đúng lúc ông bác sĩ đi qua, chị ta vồ chặt luôn lấy chân bác sĩ, tiếp tục kêu la: “Cứu em với bác sĩ ơi.


Em đau chết mất thôi”. Ông bác sĩ chắc đã quá quen với cảnh này rồi, nên nhẹ nhàng dìu chị ấy ngồi lên giường, giọng dịu dàng: “Lúc sướng có gọi bác sĩ đến sướng cùng không? Sao lúc đau lại cứ gào tên bác sĩ?”

Mình bịt chặt miệng, không dám cười, vì sợ bị chửi là “cười trên nỗi đau của người khác”. Vợ mình cũng có cái tật thích chửi bậy như vậy, nhưng chỉ chửi lúc hưng phấn, khi đạt trạng thái tột đỉnh thăng hoa thôi.

Mình hồi đầu cũng bắt vợ sửa, nhưng vợ không sửa được, nên nghe dần thành quen, đến nỗi hôm trước, xong việc đến nơi rồi mà thấy vợ cứ thinh lặng, mình còn đâm ra sợ, rồi hoang mang hỏi vợ: “Sao hôm nay em không chửi?”.

Vợ há mồm, lấy tay chỉ chỉ vào trong cổ, giọng thều thào: “Em đang bị đau họng”.

Trái với sự đau đớn của vợ mình và cái chị đang chửi chồng, thì ở phía giường đối diện, có một chị cũng đi đẻ mà lại vẫn giữ được cái vẻ thản nhiên, nhàn hạ vô cùng.

Chị ta cứ ngồi chơi, thảnh thơi vuốt iPhone, cười hềnh hệch, rồi chụp hình tự sướng post lên “Phây”. Tí tí chị lại gọi điện cập nhật tình hình: “Cổ tử cung của cháu mở 6 phân rồi chú nhé. Chắc lát nữa là đẻ thôi. Không tin á? Đây, cháu chụp ảnh post lên Phây cho xem”...

Lúc lên bàn đẻ cũng là lúc vợ mình bị những cơn đau dày vò đến gần như mòn hơi cạn sức. Cái cảm giác phải nhìn vợ mặt đỏ gay, thở hồng hộc, rồi oằn lưng lên rặn, trong khi mình đứng ngay cạnh mà lại chẳng thể giúp vợ được gì quả thực là khó chịu cực kỳ.

Nghe lời bác sĩ, vợ mình dùng hết sức hít một hơi thật sâu, rặn một phát rõ mạnh, mình nghe “phụt” một phát, cảm giác như con đã chui ra, mình mới quay sang hỏi bác sĩ: “Ra rồi phải không ạ?”.

Bác sĩ gật đầu, bảo: “Ừ. Ra rồi. Nhưng là kứt ra, chứ con thì chưa ra đâu. Động viên vợ rặn tiếp đi”.

Vật vã mãi cuối cùng cũng xong, vợ và con mình được chuyển sang phòng sau sinh. Mình ra cổng mua cháo cho vợ, mua nước nóng về pha sữa cho con, còn dìu cả vợ mình ra tận nhà vệ sinh đi tè.

Đối với mình, việc một người chồng chăm con và chiều vợ khi vợ vừa đẻ xong là chuyện rất bình thường, và là điều tất yếu phải làm.

Ấy thế mà cái chị nằm ngay cạnh giường vợ mình thì cứ xuýt xoa: “Gớm! Kiếm được người chồng như chú bây giờ là hiếm lắm”. Mình ngại quá, chỉ biết cười trừ, rồi quay sang hỏi: “Thế chồng chị đâu mà không thấy vào chăm hai mẹ con?”.

Chị nghe vậy thì buồn bã nhìn ra cửa, giấu tiếng thở dài: “Lão tuyên bố thẳng rồi: Đẻ toàn con gái thì tự gọi người đến mà chăm, lão không quan tâm.

Chỉ duy nhất lần chị sinh con bé đầu lòng, lão có ghé vào thăm một buổi. Mang tiếng là thăm một buổi, nhưng lão chỉ ngồi nhìn con được tí, còn đâu là lão đi khắp các phòng, thấy phòng nào có gái đẻ xinh xinh, trẻ trẻ, là lão đứng rình, chờ để xem nó cho con bú”.

Nói đến đó, giọng chị nghẹn đi, và lại thở dài. Mình không dám nhìn vào mắt chị, nên không rõ có giọt lệ nào đang lăn ra từ nơi đó hay không...

Rồi ở cái giường ngay phía sau mình cũng thế, có đôi vợ chồng đang bế con trên tay mà mặt cứ buồn thiu. Mình ngó qua, thấy đứa bé này lạ quá. Tóc nó quăn tít, da nó đen sì như người châu Phi.

Mình thắc mắc thì anh chồng giọng rầu rầu, bảo: “Vợ em mới đi xuất khẩu lao động ở Nigeria về, chắc vì ăn gạo, ăn cơm bên đó lâu quá nên sinh ra con mới đen như thế”. “Vợ em về được bao lâu rồi”?.

“Dạ được 7 tháng ạ”. “7 tháng mà đã đẻ rồi sao?”. “Vâng, đẻ non ạ.

Tuy đẻ non nhưng trộm vía, bé cứng cáp lắm, nặng bốn cân hai, tóc dài chớm mang tai, răng cũng đã nhú lên được mấy cái” - Vừa nói, anh chồng vừa đưa bàn tay vuốt mấy lọn tóc phất phơ trên gương mặt bơ phờ của người vợ với đầy vẻ trìu mến, yêu thương...

Còn ở cái giường liền ngay bên, lại một chị khác đang ôm con khóc sụt sùi, anh chồng thì ngồi ngay cạnh, nắm chặt tay vợ mãi không rời. Mình hỏi: “Sao vậy? Em bé không khỏe à?”, thì chị vợ trả lời: “Dạ không. Bé ngoan và rất nhanh nhẹn anh ạ”.

“Ô hay. Con ngoan, con khỏe, chồng cũng ở bên cạnh quan tâm, chia sẻ, thế còn khóc cái gì?”. Chị vợ nghe vợ nghe vậy thì giọng lại nghẹn đi: “Đây không phải là chồng, mà là anh rể em ạ. Anh ấy nói dối vợ lên công ty họp để tranh thủ ghé qua thăm 2 mẹ con em thôi.

Giờ chị gái em đang gọi điện giục anh ấy về rồi” - dứt lời, bờ vai cô gái trẻ lại rung lên từng hồi nức nở không thôi.

Ra vậy. Nhờ đưa vợ vào đây đẻ, mình mới hiểu ra được một điều: Rằng cảm giác đau trong khi đẻ, với tất cả đàn bà, chắc là đều giống nhau, bởi nó do thượng đế, do tự nhiên quy định.

Nhưng cảm giác sau khi đẻ, với mỗi người đàn bà, có lẽ sẽ khác nhau, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào người đàn ông, vào người chồng mà người đàn bà đã chọn”.
 

Lão Long

Xe tăng
Biển số
OF-429416
Ngày cấp bằng
13/6/16
Số km
1,234
Động cơ
227,996 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vợ e đẻ gói D3 ở sản Hà Nội, khá ok nhưng đắt hơn sản C cụ nhé. Hôm vừa rồi thấy bên viện Huyết học gọi lên lấy cái chứng nhận tế bào gốc của F1 mới biết là trong gói đẻ kèm thêm cả dv này nữa. E thấy bảo lưu trữ tế bào gốc sau này chữa đc nhiều bệnh lắm.
 

hiepelines

Xe hơi
Biển số
OF-301736
Ngày cấp bằng
15/12/13
Số km
123
Động cơ
307,627 Mã lực
Nơi ở
hà nội
Website
dochoixeco.com
nhà em đẻ ở C , đẻ thường mất 200K tiền đẻ, 2tr tiền lót tay bác sĩ . Xong nhanh gọn .
Em theo bác sĩ Bắc , phó khoa C
 

lamkhanh868

Xe tải
Biển số
OF-373060
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
344
Động cơ
252,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Kinh nghiệm đi đẻ thì không nhiều, em tìm được cái này hy vọng giúp ích được cho cụ:

1.
Vợ em thì đau cũng được vài tiếng rồi, bác sĩ đưa vào phòng chờ sinh, chỉ được kết nối với mọi người bên ngoài bằng điện thoại. Gọi nghe vợ hổn hển vì đau mà lòng em cũng thắt lại, đau lắm nhưng chắc thua vợ em cả trăm lần.
Cả bà nội với bà ngoại "on air" từ trưa cùng em thì em đã khuyên 2 bà về nghỉ ngơi, còn em quyết tâm solo đến sáng nếu cần, luyện tập suốt mùa Euro vừa rồi nên em cũng tự tin phết.
Sốt ruột!!! Thật đó, kiểu ngồi trên đống lửa cũng không bằng.. Ở đây họ cách ly team người nhà với team chờ sinh, biệt luôn, không thấy gì. Có cái phòng thông tin hỏi đáp gì đó thì vắng hoe, thi thoảng có y tá ló đầu ra hét: Người nhà chị Nguyễn.... Hà đâu, giật mình phi vào thì được ký mỗi phát rồi đuổi ra đảo vội mắt nhìn quanh thì cũng chẳng có ai để hỏi cả, chắc giao ca...
Tầm này người nhà với bạn bè đến thăm, váy ngắn nước hoa thơm phức, khác hẳn mùi mồ hôi chua loét từ chiều. Xéo bên trái tý là bên sinh theo yêu cầu. Có anh chồng nhà nọ có vẻ phấn khởi vì được vào lúc vợ sinh, thế mà em ở ngoài toàn nghe thấy chị vợ kêu hét ỏm tỏi, cả chửi kiểu phổ nhạc luôn, 20 phút sau anh chồng kia ra mặt xám ngoét cười hềnh hệch: "Xong rồi các bác ạ! Nhìn rõ hãi hùng!".
Nhưng...
Có vậy mới biết lòng cha mẹ các bác ạ. Mang nặng đẻ đau, sinh thành dưỡng dục. Trở thành 1 người cha là đặc ân mà người vợ, 1 trong 2 người phụ nữ quan trọng nhất của đời mình đem lại. Hạnh phúc lắm, cao cả và tự hào lắm... Thương vợ cực, nhưng chỉ biết động viên thôi! Cố lên vợ yêu của anh, luôn có anh sẵn sàng đón em và con.
Cứ bạo mồm rằng: Để anh đau hộ, để anh sinh giúp được thì anh sẽ làm... nhưng thực tế thì sợ hết hồn, cứ tận mắt tai nghe thì các bác sẽ hiểu. Thôi tạm vậy đã, đứa sau cụ thể hơn vậy.

2.
“Đưa vợ đi đẻ.

Lúc sớm, hai vợ chồng đi ăn sáng. Như thường lệ, mình ăn xong trước thì ra quán nước gần đó gọi cốc trà đá, làm vài ván cờ, chờ vợ ăn.

Mới chơi được khoảng năm ván thì đã thấy vợ gọi ra tính tiền. Lúc tính tiền, chị chủ quán có nhắc mình: “Chú xem thế nào chứ hôm nay chị thấy cô nhà ăn kém lắm.

Bát bún, bát cháo và đĩa quẩy thì vẫn hết, nhưng chục trứng vịt lộn thì vẫn còn thừa tận 3 quả”. Mình nghe vậy hoảng quá, hỏi vợ có chuyện gì, vợ bảo: “Em ăn không ngon miệng vì thấy hơi hơi đau bụng. Con đang đạp bùm bụp. Chắc nó muốn ra rồi”.

Thế là mình cuống cuồng đưa vợ đi bệnh viện. Nhưng đạp thì đạp, chứ nó có chịu ra ngay cho đâu, nó cứ quằn quại trong bụng vợ chán chê, khiến vợ đau tê dại, lăn lộn trên giường rồi lại bò toài dưới đất, tưởng như sắp chết ngất...

Ở giường bên cạnh, cũng có một chị đang lên cơn đau vật vã giống vợ mình, khác cái là vợ mình chỉ kêu la thôi, còn chị ta thì lại luôn mồm chửi: “Thằng chồng khốn nạn. Tại mày mà bà đau như này. Tổ sư bố mày.

Lúc sướng thì cả hai cùng sướng, sao lúc đau thì chỉ mình bà phải đau? Tổ sư bố mày. Thằng chồng khốn nạn…” Vật vã một hồi, chị ta lộn nhào xuống sàn, đúng lúc ông bác sĩ đi qua, chị ta vồ chặt luôn lấy chân bác sĩ, tiếp tục kêu la: “Cứu em với bác sĩ ơi.


Em đau chết mất thôi”. Ông bác sĩ chắc đã quá quen với cảnh này rồi, nên nhẹ nhàng dìu chị ấy ngồi lên giường, giọng dịu dàng: “Lúc sướng có gọi bác sĩ đến sướng cùng không? Sao lúc đau lại cứ gào tên bác sĩ?”

Mình bịt chặt miệng, không dám cười, vì sợ bị chửi là “cười trên nỗi đau của người khác”. Vợ mình cũng có cái tật thích chửi bậy như vậy, nhưng chỉ chửi lúc hưng phấn, khi đạt trạng thái tột đỉnh thăng hoa thôi.

Mình hồi đầu cũng bắt vợ sửa, nhưng vợ không sửa được, nên nghe dần thành quen, đến nỗi hôm trước, xong việc đến nơi rồi mà thấy vợ cứ thinh lặng, mình còn đâm ra sợ, rồi hoang mang hỏi vợ: “Sao hôm nay em không chửi?”.

Vợ há mồm, lấy tay chỉ chỉ vào trong cổ, giọng thều thào: “Em đang bị đau họng”.

Trái với sự đau đớn của vợ mình và cái chị đang chửi chồng, thì ở phía giường đối diện, có một chị cũng đi đẻ mà lại vẫn giữ được cái vẻ thản nhiên, nhàn hạ vô cùng.

Chị ta cứ ngồi chơi, thảnh thơi vuốt iPhone, cười hềnh hệch, rồi chụp hình tự sướng post lên “Phây”. Tí tí chị lại gọi điện cập nhật tình hình: “Cổ tử cung của cháu mở 6 phân rồi chú nhé. Chắc lát nữa là đẻ thôi. Không tin á? Đây, cháu chụp ảnh post lên Phây cho xem”...

Lúc lên bàn đẻ cũng là lúc vợ mình bị những cơn đau dày vò đến gần như mòn hơi cạn sức. Cái cảm giác phải nhìn vợ mặt đỏ gay, thở hồng hộc, rồi oằn lưng lên rặn, trong khi mình đứng ngay cạnh mà lại chẳng thể giúp vợ được gì quả thực là khó chịu cực kỳ.

Nghe lời bác sĩ, vợ mình dùng hết sức hít một hơi thật sâu, rặn một phát rõ mạnh, mình nghe “phụt” một phát, cảm giác như con đã chui ra, mình mới quay sang hỏi bác sĩ: “Ra rồi phải không ạ?”.

Bác sĩ gật đầu, bảo: “Ừ. Ra rồi. Nhưng là kứt ra, chứ con thì chưa ra đâu. Động viên vợ rặn tiếp đi”.

Vật vã mãi cuối cùng cũng xong, vợ và con mình được chuyển sang phòng sau sinh. Mình ra cổng mua cháo cho vợ, mua nước nóng về pha sữa cho con, còn dìu cả vợ mình ra tận nhà vệ sinh đi tè.

Đối với mình, việc một người chồng chăm con và chiều vợ khi vợ vừa đẻ xong là chuyện rất bình thường, và là điều tất yếu phải làm.

Ấy thế mà cái chị nằm ngay cạnh giường vợ mình thì cứ xuýt xoa: “Gớm! Kiếm được người chồng như chú bây giờ là hiếm lắm”. Mình ngại quá, chỉ biết cười trừ, rồi quay sang hỏi: “Thế chồng chị đâu mà không thấy vào chăm hai mẹ con?”.

Chị nghe vậy thì buồn bã nhìn ra cửa, giấu tiếng thở dài: “Lão tuyên bố thẳng rồi: Đẻ toàn con gái thì tự gọi người đến mà chăm, lão không quan tâm.

Chỉ duy nhất lần chị sinh con bé đầu lòng, lão có ghé vào thăm một buổi. Mang tiếng là thăm một buổi, nhưng lão chỉ ngồi nhìn con được tí, còn đâu là lão đi khắp các phòng, thấy phòng nào có gái đẻ xinh xinh, trẻ trẻ, là lão đứng rình, chờ để xem nó cho con bú”.

Nói đến đó, giọng chị nghẹn đi, và lại thở dài. Mình không dám nhìn vào mắt chị, nên không rõ có giọt lệ nào đang lăn ra từ nơi đó hay không...

Rồi ở cái giường ngay phía sau mình cũng thế, có đôi vợ chồng đang bế con trên tay mà mặt cứ buồn thiu. Mình ngó qua, thấy đứa bé này lạ quá. Tóc nó quăn tít, da nó đen sì như người châu Phi.

Mình thắc mắc thì anh chồng giọng rầu rầu, bảo: “Vợ em mới đi xuất khẩu lao động ở Nigeria về, chắc vì ăn gạo, ăn cơm bên đó lâu quá nên sinh ra con mới đen như thế”. “Vợ em về được bao lâu rồi”?.

“Dạ được 7 tháng ạ”. “7 tháng mà đã đẻ rồi sao?”. “Vâng, đẻ non ạ.

Tuy đẻ non nhưng trộm vía, bé cứng cáp lắm, nặng bốn cân hai, tóc dài chớm mang tai, răng cũng đã nhú lên được mấy cái” - Vừa nói, anh chồng vừa đưa bàn tay vuốt mấy lọn tóc phất phơ trên gương mặt bơ phờ của người vợ với đầy vẻ trìu mến, yêu thương...

Còn ở cái giường liền ngay bên, lại một chị khác đang ôm con khóc sụt sùi, anh chồng thì ngồi ngay cạnh, nắm chặt tay vợ mãi không rời. Mình hỏi: “Sao vậy? Em bé không khỏe à?”, thì chị vợ trả lời: “Dạ không. Bé ngoan và rất nhanh nhẹn anh ạ”.

“Ô hay. Con ngoan, con khỏe, chồng cũng ở bên cạnh quan tâm, chia sẻ, thế còn khóc cái gì?”. Chị vợ nghe vợ nghe vậy thì giọng lại nghẹn đi: “Đây không phải là chồng, mà là anh rể em ạ. Anh ấy nói dối vợ lên công ty họp để tranh thủ ghé qua thăm 2 mẹ con em thôi.

Giờ chị gái em đang gọi điện giục anh ấy về rồi” - dứt lời, bờ vai cô gái trẻ lại rung lên từng hồi nức nở không thôi.

Ra vậy. Nhờ đưa vợ vào đây đẻ, mình mới hiểu ra được một điều: Rằng cảm giác đau trong khi đẻ, với tất cả đàn bà, chắc là đều giống nhau, bởi nó do thượng đế, do tự nhiên quy định.

Nhưng cảm giác sau khi đẻ, với mỗi người đàn bà, có lẽ sẽ khác nhau, bởi nó phụ thuộc rất nhiều vào người đàn ông, vào người chồng mà người đàn bà đã chọn”.
Cụ có sắn tài liệu đi đẻ rồi à :D dài quá cơ mà e cũng chịu ngồi đọc hết đấy. Thanks cụ nhóe, rất hay và thực tế
 

lamkhanh868

Xe tải
Biển số
OF-373060
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
344
Động cơ
252,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Vợ e đẻ gói D3 ở sản Hà Nội, khá ok nhưng đắt hơn sản C cụ nhé. Hôm vừa rồi thấy bên viện Huyết học gọi lên lấy cái chứng nhận tế bào gốc của F1 mới biết là trong gói đẻ kèm thêm cả dv này nữa. E thấy bảo lưu trữ tế bào gốc sau này chữa đc nhiều bệnh lắm.
sản HN xa nhà e và ai cũng bảo đi viện C nên chiều lòng mn kẻo có vấn đề gì lại khó sống
 

lamkhanh868

Xe tải
Biển số
OF-373060
Ngày cấp bằng
9/7/15
Số km
344
Động cơ
252,640 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
nhà em đẻ ở C , đẻ thường mất 200K tiền đẻ, 2tr tiền lót tay bác sĩ . Xong nhanh gọn .
Em theo bác sĩ Bắc , phó khoa C
Gấu nhà cụ đẻ lâu chưa, cụ cho em xin thông tin mật bs Bắc nhé
 

lantours fair

Xe tải
Biển số
OF-500688
Ngày cấp bằng
27/3/17
Số km
388
Động cơ
190,480 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
lantours.vn
Cho em vào đây chấm hóng nghe ngóng kinh nghiệm của các bác với ạ. Em cảm ơn cả nhà.
 

hantun52

Xe hơi
Biển số
OF-399733
Ngày cấp bằng
5/1/16
Số km
163
Động cơ
232,830 Mã lực
bảo hiểm xã hội tự nguyện tự mua có được hưởng bảo hiểm k các cụ nhỉ?
 

đội mũ_ lái xe

Xe ba gác
Biển số
OF-155238
Ngày cấp bằng
4/9/12
Số km
23,556
Động cơ
653,069 Mã lực
Nơi ở
Sắp chuyển
Cụ cứ đến bệnh viện, đăng kí đẻ trọn gói, đẻ thường hình như là đặt cọc 7tr, đẻ mổ là 11tr thì phải. E nhớ mang máng thế, trọn gói này không phải đi cảm ơn bác sỹ luôn nhé! Được chọn bác sỹ luôn, nhưng không được hưởng bảo hiểm vì mình trọn sinh trọn gói mà. Còn hưởng BHYT thì hình như là cụ xin giấy chuyển của nơi ĐKKCB theo bảo hiểm là được thì phải. Không biết bây giờ thủ tục có thay đổi nhiều không?
Giờ mổ là 13 củ rồi cụ
 

Jinzin

Xe điện
Biển số
OF-198975
Ngày cấp bằng
19/6/13
Số km
2,959
Động cơ
1,365,491 Mã lực
Nơi ở
38,686,868 Mã lực
Gấu nhà em vừa sinh ở Việt Nhật tuần trước, em thấy dịch vụ khá hài lòng vì họ mới xây toà nhà khoảng 20 tầng rất sạch sẽ và đầy đủ tiện nghi. Phòng 6 giường có vệ sinh khép kín.
Gấu nhà em đẻ thường, tập 2 nên chỉ phải nằm viện có 1 đêm và ko nằm phòng riêng.
Viện phí hết chưa đến 1.3 triệu (đã đc hưởng bảo hiểm 32% trái tuyến) + 1.5 triệu bồi dưỡng ca đỡ đẻ.
 

long.spc

Xe container
Biển số
OF-369251
Ngày cấp bằng
4/6/15
Số km
6,245
Động cơ
313,421 Mã lực
Nơi ở
Lang bạt
Ngày trước Gấu e đẻ, BHYT ở PK, nhưng về quê đẻ, không cần chuyển tuyến vẫn được hưởng 80% bảo hiểm. Đẻ ở BV tỉnh sinh thường hết có hơn củ bạc :D
Ông anh họ em cho vợ đẻ trạm xá hết có 300k cách đây 2 năm ;))
 

Vihaiphuc

Xe máy
Biển số
OF-457227
Ngày cấp bằng
29/9/16
Số km
85
Động cơ
205,360 Mã lực
Tuổi
33
Bv vinmex đc đó cụ
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top