[Funland] Nhật ký chiến trường và tìm kiếm thông tin Liệt Sỹ

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,393 Mã lực
Kính chào CCCM trong diễn đàn,

Tháng 7 đã đến với ngày kỷ niệm TBLS 27/7, chiến tranh đã qua đi với biết bao đau thương mất mát, dù gì đi nữa, mỗi giọt máu, mỗi mảnh xương của bất kỳ người lính nào ngã xuống đều đem lại day dứt cho bao người còn sống. Chiến tranh là khốc liệt, di hại chiến tranh còn lại bao năm khó có thể phai nhòa với sinh mạng của hàng triệu người lính, người dân hai miền.

Gần đây, e được tiếp xúc với thông tin về ngôi mộ tập thể 39 Liệt sỹ vô danh tại Rạch Giá, Kiên Giang. Các CCB còn sống sau trận đánh cung cấp thông tin về ngôi mộ cùng các Liệt sỹ và qua e mong nhờ đến diễn đàn giúp chuyển tải thông tin đến những gia đình đang khắc khoải chờ đợi thông tin về mộ phần người thân.

Trước hết e xin gửi đến CCCM hồi ký của 1 CCB để CCCM thấy chiến tranh quá khốc liệt thời ký đó


NHẬT KÝ CHIẾN TRƯỜNG

Tôi sinh ra và lớn lên quê hương thôn Trung Hòa, xã Thụy Lôi, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam, nằm uốn mình theo con sông Đáy quê tôi hiền hòa.

Quê hương tôi là vùng quê bán Sơn Địa. Dân quê tôi chủ yếu trồng lúa và làm hoa màu: cải bắp, xu hào, khoai tây sản xuất con giống bán khắp nơi trong vùng và ngoài tỉnh cho bà con trồng. Người dân sống hiền hòa chất phát một nắng hai sương đối mặt với đất trời có truyền thống yêu nước. Tôi mồ côi mẹ từ còn nhỏ nhà đông anh em. Hai chị tôi tham gia công tác thanh niên xung phong, đang ở tuyến lửa Quãng Bình, còn nhỏ được đi học dưới mái trường Xã Hội Chủ Nghĩa. Học hết cấp II tôi ở nhà giúp bà nội trợ. Bạn bè có đứa được đi học trung cấp, riêng tôi đã xác định là thanh niên thế hệ Hồ Chí Minh, bản thân chưa đến tuổi nhập ngũ, viết đơn xin tình nguyện đi khám sức khỏe. Thế là tôi có đủ sức khỏe nhập ngũ. Đến tháng 12/1969 tôi đã được lệnh gọi vào Quân Đội Nhân Dân Việt Nam, tôi đã được tâp trung về huyện tạm đóng quân và ăn cái tết xa nhà.

Tại xã Thanh Thủy, huyện Thanh Niêm, nằm gần con sông Đáy và chờ đơn vị nhận quân; chúng tôi bắt đầu được biên chế vào các Đại đội sư Đoàn, lần đầu tiên tôi được nhận quân tư trang giày dép. Sau được lệnh hành quân ra ga Phủ Lý lên tàu về đơn vị mới, tôi được bổ sung vào trung đội I C4 D20 F338. Tiếng còi tàu đưa chúng tôi đến ga Thanh Hóa. Xuống ga bắt đầu hành quân đi bộ đến phố Mồn, huyện Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa, lần đầu tiên tôi đi bộ quá xa, người mệt oải ra. Về đến doanh trại phố Môn, Ngọc Lạc, Thanh Hóa. Gọi là phố chứ có là phố gì đâu ở trên sườn đồi toàn là doanh trại quân đội lợp bằng tre nứa. Thế là chúng tôi nghỉ được một tuần, củng cố, tu sửa lợp lại doanh trại, bọn tôi thằng thì đi chặt luồng, thằng thì đi cắt cỏ tranh, thế mà tuổi trẻ anh em chúng tôi vẫn vui tươi và hồn nhiên. Về khuya phân công nhau trực gác. Xa nhà vừa buồn vừa nhớ mà muốn khóc. Sông dần dần tôi quen với cuộc sống quân đội, sinh hoạt, ăn uống, mỗi bữa cơm có rau xanh, thịt cá, khô. Mỗi bữa cơm chúng tôi chỉ được 2 bát sắt còn 4 tấn nhỏ, rồi nó đói, song nó cũng quen, bắt tay vào mùa huấn luyện đơn vị, tôi là đơn vị đặc công hòa tập cắt hàng rào và đánh công đồn tập bắn đạn thật ba ngày trên thao trường. Đèn lại báo động hành quân, huấn luyện được 6 tháng hết khóa.

Trung đoàn tổ chức hạch quân sự trên vai tôi súng đạn phải đủ số lượng là 35kg và hành quân 6 huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa như Lang Chánh, Bá Thước, Ngọc Lặc. Trèo đèo lội suối suốt 3 tháng trời và chúng tôi trở về đơn vị tổng kết khóa huấn luyện, chuẩn bị bộ binh vào chiến trường. Bản thân tôi phấn đấu trong huấn luyện đạt thành tích cao, và được học đối tượng Đảng.

Đồng đội mỗi thằng một quê. Đơn vị tôi có anh em học trung cấp bưu điện Hà Nam, nên anh em nhập ngũ nhiều tỉnh thành khác nhau, người quê Hà Nam, người quê Hà Nội – Vĩnh Phúc – Nghệ An – Hà Tĩnh – Quảng Bình, thế là được cầm giấy nghỉ phép 15 ngày, rồi cùng nhau đi bộ từ Ngọc Lặc đến ga Thanh Hóa, tôi phải lội bộ hết hơn một ngày mới tới ga. Chúng tôi lên tàu về nhà vừa mừng vừa tủi: “chuyến này là phải xa cha mẹ, dòng họ, anh chị em, bạn thân đi chiến đấu.

Về đến nhà ai cũng mừng, bà con, cô bác, bạn bè, đến thăm đông đảo cũng vui. Rồi cha tôi quyết định tổ chức liên hoan mời bà con cô bác đến thăm ăn uống rượu, một bữa cơm thân mật và chúc cho tôi lên đường gặp nhiều may mắn, tránh được nạn. Thời kỳ đó khó khăn lắm muốn làm thịt một con lợn phải xin phép hợp tác xã và ủy ban nhân xã. Khó khăn quá cha tôi cũng làm liều, nhà tôi nuôi được hai con lợn thế là tôi lấy một cái bao tải cha tôi cho tro bếp vào bao tải và trùm con lợn lại, nó bị ngột, sặc tro thế là nó không kêu được, vì sợ hàng xóm nghe, rồi mổ thịt làm mấy măm cỗ trước là cúng tổ tiên, phục hồi cho tôi sức khỏe đi chiến trường chân cứng đá mềm, sau là mời bà con đến dự một bữa tiệc rượu, chúc cho tôi đi mạnh khỏe.

Người thân thì cho tiền, riêng bà nội tôi nuôi tôi còn nhỏ bà nội tôi khóc, không cầm nước mắt, cha tôi nói: “Thôi con ơi! Đời làm thanh niên phải cầm súng vì nước, một là xanh cỏ, hai là đỏ ngực”, cha tôi động viên tôi an tâm lên đường và chia tay người thân bạn bè. Tôi trở về đơn vị đúng thời gian quy định.

Cuộc hành quân vào Nam chúng tôi hành quân từ đơn vị Ngọc Lặc ra ga Thanh Hóa và lên tàu đúng 06 giờ tối, tàu khởi hành anh em chúng tôi ngồi ngủ đến sáng dành nhau đứng ra cửa sổ nhìn lại quê hương lần cuối cùng. Thấy bà con đang cấy trên những cánh đồng đứng lên vẫy chào chúng tôi, có thằng thì viết thơ thẩy xuống đường tàu nhờ bà con chuyển giùm về gia đình. Đến ga Quảng Bình đã về khuya tôi độ khoảng 2 – 3 giờ sáng, chúng tôi đến nhà dân ở.

Quê hương Quảng Bình nghèo quá, nghèo hơn quê tôi, cuộc sống người dân kiên cường bám trụ trên đất lửa, nhà lợp cỏ tranh, vách đất. Tôi ở nhà ông Bố nghèo, chúng tôi nấu cơm ăn, để dành cho Bố cơm. Sau đó chúng tôi được đi xe vào đường Trường Sơn, lúc này trong túi tôi còn được 40đ tiền, tôi cho Bố và trong tiểu đội, tôi được làm tổ trưởng. Chúng tôi dành cho Bố ít bột ngọt và đường. Thế là chúng tôi chia tay đất Quảng Bình đi xe ô tô đến địa danh đất Lào. Chúng tôi được lệnh xuống xe bắt đầu hành quân qua đất Lào. Chúng tôi hành quân ban ngày dưới đường rừng Trường Sơn che phủ. Hành quân cứ đúng 10 ngày, chúng tôi nghỉ lấy gạo lương khô và tắm rửa xong tiếp tục đi nữa, cứ thế cuộc hành quân kéo dài qua đất Lào, trèo đèo lội suối. Đến đất Campuchia, chúng tôi vượt qua sông C công và sông Mê Kông, sông Bô Sát, về biển hồ Campuchia. Thời gian này anh em chúng tôi đã kiệt sức, sức khỏe giảm, bị sốt rét rừng, đến trạm số 3 Trường Sơn, tôi và đồng chí Kỹ người Nghệ An ở trung đội I anh Vinh người quê Hà Tĩnh làm trung đội trưởng, anh Sam quê Thanh Hóa làm trung đội phó. Tôi được kết nạp Đảng ở Trường Sơn và được phân công làm tiểu đội phó, tôi ở tiểu đội 1, anh Bùi Văn Biện quê Hòa Bình làm tiểu đội trưởng. Trên đường hành quân chúng tôi không đụng giặc mà chỉ sợ máy bay phát hiện đánh bom. Anh em bị sốt rét nhiều cũng phải cần khiêng đi theo đoàn. Gần về đất Việt Nam, chúng tôi hành quân ban đêm đến gần sáng mới đến trạm, được lệnh đại đội anh em được nghỉ một ngày mai đi tiếp. Tiểu đội tôi có đồng chí Kha quê ở xã Tượng Linh, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam bị sốt rét nặng không đi được phải nằm lại trạm, tôi là Đảng viên cùng 2 đồng chí phải quay lại trạm rừng Le ở Campuchia gặp 2 đ/c Kiên và đ/c Kha nằm ở suối. Thế là được tăng cường thêm 2 đ/c nữa là 5 đ/c. Khiêng đ/c Kha hành quân theo đoàn tiếp đến 1 rừng cây dầu gần 1 cái phum sóc chúng tôi nghỉ thì đ/c Kha có gọi tôi và nói với tôi là “đồng hương ơi chắc tôi chết”, thế là đ/c đái ra máu và chết. Chúng tôi giao lại cho giao liên và Phum Campuchia chôn cất đ/c Kha rồi chúng tôi tiếp tục hành quân. Cứ thế đi gần tới ranh giới Việt Nam – Campuchia chúng tôi nằm chờ cán bộ ở miền Nam đến nhận quân thì tôi bị sốt rét rừng.

Tôi được bổ sung liên lạc cho anh ba Tủy, sau đó xuống miền Nam vẫn biên chế như cũ là C4 D20 F338 vì chưa biên chế về đơn vị mới.

Anh Vinh trung đội trưởng và anh Sang trung đội phó được lệnh trở ra Bắc. Số còn lại các đ/c tiểu đội trưởng huấn luyện bổ sung vào đơn vị chiến đấu với chúng tôi ở lại, không ra Bắc. anh Nên, anh Biện, anh Châu, anh Phước là cán bộ tiểu đội trưởng phong lên làm trung đội trưởng và trung đội phó. Tôi và các đ/c tiểu đội phó được làm tiểu đội trưởng thuộc đại đội anh ba Sinh quê ở Sóc Trăng làm đại đội trưởng dân quân xuống miền Nam về đơn vị chiến đấu mới.

Cuộc hành quân tiến về miền Nam bắt đầu, tôi còn nhớ khoảng 5 giờ chiều vào tháng năm mùa mưa. Chúng tôi đại đội 4, d20, f338 do anh ba Sinh là cán bộ miền Nam lên nhận quân. Đơn vị hành quân xuất phát lúc 5 giờ chiều ra bãi rừng tràm. Anh ba Sinh bắt sóng về kênh Sáng, Mỹ Lâm để xem xe tăng của sư đoàn 331, Ngụy có về phục kích không, sau khi chỉ phát hiện một số máy cày của dân đang cày đất ruộng và không có xe tăng, anh ba Sinh cho 1 tổ trinh sát bám vào Kênh Sáng, 1 anh giao liên người ở trong này dẫn đường. Khi chúng tôi vượt qua sông lên bờ thì trời tối, dân Nam Thái Sơn ở cặp nhà theo bờ kênh, họ còn thức đốt đến sáng. Song trinh sát không hỏi dân mà cùng giao liên cắt đường dẫn chúng tôi đi lạc gần đến đồn Kênh Sáng, Mỹ Lâm thì bị địch trong đồn bắn đại liên về phía địa hình hành quân của chúng tôi.

Anh ba Sinh cho đơn vị tạm dừng lại ngồi và nằm xuống để xác định lại phương hướng và cắt đường đi tiếp. Chúng tôi đi cách kênh sáng Mỹ Lâm từ 500 – 1000m ra khỏi đất ruộng ngập nước, đến đất cày khô, thì chúng tôi đi được 1 đoạn, tổ trinh sát và giao liên đạp vào cháy sáng của địch gài, anh giao liên và tổ trinh sát chạy mất, còn lại anh ba Sinh, trung đội 1 và 2 của chúng tôi phải nằm xuống trên cánh đồng trống đất cày. Tôi thấy cháy sáng bật lên, nghe lính nó chửi Việt cộng Bắc Việt. Chúng tôi bới đất cày làm công sự. Tôi nhìn thấy rõ nhà bạt của lính, xe tăng quá gần với chúng tôi chỉ cách từ 100 – 200m. Tôi nằm xuống thì thấy lính ở nhà bạt chạy ra xe, tôi nghe thấy cả tiếng đàn bà con gái, thế là cuộc chiến đấu giữa chúng tôi và 1 thiết đoàn xe lội nước của sư 21. Đơn vị tôi đã lọt vào vùng phục kích của xe tăng sư đoàn 21. Chúng tôi nổ súng trước, bọn địch nhảy lên xe và khóa sau không cho tôi chạy về kênh sáng Mỹ Lâm. Thế là cuộc chiến đấu không cân sức 2 trung đội chúng tôi phải đối đầu với 1 thiết đoàn xe tăng, được máy bay và pháo binh yểm trợ. Trên trời thì máy bay bắn cháy sáng nhìn rõ từng con kiến, đa cô ta trên trời thi nhau phóng pháo vào trận địa, dưới mặt đất thì xe tăng càn sát gần chúng tôi. Đại liên M19 xối xả vào trận địa, xe muốn cán lên mình chúng tôi. Lúc đó anh em đã tổn thất và hy sinh nhiều, tôi chạy về phía sau, kêu đ/c Sang dùng B40 và đ/c Nữa dùng B41 bắn, thì đ/c Sang hy sinh, tôi lấy khẩu B40 của đ/c Sang và 1 đ/c nữa nhắm ngay vào đội hình xe của chúng đang càn sát bắn 1 trái B40 và 1 B41. Xe tăng cháy thành ngọn lửa. Địch dạt ra không tấn công vào chúng tôi và dùng pháo + M19, các loại súng bắn vào trận địa của chúng tôi, chúng tôi phải cầm cự từ lúc 9 giờ tối dến gần 1- 2 giờ sáng. Anh Ba Sinh lệnh cho tôi chạy về trung đội 1 và trung đội 2, đ/c nào sống sót gom lại chạy theo anh Ba. Tôi lại bò lên thì thấy đồng đội hy sinh chết ngổn ngang trên đất cày. Tôi bò lên một cái đìa thì thấy anh em mình chết dưới đìa quá nhiều, tôi còn nghe được hơi thở của đồng đội đ/c Túc học Bưu điện cùng tiểu đội bị thương đầu và nói với tôi đồng hương có ra được thì cho tôi ra với, trong khi đó tôi bị thương ở bã vai cánh tay phải làm sao mà dìu đồng đội ra được. Thế là chúng trôi phải bỏ thương binh, liệt sĩ , tôi chạy lên phía đầu đại đội, tôi có nói với anh ba Sinh là an em hy sinh hết rồi, anh ba Sinh nói với tôi là gom lại chỉ còn 5 hoặc 6 anh em. Anh ba Sinh có nói đ/c Được đem 1 khẩu B40, còn lại chúng tôi mỗi người một khẩu AK chạy theo anh Ba. Anh Ba nói cháy sáng tắt thì chạy theo anh Ba, cháy sáng bật sáng thì nằm xuống đất cày, cháy sáng tắt thì chạy tiếp. Thế là chúng tôi chạy qua khỏi vùng máy bay đã cô ta nổ bắn, còn cuộc rượt đuổi của xe tăng rượt theo bọn tôi gần tới rừng tràm, lúc đó khoảng 4-5 giờ sáng, anh em cùng anh ba Sinh chạy thoát. Đến bìa rừng tràm anh ba Sinh bảo chúng tôi ở ngoài anh Ba liên hệ với du kích dẫn chúng tôi vào rừng. Du kích gài cháy nhiều quá phải có người dẫn đường mới vào rừng được không thì bị cháy nổ.

Vào rừng chúng tôi được gặp anh 7 Danh là tham mưu trung đoàn xuống trước cũng ở đó, thế là tưởng đã yên ổn lại không được yên ổn, đúng 7 giờ sáng có 5 chiếc máy bay cán gáo bay về phía rừng tràm, anh 7 Danh ra lệnh cho anh ba Sinh bảo chúng tôi là không có lệnh bắn máy bay. Thế là chúng tôi bị cán gáo quần đọt tràm, tôi và đồng đội nằm nghiêng ngả dưới công sự ngụy trang. Chúng quần khoảng nửa tiếng không phát hiện được chúng tôi, rồi máy bay cán gáo bay về chi khu, 1 cuộc đối đầu thoát chết, đến với chúng tôi tiếp tục hành quân về U Minh trong trận đánh đối đầu với xe tăng của sư đoàn 21 đã hy sinh 39 đ/c, địch đã chiến thắng và dựng xác chết của anh em mình lên chúng quay phim và chụp ảnh, sau đó bắt dân Nam Thái Sơn đào hố chôn tập thể ngoài đồng. Từ đó tôi không còn nghe được tin tức của đồng đội.

Về U Minh thượng tôi được ở trạm Ô Ba Lộ cái Sắn thay vết thương và đi tiếp về U Minh để điều trị vết thương ở K23 đội phẩu của trung đoàn. Được 3 tháng vết thương trên vai tôi lành và trở lại đơn vị được bổ sung vào tiểu đoàn 7 trung đoàn 2 sư 4 từ năm 1970 đến năm 1976, cuộc chiến đấu còn ác liệt, tôi chỉ tóm tắt 1 số trận đánh tiêu biểu trong 7 năm ở chiến trường không thể kể hết, được về quê, anh em, bạn bè hỏi vui mày đi chiến trường mày đánh được bao nhiêu trận, tôi chỉ trả lời trừ ngày ốm bệnh thì không đánh giặc còn không vào cao điểm đánh chống càn, mình ở cứ U Minh nó càn vào thì mình phải đánh, tiêu biểu đánh trận tập kích đại đội Bảo An tại kênh Kiến cò tiết diệt 1 đại đội và làm chủ chiến trường.

Phối hợp đánh các chi khu ngang Dừa – Vĩnh Thuận – Nhị Thanh – Phú Sinh – Hồng Dân cùng các đơn vị bạn đánh tan tại kênh cải địa 1 trung đoàn 16 của sư 9 Ngụy mở rộng vùng giải phóng chuẩn bị cho chiến dịch Hồ Chí Minh đến năm 1973. Tiểu đoàn tôi được lệnh vượt lộ 4 qua Sóc Trăng phối hợp cùng bộ đội địa phương đánh dành dân chiếm đất tại chi khu Mỹ Xuyến trong trận đánh chống càn kênh Lạc Quới Mỹ Xuyên dành dân chiếm đất rất ác liệt đơn vị tôi đã hy sinh 12 đ/c trong đó có anh ba Sinh làm đại trưởng là thủ trưởng cũ cảu tôi được phân công làm trung đội phó khẩu cối 82. Anh ba Nhàn tiểu đoàn phó phụ trách tác chiến chỉ cho chúng tôi được đem đi 40 quả đạn cối trong khi đó địch 1 tiểu đoàn ở chi khu Mỹ Xuyên đánh thẳng vào công sự khóa đầu của anh ba Sinh và 2 tiểu đoàn đổ bộ ở dưới sông kéo lên trong khi đó chỉ có 1 tiểu đoàn 7. Các đại đội cách nhau giữa 2 cái đồn nên không chi viện nhau được, địa hình trống phọc không có cây, chỉ có đồng ruộng trống với nhà dân, chúng dùng pháo và máy bay ném bom xuống, tấn công vào trận địa, chúng tôi có công sự chờ chúng đến gần và nổ súng khẩu 12 ly 8 đi phối thuộcbắn hết đạn phải tháo lồng đem dấu chân thì bị chúng đánh bức công sự khóa đầu anh ba Sinh đã hy Sinh, chúng lấy được chân pháo 12 ly 8, còn khẩu cối 82 của tôi thì bắn cầm chừng công sự khóa đầu không cho chúng tấn công vào. Sau đó tập trung cối 6 và cối 8 bắn 2 tiểu đoàn ngoài đồng ở dưới sông kéo lên để cho chúng dạt ra. Cuộc chiến đấu bắt đầu 11 giở trưa kéo dài đến 5-6giờ tối, tổ chức nổ súng xuất kích để đánh địch chúng dạt ra. Chúng tôi lấy thương binh, liệt sĩ và bắt trâu ngoài đồng của bà con đưa liệt sĩ thương binh lên xe trâu và kéo qua cánh đồng về sông cổ cò, đến sáng ngày hôm sau chúng lại mở 1 cuộc tấn công càn quyết về sông cổ cò nơi căn cứ chúng tôi ở lại 1 cuộc đối đầu chống càn có máy bay yểm trợ, chúng kéo vào trận địa chúng tôi, đi đến gần tiểu đoàn tôi phối hợp với bộ đội địa phương quân huyện Mỹ Xuyên được anh Tuấn làm đại trưởng đánh địch dạt ra, thì đến 2 giờ chiều tôi bị pháo và bộ binh mở đợt tấn công, tôi bị thương gãy 1 ống chân trái anh em huyện đội chặt cây dừa nước cố định và dìu tôi về tuyến sau, đến 5 giờ chiều tôi được anh em đưa xuống xuồng bơi đi ra sông lớn. Được đội K23 của trung đoàn mỏ gắp xương vụn lát ra sau đó băng bó đến khuya, bơi xuồng đưa tôi về bệnh viện của huyện Mỹ Xuyên. Thế là tôi phải nằm lại huyện Mỹ Xuyên đất Sóc Trăng. Xa đồng đội, đơn vị tiếp tục vượt lộ về trung đoàn để làm nhiệm vụ mới.

Thời gian tôi điều trị vết thương ở huyện Mỹ Xuyên anh em quân sỹ ai cùng thương tôi và săn sóc tôi kỹ lưỡng trong khi bị thương mê sản. Có lúc địch càn thì anh em cõng tôi đi tránh nơi an toàn. Địch càn xong chúng tôi trở lại bệnh viện huyện pháo chi khu bắn vào được anh em đưa vào hầm u bích trú ẩn, tôi rất biết ơn những con người như bác sỹ, các anh ấy nói tôi là 1 thanh niên miền Bắc không có gia đình ở đây nên anh em thương mến tôi nên điều trị được 6 tháng vết thương xương lành thế là thế là tôi sinh ra lần thứ 2 và tập co chân và lần cây tập đi như 1 đứa nhỏ. Thời gian đó tôi ra viện được ở chung với cơ quan huyện Mỹ Xuyên lúc đó anh ba Chung làm chánh văn phòng.

Có đoàn cán bộ qua lộ 4 về họp thì tôi mới có giang theo đoàn về đơn vị qua bên 4 về đơn vị trung đoàn thấy chân tôi còn yếu nên cho tôi cùng 1 số anh em thương binh khác về U Minh Thượng tạm nghỉ dưỡng để phục hồi sức khỏe. ở U Minh Thượng tôi có gạo ăn tự làm trại ở, tự giăng lưới cặm câu để có cá ăn đều là tự túc tự làm với nhau không có ai phục vụ hết. được 2-3 tháng, đến tháng 3/1974 tôi trở về đơn vị thì thủ trưởng cũ của tôi là anh Tư Chệt tiểu đoàn người miền nam anh ba Lục chính trị viện trưởngngười Nghệ An rút về trung đoàn thủ trưởng tôi mới là anh Tuấn tiểu đoàn trưởng. anh Nhiên là chính trị viên tiểu đoàn cho ở lại đại đội 5 hậu cần, anh Tính làm đại trưởng, anh Hiên đại đội phó, anh Lâm làm tài vụ, anh Thọ làm quân lực đến 2 tháng sau tôi theo đại đội 5 phục vụ tác chiến, bước vào chiến dịch Hồ Chí Minh, tiểu đoàn giao tôi làm quản lý tiểu đoàn, cấp phát quân tư trang hậu cần và chúng tôi hành quân chiến dịch HCM. Trong chiến dịch HCM tieru đoàn tôi làm nhiệm vụ đánh chặn không cho sư đoàn 21 xuống chi viện cho đoàn 20 đặc công đánh sân bay Trà Lốc, thế là chúng tôi đánh kênh sáng xà lo rất ác liệt dành từng tấc đất, trong khi đó địch ở trên đồng có xe tăng, ở dưới sông có tàu chiến. cuộc chiến từ lúc 9 giờ đến 5 giờ tạm ngưng tiếng súng. Được lệnh tiểu đoàn tôi vượt sông đánh vào thị trấn Ô Môn đanh Ô Môn đến 5 giờ sáng chúng tôi chiếm thị trấn Ô Môn và đầu cầu Ô Môn, huyết mạch lộ Châu Đốc – Cần Thơ, 1 thiết đoàn xe bọc thép chúng đã bộ chạy giải tán. Chúng tôi tiếp thủ ở sân đá banh là 12 chiếc xe tăng lội nước của địch.

Lúc đó tiểu đoàn chỉ còn vài chục tay súng còn lại thương binh què quặt, cũng rất may chúng tôi chiếm thị trấn Ô Môn mà không đổ máu. Sau đó tiểu đoàn và trung đoàn hành quân trở lên phía Châu Đốc – Cái Dầu – Nhà Bàng – Tịnh Biên truy quét, bọn tàn quân ở Chợ Mới – An Giangđánh lên qua sông Vĩnh Tế, truy quét bọn tàn quân chạy về Tà Keo – Campuchia. Kết thúc chiến dịch HCM.

Tôi về đơn vị sản xuất. Trung đoàn khám sức khỏe ở trong đồng tràmvà phân loại thương binh và cho chúng tôi lên xe đi về Huế, ra Bắc. Giấy tờ chuyển theo đường đây về nơi điều dưỡng Trương Bình – Nam Trực - Nam Định ở, để cho đi học được 3 tháng thì giải tán cho tôi về phục viên ở địa phương.

Thế là tôi về xã phân công tôi phụ trách văn hóa. Và tôi không tham gia. Tôi trở về miền Nam tại xã Bình Mỹ, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang nơi tôi tiếp thu thời quân quản. tôi xây dựng gia đình và tham gia công tác tại huyện và địa phương làm chủ tịch hội cựu chiến binh xã đến năm 2008 tôi nghỉ. Tôi sinh được 2 cháu gái, các cháu ăn học và công tác, đã xây dựng gia đình tại thành phố Hồ Chí Minh, còn Chau Phú An Giang tôi cất nhà. Hiện nay 2 vợ chồng chúng tôi ở. Bản thân tôi công tác tại địa phương gần 40 năm. Hiện nay tôi được hưởng 2 chế độ 1 thương binh 2 là chất độc màu da cam, bị tiểu đường típ2 môi trường sống tạm ổn.

Qua nhật ký chiến trường của tôi còn ái náy là chưa tìm được đồng đội hy sinh trên chiến trường nhất là 39 đ/c của đơn vị tôi.

Chưa được xác định chính sách và còn 1 số anh em đi kháng chiến nay trở về địa phương, trong thời kỳ kháng chiến chúng tôi đề nghị cục chính sách người có công nên làm chính sách kháng chiến cho anh em kháng chiến đó là nguyện vọng của anh em cựu chiến binh chúng tôi. Tôi đại diện cho anh em đã hy sinh và các gia đình liệt sỹ xin chân thành cảm ơn Đảng và Nhà nước.


Người viết nhật ký
Nguyễn Xuân Diện


 
Chỉnh sửa cuối:

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,393 Mã lực
Thông tin về Liệt sỹ cần tìm kiếm thêm thông tin

Tại nghĩa trang LS Rạch Giá, Kiên Giang có ngôi mộ tập thể 39 liệt sỹ đường dây T70 hy sinh trong trận phục kích ngày 31/5/1971, tại vùng Tràm Dưỡng, Kênh Sáng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Các liệt sĩ trên thuộc đơn vị C3, C4, D20, F338, đa số là học sinh của trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam, khóa học 1967-1970, 1968-1971 và một số địa phương khác, nhập ngũ tháng 12/1969, huấn luyện tại xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (Nông trường Sao Vàng), đi B tháng 12/1970. Hài cốt các liệt sĩ được quy tập vào NTLS Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, thời gian khoảng 1984-1985.

Cần tìm kiếm thêm thông tin về thân nhân và các LS có tên và chi tiết do các CCB cung cấp như sau:

1 - Dương Văn Thành, Học trường BĐ, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

2- Liệt sĩ Sang (Khang?), Lý Nhân (hoặc Duy Tiên), Hà Nam, người cao lớn nên được đơn vị giao sử dụng B40

3- Liệt sỹ Vinh, Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định. Nhà ở cạnh đường bên tay phải, đi qua nghĩa trang Hải Hưng, đường đi chợ Cầu, là cán bộ khung, B trưởng, đơn vị B3, C4, nhập ngũ sau khi học phổ thông, người cao, có răng vàng. Khi nhập ngũ, liệt sĩ Vinh có vợ, chưa có con. Tháng 5/1976 vợ liệt sĩ Vinh là bí thư xã đoàn

4- Liệt sỹ Quyết, học trường BĐ lớp 710, Lạc Quần, Nghĩa Hưng, Nam Định. đơn vị A1, B3, C4, D20

5- Liệt sỹ Hùng, quê quán là tên tỉnh cũ, không rõ Nam Định hay Hà Nam ngày nay. LS Hùng học lớp 68 B1 (?), là người vào Đảng rất sớm. Anh em trong đơn vị gọi là Hùng Tồ.

6- Liệt sỹ Phóng. Học trường BĐ lớp 67B1. quê Thái Bình, Người đen đen. LS Phóng có cuốn “Thép đã tôi thế đấy” mang đi từ Thái Bình vào tận chiến trường, có thể khi hy sinh trong bòng vẫn còn cuốn sách này.

7- Đàm Quang Chờ, Học trường BĐ khóa 67 . Quê Vĩnh Phúc. Người to khỏe nên giữ B41

8- Bùi Ngọc Thấp (hoặc Thất), Học trường BĐ lớp 67B1 (B2?) Quê Phù Ninh, Phú Thọ. người mập, đen lùn. Học trường BĐ lớp phó lớp 67 B1 đường dây

9- Nguyễn Văn Vinh, quê xã thôn Thượng Tự, xã Song Mai, tp. Bắc Giang.

10- Nguyễn Văn Oanh, Học trường BĐ khóa 67, B1, quê Bắc Giang

11- Lò Văn Nốm, người dân tộc Thái, quê Lang Chánh, hoặc Bá Thước, Thanh Hóa. B trưởng B2, là cán bộ khung .

12- Nguyễn Ngọc Thâm, Học trường BĐ, hệ B (đường dây)

Nga Sơn, Thanh Hóa. A trưởng.

13- Dương Văn Học, Học trường BĐ Quê Nga Sơn, Thanh Hóa. A trưởng, có răng vàng

14- Phạm Văn Điện. Quê Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hóa

15- Phan Thanh Giản (hoặc Phan Xuân Giản)

Học trường BĐ, lớp A70, khóa 67 Hưng Tây, Hưng Chính, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có anh làm tại nhà máy Lân, TP Vinh

16- Phan Văn Nhật, Học BĐ khóa 68 (?) Nghi Xuân

(hoặc Đức Thọ), Hà Tĩnh. Vợ tên là Hào, đã có con

17- Liệt sỹ Nhạc, Không học trường BĐ. Không rõ quê

18 - Liệt sỹ Lợi . Không rõ quê quán

19- Liệt sỹ Bình Không rõ quê quán

Mọi thông tin các cụ có thể PM cho e để xử lý và gửi tới cơ quan chức năng.

E xin trân trọng cám ơn
 
Chỉnh sửa cuối:

tranvuhoang2005

Xe điện
Biển số
OF-11454
Ngày cấp bằng
7/11/07
Số km
2,514
Động cơ
554,393 Mã lực
E xin đặt một viên gạch để cho phần tiếp theo sẽ cần đến
 
Chỉnh sửa cuối:

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,809
Động cơ
310,216 Mã lực
Cái này hay ợ. Em đánh dấu hóng
Nhà em cũng có 1 cậu hy sinh ở Tây Ninh, giờ chưa tìm thấy ở đâu. Để em hỏi lại thông tin đơn vị xem biết đâu ai đó có thông tin.
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,809
Động cơ
310,216 Mã lực
Em up lên đây thống tin của cậu ruột em. Hiện vẫn chưa tìm được mộ :(
Thông tin này theo giấy báo tử:
Trần Tuấn Chuyên
Sinh năm: 1954
Quê quán: xã Xuân Lan – Móng Cái – Quảng Ninh
Chức vụ: H1
Đơn vị: C18-E271-F3
Hy sinh hồi 21h, ngày 10/04/1975
Người báo cáo: Nguyễn Dần ( 04/05/1975)
Thủ trưởng đơn vị: Trần Khắc Bách
 

tdtd

Xe điện
Biển số
OF-159980
Ngày cấp bằng
9/10/12
Số km
2,608
Động cơ
475,504 Mã lực
Nơi ở
HẢI PHÒNG - HÀ NỘI
Thông tin về Liệt sỹ cần tìm kiếm thêm thông tin

Tại nghĩa trang LS Rạch Giá, Kiên Giang có ngôi mộ tập thể 39 liệt sỹ đường dây T70 hy sinh trong trận phục kích ngày 31/5/1971, tại vùng Tràm Dưỡng, Kênh Sáng, xã Mỹ Lâm, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang. Các liệt sĩ trên thuộc đơn vị C3, C4, D20, F338, đa số là học sinh của trường Nghiệp vụ Bưu điện Hà Nam, khóa học 1967-1970, 1968-1971 và một số địa phương khác, nhập ngũ tháng 12/1969, huấn luyện tại xã Ngọc Trung, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa (Nông trường Sao Vàng), đi B tháng 12/1970. Hài cốt các liệt sĩ được quy tập vào NTLS Rạch Giá tỉnh Kiên Giang, thời gian khoảng 1984-1985.

Cần tìm kiếm thêm thông tin về thân nhân và các LS có tên và chi tiết do các CCB cung cấp như sau:

1 - Dương Văn Thành, Học trường BĐ, xã Hồng Thái, huyện Phú Xuyên, Hà Nội

2- Liệt sĩ Sang (Khang?), Lý Nhân (hoặc Duy Tiên), Hà Nam, người cao lớn nên được đơn vị giao sử dụng B40

3- Liệt sỹ Vinh, Hải Hưng, Hải Hậu, Nam Định. Nhà ở cạnh đường bên tay phải, đi qua nghĩa trang Hải Hưng, đường đi chợ Cầu, là cán bộ khung, B trưởng, đơn vị B3, C4, nhập ngũ sau khi học phổ thông, người cao, có răng vàng. Khi nhập ngũ, liệt sĩ Vinh có vợ, chưa có con. Tháng 5/1976 vợ liệt sĩ Vinh là bí thư xã đoàn

4- Liệt sỹ Quyết, học trường BĐ lớp 710, Lạc Quần, Nghĩa Hưng, Nam Định. đơn vị A1, B3, C4, D20

5- Liệt sỹ Hùng, quê quán là tên tỉnh cũ, không rõ Nam Định hay Hà Nam ngày nay. LS Hùng học lớp 68 B1 (?), là người vào Đảng rất sớm. Anh em trong đơn vị gọi là Hùng Tồ.

6- Liệt sỹ Phóng. Học trường BĐ lớp 67B1. quê Thái Bình, Người đen đen. LS Phóng có cuốn “Thép đã tôi thế đấy” mang đi từ Thái Bình vào tận chiến trường, có thể khi hy sinh trong bòng vẫn còn cuốn sách này.

7- Đàm Quang Chờ, Học trường BĐ khóa 67 . Quê Vĩnh Phúc. Người to khỏe nên giữ B41

8- Bùi Ngọc Thấp (hoặc Thất), Học trường BĐ lớp 67B1 (B2?) Quê Phù Ninh, Phú Thọ. người mập, đen lùn. Học trường BĐ lớp phó lớp 67 B1 đường dây

9- Nguyễn Văn Vinh, quê xã thôn Thượng Tự, xã Song Mai, tp. Bắc Giang.

10- Nguyễn Văn Oanh, Học trường BĐ khóa 67, B1, quê Bắc Giang

11- Lò Văn Nốm, người dân tộc Thái, quê Lang Chánh, hoặc Bá Thước, Thanh Hóa. B trưởng B2, là cán bộ khung .

12- Nguyễn Ngọc Thâm, Học trường BĐ, hệ B (đường dây)

Nga Sơn, Thanh Hóa. A trưởng.

13- Dương Văn Học, Học trường BĐ Quê Nga Sơn, Thanh Hóa. A trưởng, có răng vàng

14- Phạm Văn Điện. Quê Đông Lĩnh, Đông Sơn, Thanh Hóa

15- Phan Thanh Giản (hoặc Phan Xuân Giản)

Học trường BĐ, lớp A70, khóa 67 Hưng Tây, Hưng Chính, Hưng Nguyên, Nghệ An. Có anh làm tại nhà máy Lân, TP Vinh

16- Phan Văn Nhật, Học BĐ khóa 68 (?) Nghi Xuân

(hoặc Đức Thọ), Hà Tĩnh. Vợ tên là Hào, đã có con

17- Liệt sỹ Nhạc, Không học trường BĐ. Không rõ quê

18 - Liệt sỹ Lợi . Không rõ quê quán

19- Liệt sỹ Bình Không rõ quê quán

Mọi thông tin các cụ có thể PM cho e để xử lý và gửi tới cơ quan chức năng.

E xin trân trọng cám ơn
Nhà em có chú vẫn nằm ở Kiên Giang, bị thất lạc khi quy tập nghĩa trang.
 

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
401
Động cơ
274,275 Mã lực
Em up lên đây thống tin của cậu ruột em. Hiện vẫn chưa tìm được mộ :(
Thông tin này theo giấy báo tử:
Trần Tuấn Chuyên
Sinh năm: 1954
Quê quán: xã Xuân Lan – Móng Cái – Quảng Ninh
Chức vụ: H1
Đơn vị: C18-E271-F3
Hy sinh hồi 21h, ngày 10/04/1975
Người báo cáo: Nguyễn Dần ( 04/05/1975)
Thủ trưởng đơn vị: Trần Khắc Bách
Cụ nghiên cứu xem có phải liệt sĩ nhà mình không nhé, em nghĩ là phải
1 Trần Tuấn Chuyên 1954 Xuân Lam, Móng Cái, Quảng Ninh 10/4/1975 hy sinh Mộc Bài, Tây Ninh; Mai táng ban đầu An Thạnh, Bến Cầu
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,809
Động cơ
310,216 Mã lực
Cụ nghiên cứu xem có phải liệt sĩ nhà mình không nhé, em nghĩ là phải
1 Trần Tuấn Chuyên 1954 Xuân Lam, Móng Cái, Quảng Ninh 10/4/1975 hy sinh Mộc Bài, Tây Ninh; Mai táng ban đầu An Thạnh, Bến Cầu
Có vẻ đúng rồi cụ ơi, địa danh là Xuân Lan cụ ợ (chắc ghi nhầm Xuân Lam)
Cụ cho em thêm thông tin để liên hệ với....đội ơn cụ nhiều!
 

Binhmoctn

Xe tải
Biển số
OF-343497
Ngày cấp bằng
19/11/14
Số km
401
Động cơ
274,275 Mã lực
Có vẻ đúng rồi cụ ơi, địa danh là Xuân Lan cụ ợ (chắc ghi nhầm Xuân Lam)
Cụ cho em thêm thông tin để liên hệ với....đội ơn cụ nhiều!
em trả lời cụ trong hộp thư rồi nhé, có gì cần cụ cứ hỏi
 

anhtuana5a

Xe hơi
Biển số
OF-3591
Ngày cấp bằng
2/3/07
Số km
196
Động cơ
556,260 Mã lực
Em làm bên Bộ LĐTBXH, liên hệ được với đội lao động tại các địa phương, cũng muốn góp một chút công sức cho các chú, các bác đã hy sinh, cần em hỗ trợ gì thì liên hệ e, em giúp hết khả năng :D mong các chú được về gần gia đình
 

susu

Xe điện
Biển số
OF-4441
Ngày cấp bằng
26/4/07
Số km
2,306
Động cơ
555,921 Mã lực
Nơi ở
Gầm cầu
Em làm bên Bộ LĐTBXH, liên hệ được với đội lao động tại các địa phương, cũng muốn góp một chút công sức cho các chú, các bác đã hy sinh, cần em hỗ trợ gì thì liên hệ e, em giúp hết khả năng :D mong các chú được về gần gia đình
May quá để em lấy thông tin ông bác hy sinh ở mặt trận tây nam nhờ cụ giúp ạ. Cảm ơn tấm lòng của cụ
 

MinhNam_1805

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-123850
Ngày cấp bằng
12/12/11
Số km
178
Động cơ
381,596 Mã lực
Website
www.kyvatkhangchien.com
Đây là danh sách Đại đội 4 Tiểu đoàn 20 bị phục kích hôm 31/5/1971

http://www.kyvatkhangchien.com/2018/12/3134-danh-sach-bien-che-trang-bi-cua-1.html

[3.134] Danh sách biên chế trang bị của 1 đơn vị thuộc Tiểu đoàn 20 Lữ đoàn 338 (Huấn luyện miền Bắc) trên đường hành quân ở Kiên Giang

2018120636172
Danh sách biên chế trang bị của 1 đơn vị thuộc Tiểu đoàn 20 Lữ đoàn 338 (Huấn luyện miền Bắc) trên đường hành quân ở Kiên Giang. ĐƠn vị ở đây có thể là Đại đội 4.
Danh sách này do quân VNCH thu giữ ở Kiên Giang năm 1971, khi phục kích đơn vị đang hành quân.
Ảnh chụp tờ danh sách

 

carhanoi

Xe tải
Biển số
OF-118904
Ngày cấp bằng
1/11/11
Số km
290
Động cơ
383,260 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chào các cụ!
Em đang tìm thông tin mộ chú của em là:
- Liệt sỹ Ngô Văn Tản. Sinh năm 1943
- Hòm thư: 15834 Kj, Tiểu đoàn huấn luyện 388, Trung đoàn 4, Sư đoàn 320
- Khi vào B thuộc đoàn Hải Yến
- Quê quán: Tiên Ngoại, Duy Tiên, Hà Nam
- Thông tin thêm: Lá thư cuối cùng của ông Ngô Văn Tản mà gia đình nhận được ngày 1/1/1968 được viết tại một địa danh thuộc huyện Can Lộc, Hà Tĩnh.

Rất mong các cụ có biết thông tin gì xin vui lòng nhắn tin báo giúp cho em ạ!

Trân trọng cám ơn các cụ!
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top