[Funland] Bỏ hay giữ Tết Nguyên Đán?

captain81

Xe tải
Biển số
OF-571376
Ngày cấp bằng
29/5/18
Số km
405
Động cơ
149,137 Mã lực
Quan điểm của em là giữa lấy cái nét riêng này, nó hoàn toàn khác phương tây. Hãy giữ gìn nó như những ngày xum họp gia đình, vì cho dù có thay sang nghỉ tết dương thì sẽ vẫn không còn giữ được cái không khí của nó nữa, cái không khí linh thiêng ngày tết không diễn tả được sẽ mất đi.
Quan điểm bỏ Tết để trở nên “hiện đại", “văn minh" còn quá đơn giản và bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác, các chuyên gia nhận định.

Những tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết, hoặc gộp Tết cổ truyền vào Tết dương lịch như phương Tây luôn được dấy lên mỗi năm. Dù chủ đề này không còn mới, nhưng tranh luận giữa các bên ủng hộ và phản đối việc bỏ Tết vẫn chưa bao giờ hết gay gắt.

Phía phản đối giữ Tết cổ truyền cho rằng: Kỳ nghỉ này đang dần trở nên lỗi thời, lạc hậu, và không phù hợp trong xã hội được cho là ngày càng “cấp tiến” như hiện nay. Theo đó, các quốc gia ở châu Âu hay Bắc Mỹ đều không đón Tết Nguyên đán. Trong bối cảnh hội nhập sâu và rộng như hiện nay, Việt Nam cần phải chọn lựa hoặc bỏ Tết để giao thương với châu Âu hoặc Bắc Mỹ, hoặc mãi chỉ là quốc gia đang phát triển với nền kinh tế èo uột.

Một số nhà kinh tế học cũng nhận định Tết là thủ phạm của sự đình trệ kinh tế. Theo các chuyên gia này, nền kinh tế Việt Nam đang hoạt động “lệch pha” so với các nước phương Tây: Khi họ nghỉ Giáng sinh, năm mới thì chúng ta làm việc; còn khi chúng ta ăn Tết cổ truyền thì họ lại quay trở lại guồng quay công việc. Điều này dẫn đến sự tăng trưởng chậm chạp của nền kinh tế những tháng đầu năm.


Tuy nhiên, bên ủng hộ giữ Tết cổ truyền đã bác bỏ những luận điểm này. Theo đó, không phải cứ nghỉ để ăn Tết là nền kinh tế sẽ đình trệ theo và góc nhìn bỏ Tết để trở nên “hiện đại" còn quá đơn giản, bỏ qua nhiều yếu tố quan trọng khác.

“Rất nhiều quốc gia vẫn phát triển thịnh vượng và vẫn ăn Tết Nguyên đán”, ông Joe Buckley, học giả người Anh chuyên nghiên cứu về lao động và phát triển tại Việt Nam, nói với Zing.vn.

Ông Buckley phân tích: Trung Quốc, cũng như Việt Nam, rất coi trọng Tết Nguyên đán và người lao động thường được nghỉ ít nhất 7 ngày trong dịp lễ này. Mọi hoạt động kinh tế trong thời gian này coi như “đóng băng”. Nhưng 30 năm qua, chúng ta thấy rõ nền kinh tế Trung Quốc vẫn tăng trưởng mạnh mẽ và giờ đã lớn thứ hai thế giới.

Hàn Quốc cũng là một ví dụ tiêu biểu khác, theo ông Buckley. Những năm 1950, Hàn Quốc là một trong những nước nghèo nhất thế giới, nhưng hiện nay nền kinh tế Hàn Quốc nằm trong top 20 thế giới và đã công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công mà vẫn không cần bỏ Tết cổ truyền.

“Trung Quốc, Hàn Quốc hay Singapore, Malaysia vẫn phát triển rất ổn định mà không hề bỏ Tết Nguyên đán. Phát triển kinh tế và ăn Tết cổ truyền luôn có thể song hành cùng nhau”, ông Buckley, từng có thời gian sống và làm việc gần 10 năm tại Việt Nam, khẳng định.


Về phía thị trường chứng khoán, những trung tâm tài chính lớn của châu Á gần như đóng cửa trong những ngày lễ chính. Thị trường Trung Quốc “nghỉ lễ” dài nhất, kéo dài một tuần. Hong Kong và Singapore cũng đều đóng cửa ít nhất 1 ngày.

“Khối lượng giao dịch giảm đáng kể vào khoảng ba ngày làm việc trước khi bắt đầu kỳ nghỉ,” ông Andrew Sullivan, Giám đốc quản lý chứng khoán Haitong tại Hong Kong, cho biết.

“Các nhà đầu tư, nhà môi giới đều tôn trọng kỳ nghỉ lễ này của thị trường châu Á, cũng giống như khi giao dịch tạm ngừng trong dịp Giáng sinh và năm mới ở châu Âu và Bắc Mỹ vậy”, ông Sullivan nói thêm.

SẮM, ĂN VÀ CHƠI TẾT
Tết, nói cách khác, chính là đòn bẩy cho tăng trưởng.

Đương nhiên trong suốt dịp Tết hiếm có ai tăng gia sản xuất đóng góp cho nền kinh tế. Nhưng nhìn một bức tranh tổng thể, các chuyên gia cho rằng: Tết cổ truyền vẫn không phải là lực cản, mà chính là động lực thúc đẩy kinh tế, thông qua kích cầu tiêu dùng.

Trung Quốc là một trong những quốc gia ăn mừng Tết nguyên đán lớn nhất và đây cũng là dịp mà người dân Trung Quốc tăng sức mua rõ rệt. Theo số liệu của Bộ Thương mại nước này, chi tiêu cho dịp Tết tăng đều qua các năm.

Năm 2018, người Trung Quốc chi khoảng 900 tỷ NDT (3,085 triệu tỷ đồng cho hoạt động mua sắm, ăn uống, vui chơi. Ước tính, mỗi hộ gia đình tăng chi tiêu khoảng 60% so với ngày thường trong dịp Tết.



“Người Việt Nam không hề kém cạnh Trung Quốc trong việc chi tiêu cho Tết, thậm chí còn đạt mức tăng trưởng chi tiêu mùa Tết 2018 vừa rồi cao hơn so với nước bạn”, bà Lê Thị Bạch Dương, Giám đốc khách hàng, công ty Kantar Worldpanel, nhận định với Zing.vn.

Nếu chỉ tính riêng ngành hàng tiêu dùng nhanh, tiêu dùng trong một tháng Tết ở các hộ gia đình khu vực thành thị Việt Nam tăng 80% so với ngày thường.

Sức mua mùa Tết 2018 ước tính đạt trên 45.000 tỷ đồng cho tổng thị trường Việt Nam, gần gấp đôi giá trị mỗi tháng thường, tương đương với 1% tổng GDP 2017, bà Bạch Dương thông tin thêm, dẫn số liệu từ báo cáo Tết năm 2018 do Kantar Worldpanel tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê.



Ngoài cách ăn Tết truyền thống, Tết còn là thời điểm không ít người dành để đi du lịch hoặc ăn uống nhà hàng. Một số khảo sát chỉ ra: Việc sử dụng kỳ nghỉ dài để đi du lịch khiến người lao động cảm thấy thoải mái hơn so với việc xin nghỉ phép trong năm để đi chơi.


Trong 5 năm trở lại đây (thời điểm người lao động bắt đầu được nghỉ Tết 7-9 ngày), tăng trưởng giá tiêu dùng mảng nhà hàng, thực phẩm tháng 1 và tháng 2 tăng đều đạt cao nhất trong năm - ngay cả vào những thời điểm nền kinh tế chững lại, như năm 2014 hay 2016.


“VĂN MINH KHÔNG CÓ NGHĨA LÀ GẠT BỎ GIÁ TRỊ VĂN HOÁ"
Tiến sĩ Sin Harng Luh, Đại học Quốc gia Singapore, nhận định: “Trở nên tiến bộ, văn minh không có nghĩa là gạt bỏ các giá trị văn hóa ra một bên. Tết là nét văn hóa truyền thống rất riêng của Việt Nam. Nếu người phương Tây nghỉ lễ Giáng sinh và năm mới theo phong tục của họ từ xưa đến nay tại sao Việt Nam lại cứ lăn tăn câu chuyện bỏ hay giữ Tết cổ truyền?”

Trong email trả lời Zing.vn, bà Sin sử dụng từ Tet, thay vì Lunar New Year (Tết âm lịch), bởi theo bà Tet là nét đặc trưng của Việt Nam, không nên dùng cụm từ khác để thay thế.

“Thử nghĩ nếu như người Việt quyết định bỏ Tết, có thể người dân không còn ăn uống, vui chơi, nghỉ ngơi và chào đón năm mới thêm âm lịch nữa, nhưng không vì thế mà cái Tết không đến, không vì thế mà các quốc gia châu Á khác không ăn Tết âm lịch”, bà Sin nói.

Theo các chuyên gia, không có dịp lễ hội nào không mệt mỏi - bởi mua sắm, chi tiêu, bởi kẹt xe, tắc đường. Nhưng mục đích chung của các kỳ nghỉ lễ là trao thời gian cho người người lao động, để họ có thể vui chơi, giảm mệt mỏi, hay để đoàn viên bên gia đình.


Ông Henry Ford, người sáng lập công ty Ford Motor và cũng là người đặt nền móng cho việc quy định thời gian làm việc 8 tiếng/ngày - 5 ngày/tuần, luôn ủng hộ những kỳ nghỉ dài. Ông cho rằng năng suất lao động sẽ giảm sau thời gian làm việc dài không ngừng nghỉ. Công nhân, kỹ sư hay nhân viên văn phòng đều cần có thời gian để nghỉ ngơi, mua sắm và tiêu thụ những sản phẩm do chính họ làm ra.

“Chúng ta cố công làm ra những sản phẩm này không chỉ cho khách hàng mà cho chính chúng ta. Nếu cứ làm việc không có thời gian nghỉ để mua sắm như vậy thì những sản phẩm này sẽ bán cho ai?”, ông Ford nói.

Hay như Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in từng phát biểu năm 2017, nếu không có những dịp nghỉ lễ dài ngày, người lao động sẽ rất e dè xin nghỉ phép để nghỉ ngơi hoặc du lịch. Kỳ nghỉ lễ là thời gian người lao động “danh chính ngôn thuận” tạm rời bỏ công việc để chăm sóc cho bản thân mình.

Các chuyên gia đặt vấn đề: Thay vì tranh cãi về việc bỏ hay giữ Tết âm lịch, tại sao không nghĩ cách hạn chế bớt những tiêu cực của nó?

Bà Sin đúc kết: “Không bàn đến việc nghỉ lễ dài ngắn ra sao, đón năm mới thế nào là quyết định của mỗi nước, dựa trên tín ngưỡng, văn hóa của dân tộc mình. Thái Lan một năm đón năm mới 3 lần, theo 3 loại lịch cũng đâu có sao. Nếu cội nguồn truyền thống của mình mà không giữ được thì sao dám trông mong phát triển những thứ lớn lao hơn?”

Hà Phương - Nhân Lê

(Trích từ Zing)

https://news.zing.vn/bo-hay-giu-tet-nguyen-dan-post908473.html


 

Đóe

Xe đạp
Biển số
OF-446813
Ngày cấp bằng
20/8/16
Số km
46
Động cơ
208,960 Mã lực
Đứa nào thích thì bỏ, bố đoé bỏ >:D<
 

American Dream

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-441402
Ngày cấp bằng
30/7/16
Số km
4,917
Động cơ
259,783 Mã lực
Tuổi
44
Ngày nào có tiền, ngày đó có tết.
Sao người ta hay đi bàn những chuyện hiển nhiên nhỉ? Rảnh d.ái vê lờ!
 

hailuatn

Xe container
Biển số
OF-13656
Ngày cấp bằng
2/3/08
Số km
8,136
Động cơ
573,886 Mã lực
Em cũng thích Tết, vì Tết thì em được nghỉ không phải rửa bát :)).
 

Kem tươi

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508190
Ngày cấp bằng
4/5/17
Số km
7,020
Động cơ
255,565 Mã lực
Báo chí đói chủ đề nên cứ khơi ra cho có bài viết lấp đầy trang báo, lấp đầy website í mà.
 

Pvsc

Xe ba gác
Biển số
OF-370510
Ngày cấp bằng
16/6/15
Số km
22,776
Động cơ
568,633 Mã lực
Em đề xuất nghỉ tết năm chẵn, năm lẻ bỏ :))
 

Kunkute997

Xe hơi
Biển số
OF-604674
Ngày cấp bằng
24/12/18
Số km
102
Động cơ
125,096 Mã lực
Tuổi
27
Nơi ở
Vĩnh Phúc
Tết là cái gì đó mà không thể thiếu rồi các cụ ạ.
 

mAd_lOvE

Xe lăn
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-666
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
11,910
Động cơ
813,472 Mã lực
Nơi ở
Đoàn Thị Điểm
Website
www.myphamxachtay.com
Mấy ngài ở TP mới kêu chán Tết thôi. Chứ với những người lao động làm việc xa quê nhà thì Tết là ngày đoàn tụ, sum vầy.

Xem phóng sự thậm chí có nhiều người 4, 5 Tết liền không về ăn với Gia đình được vì tiền đi lại quá cao so với thu nhập của họ. Họ phải chờ trong năm, ngày thường để về thăm Bố Mẹ.

Chúng ta quen nhìn lên rồi so sánh, chứ nhìn ngang xung quanh, nhiều cảnh đời khổ lắm.
 

VnUeT

Xe tăng
Biển số
OF-606931
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
1,262
Động cơ
134,849 Mã lực
Cụ chủ thớt còn muốn bỏ cái gì nữa không? Bỏ hết nhá!
 

Nam Tào

Xe điện
Biển số
OF-376918
Ngày cấp bằng
10/8/15
Số km
2,130
Động cơ
267,362 Mã lực
Nơi ở
Lang thang
Mấy ông làm báo rảnh háng
 

otzi

Xe tăng
Biển số
OF-59480
Ngày cấp bằng
19/3/10
Số km
1,404
Động cơ
458,403 Mã lực
Tết đoàn viên là dịp mọi người trong gia đình gặp gỡ. Theo em không nên bỏ dù thật sự em chán tết lắm. Ăn toàn món truyền thống ngấy, rượu bia mệt người, quê nội ngoại em đều ở HN nên gặp gỡ đơn giản, cũng chả phải đi lại đâu. Năm nay khả năng tết em sẽ đi du lịch.
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,904
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Mấy ông làm báo rảnh háng
Không thì biết viết gì hở cụ ;))

Viết về xã hội cực khó đấy cụ. Em cũng khoái chủ đề này nhưng không dám "lộng ngôn" ;))

Thực ra, cái cần bỏ nhất là thói quen gần Tết bắt đầu lo mua sắm và sau Tết thì lo đi lễ hội khiến nghỉ Tết thực sự kéo dài dễ đến 2-3 tuần. Việc này được giảm 1 phần nhờ các siêu thị và chợ tầm mùng 2, mùng 3 đã mở cửa khiến mọi người đỡ phải lo nghĩ mua sắm, tích trữ nhiều. Nhưng vụ lễ hội thì hơi căng vì dân mình hãy còn tín ngưỡng ghê lắm!

Công ty em ra Tết năm nào cũng đi chùa Hương ;))
 

apple.hn

Xe tải
Biển số
OF-80897
Ngày cấp bằng
22/12/10
Số km
354
Động cơ
633,307 Mã lực
Nơi ở
Km0+một đoạn
Cháu thích chuyển ngày nghỉ tết thành ngày nghỉ phép, ai thích nghỉ lúc nào thì nghỉ.
 

poiuy

Xe cút kít
Biển số
OF-198769
Ngày cấp bằng
17/6/13
Số km
19,392
Động cơ
595,902 Mã lực
Chuyển sang nghỉ Tết dương dài ngày cũng được, đoàn tụ xum vầy gì thì cũng đủ số ngày mà làm được. Sau đó đến Tết âm thì chỉ cần nghỉ 2 ngày để cúng lễ năm mới mà thôi.
 

cutic

Xe buýt
Biển số
OF-51480
Ngày cấp bằng
24/11/09
Số km
664
Động cơ
460,500 Mã lực

Cháu chỉ muốn 1 cái tết thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top