[Funland] Thế giới ngầm dưới nước sông Đà

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,727
Động cơ
331,801 Mã lực
Em ngao du bất chợt lắm cụ ơi!:D. Có những chuyến đi là vì việc nọ ví dụ như họp hành nhưng đến nơi nghe nói có việc kia thấy hay hơn vậy là bỏ đi luôn. Trong làng báo em vẫn là một kẻ cô độc là vì thế ạ!
Kể ra có clip như nhiều youtuber vẫn làm thì sinh động hơn cụ ạ.
 

QN. Trần Tài

Xe đạp
Biển số
OF-451151
Ngày cấp bằng
6/9/16
Số km
49
Động cơ
207,395 Mã lực
Tuổi
37
em oánh dấu tối về đọc ạ
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,323 Mã lực
Tuổi
43
Nhờ đọc bài của cụ em mới biết về những cái chợ trên sông như thế này. Mỗi điểm chợ họp có lịch rõ ràng trong tuần hả cụ. Mở chợ luôn trên bến sông? Dân quanh đó nghe loa gọi là biết có thuyền đến bán hàng ạ.
Dân cứ nhớ ngày là tự động ra theo phiên cụ ah
 

Thiệu90pt

Xe đạp
Biển số
OF-599891
Ngày cấp bằng
19/11/18
Số km
19
Động cơ
126,490 Mã lực
Tuổi
24
Nhà e ở hạ nguồn sồng Đà.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,789
Động cơ
428,790 Mã lực
Tóm lại, tài nguyên cạn kiệt. Dân khó mưu sinh
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,323 Mã lực
Tuổi
43
Đi buôn đường thủy cách đây 10-15 năm mới kiếm ăn vì đường xá đi lại khó khăn . giờ dân đi nghỉ hết rồi
Vâng dù sa sút nhưng những xã ven bờ sông vẫn cần chợ phiên kiểu tiện lợi và rẻ thế này cụ ạ
 

hacvuphong

Xe tăng
Biển số
OF-377304
Ngày cấp bằng
12/8/15
Số km
1,282
Động cơ
252,093 Mã lực
Nơi ở
Chốn thiên đường
Vâng dù sa sút nhưng những xã ven bờ sông vẫn cần chợ phiên kiểu tiện lợi và rẻ thế này cụ ạ
Sau bài viết về chết đói chợ Xanh huyện Yên Khánh. Cụ có bài viết về lý do người Nhắng dẫn đường cho TQ năm 1979 k?
 

newch

Xe tăng
Biển số
OF-295001
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
1,993
Động cơ
333,427 Mã lực
Sau bài viết về chết đói chợ Xanh huyện Yên Khánh. Cụ có bài viết về lý do người Nhắng dẫn đường cho TQ năm 1979 k?
Dân tộc này sống cả 2 bên biên giới, họ ko có quốc gia nào cả. Bên nào khoẻ thì theo thôi.

Nhưng bây giờ hoà bình mọi người cũng quên chuyện cũ rồi.

Anh của bạn em nhà trên LC có cô vợ người Nhắng rất xinh
 

Snake master

Xe tăng
Biển số
OF-506097
Ngày cấp bằng
21/4/17
Số km
1,244
Động cơ
279,128 Mã lực
bài của cụ rất hay về những cuộc sống bình dị đời sống hàng ngày ạ
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,323 Mã lực
Tuổi
43
Cảm ơn các cụ các mợ đã động viên và rót rượu ạ!
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,413
Động cơ
243,323 Mã lực
Tuổi
43
Sau bài viết về chết đói chợ Xanh huyện Yên Khánh. Cụ có bài viết về lý do người Nhắng dẫn đường cho TQ năm 1979 k?
Dạ đề tài đó em chưa tìm hiểu mà có cụ trên này đã trả lời rồi đấy ah
 

Sazi

Xe điện
Biển số
OF-696271
Ngày cấp bằng
27/8/19
Số km
2,794
Động cơ
129,028 Mã lực
Hay, nhiều chữ ít ảnh.
Phóng sự off nên nhiều ảnh ít chữ
 

Muon_biet

Xe cút kít
Biển số
OF-186880
Ngày cấp bằng
25/3/13
Số km
16,563
Động cơ
541,395 Mã lực
Nơi ở
Đống Đa, Hà Nội
BÀI I. NHỮNG ĐÊM TRONG HẦM CHUỘT

Người trên bờ ít biết đến một thế giới ngầm vô cùng sinh động của sóng nước sông Đà. Những con đường “tơ lụa” trên dòng sông xanh ngắt vắt lên miền biên viễn. Những chiếc thuyền chợ chật ních gà lợn, chuột bọ với cánh lái buôn có thể ngủ ngồi hàng tuần xen lẫn với các thùng hàng cao ngất nghểu. Những cửu vạn có thể vác 1,5 tạ hàng băng băng ngược dốc hay chống sào đẩy hãm cả một thuyền hàng chục tấn…

I. Chủ thuyền Mạnh Phi cùng tôi xuống thuyền trong ánh mắt ái ngại, ướt rượt, buồn lo của người vợ trẻ. Anh đang sốt phát ban, đi khám, bác sĩ bảo kiêng gió, kiêng nước cả tuần nhưng vẫn nhất mực đòi đi vì đống hàng hóa đã ấp đầy trên khoang, không đi không được. Túi xách anh mang theo người, ngoài ít quần áo tư trang còn có cả một vốc thuốc to với những viên nhộng xanh đỏ.

Thuyền chợ có tất cả 3 tuyến dài, trung, ngắn với khoảng 15 chiếc. Thuyền anh Mạnh chạy tuyến trung, cả đi lẫn về hết đúng bảy ngày bảy đêm, qua 13 chợ tất cả. Lúc xuống bến tôi thấy đã có mấy chiếc thuyền thả neo sẵn. Dù sáng mới chạy, nhưng tất cả thương hồ đã ken kín hàng cùng người trên tàu Mạnh Phi từ chập tối. Muốn vào khoang thuyền, tôi phải lách qua đủ thứ tạp pí lù. Mấy con lợn thịt ủn ỉn ở mũi thuyền cùng vài chục con lợn giống lúc nào cũng cuồng chân cắn phá vách. Vài chục chiếc bu gà xếp lớp chình ình, luôn miệng quang quác, tao tác rầm mui. Hàng xếp cao tận nóc tàu. Hàng tràn lan lối đi. Hàng len từng kẽ hở, khe trống.


Một bến thuyền chợ (ảnh báo Hòa Bình)
Mấy chiếc bóng điện đỏ đọc cũng không sao xua nổi bóng tối dày đặc bủa vây hầm tàu. Mắt chưa kịp quen với bóng tối khiến tôi vấp ngã dúi dụi, đầu, chân, thân mình va đôm đốp vào một cái gì động đậy. Thốt nhiên, từ một manh chiếu rách tươm, từ một chiếc chăn nhàu nhĩ bỗng thò ra một đám tóc rối bù, lấp ló khuôn mặt vàng ệch cùng tiếng ho sù sụ xen lẫn lời cắn cảu: “Đi đứng mắt mũi để đâu thế?”.

Lối đi ngổn ngang người nằm. Người vắt vẻo trên những chiếc võng móc tạm sát sạt nóc. Người thò chân, thò đầu qua kẽ hở của những đống hàng ngáy pho pho. Người trải chiếu sát cầu thang hay vạ vật ngay cạnh nhà vệ sinh sền sệt nước rác co quắp. Trên con tàu hai tầng chiều dài chắc khoảng hơn hai mươi mét, lèn kín khoảng gần trăm tấn hàng cùng cỡ 50 người đủ hạng từ chủ thuyền, khách buôn đến dân cửu vạn trong đó có gần chục cặp vợ chồng.



Một bè cá trên sông
Mỗi thuyền nhân đều kè kè trên tay một bao tải chăn, chiếu. Thương hồ thuyền chợ thuê chỗ theo khoảnh. Mỗi khoảnh dài 1,5m, rộng chừng 1m một lượt tuần chợ có giá thuê từ 250-300.000đ. Những lượt chợ đầu, hàng lèn đầy ắp, không có chỗ nên ngủ ngồi thường xuyên. Theo mỗi phiên chợ, hàng cứ vơi dần, họ mới được đặt lưng xuống sàn. Mới đầu là nằm co nằm quắp rồi duỗi thẳng chân tay trong những cái khe hở do hàng hóa chất cao tận nóc tạo ra, luôn nơm nớp cảm giác hàng chực đổ đè vào người.

Không có chỗ ở cố định trên tàu nên cứ thấy ở đâu hở ra đủ lọt thân mình là vạ vật. Mùa hè, sau cả ngày khối kim loại bị nung nấu dưới nắng, khoang tàu nóng như rang, người ta kéo nhau lên boong, lên nóc hay mắc võng gần…nhà vệ sinh cho dễ ngủ. Mùa đông, cứ thấy chỗ nào đông người là họ rúc vào. Buổi đầu tiên ngủ trên tàu, manh chiếu mỏng vẫn không xua nổi cái lạnh buốt lưng, thấu tủy. Cái lạnh len vào từng đường gân, thớ thịt tỏa ra từ cái sàn bằng sắt giá băng, tôi gần như thức trắng.



lên thuyền chợ (ảnh báo Tuổi Trẻ),
Mờ sáng, sau một hồi còi dài âm u, con tàu chợ xình xịch máy nổ, khét mù mùi khói dầu, từ từ rời bến Kênh. Mặt nước những ngày đại hàn bốc khói nghi ngút như trong nồi luộc bánh. Hơi nước giăng mờ màu xanh ngằn ngặt vốn có của Đà giang. Tối thứ hai, đã có kinh nghiệm, tôi lần xuống hầm tàu, nơi kín gió và có sàn gỗ ngả lưng. Mùi dầu máy, cứt gà, cứt lợn, cứt chuột cùng mùi ngầy ngậy, ngai ngái của mấy chục con người nằm xếp lớp xộc lên tận óc.

Chị Lan và chị Hoan sẵn sàng nằm nép lại nhường tôi nửa cái chăn, dẹp mấy cái xoong, chảo, nồi niêu để dọn một chỗ ngủ dài nhất nhưng tôi vẫn phải thò nửa chân ra ngoài vì sàn rất ngắn. Ngủ hầm tàu, tay người nọ chạm vai người kia, chân người này gác lên thân kẻ nọ cũng là chuyện vặt, dù là nam hay nữ, trẻ hay già, thân hay sơ.

Trên cái sàn tàu chật chội người ta nấu ăn, tán chuyện, cãi nhau thậm chí yêu đương và đánh lộn. Thế nên mới có chuyện ở thuyền ông Hậu đang đêm có một ông chồng thò tay lên bụng vợ tự nhiên giật thột vì đôi bàn tay…đàn ông không phải của mình. Dậy, túm lấy bàn tay lạ làm chứng, cãi nhau một thôi một hồi bất phân thắng bại ông đành dựng cả chủ thuyền làm trọng tài. Đến nước này anh chàng kia mới tửng tưng, chầy cối cãi rằng: “Có phải tại tao đâu? Vợ mày đặt tay vào người tao, kéo tay tao đấy chứ”.


Ngủ trong thuyền chợ
Lại có chuyện vợ chồng nhà nọ “yêu nhau” mê mệt ngủ quên tới sáng để cả sàn tàu phải xem “phim mát” giữa trời quang, mây tạnh. Sự cố trở thành chuyện tiếu lâm cho cả chục con tàu chợ từ đứa trẻ ranh đến bà già móm mém cũng vanh vách từng chi tiết.

9h tối, máy nổ tắt, sàn tàu ngập chìm trong bóng tối. Lũ chuột chạy rồn rột trên mái, đuổi nhau rinh rích quanh sàn, rúc vào chân, chui vào tóc người thỉnh thoảng còn đột nhiên nhảy bộp vào mặt, đái vọt cái rồi cuống cuồng lủi đi. Dễ có đến cả tạ chuột. Cố dỗ dành đôi tai cho quen với tiếng chin chít náo loạn, tự dưng có tiếng phụ nữ kêu thất thanh váng tàu. Những ánh đèn pin lia qua, lia lại rồi tụ lại ở một khuôn mặt. Khuôn mặt của chị Thơm. Chị mới bị chuột cắn vào mắt còn chưa hết run rẩy. Người nào trên tàu chợ cũng đôi ba lần bị chuột cắn chảy máu chân, tay, mặt mũi như vậy nên hễ tắt đèn là ai ai cũng kéo chăn kín mít bởi hễ cái gì thò ra là dễ làm mồi cho đám chuột.




Hàng hóa trên thuyền chợ
Lũ chuột tinh quái đến nỗi lừa được cả mèo chui vào những chỗ khe hẹp mà thoát thân. Loài ngặm nhấm này cứ nhằm vào những thứ ngon nhất, hảo hạng nhất sẵn có trên thuyền mà chén. Nào bột đậu xanh, đậu đen, nào bánh quy bơ, quy sữa. Ăn căng bụng chúng mới lần vào những thùng sữa tươi, nước ngọt uống giải khát. Cứ thế, chuột trên tàu chợ sinh sôi, nảy nở hằng hà, sa số trong sự bất lực, bực bội của giới thương hồ. (còn nữa) CSTĐ

Box: Từ khi Thuỷ điện Hoà Bình hoàn thành, hồ dâng nước kéo theo sự ra đời hàng loạt tuyến tàu buôn qua vài chục chợ, nối liền từ Hoà Bình lên Sơn La đưa hàng hoá từ miền xuôi lên miền ngược rồi cõng nông sản từ ngược về xuôi. Hàng trăm phận đời thương hồ Đà giang thời hiện đại hình thành từ ấy. Em-một phóng viên của báo Nông nghiệp Việt Nam đã rong ruổi cả tuần cùng những người buôn chuyến ấy để tìm hiểu về đời sống của họ...
BÀI II NHỮNG KỶ LỤC CỦA THUYỀN CHỢ

Không ngủ được vì tiếng lợn ré giữa khuya, tôi mò ra mũi xem cảnh chọc tiết lợn. Một bóng đàn ông khắc khổ với cái xô nhựa trên tay đôn đáo chạy từ thuyền chợ này sang thuyền chợ nọ mua lòng sốt...

Ô
ng tên Sĩ, vợ ông tên Minh gọi tắt là Sĩ Minh. Vợ chồng ông Sĩ ở xã Hợp Thanh (Mỹ Đức, Hà Nội), đi thuyền chợ đã 15 năm nay, rất nổi tiếng với nghề bán phở lợn và càng nổi tiếng hơn với kỷ lục 12 đứa con. Từng là chủ xưởng mộc nắm trong tay vài chục thợ nhưng gặp ách ông bà phải dẹp tiệm, cất bước bán phở dạo bám tàu chợ. Phở tàu chợ không cần chất lượng, không hoa mỹ, màu mè cũng tuyệt đối không có miếng thịt bò nào mà chỉ kèm tú hụ lòng lợn, dạ dày, tim, tràng, cật. Hợp đồng miệng theo cả năm, nội tạng được ông Sĩ bao thầu tất còn thịt thì nhường cho cánh ba toa. Chỉ một gánh phở đơn sơ, vợ chồng ông nuôi cả đàn con phương trưởng nhưng không ai chịu theo nghề bố mẹ…



Hàng hóa để chật trên thuyền (ảnh báo Tuổi Trẻ)
8h sáng, chị Thủy nổi lửa nấu ăn chung với một chị luống tuổi rồi vừa tranh thủ xắt bắp cải ra muối trong những cái hũ con vừa đổ thang thuốc bắc mới cắt ra đun uống chữa đau lưng, mỏi khớp. Trên thuyền người ta thường ăn chung hay còn gọi thân mật là những nhóm gia đình như vậy, mỗi ông Nguyễn Nguyên Bình một mình ôm cái bếp dầu như con rùa nơi xó cửa. Ông rất có khiếu rao hàng. Bán thuốc nẻ E100 ông rao rằng: “Về đưa cho vợ, chỗ nào nẻ mới thì bôi còn lỗ nẻ cũ, to to đừng có bôi mà mất chỗ vui chơi đấy!”. Hay: “Uống thuốc Choice về mày cứ cho chồng cưỡi thoải mái mà không phải đi ủng, đi bao gì nhưng nhớ phải uống đều đấy! Quên mà vác bụng ra đây, tao không đền được đâu”. Ông cười bảo tôi, Tà Phù (Sơn La) lắm con gái đẹp, nhiều con trai máu nên có phiên bán được tới 4 hộp thuốc tránh thai, mỗi hộp 50 vỉ, mỗi vỉ 50 viên. Mà đâu phải chỉ một mình ông bán thuốc tây?



Hàng hóa để chật trên thuyền (ảnh báo Tuổi Trẻ)

59 tuổi, ông Bình có thâm niên trên 40 năm theo sóng nước sông Đà. Lúc đầu ông đi nứa bè. Cứ bốn năm người một nhóm, mua tận mạn Đồng Nghê (huyện Đà Bắc) rồi dong về Hòa Bình. Gom đủ một bè nứa có khi đi mất hàng tháng. “Sông Đà lúc đó chưa có thủy điện còn lắm ghềnh, nhiều thác. Thác Bờ có ba cửa. Cửa ria bờ không lọt bè, chỉ khi nước lũ mới đi nổi. Cửa giữa luôn đi được. Cửa rừng có rất nhiều mỏm đá nhọn nhô lên như một rừng đá, có vào mà không có ra. Giữa thác, có mỏm núi đầu ba ba, chúng tôi cứ đánh bè đâm thẳng vào, đúng vào dòng chảy sẽ hất bè lao vào cửa giữa. Dân sông nước kỳ cựu, dù đang ngồi uống rượu hay lơ mơ ngủ nhưng nghe nước réo là biết đúng dòng hay sai. Không có tiếng réo ù ù nghĩa là bè đang vào vòng xoáy, rất khó ra dù có cố sức cậy bằng tay chèo. Lạc vào cửa rừng là chỉ còn nước tan bè, chết mất xác. Ai lớn phổi, bạo gan đi thuyền nhỏ vào đó cứu người cũng khó lòng mà thoát. Lần qua Hạt, ở đó có một xoáy nước tròn rất hiểm, bè lao vào cứ trôi ngược rồi trôi xuôi. Tôi vừa cầm con sào vừa chống bè ra khỏi khe đá. Rút cây sào lên, thân văng lên luôn trên mỏm đó. Chiếc bè cùng mấy người trong nhóm trôi vụt đi. Dông bão, cả một ngày đêm tôi ngồi đó giữa mưa gió, rét mướt đến chiều hôm sau mới có người đi thuyền qua cứu.


Bán tóp mỡ
Hãi nhất là những lần qua hang Hùm trên địa phận huyện Mộc Châu (Sơn La). Cứ cỡ 1-3h chiều, thuyền bè không đi được qua đó vì gió từ suối Nhạp bắt đầu thổi thốc ra, ngang hang Hùm sẽ cuốn mọi thứ vào. Gặp tình thế đó, chỉ còn một chước là đánh đầu bè vuông góc với hòn Sĩ mới mong toàn tính mạng. Bữa đó, tôi đang ngồi ăn trên thuyền, thấy một phái đoàn bè gồm hai đậy bè (mỗi đậy bè gồm nhiều bè nối vào nhau) của cánh Hà Tây cũ đi qua. Do non kinh nghiệm, họ không biết quy luật này. Cả chục người cùng bè trôi ầm ầm vào hang trong tiếng la hét thất thanh, trong ánh mắt bất lực của những người chứng kiến. Nứa và người có vào mà không có ra cũng như nước có chảy vào hang Hùm mà không biết chảy đi đâu”.

Dân bè rượu cả vò, chó cả con. Tiền nhiều, mang cuộn chỉ đi đổi con gà, mang vài tấm vải đi đổi cả bè gỗ nhưng về cũng ăn chơi hết. Năm 1972, ông Bình đi bộ đội, 1979 ra quân rồi làm đủ nghề không kiếm nổi bát cơm manh áo lại tiếp tục lênh đênh kiếp chợ đường sông cùng bà vợ với đủ thứ hàng từ thuốc lào, chè, gạo, bóng nhựa đến thuốc tây. Vợ ông Bình mới ngã bệnh, không còn sức theo chợ nữa, ông gần như chuyển hẳn sang mặt hàng thuốc.


Bắt cá
Anh Nguyễn Quang Minh tên thường gọi là Ngẩu quê ở Chương Mỹ (Hà Nội), vợ chồng anh đã có thâm niên 16 năm bán hàng thuốc lá, bánh kẹo trên thuyền chợ. Tết năm 2007, vợ anh bụng chửa vượt mặt vẫn ham đi bán hàng, tới 29 thuyền cập bến lúc 2 h thì 10 h đã đẻ đứa út cũng là một kỷ lục vui của tàu Mạnh Phi. Cặp vợ chồng Giang-Na với bé Hoài mới 9 tháng tuổi đã đi theo thuyền buôn được mấy chuyến. Bình thường bố mẹ em thay nhau bán quần áo rồi bế em nhưng lúc nào bận thì chuyền tay khắp lượt. Bé Hoài là tài sản chung, là vật quý của cả thuyền để lúc rảnh rỗi người ta tranh nhau bế, hôn hít, bẹo má vui đùa. Những thuyền khác cũng không hiếm các em bé đi theo bố mẹ như vậy. Những đứa bé ai bế cũng theo, mở mồm nói là những câu…chửi hay như đài. Những câu chửi đầy chợ búa, tục tĩu đã ăn sâu vào trí óc non nớt tự lúc nào.


Mỗi kg tép này khoảng 8.000đ, dùng để làm mồi nuôi cá
Cả mấy chục mạng người nhưng chỉ có một nhà vệ sinh dạng dội ào cái, mấy giây sau thấy “sản phẩm” nổi lều bều ở mạn thuyền. Lắm lúc nhà vệ sinh quá tải, nhiều người không nhịn nổi, quây chiếu xung quanh sàn... Gió núi thổi tới, gió sông hắt qua, rét tê bại cả tứ chi, đờ đẫn cả mồm miệng nhưng những thương hồ tan buổi chợ về vẫn dội ào ào nước từ “suối nước nóng” - tức nước làm mát máy nổ trên tàu. Đám cửu cậy sức còn xối luôn cả nước lạnh múc dưới sông. Tôi quen Yến, quê ở Hoàng Xá (Thanh Thủy, Phú Thọ) mới 15 tuổi đã nghỉ học chạy chợ phụ giúp mẹ được 3 năm. Năm nay em có một sạp hàng nho nhỏ của riêng mình. Nhanh nhảu bày những thùng nước ngọt, bia Hà Nội rồi cà phê hòa tan em vừa luôn miệng mời khách uống. Thường lãi lờ hàng giải khát được cỡ 20%. Mùa hè một vòng 7 ngày chợ gánh hàng của em được 10 triệu nhưng mùa đông được 1/3 số đó cũng là cả niềm mơ ước.



Thử thuốc lào
Gia đình đông kỷ lục nhất chợ là ông Hà Văn Kiệm với 7 người gồm con trai, con dâu bán từ mì chính, bánh kẹo, tóp mỡ, thị lợn đến giày dép các loại. Kỷ lục về người già ở chợ là bà Tẩm và Đản (mẹ anh Mạnh Phi) đi chợ lúc đã ngoại 70 tuổi khi xưa nay còn các bà như bà Thắm, bà Cúc, bà Nhân cũng đều xấp xỉ tuổi thiếu niên của Bành Tổ hết. Bà Thắm (71 tuổi) chuyên bán muối, bánh mì, miến giong lý giải cái sự đi chợ đến già của mình rằng: “Tôi đi chợ để con cháu không phải nuôi. Nghỉ hưu, 20 năm nay chạy thuyền chợ, không làm buồn chân buồn tay lắm! Chủ thuyền Lộc Ánh thương tôi già, người bình thường họ lấy 300.000đ/khoảng còn tôi chỉ 200.000đ thôi”.

Tôi biết, ngoài những lý do mà bà Thắm nại ra đấy là cả sự xa xót về đám con cháu của bà. Buổi chiều đông tê tái mưa phùn, một bà già gầy còm, nhăn nheo nơi xó chợ bùn lầy, vừa đon đả mời khách vừa liên tục lấy lọ dầu gió bóp những ngón tay, khớp chân sưng phồng vì giá. CSTĐ
BÀI III: PHẬN CỬU VẠN VÀ ĐỜI THUYỀN NHÂN

Bến đầu tiên chúng tôi ghé là Tà Phù, xã Liên Hòa (Mộc Châu, Sơn La). Chợ đường sông đa số họp ngay ở bến thuyền. Cửu vạn lũ lượt gùi hàng nặng ngược dốc. Thương hồ tất bật đóng cọc, dựng sạp, chăng dây.


Anh Mạnh cắm điện cho chiếc biển “Mua bán điện thoại” trên nóc tàu nhấp nháy, mời gọi. Chẳng mấy chốc có thêm một thuyền chợ khác cũng cập bến Tà Phù và một thuyền nhỏ chở khách từ mạn Đà Bắc (Hoà Bình) sang. Những chiếc loa công suất lớn bắt đầu phát ra rả để bản xa, bản gần biết. Bùi Duy Mạnh cùng hai người thân trong gia đình ở Lắn vượt 6 km đường dốc với 6 con ngựa thồ, mỗi con lúc lỉu 2 bao tải ngô. Năm nay ngô xấu, mất mùa, hạt cứ lưng lửng lép và kẹ nên dù được giá 5.000đ/kg vẫn chẳng ăn thua.

Khác với Tà Phù là chợ lẻ chỉ có 2 thuyền cập bến, hang Miếng là chợ chung vốn được coi là miếng bánh ngon nhất trong chợ tuyến trung với 5 thuyền góp mặt. Ngoài mua hàng, dân bản xứ còn đem các loại dược liệu như vỏ nhớt, củ ba mươi, lá khôi ra bán đổi. Chẳng biết do mưa phùn giá rét hay do thất bát mùa ngô mà chợ vắng teo. Tiếng thở dài sượt từ triền dốc lan xuống tận khoang thuyền. Nhìn đám lợn con cắn nhau, đuổi phá chuồng rầm rầm, anh Hùng bực mình cầm đòn gánh chọc lấy chọc để. Trên 30 con lợn giống Móng Cái ế xưng dù cơ chế bán hàng rất thoáng, bảo hành 10 ngày không chết, ốm yếu thì một đổi một.

Ế thì ế, anh Hùng vẫn phải đun nước nóng, nấu cám sốt cho chúng ăn bởi trời rét chết một con cầm chắc mất lãi cả đàn. Cả thuyền ai nấy mặt héo như dưa cải một nắng, chỉ có bé Hoài là hồn nhiên mút chùn chụt chiếc túi nylon bố đưa cho rồi ngủ tự lúc nào. Lại lục tục dọn hàng sang chợ Song Khủa.

Người buôn bán vốn hay sính lễ. Đầu năm đi đền Bờ, đền hang Miếng “vay tiền” thần thánh, cuối năm lại đến trả lễ cho người nhà trời. Thế mà năm nay cận Tết chợ vẫn vắng ngơ, vắng ngắt. Bà Cúc, một trong những người bám chợ lâu nhất, nhàn rỗi kể với tôi lúc đầu sông Đà chỉ có tuyến chợ từ Kênh ra Hạt rồi chợ bò dần lên Kế, hang Miếng, Khủa, Vạn Yên, Chiềng Hoa, Tạ Pú… Có những chợ chung tấp nập người bán, kẻ mua như hang Miếng, Vạn Yên nhưng cũng có chợ như chợ Hạt thương hồ chỉ rải hàng ra sạp kiểm xem thừa thiếu gì không chứ ít khi bán nổi một vài món.

Có những ngày thuyền cập bến 3 chợ, sáng sớm chợ Bưng, trưa ra chợ Trai, tối về bản Ba. Sông nước vô tình, nhiều thương hồ sinh nghề, tử nghiệp ngay trên thuyền vì cảm, vì chết cháy, chết đuối hay tai nạn…Dưới nước, không thể dựng miếu, đắp gò như trên bờ, qua mỗi chỗ có người tử nạn chỉ còn biết ngậm ngùi cho một kiếp mưu sinh.

Đang co ro, ngon giấc vì chung chăn với Luân, tôi bị dựng thốc: “Dậy dậy, mổ lợn đi Luân”. Thì ra một người ba toa nhầm gà hóa cuốc. Luân là cửu vạn chuyên nghiệp nhưng rất đa năng. Mờ sáng, chọc tiết lợn, pha thịt, khiêng bàn, mỗi con được 25.000đ. Bảnh mắt vác hàng ngược dốc cho các bà buôn chuyến. Trưa, tòng teng trên chiếc ghế đẩu cao ngất nghểu, vặn vô lăng lái tầu. Chiều phụ giúp anh Mạnh bán hàng, đón khách. Tối hí hoáy nhặt rau, nấu cơm.



Cửu vạn vác hàng ngược dốc

“Em đi cửu cũng được 7-8 năm rồi, chứng kiến nhiều cảnh nhưng kinh nhất là đợt lũ năm 2004 thấy đúng 7 cái xác trôi sông từ mạn ngược cập sát thuyền. Những cái xác đã trương phềnh to như con bò mộng, có cái sóng đánh rụng cả đầu nổi lều bều cùng xác gia súc, cùng những thân gỗ to cả mấy người ôm, có đoạn ken đặc đến nỗi đi trên mặt sông như ở đất bằng… Thế mà người trên thuyền vẫn phải lấy nước sông để ăn, uống, tắm giặt bởi không thể có nguồn nào khác thay thế…”.

Cửu Sa Thời, 43 tuổi, quê ở xã Đồng Ruộng, huyện Đà Bắc có thâm niên từ 1990. Cứ mười ngày anh được về thăm vợ một buổi. 5 h chiều qua bến hang Miếng bắt đò sang Đồng Ruộng, 6 h sáng lại từ Đồng Ruộng trở về tàu. Một bao tải vải 80 -100kg vác lên xuống của mười mấy lượt chợ trong chuyến đi 7 ngày được trả 70.000đ. Đã là phận cửu, cái gì cũng vác một mình trừ lợn và máy nổ nặng quá là phải khiêng. Trên tàu Mạnh Phi có 7 cửu vạn. Tất cả đều là người Tày. Năm tàu chợ tuyến trung cũng như cả chục tàu chợ tuyến dài, tuyến ngắn đều rặt cửu vạn người Tày. Chỉ có họ mới chịu khổ, chịu cực, mới đủ sức vác hàng nặng cả tạ.



Xuống núi bán ngô
+ Buổi chuẩn bị họp chợ gấp, ngủ dậy cuống cuồng mắt nhắm, mắt mở đập mặt vào chân giò, thủ lợn giăng giăng. Nấu vội nấu vàng một nồi cháo đại đổ ra chậu thau cho nguội nhanh rồi mỗi người một cái bát vục đầu vào ăn cho kịp. Vất vả quá, người buôn gốc thành phố cứ thế rơi rụng dần, giải nghệ dần, chỉ có những người gốc quê mới trụ lại với đời thuyền chợ. Người gần thì quê ở Phú Thọ, Hà Nội, Bắc Ninh, người xa gốc tận trong xứ gió Lào cát trắng.







Cho cá ăn
+ Hàng thuyền chợ cái gì cũng có từ kim, chỉ, quần áo trẻ con đến đầu đĩa, ti vi, con giống, thuốc sâu, thuốc tây, bao cao su, “kẹo đất” không vỏ bọc đến lợn sề không đẻ được, khi mổ phải cắt ti, lợn cà không còn khả năng làm dịch vụ lúc giết bị xẻo “súng ống”... Hàng bày ra chẳng “ra ngô ra khoai” gì nửa sạp ngô giống nửa sạp thịt, nửa sạp thuốc BVTV nửa sạp tạp hóa, nửa sạp thuốc tây nửa bán kèm mì chính, đường sữa.

Cửu được ở miễn phí trên tàu nhưng bù lại phải quét dọn, trông hàng, trông thuyền. Mất mát thứ gì cứ xuất tiền túi ra mà đền. “Ốm nặng về nhà điều trị, ốm nhẹ thì tự uống thuốc. Hàng sắt như dao, rìu, búa, phụ tùng máy nổ là vác dễ nhất vì gọn mà chỉ khoảng 50-60kg một làn, chứ hàng vải họ nhét cả tạ một bao là bình thường. Chủ thường tham đóng hàng nặng cho đỡ công vận chuyển. Đáng lẽ ba bao họ dồn vào hai bao, có bao tôi vác kỷ lục đặt lên cân được 113 kg. Đời cửu sợ nhất là bị ngã. Có lần rướn sức tôi bị ngã trẹo cả chân ở bến Kênh mất cả tuần nằm nhà bóp thuốc".

Khắp tuyến thuyền chợ ngắn dài, hầu như không ai không biết đến danh cửu Lộc với sức khỏe bạt sơn, cử đỉnh, với thân hình đồ sộ cỡ 1m80, nặng trên 80 ký, cơ bắp xoắn cuộn như chạc như dây. Vốn là thủy thủ HTX vận tải Quyết Tiến, về sau ngành đường thủy phá sản, ông chuyển sang làm cửu, vác hàng từ thời bao cấp. Sức khỏe của cửu Lộc trở thành một huyền thoại sống. Cả đoàn thuyền thương nghiệp xuôi ngược chở hàng đến các cửa hàng tuyến xã, trọng tải không dưới 15-20 tấn, một mình ông vác băng băng, mà toàn vác ngược dốc lên tận đỉnh núi. Vác nhiều, vác nặng đến nỗi bàn chân ông to bè, không xỏ vừa bất kỳ đôi giầy dép nào, quanh năm chân đất. Da gan bàn chân ông dầy đến nỗi lúc ông ngủ nhiều người nghịch ngợm lấy dao xẻo ra những miếng u, miếng chai dày cả xăng ti mét mà chưa hề chạm tới thịt, không nhỏ một giọt máu.

Hồi đó những con thuyền trọng tải vài chục tấn chưa được trang bị máy lùi, cứ phăm phăm rẽ nước lao vào bờ ông chỉ cần dùng chiếc sào tre cỡ lớn, tì chặt xuống bùn. Cây sào cong như cần câu dính cá cả, con thuyền bị hãm lại, cập bờ an toàn ngay tắp lự. Những bao hàng nặng tạ rưỡi hay cả phi trăm lít dầu ông cũng cõng nhẹ như không. Làm hăng nổi tiếng nhưng cũng uống rượu như hũ chìm, sức khỏe sớm rời bỏ cửu Lộc. Chẳng mấy chốc cuộc đời cũng rời bỏ ông luôn. CSTĐ
Có cầu thì phải có cung thôi, xã hội là một vòng tròn mà!
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
15,841
Động cơ
158,572 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Cụ thớt có nhiều bài viết hay, nhưng có những bài viết lâu rồi nên ko còn tính thời sự của phóng sự nữa. Cụ đăng những bài viết mới đi
 

Bigmoto

Xe container
Biển số
OF-389465
Ngày cấp bằng
29/10/15
Số km
5,826
Động cơ
312,282 Mã lực
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top