[Funland] Thận trọng khi cho con đi du học !

A98

Xe container
Biển số
OF-533702
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
5,491
Động cơ
262,194 Mã lực
Du học sinh mà về nước muốn bù đắp đc chi phí thì hoặc làm thuê cho các tập đoàn lớn cả trong và ngoài nước lấy lương vài k Trumph và tích lũy kinh nghiệm bước lên vị trí cao hơn, hoặc quản lý sản nghiệp gia đình như hệ thống KD và tài sản lớn và có thể startup mới đáng tiền.
Chết ở chỗ nhiều người nghĩ thế nên yêu cầu lương rất cao, trong khi chưa có gì chứng tỏ được giá trị của mình.
 

newmanhn

Xe điện
Biển số
OF-407677
Ngày cấp bằng
1/3/16
Số km
4,275
Động cơ
390,887 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Website
www.lakeside-homestay.com
Thì em đã bảo những vấn đề bác đang worry là của bác (các bậc cha mẹ) đang đánh giá hiệu quả của việc du học. Và việc bố mẹ đặt nặng sức ép về việc đó sẽ ảnh hưởng tới con cái, vậy thôi. Mỗi nhà mỗi cảnh, bác phải tự điều chỉnh cho phù hợp. Em chỉ muốn nói hãy đánh giá thêm cảm xúc, tình cảm ...của con trẻ, đừng chỉ nhìn vào lợi ích về mặt kinh tế mà đánh giá.
Em đang quản lý một cơ số bạn du học về, có người ở gần 10 năm bên Mỹ, và các bạn đều làm việc rất tốt và happy, mặc dù nếu so chi phí học bên Mỹ với đồng lương (cũng tính bằng ngàn $) hiện tại có lẽ chả bố mẹ nào dám cho đi. Nhưng không ai đánh giá vậy đâu, các bạn làm có thu nhập, hạnh phúc và nên người là cái mà họ hài lòng rồi.
@Nhiều bác nói vay nợ cho con đi học: Theo em nếu thế thì phải cân nhắc rất rất nhiều, em chỉ nói các gia đình có đủ điều kiện cho con đi mà vẫn lăn tăn. Em mà không đủ thì cho ở nhà chứ không đi bằng mọi cách, bố nó học ở nhà cũng dc có sao đâu :)
Cụ nói chuẩn, thực tế nếu không vay tiền cho con đi du học thì mối bận tâm nhất của cha mẹ là chúng nó có học được hay không? Còn sau này đi làm lương lậu thế nào là do năng lực của chính bản thân chúng nó. Hy vọng sau khi học về chúng nó kiếm được cái bằng, là người tốt và có công việc đủ sống cũng là thành công bước đầu rồi. Chuyện giàu có hay lên ông nọ bà kia là chuyện hoàn toàn khác, nó chẳng mấy liên quan đến việc có du học hay không? Nhưng không thể phủ nhận là đi du học thì có nhiều cơ hội hơn, cái này cũng đương nhiên vì tốn một mớ tiền chẳng lẽ không hơn gì.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,181
Động cơ
871,730 Mã lực
Chết ở chỗ nhiều người nghĩ thế nên yêu cầu lương rất cao, trong khi chưa có gì chứng tỏ được giá trị của mình.
Cứ làm được hơn tiền người ta trả thì muốn lương cao bao nhiêu chả được.
Lúc đó người ta lại còn phải lo giữ được mình.
Nước trong hay nước ngoài đều như vậy cả!
 

baoanhjsc

Xe tăng
Biển số
OF-11568
Ngày cấp bằng
13/11/07
Số km
1,212
Động cơ
540,088 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Website
www.thietbiyte.net.vn
Bên Canada theo tôi biết thì những du học sinh nào có kết quả học tập xuất sắc rất dễ xin được việc làm ngay sau khi ra trường, có nghĩa là có được thẻ xanh ngay, lương khởi điểm khoảng 4-50.000 cad/ năm ( 900 tr vnd), và sau đủ ba năm sống ở Canada kể từ khi có thẻ xanh (chính xác là chỉ cần hai năm, vì thời gian học được tính là một năm), là anh ta được đủ điều kiện để nộp hồ sơ nhập quốc tịch Canada.
Để nhập học ở Canada nói chung điểm IELTS chỉ cần 6.5, tiền chi tiêu một tháng cho một du học sinh gồm ăn ở và tiêu vặt chưa đến 1000 CAD (18tr vnd), đứa nào tiết kiệm thì chỉ hết 700 cad (13 tr vnd). Học phí tùy trường nhưng thuộc loại rẻ so với Mỹ, và nếu anh học giỏi thì anh có cơ hội nhận được các phần thưởng bù lại học phí.
Tôi chưa đủ căn cứ để đánh giá chung, nhưng với những trường hợp con cái các cụ là những thanh niên chăm chỉ học hành, có năng lực thì du học Canada là một lựa chọn rất tốt, mở ra cho chúng cơ hội phát triển.
Nhiều người đã cho con đi học Canada còn vì đất nước này rất hiền hòa, hầu như không thấy biểu hiện phân biệt chủng tộc. Vả chăng trên đất nước này đi đâu đâu ta cũng gặp đủ mọi mầu da nhiều như nhau, thậm chí gặp người gốc Á, gốc Phi nhiều hơn người da trắng. Ví dụ, thành phố Vancouver thì riêng người gốc Hoa đã chiếm 1/3 dân số. Đây thực sự là đất nước đa chủng tộc đa văn hóa.
Canada cũng là một trong những quốc gia có môi trường sống trong lành nhất thế giới, một chính phủ minh bạch nhất, một nền giáo dục và y tế phát triển cao.
Ở các nước khác tôi không biết nên không dám nói. Nhưng với Canada thì các cụ đầu tư cho con du học không có gì phải hối tiếc. Một lời khuyên : nếu có thể, hãy chu cấp đủ cho các cháu khỏi phải đi làm thêm, ít nhất là trong năm học, để các cháu có thời gian và sức khỏe cho việc học, vì đấy là cách đầu tư hiệu quả nhất. Hãy nhớ rằng kết quả học tập của các cháu là rất quan trọng trong lần xin được việc làm đầu tiên.
Và nếu có thể, cho cháu học những năm cuối phổ thông ở Canada càng tốt .
Với những đứa không có ý chí học hành , du học chỉ để cho bằng bạn bằng bè, thì đừng cho đi. Hãy để tiền ấy cho nó học nghề trong nước, có sự giám sát của mình.
Em cũng định cho 2 con em sang Can học từ cấp 3, hiện 1 bé lớp 7, 1 lớp 5. Học phí thì chỉ hơn 10k Can/ năm, em có thuận lợi là ông bà và cậu của cháu định cư bên Can nên chi phí ăn ở sẽ tốt hơn. Cháu lớn học lớp 7 thì dang học trường Việt Úc, hết lớp 9 sang thì đơn giản vì quen môi trường học. Còn cháu lớp 5 em vẫn muốn học công lập vì sức học tốt, tiếng anh thậm chí còn hơn cả anh chị học quốc tế, nhưng buồn 1 điều là cháu thích học bác sĩ mà Can nó không nhận đào tạo sinh viên nước ngoài ngành y :(
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,567
Động cơ
445,827 Mã lực
Em cũng định cho 2 con em sang Can học từ cấp 3, hiện 1 bé lớp 7, 1 lớp 5. Học phí thì chỉ hơn 10k Can/ năm, em có thuận lợi là ông bà và cậu của cháu định cư bên Can nên chi phí ăn ở sẽ tốt hơn. Cháu lớn học lớp 7 thì dang học trường Việt Úc, hết lớp 9 sang thì đơn giản vì quen môi trường học. Còn cháu lớp 5 em vẫn muốn học công lập vì sức học tốt, tiếng anh thậm chí còn hơn cả anh chị học quốc tế, nhưng buồn 1 điều là cháu thích học bác sĩ mà Can nó không nhận đào tạo sinh viên nước ngoài ngành y :(
Cháu lớp 5 thì còn quá sớm để xác định ngành học sau này, cụ ạ.
Học ngành y ở Canada là tốn kém lắm, nhưng ra trường lương cao, có giá. Từ nay đến lúc cháu học Đại học, cụ nghiên cứu con đường định cư cả gia đình, từ định cư tiến đến nhập quốc tịch không khó. Việc định cư thì Canada cũng là nước thuộc loại cởi mở nhất. Có nhiều topic về định cư Canada, cụ tìm hiểu dần đi.
Tôi biết có những người xin định cư cho mình và cả gia đình, nhưng bản thân họ chỉ sang Canada chơi năm đôi lần, còn vẫn ở VN kiếm tiền là chính, chỉ con cái sang đấy học tập và sinh sống. Sau 3 năm như vậy, các con họ nhập quốc tịch Canada, còn họ vẫn không đủ đk nhập vì thời gian ở bên ấy ít quá.
Con cái họ kể từ ngày được định cư thì việc học tập bên ấy quá đơn giản và hầu như không tốn kém gì (Người đã có pr - định cư - và người có quốc tịch Canada hầu như không khác nhau gì về quyền lợi, trừ quyền bầu cử và ứng cử).
 

dangduong

Xe điện
Biển số
OF-96407
Ngày cấp bằng
22/5/11
Số km
4,567
Động cơ
445,827 Mã lực
Em tầu ngầm ở điễn đàn cũng phải 2-3 năm rồi, chỉ đọc để theo dõi tình hình ở nhà thế nào.
hôm nay đọc bài này thì đành phải lập tài khoản để trải lòng tí vì gãi đúng vào chỗ ngứa.
Em ở Mỹ năm nay được 19 năm - nhiều hơn thời gian em ở VN 1 năm. Em tốt nghiệp cấp 3 xong mới đi trao đổi, học lại năm lớp 12 ở Mỹ.
Có thể nói là em trải nghiệm qua đầy đủ hệ thống giáo dục của Mỹ: cấp 3, đại học, và tiến sĩ. Em làm tiến sĩ mất 7 năm - học thực sự chỉ mất 2 năm còn 5 năm là làm nghiên cứu.
Em đi làm cũng được 7 năm rồi - lương thì cũng bình thường, $105k so với ngành nghề của em và bang em sống. Cuộc sống 2 vợ chồng đều đi làm - thời gian lớn là lo cho 3 đồng chí F1.

Em đi trao đổi văn hoá năm 2000 - gần như là lứa đầu tiên đi theo con đường này. Trước năm bọn em đi thì phần lớn là con cháu của các cụ đi Mỹ theo quan hệ ngoại giao. Thông tin lúc đó gần như bằng 0. Ông bà già em thì coi như là đánh 1 canh bạc mà chẳng biết đang chơi bài gì.
Em tham gia chương trình trao đổi cũng tình cờ - 1 đứa bạn thân giới thiệu đi học tiếng Anh nghe nói có giáo viên nươc ngoài. Sau đấy mất $5.5k đóng cho chương trình ở VN để tham gia vào chương trình trao đổi văn hoá. Đến lúc họp phụ huynh đóng tiền em mới đưa mẹ em đi. Về họp gia đình rồi ông già em quyết định cho đi - cũng chưa biết sẽ như thế nào nhưng nghĩ là đến ở với gia đình người Mỹ thì cũng sẽ được chăm sóc và hỗ trợ. Năm 2000 thì nói đến đi Mỹ là 1 điều gì rất kinh khủng và khó mà tưởng tượng ra là mình có cơ hội để đi Mỹ. Em thì liều, không sợ - chẳng hiểu sao ông bà già em cũng liều đến thế mà cho em đi.

Em ra đi với vốn liếng tiếng Anh khá đầy đủ so với mặt bằng chung năm 2000 (không bằng con cháu em học lớp 3 ở Vin school bây h). Sang ở với bà đại diện khu vực vì chẳng gia đình nào nhận em cả. Trong cái rủi thì có cái may vì ở với bà đại diện khu vực nên em được(phải) tham gia tất cả các hoạt động của chương trình - giao lưu nhiều và hoà nhập nhanh với văn hoá Mỹ. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet. Nói chung là 1 năm trao đổi đấy biến em "from a boy to a man" vì thực sự phải đối mặt và tự vượt qua rất nhiều thách thức, tự chứng tỏ bản thân, và cố gắng là người đại diện của Việt Nam với bạn bè các nước. 1 năm đấy cũng cho em thấy là tình yêu của gia đình đối với mình là như thế nào - không có ai có thể cho và hy sinh cho mình như gia đình của mình. Nếu ai đấy hỏi thì em có thể nói rằng ông bà già em lấy lại hết vốn chỉ sau 1 năm đầu tiên em đi trao đổi.

Em đi học lại lớp 12 năm trao đổi đấy cũng là 1 cái may: được học tiếng Anh nhiều hơn trong tâm lý không có gì để mất vì đã có bằng tốt nghiệp cấp 3 ở VN. Cũng phải mất 1-2 tháng mới hết ù ù cạc cạc. Học chỉ khó 1 tiếng Anh với 1 lịch sử vì phải đọc và nhớ nhiều. Đi học lúc đầu cũng bị bắt nặt nhưng sau đó thì lại chơi thân với mấy thằng đấy tại vì mình cũng trơ và ko sợ bọn nó. Em chơi thể thao tốt, tennis, bóng bàn, cầu lông và bóng đá nên hoà nhập rất nhanh ở trường. Em có rất nhiều bạn vì ở trong đội bóng. Tiếng Anh lên cũng nhanh vì giao tiếp liên tục. Thật sự là 3-4 tháng đầu sang em ko có thời gian để nhớ nhà vì ở trong 1 guồng máy hoạt động liên tục. Chỉ đến Noel và lễ Tạ Ơn là mùa gia đình hội họp thì mới bắt đầu nhớ và đến Tểt thì nhớ nhà đến tức thở. cái này phải đến năm 2010 khi em có gia đình rồi thì mới bớt nhớ nhà vào mỗi dịp Tết. Bây h thì em Tết nào cũng về 3 tuần để F1 chơi với ông bà.

Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.

Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
Chúc mừng cụ đã vượt qua những khó khăn thời đi học để tạo dựng chỗ đứng trong cuộc sống. Cụ không nói, nhưng tôi đoán chắc, đó là những tháng ngày không dễ dàng.
Các cụ nhà cụ sớm có tầm nhìn. Sau 20 năm, vẫn không ít người có học, có điều kiện, nhưng không có được tầm nhìn ấy.
 

Đá sỏi

Xe buýt
Biển số
OF-554558
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
804
Động cơ
165,812 Mã lực
Cụ ơi cụ biết nước ta có bao nhiêu trường tiểu học trên toàn quốc không... nó khoảng hơn 10.000 trường cụ ạ... số trường đang được học trương trình TA chuẩn + thày giáo bản địa chỉ nằm những thành phố lớn số lượng < 100 trường... tỉ lệ là cực ít 1%, nếu muốn nâng lên là 10% em nghĩ là bài toán khó hơn rất nhiều lần vì... đầu tư con người, tiền bạc, cơ sở vật chất rất kinh khủng và thời gian cực dài.
Trong thời gian đó nếu chúng ta cứ chờ đợi số tiểu học đạt chuẩn e.. là quá muộn.
Đầu tư hình tháp theo kiểu tập chung một vài trường Đại Học đủ mạnh dạy nhiều môn, nhiều lĩnh vực... thuê giáo trình , thuê giáo viên ... thì trong ngắn hạn .. vẫn là khả thi. Tuy nhiên muốn làm được việc đó phải sửa luật thì mới làm được.
Bắt đầu vĩ mô rồi... Nếu hai anh em trò chuyện về cái này sẽ lại đi đến chỗ mà ai-cũng-biết-là-chỗ-nào đấy... nên mình dừng, cụ nhỉ?
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Du học quả nhiều rủi ro, có khi cách đích 1 cánh tay với mà mãi ko thể chạm nổi. Nó cũng giống như cụ chủ thớt ấy, còn thiếu mỗi 1 bài là vào chợ thành công mà ko đánh giá hết rủi ro cuối cùng là sự sát thủ của min/mod box Cafe, giang hồ quả hiểm ác khó lường...Thôi, chúc cụ may mắn lần sau =))
 

DE-VN

Xe tăng
Biển số
OF-304634
Ngày cấp bằng
11/1/14
Số km
1,065
Động cơ
314,396 Mã lực
Nơi ở
Nơi đất trời giao hoan
Riêng việc đi làm thêm, nếu vào làm bưng đồ ở mấy quán ăn mà để người trong trường nhìn thấy thì không chỉ người nhìn thấy mà có khi cả trường thấy mình họ ngoảnh mặt đi ngay... Đó là tính cách rất Đức!
Cái thời của cụ nó qua vài chục năm , đó là thời đông Đức XHCN và vài năm thống nhất sau đó . Chứ bây giờ , mười đứa sinh viên ( cả Đức và ngoại quốc ) , đứa nào cũng có thời gian đi làm quán , tôi còn gặp cả nhân viên công quyền ( lương thấp ) đi làm thêm bồi bàn . Vì sao , bồi bàn là công việc dễ kiếm (do thời gian linh hoạt và địa điểm cũng nhiều ), thu nhập cũng không tồi vì ngoài tiền lương cơ bản còn có thêm tiền boa . Mà văn hoá của chúng nó là 10 người ăn , thì có đến 9 người boa . Công việc chỉ nặng chân tay , chứ không nặng đầu óc . Kiếm tiền để chi tiêu vặt và trang trải tiền nhà , vì 10 đứa sinh viên thì có đến 9 đứa đi thuê nhà . Tụi công sở thì nó đi làm thêm cuối tuần và buổi tối , vừa được tiền , vừa được ăn ( ở quán ) , lại vừa có chỗ giao lưu vui vẻ .Nhiều đứa nó còn thích làm quán hơn làm siêu thị , vì siêu thị chỉ có lương giờ cơ bản , còn quán được thêm cả tiền boa ( một buổi vài chục , có khi cả trăm khi vào cuối tuần) .
Làm quán là xấu xa hay sao ? Cụ nói người ta ngoảnh mặt đi , khi thấy làm quán là cụ nói sai hoàn toàn tính cách người Đức . Đứa nào đi làm nó cũng kể chuyện với bạn bè và cả với thầy giáo , đồng nghiệp . Thậm chí , nó còn mời bạn bè đến chỗ nó làm ăn , uống . Cụ có tin là có đứa nhà nó có cả máy bay riêng , mà nó vẫn đi làm quán không ? Đơn giản là bạn bè nó 10 đứa thì cả mười đứa đi làm thêm . Ở nhà chơi không nó thấy kỳ , khác người và ì trệ , nên nó đi làm thôi .
 

anhkhoihn

Xe tăng
Biển số
OF-12222
Ngày cấp bằng
21/12/07
Số km
1,312
Động cơ
542,490 Mã lực
Em tầu ngầm ở điễn đàn cũng phải 2-3 năm rồi, chỉ đọc để theo dõi tình hình ở nhà thế nào.
hôm nay đọc bài này thì đành phải lập tài khoản
để trải lòng tí vì gãi đúng vào chỗ ngứa.
Em ở Mỹ năm nay được 19 năm - nhiều hơn thời gian em ở VN 1 năm. Em tốt nghiệp cấp 3 xong mới đi trao đổi, học lại năm lớp 12 ở Mỹ.
Có thể nói là em trải nghiệm qua đầy đủ hệ thống giáo dục của Mỹ: cấp 3, đại học, và tiến sĩ. Em làm tiến sĩ mất 7 năm - học thực sự chỉ mất 2 năm còn 5 năm là làm nghiên cứu.
Em đi làm cũng được 7 năm rồi - lương thì cũng bình thường, $105k so với ngành nghề của em và bang em sống. Cuộc sống 2 vợ chồng đều đi làm - thời gian lớn là lo cho 3 đồng chí F1.

Em đi trao đổi văn hoá năm 2000 - gần như là lứa đầu tiên đi theo con đường này. Trước năm bọn em đi thì phần lớn là con cháu của các cụ đi Mỹ theo quan hệ ngoại giao. Thông tin lúc đó gần như bằng 0. Ông bà già em thì coi như là đánh 1 canh bạc mà chẳng biết đang chơi bài gì.
Em tham gia chương trình trao đổi cũng tình cờ - 1 đứa bạn thân giới thiệu đi học tiếng Anh nghe nói có giáo viên nươc ngoài. Sau đấy mất $5.5k đóng cho chương trình ở VN để tham gia vào chương trình trao đổi văn hoá. Đến lúc họp phụ huynh đóng tiền em mới đưa mẹ em đi. Về họp gia đình rồi ông già em quyết định cho đi - cũng chưa biết sẽ như thế nào nhưng nghĩ là đến ở với gia đình người Mỹ thì cũng sẽ được chăm sóc và hỗ trợ. Năm 2000 thì nói đến đi Mỹ là 1 điều gì rất kinh khủng và khó mà tưởng tượng ra là mình có cơ hội để đi Mỹ. Em thì liều, không sợ - chẳng hiểu sao ông bà già em cũng liều đến thế mà cho em đi.

Em ra đi với vốn liếng tiếng Anh khá đầy đủ so với mặt bằng chung năm 2000 (không bằng con cháu em học lớp 3 ở Vin school bây h). Sang ở với bà đại diện khu vực vì chẳng gia đình nào nhận em cả. Trong cái rủi thì có cái may vì ở với bà đại diện khu vực nên em được(phải) tham gia tất cả các hoạt động của chương trình - giao lưu nhiều và hoà nhập nhanh với văn hoá Mỹ. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet. Nói chung là 1 năm trao đổi đấy biến em "from a boy to a man" vì thực sự phải đối mặt và tự vượt qua rất nhiều thách thức, tự chứng tỏ bản thân, và cố gắng là người đại diện của Việt Nam với bạn bè các nước. 1 năm đấy cũng cho em thấy là tình yêu của gia đình đối với mình là như thế nào - không có ai có thể cho và hy sinh cho mình như gia đình của mình. Nếu ai đấy hỏi thì em có thể nói rằng ông bà già em lấy lại hết vốn chỉ sau 1 năm đầu tiên em đi trao đổi.

Em đi học lại lớp 12 năm trao đổi đấy cũng là 1 cái may: được học tiếng Anh nhiều hơn trong tâm lý không có gì để mất vì đã có bằng tốt nghiệp cấp 3 ở VN. Cũng phải mất 1-2 tháng mới hết ù ù cạc cạc. Học chỉ khó 1 tiếng Anh với 1 lịch sử vì phải đọc và nhớ nhiều. Đi học lúc đầu cũng bị bắt nặt nhưng sau đó thì lại chơi thân với mấy thằng đấy tại vì mình cũng trơ và ko sợ bọn nó. Em chơi thể thao tốt, tennis, bóng bàn, cầu lông và bóng đá nên hoà nhập rất nhanh ở trường. Em có rất nhiều bạn vì ở trong đội bóng. Tiếng Anh lên cũng nhanh vì giao tiếp liên tục. Thật sự là 3-4 tháng đầu sang em ko có thời gian để nhớ nhà vì ở trong 1 guồng máy hoạt động liên tục. Chỉ đến Noel và lễ Tạ Ơn là mùa gia đình hội họp thì mới bắt đầu nhớ và đến Tểt thì nhớ nhà đến tức thở. cái này phải đến năm 2010 khi em có gia đình rồi thì mới bớt nhớ nhà vào mỗi dịp Tết. Bây h thì em Tết nào cũng về 3 tuần để F1 chơi với ông bà.

Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.


Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
hay quá , con trai em cũng đang đi theo đúng con đường của cụ. Năm đầu tiên cu cậu cũng khóc đòi về , sau gia đình động viên rất nhiều mới vượt qua được. Nghe cháu kể đi rửa bát thuê sưng hết cả tay làm cả nhà ôm nhau khóc. ....... giờ đã lên làm quản lý rồi sau những ngày vất vả. Thật không có gì vui hơn khi người Việt mình vượt qua khó khăn thành đạt nơi xứ người
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,240
Động cơ
510,687 Mã lực
ông bà già em buôn bán kinh doanh nên nhà kinh tế tốt so với mặt bằng chung - đây là lý do lớn nhất mà em có thể bỏ 7 năm đi học tiến sĩ mà ko phải lo nghĩ chuyện kinh tế để phụ giúp gia đình.

Định hướng việc học thì thực sự là em tự quyết định - ông bà già em tham gia vào rất ít. Các cụ thấy con học được thì đầu tư vào thôi. ngành nghề em học thì hoàn toàn xa lạ với ông bà già em. Đại học em học điện tử và toán. Tiến sĩ thì em nghiên cứu về công nghệ nano và năng lượng mặt trời. Định hướng những năm 2000 thì các gia đình cho con đi học về kinh tế hoặc khoa học máy tính. một số thì hướng về học cầu đường. Em thì chọn cái mình thích học thành ra bây h khó về làm được ở VN.

Lứa em đi có khoảng 15 người thì về khoảng 10 người gần như ngay sau khi học đại học. nhóm này về sớm nên khá là thành công vì thì trường du học sinh chưa bị bão hoà và phần lớn như cụ nói - gia đình có định hướng sẵn.
5-6 người còn lại thì cũng như em thôi - theo đuổi giấc mơ Mỹ - đi làm cả đời để trả nợ. sống đủ nhưng sẽ ko bao h giầu.
Cụ cứ yên chí. Trường đời cũng như trường đại học, thành công cũng phụ thuộc rất nhiều vào tố chất của con người.
Cụ qua được cửa ải trường học thành công rồi thì rất có thể sẽ thành công (hơn nữa) trong trường đời.

Dân Mỹ nó chỉ có thuận lợi ban đầu hơn cụ, giống như con cái nhà giàu được cho tiền đi du học ý, nhưng về lâu dài chưa chắc đã thành công bằng cụ.
 

Policeman

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-28309
Ngày cấp bằng
4/2/09
Số km
3,240
Động cơ
510,687 Mã lực
Em vừa ngồi Phố Biển-Tràng Thi với ông bạn thân học cùng đại học.
Cậu con trai thứ 2 của ông ấy học xong ĐH trong nước mới sang Anh làm cao học.
Cô bạn gái từ phổ thông của nó cũng sang Pháp làm cao học. Hẹn nhau rồi về VN cưới, cưới xong cháu nó sang Pháp.
Hôm cưới em có hỏi tương lai, cháu nó bảo nó sẽ ở lại Pháp với vợ, ông bố thì đến bàn nào cũng "Không, nó sẽ về!".
Đến bây giờ đã 6-7 năm rồi. Ông bạn thông báo luôn "Cuối năm nay sẽ về!", nhưng cháu nó đã nhập quốc tịch Pháp.
Nhà ông ấy những chỗ khác không biết, nhưng cô chị (con cả) 1 cơ ngơi ở TDH, còn 2 ông bà đều đã về hưu, hàng ngày phải trông coi quét dọn cái nhà xây tham, diện tích đáy 250m2, chắc chẳng muốn bán lấy tiền mang sang pháp sống với con trai!
Nếu là em thì với tài sản vài chục tỷ như vậy (em đoán thế :-D ) em không xác định sống ở một nơi nào cố định.
Thích thì một năm sang Pháp vài lần, sống vài tháng (sống gần con thôi, chứ đừng sống chung nhá).
Có mỗi cái khoảng cách địa lý, quá đơn giản.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Em tầu ngầm ở điễn đàn cũng phải 2-3 năm rồi, chỉ đọc để theo dõi tình hình ở nhà thế nào.
hôm nay đọc bài này thì đành phải lập tài khoản để trải lòng tí vì gãi đúng vào chỗ ngứa.
Em ở Mỹ năm nay được 19 năm - nhiều hơn thời gian em ở VN 1 năm. Em tốt nghiệp cấp 3 xong mới đi trao đổi, học lại năm lớp 12 ở Mỹ.
Có thể nói là em trải nghiệm qua đầy đủ hệ thống giáo dục của Mỹ: cấp 3, đại học, và tiến sĩ. Em làm tiến sĩ mất 7 năm - học thực sự chỉ mất 2 năm còn 5 năm là làm nghiên cứu.
Em đi làm cũng được 7 năm rồi - lương thì cũng bình thường, $105k so với ngành nghề của em và bang em sống. Cuộc sống 2 vợ chồng đều đi làm - thời gian lớn là lo cho 3 đồng chí F1.

Em đi trao đổi văn hoá năm 2000 - gần như là lứa đầu tiên đi theo con đường này. Trước năm bọn em đi thì phần lớn là con cháu của các cụ đi Mỹ theo quan hệ ngoại giao. Thông tin lúc đó gần như bằng 0. Ông bà già em thì coi như là đánh 1 canh bạc mà chẳng biết đang chơi bài gì.
Em tham gia chương trình trao đổi cũng tình cờ - 1 đứa bạn thân giới thiệu đi học tiếng Anh nghe nói có giáo viên nươc ngoài. Sau đấy mất $5.5k đóng cho chương trình ở VN để tham gia vào chương trình trao đổi văn hoá. Đến lúc họp phụ huynh đóng tiền em mới đưa mẹ em đi. Về họp gia đình rồi ông già em quyết định cho đi - cũng chưa biết sẽ như thế nào nhưng nghĩ là đến ở với gia đình người Mỹ thì cũng sẽ được chăm sóc và hỗ trợ. Năm 2000 thì nói đến đi Mỹ là 1 điều gì rất kinh khủng và khó mà tưởng tượng ra là mình có cơ hội để đi Mỹ. Em thì liều, không sợ - chẳng hiểu sao ông bà già em cũng liều đến thế mà cho em đi.

Em ra đi với vốn liếng tiếng Anh khá đầy đủ so với mặt bằng chung năm 2000 (không bằng con cháu em học lớp 3 ở Vin school bây h). Sang ở với bà đại diện khu vực vì chẳng gia đình nào nhận em cả. Trong cái rủi thì có cái may vì ở với bà đại diện khu vực nên em được(phải) tham gia tất cả các hoạt động của chương trình - giao lưu nhiều và hoà nhập nhanh với văn hoá Mỹ. 1 tuần em được gọi điện về nhà 1 lần 10 phút - nhà không có internet nên liên lạc với gia đình rất ít. phải mất 2 tháng em mới biết mua thẻ điện thoại gọi về VN ($2/phút nếu em nhớ ko nhầm) và phải gọi từ điện thoại ở trường. sau này biết hơn 1 chút thì đứa bạn em chia sẽ tài khoản AOL internet của nhà chủ nó để dial up vào internet. Nói chung là 1 năm trao đổi đấy biến em "from a boy to a man" vì thực sự phải đối mặt và tự vượt qua rất nhiều thách thức, tự chứng tỏ bản thân, và cố gắng là người đại diện của Việt Nam với bạn bè các nước. 1 năm đấy cũng cho em thấy là tình yêu của gia đình đối với mình là như thế nào - không có ai có thể cho và hy sinh cho mình như gia đình của mình. Nếu ai đấy hỏi thì em có thể nói rằng ông bà già em lấy lại hết vốn chỉ sau 1 năm đầu tiên em đi trao đổi.

Em đi học lại lớp 12 năm trao đổi đấy cũng là 1 cái may: được học tiếng Anh nhiều hơn trong tâm lý không có gì để mất vì đã có bằng tốt nghiệp cấp 3 ở VN. Cũng phải mất 1-2 tháng mới hết ù ù cạc cạc. Học chỉ khó 1 tiếng Anh với 1 lịch sử vì phải đọc và nhớ nhiều. Đi học lúc đầu cũng bị bắt nặt nhưng sau đó thì lại chơi thân với mấy thằng đấy tại vì mình cũng trơ và ko sợ bọn nó. Em chơi thể thao tốt, tennis, bóng bàn, cầu lông và bóng đá nên hoà nhập rất nhanh ở trường. Em có rất nhiều bạn vì ở trong đội bóng. Tiếng Anh lên cũng nhanh vì giao tiếp liên tục. Thật sự là 3-4 tháng đầu sang em ko có thời gian để nhớ nhà vì ở trong 1 guồng máy hoạt động liên tục. Chỉ đến Noel và lễ Tạ Ơn là mùa gia đình hội họp thì mới bắt đầu nhớ và đến Tểt thì nhớ nhà đến tức thở. cái này phải đến năm 2010 khi em có gia đình rồi thì mới bớt nhớ nhà vào mỗi dịp Tết. Bây h thì em Tết nào cũng về 3 tuần để F1 chơi với ông bà.

Năm đi trao đổi đầu tiên cũng là lần đầu tiên trong đời em phải làm việc ở trong nhà cho gia đình chủ: rửa bát, dọn dẹp, cắt cỏ, trông chó, etc...khóc mất mấy phát vì phải làm việc mà mình chẳng bao h phải làm khi ở VN. Sau này mới nhận ra đấy là những bài học vô giá mình nhận được trong năm đầu tiên sang Mỹ.

Lan man tí trải lòng với mọi người - đi du học thì được nhiều hơn mất theo hướng nhìn của em.
Tuyệt vời! Thanks for sharing!
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,111
Động cơ
578,790 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Những cái này nghe hơi nồi chõ như em thì không biết được thật. Em có cảm giác ở các nước nói tiếng Anh (Anh, Mỹ, Canada, Úc) có một ngành công nghiệp du học chuyên thịt luộc dân châu Á như dân Việt Nam thì phải, sang đấy học xong về không hơn gì học đại học ở nhà, không biết có phải thế không.
Nộp đơn vào đại học nước ngoài là một cuộc chiến cân não giữa thí sinh và trường đại học, và tương đối công bằng cho cả hai bên bác ạ.
Ví dụ như nộp đơn vào các trường đại học Mỹ, top200 NU/LAC nhé (National University/Liberal Arts College).

1. Thí sinh có trong tay các "quân bài" :

+ Contribution là số tiền thí sinh chấp nhận bỏ ra mỗi năm để vào học. So sánh với Việt Nam thì tương đương như "điểm sàn" đỗ đại học.
+ Hồ sơ (SAT, TOEFL, GPA, Essay, các hoạt động ngoại khóa ...) sẽ hỗ trợ cho thí sinh có được một mức cao của MB (Merit Based), FA (Financial Aid) từ đó sẽ giúp contribution giảm xuống (tương đương như giảm "điểm sàn" ở Việt Nam).
+ Ưu tiên đa dạng hóa (African American - Alaska Native - Asian/Pacific Islander - Caucasian - Hispanic - Native American - Other Ethnic/Racial Heritage), cái này tương đương như ưu tiên KV1, KV2, KV3 ở Việt Nam.

Việc tiếp theo của thí sinh là phải phán đoán được : nếu hồ sơ của mình như thế này, ưu tiên đa dạng hóa như thế này, thì contribution bao nhiêu là vừa đủ. Nếu bỏ nhiều quá contribution là thiệt hại, nếu bỏ ít quá contribution thì trượt. Làm sao bỏ vừa đủ là đẹp nhất. Giống như Việt Nam, thừa 5-7 điểm so với "điểm sàn" nghĩa là đã chọn trường thấp quá, mà hụt vài điểm so với "điểm sàn" nghĩa là đã chọn trường cao quá.

Muốn phán đoán được gần sát mức contribution cần thiết, thí sinh phải nghiên cứu thật kỹ contribution của các năm trước (giống như ở Việt Nam, phải nắm chắc "điểm sàn" các năm đã qua).

2. Các trường đại học có trong tay các "quân bài" :

+ Ranking của trường có thể thu hút thí sinh ở mức độ nào.
+ Có quyền quyết định contribution ở mức nào.
+ Những trường Ivy League còn có thêm Need - blind Admission, để thu hút các "siêu nhân tài".

Tuy các trường đại học có quyền quyết định contribution, nhưng không phải quyết mức nào cũng được, mà phải hài hòa giữa lợi ích tài chính/ranking của trường.

Contribution cao quá thì tuy thu được nhiều tiền, nhưng chỉ có con nhà giàu mới vào được, là nhân tài nhưng con nhà không khá giả sẽ không vào được, về lâu dài trường sẽ bị tụt ranking. Cho nên contribution phải ở mức không được làm tụt hạng ranking, mà vẫn phải đảm bảo lợi ích tài chính.

Cháu phân tích sơ qua như vậy để bác thấy, không phải trường đại học thích "thịt luộc" thí sinh bao nhiêu cũng được.
Đây là phần chuẩn bị trước "trận đấu" giữa thí sinh và trường đại học. Phần sau cháu sẽ viết về diễn biến "trận đấu".

(Còn tiếp)
 

SIDECAR

Xe điện
Biển số
OF-20224
Ngày cấp bằng
21/8/08
Số km
2,176
Động cơ
522,230 Mã lực
Nơi ở
ĐƯỜNG ĐẮT NHẤT HÀNH TINH
Website
www.facebook.com
Vất vả , tại sao phải than ? Vất vả thì phải chịu đựng , than vãn thì chỉ làm người khác mệt thêm ( theo ) . Các cháu ra đi đã trên 18 tuổi , hãy để các cháu tự giải quyết vấn đề của các cháu . Phụ huynh chỉ nên định hướng chứ can thiệp chưa chắc đã là hay .
Mà thôi , hãy để các cụ ( rất đông ) trong này , có con , em du học . Các cụ ấy kết luận là chuẩn nhất về con , cháu các cụ ấy .
Chúc chủ thớt nhanh đủ bài để vào chợ ship hàng .
Ko thành công, cũng thành nhân . Có em thành cả công nhân ...kkk
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,111
Động cơ
578,790 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Tuyển sinh vào đại học Mỹ gồm 04 vòng cơ bản. Mỗi vòng trong 04 vòng cơ bản, lại được chia thành một số vòng nhỏ hơn, để sao cho các trường đại học tuyển được số lượng lớn nhất các sinh viên phù hợp, và ngược lại, các thí sinh có thể tính toán số tiền contribution hiệu quả nhất.

04 vòng tuyển sinh cơ bản bao gồm :

Early Decision (ED)
Early Action (EA)
Regular Decision (RD)
Rolling Admission (RA)

Early Decision (ED)

+ Đây là vòng tuyển sinh có ràng buộc giữa nhà trường và thí sinh, nếu đỗ, thí sinh cam kết nhập học, và phải từ chối các trường đại học khác (tất nhiên cam kết về mặt đạo đức thôi, không phải về mặt pháp lý).
+ Thời hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 hàng năm, và trả kết quả vào tháng 12.
+ Mỗi thí sinh chỉ được lựa chọn một trường ở vòng ED này, gọi là ED1.

+ Vào tháng 1 hàng năm, lại có một vòng ED nữa, gọi là vòng ED2, dành cho các thí sinh chưa thích nộp hồ sơ ở vòng ED1, và các thí sinh bị trượt ở vòng ED1, bảo lưu kết quả sang vòng ED2.
+ Thời hạn trả kết quả của ED2 là tháng 2.

A. Lợi thế của nhà trường ở vòng ED : Khá chắc chắn về số lượng sinh viên trúng tuyển/nhập học. Tuy chỉ là cam kết về mặt đạo đức, nhưng các thí sinh đều nghiêm túc thực hiện, nếu thí sinh từ chối nhập học thì có nghĩa là họ sẽ không nhập học tất cả các trường khác. Lý do có thể là năm đó họ chưa thích đi học đại học, hoặc có thể họ sang Việt Nam du học chẳng hạn (cháu đùa đấy).

B. Lợi thế của thí sinh ở vòng ED : Thí sinh nào giỏi một chút, rất dễ trúng tuyển với mức contribution khá thấp. Bởi vì có thể các thí sinh khác cũng giỏi tương đương, nhưng lại nộp hồ sơ ở dạng Early Action (EA).

+ Chọn thí sinh ED thì gần như chắc chắn thí sinh sẽ nhập học.
+ Chọn thí sinh EA thì chưa chắc thí sinh đã nhập học.

Và các trường đại học thường sẽ đưa ra phương án an toàn : chọn thí sinh ED.

(Còn tiếp)
 

td lines

Xe điện
Biển số
OF-127062
Ngày cấp bằng
9/1/12
Số km
3,602
Động cơ
429,148 Mã lực
Cái thời của cụ nó qua vài chục năm , đó là thời đông Đức XHCN và vài năm thống nhất sau đó . Chứ bây giờ , mười đứa sinh viên ( cả Đức và ngoại quốc ) , đứa nào cũng có thời gian đi làm quán , tôi còn gặp cả nhân viên công quyền ( lương thấp ) đi làm thêm bồi bàn . Vì sao , bồi bàn là công việc dễ kiếm (do thời gian linh hoạt và địa điểm cũng nhiều ), thu nhập cũng không tồi vì ngoài tiền lương cơ bản còn có thêm tiền boa . Mà văn hoá của chúng nó là 10 người ăn , thì có đến 9 người boa . Công việc chỉ nặng chân tay , chứ không nặng đầu óc . Kiếm tiền để chi tiêu vặt và trang trải tiền nhà , vì 10 đứa sinh viên thì có đến 9 đứa đi thuê nhà . Tụi công sở thì nó đi làm thêm cuối tuần và buổi tối , vừa được tiền , vừa được ăn ( ở quán ) , lại vừa có chỗ giao lưu vui vẻ .Nhiều đứa nó còn thích làm quán hơn làm siêu thị , vì siêu thị chỉ có lương giờ cơ bản , còn quán được thêm cả tiền boa ( một buổi vài chục , có khi cả trăm khi vào cuối tuần) .
Làm quán là xấu xa hay sao ? Cụ nói người ta ngoảnh mặt đi , khi thấy làm quán là cụ nói sai hoàn toàn tính cách người Đức . Đứa nào đi làm nó cũng kể chuyện với bạn bè và cả với thầy giáo , đồng nghiệp . Thậm chí , nó còn mời bạn bè đến chỗ nó làm ăn , uống . Cụ có tin là có đứa nhà nó có cả máy bay riêng , mà nó vẫn đi làm quán không ? Đơn giản là bạn bè nó 10 đứa thì cả mười đứa đi làm thêm . Ở nhà chơi không nó thấy kỳ , khác người và ì trệ , nên nó đi làm thôi .
Dân Đức thực dụng không sống bằng sĩ diện là lẽ dĩ ngẫu , chảnh chè sẽ bị loại bỏ . Chỗ em làm là doanh nghiệp gia đình khởi nghiệp từ năm 1929 , ông Sếp bây giờ nối nghiệp cai quản ngày nào cũng đi sớm nhất em đến là thấy ngồi lù lù đấy rồi . Có 2 đứa con một đứa nó không thích theo nghề ( nghe kể ) gđ thì cấm không bao giờ thấy mặt nó , còn thằng con trai 21 t vào làm từ a đến z không nề hà việc gì lắm lúc còn bị mọi người quát cho mà vẫn răm rắp , đúng hết giờ quẹt thẻ chào mọi người đi về . Ở VN con nhà bố mẹ mới có một tí thì nhìn tụi con ăn chơi biết ngay , bảo sao người ta giữ được gia nghiệp cả ngót trăm năm cũng là do cái tính thực tế khiêm tốn không coi thường sức lao động
Con cái các cụ ofun cho đi du học hay để ở nhà thì đã tranh luận không biết bao nhiêu thớt rồi , không có cái gì nó đúng đắn hay dở tuyệt đối vì phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau nhưng cái được chưa chắc đã phải là một tấm bằng tốt nghiệp mà cái được của nó vô hình không thể đưa cho bố mẹ đi khoe được . Em thấy tụi thanh niên Việt du học quanh em chúng nó đều ổn chững chạc , độc lập , tự chủ khác hẳn với ngày đầu chúng nó mới sang . Cho dù có đứa không học được rồi chúng nó phải bằng cách này cách nọ để được ở lại nhưng thấy tư cách cũng như nhận thức của chúng nó khác hẳn nhóm có xuất phát khác.
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,111
Động cơ
578,790 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Early Action (EA). Vòng tuyển sinh này chia thành 03 vòng nhỏ.

+ Single Choice Early Action (SCEA)
+ Restrictive Early Action (REA)
+ Early Action (EA)

Single Choice Early Action (SCEA)

+ Thời hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 hàng năm, và trả kết quả vào tháng 12.
+ Sở dĩ gọi là Single Choice, vì nhiều trường quy định đã nộp SCEA thì không được nộp hồ sơ cho các trường khác nữa. Sau khi trả kết quả vào tháng 12, mới được phép nộp hồ sơ tiếp vào các trường khác. Cho nên khi thấy trường nào ghi là hồ sơ dạng SCEA thì phải đọc thật kỹ quy định của trường đó.

Với SCEA thì nhà trường và thí sinh lợi thế ngang nhau : nhà trường chỉ cho phép thí sinh nộp hồ sơ vào trường đó, nhưng thí sinh cũng có quyền từ chối nhập học (nếu đỗ).

Restrictive Early Action (REA)

+ Thời hạn nộp hồ sơ vào tháng 11 hàng năm, và trả kết quả vào tháng 12.
+ Sở dĩ gọi là Restrictive vì thí sinh bị giới hạn nộp hồ sơ dạng ED thôi, còn vẫn có thể nộp hồ sơ dạng EA vào các trường khác. Nói tóm tắt là đã nộp REA thì chưa được nộp ED (nhưng vẫn có thể nộp EA).

Với REA, thí sinh lợi thế hơn nhà trường một chút vì được chọn nhiều trường.

Early Action (EA)

+ Thời hạn nộp hồ sơ tháng 11, 12. Trả kết quả tháng 1, 2.
+ Thí sinh có thể nộp hồ sơ tới 20 trường EA, hoặc 19 EA + 01 ED.
+ Nếu trúng tuyển mà không muốn nhập học thì thông báo cho nhà trường trước ngày 01 tháng Năm.

Nhà trường và thí sinh mỗi bên đều có lợi thế riêng :

+ Thí sinh trúng tuyển EA, càng quyết định sớm thì càng nhiều cơ hội có Marit Based (MB), Financial Aid (FA). Càng quyết định muộn thì MB, FA có thể hết (vì cam kết của nhà trường chỉ là có thể, chứ không phải chắc chắn).
+ Nhà trường sử dụng MB, FA để thúc đẩy thí sinh trúng tuyển sớm đưa ra quyết định nhập học.

(Còn tiếp)
 

Jochi Daigaku

Vũ Trụ
Biển số
OF-456402
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
50,111
Động cơ
578,790 Mã lực
Tuổi
26
Nơi ở
Tokyo
Regular Decision (RD)

+ Thời hạn nộp hồ sơ vào tháng 1 hàng năm, và trả kết quả vào tháng 3, 4.
+ Vào thời điểm nộp hồ sơ RD, thì các dạng hồ sơ ED1, SCEA, REA đã trả kết quả.

Lợi thế lúc này hoàn toàn thuộc về những thí sinh đã trúng tuyển dạng SCEA, REA. Các trường đại học (nhất là các trường ranking không cao) phải đưa ra MB, FA thật tốt để lôi kéo các thí sinh SCEA, REA.

Rolling Admission (RA)

+ Thí sinh nộp hồ sơ lúc nào cũng được, miễn là trước tháng Sáu. Trả kết quả khoảng tháng Bảy.
+ Khả năng trúng tuyển của thí sinh cao (nếu còn chỉ tiêu), tất nhiên contribution cũng sẽ cao.

Cả nhà trường và thí sinh đều có lợi : nhà trường vét nốt được những thí sinh có khả năng tài chính, còn thí sinh trung bình vẫn có thể vào trường ranking cao (miễn là thí sinh có khả năng tài chính tốt).

(HẾT)
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top