[Funland] Lều báo hay là thật???

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
câu trên với câu dưới của cụ đá nhau bôm bốp, đang nói thằng X vay cầm cố, xxx tịch thu sổ, ngân hàng nợ quá hạn nhóm 5 cơ mà :))
còn X chỉ gửi tiền thôi mà xxx phong tỏa hay tịch thu thì ngân hàng mất cái đếch gì đâu. Chuyện bình thường , và cũng nhiều trường hợp thế này rồi.
Chán kinh. Khi anh X cầm cố sổ tiết kiệm thì X đã nhận 950tr từ ngân hàng rồi hiểu không? Cụ vứt nó ra khỏi tính toán rồi à? Tiền này ai hoàn cho NH đây?
 

traixubac1199

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-694359
Ngày cấp bằng
12/8/19
Số km
1,281
Động cơ
114,258 Mã lực
Tuổi
32
Còn nữa: Cụ có hiểu CẦM CỐ là gì không mà dám nói "SỔ TIẾT KIỆM LÀ TÀI SẢN CỦA NGÂN HÀNG"?
Cụ đem cầm cố xe ô tô thì xe ô tô là tài sản cụ hay tài sản tiệm cầm đồ? Đối với tiệm cầm đồ thì xe vẫn của cụ, tiệm cầm đồ chỉ sở hữu GIẤY NHẬN NỢ. Ngân hàng nhận cầm cố sổ TK thì sổ TK vẫn đứng tên người gửi, là tài sản của người gửi, chỉ có NGÂN HÀNG SỞ HỮU HỢP ĐỒNG VAY VỐN mà thôi.
Cụ đã dốt mà không chịu tiếp thu:

Vay cầm cố nó có 2 hợp đồng: 1. Hợp đồng vay vốn 2. Hợp đồng cầm cố tài sản.

Cụ đã đọc cái hợp đồng cầm cố bao giờ chưa , có biết điều khoản trong đấy nó nói tài sản cầm cố thuộc về ai chưa? Vì sao khi giải ngân phải đăng ký biến động tài sản tại cơ quan có thẩm quyền??? Sổ đỏ ngân hàng giữ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm ngân hàng giữ..vẫn đứng tên khách hàng nhưng quyền sở hữu thuộc về ngân hàng rồi cụ hiểu chửa?
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Cụ đã dốt mà không chịu tiếp thu:

Vay cầm cố nó có 2 hợp đồng: 1. Hợp đồng vay vốn 2. Hợp đồng cầm cố tài sản.

Cụ đã đọc cái hợp đồng cầm cố bao giờ chưa , có biết điều khoản trong đấy nó nói tài sản cầm cố thuộc về ai chưa? Vì sao khi giải ngân phải đăng ký biến động tài sản tại cơ quan có thẩm quyền??? Sổ đỏ ngân hàng giữ, đăng ký xe, sổ tiết kiệm ngân hàng giữ..vẫn đứng tên khách hàng nhưng quyền sở hữu thuộc về ngân hàng rồi cụ hiểu chửa?
Em thách cụ lấy được mấy cái đấy ra mà lập luận trước pháp luật đấy. Đối với cơ quan điều tra thì nó chỉ cần nhìn tên là thu thôi, lý luận bằng mắt.

Ngay cả pháp luật cũng không bao giờ cho phép tự nhiên chuyển quyền sở hữu tài sản. Hợp đồng cầm cố chỉ có giao tài sản thôi, chưa có chuyển quyền sở hữu đâu.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,085
Động cơ
385,053 Mã lực
Chán kinh. Khi anh X cầm cố sổ tiết kiệm thì X đã nhận 950tr từ ngân hàng rồi hiểu không? Cụ vứt nó ra khỏi tính toán rồi à? Tiền này ai hoàn cho NH đây?
Mệt cụ quá. Ý cụ nói X vay cầm cố, cầm tiền xong chuồn đúng không? Xong công an tịch thu sổ , ngân hàng phải trả tiền cho công an đúng không? Câu trên cụ nói đúng thế nhé.

Câu dưới cụ nói này : Ngân hàng có mất đồng nào đâu?

Ơ, thế ngân hàng nhận 1 tỷ gửi tiết kiệm của X, xong rồi lại chi 1 tỷ cho X vay, xong rồi lại chi 1 tỷ cho công an để tịch thu sổ.

Ngân hàng thu vào: 1 tỷ tiết kiệm.

Ngân hàng chi ra: 1 tỷ cho vay, 1 tỷ trả công an.

Vậy mà cụ nói ngân hàng không mất đồng nào thì cụ cộng trừ giỏi thật :))



Chán cụ éo chịu được. Nếu như X gửi 1 tỏi vào NH, NH cầm tiền mặt. Nếu như công an bắt giữ X, tịch thu sổ TK của X thì NH chỉ việc nộp 1 tỏi cho công an mà thôi, NH chả mất gì vì đây là tiền mà X đã gửi vào NH (cùng lắm phải mất chút công làm thủ tục).
 
Chỉnh sửa cuối:

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Mệt cụ quá. Ý cụ nói X vay cầm cố, cầm tiền xong chuồn đúng không? Xong công an tịch thu sổ , ngân hàng phải trả tiền cho công an đúng không? Câu trên cụ nói đúng thế nhé.

Câu dưới cụ nói này : Ngân hàng có mất đồng nào đâu?

Ơ, thế ngân hàng nhận 1 tỷ gửi tiết kiệm của X, xong rồi lại chi 1 tỷ cho X vay, xong rồi lại chi 1 tỷ cho công an để tịch thu sổ.

Ngân hàng thu vào: 1 tỷ tiết kiệm.

Ngân hàng chi ra: 1 tỷ cho vay, 1 tỷ trả X

Vậy mà cụ nói ngân hàng không mất đồng nào thì cụ cộng trừ giỏi thật :))
Nếu như cụ vẫn chưa hiểu, ở trường hợp NH không mất đồng nào là do X chỉ gửi tiết kiệm và không cầm cố. Nếu NH không cho cầm cố thì sẽ không có rủi ro này. Ngược lại, nếu cho cầm cố thì sẽ gặp rủi ro về pháp lý của tài sản cầm cố tương tự như với hợp đồng cho vay bình thường.

Tuy nhiên, hiện nay NH chỉ kiểm soát chặt nguồn gốc tài sản bảo đảm đối với các tài sản như nhà hoặc ô tô, còn tiền gửi tiết kiệm gần như không kiểm soát gì.
 

meomun346

Xe container
Biển số
OF-206409
Ngày cấp bằng
16/8/13
Số km
7,515
Động cơ
393,112 Mã lực
Nơi ở
Nhiều nơi
Hôm qua em cần tiền, em cũng mang cầm cố quyển sổ TK.
Sổ có tiền gốc là 90 triệu thôi ạ. :)), còn gần 1 tháng nữa thì đáo hạn. NH cho em vay liền, 84 triệu, làm giấy tờ vay nợ và cầm luôn quyển sổ TK đó làm tin.
Hẹn em nếu có tiền sớm hơn thì cứ đến giả, còn nếu chưa có thì đến ngày đáo hạn cũng ra NH. Họ sẽ tất toán sổ, tính lãi vay trong mấy chục ngày, tiền thừa em sẽ được cầm về. :))
Em thấy rất tiện lợi và NH chả có nguy cơ gì, thậm chí họ cho em vay cả 90 triệu cũng được vì số tiền lãi của sổ còn lớn hơn số lãi vay.
Còn như lều báo kia nói nguy cơ do sổ giả (sổ giả chỉ nv NH làm được - là do nv sai), hoặc khách hàng giữ sổ mà vẫn bị rút tiền - cũng do nv sai nốt.
Cụ nào có quỹ đen, gửi TK nay rút tiền đưa bồ đi du hí nước ngoài mà phải khai mục đích sử dụng thì...chết liền! :))
 

vnposh

Xe container
Biển số
OF-412393
Ngày cấp bằng
23/3/16
Số km
5,031
Động cơ
270,604 Mã lực
Cụ nghĩ đơn giản thế? Khi cụ ôm 1 tỷ ra ngân hàng gửi tiết kiệm 12 tháng, thì ngân hàng nó ôm 1 tỷ đấy để vào két giữ cho cụ đúng 12 tháng à? Nó làm thế thì lấy tiền đâu mà trả lãi cho cụ???

Nôm na thế này: Cụ biết thằng B có nhu cầu vay 1 tỷ trong vòng 1 năm, cụ vay thằng A 1 tỷ trong 1 năm, lãi 8%, cho thằng B vay 1 năm lãi 12%. Cụ đứng giữa ăn 4%. Giờ thằng A có nhu cầu vay đúng 1 tỷ trong 3 tháng để làm ăn, nó đến năn nỉ cụ cho vay 1tỷ, nếu không trả được coi như mất khoản tiền gửi kia. Cụ ok. Vì 1 tỷ của thằng A cụ cho thằng B vay 1 năm mất rồi ( 1năm sau cụ mới thu hồi được nợ) nên cụ phải đi vay thằng C 1 tỷ trong vòng 3 tháng để đưa cho thằng A. Đến tháng thứ 3 thằng A không trả được nợ, mà hạn trả nợ của thằng C đã đến, cụ phải đi vay thằng D 1 tỷ trong vòng 9 tháng để trả cho thằng C.

Câu hỏi đặt ra là: Nếu không vay được thằng D, thì ngân hàng lấy đâu ra tiền để trả cho thằng C??? Cái này gọi là mất thanh khoản tạm thời trong ngắn hạn. Rất nguy hiểm. Về bản chất nó cũng không khác gì vụ ACB đâu.

Thông thường ngân hàng họ luôn tính toán kỳ hạn tiền gửi và tiền vay một cách sát nhất để tránh xảy ra tình trạng mất cân đối về mặt kỳ hạn như vậy.
Vụ Phạm Công Danh là điển hình tiên tiến mà cụ không lấy vào cho sinh động.
 
Biển số
OF-672395
Ngày cấp bằng
15/6/19
Số km
98
Động cơ
106,580 Mã lực
Tuổi
53
Túm lại không gửi nữa, mua vàng hoặc ng tệ cất. ở Tiên Du - BN nhà e xém mất hết, may dc trả vốn. Bgio kg tin ai cả
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,085
Động cơ
385,053 Mã lực
Nếu NH không cho cầm cố thì sẽ không có rủi ro này. Ngược lại, nếu cho cầm cố thì sẽ gặp rủi ro về pháp lý của tài sản cầm cố tương tự như với hợp đồng cho vay bình thường.
Không có rủi ro về pháp lý.

Nếu ngân hàng cho X vay cầm cố, X rút tiền xong chạy trốn. Ngân hàng thu sổ và lấy tiền.

Công an không có quyền thu sổ của X tại ngân hàng, vì quyền nắm giữ sổ thuộc về ngân hàng. Mặc dù ngân hàng và công an đều là của nhà nước ( nếu cụ lấy ví dụ là Vcb hay Bidv, agribank...) nhưng xét về tính công việc thì 2 tổ chức này độc lập, tiền của ngân hàng không phải tiền của công an. Nên cụ không thể nói là công an có quyền lấy tiền của ngân hàng để khắc phục việc phạm pháp của X được.

Hơn nữa, tại sao công an lại có quyền lấy tiền của ngân hàng thuộc nhà nước ? Nếu là ngân hàng ngoài quốc doanh thì công an có dám tịch thu không? ( nếu theo như quan điểm của cụ)

Bởi thế mới nói nếu công an có quyền tịch thu tiền của ngân hàng ( trong trường hợp ngân hàng ĐÃ cho đối tượng vay cầm cố rồi nhé) thì không ngân hàng nào dám cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm nữa, vì rủi ro mất tiền là rất lớn, ngân hàng không thể có biện pháp nghiệp cụ nào để thẩm định được. Làm sao để kiểm tra đó là tiền sạch hay bẩn?
 
Chỉnh sửa cuối:

motthoidongbim

Xe điện
Biển số
OF-302917
Ngày cấp bằng
26/12/13
Số km
4,190
Động cơ
470,509 Mã lực
Nơi ở
234 khâm thiên hà nội
Hôm qua em cần tiền, em cũng mang cầm cố quyển sổ TK.
Sổ có tiền gốc là 90 triệu thôi ạ. :)), còn gần 1 tháng nữa thì đáo hạn. NH cho em vay liền, 84 triệu, làm giấy tờ vay nợ và cầm luôn quyển sổ TK đó làm tin.
Hẹn em nếu có tiền sớm hơn thì cứ đến giả, còn nếu chưa có thì đến ngày đáo hạn cũng ra NH. Họ sẽ tất toán sổ, tính lãi vay trong mấy chục ngày, tiền thừa em sẽ được cầm về. :))
Em thấy rất tiện lợi và NH chả có nguy cơ gì, thậm chí họ cho em vay cả 90 triệu cũng được vì số tiền lãi của sổ còn lớn hơn số lãi vay.
Còn như lều báo kia nói nguy cơ do sổ giả (sổ giả chỉ nv NH làm được - là do nv sai), hoặc khách hàng giữ sổ mà vẫn bị rút tiền - cũng do nv sai nốt.
Cụ nào có quỹ đen, gửi TK nay rút tiền đưa bồ đi du hí nước ngoài mà phải khai mục đích sử dụng thì...chết liền! :))
Vay chiết khấu stk phù hợp vs khách hàng và thu hút vốn cho NH mà chúng nó biến tấu nào là rủi ro mục đích sử dụng vốn không có, rồi giá trị tài sản tăng ảo.v.v
Còn cái thực chất của chiết khấu stk để lách tăng trưởng tín dụng bọn nó chưa nói đến .Vd lấy tiền 10t vay 8t, lấy 8t gửi stk - vay ra 6,4t, lấy 6,4 gửi stk vay 6,4x80% ....cứ như thế đến giá trị bé nhất, mỗi khi lấy tiền vay ra lại cho người khác nhau đứng tên thì tổng cho vay là 8+6,4+...(em giả sử quy định chiết khấu sổ max là 80% giá trị sổ). Tổng cho vay sẽ lớn hơn tổng có thật gửi (10t). Về NH thì cũng chẳng có rủi ro gì. Nhưng trên báo cáo sổ sách thì làm tăng cho vay còn gì.
 

Airbus A350

Xe điện
Biển số
OF-615905
Ngày cấp bằng
14/2/19
Số km
2,021
Động cơ
20,255 Mã lực
Em toàn vay cầm cố sổ tiết kiệm kiểu này, vừa nhanh, vừa thủ tục đơn giản. vay ra 1 thời gian mình có tiền lại trả vào là xong.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Không có rủi ro về pháp lý.

Nếu ngân hàng cho X vay cầm cố, X rút tiền xong chạy trốn. Ngân hàng thu sổ và lấy tiền.

Công an không có quyền thu sổ của X tại ngân hàng, vì quyền nắm giữ sổ thuộc về ngân hàng. Mặc dù ngân hàng và X đều là của nhà nước ( nếu cụ lấy ví dụ là Vcb hau Bidv, agribank...) nhưng xét về tính công việc thì 2 tổ chức này độc lập, tiền của ngân hàng không phải tiền của công an. Nên cụ không thể nói là công an có quyền lấy tiền của ngân hàng để khắc phục việc phạm pháp của X được.

Hơn nữa, tại sao công an lại có quyền lấy tiền của ngân hàng thuộc nhà nước ? Nếu là ngân hàng ngoài quốc doanh thì công an có dám tịch thu không? ( nếu theo như quan điểm của cụ)

Bởi thế mới nói nếu công an có quyền tịch thu tiền của ngân hàng ( trong trường hợp ngân hàng ĐÃ cho đối tượng vay cầm cố rồi nhé) thì không ngân hàng nào dám cho vay cầm cố bằng sổ tiết kiệm nữa, vì rủi ro mất tiền là rất lớn, ngân hàng không thể có biện pháp nghiệp cụ nào để thẩm định được. Làm sao để kiểm tra đó là tiền sạch hay bẩn?
Cụ chắc không đấy :)) Em nhắc lại với cụ là sổ vẫn mang tên X chưa tất toán nhé. Đối với công an thì họ chỉ có mỗi 1 việc là làm công văn hỏi NHNN, NHNN sẽ trả lời lại là X đang có n sổ tiết kiệm và m tài khoản ngân hàng tại một loạt ngân hàng A B C... và công an chỉ việc ra lệnh (bằng 1 loạt công văn khác) phong toả tài khoản, tịch thu sổ thôi. Em đố ngân hàng giữ được đấy, vì ngân hàng chỉ có QUYỀN NẮM GIỮ (hiểu theo nghĩa là giữ, bảo quản sổ vật lý), chứ chưa có QUYỀN SỞ HỮU đối với sổ. Ngân hàng dám chống lệnh bắt giữ/tịch thu của công an hoặc viện kiểm sát không?

Edit: Mà kể cả có quyền sở hữu vẫn tịch thu được hết nếu dính đến điều tra.

Edit 2: Cho cụ dễ hình dung, ở thời điểm X bỏ trốn thì ngân hàng đâu biết được đâu. Đối với NH thì sổ vẫn mang tên X, và X vẫn nợ 1 khoản tiền (tiền cầm cố). Chỉ khi công an đi tìm X không thấy, tịch thu sổ thì NH mới biết được.
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
3,781
Động cơ
208,758 Mã lực
e thấy bên ngân hàng Xăng dầu PG bank, sổ cụ 500tr, lãi 7,3% năm - nó cho cụ vay 500tr, lãi 9,3% (cộng thêm 2%) nhanh gọn, đơn giản
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,085
Động cơ
385,053 Mã lực
Không có chuyện đấy đâu, công an chỉ có quyền tịch thu hay phong tỏa tài khoản tiền gửi của tội phạm khi tài khoản đấy chưa bị phong tỏa hay kiểm soát bởi các tổ chức khác. Nói như cụ thì em giả dụ thế này: cụ tham nhũng 10 tỷ. Cụ ôm 10 tỷ đấy đi mua nhà, xong rồi thế chấp cái nhà đấy tại ngân hàng để vay 5 tỷ. Giờ công an chỉ có quyền tịch thu 5 tỷ đấy chứ không thể tịch thu ngôi nhà được. Kể cả tịch thu ngôi nhà thì công an sau khi phát mại vẫn phải có trách nhiệm trả đủ dư nợ 5 tỷ cho ngân hàng. Không có chuyện ngân hàng bị mất vốn đâu. Ngân hàng trong trường hợp này không làm sai điều gì cả tại sao phải chịu mất 5 tỷ? Như vậy không ai dám cho vay cả cụ nhé.
Cụ chắc không đấy :)) Em nhắc lại với cụ là sổ vẫn mang tên X chưa tất toán nhé. Đối với công an thì họ chỉ có mỗi 1 việc là làm công văn hỏi NHNN, NHNN sẽ trả lời lại là X đang có n sổ tiết kiệm và m tài khoản ngân hàng tại một loạt ngân hàng A B C... và công an chỉ việc ra lệnh (bằng 1 loạt công văn khác) phong toả tài khoản, tịch thu sổ thôi. Em đố ngân hàng giữ được đấy, vì ngân hàng chỉ có QUYỀN NẮM GIỮ (hiểu theo nghĩa là giữ, bảo quản sổ vật lý), chứ chưa có QUYỀN SỞ HỮU đối với sổ. Ngân hàng dám chống lệnh bắt giữ/tịch thu của công an hoặc viện kiểm sát không?

Edit: Mà kể cả có quyền sở hữu vẫn tịch thu được hết nếu dính đến điều tra.

Edit 2: Cho cụ dễ hình dung, ở thời điểm X bỏ trốn thì ngân hàng đâu biết được đâu. Đối với NH thì sổ vẫn mang tên X, và X vẫn nợ 1 khoản tiền (tiền cầm cố). Chỉ khi công an đi tìm X không thấy, tịch thu sổ thì NH mới biết được.
 

HoangApr

Xe buýt
Biển số
OF-471056
Ngày cấp bằng
17/11/16
Số km
582
Động cơ
204,287 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Không biết phải chửi thằng lều báo như nào nữa, đúng là điếc thì hay hóng mà ngọng thì hay nói.
- Khách hàng nó có tiền gửi, lúc nó cần không cho nó vay cầm cố thì nó rút
vừa mất nguồn vừa mất dư nợ, thằng Ngân hàng nào ngu mới từ chối
- Nó cho vay thì cũng phải có tài sản bảo đảm, chứ có cho vay không đâu mà ông bảo rủi ro thanh khoản
- Khách hàng mà rút tiền đồng loạt, chẳng thằng Ngân hàng nào sống, Ngân hàng nhà nước lại đứng ra cứu trợ thôi. Định cho luật phá sản Ngân hàng thì méo thằng nào huy động được tiền tư dân cư
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Không có chuyện đấy đâu, công an chỉ có quyền tịch thu hay phong tỏa tài khoản tiền gửi của tội phạm khi tài khoản đấy chưa bị phong tỏa hay kiểm soát bởi các tổ chức khác. Nói như cụ thì em giả dụ thế này: cụ tham nhũng 10 tỷ. Cụ ôm 10 tỷ đấy đi mua nhà, xong rồi thế chấp cái nhà đấy tại ngân hàng để vay 5 tỷ. Giờ công an chỉ có quyền tịch thu 5 tỷ đấy chứ không thể tịch thu ngôi nhà được. Kể cả tịch thu ngôi nhà thì công an sau khi phát mại vẫn phải có trách nhiệm trả đủ dư nợ 5 tỷ cho ngân hàng. Không có chuyện ngân hàng bị mất vốn đâu. Ngân hàng trong trường hợp này không làm sai điều gì cả tại sao phải chịu mất 5 tỷ? Như vậy không ai dám cho vay cả cụ nhé.
Nếu như toà án đã kết luận là tham nhũng 10 tỷ thì công an sẽ phải tịch thu đủ 10 tỷ chứ. 10 tỷ là tiền bất hợp pháp nên tịch thu là đúng không có gì sai. Nếu như công an thu nhà, bán nhà, phần còn thừa trên 10 tỷ (giả sử không có phạt gì thêm) thì sẽ trả lại cho người tham nhũng.

Vấn đề là ở chỗ, nếu như ôm 5 tỷ kia bỏ trốn không tìm lại được, hoặc đã ăn tiêu hết 5 tỷ tiền vay, thì NH sẽ phải chịu mất thôi.
 

f320

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-173186
Ngày cấp bằng
22/12/12
Số km
4,085
Động cơ
385,053 Mã lực
Edit 2: Cho cụ dễ hình dung, ở thời điểm X bỏ trốn thì ngân hàng đâu biết được đâu. Đối với NH thì sổ vẫn mang tên X, và X vẫn nợ 1 khoản tiền (tiền cầm cố). Chỉ khi công an đi tìm X không thấy, tịch thu sổ thì NH mới biết được.
Cụ đang nhầm lẫn 2 sự việc sau đây:

1. Giao dịch vay mượn giữa X và ngân hàng hoàn toàn hợp pháp, và được pháp luật bảo vệ. Ngân hàng làm đúng quy trình, tài sản của X đủ điều kiện để cầm cố, X đủ điều kiện vay.

2. X phạm pháp, công an điều tra vụ án.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Cụ đang nhầm lẫn 2 sự việc sau đây:

1. Giao dịch vay mượn giữa X và ngân hàng hoàn toàn hợp pháp, và được pháp luật bảo vệ. Ngân hàng làm đúng quy trình, tài sản của X đủ điều kiện để cầm cố, X đủ điều kiện vay.

2. X phạm pháp, công an điều tra vụ án.
Nhưng tài sản cầm cố của X (sổ tiết kiệm) có nguồn gốc bất hợp pháp, và do vậy hoàn toàn có thể tịch thu được nếu muốn. Nếu tài sản của X mà bất hợp pháp thì giao dịch dân sự (vay vốn) trở nên vô hiệu, X phải trả lại tiền. Nhưng nếu X đã tiêu hết tiền, hoặc ôm tiền trốn mất thì ngân hàng sẽ mất tiền.
 

Lee Saker

Xe điện
Biển số
OF-28525
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
2,973
Động cơ
516,896 Mã lực
Tất cả các cụ trên này đều dốt hết. Nghe tiến sĩ nói đây này (đừng nghe lều báo):2. Vay thế này là phi rủi ro (gần như), do sổ tiết kiệm đã bị cầm cố. VD: Anh X gửi tiền vào VCB; sau đó anh X cầm cố sổ tk đó cũng chính tại VCB. Nếu Anh X không trả được nợ, VCB chỉ việc thu hồi sổ tiết kiệm (xoá sổ tiết kiệm) coi như VCB không nợ tiền gửi của anh X. Vậy là không có rủi ro gì cho NH, do vậy lãi suất vay cầm cố cũng thấp, thậm chí thu luôn lãi và tất toán sổ TK luôn.
Dòng bôi đen ngân hàng nào cũng làm hay tùy từng ngân hàng thế cụ? Em sắp có việc liên quan đến món này.
 

Mandalord

Xe điện
Biển số
OF-193695
Ngày cấp bằng
12/5/13
Số km
3,632
Động cơ
202,042 Mã lực
Dòng bôi đen ngân hàng nào cũng làm hay tùy từng ngân hàng thế cụ? Em sắp có việc liên quan đến món này.
Em nghĩ là đâu nó cũng làm vậy đấy. Cũng không khó lắm, cụ bảo với NH là cầm cố sổ thôi, ký sẵn giấy tất toán sổ đến ngày NH sẽ tất toán cho cụ và tiền thừa sẽ chuyển về tài khoản.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top