[Funland] Ruộng hoang loang khắp mọi miền!

Mr. Toàn

Xe điện
Biển số
OF-118642
Ngày cấp bằng
29/10/11
Số km
2,618
Động cơ
407,843 Mã lực
Nơi ở
Hanoi
Đồng bằng Bắc Bộ giá thuê đất quá cao và diện tích quá hẹp, dần dần chỉ tầm 5 năm nữa bỏ hoang sẽ rất lớn, không có cơ chế để cho thuê dài, người muốn thuê làm nông nghiệp thì ít nhất 20 năm mới có lãi. Chỉ có cách lên vùng núi hoặc vào ĐNSCL thôi.
Đúng rồi cụ ạ. Đầu tư máy móc, giống...thì phải cần ita nhất 15 năm mới thu hồi đc vốn, vì mấy năm đầu đa số phải thử nghiệm, test thị trường nên xác định bù lỗ
 

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,190
Động cơ
470,509 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Nhà nước nên bỏ chính sách hạn điền

Đất giao nông dân SX nông dân không mặn mà lập tức nhà nước thu lại và giao cho những cá nhân có nhu cầu cũng như đủ năng lực sản xuất theo quy hoạch sẽ không xẩy ra chuyện đất bỏ hoang người thất nghiệp hay được mùa rớt giá
Cố giữ đất để nếu được đền bù còn được chia phần chứ cụ
Khu quê em, vẫn có một số nhà còn ít ruộng nhưng vẫn cố bám trụ làm ruộng vì họ không có thu nhập khác nữa. Còn đa số nếu có thu nhập khác như công chức, công nhân .. thì cho lại ruộng những người muốn làm. Nhưng do có thể bị những nhà còn làm xen lẫn nên ruộng không tập trung được, mất nhiều công hơn. Nhiều nhà cho mà không muốn nhận.
 

VHH148

Xe tăng
Biển số
OF-143550
Ngày cấp bằng
27/5/12
Số km
1,560
Động cơ
375,764 Mã lực
Đầu tư tích tụ ruộng đất giai đoạn này dc vài năm lại ccrđ thì lại bỏ mạng. Giờ cứ có đất là ăn chửi, giờ mới là chửi vàn năm nữa là xử, sợ bm
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
953
Động cơ
1,653 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Em đang làm nông nghiệp đây các cụ ạ. Nghĩ mà chán cho nông dân mình, giờ làm thì ít, lại làm biếng. Khi hỗ trợ giống, kỹ thuật, đầu ra thì hăm hở làm. Vô làm thì ko theo qui trình. Đến khi gò vô qui trình, có sản phẩm thì đem ra ngoài bán phần ngon, còn lại mới để cho cty thu mua là em. Làm quần quật cả năm, tạo được mô hình sản xuất mới mà cứ như bị phản bội, đâm sau lưng, ức không chịu nổi. Vốn bỏ ra cứ như thả gà ra đuổi. Em nghĩ nước mình nghèo, dân mình nghèo ko phải chỉ do khách quan đâu ạ, phải 80% là do tính cách của dân mình đấy ạ. Em mà biết vậy, em chả về nước lăn lộn với dân mình như giờ đâu.
Vấn đề cụ nêu là phổ biến, tôi làm về phát triển nông thôn gần 20 năm nay, xin thưa thớt phân tích mấy việc cụ đưa:

Nông dân với cái tập quán "ngon thì bán trộm, còn lại thì giao cho công ty": Không phải là dân nói chung mà đa số chúng ta sẽ nghĩ cách làm vậy. Động cơ làm "tối đa hóa thu nhập bằng tiền"
Để có giải pháp với vấn đề này cần một tư duy xuyên suốt, minh bạch và thực sự đôi bên cùng có lợi theo sát với dân. Doanh nghiệp thì ông nào cũng như ông nào "càng có lợi càng tốt, càng phải bỏ ra ít càng tốt, nông dân ép được thì tốt, cắt bỏ được khâu nào tốt khâu đó".
Đặc tính chung của nông dân là đều thiếu lòng tin vào mối quan hệ với doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp cũng ít tìm các nỗ lực đa dạng và toàn diện hơn để thúc đẩy niềm tin đó. Hợp tác sản xuất với nông dân cũng tương tự như vấn đề đã nói trên đây về sự thất bại của mô hình hợp tác xã đó là tư tưởng sở hữu, làm chủ. Hiện trạng bây giờ đang có mấy hình thức hợp tác với nông dân mà tôi biết như sau:
+ Hợp đồng bao tiêu (1): Doanh nghiệp hỗ trợ, vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và mua đầu ra theo mức giá nào đó (thường là định trước vào đầu vụ với giá có thể điều chỉnh chút ít khi thu hoạch để thu hẹp khoảng cách với giá thị trường);
+ Hợp đồng cổ phần (2): Dân góp đất, lao động tham gia vào sản xuất cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chia lãi theo cổ phần, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, sơ chế, đóng gói...vv;
+ Thuê & mua quyền sử dụng đất sản xuất (3): và công lao động của nhân dân trên chính diện tích đất của họ.
...
Cả 3 hình thức này đều đang tồn tại và không có cái nào hoàn toàn thắng thế, cái nào cũng có vấn đề.
Hình thức 1 (hình thức cụ đang làm) được dân tham gia nhiều nhất nhưng lại hay đổ bể do ràng buộc không chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi thị trường, nhất là khi cách định giá của doanh nghiệp tạo ra khoảng cách quá lớn (hơn 15%-20%) so với thị trường;
Hình thức 2: Dân không quan tâm mấy vì không hiểu biết về lợi ích và cũng không được tạo dựng lòng tin đầy đủ vì doanh nghiệp cũng giữ miếng nhiều quá (minh bạch thông tin, chi phí, cơ chế quyết định giá và sự tham gia của dân vào các quyết định đó). Mô hình này bản chất rất giống dạng hợp tác xã ngày trước nhưng có lợi điểm hơn hẳn là sản xuất theo thị trường (có doanh nghiệp đi cạnh). Tuy vậy, làm được theo thì cần đầu tư nhiều của doanh nghiệp - nó bản chất là một dự án Nông nghiệp xã hội;
Hình thức 3: Doanh nghiệp thích làm nhất nhưng tốn kém - tôi không bàn ở đây.

Phân tích về thất bại:
+ Thứ nhất - không nên ám ảnh với chữ "Dân thì gian, lười biếng ...vv". Một khi đã làm với Nông dân thì phải xác định đó là dự án dài hơi và dự án tạo dựng lòng tin (không tin các cụ về Sơn La và Băc Giang mà hỏi mấy doanh nghiệp họ đang làm Xoài, Vải Thiều). Và phải đảm bảo được câu chuyện minh bạch - đôi bên cùng có lợi thực sự;
+ Thứ 2 - Dân không nghĩ phức tạp như chúng ta nghĩ. Họ chỉ quan tâm: Việc này có ra tiền ngay không? Có tốn lao động không? Có làm ta mất thời gian nhiều không?: Hiện tại, đa số bà con ta vẫn chỉ coi nông nghiệp là nghề phụ và chú tâm đi kiếm việc làm thêm khác (phụ hồ, xây dựng, buôn bán lung tung...) để có tiền ngay - đó là vấn đề tư duy. Muốn thế - thiết kế dự án với nông dân phải tính đến cách để có tiền ngay hoặc chí ít thì cảm giác sớm có tiền nó thường trú cũng như việc họ không quá bị o ép về các loại khái niệm quy trình...vv, cần phải có sự mềm dẻo. Họ chỉ cảm thấy ít thua thiệt nếu thu nhập có được tương xứng với cái họ bỏ ra (thời gian, lao động). Với nhân dân mà cứ "trưa nắng" (theo giờ, theo quy định kỹ thuật) họ đi ra làm theo quy trình là họ không thích rùi cụ ợ. Cái này đòi hỏi các cụ phải nghĩ nhiều để xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, tập quán của dân;
+ Thứ 3 - Quan điểm Chi phí/ lợi ích phải ở mức cân bằng, không khai thác tối đa và phải công khai để dân cùng nắm bắt thì sẽ nhận được sự đồng thuận của họ: Các công trình cộng đồng thi công mà giao cho họ quyết, họ làm, họ xây dựng bảo quản đều rất tốt và bền, thậm chí đóng góp của dân còn gấp đôi gấp 3 giá trị ta góp vào;
+ Thứ 4 - đa dạng hóa các cơ hội tham gia vào nông nghiệp: du lịch, sản phẩm phụ ...vv. Nhiều khi với bà con, chỉ cần làm cho đời sống tinh thần của họ tốt, họ sẵn sàng tham gia một cách nhiệt tình vào dự án của ta.

Với các doanh nghiệp không có điều kiện làm dự án như vậy thì họ nên xác định vòng đời dự án phù hợp (5 năm) và thiết kế cho chuẩn với các nội dung để thúc đẩy sự tham gia và quan tâm của dân. Chẳng hạn nên học cách các dự án phát triển cộng đồng đã làm ở ta từ 20-30 năm, và giờ vẫn đang làm:
Giai đoạn 1: 1-2 năm: Truyền thông, mô hình, tập huấn, tham quan học tập, làm thử;
Giai đoạn 2: 2 năm - lan rộng;
Giai đoạn 3: Mở rộng bền vững
Các dự án phát triển cộng đồng thì thường kết thúc sau vài năm nhưng dự án dân - doanh nghiệp này sẽ tiếp tục kéo dài sau giai đoạn chuần bị ban đầu (3-5 năm). Kinh phí cho một dự án chuẩn bị như vây thường không quá lớn nhưng nó là bước chuẩn bị tốt cho các dự án dài hơi hơn của doanh nghiệp.
Nếu làm được như thế (các cụ chắc sẽ chê cười, doanh nghiệp sao làm được) nhưng tôi tin sẽ thành công vì nó đặt vai trò người dân làm nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp và họ cũng hưởng lợi từ điều đó. Tuy nhiên, sẽ tốn kém cả thời gian và tiền bạc, và với tâm lý hiện tại doanh nghiệp (nhanh thu hồi vốn) thì sẽ không bao giờ làm được hoặc phải chờ đợi dân trí đi lên (và lúc đi lên đó, họ cũng chả cần các anh nữa).
Xin có vài dòng lỗ mỗ. Nếu có thời gian, tôi sẽ viết thêm về câu chuyện Nông nghiệp.
Kính cụ!
 

TrumpVietnam

Xe tăng
Biển số
OF-485337
Ngày cấp bằng
22/1/17
Số km
1,584
Động cơ
209,203 Mã lực
Tuổi
77
Nơi ở
White House
Thế cụ chủ thớt giờ quay ra lo VN giống Vene à ?

Thị trường Hoa Hậu ở VN giờ cũng đang lên đó
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,045
Động cơ
485,143 Mã lực
Nơi ở
rừng
Cho em hỏi là giờ em về thuê khoán tất số đất hoang, xong trồng trọt ngon lành được mùa được giá, nông dân thấy ngon muốn đòi lại ruộng thì em được giữ ko?
Khả năng cao là không giữ được
 

TieuFu

Xe container
Biển số
OF-148443
Ngày cấp bằng
7/7/12
Số km
8,045
Động cơ
485,143 Mã lực
Nơi ở
rừng
Em thấy nhiều cụ kêu cần phải bỏ luật hạn điền, nhưng em thấy hiện tại luật quy định về đất trồng cây hàng năm (topic này bàn về ruộng đồng) thì mỗi cá nhân/hộ gia đình/tổ chức được giao đến 3 hecta nếu ở Đông Nam Bộ & ĐB SCL, 2 hecta nếu ở vùng khác; và được nhận chuyển nhượng đến 30/20 hecta tuỳ theo vùng, vậy cũng đâu ít. Thực tế thì trong nam nhiều người đã tích tụ được rất nhiều đất ruộng rồi (đất trồng cây lâu năm thì còn được tích tụ nhiều hơn 5-10 lần đất trồng cây hàng năm, tuỳ theo vùng), ngoài bắc ít người làm điều đó, trong các bài của cụ chủ thì cũng nói đến vấn đề ruộng đất manh mún nhưng dân ko bán. Giờ tạm bỏ qua các lí do trong quá khứ (dẫn đến việc ruộng đất manh mún), nếu có ai muốn tích tụ mà dân ko bán thì phải làm sao? Chính quyền mà ép dân bán thì bị chửi ngay, mà mua giá cao thì bên mua ko đủ lực (để có lãi), thu lại ruộng đất thì cũng đã có luật (ko sản xuất 1 năm thì bị thu lại), nhưng dân họ chỉ bỏ hoang có nửa năm thôi, lấy lí do gì thu lại?
Em nghĩ cái chính là luật sở hữu thôi, vì ko được sở hữu nên sợ mất trắng nếu đầu tư lớn mà vài năm thì NN đòi lại đất "vì mục đích an ninh quốc phòng/phát triển kinh tế xã hội blah blah..."
Cụ chuẩn rồi! Cơ mà cho sở hữu đất thì nông dân năm xưa bị lừa à , địa chủ chết oan à ??? Mà éo cho sở hữu thì đang làm nó thu mẹ đi thì khác gì chửa hoang !
 

Trục

Xe ba gác
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Người OF
Biển số
OF-36688
Ngày cấp bằng
6/6/06
Số km
21,326
Động cơ
754,604 Mã lực
Nơi ở
Gia tộc họ Đặng
Em vodka Cụ ạ.
Vấn đề cụ nêu là phổ biến, tôi làm về phát triển nông thôn gần 20 năm nay, xin thưa thớt phân tích mấy việc cụ đưa:

Nông dân với cái tập quán "ngon thì bán trộm, còn lại thì giao cho công ty": Không phải là dân nói chung mà đa số chúng ta sẽ nghĩ cách làm vậy. Động cơ làm "tối đa hóa thu nhập bằng tiền"
Để có giải pháp với vấn đề này cần một tư duy xuyên suốt, minh bạch và thực sự đôi bên cùng có lợi theo sát với dân. Doanh nghiệp thì ông nào cũng như ông nào "càng có lợi càng tốt, càng phải bỏ ra ít càng tốt, nông dân ép được thì tốt, cắt bỏ được khâu nào tốt khâu đó".
Đặc tính chung của nông dân là đều thiếu lòng tin vào mối quan hệ với doanh nghiệp trong khi đó doanh nghiệp cũng ít tìm các nỗ lực đa dạng và toàn diện hơn để thúc đẩy niềm tin đó. Hợp tác sản xuất với nông dân cũng tương tự như vấn đề đã nói trên đây về sự thất bại của mô hình hợp tác xã đó là tư tưởng sở hữu, làm chủ. Hiện trạng bây giờ đang có mấy hình thức hợp tác với nông dân mà tôi biết như sau:
+ Hợp đồng bao tiêu (1): Doanh nghiệp hỗ trợ, vốn, giống, phân bón, kỹ thuật và mua đầu ra theo mức giá nào đó (thường là định trước vào đầu vụ với giá có thể điều chỉnh chút ít khi thu hoạch để thu hẹp khoảng cách với giá thị trường);
+ Hợp đồng cổ phần (2): Dân góp đất, lao động tham gia vào sản xuất cùng doanh nghiệp, doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, chia lãi theo cổ phần, hỗ trợ kỹ thuật sản xuất, sơ chế, đóng gói...vv;
+ Thuê & mua quyền sử dụng đất sản xuất (3): và công lao động của nhân dân trên chính diện tích đất của họ.
...
Cả 3 hình thức này đều đang tồn tại và không có cái nào hoàn toàn thắng thế, cái nào cũng có vấn đề.
Hình thức 1 (hình thức cụ đang làm) được dân tham gia nhiều nhất nhưng lại hay đổ bể do ràng buộc không chặt chẽ và bị ảnh hưởng bởi thị trường, nhất là khi cách định giá của doanh nghiệp tạo ra khoảng cách quá lớn (hơn 15%-20%) so với thị trường;
Hình thức 2: Dân không quan tâm mấy vì không hiểu biết về lợi ích và cũng không được tạo dựng lòng tin đầy đủ vì doanh nghiệp cũng giữ miếng nhiều quá (minh bạch thông tin, chi phí, cơ chế quyết định giá và sự tham gia của dân vào các quyết định đó). Mô hình này bản chất rất giống dạng hợp tác xã ngày trước nhưng có lợi điểm hơn hẳn là sản xuất theo thị trường (có doanh nghiệp đi cạnh). Tuy vậy, làm được theo thì cần đầu tư nhiều của doanh nghiệp - nó bản chất là một dự án Nông nghiệp xã hội;
Hình thức 3: Doanh nghiệp thích làm nhất nhưng tốn kém - tôi không bàn ở đây.

Phân tích về thất bại:
+ Thứ nhất - không nên ám ảnh với chữ "Dân thì gian, lười biếng ...vv". Một khi đã làm với Nông dân thì phải xác định đó là dự án dài hơi và dự án tạo dựng lòng tin (không tin các cụ về Sơn La và Băc Giang mà hỏi mấy doanh nghiệp họ đang làm Xoài, Vải Thiều). Và phải đảm bảo được câu chuyện minh bạch - đôi bên cùng có lợi thực sự;
+ Thứ 2 - Dân không nghĩ phức tạp như chúng ta nghĩ. Họ chỉ quan tâm: Việc này có ra tiền ngay không? Có tốn lao động không? Có làm ta mất thời gian nhiều không?: Hiện tại, đa số bà con ta vẫn chỉ coi nông nghiệp là nghề phụ và chú tâm đi kiếm việc làm thêm khác (phụ hồ, xây dựng, buôn bán lung tung...) để có tiền ngay - đó là vấn đề tư duy. Muốn thế - thiết kế dự án với nông dân phải tính đến cách để có tiền ngay hoặc chí ít thì cảm giác sớm có tiền nó thường trú cũng như việc họ không quá bị o ép về các loại khái niệm quy trình...vv, cần phải có sự mềm dẻo. Họ chỉ cảm thấy ít thua thiệt nếu thu nhập có được tương xứng với cái họ bỏ ra (thời gian, lao động). Với nhân dân mà cứ "trưa nắng" (theo giờ, theo quy định kỹ thuật) họ đi ra làm theo quy trình là họ không thích rùi cụ ợ. Cái này đòi hỏi các cụ phải nghĩ nhiều để xây dựng giải pháp phù hợp với điều kiện thực tế, tập quán của dân;
+ Thứ 3 - Quan điểm Chi phí/ lợi ích phải ở mức cân bằng, không khai thác tối đa và phải công khai để dân cùng nắm bắt thì sẽ nhận được sự đồng thuận của họ: Các công trình cộng đồng thi công mà giao cho họ quyết, họ làm, họ xây dựng bảo quản đều rất tốt và bền, thậm chí đóng góp của dân còn gấp đôi gấp 3 giá trị ta góp vào;
+ Thứ 4 - đa dạng hóa các cơ hội tham gia vào nông nghiệp: du lịch, sản phẩm phụ ...vv. Nhiều khi với bà con, chỉ cần làm cho đời sống tinh thần của họ tốt, họ sẵn sàng tham gia một cách nhiệt tình vào dự án của ta.

Với các doanh nghiệp không có điều kiện làm dự án như vậy thì họ nên xác định vòng đời dự án phù hợp (5 năm) và thiết kế cho chuẩn với các nội dung để thúc đẩy sự tham gia và quan tâm của dân. Chẳng hạn nên học cách các dự án phát triển cộng đồng đã làm ở ta từ 20-30 năm, và giờ vẫn đang làm:
Giai đoạn 1: 1-2 năm: Truyền thông, mô hình, tập huấn, tham quan học tập, làm thử;
Giai đoạn 2: 2 năm - lan rộng;
Giai đoạn 3: Mở rộng bền vững
Các dự án phát triển cộng đồng thì thường kết thúc sau vài năm nhưng dự án dân - doanh nghiệp này sẽ tiếp tục kéo dài sau giai đoạn chuần bị ban đầu (3-5 năm). Kinh phí cho một dự án chuẩn bị như vây thường không quá lớn nhưng nó là bước chuẩn bị tốt cho các dự án dài hơi hơn của doanh nghiệp.
Nếu làm được như thế (các cụ chắc sẽ chê cười, doanh nghiệp sao làm được) nhưng tôi tin sẽ thành công vì nó đặt vai trò người dân làm nguồn lực phát triển cho doanh nghiệp và họ cũng hưởng lợi từ điều đó. Tuy nhiên, sẽ tốn kém cả thời gian và tiền bạc, và với tâm lý hiện tại doanh nghiệp (nhanh thu hồi vốn) thì sẽ không bao giờ làm được hoặc phải chờ đợi dân trí đi lên (và lúc đi lên đó, họ cũng chả cần các anh nữa).
Xin có vài dòng lỗ mỗ. Nếu có thời gian, tôi sẽ viết thêm về câu chuyện Nông nghiệp.
Kính cụ!
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,174
Động cơ
635,235 Mã lực
Gốc gác của chúng ta đều từ cây lúa mà ra, đều có một miền quê để đi về với cây đa, giếng nước, sân đình và cánh đồng. Thế mà hiện nay, như một đám cháy, tình trạng bỏ ruộng hoang đang loang nhanh khắp miền Bắc. Thay vì giấu giếm hay dùng những mệnh lệnh hành chính vô nghĩa để ngăn cản trong bất lực thì nên chăng nhìn nhận nó cả dưới góc độ tích cực là tạo tiền đề cho việc tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng để có được những đại điền chủ kiểu mới chứ cứ để ruộng đồng manh mún, mỗi nhà 3-5 mảnh, vẫn trồng lúa như hiện nay chỉ có nước cùng chết chùm. Loạt phóng sự của em thực hiện sau 2 tuần ăn, ngủ, làm cùng bà con không chỉ muốn phản ánh thực trạng bỏ ruộng ở hàng loạt tỉnh như Vĩnh Phúc, Phú Thọ và Thái Bình mà còn muốn thúc đẩy Nhà nước phải vào cuộc, phải thay đổi chính sách cho hợp với thực tế hơn giống như loạt bài Thuốc sâu trong máu người vừa qua đã góp một phần nhỏ thúc đẩy việc cấm một số hoạt chất thuốc cực độc vậy. Không biết chuyện làm nông ở quê các cụ, mợ thế nào?
BÀI I: ANH HÙNG PHỦ LẤM BỤI MỜ
https://nongnghiep.vn/hai-sac-thai-cua-ruong-hoang-bai-i-anh-hung-phu-lam-bui-mo-post245891.html
BÀI II: KHI ĐỒNG RUỘNG KHÔNG KHÁC GÌ VIỆN DƯỠNG LÃO
https://nongnghiep.vn/hai-sac-thai-cua-ruong-hoang-bai-ii-khi-dong-ruong-khong-khac-vien-duong-lao-post245929.html
BÀI III: NHỮNG NƠI 100% BỎ VỤ MÙA, CÓ CHO TIỀN DÂN CŨNG KHÔNG CẤY!
https://nongnghiep.vn/hai-sac-thai-cua-ruong-hoang-bai-iii-xa-bo-100-vu-mua-co-cho-tien-dan-cung-khong-cay-post246016.html
BÀI IV: XÃ CÓ 155 LÁ ĐƠN XIN TRẢ LẠI RUỘNG
https://nongnghiep.vn/hai-sac-thai-cua-ruong-hoang-bai-iv-xa-co-155-la-don-xin-tra-lai-ruong-post246111.html
Con bù nhìn bị bỏ lại trên thửa ruộng hoang tại xã Phù Ninh, huyện Phù Ninh, tỉnh Phú Thọ

Đúng cụ chụp ảnh quê em. Dưng mà nhà nc thu hồi đất để làm ctcc hay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nhà máy thì nhảy choi choi bẩu: bờ xôi ruộng mật các cháu ah. Ko nhận tiền bt, chống đối ghê lắm.
 

Say24h

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-56316
Ngày cấp bằng
1/2/10
Số km
6,577
Động cơ
513,627 Mã lực
Nơi ở
ASEAN
Website
www.facebook.com
Giờ phấn đấu làm công xưởng thế thế giới thì cần chỗ tốt, công nhân tốt chứ ruộng gì ? Công nhân là giai cấp lớn chứ nông dân muôn đời là nông dân, cầm iphone cũng chỉ chụp ảnh thôi. Sao em dị ứng với kiểu bài này thế không biết. Xin lỗi chứ nông dân ta nghèo vì dốt và được chiều để bị bắt nạt thì mang ra làm đồ thế thân.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,789
Động cơ
428,790 Mã lực
Tóm lại, giờ các ông Hà nội muốn về mua đất nông nghiệp ở Quê cũng không mua được đâu nhớ. Thế thì thôi.
 

vertaq

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-31582
Ngày cấp bằng
17/3/09
Số km
2,912
Động cơ
509,017 Mã lực
Tóm lại, giờ các ông Hà nội muốn về mua đất nông nghiệp ở Quê cũng không mua được đâu nhớ. Thế thì thôi.
Ông bạn Em có 1 mẫu ngay mặt tiền đường 38 đây, chả biết thu hồi lúc nào
Chạy dự án thì không đủ nhiệt
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,323 Mã lực
Tuổi
43
Đúng cụ chụp ảnh quê em. Dưng mà nhà nc thu hồi đất để làm ctcc hay doanh nghiệp đầu tư hạ tầng nhà máy thì nhảy choi choi bẩu: bờ xôi ruộng mật các cháu ah. Ko nhận tiền bt, chống đối ghê lắm.
Cụ ở Phù Ninh à?
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,789
Động cơ
428,790 Mã lực
Tại các ông mải lên o f chém gió để mảnh ruộng bằng bàn tay cũng hoang hóa, chết thật
 

HUNGBDA79

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-94459
Ngày cấp bằng
8/5/11
Số km
23,174
Động cơ
635,235 Mã lực
Tóm lại, giờ các ông Hà nội muốn về mua đất nông nghiệp ở Quê cũng không mua được đâu nhớ. Thế thì thôi.
Đất nn thì chuyển sang nuôi trồng thuỷ sản thì đc chứ muôn đời ko bao h chuyển đất ở đc. Cụ biết sao ko? Vì nó liên quan đến vđ sx nông nghiệp. Mà cái này bác thủ t mới quyết đc.
 

phiendasau

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-334448
Ngày cấp bằng
12/9/14
Số km
5,112
Động cơ
331,435 Mã lực
Xuất khẩu mỗi năm 6-7 triệu tấn gạo, thu về cỡ 3 tỉ đô thì chẳng thừa thì là gì cụ? Còn 3,8 triệu ha xuống bao nhiêu ha thì phải tính toán cho thật kỹ...
Thừa là thừa bao nhiêu? ông là cái thằng chỉ biết nói cái số đó theo ông là méo đúng, còn đưa ra cái số bao nhiêu là đúng ông méo bao giờ biết tính??? Theo ông thì để bao nhiêu là phù hợp??? dựa vào cơ sở nào ông cho nó là phù hợp?? ông tính được không??? Sao ông cứ khăng khăng bảo của người ta là không phù hợp??? hay chỉ là cảm tính???
xuất khẩu 6-7 triệu tấn nhưng nhập khẩu cả lúa mì, lúa mạch ngô cũng tầm ấy.
Lịt mợ ngu ngu như ông dân Việt chết đói như năm 45 là có thật chứ méo đùa.
Lúc thiếu gạo thì có cả tấn vãi thiều, cả tấn vú sữa trong nhà cũng không làm no được cái bụng đâu.
 

Hoa Việt

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-364928
Ngày cấp bằng
29/4/15
Số km
1,293
Động cơ
269,253 Mã lực
Nơi ở
mễ trì hạ, từ liêm, hà nội
Website
www.dienlanhhoaviet.com
Cho em hỏi là giờ em về thuê khoán tất số đất hoang, xong trồng trọt ngon lành được mùa được giá, nông dân thấy ngon muốn đòi lại ruộng thì em được giữ ko?
Cụ phải làm hợp đồng với làng hay xã đó nhé. Quê em cũng bỏ cấy mấy năm nay, từ năm ngoái có 1 hộ trong làng đấu thầu cả cánh đồng trong bao nhiêu năm đó. Trả cho mỗi sào 200k 1 mùa hay năm gì đó.
 

Acient.cutkit

Xe tăng
Biển số
OF-604680
Ngày cấp bằng
24/12/18
Số km
1,492
Động cơ
137,870 Mã lực
Cụ trồng rau để ăn ạ? Hay bán. Nếu như để ăn thì cụ ra chợ mua cho nhanh. Vì ở ruộng thường cách nhà khá xa, và chỉ trồng được rau muống hoặc cần vì ruộng thường ngập nước.
Em thích nông nghiệp, nhưng không có nghề :) có điều có mấy ng bên việnnoong nghiệp tư vấn free nên e muốn trômgf gì đó để măm măm trước. Kiểu làm mảnh vườn, yêu cầu của e chỉ cần ruộng ven hồ thuỷ lợi lớn như đập Hoà Bình, Đồng Mô, Đại Lải... hoặc thuỷ điện Thác Bà cũng được ^^
Xa e ko sợ, e nhảy tàu trốn vé có nghề dồi :)) cụ biết ai coa mảnh đất hoang nào mách e với nhé. E thiếu mỗi tiền, nhưng e dự định tự cày cuốc nên ko lo về tiền vốn :))

Thật ra 2010 có ng rủ làm với mảnh đất 18ha. Lúc đấy ngu ngơ thế ếch nào mà e ko làm, lại đi chui vào làm vịt om sấu trong một cty. Phí gần chục năm thanh xuân :))
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,834
Động cơ
271,752 Mã lực
Mối thời mỗi chiến lược, những năm đói kém, điện khí hoá nông thôn chưa có gì, làm ăn kiểu hợp tác xã cào bằng thì khoán 10 quá chính xác. Giờ VN đang có cơ hội điện khí hoá toàn diện nông thôn với yêu cầu bức thiết sản xuất nông nghiệp với cơ giới hoá cao độ để cải thiện hiệu suất của đất thì ta lại thay đổi theo mô hình doanh nghiêp trang trại thôi.
Vấn đề là phải chuyển đổi tốc độ phù hợp, hiện tại đang hơi chậm. Một phần nữa là có qui hoạch cụ thể để đảm bảo cung cầu, an ninh lương thực thôi
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top