Nghe tiếng kêu bắt bệnh xe cho CCCM

baccop1981

Xe buýt
Biển số
OF-363394
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
582
Động cơ
263,320 Mã lực
TIẾNG KÊU VÀ DỰ ĐOÁN BỆNH XE

1. Tiếng cộc cộc khô và to
Sau nhiều giờ không chạy (có thể do đỗ xe qua đêm hoặc lưu kho), dầu trong động cơ sẽ lắng hết xuống đáy các te. Khi mới khởi động, bơm dầu chưa kịp đẩy dầu lên khắp các chi tiết trong động cơ, nên máy chưa được bôi trơn đều. Nếu sau 3 – 5 phút, tiếng nổ của động cơ trở nên êm ngọt thì đó là hiện tượng bình thường.
Tuy nhiên, trường hợp xấu là tiếng kêu đó kéo dài liên tục sau thời gian trên, ngay cả khi động cơ đã nóng, chỉ hơi khác là tiếng kêu không còn khô khốc như lúc mới khởi động, kèm theo động cơ xả khói xanh hoặc đen. Đó là dấu hiệu cho thấy piston và xéc-măng của xe đã mòn, gây hiện tượng va đập vào thành xy-lanh. Một trong những hậu quả khác kéo theo là khe hở xéc măng lớn khiến dầu có thể bị lọt lên buồng đốt, gây ra tình trạng hao dầu. Dầu bị hao quá mức mà không được phát hiện kịp thời sẽ làm cho động cơ không được bôi trơn và bị hỏng hoàn toàn.
Để khắc phục hoàn toàn tình trạng trên, bạn cần mang xe đến các gara tin cậy để kiểm tra áp suất nén của động cơ, cẩu máy và tháo đo kiểm các chi tiết trong động cơ. Trước khi sắp xếp được thời gian làm việc đó, bạn cần lưu ý thêm là thường xuyên theo dõi trên đồng hô táp-lô xem có nổi đèn cảnh báo áp suất dầu hay không.

2. Tiếng rít rít đều và mau
Đây là loại âm thanh rất dễ nhận biết, bởi tiếng kêu đặc trưng của cao su miết vào các bề mặt kim loại. Nếu tiếng kêu xuất hiện ngay khi động cơ mới khởi động lúc nguội, nhưng lại mất sau khoảng vài phút thì nguyên nhân là do dây cua-roa đã bị trùng hoặc bắt đầu có dấu hiệu chai cứng và đã đến lúc cần được thay thế, mặc dù có thể chưa cấp bách.
Dây cua-roa trên một xe ô tô hiện đại có thể là dây cua-roa tổng (một dây có chức năng dẫn động tất cả các hệ thống liên quan) hoặc dây cua-roa 3 sợi: gồm dây cua-roa điều hòa, dây cua-roa máy phát và dây trợ lực riêng biệt.
Nếu tiếng kêu kéo dài liên tục ngay cả khi máy nóng thì đến lúc phải thay dây cua-roa mới. Do bị phụ thuộc vào điều kiện và môi trường làm việc nên nhiều nhà sản xuất chỉ khuyến cáo người sử dụng xe thường xuyên kiểm tra dây cua-roa trong mỗi lần bảo dưỡng định kỳ để phát hiện những biến cố bất thường, chứ không khuyến cáo về thời gian cố định nào. Chúng tôi cũng khuyên rằng sau mỗi lần đỗ xe lâu ngày hoặc trước các chuyến đi xa, chủ xe nên kiểm tra bằng mắt thường chi tiết nhạy cảm này, bởi đã có nhiều trường hợp dây cua-roa bị chuột cắn hoặc bị vật gì đó làm trầy xước.
Bạn cũng có thể thử xem có đúng là tiếng xuất hiện ở dây cua-roa hay không bằng cách lấy nước sạch cho vào một chiếc chai đựng nước khoáng, đục thủng một lỗ nhỏ ở nắp chai rồi bơm phụt vào dây cua-roa khi động cơ đang nổ. Lưu ý là phải xịt từ từ và chính xác vào dây cua-roa, không để nước bắn lung tung vào các chi tiết khác của động cơ. Khi dây cua-roa bị ướt đều mà tiếng kêu biến mất thì không cần phải suy nghĩ gì thêm.

3. Tiếng két két đanh tai
Tiếng két két xuất hiện liên tục ngay từ khi khởi động và kéo dài ngay ở chế độ không tải và máy nóng, bạn có thể nghĩ ngay đến các vòng bi đã bị chết. Trước đó một thời gian, bạn có thể thấy xuất hiện tiếng kêu nhỏ nhưng khó chịu ngay cả khi ngồi trong xe, rồi tiếng kêu to dần. Đến khi tiếng ken két đanh tai xuất hiện cũng là lúc bạn cần đưa ngay xe đến gara uy tín để xử lý ngay. Có một số vòng bi bên trong khoang máy (bi cam, bi đầu lốc điều hòa, bi tăng hay bi tì dây cua-roa), nên cần kỹ thuật viên có kinh nghiệm đánh giá chính xác tiếng kêu xuất hiện ở vòng bi nào thì mới có giải pháp thay thế hiệu quả.
Tiếng kêu của vòng bi cũng có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân. Nếu đó là tiếng kêu ken két đanh tai thì nguyên nhân có thể là do vòng bi không còn được bôi trơn do phớt hở làm chảy hết mỡ ra ngoài, khiến các chi tiết kim loại cọ sát vào nhau. Nếu tiếng ồn lớn và đều nhưng không đanh tai thì nguyên nhân có thể là do vòng bi có vết nứt hay xước bên trong rãnh lăn bi hoặc vòng bi đã bị mòn, gây tiếng ồn mặc dù vẫn được bôi trơn tốt.
Một số trường hợp được ghi nhận do rửa động cơ bằng nước không đúng cách cũng có thể làm nước lọt vào và đọng bên trong vòng bi, gây hư hỏng, hoặc đơn giản do tuổi thọ của vòng bi, các chi tiết mòn đều và gây độ rơ lớn. Trong tất cả các trường hợp nêu trên, giải pháp hiệu quả nhất là thay thế vòng bi mới chứ không thể khắc phục tạm thời. Vòng bi bị kẹt có thể dẫn đến tăng tải cho dây cu-roa và làm đứt dây, do đó khi phát hiện tiếng kêu, bạn nên thay thế vòng bi càng sớm càng tốt.

4. Tiếng gộc gộc nhẹ
“Gộc gộc…” – đó chính là tiếng va đập của một hoặc nhiều vòng bi bên trong hộp số (cả hộp số sàn và hộp số tự động). Thông thường, những chi tiết kim loại bị rơ va vào nhau sẽ gây ra tiếng kêu khô và chói tai, nhưng do các vòng bi của hộp số được ngâm trong dầu nên tiếng kêu đã bị “hãm” nhiều trước khi vọng ra ngoài và có âm thanh đặc trưng như trên.
Đây là trường hợp không mấy phổ biến trên các dòng xe hiện đại, nhưng vẫn có thể xảy ra với những chiếc xe đã qua nhiều năm sử dụng. Nguyên nhân, cũng giống như việc hư hỏng của các loại vòng bi ở các vị trí khác, có thể là do bi bị trầy xước, bị mẻ, hoặc có vết nứt trên rãnh lăn bi.

Để xử lý triệt để, chẳng có cách nào khác ngoài việc hạ hộp số, tìm ra vòng bi bị hỏng và thay thế.

5. Tiếng ù ở một bánh nào đó
Khi xe chạy ở tốc độ cao, chiếc xe của bạn xuất hiện tiếng ù lớn ở một bánh nào đó thì khả năng cao là bi moay-ơ bánh đó đã bị chết. khi có tiếng ù lớn là bạn đã có thể phát hiện và xử lý luôn trước khi nặng thêm. Tiếng kêu bi moay ơ có đặc điểm là tăng theo tốc độ của xe, khi xe chạy càng nhanh thì tiếng kêu này càng lớn và đanh hơn. Hiện tượng tiếng kêu khi đã nặng thường xuất hiện kèm với hiện tượng rơ lỏng bi moay-ơ bánh xe ảnh hưởng đến hoạt động của phanh và lốp.
Các nguyên nhân làm cho bi moay-ơ hỏng có thể là do xe thường xuyên đi vào vùng ngập nước, trong khi phớt chắn lại bị hư hỏng và hở. Mỡ bôi trơn bên trong sẽ bị biến chất hoặc mất dần khiến các bi và rãnh lăn bi bị mòn rất nhanh và phát ra tiếng kêu. Tiếng kim loại khô trà sát bên trong moay-ơ ở tốc độ cao sẽ truyền trực tiếp vào trục, qua hệ thống treo, vào bên trong ca-bin xe. Hoặc do tuổi thọ của bi moay ơ, các chi tiết đã mòn đều, chất bôi trơn bên trong đã bị khô hết, đó là lúc bạn phải thay thế bi moay ơ mới.

6. Tiếng hú tăng theo tốc độ
Khi ở tốc độ thấp trong thành phố, người ngồi trong xe có thể không nhận thấy tiếng kêu này, bởi tiếng hú ú ú có thể bị lấn át bởi nhiều tạp âm khác gây ra như tiếng ồn của lốp, tiếng ồn từ vách ngăn động cơ hay của các phương tiện khác. Tuy nhiên, khi ra xa lộ và chạy ở tốc độ cao hơn, đặc biệt là từ 60 – 90km/h tùy theo mức độ “nặng” của bệnh, người ngồi trong xe có thể thấy rõ tiếng hú vọng vào xe, rất khó chịu. Nếu chạy tốc độ càng cao thì tiếng hú càng lớn.
Dầu cầu cần được thay thế sau khoảng 8 vạn ki-lô-mét
Tiếng kêu có thể xuất phát từ các vòng bi trong bộ vi sai hoặc do khe hở ăn khớp giữa các bánh răng bị sai lệch gây va đập. Hiện tượng này xảy ra với những xe trang bị hệ thống dẫn động cầu sau hoặc 2 cầu có dẫn động bằng trục các-đăng và vi sai. Trong quá trình sử dụng xe, có thể chủ xe không thay dầu đúng định kỳ theo khuyến cáo, hoặc xe bị ngâm nước khiến nước lọt vào dầu cầu qua lỗ thông hơi phía trên hộp vi sai, khiến dầu bị phân hủy và không còn chức năng bôi trơn, khi đó bề mặt các vòng bi đỡ có thể bị hỏng, màng dầu bôi trơn cho bể mặt của bánh răng bị phá vỡ gây mài mòn.
Thông thường, các chuyên gia trong lĩnh vực này khuyến cáo dầu cầu cần được thay thế định kỳ sau khoảng 80.000km. Tuy nhiên, sau mỗi lần xe đi vào vùng ngập nước thì lái xe cần đưa xe đến xưởng dịch vụ để kiểm tra, đề phòng nước vào trong và phải thay dầu mới ngay.

7. Tiếng “cục” 1 lần khi vào số hoặc tăng ga đột ngột
Tiếng kêu này xuất hiện chỉ 1 lần mỗi khi người lái đạp chân phanh rồi gạt cần chuyển số về D (tiến) hoặc R (lùi) (với hộp số tự động), hoặc vào số và nhả côn (với hộp số sàn) kèm theo tiếng kêu là hiện tượng giật nhẹ mà chưa cần tăng ga. Trong quá trình xe đang di chuyển trên đường, tiếng kêu không xuất hiện nữa và xe vận hành êm ái bình thường.

Ngay khi có hiện tượng đó, hãy nghĩ ngay đến sự cố của trục láp (bán trục). Trong một số trường hợp như ngập nước hay va chạm dưới gầm, cao su chụp láp bị rách khiến nước và bụi bẩn chui vào bên trong then hoa, khiến các bánh răng bị han rỉ, bị mài mòn và không còn ăn khớp một cách chặt chẽ (có độ rơ). Khi vào số, lực mô-men truyền từ hộp số ra bán trục, các bánh răng bị rơ va vào nhau, gây ra tiếng kêu và làm giật xe.
Không có giải pháp khắc phục nào cho tình trạng bánh răng của khớp nối then hoa đã bị mòn, mà chỉ có thể thay thế.

8. Tiếng cạch cạch khi ôm cua
Hộp số là bộ phận được bắt cố định trên khung xe, cùng với động cơ, thông qua các chân cao su hoặc chân thủy lực để tạo độ êm ái. Trong khi đó, bánh xe lại là bộ phận dao động trong quá trình xe di chuyển trên đường xóc. Để truyền lực từ một bộ phận cố định đến một bộ phận dao động, các nhà sản xuất xe đã thiết kế ra một bộ phận nằm trên bán trục, đó là khớp bi bên trong một quả chuông (quen được gọi là rọ bi), có thể vừa tiếp nhận lực xoay tròn một cách hiệu quả, vừa thay đổi được độ dài theo biên độ dao động giữa bánh xe và khung xe.

Sau một thời gian dài vận hành xe trên địa hình khắc nghiệt, hoặc bị lọt nước và bụi bẩn, cả bi và rọ bi có thể bị mòn và tạo nên khe hở giữa chúng. Khi ôm cua, độ rơ sẽ khiến bi va vào thành rọ, gây ra tiếng lạch cạch (nếu bị hết mỡ bôi trơn) hoặc lục cục (nếu vẫn còn chất bôi trơn). Cũng như trường hợp hỏng then hoa, bi và chuông bị mòn chỉ có cách xử lý duy nhất là thay thế cụm chi tiết mới (lap ngoài hoặc cây lap).

9. Tiếng lục cục không đều trên đường xấu
Trên mặt đường gồ ghề, có ổ gà hoặc đơn giản là đường gợn sóng, gầm xe của bạn xuất hiện những tiếng kêu lục cục, có lúc liên tục và mau, nhưng có lúc thưa hơn, trong khi di chuyển trên đường đẹp thì có thể rất lâu mới xuất hiện một tiếng. Tiếng kêu xuất hiện ngay cả khi đi thẳng hay đánh lái, khiến bạn cảm thấy khó chịu.
Nếu hiện tượng này xảy ra, khả năng cao là một hoặc một vài rô-tuyn của xe đã bị rơ. Rô-tuyn có thể hiểu là các khớp cử động đa chiều giữa hai chi tiết dao động không đồng hướng với nhau, được ứng dụng để liên kết các chi tiết của hệ thống treo và cân bằng. Khớp liên kết động này gồm một viên bi được đặt rất khít trong một cái rọ, bên ngoài có cao sau bảo vệ chất bôi trơn và ngăn không cho nước hay bụi bẩn xâm nhập. Nếu được bôi trơn và bảo vệ tốt, vận hành trên điều kiện đường sá đô thị và đường trường thông thường, rô-tuyn trên những chiếc xe du lịch có tuổi thọ rất cao, có thể bền bỉ sau cả chục vạn ki-lô-mét.

Tuy nhiên, trong quá trình sử dụng, lớp cao su bảo vệ có thể bị rách hoặc thoái hóa, khiến bụi bẩn và nước làm hỏng chất bôi trơn của rô-tuyn, tạo ma-sát và mài mòn trong quá trình khớp cử động. Rô-tuyn bị rơ sẽ khiến quả bi bị va đập khi mặt đường không bằng phẳng. Trong một số trường hợp, chụp cao su bảo vệ bị rách có thể được khắc phục bằng cách thay cao su mới, nhưng nếu rô-tuyn bị rơ và chết cũng không thể phục hồi, mà chỉ có thể thay mới.

10. Tiếng è è khi đánh lái
Đây là tiếng kêu xảy ra với những chiếc xe trang bị hệ thống lái trợ lực thủy lực. Hệ thống trợ lực lái thủy lực gồm 3 bộ phận chính là một bình chứa dầu, bơm trợ lực (được dẫn động từ động cơ) và van phân phối đặt trong một xy-lanh. Khi quay vô-lăng, van phân phối quay theo chiều đánh lái, phía xy-lanh thông với dòng dầu áp suất cao sẽ đẩy pít-tông lệch về bên áp suất thấp, đồng thời đẩy dầu hồi về bình chứa. Chênh lệch áp suất giữa hai bên pít-tông tạo ra lực đẩy hỗ trợ lực quay vô-lăng của người lái.

Như vậy có thể thấy rằng hệ thống trợ lực thủy lực sẽ không thể hoạt động được nếu thiếu một thành tố quan trọng nhất là dầu (Power Steering Fluid) áp suất được tạo ra bởi bơm. Khi thiếu dầu hoặc bơm trợ lực hoạt động kém, hệ thống trợ lực sẽ phát ra tiếng kêu è è. Người lái xe có thể không nhận ra tiếng kêu này khi di chuyển ở tốc độ cao, nhưng có thể dễ dàng nghe thấy khi di chuyển ở tốc độ thấp, đặc biệt là ở nơi vắng vẻ như trong hầm gửi xe hoặc trên đường phố ít phương tiện di chuyển.
Sự cố này có thể kéo theo tình trạng vô-lăng trở nên nặng hơn mà người lái có thể cảm nhận được. Tuy nhiên, vô-lăng nặng còn có thể do áp suất lốp hay các chi tiết của hệ thống lái không được bôi trơn đầy đủ.
Ngay khi phát hiện thấy tiếng kêu trên, người lái xe cần kiểm tra xem hệ thống trợ lực có bị thiếu dầu hay không bằng cách quan sát trên bình dầu có ghi Power Steering Fluid xem mức dầu có nằm trong ngưỡng an toàn hay không. Nếu mức dầu dưới ngưỡng min thì hệ thống đang bị thiếu dầu. Nguyên nhân thiếu dầu có thể là do có rò rỉ trên đường ống dẫn dầu trợ lực. Còn nếu dầu không bị hao hụt, hãy nghĩ đến hư hỏng ở bơm trợ lực.

11. Tiếng két két ở phanh xe
Buổi sáng, khi mới khởi hành, người lái đạp phanh và có tiếng kêu rít rít hoặc két két xuất hiện, đồng thời phanh có thể cho cảm giác ăn dính hơn bình thường. Nếu sau khoảng 5 - 10 phút và mấy lần đạp phanh thì tiếng kêu đó biến mất, thì đó là hiện tượng bình thường. Nguyên nhân có thể do trời mưa hoặc xe được rửa từ chiều hôm trước, má và đĩa phanh chưa kịp khô. Phanh ướt, trong khi người lái lại kéo phanh dừng khi đỗ xe nhiều giờ thì còn có thể gây ra tình trạng bó phanh tức thời. Để phanh nhả, hãy cài số tiến, ga nhẹ, rồi lại cài số lùi, sau vài lần như vậy có thể cho hiệu quả.

Nhưng nếu tiếng kêu két két xuất hiện liên tục trong thời gian dài thì đó là dấu hiệu bất thường mà nguyên nhân có thể khác nhau và xe cần phải kiểm tra các yếu tố, từ tấm chống ồn má phanh, độ mòn của má phanh, đĩa phanh bị đảo, piston phanh bị kẹt cu-pen, chốt phanh bị kẹt thậm chí chất liệu của má phanh.
Để khắc phục được hiện tượng này bạn hãy mang xe đến các gara có thiết bị đo, ở đó xe sẽ được xác định tình trạng của các chi tiết liên quan và xử lý kịp thời.

12. Tiếng cục một lần khi đạp phanh
Để có thể giúp má phanh “cử động” được và ép vào mặt trong của trống phanh (đối với phanh tang trống) hoặc đĩa phanh (với phanh đĩa), các má phanh được lắp trên một hệ thống giá, trong đó có một bộ phận nhỏ nhưng quan trọng là ắc suốt phanh.

Trong quá trình sử dụng xe, phanh xe có thể bị bụi bẩn bám nhiều hoặc nước sâm nhập, hoặc đơn giản là do lâu ngày không được bảo dưỡng vệ sinh khiến cho hệ thống phanh bị hoen rỉ. Quá trình cọ sát liên tục dưới điều khiện khắc nghiệt có thể làm cho ắc suốt phanh bị mòn và rơ. Ngay khi má phanh chạm vào trống phanh hoặc đĩa phanh (khi người lái đạp phanh), lực ma sát sẽ khiến má phanh bị cựa, gây va chạm ở ắc suốt và phát ra tiếng kêu.
Một chú ý quan trọng khi bạn sử dụng xe, hãy thường xuyên kiểm tra tình trạng của các cao su cu-pen bảo vệ suốt phanh, tuyệt đối không được bôi mỡ không đúng chủng loại vào suốt phanh vì nó có thể gây bó kẹt và hỏng các cao su che bụi. Hãy mang xe đến các gara mà tại đó các kỹ thuật viên phân biệt được các loại mỡ đặc chủng dùng cho hệ thống phanh xe.
 

truongthanhvu

Xe máy
Biển số
OF-507302
Ngày cấp bằng
28/4/17
Số km
52
Động cơ
183,820 Mã lực
Tuổi
71
bài học thiết thực cho các cụ mới có vợ 2 .
 

sonld

Xe tải
Biển số
OF-350277
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
370
Động cơ
270,800 Mã lực
Hay quá rất hữu ích. Vodka cụ
 

bdh_hcqt

Xe tải
Biển số
OF-333600
Ngày cấp bằng
6/9/14
Số km
359
Động cơ
283,510 Mã lực
Em oánh dấu, thanks cụ bài viết rất hữu ích !
 

baccop1981

Xe buýt
Biển số
OF-363394
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
582
Động cơ
263,320 Mã lực
Vâng. Các cụ cứ nghe tiếng kêu mà kiểm tra.
 

sonld

Xe tải
Biển số
OF-350277
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
370
Động cơ
270,800 Mã lực
Cụ thông thái cho em hỏi chút về vòng tua máy với ạ
Số 1 lên 2 khoảng 1k8 (em nghĩ thế này là bt)
2-3 khá cao. Khoảng 2k8
3-4 khoảng 2k2
Như vậy có ổn không ạ. Em mới đi nên ko biết như thế có là cao quá không. Mong các cụ thông thái chỉ bảo thêm. Em xin vodka các cụ
 

baccop1981

Xe buýt
Biển số
OF-363394
Ngày cấp bằng
17/4/15
Số km
582
Động cơ
263,320 Mã lực
Cụ thông thái cho em hỏi chút về vòng tua máy với ạ
Số 1 lên 2 khoảng 1k8 (em nghĩ thế này là bt)
2-3 khá cao. Khoảng 2k8
3-4 khoảng 2k2
Như vậy có ổn không ạ. Em mới đi nên ko biết như thế có là cao quá không. Mong các cụ thông thái chỉ bảo thêm. Em xin vodka các cụ
Cho cụ bài này đọc nhé

Trên táp lô thường có 2 đồng hồ "nhạy cảm" nhất với chân ga, đó là đồng hồ vòng tua máy và công tơ mét.
Đồng hồ vòng tua máy thể hiện tốc độ quay của động cơ (vòng/phút)
Thông tin về tốc độ quay động cơ còn giúp giúp ích trong quá trình sử dụng và sửa chữa.
- Ở chế độ cầm chừng(garanti):
Tốc độ khoảng từ 500-700 vòng/phút với máy dầu, 700-800 vong/phút với máy xăng.
Sự ổn định của kim đồng hồ tua thể hiện sự ổn định của động cơ, nếu kim lên/xuống mà không có sự can thiệp của chân ga thì lúc này nên đi kiểm tra.

- Ở chế độ vận hành có tải:
Qua hai thông số tốc độ và vòng tua, người ta có thể đánh giá tình trạng của li hợp (côn). Ví dụ: Vào thời điểm xe còn mới, cài số cao nhất, chân côn nhả, khi tốc độ xe đạt 80km/h thì đồng hồ tua đang ở vị trí 2000 vòng/phút, sau một thời gian sử dụng, vẫn ở tốc độ ấy nhưng vòng tua cao hơn 2000 v/p có nghĩa là côn xe đã bị trượt.

Một ví dụ nữa cho xe số tay (MT): Khi chân côn đã ra hết, thử gạp ga đột ngột (thường thử ở số cao) nếu tốc độ vông tua vọt lên mà tốc độ xe thay đổi không tương xứng cũng có nghĩa là li hợp bị trượt.

Còn một thông số nữa nhưng ở chế độ sử dụng bình thường người ta ít quan tâm đến, đó là công suất cực đại của xe sẽ đạt ở tốc độ vòng tua bao nhiêu. Thông thường người sử dụng xe tải hoặc mấy ông off-road sẽ quan tâm thông số này. :)

- Trong sửa chữa:
Thợ kĩ thuật có thể căn cứ vào thông số vòng tua để kiểm tra, chuẩn đoán, như độ nhạy của vòng tua với chân ga, số vòng tua khi bật/tắt điều hòa, khói xuất hiện ở vòng tua bao nhiêu, động cơ mất ổn định ở vòng tua bao nhiêu, tốc độ max thực tế của động cơ là bao nhiêu...vv, và với hội off-road quan tâm nhất với vòng tua bao nhiêu thì xe bị sôi nước
 

sonld

Xe tải
Biển số
OF-350277
Ngày cấp bằng
11/1/15
Số km
370
Động cơ
270,800 Mã lực
Cho cụ bài này đọc nhé

Trên táp lô thường có 2 đồng hồ "nhạy cảm" nhất với chân ga, đó là đồng hồ vòng tua máy và công tơ mét.
Đồng hồ vòng tua máy thể hiện tốc độ quay của động cơ (vòng/phút)
Thông tin về tốc độ quay động cơ còn giúp giúp ích trong quá trình sử dụng và sửa chữa.
- Ở chế độ cầm chừng(garanti):
Tốc độ khoảng từ 500-700 vòng/phút với máy dầu, 700-800 vong/phút với máy xăng.
Sự ổn định của kim đồng hồ tua thể hiện sự ổn định của động cơ, nếu kim lên/xuống mà không có sự can thiệp của chân ga thì lúc này nên đi kiểm tra.

- Ở chế độ vận hành có tải:
Qua hai thông số tốc độ và vòng tua, người ta có thể đánh giá tình trạng của li hợp (côn). Ví dụ: Vào thời điểm xe còn mới, cài số cao nhất, chân côn nhả, khi tốc độ xe đạt 80km/h thì đồng hồ tua đang ở vị trí 2000 vòng/phút, sau một thời gian sử dụng, vẫn ở tốc độ ấy nhưng vòng tua cao hơn 2000 v/p có nghĩa là côn xe đã bị trượt.

Một ví dụ nữa cho xe số tay (MT): Khi chân côn đã ra hết, thử gạp ga đột ngột (thường thử ở số cao) nếu tốc độ vông tua vọt lên mà tốc độ xe thay đổi không tương xứng cũng có nghĩa là li hợp bị trượt.

Còn một thông số nữa nhưng ở chế độ sử dụng bình thường người ta ít quan tâm đến, đó là công suất cực đại của xe sẽ đạt ở tốc độ vòng tua bao nhiêu. Thông thường người sử dụng xe tải hoặc mấy ông off-road sẽ quan tâm thông số này. :)

- Trong sửa chữa:
Thợ kĩ thuật có thể căn cứ vào thông số vòng tua để kiểm tra, chuẩn đoán, như độ nhạy của vòng tua với chân ga, số vòng tua khi bật/tắt điều hòa, khói xuất hiện ở vòng tua bao nhiêu, động cơ mất ổn định ở vòng tua bao nhiêu, tốc độ max thực tế của động cơ là bao nhiêu...vv, và với hội off-road quan tâm nhất với vòng tua bao nhiêu thì xe bị sôi nước
Cảm ơn cụ mà em đọc mãi vẫn không hiểu lắm ạ
Xe em at để bt 800. Còn khi có tải và đi chuyển thì như em nói ở trên ấy ạ
 

vietnam123

Xe tăng
Biển số
OF-30654
Ngày cấp bằng
6/3/09
Số km
1,786
Động cơ
498,730 Mã lực
Nơi ở
Đường Trần Đại Nghĩa
Website
www.facebook.com
TIẾNG KÊU VÀ DỰ ĐOÁN BỆNH XE


7. Tiếng “cục” 1 lần khi vào số hoặc tăng ga đột ngột
Tiếng kêu này xuất hiện chỉ 1 lần mỗi khi người lái đạp chân phanh rồi gạt cần chuyển số về D (tiến) hoặc R (lùi) (với hộp số tự động), hoặc vào số và nhả côn (với hộp số sàn) kèm theo tiếng kêu là hiện tượng giật nhẹ mà chưa cần tăng ga. Trong quá trình xe đang di chuyển trên đường, tiếng kêu không xuất hiện nữa và xe vận hành êm ái bình thường.

Ngay khi có hiện tượng đó, hãy nghĩ ngay đến sự cố của trục láp (bán trục). Trong một số trường hợp như ngập nước hay va chạm dưới gầm, cao su chụp láp bị rách khiến nước và bụi bẩn chui vào bên trong then hoa, khiến các bánh răng bị han rỉ, bị mài mòn và không còn ăn khớp một cách chặt chẽ (có độ rơ). Khi vào số, lực mô-men truyền từ hộp số ra bán trục, các bánh răng bị rơ va vào nhau, gây ra tiếng kêu và làm giật xe.
Không có giải pháp khắc phục nào cho tình trạng bánh răng của khớp nối then hoa đã bị mòn, mà chỉ có thể thay thế..
Xe em Morning AT, cài số lùi thì bị cục 1 cái, giật 1 cái như hóc xương gà. Mới hỏi qua thợ thì bảo phải hạ hộp số, thay thế. Mất cả tuần nên em chưa cho xe đi vào gara.

Tìm trên mạng thấy có bác nói do dầu hộp số bị bẩn cặn. Không biết thế nào, các cụ tư vấn cho em với. Hiện em vẫn đi bình thường, mỗi bị giật cục khi chuyển số D sang R thôi. Để lâu có bị vấn đề gì không ạ? Cám ơn các cụ!
 

minh431

Xe tăng
Biển số
OF-79002
Ngày cấp bằng
27/11/10
Số km
1,466
Động cơ
431,408 Mã lực
Xe em Morning AT, cài số lùi thì bị cục 1 cái, giật 1 cái như hóc xương gà. Mới hỏi qua thợ thì bảo phải hạ hộp số, thay thế. Mất cả tuần nên em chưa cho xe đi vào gara.

Tìm trên mạng thấy có bác nói do dầu hộp số bị bẩn cặn. Không biết thế nào, các cụ tư vấn cho em với. Hiện em vẫn đi bình thường, mỗi bị giật cục khi chuyển số D sang R thôi. Để lâu có bị vấn đề gì không ạ? Cám ơn các cụ!
Đúng là hộp số bị bẩn làm kẹt van hoặc lọc dầu hộp số bẩn làm giảm áp suất dầu. Cụ đi thay dầu hộp số, khi thay yêu cầu vệ sinh tấm lọc ( tấm này là lưới kim loại, không phải thay).
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top