[Funland] Viết cho ngày 2/9: Xã có 50 mẹ Việt Nam anh hùng

Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Ở đất nước làng xã nào hầu như cũng có nghĩa trang liệt sĩ, cũng có bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng có 435 liệt sĩ, 50 bà mẹ Việt Nam anh hùng thì chắc chỉ duy nhất Thái Phúc (Thái Thụy, Thái Bình). Cái giá cho ngày độc lập được trả bằng không chỉ xương máu của người ra trận mà cả nỗi tái tê của lòng mẹ nơi hậu phương…

Văn chiêu hồn chiến sĩ:


Cứ mỗi dịp 27/7, từ đường dòng họ Quách-Phúc Khê thôn Phúc Tiền lại kín đặc những người, trầm mặc khói nhang, binh bong chuông thỉnh. Tất cả đứng lặng nghe ông Quách Ngọc Thuấn sang sảng đọc văn chiêu hồn cho 31 liệt sĩ của họ. Bài văn tế có 108 câu, chia thành 26 nhịp theo thể song thất lục bát. Đoạn cảm tác về những bà mẹ Việt Nam anh hùng được xướng lên trong nức nở nghẹn ngào: “Trăng viên mãn anh hùng bất khuất. Rạng vầng dương trung hậu đảm đang. Vinh gia tộc, đẹp xóm làng. Non sông đất nước bia vàng tôn vinh”.


Mẹ Tàm
Dòng họ Quách có rất nhiều người mẹ như Quách Thị Ngưu, Quách Thị Tị, Quách Thị Can, Quách Thị Đen…Những người phụ nữ xưa không được học hành mà đức độ vị tha, khiêm nhường chịu đựng mọi cực khổ để chăm lo cho tổ ấm gia đình. Những người phụ nữ xưa tiễn chồng, tiễn con lên đường chỉ với một ước mong trở về chứ không phải để một ngày thành mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ Quách Thị Ngưu sinh cả thảy được 7 trai, 1 gái thì đã hiến cho tổ quốc 4 người con và 1 người cháu. Một bà mẹ nghèo nặng gánh đôi vai không chỉ thân mình góa bụa lại thêm mấy nàng dâu cùng cảnh kèm theo đàn cháu mồ côi cha. Tất cả co cụm lại với bà để mẹ con, bà cháu đùm bọc, nương tựa vào nhau mà sống.



Mẹ Tàm

Giữa buổi thanh bình, sáo diều vi vu, bầu trời xanh non, lúa đồng xanh thẫm, ít ai có thể hình dung ra những ngày khói lửa bi thương ở đây. Thái Phúc từng là xã nghèo nhất nhì huyện Thái Thụy, đồng thì xa mà nghề lại chỉ có độc đan ró bị. Năm 1945 nơi đây chết đói đến trên 1.000 người.

Độc lập mới được ít ngày, Pháp lại cho quân về đóng ở bốt Cầu Sắt với mưu đồ bóp chết từ trong trứng nước chính quyền cách mạng. Một đêm giặc càn qua bắt giết 18 người dân Thái Phúc quẳng xác trôi sông khiến cho lớp lớp trai làng sục sôi căm thù tình nguyện tòng quân.

Nhà nhà đều có người đi bộ đội, gia đình nào không có thì cảm thấy cắn rứt không thể chịu được. Khoảng 1350 lượt người Thái Phúc đã nhập ngũ từ chống Pháp, chống Mỹ đến chống Tàu (chiến tranh biên giới). 435 liệt sĩ, 50 mẹ Việt Nam anh hùng chia cho dân số thời đó khoảng 3.000 người. Có nơi nào trên dải đất Việt lại nhiều đau thương, lắm nước mắt đến thế?

Chỉ còn hai mẹ trên đời:

Xuân Phố có 15 mẹ, Nha Xuyên có 13 mẹ, Phúc Tiền có 10 mẹ, Phúc Trung có 7 mẹ…Thời gian mải mốt trôi, chốc lát đời người ngoảnh lại nay chỉ còn có hai mẹ.

Cuộc đời của mẹ Hoàng Thị Tàm thôn Xuân Phố là những trần ai, đói khổ. Sinh 8 lần nhưng mẹ chỉ dưỡng được 6 con gồm 4 trai, 2 gái. Cuộc chiến đã cướp đi của mẹ 2 người con trai là Phạm Hữu Dũng và Phạm Hữu Dụng…Mẹ kể nhà nghèo, đẻ mới được mấy ngày đã phải gượng dậy để đi cấy, giã gạo nhưng đến bữa một bát gạo cũng phải cõng thêm hai ba ôm rau muống.



Mẹ Tàm

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô con ngủ, miếng độn mẹ ăn, miếng cơm mẹ nhường con…Một buổi, anh Dũng, anh Dụng-giấu mẹ đi khám tuyển, biết kết quả rồi mới dám công bố. Có ai ngờ cuộc chiến lại thò nanh, giương vuốt với cả những đứa trẻ ngày ngày vẫn còn tranh nhau cùng em để được nằm cạnh mẹ trên chiếc giường duy nhất trong nhà thay vì ổ rơm dưới đất?

Mẹ nhớ lắm anh Dụng trước khi lên đường đã thức trọn đêm để tranh thủ giã giúp mẹ mấy cối gạo, trục đỡ cha mấy bó cói đan manh. Bát cháo rau muống ăn vội lúc anh đi không biết có đủ ấm lòng quãng đường trở lại đơn vị?

Mẹ nhớ lắm buổi anh Dụng về phép, quân phục chỉnh tề, cầu vai lấp lánh lon thiếu úy, chỉ vào mấy người đồng đội dặn rằng: “Em đi mà chửa về nếu có việc gì thì các anh cứ về ghé thăm thầy bu em!”. Rồi anh quay sang động viên mẹ: “Thôi bu ở nhà, con đi nhớ! Bao giờ con về sẽ đón bu lên Hà Nội chơi một chuyến cho thỏa”.

Đón tin báo tử của anh Dũng mẹ như chết nửa con người, chỉ mong sao cho anh Dụng còn sống mà trở về. Một buổi người con út đang trục lúa ở sân kho hợp tác bỗng chạy về rấm rứt khóc. Mẹ hỏi: “Ai đánh mày hay sao mà khóc?”. Anh nấc lên: “Không phải ai đánh con mà anh Dụng mất rồi”…

Kể từ đó, mẹ sống mà như là đã chết. Kể từ đó, mẹ thường xuyên nằm mơ thấy các anh trở về, nhè nhẹ mở màn, gọi khẽ hai tiếng “Bu ơi”. Mẹ mở mắt ra thì các anh lại biến mất. Tìm quẩn, tìm quanh chỉ thấy nụ cười, gương mặt các con trong di ảnh ở trên tường.




Mẹ Tàm bên người thân
Tuổi 94, chân chậm, mắt mờ, mẹ Tàm đi lại tránh các đồ vật trong nhà chỉ theo trí nhớ. Thương mẹ, mới đây, người con trai út đã dành dụm tiền đưa mẹ đi bệnh viện để mổ mắt. Mẹ cười móm mém: “Giờ con ruồi bay tôi còn nom rõ”.

Từ hồi mắt sáng trở lại, ngày nào mẹ cũng vào buồng xem mấy tấm ảnh của con. Các anh cười với mẹ bằng nụ cười, ánh mắt trẻ mãi tuổi xuân xanh. Mẹ rủ rỉ chuyện trò với các anh bằng da mồi, tóc bạc :“Lúc các con đi không có cơm mà ăn, quanh năm chỉ mong đến mùa hợp tác chia cho một ít thóc. Lúc đói có mẹ có con giờ no cơm lại thành ra như vậy…”.

Mẹ Hoàng Thị Bập ở thôn Phúc Trung nay đã già yếu lắm. Góa chồng từ khi đang còn xuân sắc, mẹ một mình nuôi dạy người con trai duy nhất Trịnh Đình Bất nên người. Thế mà một buổi anh Bất về báo tin rằng mình đã trúng tuyển, sắp lên đường đi nghĩa vụ. Mẹ khóc mà rằng: “Con đi để mẹ một mình…”. Anh an ủi: “Mẹ đừng khóc, đừng nghĩ ngợi gì nhiều. Con đi để đem vinh quang cho gia đình rồi lại về nuôi mẹ”.



Mẹ Bập
Tiễn người con tuổi 17 lên đường, từ quê nhà mẹ ngóng từng lá thư. Có lá anh bảo 6 đêm trằn trọc mà cuối cùng chỉ viết được có mấy câu: “Hình bóng con lúc nào cũng ở bên mẹ”. Nhận được 4 thư thì anh mất, bỏ quên lời hứa lại về với mẹ năm xưa.

Cùng một cái ngõ nhỏ cách nhau có mấy bước chân là một sự trùng hợp lạ thường của hai bà mẹ Việt Nam anh hùng Hoàng Thị Bập và Phạm Thị Ban. Họ cùng sinh một năm, cùng lấy chồng một thôn, cùng có người con trai duy nhất lên đường một ngày và cùng hi sinh.



Mẹ Bập

Đơn côi, các mẹ dựa vào nhau cho đỡ chông chênh tuổi già. Hết sức lao động trong HTX thì họ rủ nhau đi buôn rau ở chợ Thượng, chợ Quài. Họ cất thúng lên đầu hộ nhau, dìu nhau đi trong những buổi mưa phùn lạnh buốt, đường làng bùn ngập đến mắt cá chân trần. Thân nhau đến nỗi quả hồng, quả chuối cùng sớt chia, bát canh cá, miếng thịt kho cùng sẻ nửa.

Tình bạn keo sơn ấy chỉ bị chia lìa bởi cái chết khi bà Ban bỏ bà Bập mà rời trần gian. Thương bác, anh Hoàng Văn Hạ-đứa cháu bên ngoại đã nhiều năm ròng tình nguyện về ở cùng bà để nguyện được đỡ đần, phụng dưỡng.

Phút mặc niệm nơi nghĩa trang:

Tôi đến nghĩa trang Thái Phúc một buổi chiều nắng xế. Nắng đổ bóng dài trên những ngôi mộ như các anh vẫn đang kiêu hãnh đứng chung trong một đội hình duyệt binh. Nhẩn nha tôi đếm được cả thảy 179 mộ liệt sĩ. Ngoài những ngôi mộ có cốt được quy tập còn có rất nhiều ô đất được thiết kế vuông vắn sẵn sàng đón các anh trở về. Cỏ xanh ngằn ngặt trên các ô đất ấy như màu xanh của sắc áo còn những người lính thì đã nằm lại nơi nào dưới những thửa ruộng, cánh rừng già của tổ quốc hay trên cả đất bạn Lào, Cam Phu Chia? Bao giờ các anh trở về với mẹ?



Chẳng có ở đâu như đất Thái Bình khi mỗi xã ngoài cán bộ văn hóa một lo việc chung lại có cán bộ văn hóa hai chuyên lo chuyện chế độ, chính sách, giải quyết tồn đọng của cuộc chiến. Như ở Thái Phúc ngoài 435 liệt sĩ còn có 132 thương, bệnh binh, 98 thân nhân liệt sĩ, 115 nạn nhân chất độc màu da cam, hàng chục đối tượng bị địch bắt tù đày…

Đau thương ấy dạy ta thêm yêu những ngày độc lập, thêm yêu lá cờ nhuộm đỏ bằng máu ông cha./. CSTĐ



 

BuiAnhTu

Xe buýt
Biển số
OF-443025
Ngày cấp bằng
6/8/16
Số km
629
Động cơ
216,009 Mã lực
Tuổi
37
Nhìn cơ sở vật chất mẹ sống mà buồn. Xây làm gì lắm tượng đài, xây cho mẹ những căn nhà tử tế là mừng lắm rồi.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Nhìn cơ sở vật chất mẹ sống mà buồn. Xây làm gì lắm tượng đài, xây cho mẹ những căn nhà tử tế là mừng lắm rồi.
Vâng nước ta còn nghèo mà cụ. Tuy nhiên tinh thần của mẹ khá tốt ạ
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Ngày nghỉ lễ các mẹ không khỏi bùi ngùi khi nhìn thấy nhà khác vui vầy đoàn tụ
 

TaiNon1974

Xe buýt
Biển số
OF-340720
Ngày cấp bằng
29/10/14
Số km
889
Động cơ
289,145 Mã lực
Nơi ở
Tp HCM
Đất nước còn khó khăn, nhưng việc chăm lo của NN làm tương đối tốt, em thấy thế.
 

bau67

Xe container
Biển số
OF-50318
Ngày cấp bằng
6/11/09
Số km
5,977
Động cơ
553,265 Mã lực
Nơi ở
Bụi Duối đầu làng !
Nhìn cơ sở vật chất mẹ sống mà buồn. Xây làm gì lắm tượng đài, xây cho mẹ những căn nhà tử tế là mừng lắm rồi.
Xây thì vẫn phải xây Cụ ạ ! Tuy nhiên, xây ở quy mô nào, giá trị nghệ thuật thế nào, mức độ thiết thực đến đâu.....thực tế đáng phải suy nghĩ nhiều.
Qua Tam Kỳ, nhà Cháu có vào thắp hương ở Tượng đài Mẹ Việt nam anh hùng (Tượng Mẹ Thứ) nhưng không chụp 1 bức ảnh nào !
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43

Hư Không

Xe tăng
Biển số
OF-81435
Ngày cấp bằng
29/12/10
Số km
1,483
Động cơ
591,116 Mã lực
Đọc mà thấy xúc động quá, cầu mong cho mọi ng hoà thuận mà phấn đấu cho VN hùng cường
 

PPPPP

Xe hơi
Biển số
OF-335092
Ngày cấp bằng
17/9/14
Số km
189
Động cơ
280,643 Mã lực
Qua chiến tranh mới thấy giá trị của hòa bình. Đừng để cho kẻ ngoài nó lợi dụng kích động gây chiến. Nhưng đè nén quá thì khi đất nước gọi tên ta phải lên đường thôi.
 

LeTai1979

Racing Boy
Biển số
OF-52024
Ngày cấp bằng
2/12/09
Số km
19,891
Động cơ
1,834,548 Mã lực
Nơi ở
Nhà
Xây làm gì nhiều tượng đài, đầy cái thiết thực trước mắt đây này.
 

Trâu tơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-659694
Ngày cấp bằng
24/5/19
Số km
710
Động cơ
114,900 Mã lực
Tuổi
58
Xây thì vẫn phải xây Cụ ạ ! Tuy nhiên, xây ở quy mô nào, giá trị nghệ thuật thế nào, mức độ thiết thực đến đâu.....thực tế đáng phải suy nghĩ nhiều.
Qua Tam Kỳ, nhà Cháu có vào thắp hương ở Tượng đài Mẹ Việt nam anh hùng (Tượng Mẹ Thứ) nhưng không chụp 1 bức ảnh nào !
em chỉ quan tâm nhễ nhớn nài mỗi mẹ được nhjieeu xèng?
 

xegiacmo

Xe container
Biển số
OF-124420
Ngày cấp bằng
16/12/11
Số km
8,928
Động cơ
448,754 Mã lực
Nhìn cơ sở vật chất mẹ sống mà buồn. Xây làm gì lắm tượng đài, xây cho mẹ những căn nhà tử tế là mừng lắm rồi.
Gần đây mới có điều kiện quan tâm chăm sóc , xã hội hoá ( bên em nhận chăm sóc 3 mẹ ) . Chứ trước chả có gì đâu ngoài ít tiền tuất .
Nhà tình nghĩa qua mấy tay cũng giảm option lắm cụ ạ ( truớc thấy xưởng mộc gần nhà dùng ván cốp pha sử dụng rồi làm cửa )
 

maytinh8780

Xe tăng
Biển số
OF-456323
Ngày cấp bằng
26/9/16
Số km
1,505
Động cơ
1,303 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hà nội
Cái giá của hoà bình đắt quá Cccm nhỉ xong nếu chúng ta sống trọng thời bình loạn đó cũng sẵn sàng ra chiến trận mà thôi. Xin chúc các mẹ luôn mạnh khoẻ và an vui
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,706
Động cơ
1,514,821 Mã lực
Ngày quốc khánh 2/9 người ta thường nhắc đến Tân Trào như là một trong những cái nôi của cách mạng. Nhưng không nhiều người biết rằng Tân Trào là xã không có liệt sĩ dù rằng trong mấy cuộc chiến tranh có mấy trăm người con của xã lên đường chiến đấu.
 

pain

Xe ba gác
Biển số
OF-26066
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
20,475
Động cơ
125,359 Mã lực
Nơi ở
Tháng 3
Đọc mà thấy xúc động quá, cầu mong cho mọi ng hoà thuận mà phấn đấu cho VN hùng cường
Ở đất nước làng xã nào hầu như cũng có nghĩa trang liệt sĩ, cũng có bà mẹ Việt Nam anh hùng nhưng có 435 liệt sĩ, 50 bà mẹ Việt Nam anh hùng thì chắc chỉ duy nhất Thái Phúc (Thái Thụy, Thái Bình). Cái giá cho ngày độc lập được trả bằng không chỉ xương máu của người ra trận mà cả nỗi tái tê của lòng mẹ nơi hậu phương…

Văn chiêu hồn chiến sĩ:


Cứ mỗi dịp 27/7, từ đường dòng họ Quách-Phúc Khê thôn Phúc Tiền lại kín đặc những người, trầm mặc khói nhang, binh bong chuông thỉnh. Tất cả đứng lặng nghe ông Quách Ngọc Thuấn sang sảng đọc văn chiêu hồn cho 31 liệt sĩ của họ. Bài văn tế có 108 câu, chia thành 26 nhịp theo thể song thất lục bát. Đoạn cảm tác về những bà mẹ Việt Nam anh hùng được xướng lên trong nức nở nghẹn ngào: “Trăng viên mãn anh hùng bất khuất. Rạng vầng dương trung hậu đảm đang. Vinh gia tộc, đẹp xóm làng. Non sông đất nước bia vàng tôn vinh”.


Mẹ Tàm
Dòng họ Quách có rất nhiều người mẹ như Quách Thị Ngưu, Quách Thị Tị, Quách Thị Can, Quách Thị Đen…Những người phụ nữ xưa không được học hành mà đức độ vị tha, khiêm nhường chịu đựng mọi cực khổ để chăm lo cho tổ ấm gia đình. Những người phụ nữ xưa tiễn chồng, tiễn con lên đường chỉ với một ước mong trở về chứ không phải để một ngày thành mẹ Việt Nam anh hùng.

Mẹ Quách Thị Ngưu sinh cả thảy được 7 trai, 1 gái thì đã hiến cho tổ quốc 4 người con và 1 người cháu. Một bà mẹ nghèo nặng gánh đôi vai không chỉ thân mình góa bụa lại thêm mấy nàng dâu cùng cảnh kèm theo đàn cháu mồ côi cha. Tất cả co cụm lại với bà để mẹ con, bà cháu đùm bọc, nương tựa vào nhau mà sống.



Mẹ Tàm

Giữa buổi thanh bình, sáo diều vi vu, bầu trời xanh non, lúa đồng xanh thẫm, ít ai có thể hình dung ra những ngày khói lửa bi thương ở đây. Thái Phúc từng là xã nghèo nhất nhì huyện Thái Thụy, đồng thì xa mà nghề lại chỉ có độc đan ró bị. Năm 1945 nơi đây chết đói đến trên 1.000 người.

Độc lập mới được ít ngày, Pháp lại cho quân về đóng ở bốt Cầu Sắt với mưu đồ bóp chết từ trong trứng nước chính quyền cách mạng. Một đêm giặc càn qua bắt giết 18 người dân Thái Phúc quẳng xác trôi sông khiến cho lớp lớp trai làng sục sôi căm thù tình nguyện tòng quân.

Nhà nhà đều có người đi bộ đội, gia đình nào không có thì cảm thấy cắn rứt không thể chịu được. Khoảng 1350 lượt người Thái Phúc đã nhập ngũ từ chống Pháp, chống Mỹ đến chống Tàu (chiến tranh biên giới). 435 liệt sĩ, 50 mẹ Việt Nam anh hùng chia cho dân số thời đó khoảng 3.000 người. Có nơi nào trên dải đất Việt lại nhiều đau thương, lắm nước mắt đến thế?

Chỉ còn hai mẹ trên đời:

Xuân Phố có 15 mẹ, Nha Xuyên có 13 mẹ, Phúc Tiền có 10 mẹ, Phúc Trung có 7 mẹ…Thời gian mải mốt trôi, chốc lát đời người ngoảnh lại nay chỉ còn có hai mẹ.

Cuộc đời của mẹ Hoàng Thị Tàm thôn Xuân Phố là những trần ai, đói khổ. Sinh 8 lần nhưng mẹ chỉ dưỡng được 6 con gồm 4 trai, 2 gái. Cuộc chiến đã cướp đi của mẹ 2 người con trai là Phạm Hữu Dũng và Phạm Hữu Dụng…Mẹ kể nhà nghèo, đẻ mới được mấy ngày đã phải gượng dậy để đi cấy, giã gạo nhưng đến bữa một bát gạo cũng phải cõng thêm hai ba ôm rau muống.



Mẹ Tàm

Chỗ ướt mẹ nằm, chỗ khô con ngủ, miếng độn mẹ ăn, miếng cơm mẹ nhường con…Một buổi, anh Dũng, anh Dụng-giấu mẹ đi khám tuyển, biết kết quả rồi mới dám công bố. Có ai ngờ cuộc chiến lại thò nanh, giương vuốt với cả những đứa trẻ ngày ngày vẫn còn tranh nhau cùng em để được nằm cạnh mẹ trên chiếc giường duy nhất trong nhà thay vì ổ rơm dưới đất?

Mẹ nhớ lắm anh Dụng trước khi lên đường đã thức trọn đêm để tranh thủ giã giúp mẹ mấy cối gạo, trục đỡ cha mấy bó cói đan manh. Bát cháo rau muống ăn vội lúc anh đi không biết có đủ ấm lòng quãng đường trở lại đơn vị?

Mẹ nhớ lắm buổi anh Dụng về phép, quân phục chỉnh tề, cầu vai lấp lánh lon thiếu úy, chỉ vào mấy người đồng đội dặn rằng: “Em đi mà chửa về nếu có việc gì thì các anh cứ về ghé thăm thầy bu em!”. Rồi anh quay sang động viên mẹ: “Thôi bu ở nhà, con đi nhớ! Bao giờ con về sẽ đón bu lên Hà Nội chơi một chuyến cho thỏa”.

Đón tin báo tử của anh Dũng mẹ như chết nửa con người, chỉ mong sao cho anh Dụng còn sống mà trở về. Một buổi người con út đang trục lúa ở sân kho hợp tác bỗng chạy về rấm rứt khóc. Mẹ hỏi: “Ai đánh mày hay sao mà khóc?”. Anh nấc lên: “Không phải ai đánh con mà anh Dụng mất rồi”…

Kể từ đó, mẹ sống mà như là đã chết. Kể từ đó, mẹ thường xuyên nằm mơ thấy các anh trở về, nhè nhẹ mở màn, gọi khẽ hai tiếng “Bu ơi”. Mẹ mở mắt ra thì các anh lại biến mất. Tìm quẩn, tìm quanh chỉ thấy nụ cười, gương mặt các con trong di ảnh ở trên tường.




Mẹ Tàm bên người thân
Tuổi 94, chân chậm, mắt mờ, mẹ Tàm đi lại tránh các đồ vật trong nhà chỉ theo trí nhớ. Thương mẹ, mới đây, người con trai út đã dành dụm tiền đưa mẹ đi bệnh viện để mổ mắt. Mẹ cười móm mém: “Giờ con ruồi bay tôi còn nom rõ”.

Từ hồi mắt sáng trở lại, ngày nào mẹ cũng vào buồng xem mấy tấm ảnh của con. Các anh cười với mẹ bằng nụ cười, ánh mắt trẻ mãi tuổi xuân xanh. Mẹ rủ rỉ chuyện trò với các anh bằng da mồi, tóc bạc :“Lúc các con đi không có cơm mà ăn, quanh năm chỉ mong đến mùa hợp tác chia cho một ít thóc. Lúc đói có mẹ có con giờ no cơm lại thành ra như vậy…”.

Mẹ Hoàng Thị Bập ở thôn Phúc Trung nay đã già yếu lắm. Góa chồng từ khi đang còn xuân sắc, mẹ một mình nuôi dạy người con trai duy nhất Trịnh Đình Bất nên người. Thế mà một buổi anh Bất về báo tin rằng mình đã trúng tuyển, sắp lên đường đi nghĩa vụ. Mẹ khóc mà rằng: “Con đi để mẹ một mình…”. Anh an ủi: “Mẹ đừng khóc, đừng nghĩ ngợi gì nhiều. Con đi để đem vinh quang cho gia đình rồi lại về nuôi mẹ”.



Mẹ Bập
Tiễn người con tuổi 17 lên đường, từ quê nhà mẹ ngóng từng lá thư. Có lá anh bảo 6 đêm trằn trọc mà cuối cùng chỉ viết được có mấy câu: “Hình bóng con lúc nào cũng ở bên mẹ”. Nhận được 4 thư thì anh mất, bỏ quên lời hứa lại về với mẹ năm xưa.

Cùng một cái ngõ nhỏ cách nhau có mấy bước chân là một sự trùng hợp lạ thường của hai bà mẹ Việt Nam anh hùng Hoàng Thị Bập và Phạm Thị Ban. Họ cùng sinh một năm, cùng lấy chồng một thôn, cùng có người con trai duy nhất lên đường một ngày và cùng hi sinh.



Mẹ Bập

Đơn côi, các mẹ dựa vào nhau cho đỡ chông chênh tuổi già. Hết sức lao động trong HTX thì họ rủ nhau đi buôn rau ở chợ Thượng, chợ Quài. Họ cất thúng lên đầu hộ nhau, dìu nhau đi trong những buổi mưa phùn lạnh buốt, đường làng bùn ngập đến mắt cá chân trần. Thân nhau đến nỗi quả hồng, quả chuối cùng sớt chia, bát canh cá, miếng thịt kho cùng sẻ nửa.

Tình bạn keo sơn ấy chỉ bị chia lìa bởi cái chết khi bà Ban bỏ bà Bập mà rời trần gian. Thương bác, anh Hoàng Văn Hạ-đứa cháu bên ngoại đã nhiều năm ròng tình nguyện về ở cùng bà để nguyện được đỡ đần, phụng dưỡng.

Phút mặc niệm nơi nghĩa trang:

Tôi đến nghĩa trang Thái Phúc một buổi chiều nắng xế. Nắng đổ bóng dài trên những ngôi mộ như các anh vẫn đang kiêu hãnh đứng chung trong một đội hình duyệt binh. Nhẩn nha tôi đếm được cả thảy 179 mộ liệt sĩ. Ngoài những ngôi mộ có cốt được quy tập còn có rất nhiều ô đất được thiết kế vuông vắn sẵn sàng đón các anh trở về. Cỏ xanh ngằn ngặt trên các ô đất ấy như màu xanh của sắc áo còn những người lính thì đã nằm lại nơi nào dưới những thửa ruộng, cánh rừng già của tổ quốc hay trên cả đất bạn Lào, Cam Phu Chia? Bao giờ các anh trở về với mẹ?



Chẳng có ở đâu như đất Thái Bình khi mỗi xã ngoài cán bộ văn hóa một lo việc chung lại có cán bộ văn hóa hai chuyên lo chuyện chế độ, chính sách, giải quyết tồn đọng của cuộc chiến. Như ở Thái Phúc ngoài 435 liệt sĩ còn có 132 thương, bệnh binh, 98 thân nhân liệt sĩ, 115 nạn nhân chất độc màu da cam, hàng chục đối tượng bị địch bắt tù đày…

Đau thương ấy dạy ta thêm yêu những ngày độc lập, thêm yêu lá cờ nhuộm đỏ bằng máu ông cha./. CSTĐ


Ngày nghỉ lễ các mẹ không khỏi bùi ngùi khi nhìn thấy nhà khác vui vầy đoàn tụ
Đất nước còn khó khăn, nhưng việc chăm lo của NN làm tương đối tốt, em thấy thế.
Xây thì vẫn phải xây Cụ ạ ! Tuy nhiên, xây ở quy mô nào, giá trị nghệ thuật thế nào, mức độ thiết thực đến đâu.....thực tế đáng phải suy nghĩ nhiều.
Qua Tam Kỳ, nhà Cháu có vào thắp hương ở Tượng đài Mẹ Việt nam anh hùng (Tượng Mẹ Thứ) nhưng không chụp 1 bức ảnh nào !
Qua chiến tranh mới thấy giá trị của hòa bình. Đừng để cho kẻ ngoài nó lợi dụng kích động gây chiến. Nhưng đè nén quá thì khi đất nước gọi tên ta phải lên đường thôi.
Cái giá của hoà bình đắt quá Cccm nhỉ xong nếu chúng ta sống trọng thời bình loạn đó cũng sẵn sàng ra chiến trận mà thôi. Xin chúc các mẹ luôn mạnh khoẻ và an vui
Cụ thớt có rất nhiều topic hay và chất lượng. Cá nhân em cám ơn cụ vì nhiều topic đó và cả topic này. Xin các cụ cùng nghe bài hát này và cùng lắng xuống một chút!
 

Hoangraptor

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-647751
Ngày cấp bằng
7/5/19
Số km
17,946
Động cơ
291,656 Mã lực
Nhìn cơ sở vật chất mẹ sống mà buồn. Xây làm gì lắm tượng đài, xây cho mẹ những căn nhà tử tế là mừng lắm rồi.
Người chết là hết....tượng đài mới tồn tại lâu hơn đời người,tượng đài éo biết ăn,éo biết nói lại giúp cho thèng....có miếng để đớp,hít....
Em vài giòng chua chát vậy...nhưng là những điều đập vào mắt,vọng vào tai để ...đau đớn lòng.
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43









Cụ thớt có rất nhiều topic hay và chất lượng. Cá nhân em cám ơn cụ vì nhiều topic đó và cả topic này. Xin các cụ cùng nghe bài hát này và cùng lắng xuống một chút!
Cảm ơn cụ đã có sự đồng cảm ạ!
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
Ngày quốc khánh 2/9 người ta thường nhắc đến Tân Trào như là một trong những cái nôi của cách mạng. Nhưng không nhiều người biết rằng Tân Trào là xã không có liệt sĩ dù rằng trong mấy cuộc chiến tranh có mấy trăm người con của xã lên đường chiến đấu.
Hôm về thăm Tân Trào em cũng nghe nói về chuyện này ạ!
 
Biển số
OF-495333
Ngày cấp bằng
7/3/17
Số km
3,414
Động cơ
243,344 Mã lực
Tuổi
43
em chỉ quan tâm nhễ nhớn nài mỗi mẹ được nhjieeu xèng?
Cái đó em lại không hỏi, Tết thường có nhiều doanh nghiệp tặng quà nhưng với các mẹ giờ tinh thần quý hơn vật chất cụ ạ
 

My Hao

Xe điện
Biển số
OF-163525
Ngày cấp bằng
26/10/12
Số km
4,706
Động cơ
1,514,821 Mã lực
Giờ số mẹ VNAH còn sống ko còn nhiều nữa nên mẹ nào cũng được cơ quan, doanh nghiệp nào đó nhận phụng dưỡng.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top