[Funland] Văn Cao: Mùa Xuân đầu tiên - Ca khúc cuối cùng

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,849
Động cơ
554,936 Mã lực
Em ngưỡng mộ cụ Văn Cao nhất là khoản cụ ấy sáng tác bài Thiên Thai khi mới 18 tuổi, chứng tỏ tài năng kinh người của cụ ấy.
18 tuổi mà cụ ấy viết được 1 tuyệt phẩm như thế, quả là khó tin.
Ngày xưa các cụ nhà mình giỏi thật. Tinh hoa phát tiết từ sớm. 16 - 18 tuổi đã sáng tác ra được những siêu phẩm rồi. Nhưng số phận lại thường là bi thảm hay mất sớm. Đúng là "chữ tài liền với chữ tai một vần". Như các cụ Đặng Thế Phong, Vũ Trọng Phụng, Văn Cao, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính, Bùi Giáng,... Bây giờ thì quá ư là hiếm!
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
44
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Vâng! Lý do không phát hành thì rất nhiều người phân tích và rất nhiều nguyên nhân.Nhưng tôi chỉ đánh giá trên phương diện cảm nhận cá nhân của người nghe thôi.
Trong khi cả nước đang hân hoan phấn khích với chiến thắng cùng với "...mùa xuân trên tên thành phố..."; và trước đó bao nhiêu năm đều ca ngợi "... cho ta một mùa xuân đầy ước vọng..." vậy mà "...mùa xuân mơ ước đó, xưa có về đâu...(?!)".Và bác thấy có nhiều bản sửa đoạn này.
Bài hát hay và ý nghĩa ở chỗ, nó nhắc khéo cho mọi người(hoặc ai đó) rằng hãy nhớ các bà mẹ còn đang mòn mỏi, mong ngóng đợi con; những người lính sau những gian truân cũng mong ước được trở về nhà.

Còn về giai điệu, nếu bác nghe bài "Tấm áo mẹ vá năm xưa" thì giai điệu cũng không phải là TRƯỞNG nhưng vẫn được phổ biến.
Như e đã còm:
Hầu như 100% ca khúc sáng tác trong thời kỳ này đều ở giọng TRƯỞNG (vui) - còn lại CẤM CHỈ giọng THỨ: "Không may" là đoạn điệp khúc "Mùa xuân đầu tiên" bị.... Văn Cao viết ở giọng THỨ (buồn).
Ngoài "Tấm áo..." còn có Hồn tử sĩ (Cả Bắc và Nam đều dùng) giọng Thứ nữa. Đếm trên đầu ngón tay pk cụ.
Giọng Trưởng - Thứ trong Âm nhạc tác động rất lớn và trực tiếp đến cảm nhận của người nghe, và mấy ông cán bộ quản lý văn hóa ở ngoài bắc dc nhồi sọ bởi TQ nhận thức rõ điều này và họ cấm triệt để các nhạc sĩ viết giọng Thứ ko phải điều lạ. Ở LX thì khác, ngay trong thời chiến tranh vệ quốc đang diễn ra, giọng Thứ, những buồn đau mất mát, ca từ tình yêu trai gái... vẫn được cho phép ở 1 mức độ nhất định.
 

Archer

Xe điện
Biển số
OF-16170
Ngày cấp bằng
10/5/08
Số km
4,849
Động cơ
554,936 Mã lực
Cụ Tạo cũng mới đi đoàn tụ ông bà. Một trong những bài của cụ ấy mà em thích là Làng quan họ quê tôi. Giờ hai cụ ấy lại được ngồi hút thuốc và đối ẩm ở thế giới bên kia rồi. An nhàn và thanh thản!
 

Bố 3 con

Xe tải
Biển số
OF-657454
Ngày cấp bằng
21/5/19
Số km
428
Động cơ
112,407 Mã lực
bài này ngày xưa em thích cực :), cảm ơn cụ chủ
 

Patriots

Xe lăn
Biển số
OF-168448
Ngày cấp bằng
25/11/12
Số km
13,547
Động cơ
492,179 Mã lực
Cụ hỏi thế này mà quay về thời đấy là xong dồi đới, mùa xuân thứ 2,3 là mùa xuân nào:P
Đúng là đọc còm của cụ thấy câu hỏi của cháu cũng nhạy cảm, nhưng câu hỏi của cháu chỉ đơn thuần về mặt âm nhạc.
 

binvn

Xe đạp
Biển số
OF-666246
Ngày cấp bằng
3/6/19
Số km
44
Động cơ
107,170 Mã lực
Tuổi
43
Bác binvn "biết thì thưa thốt không biết thì dựa cột mà nghe" nhé!!! :D

1. "Hầu như 100% ca khúc sáng tác trong thời kỳ này đều ở giọng TRƯỞNG (vui) - còn lại CẤM CHỈ giọng THỨ: "Không may" là đoạn điệp khúc "Mùa xuân đầu tiên" bị.... VC viết ở giọng THỨ (buồn)"

Rất nhiều tác phẩm âm nhạc cách mạng (Nhạc đỏ) nổi tiếng trong giai đoạn 1954-1976 viết theo cung (giọng) thứ hát hằng ngày, hát ra rả mà điển hình là hai bài "Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng" Dm - Phong Nhã, Tình bác sáng đời ta Cm - Long Hưng Minh Tuyền, Hồ Chí Minh đẹp nhất tên người Am - Trần Kiết Tường, Bài ca may áo Dm - Xuân Hồng,...... và nhiều nhiều nữa ... :))

Giọng TRƯỞNG không nhất thiết là vui, Vui hay buồn là do ở tiết tấu, cách xử lý giai điệu và "cái tài của người nhac sĩ!
Vi dụ bài Câu hò bên bờ Hiền Lương G - Hoàng Hiệp Đằng Giao, viết ở cung Sol trưởng mà nghe là đứt cả ruột! :((


2. "Việc sử dụng các tiết tấu vũ khúc phương tây (như Valse trong MXĐT) hầu như là điều cấm kỵ trong "nền âm nhạc CMVN" trong suốt giai đoạn này"

Rất nhiều tác phẩm ca nhạc văn công hát dùng tiết tấu Valse vì dễ đàn, dễ đệm! Dễ "bắt nhịp".
Học đệm hát bằng nhac cụ , ví dụ Guitar thì tiết điệu đầu tiên sẽ là Valse.
Còn hát thi ai mà chằng biết bài Nhạc Rừng của Hoàng Việt?
Đố ai đệm hát hay diễn tấu bài này mà không dùng tiết điệu Valse đấy! :))
Vấn đề là tiết tấu đó phù hợp hay không với bài nhạc, với giai điệu viết ra.
Ngay như bài Mùa Xuân đầu tiên này, vì tiết tấu khá chậm, nhip 3/4, tuy khi hát và đệm vẫn có thể đệm hay hát trên tiết tấu Boston nhưng sẽ giảm đi cái giai điệu dặt dìu,cái thanh thoát cuả câu nhạc! :P
- Giọng thứ: Biết thời điểm, căn cớ ra đời của mấy bài giọng thứ về "Bác" đó chưa?
- "Câu hò Hiền Lương": giai điệu trong bài lấy từ làn điệu hò Nghệ Tĩnh - (ngũ cung). "Bài ca may áo, tấm áo." (Xẩm) Cố móc thêm mấy bài Thứ nữa được hơm? :D

- "Nhạc Rừng" Hoàng Việt, "Làng tôi" Văn Cao tại sao được viết trên tiết tấu Valse? chúng ra đời năm nào thế? Chịu khó đọc kỹ lại còm e và động não chút rồi hẵng thưa thốt nhé! :D
 
Chỉnh sửa cuối:

MECG

Xe hơi
Biển số
OF-73303
Ngày cấp bằng
19/9/10
Số km
142
Động cơ
435,290 Mã lực
Cảm ơn cụ chủ thớt, cụ Autus đã tổng hợp và trích dẫn về Văn Cao và Phùng Quán. Hai người bạn, hai người lính, Ông nhạc sĩ và Ông nhà văn tài hoa...một thời bị cái NVGP vùi dập.
 

Tookies

Xe điện
Biển số
OF-104819
Ngày cấp bằng
4/7/11
Số km
3,295
Động cơ
876,344 Mã lực
Bắt đầu từ năm 1996 đến hết năm 2009, đài RFI ( Pháp) có tiến hành loạt bài phỏng vấn những cụ thuộc phong trào Nhân Văn-Giai Phẩm, đó là các cụ:
Nguyễn Hữu Đang, Lê Đạt, Hoàng Cầm, họa sỹ Trần Duy ( thư ký tòa sạon báo Nhân Văn), em có các file ghi âm này, cụ nào muốn nghe???
Cụ cho em xin file nhé. Em đã inbox cụ!
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,667
Động cơ
458,233 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Nhận xét về Văn Cao:
Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư....
—Trịnh Công Sơn
Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
—Đặng Thai Mai
Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.
—Phạm Duy
 
Chỉnh sửa cuối:

matizvan2009

Xe ba gác
Biển số
OF-42690
Ngày cấp bằng
8/8/09
Số km
20,313
Động cơ
773,418 Mã lực
hihi, về nhạc các cụ xưa sáng tác thời 4x, em nghe một nhận định thế này, nói ra không biết ai ủng hộ, ai ném đá ah: thời đấy thông tin ít nên tiện tay các cụ bưng luôn một bản của pháp đĩ về mô-đi-phê rồi cho lời Việt vào rồi thành tuyệt phẩm...., xa quá nên không có "tình thôi xót xa"....
 

HANOICity

Xe điện
Biển số
OF-54120
Ngày cấp bằng
2/1/10
Số km
2,667
Động cơ
458,233 Mã lực
Nơi ở
Venice trên cạn
Phỏng vấn Văn cao. Ông u uất, buồn rầu nhưng không dám nói hết. Nói nữa sợ lại ăn thêm cái án 10 năm
Cụ ông và cụ bà trả lời pv thật tức thì, tự nhiên và mạch lạc. Họ đều là những người có trí tuệ hơn người, nói vừa đủ để hiểu, khiêm nhường luôn là đức tính quí tộc thời xưa.
 

daibo888

Xe tải
Biển số
OF-347026
Ngày cấp bằng
17/12/14
Số km
446
Động cơ
274,476 Mã lực
Đúng là như vậy!

Tiếng Sáo Thiên Thai, Khối Tình Trương Chi, Trường Ca Sông Lô của Phạm Duy đúng là nhạc và chỉ đơn thuần là nhạc!

Trong khi những tác phẩm của Văn Cao như Thiên thai, Trương Chi, hoặc Sông Lô Không chỉ là nhạc mà còn là văn, là Thơ là tự sự, nỗi lòng .... Một tác phẩm âm nhạc của Văn Cao người ta có thể "xử lý" bằng nhiều hình thức mà vẫn phù hợp.
Đó là nói về tổng quát!

Còn đi sâu vào chuyên môn những bài nhạc, hay những tác phẩm của Văn Cao nếu phân tích về ca từ thì những ai là người Việt Nam, biết và hiểu, tiếng Việt sẽ đủ cảm nhận cái hay của nó, em không cần nói thêm!

Còn về giai điệu, tiết tấu cũng như cấu trúc, giai điệu để cấu thành hợp âm khi đệm, người ta có thể dùng năm "hợp âm vòng" cơ bản để đệm và ngược lại cũng có thể áp dụng những hợp cấu trúc hợp âm khác để tạo ra những màu khác nhau còn phân tích về bè, thì những bài hát của Văn Cao vẫn có thể chỉnh sửa giai điệu thành nhiều bè khác nhau, dùng cho hợp xướng và cũng quay lại về cấu trúc giai điệu, thì có thể viết lại thành những Concerto hoặc những tác phẩm giao hưởng lớn nếu người yêu nó, có đủ tâm và đủ tầm khỉ viết.

Nghĩa là, nói cho dễ hiểu, tác phẩm âm nhạc của Văn Cao có thể dùng "ăn tươi, ăn ngay" hát, hò, ngâm vịnh, ....
Hoặc làm "nguyên liệu chính, gốc" để "xào nấu chế biến" ra những món ăn thịnh soạn cao cấp khác!

Đó là lý do cho một "còm" trước ("còm"# 147) em có đồng ý với ý kiến của một bác nói Văn Cao là thiên tài và tác phẩm của ông là tuyệt phẩm.

Cùng xin nói thêm và rõ hơn một chút!
Lưu ý các bác, Hãy hiểu những nhạc sĩ Việt Nam trước đây (trước 1954) hoàn toàn đến với âm nhạc bằng tình yếu và tài thiên bẩm: Họ Không được đào tạo trường lớp đầy đủ!
Khi còn trẻ, Văn Cao viết nhạc bằng cảm thụ âm nhạc của mình! Chính cái tâm hồn đó, cái tư tưởng đó , với đôi tai đó giúp cho ông tự vẽ trong đầu những câu nhạc lắp vào những giai điệu mượt mà hòa hợp với hòa âm! và những tác phẩm đó sẽ phải được giữ lại và lưu lại cho muôn đời sau, đánh dấu một giai đoạn khởi đầu của nền âm nhạc Việt Nam viết trên thang âm Bình Quân Luật của Tây phương.

Do vậy, với những ai hiểu nhạc, học nhạc một cách tử tế, khi nghiên cứu hay để ý tới nhạc Văn Cao và cộng thêm với sự hiểu biết về tiểu sử của ông, những khó khăn, khốn khó thậm chí khốn nạn của ông trên con đường đến với âm nhạc với bao khó khăn, muôn vàn thiếu thốn nhưng ông vẫn làm được những kỳ tích như vậy, thì không là thiên tài chẳng là tuyệt phẩm thì còn là gì nữa ???
Đứa e gái họ e học nhạc viện HN nó nói : Thiên thai là 1 trong những bài hát khó xướng âm nhất mà chúng nó phải học trong trường.Gần như nếu đã tập xướng âm được bài này,thì có thể xướng âm được mọi bài khác.
Với cá nhân e,cụ Văn Cao gần như là nhạc sĩ số 1 VN từ thời tân nhạc đến giờ mặc dù số lượng bài hát cụ để lại không nhiều.

Kính cụ 1 bản thiên thai mang hơi hướng trẻ hơn mà cá nhân e thấy cũng rất hay
 

QUANG1970

Tháo bánh
Biển số
OF-547318
Ngày cấp bằng
25/12/17
Số km
10,393
Động cơ
315,957 Mã lực
Đứa e gái họ e học nhạc viện HN nó nói : Thiên thai là 1 trong những bài hát khó xướng âm nhất mà chúng nó phải học trong trường.Gần như nếu đã tập xướng âm được bài này,thì có thể xướng âm được mọi bài khác.
Vâng quả là vậy!
Thấy thì tưởng là dễ mà không dễ tí nào! :P

Với cá nhân e,cụ Văn Cao gần như là nhạc sĩ số 1 VN từ thời tân nhạc đến giờ mặc dù số lượng bài hát cụ để lại không nhiều.

Kính cụ 1 bản thiên thai mang hơi hướng trẻ hơn mà cá nhân e thấy cũng rất hay

Có được phép sáng tác đâu mà nhiều hở bác ?! :((
 

daibo888

Xe tải
Biển số
OF-347026
Ngày cấp bằng
17/12/14
Số km
446
Động cơ
274,476 Mã lực
Bản Trường ca sông Lô bất hủ qua giọng hát rất hay của Đăng Dương và Duyên Huyền cùng dàn nhạc giao hưởng gửi các cụ thẩm

 

oishivn

Xe điện
Biển số
OF-487377
Ngày cấp bằng
8/2/17
Số km
2,302
Động cơ
475,335 Mã lực
Em vào lội còm nghe chuyện kể thời xưa :)
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,159
Động cơ
324,999 Mã lực
Tuổi
57
hihi, về nhạc các cụ xưa sáng tác thời 4x, em nghe một nhận định thế này, nói ra không biết ai ủng hộ, ai ném đá ah: thời đấy thông tin ít nên tiện tay các cụ bưng luôn một bản của pháp đĩ về mô-đi-phê rồi cho lời Việt vào rồi thành tuyệt phẩm...., xa quá nên không có "tình thôi xót xa"....
Em nghĩ là ảnh hưởng sâu thôi, mà hay thế không bị hớp hồn thì là tai trâu ạ.
Như Quan họ chơi theo kiểu Tây hay theo Jazz blue ngon luôn. Vậy ai ra trước ra sau, không quan trọng, hay và đừng ăn cắp y nguyên của người khác là được.
Em nghĩ thời Tiền chiến, lớp người mang trong mình ngàn năm phong kiến văn hóa Á đông. Khi được tiếp xúc với nền văn hóa âm nhạc phương Tây, họ bùng lên như hạn gặp mưa.
Vd như em lần đầu tiên nghe bài nhạc vàng Rừng lá thấp - Thanh Tuyền, qua cái đài Catsette năm hơn mười tuổi, đờ hết cả người vì lạ và hay.
Hay là hay, đừng có vặn vẹo vớ vẩn...vân vân và vân vân, hehe.
 

jude

Xe tải
Biển số
OF-315242
Ngày cấp bằng
9/4/14
Số km
204
Động cơ
296,840 Mã lực
Nhận xét về Văn Cao:
Trong âm nhạc, Văn Cao sang trọng như một ông hoàng. Trên cánh đồng ca khúc, tôi như một đứa bé ước mơ mặt trời là con diều giấy thả chơi. Âm nhạc của anh Văn là âm nhạc của thần tiên bay bổng. Tôi la đà đi giữa cõi con người. Anh cứ bay và tôi cứ chìm khuất. Bay và chìm trong những thân phận riêng tư....
—Trịnh Công Sơn
Văn Cao là một viên ngọc trên bức khảm văn hoá - nghệ thuật của dân tộc Việt Nam.
—Đặng Thai Mai
Thấp bé hơn tôi, khép kín hơn tôi, nhưng Văn Cao tài hoa hơn tôi nhiều.
—Phạm Duy
Lời khen của TCS bay bổng cho một idol. Lời khen của PD ngắn gọn và thực lòng dành cho một người bạn.
Lời khen của DTM nghe đậm chất tuyên giáo :)
 

autus

Xe tăng
Biển số
OF-610909
Ngày cấp bằng
21/1/19
Số km
1,018
Động cơ
130,307 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Cụ thử nghe bản Thiên thai này xem


Hay bản này cổ điển hơn tí
Nghe Nguyên Thảo hát thì còn gì bằng ;) mấy dòng nhạc như Phạm Duy, Văn Cao, Từ Công Phụng ... em thấy Ánh Tuyêt sau có: Nguyên Thảo, Đức Tuấn Và Tùng Dương hát hay
Lớp trẻ trừ Cậu “ Thật bất ngờ “ ra thì em chưa nghe đc thêm ca sĩ nào.

Không Lq lắm nhưng bài Tình ca của Pham Duy do Nguyên Thảo hát thật là hay mặc dù là quay thu trực tiếp không qua xử lý. Đây mới đúng thực sự là Tình ca.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top