Thảo luận Vinfast: Vài nhận định từ góc độ đầu tư

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,647
Động cơ
375,127 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Karl Rocks ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, Mỹ, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
 
Chỉnh sửa cuối:

cmyk77

Xe điện
Biển số
OF-90245
Ngày cấp bằng
30/3/11
Số km
2,928
Động cơ
451,261 Mã lực
Nơi ở
Quận Hoàng Mai
Em cũng lo lắm....

... nhưng em lo bữa tối nay của con em ...
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
15,841
Động cơ
158,572 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Đằng sau chiếc xe là một mục đích khác của anh Vova
 

Airblade2015

Xe buýt
Biển số
OF-393897
Ngày cấp bằng
25/11/15
Số km
742
Động cơ
243,485 Mã lực
Tuổi
51
Nơi ở
Hà nội
Đầu tư cửa dưới thì làm sao xin được mấy trăm ha ở Cát Hải
 

Tranha131076

Xe tăng
Biển số
OF-436950
Ngày cấp bằng
13/7/16
Số km
1,760
Động cơ
243,579 Mã lực
Tuổi
47
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Toyota thành công vượt trội các hãng ở Việt Nam 1 phần là do cướp được "miếng bánh" bán xe cho các cơ quan nhà nước + các hãng taxi.

Nếu Vinfast cướp được miếng bánh này từ Toyota thì vẫn sống tốt! Còn kg thì đúng như cụ chủ nói, cạnh tranh sẽ hơi bị khoai!
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,817
Động cơ
799,599 Mã lực
Hãng đánh giá tín nhiệm Standard & Poor’s (S&P) vừa cho biết giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm của Tập đoàn Vingroup (mã CK: VIC) ở mức B+, nhưng thay đổi triển vọng từ "ổn định" thành "tiêu cực". Lý do được S&P đưa ra là Vingroup tiếp tục tăng sử dụng nợ vay để đầu tư mạnh vào ngành công nghiệp ôtô.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,953
Động cơ
882,936 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Em từng nói từ rất lâu:
- Bất động sản dù quốc tế cũng chỉ là cuộc chơi mang tính địa phương.
- Xe hơi thì dù xác định thị trường địa phương nó cũng vẫn là cuộc chơi mang tầm quốc tế.

( Trừ trường hợp anh tự phong tỏa thị trường, tự nhốt bản thân bằng mệnh lệnh hành chính hoặc bị cấm vận )

Tỷ rưỡi là cực lớn. Nhưng cũng không phải quá lớn so với tổng giá trị tài sản quy đổi.
Tuy nhiên nếu rút đúng viên gạch keys một tòa tháp có kiến trúc sư trưởng không đủ tốt cũng rất có thể sẽ lung lay.
 
Chỉnh sửa cuối:

Mate20pro

Xe hơi
Biển số
OF-598083
Ngày cấp bằng
8/11/18
Số km
102
Động cơ
128,510 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Khổ quá, mất bao công sức mới xd đc thương hiệu sang choảnh, chừ cụ lại bẩu làm con xe ô tô mà có 2 - 300 thì seo mà xứng tầm đẳng cấp đc
 

bizicafe

Xe tăng
Biển số
OF-126685
Ngày cấp bằng
5/1/12
Số km
1,251
Động cơ
389,738 Mã lực
Nơi ở
Xó bếp
Dám chê anh Vova thì em cũng chịu rồi :)
 

Hieu Altis2011

Xe buýt
Biển số
OF-542376
Ngày cấp bằng
21/11/17
Số km
545
Động cơ
168,855 Mã lực
Nơi ở
Trển
Rào cản lớn nhất vẫn là giá chát quá trong khi 1 thương hiệu mới tinh. Khó của Nam Cường
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,471
Động cơ
512,560 Mã lực
Toyota thành công vượt trội các hãng ở Việt Nam 1 phần là do cướp được "miếng bánh" bán xe cho các cơ quan nhà nước + các hãng taxi.

Nếu Vinfast cướp được miếng bánh này từ Toyota thì vẫn sống tốt! Còn kg thì đúng như cụ chủ nói, cạnh tranh sẽ hơi bị khoai!
Nói phải có sl. 1 năm NN mua tổng khoảng 2000 cái. Với giá của anh ấy+ mẫu xe, anh chỉ may bán được 500 xe- muối bỏ bể :)
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Cụ tổng kết chuẩn, với góc độ kd và sản xuất. Vẫn thiếu cái mà 1 số người ghét- thái độ.
- Mang tiếng kinh doanh, phải coi khách hàng là chủ đạo. Vậy mà bán cái xe trên tỉ, anh nói 3 không nhưng ko cầu thị. Kiểu tao bố thí tiền cho chúng mày mua xe đó. Thái độ của kẻ ban ơn- và cá nhân tôi thì đếu bao giờ thèm đi ngắm xe trực tiếp, nữa là bảo mua :)
Thực chất cụ cũng chưa biết hết ý đồ. 2 mẫu xe Lux của anh ý là làm thương hiệu, và chỉ thế thôi. Mục tiêu sẽ là xe điện, vấn đề là anh đủ sống đến khi xe điện đủ nuôi anh ko- bds đang gồng cả tỉ thứ anh làm- rất mong manh.
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,803
Động cơ
321,920 Mã lực
Đằng nào mới đầu tư cũng lỗ kế hoạch vài năm
Sao không lỗ thêm chút nữa để bán rẻ hẳn để cướp thị phần mà lại bán đắt hơn đối thủ rồi vẫn bảo là 3 không khiến khách hàng cảm thấy được ban ơn?
 

Xe bo 4 banh

Xe cút kít
Biển số
OF-26089
Ngày cấp bằng
19/12/08
Số km
15,841
Động cơ
158,572 Mã lực
Nơi ở
Thanh Xuân Bắc
Đằng sau chiếc xe là một mục đích khác của anh Vova
A Vova làm BĐS thì rồi a cũng quy về BĐS mà thôi, ko biết chừng nhà máy của anh ở Cát Hải đã được một tập đoàn nào đó đặt anh thi công rồi
 

huyhoang9986

Xe tải
Biển số
OF-377688
Ngày cấp bằng
14/8/15
Số km
298
Động cơ
248,650 Mã lực
ko phải phân tích sâu xa, đơn giản là em thấy mấy mẫu xe của a vin ko có cửa gì để cạnh tranh với các hãng xe nước ngoài cả, trừ lòng yêu nước.
 
Biển số
OF-696043
Ngày cấp bằng
26/8/19
Số km
89
Động cơ
99,327 Mã lực
Nơi ở
Teahouse, Hangzhou
Kệ, VF thành công thì VN cũng thắng mà ko thành công thì VN cũng vẫn thắng, vì toàn bộ tiền làm VF là của Tây góp vào, Vin chẳng vay NH VN để làm mà cũng chẳng huy động vốn từ cổ đông VN, tiền từ bán cp riêng lẻ tăng vốn từ quỹ Sing Hàn Mỹ hết.
 

TONGIA

Xe lừa
Biển số
OF-9339
Ngày cấp bằng
9/9/07
Số km
39,953
Động cơ
882,936 Mã lực
Nơi ở
Shadow Brothers.
Đằng nào mới đầu tư cũng lỗ kế hoạch vài năm
Sao không lỗ thêm chút nữa để bán rẻ hẳn để cướp thị phần mà lại bán đắt hơn đối thủ rồi vẫn bảo là 3 không khiến khách hàng cảm thấy được ban ơn?
Phẩm giá cụ ạ.

Định kiến về phẩm giá thượng đẳng nó là rào cản khó vượt qua để có thể hạ mình.
 

lac007

Xe tăng
Biển số
OF-93236
Ngày cấp bằng
28/4/11
Số km
1,863
Động cơ
421,963 Mã lực
Tính đến bây giờ là hơn 1 năm Vincom khai mạc đầu tư Vinfast, 7 tháng ra đời mẫu xe máy điện đầu tiên và 3 tháng trình làng chiếc xe hơi đầu tiên (Fadil). Trong topic này, tôi với tư
cách một người đã và đang đầu tư sản xuất ở Việt nam, mạo muội đưa ra một vài nhận xét về cuộc chơi của anh Vượng.

Từ trước đến nay, tôi cố gắng không nhận xét mà chỉ quan sát nghe ngóng, bởi mặc dù nghi ngờ nhưng tôi thấy chưa có đủ thông tin để nhận định. Thật sự tôi rất mong anh Vượng thành công vì dù với bất cứ động cơ và phương cách nào thì Vinfast cũng là một cải thiện cho nền sản xuất vốn yếu kém và ọp ẹp của nước nhà. Nhưng, đúng như những hoài nghi ngay từ đầu tiên của tôi, tình hình Vinfast dường như khá là không ổn.

Mà cái không ổn đó, theo tôi, bắt nguồn từ hai sai lầm chiến lược của anh Vượng.

Sai lầm thứ nhất, anh đã mang nguyên xi tư duy kinh doanh bất động sản vào sản xuất động sản (xe hơi).

Vinfast, nói thẳng ra, là một công ty sản xuất xe thông thường chứ không phải là xe sang. Như Huyndai, Kia, Toyota… không có bất cứ một công ty xe hơi thông thường nào “dám” bắt đầu bằng xe sang. Nhưng anh lại dám. Chưa có nhà xưởng, chưa có thị trường, thương hiệu, chuyên gia… chưa có bất cứ căn cơ nào anh đã quẩy tung thiên hạ bằng Vinlux mà còn dám tự khen rằng “hơn cả BMW”, đến mức BMW phải lên tiếng nhắc nhở. Và con xe nhỏ Fadil, thay vì làm tiết kiệm và bán càng rẻ càng tốt, anh lại chọn động cơ 1.4 (ngay cả nguyên mẫu Carl Rock ở Đức cũng chỉ có động cơ 1.0) và bán đắt hơn cả Huyndai i10, điều khiến cho đông đảo những người chờ đợi chỉ biết lắc đầu.

Đó chính là tư duy bất động sản Vin: chỉ làm đắt không làm rẻ, và làm kiểu gì thì cũng bán được hết. Cái tư duy “làm kiểu gì cũng có người mua” của bất động sản là một tư duy rất nguy hiểm, nó làm cho người kinh doanh hoàn toàn mất tỉnh táo khi bắt đầu một thương vụ mới. Đáng tiếc rằng, Vinfast có vẻ như đã sa vào tình trạng như vậy.

Sai lầm thứ hai (là hệ quả của sai lầm thứ nhất), đầu tư kiểu “cửa trên” trong khi Vinfast ở cửa dưới hoàn toàn.

Từ trước tới nay, Vincom luôn ở cửa trên khi đầu tư kinh doanh bất động sản, siêu thị, trồng rau… Và khi làm Vinfast, anh Vượng cũng đi theo kiểu cửa trên: lấy một lúc nhiều héc-ta, chơi ngay với BMW, thuê ngay chuyên gia Đức, và đầu tư ngay một roẹt hơn nghìn con robot ABB trong khi chưa hề biết đầu ra. Vâng, một ông lớn đúng nghĩa.

Anh đã quên rằng, khi làm bất động sản hay siêu thị thì đối thủ của anh “chỉ” là người trong nước. Với các đối thủ trong nước, anh có thể thắng khi đi đường cửa trên. Nhưng, với những Toyota, Mitsubishi, Huyndai, Mazda, anh không có bất kỳ yếu tố nào để đứng ngang với họ chứ chưa nói cửa trên.

Kiểu đầu tư Vinfast của anh Vượng thực ra là kiểu của các tỉ phú lắm tiền nhưng không có chuyên môn. Vì không có chuyên môn nên phải bỏ tiền ra mua hết mọi thứ và đi con đường chính quy nhất, vì thế mà quy mô đầu tư sẽ là rất rất lớn. Nó chỉ có thể tác dụng đối với các thị trường đang thiếu nguồn cung, chứ với các thị trường đã đủ nguồn cung thì kiểu này 10 phần chắc 8 là thất bại.

Chiến lược đúng đắn duy nhất với Vinfast hoặc bất cứ ai muốn sản xuất xe thương hiệu Việt là đầu tư kiểu cửa dưới, ép chi phí càng thấp càng tốt, có thể dùng cả các yếu tố chính trị để làm rẻ giá xe. Bỏ hết các suy nghĩ đua đòi, sĩ diện mà tập trung vào các mẫu xe phù hợp với đông đảo người dùng Việt. Một con xe như i10 nhưng chỉ có giá hơn 200 triệu, hoặc không kém Expander nhưng chỉ hơn 300. Tuy nhiên, với dàn chuyên gia đắt tiền và phân xưởng hơn 1000 con robot của anh, có lẽ sẽ là rất khó.

Nhưng nếu không làm được thì tương lai của Vinfast thật sự sẽ là đáng lo ngại.
Cụ chạy mấy cuốc grap rồi ngồi phân tích chiến lược thế này cạp đất mà ăn à
Cụ chăm chỉ đi làm và nộp thuế vào để khi nào anh ấy sai lầm lấy tiền thuế ra giải cứu nhé.
 
Biển số
OF-159482
Ngày cấp bằng
5/10/12
Số km
11,477
Động cơ
475,622 Mã lực
Vấn đề nhay cảm quá.
Không biết thớt tồn tại được lâu không.
 

nguyen_kia

Xe điện
Biển số
OF-29246
Ngày cấp bằng
16/2/09
Số km
3,550
Động cơ
471,490 Mã lực
Thế liệu bây giờ quay sang sx xe cửa dưới nhu ý cụ chủ liệu còn kịp và có cơ hội thành công ko cụ chủ?
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top