[Funland] Cái building thời xưa đó

114hangbong

Xe lăn
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
14,846
Động cơ
314,826 Mã lực
Tay thì ôm bà, miệng thì đòi bà đưa đi ăn phở. Con gái con đứa gì vô ý tứ
He..he..tại bà em chỉ còn 1 tay nên bà xoay chuyển chậm lắm. Em không bao giờ để bà quay lại mà toàn lẻn ra sau ôm chặt bà. Em thích im lặng để cảm nhận được bà bằng mũi bằng da đến khi bà mỏi quá mới gỡ em ra hỏi : Bố chị, tôi chưa nghe chị chào câu nào ? Em chống chế chào rồi mà tại bà không nghe thấy chứ. Thế là bị mắng tội con gái con đứa không chào hỏi hẳn hoi thôi, chứ phở thì may ra tháng mới được đãi 1 bát thôi cụ.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
V không những người Việt bu hỏi và tham khảo mà còn có những người gốc nước khác . Người giỏi và có nền tảng thì đi đâu cũng thích ứng nhanh và nổi nhanh . Nếu lúc trước tôi ở phố và kha khá để học computer và 1 năm ĐH thì tôi cũng được 70% của V :)

Học được 2 tuần thì giới sinh viên Việt nổi lên một scandal gái đẹp xâu lần lượt nhiều chàng trai và khiến họ điêu đứng .

(Chuyện kể vượt thời gian cho hết khỏi cắt khúc theo thời gian)

H là 1 cô gái có duyên, không đẹp lắm nhưng dễ thu hút . Body cũng bình thường với chút béo và mông nẩy nang . Dáng đi cũng bình thường . Cái nụ cười và cặp mắt thì đúng là dân kịch nghệ có thể diễn được trên sân khấu hay màn ảnh .

H sinh ra và lớn lên ở thành phố và con nhà giàu có nhiều giao lưu . Do đó H rất khôn . Trai Việt ở đây 90% xuất thân từ vùng xa hơn trung tâm thành phố, thậm chí trong thôn quê như tôi thì ... hơi bị khờ so với H.

H qua khoảng tháng 10 năm rồi . Giờ đăng ký học . Lúc đầu H chọn 1 anh cặp kè để chở đi học và dạy lái xe . Nhưng anh đó xem ra trình chưa tới thì H mạnh dạng chọn anh khác . Cứ thế trong 2 tuần thì đụng đến V. Cặp V&H coi như là vừa . Nhưng H không dừng ở đó và mùa sau cặp với sinh viên trên University . cứ thế leo thang cho đến khi ra college lấy được 1 bác sĩ .

Trong lúc college thì có 1 vụ khôi hài . Building H ở thì sáng nào cũng có vài thanh nam si tình chực cho dù H đã cặp ai khác rồi . 1 trong những người si tình đó quẫn trí hay đâm thủng lốp xe của những ai theo đuổi H . Người ta rình bắt tại trận thì báo cảnh sát . Tòa xử khá nhẹ là cấm gần H trong vòng 100m và cam kết không đâm lủng bánh xe .

Nhiều kẻ thất tình hay đi tâm sự với đầy nước trong mắt . Rõ ràng H quái quỷ đến mức nói sao mà tâm can của những người thất tình đau đớn .

Do có thời gian quen với V nên H và tôi có nói chuyện sơ sơ . Mãi nhiều năm gặp lại (đã là vợ bác sĩ) thhì tôi khó nhận ra H (quá xồ xề và 3 con). H than thở chồng hay bỏ đi nhậu và H lu bu chuyện con cái mệt nhừ và không lo được cho bản thân . Tôi chẳng biết nói gì cả . H hỏi nhiều đến V . Thì ra H thật sự có cảm tình với V nhưng lúc đó H chãnh và mơ cao . Tôi vờ như không biết V sau college và nói V ở tiểu bang khác nên không liên lạc (thật sự có). Vậy cho xong chứ có chuyện gì thì mệt cho bác sĩ kia, V, và H.

Tôi cũng có 1 bạn mới . R ở Vĩnh Long được ba bảo lãnh sang và apply đi học college . R thấy tôi ở nơi còn "lúa" hơn Vĩnh Long cho nên nổ đã từng học ĐH Kinh Tế ở Vĩnh Long và có công việc và qua Mỹ để góp sức với ba bảo lãnh anh em . Thật tình tôi rất chán cái tật nổ của số đông (không hề ít) của thanh nam người Việt . Nổ toàn hạng dữ . Người thì quay phim đài truyền hình lớn, người thì sắp thành diễn viên hay đóng chung với Việt Trinh, người thì ca sĩ, người thì xong ĐH ... Nhưng tất cả đều không như vậy . Làm gì có đại học Kinh Tế Vĩnh Long mà R nổ . Tôi không cãi và cứ gật gù thán phục .

Tuy R nổ nhưng là người khá chịu khó . Học và làm full time để có income mà đứng trong hồ sơ của ba R bảo lảnh anh em R.

Cái lớp Social Science thì là mắc cỡ cho người Việt . Nguyên băng sinh viên Việt ngồi chót lớp và gần cửa ra vào để ... chuồn cho nhanh . Tôi thấy quê quá nên ngồi hàng đầu lẻ loi giữa đám sinh viên nhiều màu da khác nhau và dứt khoát không nói chuyện với sinh viên Việt trong lớp . Thầy thì già và làm biếng . Thầy hay nhờ người này người nọ đọc sách như giảng bài . Dĩ nhiên thầy không nhờ đến sinh viên Việt vì 100% giọng không đúng .

Tôi thì đọc và dò tự điển "chết cha chết mẹ" ở nhà vì môn này lạ lẫm và cực kỳ nhiều từ mới, trong lúc đám sinh viên Việt nhởn nhơ và không mua sách và hay chuồn sớm . Thầy nhìn họ cứ cười cười với ánh mắt "độ lượng" và làm như là "thôi kệ, tội nghiệp". Họ đưa cho tôi copy đề kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ, tôi từ chối nhận . Họ nói mấy lớp này phải lấy A đề bù điểm vào các lớp khó để hòng sau này transfer . Tôi lắc đầu . Họ nói tôi giống y hệt K .

K là cựu sinh viên Bách Khoa, là đầu tàu cho 1 nhóm lớn sinh viên ở đây vì K hay dạy Toán Lý Hóa cho 1 đám để hòng họ hiểu và theo kịp . Dĩ nhiên dạy không công rồi vì dạy có tiền thì chẳng ai có tiền để đóng . K học mọi môn và không bao giờ sử dụng "đề".
 
Chỉnh sửa cuối:

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Nhóm múa chúng tôi vẫn tập và mỗi lúc mỗi nhuyễn hơn .

Tình cờ có nhóm tập khiêu vũ ở góc phòng ăn cuối tuần (thường trống vì bán đồ ăn đóng cửa) và nhóm múa chúng tôi tập góc khác . Khi mệt cả hai nhóm giao lưu và xem . Nhóm tập khiêu vũ thì hùm bà lằng các dân tộc . Họ khá dạn . Gái mời nam chúng tôi tập khiêu vũ thử . Tự dưng thanh nam Việt "e lệ" một cách lạ thường . M thách tôi để giỡn vì nghĩ tôi không dám . Tôi thấy tự ái nên nhận lời mời tập khiêu vũ cho vui .

Người mời tôi là cô gái Ấn . Mùi cà ri đặc trưng tỏa nhẹ . Hơi ớn ớn vì tôi ghét món cà rì . Tôi chưa hề biết khiêu vũ là gì nên lọng cọng và cứng đơ . Cô gái Ấn cứ cười hoài và tôi đỏ mặt . Giao lưu 1 lát thì 2 nhóm lại tách biệt để tập riêng . Tôi nói với M:

- Anh sẽ đi học khiêu vũ . M muốn thì học cùng .

Tôi không rủ, chỉ đề nghị thôi vì nghĩ rằng M và tôi 2 hướng đi khác nhau nên khó lòng để có dịp gặp gỡ và nói chuyện . M lắc đầu nói khó có thời gian . Tôi chỉ nói thêm để khẳng định:

- Coi bộ phái nam không biết khiêu vũ là thiệt thòi .

Môn Humanity thì cũng hay vì học về các nền văn minh trên Thế Giới . Thầy chỉ cần 2 bài "thu hoạch" từ 2 chuyến field trips tự lo (không đi cùng, đi lúc nào cũng được". Không có kiểm tra không gì cả . Nghe thấy dễ quá chừng nhưng chỉ có 1 mình tôi là người Việt . Hỏi ra thì đa số sinh viên Việt thích môn nào có kiểm tra vì ít ra học được và có thể có đề . Chứ viết "thu hoạch" thì khó vì học hành ở VN hiếm có đi thực tế và viết bài đàng hoàng . Dĩ nhiên thầy có phát ra cách viết và 1 bài mẫu để sinh viên nghiên cứu từ từ .

Tôi khoái lớp này vì ... sinh viên nữ Trắng đông và tôi cứ "địa" khéo hoài . Ước gì tôi giỏi tiếng Anh để chọc họ vì đôi lúc họ cũng chủ động hỏi han tôi .

Môn Introduction to Photography thì học về ánh sáng, object, máy ảnh và phòng tối . Ai không có máy ảnh thì đi RitzCamera mua máy ảnh cơ 100% dành cho sinh viên gồm thân máy và ống kính cũng hết $200. Hơi đau bụng nhưng đành chịu . Điểm thực hành chiếm 50% và 50% còn lại là bài viết từ tự đi field trips và "sáng tác". Xem ra dễ và không khó . Nhưng lại không có 1 sinh viên Việt nào khác ngoài tôi .

Như vậy tôi học 2 môn hơi lạc bầy so với sinh viên Việt ở đây . Kệ! Counselor giúp chọn lớp thì tôi theo vậy chứ biết làm sao . M nói sao không hỏi mấy sinh viên Việt khác lớp thầy cô nào dễ kiếm điểm mà chọn . Tôi chỉ nói kệ . Thấy giờ tiện là học thôi .

Ngày hội chợ Tết lạnh cóng ngoài trời . Lạnh đến -10 độ C và có tuyết mấy hôm trước còn . Nói hội chợ cho oai chứ cộng đồng mướn 1 không gian 1 nhà đa năng của nhà thờ . Nhà đa năng này có 1 sân khấu và 1 sàn cho vài môn thể thao . Khi cần bóng rỗ thì họ để bóng rỗ, cần bóng chuyền họ dựng cột, cần có khán đài họ làm, ... Nói chung là nhà đa dụng có thể chứa 700 người cùng lúc . Sân khấu thì các nhóm học sinh và sinh viên thay phiên hát múa . Các em học sinh nhỏ xíu đông và có đến cả chục đội múa hát . Có cả các em học sinh ngoại tham gia luôn (vì học cùng trường và bạn bè cùng lớp). College thì chỉ có 1 đội múa chúng tôi . University thì có mấy người hát không có đội múa .

Dưới sàn thì sát vách có 3 bàn bầu cua cá cọp cho dân ham cờ bạc chơi, 4 bàn bán thức ăn, nhiều bàn của các business có người quảng cáo bằng cách tặng quà (như viết, tập, túi xách vải cho đi chợ, ...) Giữa là khoảng 200 ghế cho những ai thích ngồi xem văn nghệ .

Đến khi đội múa chúng tôi ra thì đám sinh viên college ở dưới hò hét vừa cổ động vừa chọc quê . Tôi hơi khớp và cố gắng nhìn nhiều cặp mắt đang nhìn lên để không bị hớp hồn . Tôi vừa múa và vừa mắc cười vì thấy hơi già đầu rồi còn múa như các nhóm của học sinh còn nhỏ . Múa xong rồi thì quay trở lại đám đông và nhiều sinh viên chọc quê chúng tôi vì ... múa hơi bị dở và không có phong phú như các nhóm học sinh nhỏ .

Cô biên đạo múa (chủ tịch VSA) lại tự bỏ tiền túi chiêu đãi mừng công ở 1 quán fastfood gần đó . Sau này tôi biết thêm là làm chủ tịch VSA cũng là tốt cho việc xin học Y sau này vì có activities và leadership với cộng đồng .
 

114hangbong

Xe lăn
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
14,846
Động cơ
314,826 Mã lực
Sao cụ chủ nhớ giỏi thế, cụ có dùng nhật ký ghi chép thường xuyên không ạ ?
Cứ đọc truyện cụ kể em lại nhớ nhiều chuyện ngày xưa cùng thời kỳ này. :)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Cuối cùng tôi đánh máy và layout xong cái đặc san Xuân cho VSA . Phải nói nhờ học đánh máy và môn giới thiệu về computer thì bàn tay tôi làm việc với bàn phím khá nhuyễn . Layout thì V cho cái software PageMaker mới nhất nên làm dễ và cũng là tiêu chuẩn của giới in . In thì chỉ cần copy mọi file và đĩa và gởi qua Cali .

Làm hơi trễ vì chủ tịch VSA muốn bên nhà in rảnh một chút để có giá thấp hơn và họ làm kỹ hơn . Vì trong dịp Tết thì bên nhà in làm túi bụi bởi nhiều nhóm gởi tới in .

Cái bìa và trang trí quảng cáo có anh khác làm vì tôi không rành về hình ảnh . Bìa anh ta làm đẹp thiệt . Gom hết file làm ra 2 bộ điã, mỗi bộ gồm 4 đĩa 1.44 . 2 bộ đĩa cho chắc ăn vì hư 1 bộ còn 1 bộ .

Chừng 5 ngày sau khi nhận đĩa được là nhà in họ in xong và gởi đến . Đúng là tiện quá cho dù nhà in tận Cali mà vẫn có in được nhờ những file gở đến . Đúng là thời đại computer .

Cầm cuốn đặc san trên tay khiến tôi không khỏi cười cười hoài vì là 1 sản phẩm tôi đóng góp lớn và có tên trong "ban biên tập". Nó quá xa những tôi nghĩ ra và quá mới (vì tôi vốn ở quê) . Trong đó lại có bài của tôi viết về đêm họp mặt VSA trong đêm Noel mà chủ tịch VSA sửa nát bấy :) Ước gì tôi gởi ít cuốn cho bạn bè ở VN để "nổ" (máu nổ cũng có trong tôi luôn).

Được ít bữa thì ... một số bác già cũng học college đã góp bài gọi tôi để chữi . Chữi vì chủ tịch VSA và tôi sửa lại các bài . Chẳng qua chúng tôi muốn giọng văn nhẹ nhàng và mang đậm chất quê hương (nhớ và cuộc sống trãi qua) hơn là những gì nặng nề của chiến tranh để lại . Vì thế phải cắt và sửa không có tham khảo (vì thời gian tham khảo qua lại không có). Tôi giải thích cho các bác là tuổi trẻ cần có cái gì đó nhẹ nhàng và đậm chất văn hóa và quê hương . Còn lại thì các hội đoàn khác đã có nhiều đặc san rồi và tuổi trẻ sinh viên không muốn giống nhau tất cả .

Đó là sự mâu thuẫn giữa 2 thế hệ nhưng tôi sẵn sàng đứng ra chịu trách nhiệm mọi sự sửa đổi .

Như vậy nhờ học và tham gia thì tôi có thêm một số skills nhất định và điều đó thật sự chuyển biến đời sống của tôi rất lớn cho đến bây giờ . Sau đó tôi được nhiều bác muốn đánh máy và layout sách .

Vì ở đây in ấn tự do nên nhiều bác muốn có 1 cuốn sách cho riêng mình để tặng và bán . Các bán khó lòng học computer và học đánh máy . Do đó làm dồn ít tiền thuê đánh máy và layout rồi gởi đi in để có sách cho thõa cái tự ái hoặc cái gì gì đó . Như vậy cũng được vì ở đây buồn quá, chuyện làm sách cũng giúp tinh thần ổn định hơn và tâm lý đỡ chênh vênh nhiều . Tự dưng tôi có cái nghề đánh máy và layout từ đây và thậm chí làm luôn chuyện biên tập lại vì ... đâu phải ai viết văn cũng tốt .

Tôi viết thư khoe với thầy và kể về sinh viên ở đây . Thật sự sức học có sẵn bao nhiêu thì đi đâu cũng sẽ vậy . Do đó không phải đi Mỹ có thể đổi đời . Những ai đổi đời là do quá khứ thiếu may mắn và qua Mỹ họ có cơ hội làm lại . Những gian dối vẫn xảy ra trong college và người ta chỉ tìm cách hạn chế và về lâu về dài ai gian dôi sẽ không chịu nổi những lớp cao hơn vì càng cao càng khó có đường gian dối .

Thư gần nhất thầy khen tôi bắt đầu biết viết và biết ẩn chưá 1 vài thứ trong câu viết mà người đọc có thể nhận ra và có thêm nhiều thứ ngoài nghĩa chính của câu . Đồng thời thầy cũng copy cho tôi vài bài báo mà thầy viết dựa trên những lá thư dài sọc nhiều chi tiết của tôi gởi về và thầy hy vọng những ai qua sau đọc được có nhiều thông tin hơn cho dù tôi chỉ ở 1 địa phương nhỏ của Mỹ . Nghe thấy vậy tôi vui lắm .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Tình cờ đọc mấy báo VN do người mới qua mang theo thì tôi có thấy 1 bài báo nói về để chuyện ban giao giữa Việt & Mỹ ngày một tốt đẹp hơn thì Mỹ có nhận khoảng 20 nhà văn và nhà báo qua Mỹ để sống cùng với một số thành phần trong XH Mỹ để về viết báo viết sách (lâu quá tôi quên hết tên của họ). Có 1 nhà văn quân đội mà trước đó không lâu Mỹ gởi nhà văn quân đội qua giao lưu và về dịch 1 tác phẩm .

Tôi tìm tựa sách dịch và thấy có xuất bản ở Mỹ . Bây giờ nhà văn đó qua ở chung với 1 gia đình cựu binh Mỹ nghèo và bị cộng đồng tránh né 1 thời gian do từ chiến trường Việt Nam trở về . Thế là quá đúng bài vì bên VN rất quan tâm đến XH và chính sách không quan tâm nhiều đến cựu binh từ VN trở về cho mụch đích nào đó (không quan trọng đối với tôi, nên dừng tại đây). Điều này chứng tỏ việc nhận 20 người chuyên viết (sách báo) qua để tìm hiểu XH Mỹ theo cách riêng và về viết lại và có thể 50% dân đọc báo sẽ đọc 1 phần nào đó của 20 người trên .

Đó là điều tôi muốn đọc để thấy cái nhìn của họ . Nhưng làm sao tôi có được số ít bài từ họ vì tính ra họ sắp về hoặc đã về 1 ít . Để không phụ thuộc vào nguồn đem qua của những người qua Mỹ (định cư hoặc về VN thăm và quay lại) thì tôi gọi viễn liên qua Cali gặp văn phòng đại diện của Fahasha . Tôi đặt báo Tuổi Trẻ CN, VH & TT, và 2 số báo khác phát hành hàng tuần . Gọp chung lại thì tiền báo và tiền gởi khoảng $12 cho 4 số 1 tuần . Tôi mua money order gởi sang và mua thử 3 tháng .

Đúng là tôi hơi bị sang vì 1 tháng tôi tốn $48 và trong 3 tháng tốn gần $150. Nhưng tôi muốn theo dõi ít bài trong 20 người đó (4 báo không đủ hết vì họ viết cho nhiều báo khác nhau) và xem giọng nhẹ hay nặng, chủ quan nhiều hay ít, thông tin có mới mẻ hay vẫn vậy, phong phú hay đơn điệu có chủ đích ... Và khả năng bên Mỹ đánh giá ra sao cho sự "thu hoạch" (dĩ nhiên ban bệ của sự ban giao chắc chắn họ đánh giá nhiều mặt).

Bù lại đó tivi Mỹ lâu lâu có ít phút giới thiệu về VN . Nhờ đọc trước cuốn TV Giude nên tôi ráng đón xem hoặc nhờ ba mẹ ghi băng lại . Tôi cũng dặt 2 số báo của Mỹ (rất rẻ) là Newsweek và Times để xem mức độ thông tin về Việt Nam . Hẳn trong lúc này bên VN sôi sục về sự ban giao ngày một sâu đậm để mà có nhiều đầu tư từ nước ngoài hơn nữa (bây giờ TQ đầu tư chủ yếu vì giàu mạnh lên).

(vượt thời gian)

Nhờ đọc báo và xem tin tức thì tôi biết chủ tịch LĐA đã gặp gỡ tổng thống Clinton gần cuối năm rồi, tức là thời gian tôi vừa mới vật lộn cô đơn và vào học college) và 2 nước đang chuẩn bị lập sứ quán . Có vẻ báo chí ở VN hồ hởi lắm trong lúc báo chí và tivi Mỹ rất ít nói và có vẻ mọi người không quan tâm nhiều .

Tháng sau đó thì tôi làm ít lại ở nhà hàng và ở nhà nhiều hơn vì ... đánh máy và layout sách cho các bác khá bận rộn . Chính vì vậy thanh nam ở building khi rảnh và khi tôi đánh máy thì qua đọc sách báo và xem phim video tôi mướn . Thỉnh thoảng vừa đánh máy vừa nghe xem Thúy Nga Paris by Night mà có người cùng xem cũng vui .

Qua 4 đầu báo tôi nhận hàng tuần thì đúng là tờ nào cũng có "ký sự ở Mỹ" của các nhà báo . Người thì ở với bác sĩ Mỹ 1 tháng và ghi chép, người thì ở với kỹ sư giỏi Việt Kiều, người thì ở nông trại, người thì ở miền núi hẻo lánh trong cái town nhỏ, người thì ở trong làng Đại Học, ...

Giọng văn và ghi chép của họ khá nhẹ nhàng và ít "lái" dư luận trong lúc kể những gì họ thấy và họ cảm nhận . Kiểu này hai nước ban giao nhiều mặt dễ dàng hơn và dân Việt thì biết nhiều mặt (sáng & tối) của Mỹ hơn . Thầy, cô, bạn bè, ... có vẻ chú ý nhiều các bài báo đó và họ hỏi tôi "có thật vậy không".

(khoảng 2005)

Có 1 vụ xì căng đăng trong giới nhà văn và báo chí là có vài người đi Mỹ giả mà viết bài viết sách y như đi thật . Nhưng các bài viết để lộ nhiều sơ hở và với thời đại Internet phát triển thì người ta không khó lật tẩy . Những người đó thú nhận là họ trốn bạn bè thời gian ở ẩn để y như đi Mỹ du lịch và tìm hiểu và sau đó xuất hiện viết bài từ từ nhờ cóp nhặt thông tin trên Internet .

(trở lại "hiện tại" trong mạch chuyện)

Có chị kia qua đây cũng 2 năm . Chị gọi có lấy bán nguyệt san Áo Trắng cũ không vì chị lấy chồng và chẳng muốn giữ . Tôi hỏi tại sao chị gọi tôi, chị nói nghe người ta nói tôi thích cóp nhặt báo chí từ Việt Nam . Thì ra mọi chuyện to nhỏ thì cả cộng đồng bé nhỏ này có thể biết hết . Tôi vội đến và nhận khoảng 60 cuốn . Tôi có đọc loại này ở VN nhưng tôi không chú ý vì thích đọc tin tức và những gì mới mẻ như high tech và kỹ thuật .

Cầm những cuốn "Áo Trắng" cũ mà tôi không khỏi nhớ lại thời gian học phổ thông . Đọc nhiều truyện và thơ hay quá . Phần viết về hương vị quê hương hay những nét văn hóa Việt khắp miền Việt Nam cũng khá thu hú .

Đúng là đi xa rồi mới thấy có quá nhiều thứ để đọc mà thương nhớ quê hương .

Nhưng từ đây có 1 chuyện lớn làm thay đổi những niềm vui của tôi .
 

wagonbean

Xe tải
Biển số
OF-126888
Ngày cấp bằng
7/1/12
Số km
444
Động cơ
69,102 Mã lực
Giọng văn cụ kể chuyện thật là cuốn hút.
 

bjzonzon

Xe tải
Biển số
OF-121389
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
216
Động cơ
383,856 Mã lực
viết tiếp đi cụ đang hấp dẫn.
 

114hangbong

Xe lăn
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
14,846
Động cơ
314,826 Mã lực
Văn của cụ chủ nhẹ nhàng mà lôi cuốn.
 

cruze vt

Xe tải
Biển số
OF-165423
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
212
Động cơ
347,515 Mã lực
Tình cờ đọc mấy báo VN do người mới qua mang theo thì tôi có thấy 1 bài báo nói về để chuyện ban giao
giữa Việt & Mỹ ngày một tốt đẹp hơn thì Mỹ có nhận khoảng 20 nhà văn và nhà báo qua Mỹ để sống cùng với một số thành phần trong XH Mỹ để về viết báo viết sách (lâu quá tôi quên hết tên của họ). Có 1 nhà văn quân đội mà trước đó không lâu Mỹ gởi nhà văn quân đội qua giao lưu và về dịch 1 tác phẩm .

Tôi tìm tựa sách dịch và thấy có xuất bản ở Mỹ . Bây giờ nhà văn đó qua ở chung với 1 gia đình cựu binh Mỹ nghèo và bị cộng đồng tránh né 1 thời gian do từ chiến trường Việt Nam trở về . Thế là quá đúng bài vì bên VN rất quan tâm đến XH và chính sách không quan tâm nhiều đến cựu binh từ VN trở về cho mụch đích nào đó (không quan trọng đối với tôi, nên dừng tại đây). Điều này chứng tỏ việc nhận 20 người chuyên viết (sách báo) qua để tìm hiểu XH Mỹ theo cách riêng và về viết lại và có thể 50% dân đọc báo sẽ đọc 1 phần nào đó của 20 người trên .

Đó là điều tôi muốn đọc để thấy cái nhìn của họ . Nhưng làm sao tôi có được số ít bài từ họ vì tính ra họ sắp về hoặc đã về 1 ít . Để không phụ thuộc vào nguồn đem qua của những người qua Mỹ (định cư hoặc về VN thăm và quay lại) thì tôi gọi viễn liên qua Cali gặp văn phòng đại diện của Fahasha . Tôi đặt báo Tuổi Trẻ CN, VH & TT, và 2 số báo khác phát hành hàng tuần . Gọp chung lại thì tiền báo và tiền gởi khoảng $12 cho 4 số 1 tuần . Tôi mua money order gởi sang và mua thử 3 tháng .

Đúng là tôi hơi bị sang vì 1 tháng tôi tốn $48 và trong 3 tháng tốn gần $150. Nhưng tôi muốn theo dõi ít bài trong 20 người đó (4 báo không đủ hết vì họ viết cho nhiều báo khác nhau) và xem giọng nhẹ hay nặng, chủ quan nhiều hay ít, thông tin có mới mẻ hay vẫn vậy, phong phú hay đơn điệu có chủ đích ... Và khả năng bên Mỹ đánh giá ra sao cho sự "thu hoạch" (dĩ nhiên ban bệ của sự ban giao chắc chắn họ đánh giá nhiều mặt).

Bù lại đó tivi Mỹ lâu lâu có ít phút giới thiệu về VN . Nhờ đọc trước cuốn TV Giude nên tôi ráng đón xem hoặc nhờ ba mẹ ghi băng lại . Tôi cũng dặt 2 số báo của Mỹ (rất rẻ) là Newsweek và Times để xem mức độ thông tin về Việt Nam . Hẳn trong lúc này bên VN sôi sục về sự ban giao ngày một sâu đậm để mà có nhiều đầu tư từ nước ngoài hơn nữa (bây giờ TQ đầu tư chủ yếu vì giàu mạnh lên).

(vượt thời gian)

Nhờ đọc báo và xem tin tức thì tôi biết chủ tịch LĐA đã gặp gỡ tổng thống Clinton gần cuối năm rồi, tức là thời gian tôi vừa mới vật lộn cô đơn và vào học college) và 2 nước đang chuẩn bị lập sứ quán . Có vẻ báo chí ở VN hồ hởi lắm trong lúc báo chí và tivi Mỹ rất ít nói và có vẻ mọi người không quan tâm nhiều .

Tháng sau đó thì tôi làm ít lại ở nhà hàng và ở nhà nhiều hơn vì ... đánh máy và layout sách cho các bác khá bận rộn . Chính vì vậy thanh nam ở building khi rảnh và khi tôi đánh máy thì qua đọc sách báo và xem phim video tôi mướn . Thỉnh thoảng vừa đánh máy vừa nghe xem Thúy Nga Paris by Night mà có người cùng xem cũng vui .

Qua 4 đầu báo tôi nhận hàng tuần thì đúng là tờ nào cũng có "ký sự ở Mỹ" của các nhà báo . Người thì ở với bác sĩ Mỹ 1 tháng và ghi chép, người thì ở với kỹ sư giỏi Việt Kiều, người thì ở nông trại, người thì ở miền núi hẻo lánh trong cái town nhỏ, người thì ở trong làng Đại Học, ...

Giọng văn và ghi chép của họ khá nhẹ nhàng và ít "lái" dư luận trong lúc kể những gì họ thấy và họ cảm nhận . Kiểu này hai nước ban giao nhiều mặt dễ dàng hơn và dân Việt thì biết nhiều mặt (sáng & tối) của Mỹ hơn . Thầy, cô, bạn bè, ... có vẻ chú ý nhiều các bài báo đó và họ hỏi tôi "có thật vậy không".

(khoảng 2005)

Có 1 vụ xì căng đăng trong giới nhà văn và báo chí là có vài người đi Mỹ giả mà viết bài viết sách y như đi thật . Nhưng các bài viết để lộ nhiều sơ hở và với thời đại Internet phát triển thì người ta không khó lật tẩy . Những người đó thú nhận là họ trốn bạn bè thời gian ở ẩn để y như đi Mỹ du lịch và tìm hiểu và sau đó xuất hiện viết bài từ từ nhờ cóp nhặt thông tin trên Internet .

(trở lại "hiện tại" trong mạch chuyện)

Có chị kia qua đây cũng 2 năm . Chị gọi có lấy bán nguyệt san Áo Trắng cũ không vì chị lấy chồng và chẳng muốn giữ . Tôi hỏi tại sao chị gọi tôi, chị nói nghe người ta nói tôi thích cóp nhặt báo chí từ Việt Nam . Thì ra mọi chuyện to nhỏ thì cả cộng đồng bé nhỏ này có thể biết hết . Tôi vội đến và nhận khoảng 60 cuốn . Tôi có đọc loại này ở VN nhưng tôi không chú ý vì thích đọc tin tức và những gì mới mẻ như high tech và kỹ thuật .

Cầm những cuốn "Áo Trắng" cũ mà tôi không khỏi nhớ lại thời gian học phổ thông . Đọc nhiều truyện và thơ hay quá . Phần viết về hương vị quê hương hay những nét văn hóa Việt khắp miền Việt Nam cũng khá thu hú .

Đúng là đi xa rồi mới thấy có quá nhiều thứ để đọc mà thương nhớ quê hương .

Nhưng từ đây có 1 chuyện lớn làm thay đổi những niềm vui của tôi .
Nhà văn quân đội bác đề cập là nhà văn Lê Lựu với tác phẩm Thời Xa Vắng kể về mảnh đời người cựu binh Sài sau chiến tranh
 

UltraMod

Xe tăng
Biển số
OF-592828
Ngày cấp bằng
1/10/18
Số km
1,348
Động cơ
142,730 Mã lực
Website
trendyeyewear.vn
Cụ chủ đi wc lâu thế???
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Đọc qua mấy chục cuốn Áo Trắng thì tôi thấy cũng hay hay . 1/2 số bài là đọc tốt . Thỉnh thoảng có vài bài của Việt Kiều nhớ quê nhơ người yêu viết .

Tôi đọc thấy hiểu nên cũng viết 1 bài về nổi lòng của 1 đám thanh nam ở cái building này . Tôi diễn tả đủ thành phần từ thất học ở VN sang lao động đến tốt nghiệp ĐH ở VN sang đang ... chán đời vì buồn và mùa Đông lãnh lẽo .

Phải nói công việc đánh máy và layout cho các bác già đem lại nguồn tiền khá lớn cho tôi . Đánh máy, sửa lỗi 2 lần, layout, sửa 2 lần nữa thì gởi đi in . Tiền công là $5 mỗi trang . Thường thì 100 trang sách đem lại cho tôi $500 ngon hơ .

Để công việc đánh máy tốt hơn nên tôi bán monitor 14in với giá 1/2, nhờ V mua monitor 17in và upgrade computer có nhiều sức chứa hơn và graphic card tốt hơn để bớt hại mắt (refresh rate cao hơn).

Cho dù ở VN đọc báo nghe và mườn tượng về Internet, nhưng tôi thấy Internet lần đầu tiên trong đời khi ghé thư viện trường . Thư viện trường là 1 căn lớn gồm ... 3 phòng nhỏ để học có bàn luận, khoảng 200 ghế bàn, và ... 1 phòng Internet . Thấy computer có hình ảnh sống động thì tôi đến xem nhưng cửa đóng . Thấy trên cửa có ghi chú là phải đăng ký giờ xem Internet ở quầy check in check out sách thì tôi hiểu .

Tôi đến quầy, 2 người Việt làm, hỏi về phòng Internet . Tôi ghi vào sổ chờ và ngồi chờ đến lượt . Đúng là lạ thiệt . Tôi không biết dùng Internet cho dù có hướng dẫn dán ở tường . Đứa kế bên chỉ và tôi thấy hay hay . Từ đó tôi hay ghé để tự học Internet .

Cho dù tôi đã mua Encatar 96 trong dịp Black Friday vừa rồi nhưng mau chán vì nội dung tuy đa dạng nhưng không linh hoạt . Tra cứu tạm và phải đi tìm sách thêm . So sánh với Internet thì thấy Internet hay cho dù phải click nhiều link thì mới có được nội dung mình muốn .

Với tôi thì V là "thánh" về vi tính cho nên tôi hỏi về Internet . V nói tôi đi mua modem và V cho account mà dùng chơi nhưng phải trả tiền điện thoại . V giải thích về dial up và sử dụng điện thoại thì y như chiếm dụng đường dây . Thế là phải gọi lên hãng điện thoại chuyển đến gói cước unlimited địa phương để vào Internet không tính phút vì tôi tính là mỗi ngày 20 phút Internet thì sẽ trả tiền phút sau gói cước khá nhiều . Nếu vào gói khác tuy cao hơn nhưng lợi .

V nói vì kiếm được cả chục account của sinh viên ở University . Nhiều sinh viên ra trường nhưng account Internet vẫn còn chưa bị xoá . V dặn nếu không vào được thì dùng account khác trong list cho đến khi vào được vì chỉ 1 người dùng .

Thế là tuần sau nhà có Internet . Do có Internet và phim video nên mấy thanh nam mới qua chưa đầy đủ thì rất thích tụ họp . Tôi cũng cần sự tụ họp nên ngày nào cũng có tụ nhưng không có rượu bia .

M đồng ý học khiêu vũ cùng với tôi . Lớp khiêu vũ cho cộng đồng trong trường thì mở suốt, ai vào học là học thôi chứ không theo khóa . Người mới được người đang học chỉ nếu thầy co không có rảnh . Tuy học chung nhưng ... không bao giờ có cơ hội M & tôi tập chung vì lớp đông và tôi lại thích giao lưu với mọi sắc tộc qua việc tập . Thỉnh thoảng tôi chở M đi học hay đi về . Tôi cũng không hỏi tại sao M chịu học khiêu vũ .

Môn Social Science có cái test . Đúng là mắc cỡ hơn cho sinh viên Việt . Thầy vào phát đề rồi bỏ đi . Nguyên cả băng sinh viên Việt rì rào xì xầm hỏi nhau vì chỉ có 1 số có đề . Cũng may tôi ngồi 1 mình hàng trên cùng chứ mắc cỡ khi các sắc dân khác cứ nói băng sinh viên Việt giữ im lặng . Đề có tất cả 50 câu hỏi . Đọc không cũng hết giờ chứ đừng nói suy nghĩ chọn câu trả lời đúng .

Tôi đọc sách và ráng nhớ nhiều thứ . Thấy hay nhưng quá nhiều chi tiết . Có thể văn hóa và lịch sử của bọn Trắng thì bọn Trăng biết từ nhỏ đến lớn không có gì . Với tôi thì mọi thứ khá mới . Lịch sử phát triển XH và các nhà XH học có quá nhiều (có cả Các Mác, Ăng ghen). Không có quen từ nhỏ thì rất ư là lộn xộn .

Tôi là người cuối cùng nộp bài và nói với thầy là quá khó và làm chỉ 40/50 câu . Ông thầy chỉ cười nói đừng có lo lắng .

Buổi học kế phát bài ra thì tôi bị con F . Tôi tái mặt . Ông thầy nói ai muốn hơn điểm thì lấy lại bài test và ra ngoài phòng ngồi lấy test trong lúc ở trong phòng thì ai học thì học và thầy thì giảng bài và cho sinh viên đọc bài . Tôi cùng hơn 10 sinh viên lấy lại test và ... hỏi nhau tá lả . Có người hỏi tôi là tại sao mấy sinh viên Việt kia làm bài quá tốt mà thấy toàn A . Tôi nói tôi không biết và tôi bị con F .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Cho dù làm bài tập thể nhưng chúng tôi làm đủ giờ và không kịp dò lại . Khi nộp bài thì tôi nói với thầy tôi vẫn khó làm cho đúng hết . Ông thầy già nói "Don't worry! You will be fine". Tôi vẫn buồn vì con F nó in đậm trong trí não của tôi .

Môn Humanity thì tôi bắt đầu lo đi thực tế viết bài đầu tiên . Đề bài chẳng ăn nhập gì với bài học trên lớp . Trên lớp thầy giảng về các nền văn minh Thế Giới . Nhưng đi thực tế và thu hoạc thì ... tìm 4 kiểu nhà (trên 50 tuổi) chủ đạo (đa số, phổ biến) và tìm hiểu nguồn gốc từ đâu . Thầy khuyến khích ... đi thực tế theo nhóm khi mà rong ruổi qua các con đường xem và và chụp hình sơ sơ (không cần kỹ và đẹp).

Sau tiết học thì cả lớp nhao nháo lên . Tôi ngơ ngác vì chỉ mình tôi là người Việt và chưa quen cách tham gia vào các nhóm . Khi định thần thì tôi hỏi vài người và họ nói nhóm họ đủ người . Tôi tự lắc đầu chính mình . Thôi kệ, tôi có thể làm một mình được .

Để đi thu hoạch tốt hơn thì tôi lượm mấy cuốn quảng cáo bán nhà xem trước các kiểu nhà . Tôi không ngờ tình cờ đào đúng mỏ vàng vì các nhà cũ họ nói về kiểu nhà, lấy tên kiểu nhà đó đi dò trong thư viện thì hiểu được lai lịch của nó (từ nước nào cụ thể và phát triển ra sao, rồi đến Mỹ bị biến dạng thế nào). Thế là suốt 1 tuần mày mò tôi lấy ra 4 nhóm và theo địa chỉ trên quảng cáo mà đi ngang chụp hình (trong lúc đi tôi chở hắn đi trong lúc cuối tuần để hòng an toàn hơn).

Cuối cùng thì bài xong và nộp, thầy phát ra là con A và hai người 2 bên không khỏi ngạc nhiên vì họ chỉ được điểm C . Sau giờ học thì họ hỏi ngay và tôi chỉ cách làm của tôi . Họ vỗ trán nói mắc công thiệt và tốn thời gian và tôi được A cũng đúng . Có gì đó tự hào len lỏi trong tôi . Sau này tôi đoán thì ông thầy chỉ muốn sinh viên hiểu thêm thành phố nên mới ra bài viết kiểu vậy, chứ chẳng ăn nhập gì với các bài giảng .

Nhưng nhờ đi thu hoạch thực tế, tôi phát hiện ra rằng thành phố này nhiều nơi cũ nát và khá nhiều rác cho dù nhìn chung thì cũng khác tươm tất .

Lúc này báo đài rộ lên các hãng điện tử phá sản hoặc di dời qua TQ . Những con số sa thải lên hàng trăm ngàn người . HP, Compaq, IBM, ... đều sa thải bớt và sẽ chuyển toàn bộ lắp ráp computer qua TQ cho dù công đoạn đóng gói cuối cùng cũng sẽ ở TQ .

Các nhà xuất bản cũng thông báo sẽ chuyển dần in ấn qua TQ để rẻ hơn .

Khi tôi vừa đến Mỹ thì nghành may mặc đang đóng cửa các nhà máy cuối cùng ở Mỹ . Người Mỹ lo ngại là mặc sẽ phụ thuộc vào TQ . Có báo mỉa mai người Mỹ như đang ở truồng vì TQ cho gì mặc đó cho dù ... áo quần tưởng tượng .

Nhờ xem phim "Người Trung Quốc ở New York" lúc còn ở VN thì chúng tôi không dính bẫy may tại nhà . Mặc dù lão chủ oang oang vụ này nhưng có đến 5 gia đình vẫn bị dính bẫy . Tức là có nhóm dụ dỗ các gia đình mới qua là may gia công tại nhà và được bao tiêu đến 1 năm . Nhưng phải mua máy mới từ họ để bảo đảm đường máy tốt và công nghệ mới nhất và nhanh nhất . Thường thì lượng may vừa trả công và trả cho máy thì ... hết hàng may . Làm gì được họ . Tính ra sau khi trừ tiền máy (trừ dần bớt qua gia công vì người mới qua không thể đủ tiền mua) thì cũng có số ít tiền nhưng không nhiều như người gia công hy vọng .

Thế là khá nhiều gia đình Việt ôm cái máy may mà không thể bán cho ai (vì nhóm đi dụ gia công tại gia họ rất rành và không ai qua mặt họ là giả bộ mua 1 máy nhưng có vài máy mua lại). Máy thì quá nặng (máy công nghiệp) và rất tốt, nhưng lại không sử dụng được hàng ngày (vì may hàng đặt biệt rất khác so với đồ dùng thường ngày).

Nhiều chuyện người Việt mới qua rất dễ bị lợi dụng, lôi kéo, ... Từ đó mới thấy giá trị của lão chủ nhà . Tuy oang oang nhiều chuyện trổng phía sau nhà cho cả building nghe, nhưng thật sự lão chủ giúp nhiều người tránh được nhiều vụ lừa gạt .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Môn Lượng Giác thì như là một phiên bản nâng cao của Lượng Giác lớp 10. Hồi đó tôi học hơi bị "dốt" Lượng Giác nên giờ khá vất vả . May là sách ở Mỹ dày và nhiều chi tiết và ví dụ cho nên tôi cứ theo ví dụ dợt qua dợt lại và các bài tập thầy giải cũng dợt đi dợt lại . Vì thế cái test đầu tiên tôi vừa tròn điểm A .

Có con nhỏ người gốc Ireland hỏi tôi là người Việt giỏi Toán lắm sao thấy lớp Toán nào cũng đông và phòng tutor Toán chỉ thấy người Việt làm tutor . Tôi nói thật ra theo báo chí thì Toán nước nào cũng như nước đó, nhưng ở VN thích dạy Toán hơn vì chỉ có Toán mới giải quyết tương lai tốt đẹp . Phổ thông học Toán nhiều . Hơn nữa 30% số thanh niên qua Mỹ đã và đang học ĐH ở VN, họ buộc học lại college vì kém tiếng Anh (thời nay khác thời đó).

Nhỏ hỏi tiếp là ở VN người ta học Đại Học nhiều lắm sao . Lúc này tôi bí và tôi nói gia đình tôi chưa ai vào ĐH cả . Tôi nói có thể chỉ có những gia đình liên hệ nhiều với Mỹ thì có tiền và có chú ý đến giáo dục nên có tỉ lệ cao vào ĐH . Do đó khi qua đây thì ít nhiều là vậy . Hoặc là những ai thật sự tự tin mới dám đi học để không tốn thời gian thử học, mà dành thời gian đó lo cho cuộc sống và làm việc . Chính vì thế tỉ lệ học giỏi Toán cao trong phạm vi của người đi học .

Tôi chỉ giải thích nhẹ nhàng chung chung vì thật sự không dám khẳng định . Đưa ra nhiều tình huống có thể và để người nhận họ muốn chọn ra sao chọn .

Cái thư viện là điểm đến của sinh viên VN sau nhà ăn . Nhà ăn thì mặc sức ăn nói lớn tiếng nhưng trong thư viện thì khác . Ai cũng im lìm nói khẽ khi cần thiết và làm bài liên tục . Những ai bám trụ trong thư viện thì toàn là dân chịu học . 1/3 lại là sinh viên Việt và người làm ở quầy check in & check out sách thì cũng phần lớn là Việt thay phiên nhau (work study như tôi làm bên Thể Thao).

Như vậy đặc điểm chung của nam sinh viên Việt là: thử học, xin FA, xin work study, ráng theo các nhóm có các cựu sinh viên giỏi (BK, TH, YD, ...) cầm đầu để hỏi bài khi bí, ... và khá kém tiếng Anh (như tôi). Nghành học của họ hướng tới là điện (double E), computer (CE, CS, CIS). Nữ sinh viên Việt chủ yếu tập trung vào accounting, Bio (cho ai mộng học bác sĩ, dược sĩ, nha sĩ), số ít thì computer .

Chủ tịch VSA gặp tôi nhờ tôi chụp hình "phóng sự" cho chuyến đi picnic Xuân sắp tới cho VSA vì cô ta đang dự tính tổ chức . Tôi đùa:

- Anh học đánh máy thì có chuyện nhờ, anh học chụp hình cũng có chuyện nhờ .

Có những người con gái rất gần và có những người con gái quá xa . Chủ tịch VSA thì quá xa . Do tiếp xúc nhiều lần qua chuyện làm đặc san Xuân cho VSA và múa thì độ cảm mến về cô ta trong tôi có nhiều . Cái cảm giác mơ hồ về "ít tài thì đừng trèo cao" len lỏi trong tôi một chút và thoáng qua .

Chủ tịch VSA chỉ cười và đi và tôi theo dõi bóng dáng suốt 1 cuốc đi bộ dọc hành lang dài của cô ta . Đúng là người sinh ra để làm việc cho XH . Sau này ra đi làm bác sĩ thì cô ta sẽ làm việc rất nhiều người .

Vậy là 2 cô gái nói chuyện với tôi nhiều nhất là chủ tịch VSA và M. Tôi lại nhớ những rung động đầu đời hồi còn học cấp 3. Thưở đó chỉ biết rình xem bóng dáng tôi thích đi ngang và lững thửng trên con đường quê . Những cô lững thững đi học thì tôi thích nhìn hơn là những cô bước chân thoăn thoắt nhanh nhẹn (dân quê vốn thế).


Từ giới nghèo trong vùng quê sang giới nghèo ở một nước vừa tạp nham cũng vừa mạnh mẽ thì là một bước chuyển hoàn toàn khác làm cho tâm trí tôi bận bịu với nhiều thứ lung tung .

Giờ ổn định dần dần thì cái nhu cầu có tình cảm bắt đầu lộ dần trong tâm trí . Hơn nữa mấy chục cuốn Áo Trắng (mà chị kia cho) đa số truyện ngắn và thơ đậm chất tình yêu tuổi học trò và sinh viên làm tôi lại có những mơ ước có một cuột tình thật sự mà cả hai khi xa thì nhớ và khó quên .

Tôi bắt đầu để ý kỹ và dò khéo các cô trong trường và ngoài trường . Cảm giác là không thể vì cứ 1 cô gái thì có 3 thanh nam mong được ban phát . Trong lúc này, cái lý tưởng tình yêu chắc chắn khó, nền tảng của sự ổn định cuộc sống trong tương lai gần và xa là sự lựa chọn của các cô . Do đó tôi phải cố gắng học là chuyện trước mắt, chuyện song song là vẫn săn tìm cơ hội .
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Cụ viết đều tay nhé, e vẫn ngóng hàng ngày đấy..:)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Tôi thấy học khiêu vũ ballroom vui . Lệ phí rẻ mạt . Người ta vào học và rời liên tục . Do đó tôi gặp nhiều các sắc dân khác nhau . Mà lạ, chỉ có M & tôi là Việt . Các sắc dân của Liên Xô cũ và Đông Âu kha khá .

Tôi lại khoái ngắm gái Ba Lan trong lớp khiêu vũ . Họ khá xinh và hơi chãnh . Nhưng cái chãnh làm mặt họ trơ trơ thì mọi cái xấu cái đẹp lộ ra trên gương mặt và những ai đẹp thì thấy ngay liền . Huấn luyện viên (gọi là thầy cho dễ) luôn ép đổi cặp thường xuyên để học lẫn nhau cách nương dìu nhau (dở nương giỏi, giỏi dìu dở) vì khiêu vũ là ... xã hội, có người này người kia trên sàn nhảy .

Nói chung là các sắc dân gốc da Trắng thì họ chịu khó đi học vì biết khiêu vũ cũng là 1 trong hàng ngàn thứ hội nhập hay socialize .

Ngày nào đó M cũng cặp với tôi lần đầu tiên trong nhiều ngày xáo xào . Tôi làm ra vẻ mừng rỡ như ... lâu ngày quá gặp lại (làm như cả nhóm tập là 1 XH lớn và cả hai lạc nhau). M cười quá chừng và tôi thấy có một chút gần M hơn nữa . Cả hai khen nhau vì thời gian không gặp nhau ở lớp này thì người nào cũng "lên chân" lúc nào không hay và không có đạp chân nhau trong điệu nhạc . Bản nhạc qua đi thì tôi phải cặp người khác tập điệu khác .

Ngán nhất là gái Ấn, hôi mùi cà ri kinh . Gái Hồi Giáo thì nhiều đứa đẹp vì lai . Nhưng khăn trùm đầu và quấn che hết cổ thì cảm hứng vui vui trong lòng để có bước chân vui tươi thì không có và chỉ mong cho hết bài để cặp ai khác .

Nói chung là rảnh thì có thể bị "bịnh" đủ thứ . Do đó thì giờ của tôi kín mít để đừng rảnh . Tôi sợ nhất rảnh trong lúc này . Không trách hai chị kia mới qua hồi cuối năm rồi khóc đến sưng cả mắt .

Và một ngày kia ....

Tôi bất ngờ nhận được hơn 10 lá thư từ Việt Nam . Tôi không hiểu vì cầm xem sơ sơ thì thấy toàn là tên lạ và có lá thư từ Hà Nội . Tò mò, phấn khích, chút sợ sợ, ... làm tôi hối hả xé thư ra đọc . Đọc hết 1 lèo hơn 10 lá thư thì tôi lục lại cái bài viết gởi cho tờ Áo Trắng ở VN . Thì ra tôi để cái mailing merger vào cuối thư nên có địa chỉ của tôi . Tất cả các lá thư muốn làm quen với nhóm thanh nam ở building này (vì tôi viết diễn tả các mảng đời của các thanh nam trong building với những trăn trở và nỗi buồn). Họ bày tỏ sự cảm thông và hy vọng quen với chúng tôi . Lá thư nào cũng kèm hình và hình các cô gái trẻ từ học sinh cấp 3 đến đã đi làm .

Tôi quá bất ngờ và không biết nghĩ sao vì tình huống này quá bất ngờ .

Thế là tôi gọi hết thanh nam qua ăn gà quay . Tôi nói do nhỡ để địa chỉ khi viết bài gởi đến Áo Trắng nên bị hơn 11 cô muốn làm quen với mọi người . Ai muốn chọn cô nào làm quen thì lấy đi . Thế là cả đám đọc qua đọc lại và cũng chọn . Có vài người từ chối và vài người có đến vài cô để viết .

Nhưng chuyện không dừng lại nhiêu đó, ngày sau lại có 1 chục lá thư, ngày sau nữa cũng vậy . Tôi đọc hết thư và ... phân chia lại cho hết thanh nam trong building cần . Vì mỗi người có quyền làm quen nhiều cô mà .

Tôi lắc đầu khi ngày nào cũng có thư từ VN. Dư quá tôi đem vào college nói thanh nam nào muốn làm quen các cô thì cứ bốc đại trong bọc thư (không cho lựa). Thế là cả đám sinh viên Việt xôn xao chuyện tôi có quá nhiều thư làm quen từ các cô gái VN. Tôi dặn là cứ nói thật là ai khi làm quen vì các cô không biết tôi, họ chỉ biết là 1 nhóm thanh nam đang buồn và cô đơn trên đất khách quê người .

Qua 1 tháng cũng không ngớt thư mới . Nhìn chung là các cô ở VN từ khắp đất nước . Thái Nguyên, Hải Phòng, Nam Định, ... cho đến tận Cà Mau . Điều đó làm tôi ngạc nhiên vô cùng tận . Chứng tỏ Áo Trắng được nhiều người khắp Việt Nam đọc và quan tâm .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Cuuốn sách thứ nhất tôi đánh máy và layout đã in xong . Chủ nhân (tác giả) vui mừng . Cái cảm giác sách của mình và có bản in rồi tặng cho những bạn bè thật là tuyệt vời . Tuy không có NXB, nhưng các bộ sậu là ... giả hết . Ngay cả người đọc bản thảo phát biểu cảm nghĩ cũng giả cho giống mấy cuốn sách được xuất bản thiệt :) Kệ, một trò vui cho tuổi già mà, chẳng hại ai cả mà lại giúp được nhiều thứ cho XH .

Trong cộng đồng có 1 nhà thơ (nói cho oai, chứ thơ đọc khó nuốt lăm). Nhà thơ tuy già nhưng ráng tự học đánh máy, học vi tính, học lay out, và tự lái xe đi du lịch dần dần qua Cali in và tự lái xe vòng khác thăm viếng và nỉ người ta mua tuyển thơ . Và về tới nhà thì vơi đi phân nửa lượng đã in . Niềm vui chỉ có thế, chẳng hai ai cả . Cho nên rộ lên 1 thời nhà văn, nhà thơ, nhà báo, ... (và giờ này số họ đã khuất và số còn lại rất già và vui bên những bản in họ tặng và mua lẫn nhau).

Tôi còn đến 6 cuốn sách chờ đến lượt đánh máy và layout . Nhưng tôi không thể bỏ work study và làm nhà hàng . Vì hai nơi đó mang lại cho tôi sự tương tác với XH bên ngoài (ngoài trường). Tôi không thể ru rú trong nhà đánh máy mãi . Nhiều thanh niên khác muốn làm nhưng thường thì đánh máy 1/10 họ nản . Đa số họ nản là do hành văn và nội dung . Vì họ khó bỏ qua một bên cái cảm giác khi đọc 1 đống hổ lốn của người không biết viết văn . Riêng tôi thì nhờ sử dụng vài chiêu "đắc nhân tâm" để vừa đánh máy vừa sửa lại cách hành văn và cả sắp xếp lại nhiều thứ trong những câu chuyện đan xen . Tự dưng tôi vùa đánh máy lại vừa biên tập không công .

Từ từ tôi chứng kiến những cuốn sách hình thành và "tác giả" nào cũng cho tôi 1 cuốn và tôi để trên giá sách trong "phòng khách" gia đình để các tác giả khác đến thì nói sự biên tập của tôi đều mang đến những cuốn sách dễ đọc hơn và nội dung nhẹ nhàng hơn để dễ thấm . Hơn nữa do tôi có vài cuốn sách về tục ngữ ca dao Việt Nam và các tích xưa thì tôi hay copy & paste vào (do đánh máy sẵn rồi) chêm vào thì nội dung sống động và chuyển tải những chất nhân văn qua những biến cố trong đời của tác giả .

Có tiền thì tôi mua máy scan và scan được tờ A4 ngon lành . Như vậy khỏi chạy qua nhà v nhờ scan hình . Scan hình thì có thể thêm vào layout các sách, thậm chí ... scan hình thuê khi có người muốn . Máy scan $299 và chờ sale đến $199 là tôi mua .

Chủ tịch VSA tổ chức picnic Xuân vào cuối tháng 4 và cần đóng tiền để thuê xe bus . Tính ra thuê xe bus tốt hơn là kêu gọi mọi người chở nhau đi đến vì càng nhiều xe càng kém an toàn . Có số thanh nam lấy le rủ lái xe nhóm riêng làm như ta đây lái xe đường xa giỏi .

Chuyện lái xe đường xa thì hầu như rất ít người dám . Ngay cả tôi có xe, biết xem bản đồ, cùng không dám . Tự dưng tôi điểm lại là toàn bộ thanh nam trong building chưa đi xa khỏi cái city nhỏ này hơn 300km . Trong lúc đọc sách báo thì chuyện đi đường xa là chuyện thường tình của dân Mỹ . Thanh nam và gia đình nào đi được chuyến xa (xuyên bang) thì về khoe dữ dội và gây kích thích cho những người khác và dĩ nhiên cái ngòi nổ đi đường xa đang âm ỉ sắp bùng phát .

Chuyến đi Picnic Xuân của VSA khoảng 250km, tức là đường khá xa . Tôi suy nghĩ lại chủ tịch VSA tuy là nữ nhưng đầu óc khá phóng khoáng và có tài dẫn dắt . Đi xa như thế này như là 1 sự kích thích và thúc đẩy nhiều nam thanh niên sẽ mạnh dạn cầm lái đi xa hơn 300km để vi vu và tìm hiểu nơi mới .

Giới sinh viên Việt bàn nhau khá rôm rả chuyến đi này . Tất cả đều tính rằng nếu đi xe bus thì xe họ để đâu . Dự tính là 1 người có xe chở 4 người đến điểm tập trung và xe để đâu . Bàn cho đã thì chủ tịch nhắn tin là đã liên lạc với trường là trường cho để xe ở bãi cho đến khi xe bus về lấy . Ai đi xe đến điểm tập trung (gần trường) thì lấy giấy đậu xe để tránh bị phạt khi đậu trong bãi xe của trường quá giờ đóng cửa trường (cuối tuần trường đóng cửa 5 giờ chiều nhưng parking thì vào ra thoải mái).

Thấy danh sách đăng ký dự Picnic (đi bus và xe riêng) còn ít thì chủ tịch khuyến khích mời thân nhân đi theo cho vui vì đây là dịp để cho người lớn đi xa cho khuây khoả và giảm bớt buồn . Nghe có lý và danh sách tăng lên gấp 3 lần trong vòng 1 tuần .

Thanh nam trong building của tôi đi hơn 12 ngưỜi, trừ mấy người đi làm chuyên cần và cần cuối tuần lo cho gia đình (giặt giũ, đi chợ, thăm viếng, vui chơi riêng, ...)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
ESL miễn phí khác với ESL college . Từ khi tôi đăng ký học college mùa rồi thì tôi bỏ ESL miễn phí vì tốn thời gian học .

Tự dưng tôi dạo qua khu vực ESL miễn phí (cũng tại college) vào buổi tối vì cảm thấy nhớ cái gì đó như là nhớ quê cũ . Nhìn những gương mặt trong các lớp thì tôi có thể đoán được người nào học lâu (trên 1 năm) và người mới qua . Khó diễn tả nhưng nhìn thì ai cũng có thể biết . Tôi lại tưởng tượng tôi ngày đầu học ESL thì chắc cũng có những nét như họ trên người và trên gương mặt .

Nhân dịp giải lao thì tôi la cà tới 2 chị em nhỏ con hỏi chuyện . 2 chị em khá dạn dĩ và nói tía lia . Thì ra dân thành phố. Qua chuyện trò thì tôi được cho biết họ mới qua có vài tuần diện HO trễ vì bố xem thử có ai bị bắt vì xin đi HO hay là không . Nhưng khoảng thời gian chần chừ đó 2 chị em học đại học Kinh Tế . Tôi hỏi họ mơ ước học gì ở Mỹ, cả hai đều mơ làm bác sĩ chuyên mỗ và nha sĩ .

Tôi cười thầm trong bụng nhỏ con và hơi lùn mà mơ toàn là nghề độc . Tôi nghĩ không được cao đủ (ít ra 1m65) thì làm sao mỗ cho người ta trên giường bịnh hoặc có sức cầm kềm nhổ răng . Có thể họ giỏi thật (vì học đại học KT) nhưng nghề nghiệp có thể cần chỉ số sức khoẻ nhất định . Họ hỏi tôi dự định thì tôi nói mới mùa thứ 2 và còn học ESL college cho nên chưa tính, nhưng theo trào lưu thì tôi có thể học điện hoặc computer .

Tôi biết họ lanh và khôn nên không hề mở lời về giúp đỡ chuyện gì đó như là đăng ký FA để học college khỏi tốn tiền . Tôi chỉ nói là VSA sắp có picnic Xuân có muốn tham gia thì gọi cho cô chủ tịch VSA (tôi cho điện thoại) vì chủ tịch nói welcome mọi người tham gia picnic . Tôi cũng nhấn mạnh là cô ấy cũng thích học nghành bác sĩ trong tương lai và cũng sắp chuyển lên university rồi .

Tôi tò mò là bao nhiêu người thành công học xong nghành nghề độc như là bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ, ... Tôi lấy 1 tờ nguyệt san (chủ yếu quảng cáo) của người Việt trong thành phố ra tìm các quảng cáo bác sĩ . Tôi đếm đi đếm lại thấy có 5 ông bà bác sĩ nha sĩ . Tôi lật cuốn White Book và đếm cả chục bác sĩ và nha sĩ có họ việt . Như vậy có số người làm trong bịnh viện lớn không liệt kê ra vì bịnh viện không có đưa danh sách bác sĩ lên White Book .

Thường thì sinh viên Việt ở đây được nhận vào trường Y thì trường Y gần nhất cách 250km. Do đó học xong mà quay lại "quê" này thì ít có cửa, chắc là đi làm những nơi khác .

Thư mới cứ đến hằng ngày . Đúng là vui và khó chịu . Khó chịu là ... 100% các lá tư từ các bạn nữ . Họ chủ động làm quen . Không phải chỉ ít chục mà là hơn 300 cô khác nhau sau 1 tháng (kể từ ngày nhận thư đầu tiên). Tôi không hiểu nổi . Đa số các cô đều xinh xắn cả (theo hình).

Mấy đứa nhận thư từ tôi cho và viết trả lời thì nói lại là họ cũng nhận thư hồi âm . Tôi thấy tội khi các cô ráng dành dụm tiền để trả tem gởi thư nên dặn họ là nhớ mua tem quốc tế kèm vào thư khi trả lời .

Bản thân tôi cũng rơi vào vòng xoáy viết thư cho dù suốt 3 tuần đầu rất tỉnh và chỉ cho những thanh nam khác mà không tham gia . Vì tôi đọc hết các thư trước khi đưa cho nên ... tôi bị rơi vào cảm xúc với 3 lá thư:

- Cô gái A chỉ mới lớp 11, con của 1 nhà văn tôi từng đọc vài cuốn lúc ở VN. A viết thư hay quá và tôi bị lôi luốn đến 2 tờ giấy đôi và cái hình A trong áo trắng học sinh thiệt là mơ mộng (làm tôi nhớ tuổi cấp 3).

- Cô gái B cũng chỉ mới lớp 11 gởi đến 4 tấm hình cùng lúc và viết về nỗi buồn tuổi mới lớn mà không có ai thật sự để ý một cách chân thành (có nên tin không vì thấy hình B khá xinh)

- Cô gái C là người vừa thi rớt ĐH năm rồi và đang luyện thi và kể tự dưng đọc bài nhóm thanh nam cô đơn và đang trong lúc mưa buồn thì thấy cảm thông và viết thư làm quen để chia sẻ .

Đến tuần thứ 5 thì tôi chán và không xé thư ra đọc mà để nguyên đi cho các thanh nam khác vì ... tôi đã thấm nhuần cách viết làm quen và hình như chỉ có bao nhiêu đó, và tôi cũng đã bị bão hòa với nội dung khá giống nhau ở lá thư đầu tiên .

Tôi tự hỏi là bao giờ tôi mới hết nhận thư mới đây ???
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Ngày có Picnic Xuân của vSA là ngày Thứ Bảy .

Sáng khá sớm chúng tôi chở nhau và đậu xe ở bãi xe của trường và tập trung trước trường để lên xe bus . Có khoảng 5 xe cá nhân muốn đi riêng theo . Có cả ít người lớn và con nít lớn . Chủ tịch VSA bận bịu phân 3 nhóm cho 3 xe bus học sinh dài thòng . Nhìn cách sắp xếp thì tôi đoán mỗi xe đều có đủ già trẻ nam nữ để đồng đều hơn .

Nhờ có hôm nay thì tôi mới thấy cả 50+ sinh viên tôi chưa từng thấy mặt . Những người thích đi chung cho vui chắc là chỉ toàn là người lớn chứ thanh niên không đi học mà đi chơi chung với đám sinh viên này là điều khó xảy ra . Ví dụ tôi rủ hắn đi, hắn không chịu và nói đi lạc quẻ lắm . Hắn nói anh em trong building chơi với nhau quen rồi, gặp mấy người xa lạ không biết nói gì .

3 xe bus dài thòng kín gần hết ghế . Sở dĩ tôi biết được là do chủ tịch dẫn đi từng xe bus để chụp hình từ trên xuống và từ dưới lên để thấy hết gương mặt mọi người . Sau đó chụp cả 3 xe bus với những tay và mặt đang ló ra ngoài vẫy vãy .

Chủ tịch dặn mọi người nếu có trở ngại về bụng thì cứ nói để bác tài dừng xe, ngoài ra đừng có chạy lung lung trong xe . Do chuyến đi dài thì mọi người cứ tự nhiên hát hò hay nói chuyện . Xem ra chủ tịch có tài lãnh đạo cho nên thấy ít ai chọc ghẹo và ai ai cũng nể ra mặt .

Đoàn xe đi và dự trù mất 3-3.5 giờ mới đến . Tôi ngồi cuối xe bus vì phải nhường người già và nữ ở những hàng ghế đầu tiên, hơn nữa do chụp hình nên ghế trống chỉ có phía sau cùng . Thằng ngồi kế bên tôi là mới, tôi chưa biết, nó làm quen . Qua ít câu thì tôi biết nó qua Mỹ cũng HO . Ở VN đậu ĐH không học, dành thời gian để học Anh Văn cho thật nhuyễn phần nói và đọc . Tôi hỏi thử lớp ESL college đầu tiên thì nó nói là lớp cuối cùng của ESL . Như vậy nó học Anh Văn thiệt và lớp đầu tiên của Toán là Giải Tích (không phải thấp như tôi là Đại Số) thì nó học khá giỏi ở VN và đậu đại học là chuyện đương nhiên .

Xe đi 1 quảng thì nghe tiếng soạn đồ ăn ra ăn . Tiếng miệng nhai, nói, uống nước, ... chi phối cả xe . Tự dưng tôi đói bụng và không có gì đem theo ăn . Và tôi đã không nghĩ ra tình huống này . Thôi kệ, đến nơi nghe nói là VSA bày đồ ăn sáng và làm đồ ăn trưa chiều ngay vì các cá nhân chạy theo tình nguyện chở đồ ăn sau cốp .

Sau màn ăn là màn hát hò vì nói chuyện riêng với nhau chán quá thì nói chuyện vượt qua các băng ghế rồi đề nghị nhau hát . Lúc đầu mắc cỡ nên khó ai chịu hát trước . Khi có 1 người hát thì máu ham vui nổi lên và thế là hát qua hát lại . Nhạc Đỏ nhạc Vàng gì cũng hát (vì 100% được học dưới "mái trường XHCN"). Khi không khi lắng xuống thì cả 3 xe bus ghe 1 trạm xăng dọc đường quá to .

Cái thằng ngồi kế bên nói là mua chung 1 phần fastfood chia hai . Tôi cũng ừ . Nó đi mua và ... nói tôi đưa tiền lại . Hắn xin ly không chia 2 ly nước ngọt và cắt cái hambuger ra làm 2 , ... Tôi cảm thấy sao sao .... Tôi tưởng nó sẽ mua phần to và lo ăn không hết bỏ uổng nên chia 2 . Tôi ăn cho lẹ và ... đi mua phần khác vì cái bánh nhỏ xíu kia làm sao vừa cái bao tử và tôi đi chỗ khác ăn . Cái tiệm fast food này hôm nay trúng mánh vì có khoảng 60 người không biết đem theo đồ ăn sáng nên đang đói . Phần tạp hóa trong tiệm xăng cũng được người ta mua vài thứ ăn vui vui, nước ngọt, cà phê ...

Sau 15 phút nghĩ ngơi thì chủ tịch nói mọi người lên xe như cũ để kiểm kê . Sau khi mất ít phút qua lại kiểm tra còn sót ai thì đoàn xe mới đi tiếp . Làm chủ tịch và đứng ra tổ chức cũng nhiêu khê dữ và cực nữa .

Xe bus có tôi đi và mọi người im lặng và ít người ngủ gật . Tôi chẳng biết phải làm gì vì không có thứ gì để đọc đem theo nên cũng thiu thiu trong giấc ngủ .

Gần 11 giờ trưa thì xe đến nơi và đậu lại . Mọi người hối hả xuống xe và tập trung dưới 1 pavilon lớn . Chủ tịch nói pavilon này đã thuê và cần thêm 5 người lo đồ ăn nhanh cho những ai chưa ăn sáng và lo đồ ăn trưa cho đến chiều . Ăn uống cứ tự nhiên đừng e dè vì đô ăn rất dư và phần lớn đi xin ở các chợ và chủ họ ủng hộ .

Chủ tịch nói là cứ tự chia ra nhóm chơi bóng chuyền, cầu lông, thẩy đĩa, thả diều ... xa hơn có bến thuyền cho mướn, có cả nơi cho mướn xe đạp 4 bánh chở nhiều người, gần kia có toilet, và góc nọ có vườn hoa và đài tưởng niệm . Cuối cùng phía bên kia hồ là 1 đại học thật đẹp và nếu mọi người thích cứ transfer đến đây học . Chủ tịch kết luận:

- Các bác và các anh chị cứ tự nhiên vui chơi và ăn uống . Có 1 anh đem giàn karaoke dã chiến và mong có vài giọng hát hay đóng góp .

Mọi người túa ra và chủ tịch VSA nói với tôi:

- Em muốn có phóng sự ảnh 2-4 trang letter size để đăng lên vài tờ báo và cảm ơn mấy chỗ cho đồ ăn và góp chi phí cho tổ chức . Họ cần sự cảm ơn đăng lên như quảng cáo cho họ . Anh ráng chụp nhiều và lựa ra hình nào hay nhất để làm phóng sự .

Như vậy tôi phải đi lòng vòng chụp hình nhiều hơn là chơi . Tôi tính chơi bóng chuyền và chèo thuyền .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,408
Động cơ
288,407 Mã lực
Do sinh viên ở đây đăng ký môn tự do (miễn đúng điều kiện) và không học theo khóa (vào học mùa nào cũng được) cho nên không có kết chặt nhau từng khóa (hoặc lớp). Vì thế tất cả như còn "xa lạ" và không biết phải bắt đầu như thế nào . Chỉ có nhóm lo đồ ăn thì đã tình nguyện cùng làm với nhau trước cho nên người dọn chén nĩa ra bàn, người dọn đồ ăn nhẹ 1 bàn, người lo quạt than 2 lò nướng đem theo, ...

Những ai tự đem theo đồ chơi thể thao như lưới bóng chuyền, lưới cầu lông, bàn thẩy bịch đậu, ... thì ... tự dọn ra . Khi mọi thứ dựng xong thì chủ tịch VSA cổ động mọi người chơi và ăn uống . Tôi mở màn cầu lông, đánh vài vợt thì đưa vợt cho người khác vì cần chụp hình tá lả (chủ tịch đưa tôi đến 10 cuốn phim nên mặc sức chụp). Vài người bắt đầu đánh bóng chuyền . Sân bóng rỗ thì cũng có vài người nhồi banh thẩy chơi . Karaoke mở nhạc nhưng không ai hát .

Xa xa có xe cảnh sát đậu . Có lẻ cảnh sát quan sát chúng tôi hoặc họ chỉ đi tuần theo giờ .

Thanh nam nhiều hơn thanh nữ 4 lần mà ... tất cả vẫn còn "e lệ" cho dù 1 giờ trôi qua . Chủ tịch và vài người hoạt náo đi cổ động mọi người vui chơi hoặc đi lòng vòng tham quan . Do đi về phương Nam cho nên nơi đây ấm hơn nơi chúng tôi ở kha khá và hoa tulip của vườn gần tượng đài tưởng niệm nở . Lần đầu tiên tôi thấy hoa tulip .

Nhắc đến hoa tulip thì tôi nhớ có đọc câu chuyên dịch có tựa đề "Hoa Tuy Líp Đen" nói về thời kỳ Tulip Fever ở Hà Lan lúc xưa . Đài tưởng niệm đơn giản và nhỏ, nằm trên cái ụ đất thoai thoải và hoa tulip trồng từng đám xung quanh .

Các thanh nữ như bừng tỉnh thì ùa lên đây chụp hình lia lịa với ít máy tự động . Tôi được dịp chụp giùm họ mấy tấm tập thể cho từng nhóm . Thanh nam thấy thế đi lên theo và rồi cũng đi xuống theo các thanh nữ . Đến lúc này bắt đầu vui vì cách thanh nam hiểu rằng cần phải vui chơi thì mới thu hút được thanh nữ . Thế là xắn tay áo lên chia đội chơi bóng chuyền . Kẻ thì đi thuê xe đạp 4 bánh cho các thanh nữ mượn đạp . Có người kiếm đâu ra sợi dây thừng to và rủ chia đội kéo co cho vui .

Tôi ra bờ hồ nhỏ và nhìn về phiá trường Đại Học phía bên kia bờ . Thấy nó đẹp và soi bóng trên hồ . Dự tính là nếu đạp xe thì đường vòng bờ hồ chắc khoảng 2km . Nếu thuê xe đạp 4 bánh mà đi đến đó khá lâu và có thể mệt vì mấy người ngồi trên xe có 2 cặp chân đạp thì bao lâu mới đến và về . Nếu thuê thuyền thì đi chỉ có 300 mét tới bờ bên kia .

Tôi quyết định thuê thuyền chèo qua tới đó xem sao . sau khi chụp hết các hình ảnh hoạt động vui chơi và ăn uống thì tôi đến chỗ thuê thuyền . Đến nơi thì có đến 4 loại mà tôi ngớ vì không hiểu là: fishing boat, canoe, kayak, pađle boat . Tôi bèn chỉ cái thuyền ngoài bến và họ nói đó là fishing boat . Fishing boat thì mướn 2 kiểu, 1 kiểu là không có máy đẩy nhẹ, 1 kiểu là có máy đẩy nhẹ (dùng bình điện và trong 2 giờ hết bình). Tôi bèn thuê loại có máy đẩy nhẹ để thử cho vui .

Không ai chịu đi thuê cùng tôi, chỉ mình tôi . Tôi rất lạ là họ phát cái áo phao và buộc phải mặc . Kệ, họ có luật lệ riêng . Do không có credit card phổ biến (chỉ có cái Best Buy chỉ dùng trong nó) nên tôi phải dằn cọc $50 và họ giữ bằng lái (ai thuê cũng bị vậy).

Cái cảm giá thuê thuyền lần đầu tiên trong đời thấy lạ lạ ... và lại hơi mắc cỡ nếu đám đông thấy . Tự dưng tôi có ý nghĩ làm màu trước đám đông sinh viên Việt . Sau khi được chỉ dẩn cách dùng máy đẩy thì tôi lái thuyền từ từ đến bờ gần cái pavilon . Tôi cho thuyền qua lại vẫy tay mọi người và dừng thuyền chụp hình họ để thấy bờ nước . Chủ tịch VSA giơ 2 ngón cái lên và ý nói "good" hoặc "đồng ý" hay gì gì đó vì xa quá không thể nghe được tiếng . Chụp và kiểu hình thì tôi cũng cho thuyền chạy qua chạy lại vài vòng .

Các thanh nam khác tức lên và đi ra chỗ mướn thuyền . Có vài thanh nữ đi theo khi bị thuyết phục . Tôi hướng về phía Đai Học . Đến gần thì tôi thấy có nhà ăn và quán cà phê (căng tin của ĐH), có bến thuyền riêng, có mấy tòa nhà to, có ít sinh viên đi dạo và rất nhiều hoa lá xung quanh . Tôi tấp vào bến trước mặt căng tin cột thuyền và để áo phao lại thuyền đi lên . Thấy khuôn viên Đại Học đẹp quá hay quá . Tôi mua ly cà phê nóng bị chém $1 luôn . Tôi đứng không để khuất mắt cái thuyền vì sợ bị lấy (cho dù có thể không ai lấy). Tôi vẫy tay về phía 1 số thuyền, canoe, kayak được sinh viên việt thue và bắt đầu ra bến . Có thể họ không thấy tôi vẫy vì tôi chỉ thấy họ quá nhỏ vì cách xa cở 300 mét nhưng chắc chắn họ thấy tôi trong quá trình đi đến đây .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top