[Funland] Tục lệ cúng xe ở VN có từ đâu?

Kodo autodoor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-617450
Ngày cấp bằng
20/2/19
Số km
477
Động cơ
121,790 Mã lực
Hôm nay nhà cháu đi ăn cơm về, đi ngang thấy 1 loạt các Cty, cơ sở hàng xóm đều cúng xe. Hỏi ra mới biết đây là tục lệ từ xưa (chả biết xưa là từ hồi nào?), cúng vào 2 ngày mùng 2 & 16 âm lịch hàng tháng.
Nhà cháu vừa nói chuyện vs 1 Offer nữ. Cô ấy khăng khăng bảo ở miền Bắc rất hiếm có vụ cúng xe này, còn nhà cháu cam đoan ngược lại rằng tục lệ này phổ biến trên toàn cõi VN.
Thế là dẫn tới vụ đánh cược: Nếu nhà cháu thắng thì cô ấy phải...hun nhà cháu 1 cái & ngược lại.>:)
Nhân tiện, CCCM cho nhà cháu hỏi tục lệ này xuất phát từ bao giờ, ở đâu? Và CCCM có cúng xe như vậy ko? Xin cảm ơn CCCM ạ.o:-)
Ngoài bắc cháu chả thấy ai cúng.
Trong nam thì tháng nào cũng cúng!
 

Hoàng Trang

Xe ngựa
Biển số
OF-422667
Ngày cấp bằng
16/5/16
Số km
25,158
Động cơ
679,761 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Chả biết ăn/thua ntn nữa cụ ạ.
Mợ kia dỗi vì "chuyện cá cược giữa 2 chúng mình mà lại bô bô trên diễn đàn, ngượng chết", rồi giận nhà cháu từ hôm qua đến giờ.
Nếu kèo này bị xù, nhà cháu chuộc lỗi bằng cách...hun các cụ vậy nhé.>:)
Em hóng vụ các cụ hun nhau :))
 

DaDieuchienxu

Xe container
Biển số
OF-436459
Ngày cấp bằng
12/7/16
Số km
7,183
Động cơ
316,981 Mã lực
https://tintuc.vn/tuc-cung-xe-o-to-moi-kha-la-o-mien-trung-mien-nam-post1015626#
Tục cúng xe ô tô mới khá lạ ở miền Trung, miền Nam
Ô tô có giá trị hàng trăm triệu đồng là một tài sản lớn đối với người Việt. Gần đây những hình ảnh nhiều chủ xe cúng xe mới được bàn luận khá rôm rả, trái chiều nhau trên nhiều diễn đàn.
Tục cúng xe ô tô mới cầu may mắn, bình an
Ở nhiều nơi khu vực miền Trung, miền Nam thường duy trì tập tục cúng xe mới nhằm mục đích giải quyết được vấn đề tâm lý giống như nhiều tập tục thờ cúng khác. Thông thường, sau phần tâm linh này là phần thụ lộc, khao xe, "rửa xe", để chia sẻ may mắn, lộc bất tận hưởng, mọi người hoan hỉ, hỉ thần sẽ tới.

Hình ảnh thầy cúng xe Vinfast Fadil mới gây nhiều tranh luận trong những ngày qua.
Anh Nguyễn Bảo Vinh (42 tuổi, ở Quảng Trị) kể: "Ở quê tôi, mua xe mới là phải làm cỗ cúng và thậm chí ai giàu có có tiền mua được xe sang còn cúng to. Mâm cỗ cúng xe thường không thể thiếu thủ lợn, xôi, thịt, rượu, hoa quả, tiền vàng, cau trầu, trà thuốc, bánh kẹo, cháo hoa, gạo muối, bỏng ngô... Lễ cúng xe được thắp hương đồng thời hai nơi, một mâm cỗ ở bàn thờ thần linh, gia tiên và một mâm ở đầu xe ô tô mới mua".
Anh Bảo lý giải, một mâm cúng ở xe và được thực hiện ở ngoài trời là còn để cúng cho các vong hồn lẩn khuất không may mắn, tai nạn chết đường, chết chợ...
Theo anh, cúng xe, trước là để tạ ơn Trời, Phật, các vị Thần linh, chư tiên linh tiền tổ, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh... đã phù hộ cho con cháu có của ăn của để sắm sửa xe cộ, sau là cầu mong bề trên mang tới bình an, đi đến nơi về đến chốn, may mắn trong mọi công việc, cuộc sống.
Không chỉ ở miền Trung, tại thành phố lớn như TP.HCM, việc "cúng xe" đã trở thành tập tục không thể thiếu của nhiều người.
"Những lớp người trẻ tuổi như chúng tôi cũng làm theo và coi đó là điều hiển nhiên và nếu không có thậm chí còn thấy áy náy, bất an", anh Thiên (39 tuổi ở Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ. Anh Thiên cho biết anh cũng là người nhiều năm trong nghề lái xe, hiện anh sở hữu khoảng 3 chiếc xe tải và 1 chiếc ô tô con.
Không chỉ các cá nhân, người dân thực hiện, lưu giữ tập tục này mà nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh nhờ những chiếc xe ô tô, xe tải, xe khách thì càng chú trọng vào khâu thời cúng xe mới này.


Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về xe cũng khá "tín" tập tục này.
Bà Hồng An, chủ một doanh nghiệp chuyên phục vụ xe khách giường nằm cao cấp ở Quảng Trị cho biết: "Khi đầu tư mua thêm một chiếc xe khách mới nào đó điều đầu tiên là tôi sẽ làm mâm cúng xe mới, thậm chí còn mời thầy về cúng để mong mọi điều may mắn cho những chặng đường trường của xe".
Ngoài việc làm mâm cỗ cúng xe mới thì cũng có người còn cẩn thận chọn màu xe theo bản mệnh hợp phong thủy để cầu may mắn cho chiếc xe và chủ nhân.
Cúng xe mới có được xem là mê tín?
Dù vậy đối với những vùng miền, những người không thực hiện tục cúng xe mới mua thì lại cho rằng làm vậy là không cần thiết và thậm chí là mê tín dị đoan.
Là một người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc lái xe khách đường dài tuyến Hà Nội-Đà Nẵng, anh Mạnh Tùng (ở Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Phong tục cúng xe ở Việt Nam đang bị lạm dụng một cách thiếu hiểu biết. Nếu cúng có thể hóa giải hết những tai nạn, rủi ro có thể xảy ra thì chắc đã không có những vụ va chạm thảm khốc".

Tục cúng xe ô tô mới thường diễn ra ở miền Trung và miền Nam.
Anh Tùng cho rằng, những ai đang và sẽ lái xe hãy dành thời gian đó trau dồi thêm kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe an toàn thay vì cúng thần linh ma quỷ, hãy nâng cao tri thức,... đó mới là thứ lâu bền.
"Tôi ở miền Bắc cũng có xe ô tô nhưng chưa hề làm lễ cúng như vậy. Thay vào đó, tôi chỉ thắp hương vào những ngày quan trọng trong tháng, trong năm để cầu bình an. Nhưng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", quan niệm thế nào là do tín ngưỡng của mỗi người, mỗi địa phương khác nhau. Nếu họ tâm niệm có cúng bái chỉnh chu như vậy mới an tâm thì cũng nên làm để càng vững tay lái hơn ở mọi hoàn cảnh", anh Thành (ở Bắc Ninh) chia sẻ.
Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia về văn hóa dân gian ở Hà Nội cho biết: "Cúng xe ô tô mới là mê tín hay không là do quan điểm và nhận thức của mỗi người. Thờ cúng là tín ngưỡng, là phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta không quá sa đà vào việc thờ cúng, xem thờ cúng như một "thần cứu giải" thì thờ cúng là việc tốt nên làm".
Theo nhà văn hóa này, khi thờ cúng nói chung và cúng xe ô tô mới nói riêng là chúng ta đang thưa bẩm, trình bày việc chúng ta làm, điều chúng ta mong muốn với "bề trên" và cầu mong được che chở để mọi việc tốt đẹp hơn. Những mong muốn đó là chính đáng thì không thể gọi là mê tín được, và nó hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, nếu song song với việc thờ cúng xe là việc trau dồi, luyện tập khả năng lái xe, xử lý tốt các tình huống, nắm bắt luật giao thông Việt Nam một cách chặt chẽ thì đó là điều cần thiết mỗi tài xế, chủ xe cần phải làm.
Nhà cháu mời mợ đã cá cược vs nhà cháu vào thực hiện chung độ.;))
Do kết quả là 50/50 nên đề nghị nhà cháu & mợ kia...cùng hun nhau.:))
Sau 24h, nếu mợ nào đó ko thực hiện đúng cam kết, nhà cháu sẽ nhờ Min Mod xử lý!:T
 

Bố Funoto

Xe buýt
Biển số
OF-488267
Ngày cấp bằng
12/2/17
Số km
937
Động cơ
200,295 Mã lực
Tuổi
44
Nơi ở
hải bối đông anh hà nội
https://tintuc.vn/tuc-cung-xe-o-to-moi-kha-la-o-mien-trung-mien-nam-post1015626#
Tục cúng xe ô tô mới khá lạ ở miền Trung, miền Nam
Ô tô có giá trị hàng trăm triệu đồng là một tài sản lớn đối với người Việt. Gần đây những hình ảnh nhiều chủ xe cúng xe mới được bàn luận khá rôm rả, trái chiều nhau trên nhiều diễn đàn.
Tục cúng xe ô tô mới cầu may mắn, bình an
Ở nhiều nơi khu vực miền Trung, miền Nam thường duy trì tập tục cúng xe mới nhằm mục đích giải quyết được vấn đề tâm lý giống như nhiều tập tục thờ cúng khác. Thông thường, sau phần tâm linh này là phần thụ lộc, khao xe, "rửa xe", để chia sẻ may mắn, lộc bất tận hưởng, mọi người hoan hỉ, hỉ thần sẽ tới.

Hình ảnh thầy cúng xe Vinfast Fadil mới gây nhiều tranh luận trong những ngày qua.
Anh Nguyễn Bảo Vinh (42 tuổi, ở Quảng Trị) kể: "Ở quê tôi, mua xe mới là phải làm cỗ cúng và thậm chí ai giàu có có tiền mua được xe sang còn cúng to. Mâm cỗ cúng xe thường không thể thiếu thủ lợn, xôi, thịt, rượu, hoa quả, tiền vàng, cau trầu, trà thuốc, bánh kẹo, cháo hoa, gạo muối, bỏng ngô... Lễ cúng xe được thắp hương đồng thời hai nơi, một mâm cỗ ở bàn thờ thần linh, gia tiên và một mâm ở đầu xe ô tô mới mua".
Anh Bảo lý giải, một mâm cúng ở xe và được thực hiện ở ngoài trời là còn để cúng cho các vong hồn lẩn khuất không may mắn, tai nạn chết đường, chết chợ...
Theo anh, cúng xe, trước là để tạ ơn Trời, Phật, các vị Thần linh, chư tiên linh tiền tổ, gia tiên nội ngoại, bà cô ông mãnh... đã phù hộ cho con cháu có của ăn của để sắm sửa xe cộ, sau là cầu mong bề trên mang tới bình an, đi đến nơi về đến chốn, may mắn trong mọi công việc, cuộc sống.
Không chỉ ở miền Trung, tại thành phố lớn như TP.HCM, việc "cúng xe" đã trở thành tập tục không thể thiếu của nhiều người.
"Những lớp người trẻ tuổi như chúng tôi cũng làm theo và coi đó là điều hiển nhiên và nếu không có thậm chí còn thấy áy náy, bất an", anh Thiên (39 tuổi ở Thủ Đức, TP.HCM) chia sẻ. Anh Thiên cho biết anh cũng là người nhiều năm trong nghề lái xe, hiện anh sở hữu khoảng 3 chiếc xe tải và 1 chiếc ô tô con.
Không chỉ các cá nhân, người dân thực hiện, lưu giữ tập tục này mà nhiều cơ sở, doanh nghiệp kinh doanh nhờ những chiếc xe ô tô, xe tải, xe khách thì càng chú trọng vào khâu thời cúng xe mới này.


Các doanh nghiệp chuyên kinh doanh về xe cũng khá "tín" tập tục này.
Bà Hồng An, chủ một doanh nghiệp chuyên phục vụ xe khách giường nằm cao cấp ở Quảng Trị cho biết: "Khi đầu tư mua thêm một chiếc xe khách mới nào đó điều đầu tiên là tôi sẽ làm mâm cúng xe mới, thậm chí còn mời thầy về cúng để mong mọi điều may mắn cho những chặng đường trường của xe".
Ngoài việc làm mâm cỗ cúng xe mới thì cũng có người còn cẩn thận chọn màu xe theo bản mệnh hợp phong thủy để cầu may mắn cho chiếc xe và chủ nhân.
Cúng xe mới có được xem là mê tín?
Dù vậy đối với những vùng miền, những người không thực hiện tục cúng xe mới mua thì lại cho rằng làm vậy là không cần thiết và thậm chí là mê tín dị đoan.
Là một người có kinh nghiệm nhiều năm trong việc lái xe khách đường dài tuyến Hà Nội-Đà Nẵng, anh Mạnh Tùng (ở Hà Nội) bày tỏ quan điểm: "Phong tục cúng xe ở Việt Nam đang bị lạm dụng một cách thiếu hiểu biết. Nếu cúng có thể hóa giải hết những tai nạn, rủi ro có thể xảy ra thì chắc đã không có những vụ va chạm thảm khốc".

Tục cúng xe ô tô mới thường diễn ra ở miền Trung và miền Nam.
Anh Tùng cho rằng, những ai đang và sẽ lái xe hãy dành thời gian đó trau dồi thêm kiến thức giao thông, kỹ năng lái xe an toàn thay vì cúng thần linh ma quỷ, hãy nâng cao tri thức,... đó mới là thứ lâu bền.
"Tôi ở miền Bắc cũng có xe ô tô nhưng chưa hề làm lễ cúng như vậy. Thay vào đó, tôi chỉ thắp hương vào những ngày quan trọng trong tháng, trong năm để cầu bình an. Nhưng "có thờ có thiêng, có kiêng có lành", quan niệm thế nào là do tín ngưỡng của mỗi người, mỗi địa phương khác nhau. Nếu họ tâm niệm có cúng bái chỉnh chu như vậy mới an tâm thì cũng nên làm để càng vững tay lái hơn ở mọi hoàn cảnh", anh Thành (ở Bắc Ninh) chia sẻ.
Đánh giá về vấn đề này, một chuyên gia về văn hóa dân gian ở Hà Nội cho biết: "Cúng xe ô tô mới là mê tín hay không là do quan điểm và nhận thức của mỗi người. Thờ cúng là tín ngưỡng, là phong tục tập quán tốt đẹp của người dân Việt Nam. Chúng ta không quá sa đà vào việc thờ cúng, xem thờ cúng như một "thần cứu giải" thì thờ cúng là việc tốt nên làm".
Theo nhà văn hóa này, khi thờ cúng nói chung và cúng xe ô tô mới nói riêng là chúng ta đang thưa bẩm, trình bày việc chúng ta làm, điều chúng ta mong muốn với "bề trên" và cầu mong được che chở để mọi việc tốt đẹp hơn. Những mong muốn đó là chính đáng thì không thể gọi là mê tín được, và nó hoàn toàn phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam từ xưa đến nay.
Tuy nhiên, nếu song song với việc thờ cúng xe là việc trau dồi, luyện tập khả năng lái xe, xử lý tốt các tình huống, nắm bắt luật giao thông Việt Nam một cách chặt chẽ thì đó là điều cần thiết mỗi tài xế, chủ xe cần phải làm.
Nhà cháu mời mợ đã cá cược vs nhà cháu vào thực hiện chung độ.;))
Do kết quả là 50/50 nên đề nghị nhà cháu & mợ kia...cùng hun nhau.:))
Sau 24h, nếu mợ nào đó ko thực hiện đúng cam kết, nhà cháu sẽ nhờ Min Mod xử lý!:T
Cúng như thật nhit
 

cưỡi chổi

Xe lăn
Biển số
OF-123656
Ngày cấp bằng
9/12/11
Số km
11,431
Động cơ
512,868 Mã lực
Nơi ở
trên cái chổi
Em thấy bên Thái lan họ cũng cúng xe










Thấy mời cả sư về. Hay họ chỉ làm phép, làm bùa nhỉ
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top