[Funland] Đúng 50 năm trước đây, Liên Xô can thiệp vào Tiệp Khắc

SVC

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-52644
Ngày cấp bằng
11/12/09
Số km
14,415
Động cơ
523,659 Mã lực
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tất nhiên ra tuyên bố ủng hộ Liên Xô
Thế nhưng lúc đó đang có đàm phán hoà bình ở Paris, theo em biết phía VNCH có hỏi phía ta về
sự kiện này, theo họ thì Liên Xô can thiệp (hoặc xâm lược) Tiệp Khắc, tại sao ta không lên án, mà lên án Mỹ can thiệp Việt Nam?
Dư luận thế giới:
Nam Tư, Romania, Albania phản đối
Các nước phe T.ư bản phản đối
Các nước còn lại: im lặng (không có nghĩa là đồng ý)
Cũng giống như người Mỹ vào Việt nam mà thôi :)) :)) :))
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực



Vì sao Liên Xô phải đưa quân vào Tiệp Khắc

Tiệp Khắc là tên hán-việt của Czechoslovakia làm lên bang của hai nước CZECH và SLOVAKIA, dân số Czech hơn 10 triệu, dân số Slovakia khoảng hơn 5 triệu (thời điểm 1968)
Slovakia là nước thuần tuý nông nghiệp, tiếng Slovakia âm hưởng giống tiếng nước Ukraina láng giềng
Czech là nước công nghiệp phát triển nhất ở Trung Âu
Nền công nghiệp Czech ảnh hưởng nhiều từ Đức, những hãng công nghiệp như Skoda... đều gốc gác Đức. Thuỷ tinh Bohem (Czech) nổi tiếng cũng chính là gốc gác người Đức ở miền Trung Czech mang đến và sản xuất. Bia Đức Budoweise chính là bia Tiệp Buldovar (Người xây dựng) do người kiều dân Đức ở Czech sản xuất, vì nguồn nước và cỏ hublon chỉ có ở Czech mới ngon, đúng chuẩn
Mức sống của người Tiệp sau Thế chiến 2 là cao (tương đối) so với Pháp, Áo, Đức... vì Tiệp Khắc không bị chiến tranh tàn phá và có vùng Slovakia cung cấp dồi dào thực phẩm
Tháng 2-1948, Liên Xô hỗ trợ lực lượng cộng sản lật đổ chính phủ tư sản Tiệp Khắc, đưa ông Klement Gottwald lên làm Chủ tịch Đ.ảng và Chủ tịch nước, theo đường lối khắc nghiệt của Stalin
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Stalin qua đời hôm 5-3-1953, thì chín ngày sau Klement Gottwald cũng mất
Chính quyền mới của Tiệp Khắc do Novotny cầm đầu cũng có những cải cách nhất định về kinh tế. Song việc dồn tiền phát triển công nghiệp ở xứ nông nghiệp Slovakia để "xuôi ngược sánh kịp nhau" khiến cho mức sống của dân Czech giảm xuống.
Tiệp Khắc là nước có quan hệ ngoại thương với nhiều nước trên thế giới, Những hàng hoá công nghiệp, vũ khí, ô tô, đầu máy xe lửa, máy bay của Czech bán ra nước ngoài, thu được ngoại tệ, phải chia sẻ cho Slovakia
Việc Czech bị Liên Xô ràng buộc tham gia khối COMECON (ta gọi là Hội đồng Tương trợ Kinh tế) do Liên Xô cầm đầu, khiến ngành công nghiệp của Czech sa sút thảm hại, đặc biệt là ngành sản xuất ô tô con
 

4banhxequay

Xe điện
Biển số
OF-66588
Ngày cấp bằng
18/6/10
Số km
3,704
Động cơ
471,128 Mã lực
Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tất nhiên ra tuyên bố ủng hộ Liên Xô
Thế nhưng lúc đó đang có đàm phán hoà bình ở Paris, theo em biết phía VNCH có hỏi phía ta về sự kiện này, theo họ thì Liên Xô can thiệp (hoặc xâm lược) Tiệp Khắc, tại sao ta không lên án, mà lên án Mỹ can thiệp Việt Nam?
Dư luận thế giới:
Nam Tư, Romania, Albania phản đối
Các nước phe T.ư bản phản đối
Các nước còn lại: im lặng (không có nghĩa là đồng ý)
Có mỗi thế này thôi thì TK chết chắc rồi các cụ
 

Vova

Xe container
Biển số
OF-6473
Ngày cấp bằng
28/6/07
Số km
7,233
Động cơ
606,679 Mã lực
Nền công nghiệp Czech ảnh hưởng nhiều từ Đức, những hãng công nghiệp như Skoda... đều gốc gác Đức. Thuỷ tinh Bohem (Czech) nổi tiếng cũng chính là gốc gác người Đức ở miền Trung Czech mang đến và sản xuất. Bia Đức Budoweise chính là bia Tiệp Buldovar (Người xây dựng) do người kiều dân Đức ở Czech sản xuất, vì nguồn nước và cỏ hublon chỉ có ở Czech mới ngon, đúng chuẩn
Bia cụ nói chắc là Budvar, có cạnh tranh khá nhiều với Budweiser. Đây là bia Czech chính hiệu, chẳng liên quan gì đến kiều dân Đức cả. Theo Wiki em để ở dưới thì cụ Zatka có chạy qua chạy lại giữa Áo và Czech, thuộc dòng họ quý tộc Zatka ở đất Ceske Budejovice từ lâu. Cụ Hromada kia thì nghe tên đã đặc Czech rồi. Trong đấy có nói là công ty beer được thành lập bởi các công dân và các nhà công nghiệp ưu tú của Czech.

Dnešní Budějovický Budvar byl založený pod názvem Český akciový pivovarv roce 1895 předními českými měšťany a průmyslníky (August Zátka, František Hromada).
Còn về pha lê thì theo link này:

http://www.bohemiacrystalglass.cz/historie
https://www.crystal-treasury.com/about-crystal/

em cũng chưa thấy đồng chí Đức nào đem pha lê đến và sản xuất cả. Còn đương nhiên mấy vương quốc như Phổ, Áo - Hung dạo xưa phủ gần hết trung Âu, dân sống tứ tán khắp nơi là chuyện bình thường.

Nốt một công ty nữa cụ có nói là Skoda. Em đọc mãi mà chẳng ra hai bác là Vaclav Laurin và Vaclav Klement (ở Mlada Boleslav) có liên qua gì đến Đức cả.

Nói đi nói lại, ảnh hưởng từ Đức chắc chắn là có, nhưng Czech họ có nền công nghiệp riêng. Nhiều cụ em nói ở trên thực ra là sinh ra ở vương quốc Áo - Hung (Österreich-Ungarn) chứ không phải là Phổ (Đức) đâu :).
 

Gcar

Xe lăn
Biển số
OF-38790
Ngày cấp bằng
21/6/09
Số km
10,153
Động cơ
572,131 Mã lực
Trang bị cá nhân của lính LX cũng chẳng hơn mấy lính VNDCCH các cụ nhể. So với trang bị của Mỹ cùng thời điểm 1968 thì một trời một vực. Nếu phải đụng với quân đội TK chắc cũng nhiều LS lắm
đó là bộ binh hạng nhẹ cụ ạ (có thể là lính dù) đồ đạc ít hơn bộ binh thường nhưng toàn hàng ngon, trang bị so với Mỹ thì theo cụ thiếu cái gì? Có lẽ chỉ thiếu súng phóng lựu M79.
 

butchikim

Xe ba gác
Biển số
OF-55660
Ngày cấp bằng
23/1/10
Số km
24,041
Động cơ
-59,765 Mã lực
Nơi ở
...là đảo xa
Cháu cũng thích lịch sử nên xin một chân hóng.
 

nivana_vn

Xe tăng
Biển số
OF-189675
Ngày cấp bằng
14/4/13
Số km
1,665
Động cơ
347,497 Mã lực
Nơi ở
Góc Hà Nội
Em hóng thớt cụ Ngao
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Dưới chế độ cộng sản, nền kinh tế Tiệp Khắc trong thập niên 1960 rơi vào tình trạng suy thoái vì sự áp đặt quyền kiểm soát tập trung từ Praha khiến những người cộng sản địa phương thất vọng trong khi chương trình phi Stalin hoá càng gây ra những lời phản đối.

Năm 1963, Dubček trở thành Bí thư thứ nhất *** Slovakia (một nhánh của *** Tiệp Khắc). Ông đã có những cải cách kinh tế ở Slovakia, khác với sự trì trệ của Chính quyền trung ương Novotny. Từ đó nổ ra mâu thuẫn giữa chính quyền trung ương Novotny với chính quyền Slovakia do Dubček cầm đầu. Brezhnev ủng hộ Novotny vì ông này vẫn giữ quan điểm giống Liên Xô xiêt chặt cai trị nhân dân. Đe4én năm 1967, xung đột giữa phe cải tổ Dubček và phe trì trệ Novotny lên đến đỉnh cao. Brezhnev bay sang Tiệp Khắc xem xét. Thoạt đầu ông ủng hộ Novotny, sau thấy Dubček cũng có lý, thế là Novotny bị hạ bệ.

Ngày 5-1-1968. Dubček trở thành Bí thư thứ nhất Bân Chấp hành Trung ương *** Tiệp Khắc

Từ hôm đó nước Tiệp Khắc có sự biến chuyển về cách cai trị: những tổ chức xã hội bất đồng chính kiến được nới lỏng hoạt động, tự do tư tưởng cho dân chúng. Dubček muốn xây dựng “Chủ nghĩa Xã hội mang khuôn mặt con người” (dĩ nhiên đối lập với “Chủ nghĩa Xã hội mang khuôn mặt con vật”)

Bộ ba lãnh đạo Tiệp Khắc là những người từng học và được Liên Xô nâng đỡ: Chủ tịch Slovoda là nguyên soái Liên Xô tặng, từng chgiến đấu trong hàng ngũ Hồng quân ở Ukraina. Dubček học ở Nga nhiều năm. T.hủ tướng Cernik học cùng khoá Gorbachev ở Đại học Tổng hợp Quốc gia mang tên Lomonosov (MGU). Brezhnev vẫn thấy không an lòng trước sự thay đỏiở Tiệp Khắc.

Rút kinh nghiệm vụ bạo động Hungary mười hai năm trước bị dìm trong bể máu, Dubček nói với Brezhnev rằng
1) Tiệp Khắc vẫn là nước X.HCN theo con đường Liên Xô
2) Không rút khỏi Khối quân sự
Những lời thề thôt đó không làm Brezhnev đánh tan mối nghi ngờ “diễn biến hoà bình” mà Dubček thực hiện, dù Brezhnev không thấy có bàn tay của “các thế lực thù địch” thò vào
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Brezhnev bắt đầu gây sức ép với Dubček
1) Sự kiện thứ nhất
Nhân ngày 28-2-1968 kỷ niệm 20 năm ngày Cách mạng vô sản Tiệp Khắc, ngày mà Gottwald lãnh đạo nhân dân lật đổ chính phủ tư sản Tiệp Khắc. Brezhnev dẫn toàn bộ lãnh đạo chóp bu Liên Xô cùng những lãnh đạo chóp bu các nước Khối Warsawa tới Bratílava (Slovakia). Nhân dịp này Brezhnev và các lãnh đạo các nước trên gây áp lực buộc thay đổi chính sách















 

Nozomi

Xe buýt
Biển số
OF-131897
Ngày cấp bằng
22/2/12
Số km
750
Động cơ
378,962 Mã lực
Cảm ơn cụ Ngao5
Học lịch sử từ cụ thật dễ
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
2) Năm tháng sau, tháng 7-1968, đích thân Brezhnev đi tàu hoả tới thành phố Kosice nằm ở biên giới Tiệp Khắc-Liên Xô, để hội đàm với Dubček và T.hủ tướng Cernik, thực chất là tối hậu thư đề nghị Dubček và ban lãnh đạo Tiệp Khắc từ chức

















 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Cũng trong tháng 7-1968, Khối Warsawa tập trận ở Bratislava
Từ 3 đến 8-8-1968, một tuần trước khi Liên Xô quyết định can thiệp Tiệp Khắc, Brezhnev cùng lãnh đạo các nước Khối Warsawa quyết định họp Thượng đỉnh ở Bratislava (nước Slovakia). Đây là sức ép cuối cùng đối với ban lãnh đạo của Dubček hoặc từ chức hoặc bị lật đổ

























 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Từ 3 đến 8-8-1968, một tuần trước khi Liên Xô quyết định can thiệp Tiệp Khắc, Brezhnev cùng lãnh đạo các nước Khối Warsawa quyết định họp Thượng đỉnh ở Bratislava (nước Slovakia). Đây là sức ép cuối cùng đối với ban lãnh đạo của Dubček hoặc từ chức hoặc bị lật đổ

























 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Dubček từ chối lệnh của Brezhnev.
Ngày 15-8-1968 – Bộ Chính trị Liên Xô thông qua quyết định can thiệp vào Tiệp Khắc để lật dổ chính quyền Dubček, như đã nói ở trên
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
50,981
Động cơ
1,071,320 Mã lực
Tóm tắt
4 giờ sáng hôm 21-8-1968 ( 9 giờ sáng, giờ Việt Nam), hai chiếc An-12 bay vào lãnh thổ Tiệp Khắc hướng về Praha và xin hạ cánh khẩn cấp xuống sân bay Ruzyně vì “động cơ trục trặc”. An-12 là máy bay vận tải quân sự trọng tải 20 tấn, chở được 90 lính và vũ khí, xe chiến đấu (tương tự C-130 của Hoa Kỳ). Chiếc đầu tiên do đích thân Sư đoàn trưởng không quân vận tải cầm lái, chở trong khoang Sư đoàn trưởng Sư đoàn Dù 7 với 60 biệt kích, nhân viên kiểm soát không lưu.
Đúng 4 giờ sáng, chiếc đầu tiên “hạ cánh khẩn cấp” xuống đường băng sân bay Ruzyně, Praha. Ba mươi giây sau, chiếc An-12 thứ hai, trong khoang chở 60 binh sĩ, cũng đáp xuống.
Hơn 120 binh sĩ toả ra đánh chiếm Phòng điều khiển không lưu và khống chế toàn bộ sân bay.
Hai phút sau khi đổ bộ, Sĩ quan không lưu Liên Xô đã chiếm được đài chỉ huy, và đảm nhận việc điều hành sân bay này. Theo đúng kế hoạch, vài phút sau, 6 chiếc máy bay An-12 nối tiếp hạ cánh xuống sân bay Ruzyně, đưa tổng số binh sĩ lên đến 480.
Tất cả chỉ diễn ra trong vòng 9 phút, một thành công đáng nể.
Tin tức chiếm được sân bay Ruzyně được thông báo ngay cho lực lượng đổ bộ, gần 500 máy bay vận tải quân sự Liên Xô, thay vì lính dù nhảy từ máy bay, đã được tiếp đất an toàn ở 3 sân bay thủ đô Praha và hàng chục sân bay khác ở Tiệp Khắc
Tại riêng sân bay Ruzyně, lính dù được huấn luyện kỹ càng từ trước để trong vòng 3 phút có thể dỡ toàn bộ vũ khí, xe chở quân bọc thép BTR, xe tăng hạng nhẹ BMD… để máy bay rỗng cất cánh về Đức và Ba Lan, lấy chỗ trống cho những chiếc An-12 sau tiếp đất
Trong vòng 50 phút, 8.000 lính Sư đoàn Dù 7 và vũ khí đã đổ xuống 3 sân bay ở thủ đô Praha và toả ra đánh chiếm các Trụ sở quan trọng của Đ.ảng của chính phủ Tiệp Khắc.
Không đầy 1 giờ sau, biệt kích Liên Xô đã bắt giữ toàn bộ những nhân vật quan trọng của Tiệp Khắc từ Chủ tịch nước Svoboda, Bí thư thứ nhất Đ.CS Tiệp Khắc Dubček (mà Liên Xô coi là kẻ phải bắt đầu tiên), toàn bộ những nhân vật chóp bu Tiệp Khắc… chẳng sót một ai
Riêng Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Dzur và Tổng Tham mưu trưởng quân đội Tiệp Khắc bị quản thúc lúc 19 giờ ngày 20-8 (trước khi Liên Xô khởi sự 4 giờ). Họ bị quản thúc ngay tại phòng làm việc bởi Tướng Yamtsikov, Tham tán quân sự Liên Xô tại Tiệp Khắc và nhân viên an ninh Liên Xô. Từ Moscow, Bộ trưởng quốc phòng Liên Xô Grechko nói thẳng với Bộ trưởng quốc phòng Tiệp Khắc: Quân đội khối Warswa sẽ tiến vào Tiệp Khắc, yêu cầu Dzuz không được ra bất cứ mệnh lệnh nào với quân đội.
Trong vòng 25 giờ, quân đội khối Warsawa (chủ yếu là Liên Xô) đã triển khai 200.000 binh sĩ, 7.000 xe tăng trên toàn bộ lãnh thổ Tiệp Khắc. Nếu tính cả những đơn vị hậu cần, tiếp tế, đảm bảo kỹ thuật, Liên Xô và khối Warsawa đã huy động tổng cộng 500.000 người
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top