[Funland] Cái building thời xưa đó

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Tôi cho thuyền về đến nửa đường thì tôi đề 3 chiếc khác ở gần lại gần nhau để chụp hình ký sự . Tôi trở về bến trả thuyền và lúc này đông sinh viên Việt sắp hàng thuê . Tôi mở hàng đắt quá :) Cảnh hồ đẹp trong hoa lá non thì ai cũng thích cả .

Tôi ăn trưa với 1 số người . Có 3 nhóm đánh bóng chuyền bắt đầu có chuyện ăn thua . Nhóm nào đánh thua ra và chung độ lén và nhóm khác vào thế . Cả ba nhóm cứ thếy ra vào hoài và mồ hôi nhễ nhại . Họ có máu cờ bạc cho nên chơi cũng có độ .

Đám đông hơn 100 người thế nào cũng có người quản trò được . Có 1 anh đứng ra quản trò cho 1 vòng tròn khoảng 50 người để chơi trò này trò kia . Ảnh khéo cho nên có đủ 25 nam 25 nữ . Tôi ăn xong thì họ cũng vừa mệt đến ăn . Karoke thì có người hát ngân nga nghe phát mệt vì quá dở . Góc kia có nhóm nhỏ với cây đàn hát riêng . Xem ra món xe đạp 4 bánh là món cả đoàn thích nhất vì chiếc nào trả là có người khác thuê ngay . Có những chiếc không trả mà thanh nam thanh nữ thay phiên nha đổi nhóm đạp vi vu dọc bờ hồ mát mẻ .

Chủ tịch VSA đi ngang thấy mặt tái nhợt . Tôi nhanh chóng múc đại 1 điã đưa cho chủ tịch và nói ra vẻ đĩnh đạc:

- Em đừng lo nữa, ai cũng lớn hết rồi .

Tôi xưng đại em cho dù tôi đoán chủ tịch hỏng chừng lớn hơn tôi 1 tuổi . Kệ .

Chủ tịch nhận lấy đĩa thức ăn và tôi lấy ly nước đá và hỏi chủ tịch uống gì . Chỉ có khoảnh khắc này tôi phải chộp cơ hội ga lăng chủ tịch trước khhi anh nào khác chộp . Cho dù tôi không có cơ hội về tình cảm xa hơn, nhưng vui vui như thế này thì ga lăng được nàng chút chút cũng vui vậy . Chủ tịch nói chỉ uống nước trắng . Tôi rót nước rồi đưa và nói:

- Đại học bên đó có khung cảnh đẹp thật .

Tôi nhìn về phía Đại Học và nắng 2 giờ trong vắt làm màu đỏ của các toà nhà trở nên đậm nét và cổ kính hơn khi soi bóng . Tôi đánh vào tâm lý của chủ tịch muốn thăm nó mà chưa dám buôn mọi chuyện ở đây . Chủ đích của chủ tịch dẫn đoàn đến đây rõ ràng như thế . Tôi hít thở mạnh lấy tự tin và nói:

- Em muốn qua thăm không ?

Chủ tịch sáng mắt nhưng nói:

- Nếu anh lo được nhiều thứ ở đây .

Tôi ra vẻ rành:

- Food em không cần lo, vui chơi em không cần lo, ... Giờ mọi người có cách chơi vui riêng và họ không cần em . Em cần take rest chừng 30 phút .

Tôi lấy ít đồ ăn và muốn kéo chủ tịch về phía bến thuyền . Dù chủ tịch giỏi cỡ nào và có tài quản nhiều người cỡ nào thì cũng phải do dự và suy nghĩ cái tình cảnh chỉ có nàng và tôi trên chiếc thuyền . Tôi hiểu nên nhìn quanh . Thấy M đang ăn thì tôi rủ luôn . Thế là cả ba cùng đi đến bến thuyền .

Do thuyền mướn nhiều nên bình sạc chưa đem tới kịp . Tôi chấp nhận chèo tay và chủ tịch có ý nghi ngờ . Tôi nói tôi là dân Miền Tây nên chèo giỏi . Tôi có xem mấy phim Nga và Đông Âu thì có cảnh chèo thuyền ngược, khác với chèo đứng ở Miền Tây . Lúc nãy tôi thử chèo ngồi ngược thấy cũng OK .

Cả 3 xuống thuyền . Không biết cách sắp xếp ra sao . Tôi ngồi băng giữa để chèo, 2 nàng người ngồi đầu và cuối thuyền thì thấy khó xử cho ai ngồi đối diện với tôi . Thế là 2 nàng phải cùng ngồi đối diện với tôi . M chọc tôi:

- Có chắc ăn đưa người ta đi và đón người ta về còn nguyên không đó ?

2 nàng kết hợp lại chọc tôi thì tôi thua sớm thôi . Sau tôi là ... cả đoàn 1 chiếc thuyền, canoe, kayak ... . Sức hút chủ tịch có khác . Tôi đề nghị họ ngồi quay lưng lại với tôi để đối mặt với họ cho họ thoải mái và sung đi tới bến bên Đại Học . Cả 2 nàng ăn uống tự nhiên với thức ăn đem theo vì họ đói bụng thật sự . Có số người qua mặt tôi vì kayak nhẹ và bơi nhanh hơn trong lúc thuyền câu này bằng nhôm, to và có 3 người . Tôi cố gắng chèo nhanh nhưng thuyền không đi nhanh được .

Ra đến giữa hồ thì tôi tập trung số thuyền và kayak gần chụp hình với cái phông của Đại Học .

Cặp bến bên Đại Học thì chúng tôi cột và để lại áo phao . Có anh lớn tuổi nói chúng tôi đi tham quan và ảnh giữ các thuyền giùm . Tôi nói với ảnh đừng sợ mất . Ảnh khoát tay nói chúng tôi đi . Có lẻ ảnh biết ảnh không trẻ để ham thích và mơ mộng học ở Đại Học lớn . Hơn 10 chúng tôi đi sâu vào làng Đại Học và xem cũng như chụp hình tá lả .

College chúng tôi là 1, Đại Học này phải là 50 . Quá lớn . Riêng thư viện thôi là 1 toàn nhà lớn vài tầng mà chúng tôi nhòm vào trong mà mê mẫn với cái sảnh to và đẹp . Riêng khu vực Student Services thôi thấy cơ mang đủ thứ . Hoa tulip khắp nơi và các cây đâm lá non nhìn mê tơi vì màu xanh non thật đẹp làm cho cây cối nổi bật . Đúng là Đại Học này thật tuyệt vời . Nhưng hơi vắng lặng (vì cuối tuần). Cũng có sinh viên tới lui nhưng vắng vẻ .

Theo bản đồ thì kế bên đại học là 1 town phố (phố xá) nhỏ . Chúng tôi đến đó thì thấy có 1 con đường nhiều tiệm và quán . Thấy đông sinh viên ở đây và phố vui vui . Xe đạp dựng và đi lại nhiều . Có cửa hàng lưu niệm và chúng tôi ghé vào xem và mua ít món về Đại Học . Không thể rảo hết các khu chính ở Đại Học vì quá rộng . Do đó chúng tôi dành trở lại bến để về . Tôi kịp mua cho chủ tịch ly cà phê và cho M ly sinh tố trước khi xuống thuyền . Cái anh giữ các thuyền tội nghiệp . Ảnh ở trên bến giữ từng chiếc để chúng tôi xuống hết an toàn và ảnh bơi 1 mình 1 chiếc kayak nhỏ .

Để thoải mái cho 2 nàng thì tôi cho 2 nàng ngồi quay lưng lại với tôi để họ ngắm cảnh Đại Học xa dần và soi bóng đồng thời nói chuyện với mấy người kia trên thuyền khác xung quanh .

Khi về lại pavilon thì anh quản trò tụ họp tất cả thành 1 vòng tròn . Khoảng 1/2 tham gia vào vòng tròn . Ảnh bày vài trò chơi đơn giản trước khi về . 1/2 kia thì lo đi lượm rác, dọn dẹp và sắp xếp lại . Thức ăn thì chia ra nhiều bọc nhỏ để ai muốn thì đem về . Trước khi lên thật sự tan hàng thì chủ tịch nói sơ về các nhà hảo tâm đóng góp và thích thì sử dụng dịch vụ của các nhà hảo tâm đó . Có cô gái vừa là sinh viên vừa làm agent bán nhà cửa cũng đã đóng góp hơn $100 cũng đứng ra tranh thủ quảng cáo là sau này nhiều trong chúng tôi thành công sau khi học xong thì đừng quên cô ta vì cô ta sẽ giúp mua nhà .

Thế rồi tan hàng và giúp nhau dọn hết những gì còn sót và lên xe từ từ để đi về trong ánh nắng xế chiều Xuân hơi lành lạnh .
 

cruze vt

Xe tải
Biển số
OF-165423
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
213
Động cơ
347,515 Mã lực
Nghe bác Subaru kể hay quá, tâm lý bác chủ cũng giống như anh em thời học sinh là thường ngưỡng mộ lớp trưởng mà thời học sinh thì con gái lại hay làm lớp trưởng. Mong thớt của bác từng giờ để biết thêm về chủ tịch, về cô M
 

tutitututu

Xe máy
Biển số
OF-323099
Ngày cấp bằng
10/6/14
Số km
88
Động cơ
288,273 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bác ấy có tài kể chuyện và không bỏ sót những thứ cần được chú ý. Chắc chắn các tình tiết vừa rồi là để các chap tiếp theo viết tỉ mỉ hơn về 2 nàng này. Tôi đồ rằng chủ tịch là người để lại dấu ấn sâu sắc trong đời bác ấy.
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,821
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Một cuốn hồi ký, những mảnh đời nó phảng phất, nó huyền ảo, nó ,,, có cỏ cây, hoa lá, có những người đã sống ở gần như khắp mọi nẻo, tụ về một nơi ... thật may cho em tuổi trẻ, chưa được đi xa, chưa va vấp
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
ngoài lề:

thường thì những ĐH công lớn (public "research" university) đều nằm xa khu dân cư .

ví dụ Perdure Universtiy at Lafayette này thì số lượng sinh viên, thầy cô và staffs gần bằng 1/2 dân số tại đây (cứ 3 người thì có 1 người của trường).

Nhờ nằm xa nên khuôn viên cực rộng và nhà trường không lo gì về "sốt nhà đất" :)

Cho dù xa, nhưng cơ sở vật chất hiện đại phục vụ cho research tốt hơn các trường ở khu đông dân cư .


 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Một cuốn hồi ký, những mảnh đời nó phảng phất, nó huyền ảo, nó ,,, có cỏ cây, hoa lá, có những người đã sống ở gần như khắp mọi nẻo, tụ về một nơi ... thật may cho em tuổi trẻ, chưa được đi xa, chưa va vấp
Bác ấy có tài kể chuyện và không bỏ sót những thứ cần được chú ý. Chắc chắn các tình tiết vừa rồi là để các chap tiếp theo viết tỉ mỉ hơn về 2 nàng này. Tôi đồ rằng chủ tịch là người để lại dấu ấn sâu sắc trong đời bác ấy.
Nghe bác Subaru kể hay quá, tâm lý bác chủ cũng giống như anh em thời học sinh là thường ngưỡng mộ lớp trưởng mà thời học sinh thì con gái lại hay làm lớp trưởng. Mong thớt của bác từng giờ để biết thêm về chủ tịch, về cô M
Cảm ơn các bạn :)
 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,821
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Hình ảnh cành cây trụi lá, heo hắt đứng chơ chơ, bây chừ là mùa đông của trường bên sông phải trèo thuyền sang là đây có phải ko cụ ơi?

 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Hình ảnh cành cây trụi lá, heo hắt đứng chơ chơ, bây chừ là mùa đông của trường bên sông phải trèo thuyền sang là đây có phải ko cụ ơi?

Có rất nhiều University bên bờ sông, bờ hồ, ...

Ví dụ University này nằm bên bờ hộ rộng lớn và mùa Đông sinh viên có trò ném tuyết nhau như là 1 culture:











 

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,821
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang
Em xem hình ảnh trên gg zất zõ và nét ah :)
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Hai tuần sau, hoa tulip nở rộ toàn thành phố và sắc xanh Xuân đâm ra từ các nhánh cây xám xỉnh . Tôi thấy mùa Xuân xứ Ôn Đới lần đầu tiên trong đời . Khi mát khi lạnh trộn lẫn nhưng lạnh như là thoang thoảng . Những trận mưa nhẹ làm cây cối mau xanh tươi hơn .

Tôi trở lại việc dùng xe đạp đi học thay vì lái xe để duy trì sức khoẻ . Những chiếc xe đạp của building bị cột ở hàng rào, cột, lan can sau, ... thì nay chủ của chúng lần lượt dùng . Tôi có 2 xe đạp vì tính ra tôi bị mất cắp tổng cộng 3 chiếc rồi (chưa có dịp kể ra). Nếu 1 chiếc mất thì còn chiếc kia . Xe đạp cũ quá rẻ, mua chỉnh sửa xong là đi thôi .

Tôi cũng đăng ký xong cho mùa Hè, tôi học 2 môn Humanity và Socical Science . Điếc thì không sợ súng, vì thế thấy lớp nào có giờ hợp lý là tôi đăng ký, không cần lựa thầy cô nào khó dễ . Co nhiều người lên tiếng có một số ít thầy cô kỳ thị ngầm và tìm cách dìm sinh viên da màu . Tôi thì chẳng sợ vì nghĩ xui mới gặp .

Cái test thứ 2 môn Toán tôi hơi đuối vì càng lúc càng khó . Có lẽ tôi không có thông minh về Toán . Lấy cần cù bù thông minh . Lớp hết 1/3 drop (bỏ lớp, học lại sau). Tôi phải cần cù hơn để có điểm A môn này vì bài kiểm tra không có đánh đố nhiều . Chịu khó giải đi giải lại các bài 5 lần (tăng số lần lên) để thuộc cách giải rồi tìm ra sự na ná giống nhau giữa các bài tập mà giải .

Bài viết thứ 2 của môn Humanity thì đi đến bất kỳ culture museum nào tìm hiểu những gì thích mà viết bài, có kèm theo hình cảnh càng tốt . Lần nữa, tôi không thể join được team nào vì không socilize với ai trong lớp . Tôi đến lớp chỉ nghe giảng và ít trao đổi với ai . Tuần sau thì có cô gái chủ động team up với tôi . Cô gái là người Hàn, tiếng Anh khá, và nói ít vào lớp vì bận rộn, thầy không điểm danh nên tôi không biết lớp ra sao, hơn nữa tôi ngồi bàn đầu, xong lớp là tôi vọt lẹ vì có work study cùng ngày .

Gái Hàn nhanh chóng hớp hồn tôi vì sự mảnh khảnh làm tôi nhớ cái rung động đầu đời lúc còn ở VN . Tôi nhớ tôi chẳng có tiền đi luyện thi ĐH và tôi đi học luyện thi chùa ít lần chỉ trong vòng 2 tuần thôi . Tôi lên phố trước 3 ngày cho việc thi ĐH và chẳng hy vọng gì và cũng đi học chùa 3 ngày chót . Chỉ muốn thi cho biết với người ta thôi . Có 1 ngày cúp điện . Dưới ánh trăng vừa vừa tôi lang thang giữa các khóm cây vì ... quen với đi vườn tược. Tại lùm cây nọ tôi thấy cô gái ngồi một mình . Tôi hỏi han và biết cùng lớp luyện thi .

Ánh trăng không sáng lắm khiến tôi nhìn cô gái như tiên sa . Cô gái kể rớt lần đầu và luyện thi lần nữa và cũng không hy vọng vì khó quá . Tôi nói tôi thi cho vui để nếm mùi thi Đại Học . Đêm hôm sau thì tôi và cô gái cứ nhìn nhau ở trong lớp và khi ra về tôi theo nói chuyện vì mai không gặp lại nhau . Tôi hỏi nhà ở đâu để có dịp tôi ghé .

Những ngày thi thì tôi rất thoải mái vì ... không làm được gì cả và thấy phòng thi lạ lẫm với giám thị trong và giám thị hành lang . Tôi quan sát trước và sau khi thi . Những mảnh đời sẽ khác biệt .

Ngày thi thứ 2 chỉ thi 1 môn (3 môn tổng cộng thôi). Nửa ngày cuối tôi không biết phải làm gì nên tìm đến cô gái kia . Vì cô gái chỉ nói ở chỗ đó và "chỗ đó" lại quá đông . Nhưng cuối cùng tôi tìm được đúng 6 giờ chiều hơi tối tối . Cô gái ngạc nhiên sao tìm được vì cô gái nói đại "chỗ đó". Tôi không hiểu tại sao và kể lại .

Buổi cơm chiều với cô gái và mẹ . Qua đó tôi biết được cô gái vừa mất ba . Lòng tôi trùng xuống . Sau bửa cơm là tôi tạm biệt để về quê . Cô gái đưa tôi từ nhà đến "chỗ đó". Nhìn lại quảng đường đi khá xa mà không hiểu tại sao tôi tìm đến được .

Đó là lần gặp cuối vì cô gái nói đừng tìm đến lần nữa vì nàng có những chuyện rất riêng .

Giờ cái nét cô gái Hàn nhìn hao hao . Tôi chấp nhận team up chỉ 2 người . Tôi ma mãnh hơn là hẹn nhau đi museum bằng xe bus ở trạm bus hơi xa vì ... tôi giả bộ tôi ở gần đó . Tôi không thích đi xe hơi vì ... dễ bị ói . Chuyến xe bus dài và đi bộ khiến tôi có cơ hội nói chuyện nhiều hơn với gái Hàn . Thu thập mọi thứ để viết bài chung thì cả hai đói lả và tôi có cơ hội bao gái hàn bữa ăn và nói chuyện tiếp .

Cứ thế tôi bày ra cùng nhau đi kiếm chỗ scan ảnh vào đĩa (cho dù tôi có máy scan), cùng nhau đến computer lab mà người đọc người type bài và sữa lỗi chính tả . Lúc nào tôi cũng nhìn gái Hàn với cặp mắt ướt át . Do nói chuyện nhiều thì tôi biết gái Hàn rất thích art và muốn làm nghệ sĩ art . Gái art thì ... lãng đãng thì thôi . Tôi rủ đi museum xem tranh surreal . Loại tranh khó xem nhất . Gái Hàn nhận lời và tôi ráng mượn sách art về trường phái surreal để học nhiều từ và xem nói cái gì qua từng mẫu art .

Gái Hàn lái xe đến gần bến xe bus đó (tôi đã đạp xe để gần đó luôn). Chúng tôi đi xe bus đến museum nghệ thuật . Đúng là các tranh và điêu khắc của surreal khá khó xem . Tôi ráng tưởng tượng tôi hiểu thế nào cho dù tôi chẳng biết là gì cả . Gái Hàn cứ cười vì biết tôi hiểu khá sai thể loại này . Tôi cứ giữ vẻ tự tin và cho rằng mỗi người mỗi cách nhìn và cảm nhận . Đôi lúc tác giả không thể nghĩ đến tại sao có nhiều người hiểu như thế và tôi trong số người đó . Bởi vậy người ta hay nói câu: "Art (or Beauty) is in the eye of the beholder".

Lần gặp nữa thì tại chính căn hộ của gái Hàn . Chúng tôi có cả 1 ngày với nhau với sự quá lãng đãn của gái nghành art . Lần hẹn sau thì xem gái Hàn vẽ tranh một lát thì có đàn ông vào nhà quá qua tự nhiên vào phòng ngủ và bếp rồi đi . Tôi hỏi là ai . Gái Hàn nói chồng hờ . Gái Hàn kể là muốn qua Mỹ nên cần chồng hờ . Thế là đầu óc tôi tối sầm và sụp đổ . Tôi lẳng lặng đi về và gái Hàn cũng chẳng quan tâm .

Sau cú sốc đó thì tôi tự nghĩ: "Tại sao tôi chỉ mong muốn làm quen với gái Việt, không là gái ngoại ?".
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Kỳ thi final của mùa học đến . Mọi người túi bụi học . Mọi thứ lặng lẽ . Chỉ có môn Toán và môn Social Science vật tôi vì quá khó . Đối lúc tôi muốn copy cái đề cho khoẻ bớt 1 môn nhưng cái tự ái của tôi quá lớn . Rồi final cũng qua đi và chờ kết quả . Môn Humanity thì quá dễ, không ngờ dễ đến mức độ đó và con "A" nắm chắc . Môn Toán tôi lấy "cần cù bù thông minh" thì hy vọng lấy "A". 2 môn ESL hy vọng "pass". Môn chụp hình điểm ra sao cũng được vì ít nhất "C".

Chỉ có môn Social Scence bí ẩn vì tôi làm bài không được . Do English yếu nên 50% câu hỏi hiểu mù mờ . Tôi nộp bài chót và hỏi thầy cho tôi cơ hội làm bài lại vào tuần sau . Ông thây vỗ vai tôi cười bí hiểm . Thầy quá già, không nghỉ hưu mà còn đi dạy .

Hôm nọ đi chợ gặp M. M nói M sẽ nghỉ học vì theo không nổi và cảm ơn tôi "dụ dỗ" học khiêu vũ trong mấy tháng qua và thấy vui . M dự tính đi Cali kiếm chồng vừa ý và kiếm việc phù hợp . Ở đây thì hãng xưởng dần dần đóng cửa nhiều cho dù các công ty high tech mọc lên như nấm . Mà M không biết gì high tech nên khó xin việc .

Gặp "thánh computer" V thì V nói học 3 môn Hè, bỏ làm work study nên sẽ giới thiệu tôi chuyển thế chỗ, đồng thời sẽ chuyển trườn mùa Fall tới . Tôi ngạc nhiên sao không học xong college 2 năm . V nói là:

- Sai lầm và lối mòn lớn nhất của sinh viên Việt mình là người học khá thì lại không chuyển sớm để học tốt hơn mà cố lấy bằng 2 năm vô dụng . Tao chuyển trường sớm cho tụi nó sáng mắt ra . Ở lỳ trong college này làm gì . Lên university mới biết có nhiều thứ tốt hơn .

Tôi không hiểu lắm . Nhưng đại khái theo ý V là sinh viên học giỏi nên lên University sớm hơn dự tính .

Kết quả final gởi về tôi ngạc nhiên là môn Social Science tôi được "A". Đúng là thầy già có lòng độ lượng . Nhưng nhờ chịu khó đọc cả cuốn sách dày nên tôi có nhiều từ vựng hơn và có thể đọc báo dễ dàng hơn một tí . Kết quả học mùa này xem ra mỹ mãn và tôi khoe với bất kỳ thanh niên nào .

Có 2 tuần rảnh trước khi vào học Hè, vì thế tôi rủ thử ít người trong building đi tới điểm du lịch kia xa đến 350km, đi thử trong ngày vì ... Tất cả chúng tôi rất ngại thuê hotel ở lại vì chưa có ai từng làm điều đó trong đời . Đa số chỉ đi theo đoàn lúc còn ở VN và người tổ chức lo hết .

Chiếc Corolla của tôi phải gồng ghánh 5 người thật khổ sở . Biết vậy tôi lấy chiếc Buick đi cho khoẻ . Anh em tôi thay phiên nhau lái tà tà theo bản đồ . Đôi lúc lái chậm quá xe tải phía sau bóp kèn nhẹ thúc đi nhanh hơn .

Lần đầu tiên đi xa hơi run và cảm thấy sợ sợ điều gì đó . Nhưng đây là tập dợt vì tôi đọc sách báo thì lái xe xa xuyên bang là chuyện thường tình của dân Mỹ và chúng tôi phải biết điều đó . Đây là bước đầu tiên để quen dần .

Nhờ có bản đồ kiếm được trước đó nên chúng tôi không khó tìm ra những exit cần thiết . Nhờ đi vậy chúng tôi hiểu exit có số được hiểu thế nào và dựa vào đó có thể biết số mile đi được và bao nhiêu mile sẽ đến . Mọi thứ có quy tắc khá chặt chẽ mà nào giờ chúng tôi không biết .

Gần trưa cũng đến nơi . Thấy có khu trò chơi nhiều chúng tôi xem giá vé, lè lưỡi không dám mua . Thấy có tàu đi dọc theo sông xem giá vé đi cho biết, chúng tôi cũng lắc đầu . Thôi đành đậu xe dạo cái phố nhỏ và xem ... người ta vui chơi ... để rồi nghĩ rằng sau này có việc làm thì có dịp đến nơi này vui chơi .

Món xôi và ít thứ bánh đem theo ăn dọc đường cuối cùng cũng tiêu hết trong bụng . Chúng tôi hỏi McDonald ở đâu để đến ăn (cho chắc ăn vì sợ vào nhà hàng không biết gọi món gì cho hạp khẩu vị). Ăn no nê xong chúng tôi về và thấy hơi vô duyên cho 1 chuyến đi khan khan tổng cộng 700km . Tối mịt mới về tới nhà và cả người ê ẩm vì ngồi lâu .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Hè tới tôi có thêm cái "job" khá nhàn: đưa 2 đứa nhóc đi camping và hết giờ thì đón về . Cha mẹ chúng bận rộn việc làm nên không thể đưa đón . Chỉ gởi con ở nhà nội buổi sáng và khi tôi đón về cũng trả ở nhà nội và chiều 5 giờ họ có thể đem con về . Chạy xe cẩn thận và từ tốn, vậy mà ai cũng biết :) Nhờ vậy mới có cái "job" nhỏ đó kiếm thêm chút tiền và hiểu thêm XH .

Trong building lại có đám cưới . Cái cửa ra vào thấy chữ Vu Qui . Ở building này ít ai biết ai rõ . Chỉ có liên quan nhiều hay "nhiều chuyện" mới biết . Thế là tôi gọi hắn hỏi là cô dâu là ai . Hắn nói trên lầu 3 lận, thật ra cô dâu này ăn ở với người ta 3 năm nay giờ cưới . Dĩ nhiên "rước dâu" ở nhà ba má . Trai quê như tôi khó hình dung "ăn ở chung với nhau trước", nhưng do đọc báo thì đó là xu thế của dân thành phố đông dân và đang có tại tp HCM.

Tôi lại tổ chức lái xe đi xa là đến thủ phủ của bang . Tôi nghe anh kia nói là cái toà nhà chính phủ to là có thể ra vào tự do và bên trong cũng đẹp . 5 chúng tôi trong building đi cùng nhau . Lần đi này chúng tôi có kinh nghiệm hơn là đi thật sớm, đem theo nước & đồ ăn vừa đủ vì ăn trưa fastfood ngon hơn lúc bụng đói .

Thủ phủ thì không nhỏ không lớn . Nó có nhiều toà nhà và 1 tòa nhà cổ to nhất là nơi làm việc của quốc hội bang . Đúng là ai vào cũng được . Bên trong cổ kính và đẹp như hồi ... xưa . 5 chúng tôi lơ ngơ láo ngáo như Hai Lúa lên Sài Gòn . Bảo vệ hỏi chúng tôi . Cả 5 dùng vốn tiếng Anh ESL nói chuyện . Nói qua lại thì cũng hiểu nhau và bảo vệ dẫn tôi đến quầy information để chờ tour miễn phí .

Tour này hay ghê, họ dẫn đi nhiều phòng và nơi trong cái toà nhà cổ này giới thiệu mọi thứ như lịch sử toà nhà, những ai làm nên Ohio, những bức tranh cổ, những phát triển của chính quyền ... Điều này tôi nhớ là UBND tp HCM thì cũng có tòa nhà đẹp nhưng lại đóng cửa . Sau cái tour gần 1 giờ thì chúng tôi sáng mắt ra nhiều thứ và gật gù lẫn nhau chuyến đi có giá trị và sẽ nói với nhiều người cứ tự nhiên đi .

Sau cái tour đó thì chúng tôi dạo quanh cái công viên đang xây ở gần và có cái thư viện cũng đang tu bổ nhưng vẫn mở cửa . Chúng tôi vaò thì thấy đẹp vì vừa cổ kính vừa hiện đại . Lang thang qua các kệ sách thì thấy sác nhiều quá chừng . Đúng là thư viện trung tâm của bang . Dạo sơ sơ thôi chứ không thể nào dạo hết cả bên trong thư viện . Chúng tôi đi ra mà mong sẽ có ngày quay lại . Thư viện và cái capitol (toà nhà chính phủ) thì có dịch vụ cho thuê chỗ để chụp hình cưới . Vậy cũng hay . Bên trong đẹp và cổ kính thì chụp hình cưới có gì bằng .

Qua 2 chuyến đi vừa qua (chuyến nào cũng chỉ trong ngày) thì tôi nhận ra là tại sao không đi thường xuyên hơn để ngắm nhiều thanh phố lớn nhỏ trong vòng bán kính 300km ? Cứ sáng sớm đi và tối mịt về tới nhà cũng hay . Như vậy thanh niên trong building này mở rộng tầm mắt hơn .

Anh em tôi lại tiếp dọn 2 nhà ra khỏi building . 1 nhà move tới nhà thuê khác gần đó vì họ cần 3 phòng và rộng hơn trong lúc building chỉ có căn hộ 1 hoặc 2 phòng mà thôi . 1 nhà move chỗ khác vì tiện đường để đi xe bus hoặc lái xe đi làm việc cho thanh viên trụ cột . Lão chủ chúc mừng và hy vọng 2 gia đình vẫn tiếp tục sống "đạm bạc" để có tiền đặt cọc mua nhà trả góp . Lão chủ nói với đám thanh niên giúp dọn:

- Cũng sẽ có 2 gia đình có con gái trẻ đến đây . Tụi bây chuẩn bị thăm hỏi .

Ai cũng cười vì cai cũng từng bị mắc lỡm lão chủ 1 hay nhiều lần .

Đến giờ này, những lá thư làm quen từ VN vẫn gởi đến nhưng ít hơn . Tôi vẫn phân phối các lá thư cho bất kỳ thanh nam nào cần . Có 1 thanh nam (gọi là Z) hơi lạ tìm đến tôi xin thư . Tôi cho luôn 10 lá và nói cứ viết thư hết cho cả 10 và thời gian chỉ còn 1 là cưới . Tôi nói đùa vậy nhưng lại là định mệnh của hắn .

(kể chuyện vượt thời gian)

Z là con của 1 gia đình HO lỏng lẻo . Cha "học tập cải tạo về" thì hay bỏ nhà đi làm tứ tung vì chán gia đình . Mẹ là cô giáo cấp 1 trước 75 đến giờ nhưng lại bị tị tẹo với cán bộ khi cha đi học tập cải tạo . Z không được lo ăn học vì hoàn cảnh nào đó nên chỉ học hết lớp 8 . Qua đây thì cha cũng bỏ đi cho nên 2 mẹ con côi cút .

Z đi làm khá siêng nhưng khá "thật thà". Từ khi Z xin thư từ tôi thì trở thành bạn và tôi cũng hay mời tới khi có họp mặt để xem phim hay chuyện gì đó không liên quan tới học nhóm (vì học nhóm thì Z không thể tham gia). Z hay khoe những lá thư hồi âm và xem chuyện viết thư là nguồn giải trí và giết thời gian rảnh .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Một hôm Z tìm đến tôi vừa lo và vừa vui nói với tôi:

- Em đi về VN thăm 3 cô và chọn 1 để cưới .

Tôi giật mình vì ... không nghĩ chuyện nó "nghiêm trọng" đến thế kia . Z tiếp:

- Anh tư vấn cho em xem ai hợp với em .

Z trình bày 3 người và tôi nói:

- Cả 3 sẽ không bền với mày vì họ ... hơi cao quá . Nếu chỉ muốn là "nghĩa hiệp" là giúp đưa sang đây thì mày chọn cô nào mày thích nhất .

Tôi bức rức thời gian và tự cho rằng lỗi của Z chứ không phải tôi . Z về VN thật và thăm cả 3 cô và mỗi cô có 1 cuốn album chụp chung riêng . Đúng là Z có số hưởng . Cuối cùng Z chọn 1 cô giáo Anh Văn mới ra trường và nói với tôi:

- Em liều . Em biết thế nào cũng bị bỏ . Nhưng em này đẹp quá anh .

Từ đó vắng bóng Z vì Z lo làm 2 job . Cô kia nhà nghèo và ra điều kiện là xây nhà 2 tầng lầu cho ba mẹ rồi mới cưới . Khoảng hơn 1 năm sau đó cưới thiệt và cái nhà lầu Z tốn khoảng $15K.

2 năm sau Z ra mắt vợ . Sự chênh lệc khá rõ giữa 2vc làm cho mọi người ái ngại giùm Z . Tôi cũng thấy tận mắt 1 trong hơn 400 cô gái viết thư làm quen với "nhóm thanh niên buồn chán" trong building . Tôi ngẫm nghĩ trong cộng đồng này có ai khác nữa không ? Hay chỉ có Z là thành công ?

Z & vợ có con, nghe nói 2 vc lục đục nhau suốt vì Z đơn giản và chỉ biết làm và sống . Vợ Z thì vốn là cô giáo trẻ dạy Anh Văn và tiếp xúc nhiều kiến thức cũng như tầm mắt rộng .

Họ sống với nhau 10 năm không hạnh phúc và chia tay . (Đến giờ tôi vẫn còn day dứt chút chút chuyện cho Z 10 lá thư . Nếu tôi không cho thì Z có bị vậy không ?)

(trở lại mạch chuyện)

Thế cũng gần 1 năm qua Mỹ và đủ 4 mùa: Hè, Thu, Xuân, lại Hè ... Ba mẹ tôi làm việc vẫn bình thường và không đổi job . Trong nhà thì chưa thay đổi nhiều vì không có nhu cầu để mua sắm thêm . Những nhu cầu bình thường và phải sắm thì đương nhiên phải bỏ tiền ra mua; nhưng chẳng tốn kém bao nhiêu cả . Do dân quê, quen sống với ít nhu cầu nên mọi chuyện rất ổn .

Tôi lao đầu vào học mùa Hè . Work study của tôi chuyển từ bên building thể thao sang thế chỗ của V nhưng chỉ làm trong 2 mùa chính vì fund hết . Như vậy hè này tôi chỉ có 3 nguồn thu nhập: nhà hàng, đánh máy, đưa đón trẻ trong mùa Hè.

Môn Social Science là môn Nhân Chủng Học . Cuốn sách dày to nhiều hình hết $25, đau thiệt . Môn Humanity là lịch sử phát triểng nghiệ thuật của Mỹ . Cũng cuôn sách to và rất nhiều hình hết $35, càng đau hơn . Nhưng nghĩ lại cả hai môn đều lý thú cho ai ham thích mới lạ . Tôi tự nhủ đây là 2 môn mở mang kiến thức, có bị điểm C thì cũng an lòng .

Với các môn ... "phụ" thì tiền sách cũng không phải rẻ . Do đó tôi hiểu sinh viên Việt tránh né mọi môn "phụ" tốn kém và khó để vừa giảm chi vừa lấy "A" dễ . Chắc chắn rằng đó không phải cách học hay . Nhưng tôi tự cho rằng tồn tại các thầy cô dễ và môn dễ thì có lý do nào đó . Nếu dạy đúng thì 99% sinh viên Việt không qua khỏi cái college này .
 

tuaninforvn

Xe đạp
Biển số
OF-464052
Ngày cấp bằng
22/10/16
Số km
16
Động cơ
155,318 Mã lực
Em comment ủng hộ cho cụ có hứng viết bài
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,023
Động cơ
313,422 Mã lực
Truyện hấp dẫn lắm cụ ạ, mong cụ tiếp tục.
 

Hà Tam

Xe điện
Biển số
OF-339987
Ngày cấp bằng
24/10/14
Số km
3,586
Động cơ
328,231 Mã lực
Hè tới tôi có thêm cái "job" khá nhàn: đưa 2 đứa nhóc đi camping và hết giờ thì đón về . Cha mẹ chúng bận rộn việc làm nên không thể đưa đón . Chỉ gởi con ở nhà nội buổi sáng và khi tôi đón về cũng trả ở nhà nội và chiều 5 giờ họ có thể đem con về . Chạy xe cẩn thận và từ tốn, vậy mà ai cũng biết :) Nhờ vậy mới có cái "job" nhỏ đó kiếm thêm chút tiền và hiểu thêm XH .

Trong building lại có đám cưới . Cái cửa ra vào thấy chữ Vu Qui . Ở building này ít ai biết ai rõ . Chỉ có liên quan nhiều hay "nhiều chuyện" mới biết . Thế là tôi gọi hắn hỏi là cô dâu là ai . Hắn nói trên lầu 3 lận, thật ra cô dâu này ăn ở với người ta 3 năm nay giờ cưới . Dĩ nhiên "rước dâu" ở nhà ba má . Trai quê như tôi khó hình dung "ăn ở chung với nhau trước", nhưng do đọc báo thì đó là xu thế của dân thành phố đông dân và đang có tại tp HCM.

Tôi lại tổ chức lái xe đi xa là đến thủ phủ của bang . Tôi nghe anh kia nói là cái toà nhà chính phủ to là có thể ra vào tự do và bên trong cũng đẹp . 5 chúng tôi trong building đi cùng nhau . Lần đi này chúng tôi có kinh nghiệm hơn là đi thật sớm, đem theo nước & đồ ăn vừa đủ vì ăn trưa fastfood ngon hơn lúc bụng đói .

Thủ phủ thì không nhỏ không lớn . Nó có nhiều toà nhà và 1 tòa nhà cổ to nhất là nơi làm việc của quốc hội bang . Đúng là ai vào cũng được . Bên trong cổ kính và đẹp như hồi ... xưa . 5 chúng tôi lơ ngơ láo ngáo như Hai Lúa lên Sài Gòn . Bảo vệ hỏi chúng tôi . Cả 5 dùng vốn tiếng Anh ESL nói chuyện . Nói qua lại thì cũng hiểu nhau và bảo vệ dẫn tôi đến quầy information để chờ tour miễn phí .

Tour này hay ghê, họ dẫn đi nhiều phòng và nơi trong cái toà nhà cổ này giới thiệu mọi thứ như lịch sử toà nhà, những ai làm nên Ohio, những bức tranh cổ, những phát triển của chính quyền ... Điều này tôi nhớ là UBND tp HCM thì cũng có tòa nhà đẹp nhưng lại đóng cửa . Sau cái tour gần 1 giờ thì chúng tôi sáng mắt ra nhiều thứ và gật gù lẫn nhau chuyến đi có giá trị và sẽ nói với nhiều người cứ tự nhiên đi .

Sau cái tour đó thì chúng tôi dạo quanh cái công viên đang xây ở gần và có cái thư viện cũng đang tu bổ nhưng vẫn mở cửa . Chúng tôi vaò thì thấy đẹp vì vừa cổ kính vừa hiện đại . Lang thang qua các kệ sách thì thấy sác nhiều quá chừng . Đúng là thư viện trung tâm của bang . Dạo sơ sơ thôi chứ không thể nào dạo hết cả bên trong thư viện . Chúng tôi đi ra mà mong sẽ có ngày quay lại . Thư viện và cái capitol (toà nhà chính phủ) thì có dịch vụ cho thuê chỗ để chụp hình cưới . Vậy cũng hay . Bên trong đẹp và cổ kính thì chụp hình cưới có gì bằng .

Qua 2 chuyến đi vừa qua (chuyến nào cũng chỉ trong ngày) thì tôi nhận ra là tại sao không đi thường xuyên hơn để ngắm nhiều thanh phố lớn nhỏ trong vòng bán kính 300km ? Cứ sáng sớm đi và tối mịt về tới nhà cũng hay . Như vậy thanh niên trong building này mở rộng tầm mắt hơn .

Anh em tôi lại tiếp dọn 2 nhà ra khỏi building . 1 nhà move tới nhà thuê khác gần đó vì họ cần 3 phòng và rộng hơn trong lúc building chỉ có căn hộ 1 hoặc 2 phòng mà thôi . 1 nhà move chỗ khác vì tiện đường để đi xe bus hoặc lái xe đi làm việc cho thanh viên trụ cột . Lão chủ chúc mừng và hy vọng 2 gia đình vẫn tiếp tục sống "đạm bạc" để có tiền đặt cọc mua nhà trả góp . Lão chủ nói với đám thanh niên giúp dọn:

- Cũng sẽ có 2 gia đình có con gái trẻ đến đây . Tụi bây chuẩn bị thăm hỏi .

Ai cũng cười vì cai cũng từng bị mắc lỡm lão chủ 1 hay nhiều lần .

Đến giờ này, những lá thư làm quen từ VN vẫn gởi đến nhưng ít hơn . Tôi vẫn phân phối các lá thư cho bất kỳ thanh nam nào cần . Có 1 thanh nam (gọi là Z) hơi lạ tìm đến tôi xin thư . Tôi cho luôn 10 lá và nói cứ viết thư hết cho cả 10 và thời gian chỉ còn 1 là cưới . Tôi nói đùa vậy nhưng lại là định mệnh của hắn .

(kể chuyện vượt thời gian)

Z là con của 1 gia đình HO lỏng lẻo . Cha "học tập cải tạo về" thì hay bỏ nhà đi làm tứ tung vì chán gia đình . Mẹ là cô giáo cấp 1 trước 75 đến giờ nhưng lại bị tị tẹo với cán bộ khi cha đi học tập cải tạo . Z không được lo ăn học vì hoàn cảnh nào đó nên chỉ học hết lớp 8 . Qua đây thì cha cũng bỏ đi cho nên 2 mẹ con côi cút .

Z đi làm khá siêng nhưng khá "thật thà". Từ khi Z xin thư từ tôi thì trở thành bạn và tôi cũng hay mời tới khi có họp mặt để xem phim hay chuyện gì đó không liên quan tới học nhóm (vì học nhóm thì Z không thể tham gia). Z hay khoe những lá thư hồi âm và xem chuyện viết thư là nguồn giải trí và giết thời gian rảnh .
Cụ chủ thớt hé lộ đi thăm thủ phủ bang Ohio, đó là thành phố Columbus, có lẽ dần dần hé lộ thời đó cụ chủ ở thành phố nhỏ hay trị trấn nào ở OH.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Làm lạ có vài tên đảng viên tung 1 chùm post binh vực bà này . Thì ra trong cùng đảng .Hai môn đều viết bài, không có kiểm tra . Đến lúc này tôi nghiệm ra rằng là sinh viên Việt đa số rất ngại các thầy chỉ cho viết bài . Vì viết bài phải đi thực tế hoặc lục sách tìm kiếm mà trích dần hoặc tóm tắt .

Do hồi ở VN tôi có thầy có 1 kho sách và thường xuyên mua báo giùm thầy cho nên tôi có sở thích đọc sách . Vì thết viết và đọc thì có lẽ hạp với tôi hơn là học thuộc để kiểm tra .

Chỉ có mình tôi là Việt trong 2 cái lớp này . Đa số sinh Viên Việt học hè thì chăm vào Toán, Hóa, Anh Văn hơn là các nhóm môn "phụ" . Hơn nữa, lối học theo bè theo nhóm thì tùy theo đầu nhóm (thường là những cựu sinh viên ở VN) mà những người theo học . Giờ tôi chính thức lẻ loi vì đã qua 2 mùa mà không theo nhóm nào hoặc tạo ra nhóm riêng . Kệ, như vậy tự do và phóng khoáng hơn trong việc lĩnh hội những cái mới mà ở quê tôi không thể tưởng tượng nổi :)

Trở lại việc đưa đón 2 học sinh nhỏ tham gia chương trình Hè (thay vì cho ở không ở nhà nội). Nhờ việc này tôi cũng mở mắt cái thế giới Hè của học sinh .

Thường thì học sinh không học Hè, chỉ tham gia các chương trình sinh hoạt Hè không liên quan đến trường như: art camp, sport camp, music camp ... Đủ loại chương trình để học sinh tham gia . Các tổ chức tư nhân, nhà thờ, các công ty chuyên tổ chức cho tuổi trẻ, ... mặc sức mà lùa hốt học sinh .

Mỗi thành phố đều có park district (sở công viên). Park district cũng có chương trình Hè cho học sinh và phong phú hơn + nhiều hơn các nhà thờ hay các tổ chức tư nhân vì cơ sở vật chất nhiều và rộng khắp cả thành phố . Sở này sở hữu nhiều công viên và các toà nhà trong công viên, cũng như nhiều văn phòng lớn . Cộng với ngân sách từ thuế rất dồi dào cho nên lệ phí khá thấp (vì thuế bù lỗ) và được nhiều người cho con tham gia .

Hai học sinh tham gia camp gì gì (quên tên) là chủ yếu vui chơi đồng đội và học mấy thứ đơn giản như thắt dây, dựng lều, ... Chẳng có gì lớn lao, chủ yếu có chỗ chơi mà có người quản và thêm bạn bè mới . Cả nhóm có 2 trưởng (học sinh lớp 10-12) canh chừng và 1 chỉ huy . Khi tôi đưa đến thì ký tên gởi, khi đón về ký tên nhận . Cha mẹ 2 học sinh này đã ghi danh tên tôi trong nhóm đưa đón để tránh đưa đón nhầm .

Phải nói rằng các cháu học sinh Da Trắng mạnh mẽ, năng động, dễ thương, ... hơn hẳn các cháu Việt vì cha mẹ chúng có cả XH ở đây . Các cháu Việt thì cha mẹ chúng khó hòa đồng nên có cái gì đó không tự nhiên và có khoảng cách cho dù các cháu Việt nói tiếng Anh không thua gì ai (vì sinh ra và lớn lên ở đây). Điều này làm tôi suy nghĩ và quan sát nhiều hơn .

3 cô gái tôi chọn viết thư riêng thì tiến triển tốt . Ai cũng viết thư dài cả và chữ lại đẹp . Lúc đầu tôi viết thư, nhưng sau đó tôi đánh máy cho nhanh và viết nhiều hơn . Nội dung của các lá thư chỉ là "văn miêu tả" những gì xung quanh và những suy nghĩ đoạn đường ngắn trước mắt . Nói chung tôi rất vô tư vì nghĩ rằng 3 cô gái kia chỉ là 3 học sinh cuối cấp 3 và như là 3 đứa em gái bé bỏng .

Buổi thứ 2 của môn Humanity là có đề bài viết rồi (muà Hè ngắn ngủi mà). Đề bài khá đơn giản nhưng có thể khó . Đề bài đại loại là đến 1 viện bảo tàng nghệ thuật, chọn 2 tác phẩm của nghệ sĩ Mỹ có in trên postcard, brochure hoặc thứ gì có thể lấy free hoặc rẻ tiền (như postcard), sau đó tìm đến xem tận mắt và cảm nhận, và rồi viết bài dựa theo những gì đã giảng trên lớp .

Có thể hôm sau tôi bắt tay viết bài ngay và thời gian thực hiện là giữa lúc thời gian đưa đón 2 học sinh kia . Tôi hỏi vài người trong lớp có join với tôi đi museum không nhưng không ai nhận lời . Kệ, ít ra tôi mở miệng được với vài người không quen .
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực
Art Museum thì tôi đi rồi cho nên không lạ lắm . Tôi dễ dàng chọn 2 postcard của 2 bức tranh trong gift shop chỉ 25xu mỗi cái và đi tìm nơi có 2 bức tranh . Phát hiện ra chỉ có 1 tác giả là của Mỹ và rồi tôi đi chọn lại post card khác . Mỗi bức tranh tôi dành cho 20 phút xem với góc độ khác nhau .

Trong lúc xem 2 tranh thì tôi thấy không biết cơ mang nào các nhóm học sinh hoạt động Hè đi qua . Thì ra học sinh ở đây được cho đi xem art ngay từ nhỏ vì thế có 1 tỉ lệ nào đó thích art hoặc có hiểu biết art . Dĩ nhiên tỉ lệ lớn không cần biết art nhưng ít ra có cơ hội xem art trong lứa tuổi học sinh . Và rồi đi hhọc college hay university thì lại tiếp tục xem art vì bắt buộc như thế để làm bài . Có thể nhờ vậy dân làm art có vị trí trong xã hội .

Tôi nghiền ngẫm nếu university ở VN có môn Nhân Văn với tựa đề "Nghệ thuật đương đại của Việt Nam" thì sinh viên viết bài thực tế sẽ như thế nào ? Nếu ở tp HCM, Hà Nội, Huế thì có viện bảo tàng, nhưng Cần Thơ, Nha Trang, ... thì sao ?

Tôi từ từ hình thành sự so sánh giữa Mỹ và Việt Nam . Dĩ nhiên một đất nước vừa xong chiến tranh (1989 mới hết chiến tranh vì rút quân khỏi Campuchia) thì khó lòng so sánh . Nhưng ý tôi là những gì mang đậm tính Việt Nam thì học cách nào qua thực tế . Có thể chỉ hhọc qua cách thực tế trong dân gian chứ không thể qua các viện bảo tàng .

Nói đến đây tôi nhớ Sơn Nam, Lưu Nhất Vũ & Lê Giang . Họ là những con người miệt mài thu thập những gì còn sót lại của dân gian Miền Tây . Tôi nhớ rất rõ LNV & LG có đi ngang qua địa phương tôi để ghi lại dân ca từ một bà già 89 tuổi . Ấn tượng đó khiến tôi mua ủng hộ cuốn "Dân Ca Bến Tre" họ viết và xuất bản trước đó . Đến giờ tôi còn nhớ 2 câu của 1 bài:

"Cầu cao ván yếu ... í ... á ... giò run
Anh qua anh qua chẳng đặng"

Và họ có 1 bài 1 thời nổi như cồn là "Ra Giêng Anh Cưới Em" mà đi đâu cũng nghe hát râm rang từ bàn nhậu cho đến tivi .

Thế là tối đó tôi đánh bài 1 hơi dài cho xong để đi nhờ English tutor sửa lại từ từ cách dùng từ và câu cú . Hy vọng tôi pass môn này không chật vật lắm . Tôi vẫn đọc sách và nhất định không chừa lại trang nào trong các chapter thầy dạy .

Mới qua 2 buổi thì tôi hiểu được đại khái là nghệ thuật Mỹ rất lép vế trước nghệ thuật Châu Âu . Do đó họ nhập cảng nghệ thuật châu Âu mạnh mẽ và âm thầm phát triển nghệ thuật mang bản sắc riêng rộng khắp và không muốn cạnh tranh . Tức là nghệ thuật Châu Âu là cốt lõi nhưng nghệ thuật Mỹ là nền tảng và rộng khắp . Nghệ thuật Mỹ chỉ dựa trên ý chính: "bất cứ ai cũng có thể làm nghệ thuật" chứ không cần phải biết vẽ và biết tạc tượng mới có thể làm nghệ thuật .

Nhờ vậy nền nghệ thuật Mỹ cho ra đời vài trường phái mới (quên) và phát triển phụ thêm các trường phái đang nổi trội và gây tranh cãi (như surreal, Picasso, đường phố, v.v.)
 

114hangbong

Xe cút kít
Biển số
OF-663750
Ngày cấp bằng
30/5/19
Số km
15,023
Động cơ
313,422 Mã lực
Cụ viết từ từ và chi tiết việc học nghệ thuật bên đó nhé. Em rất quan tâm đấy, cảm ơn cụ nhiều ạ.
 

SubaruLover

Xe tăng
Biển số
OF-341013
Ngày cấp bằng
1/11/14
Số km
1,409
Động cơ
288,407 Mã lực


Theo cách thầy ra bài viết thì sinh viên nào chịu làm thì ít nhất có điểm B. Vì phần viết chỉa 1/4 số điểm . Các phần khác như đi đến, postcard/hình\/brochure cắt ra, tác giả + thông tin tác phẩm (năm, trường phái, chất liệu, ...) là được 3/4 số điểm . Sinh viên kiếm A chỉ dựa vào phần viết . Phần viết không giới hạn bao nhiêu chữ, chỉ nói lên cái cảm xúc, hoặc cái hiểu, hoặc sự ảnh hưởng của tác phẩm, hoặc ... (nhiều tùy chọn). Do đó sinh viên mặc sức chọn mà viết và dẫn đến phong phú trong cách nhìn nhận về tác phẩm .

Có người không cảm nhận được tác phẩm thì họ không thể viết, do đó họ chọn tùy chọn khác, ... Cách ra bài và chấm bài kiểu này thường rất khó cho giảng viên vì quá nhiều tùy chọn và sinh viên khi xong lớp thì ... không giống nhau về lĩnh hội . Tức là người ta chấp nhận mỗi một người nhìn nhận về cái gì đó tổng thể (vd lịch sử nghệ thuật) theo nhiều cách khác nhau . Cũng tức là chấp nhận sự khác biệt .

Với thầy chỉ ra bài kiểm tra và câu hỏi khoanh abcd thì sinh viên chỉ học bài và sau khi xong lớp thì ... giống nhau (không có khác biệt về kiến thức, trên ly thuyết là thế). Do vậy cùng 1 môn, có thầy này cô kia, kiểu dạy này kiểu dạy kia, ... Tổng thể thầy cô, chương trình, sinh viên, kiến thức chung là những khác biệt và phong phú . Cách dạy khác nhau và chấp nhận khác biệt về lĩnh hội và kiến thức đã có từ mẫu giáo .

Xem ra tôi có vẻ hạp với kiểu dạy linh động và chấp nhận sự khác biệt hơn là học thuộc đến giờ kiểm tra cứ khoanh abcd .
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top