[Funland] Liệu VN có trở thành nước Công Nghiệp ?

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Ng VN nhỏ nhắn, khéo léo và thường ko ưa mạo hiểm, ko thích việc nặng nhọc. Vì thế ngành công nghiệp dịch vụ là phù hợp hơn cả. Với ngành CN dịch vụ đòi hỏi chúng ta nâng tầm phục vụ cả TG mới mong giàu có và lọt vào top các nc thu nhập cao. Tiếng Anh chưa tốt thì có chiến lược phù hợp về đào tạo cho tốt lên. Khi có nhu cầu và làm đúng chỉ đôi năm các thế hệ sinh viên ra trường đều có thế sd ngoại ngữ tốt cả
Các ngành dịch vụ chúng ta nên tập trung và hướng tới là ngành du lịch (kết hợp rất nhiều sản phẩm như nghỉ dưỡng, ăn uống, chữa bệnh...) , hàng ko, y tế, giáo dục, ngân hàng tài chính, thâm chí cả đánh bạc...

Sự phát triển của Vietjet như các thông tin dưới đây chính là gợi mở. Ra đời sau Airasia 14 năm nhưng dthu đã xấp xỉ, giá trị vốn hóa hiện chỉ sau Singapore Airline.

http://cafef.vn/tham-vong-cua-ceo-vietjet-nguyen-thi-phuong-thao-phuc-vu-mot-nua-dan-so-the-gioi-bien-vietjet-tro-thanh-hang-hang-khong-toan-cau-made-in-vietnam-20190924125751066.chn
 

0000quan

Xe buýt
Biển số
OF-56745
Ngày cấp bằng
8/2/10
Số km
590
Động cơ
447,260 Mã lực
Hội nghị các bác ý không nêu định hướng công nghiệp hóa hiện đại hóa nữa, giờ xoay sang dịch vụ du lịch rồi.
Sản xuất chế tạo vẫn là điều cơ bản cho con người mà giờ cũng khó theo kịp nữa.
 

danshari

Xe tải
Biển số
OF-546039
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
423
Động cơ
164,450 Mã lực
Em nghĩ năm 2020 Việt Nam cơ bản có thể coi là nước Công nghiệp. Đã SX được ô tô, xe máy, điện thoại di động, TV, tủ lạnh, điều hòa....Về CN không khói cũng thôi hút được 18 tr du khách nước ngoài / 1 năm...nói cung ổn...:D
Qua thấy thời sự cụ thủ bảo đến 2030 thành cn hoá rồi đấy. Cố lên ...
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,712
Động cơ
395,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Em hy vọng thế hệ sau nữa sẽ làm nên chuyện.
 

danshari

Xe tải
Biển số
OF-546039
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
423
Động cơ
164,450 Mã lực
Theo wiki
Quá trình công nghiệp hóa đòi hỏi đầu tư khổng lồ của nhà nước và xã hội để tạo lập cơ sở hạ tầng, trung tầng và thượng tầng để phục vụ công nghiệp hóa. Trong khi các địa phương lại có xu hướng hiểu một cách đơn giản và máy móc và cố gắng thành lập nhiều khu công nghiệp để mong rằng mục tiêu công nghiệp hóa sớm đạt thành. Trong khi đó các khu công nghiệp chỉ là một phần nhỏ của cơ sở hạ tầng, thì các cơ sở trung tầng (giáo dục đào tạo kỹ thuật, thương mại, ngân hàng, ngoại thương, ngoại hối, tài chính công...) và cơ sở thượng tầng (luật pháp, hệ thống tư pháp, chính sách kinh tế, môi trường, chính sách đất đai...) phát triển không đồng bộ. Nhà nước Việt Nam rất chú trọng việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài bằng cách ban hành nhiều chính sách ưu đãi về thuế, đất đai...[22] Họ xem vốn đầu tư nước ngoài là nguồn lực quan trọng để Việt Nam công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Thực tế cho thấy động lực công nghiệp hóa của Việt nam đến từ các công ty nước ngoài chứ không phải từ các công ty trong nước[23]. Tuy nhiên, việc thu hút vốn đầu tư của nước ngoài không thể tạo ra nền tảng công nghiệp quốc gia vì các công ty nước ngoài vào Việt Nam chỉ để tận dụng chi phí nhân công và môi trường thấp của Việt Nam[24]. Khi khai thác hết những lợi thế này thì họ sẽ rút khỏi Việt Nam khiến nền công nghiệp Việt Nam quay về điểm xuất phát. Vốn đầu tư nước ngoài chỉ có tác dụng tích cực với nền công nghiệp bản địa khi công ty có vốn đầu tư nước ngoài chuyển giao công nghệ cho công ty Việt Nam[25][26]. Tuy nhiên các công ty nước ngoài không sẵn sàng chuyển giao công nghệ cho công ty Việt Nam vì vấn đề bản quyền cũng như họ không muốn tạo ra thêm đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy nhà nước cần có một chính sách quốc gia có thể đem lại lợi ích chung cho cả bên chuyển giao và bên nhận chuyển giao[23]. Việt Nam lại không có chính sách rõ ràng để tận dụng tối đa hiệu ứng chuyển giao công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài[26]. Khả năng tiếp thu công nghệ nước ngoài lại phụ thuộc vào chất lượng nhân lực mà điều này lại phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục. Việt Nam có lực lượng lao động đông do cơ cấu dân số trẻ nhưng lại thiếu kỹ năng do không được đào tạo tốt[27] nên khả năng hấp thu công nghệ còn yếu. Trong giai đoạn đầu công nghiệp hóa cái Việt Nam có thể tiếp thu không phải là “công nghệ cao”, mà là những kiến thức không độc quyền có thể tiếp cận được trên toàn cầu và miễn phí nhưng chưa được triển khai ở trong nước[23]. Ngoài ra, một nền công nghiệp trưởng thành phải có khả năng phát triển công nghệ chứ không thể cứ phụ thuộc vào công nghệ nước ngoài. Khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới phụ thuộc vào trình độ khoa học - kỹ thuật của quốc gia mà điều này phụ thuộc vào chất lượng của nền giáo dục, năng lực của các cơ sở nghiên cứu và mức độ đầu tư cho khoa học. Trong khi đó chất lượng của nền giáo dục Việt Nam được xem là chưa đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế[28][29], các cơ sở nghiên cứu thiếu năng lực[30] còn đầu tư cho khoa học chỉ ở mức thấp so với các nước khác[31]. Nhìn chung mức độ chuyển giao công nghệ của khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chưa đạt như kỳ vọng[32] trong khi đó Việt Nam lại thiếu khả năng nghiên cứu phát triển ra công nghệ mới[33], thiếu khả năng sáng tạo[34]. Những lý do này góp phần làm cho quá trình công nghiệp hóa tại Việt Nam không như mong muốn.

Tuy có sự thống nhất về quan điểm phát triển giữa trung ương và địa phương, nhưng địa phương đã thi hành các kế hoạch phát triển theo phong cách riêng đặc thù của địa phương, hoặc áp dụng sao chép máy móc mô hình của các địa phương khác thành công trong việc thu hút vốn nước ngoài để phát triển công nghiệp như Bình Dương, Đồng Nai, Vĩnh Phúc... đã khiến quá trình phát triển bị phân tán tài nguyên và nhân lực. Các địa phương trở thành các đối thủ cạnh tranh với nhau trong việc thu hút vốn đầu tư nước ngoài dẫn đến sự thiếu liên kết giữa các địa phương ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế quốc gia[35]. Tuy nhiên điều này cũng có mặt tích cực là các địa phương phải tự nâng cao năng lực quản lý nhà nước để có thể thu hút được vốn đầu tư nước ngoài trong sự cạnh tranh với các địa phương khác. Sự phát triển công nghiệp còn phụ thuộc vào chính sách công nghiệp quốc gia. Nếu khả năng hoạch định chính sách của chính phủ tốt có thể thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp và ngược lại nếu khả năng hoạch định kém thì công nghiệp phát triển chậm thậm chí suy thoái. Tại Việt Nam, các viện nghiên cứu trong nước chỉ được nhìn nhận như những bông hoa trang trí đẹp đẽ, thay vì được sử dụng đúng chức năng, vai trò của mình[36] nhưng chính phủ Việt Nam lại dựa vào sự hỗ trợ của các định chế tài chính quốc tế như World Bank, IMF trong việc hoạch định chính sách kinh tế[37]. Trong khi đó các nước Đông Á đều tự hoạch định chính sách kinh tế dựa vào sự tư vấn của các viện nghiên cứu bản địa, có khi chính sách của họ đi ngược lại lời khuyên của các đồng minh chính trị và các định chế tài chính quốc tế[37].

Khả năng tập trung các nguồn lực của nền kinh tế vào khu vực sản xuất công nghiệp cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến quá trình công nghiệp hóa. Tỷ trọng đầu tư vào công nghiệp trong tổng đầu tư xã hội càng lớn thì công nghiệp phát triển càng nhanh. Các nước công nghiệp hóa thành công nhất đều cố gắng đưa ra những chính sách khuyến khích đầu tư vào công nghiệp như các nước Đông Bắc Á[38], thậm chí sử dụng biện pháp cưỡng ép tiết kiệm để tập trung đầu tư vào công nghiệp như Liên Xô[39]. Trong khi đó tại Việt Nam các nguồn lực trong nền kinh tế chưa tập trung vào các ngành công nghiệp. Thương mại phát triển mạnh hơn công nghiệp. Các công ty tư nhân lớn ở Việt Nam là các công ty thương mại và địa ốc[40]. Việt Nam đã không chú ý xây dựng nền tảng công nghiệp gồm công nghiệp chế tạo máy, luyện kim, công nghiệp hỗ trợ để từ đó phát triển những ngành công nghiệp khác mà chỉ phát triển những ngành có thể đem lại lợi nhuận trước mắt[41]. Các hoạt động đầu cơ chiếm ưu thế chứ không phải đầu tư để tạo ra giá trị gia tăng[42]. Năng suất lao động trong các ngành sản xuất công nghiệp thấp hơn khu vực và thế giới trong khi khả năng sinh lời của các ngành tài chính, địa ốc lại cao hơn mức trung bình của thế giới. Nhiều người Việt Nam thích mua bán bất động sản hơn là đầu tư dài hạn để có được kỹ năng, công nghệ và năng lực quản trị kinh doanh. Khó có thể thúc đẩy công nghiệp hóa hoặc nâng cao giá trị sáng tạo trong nước trong điều kiện như thế.[23]Chính vì những lý do này Việt Nam không thể công nghiệp hóa nhanh chóng, nền kinh tế Việt Nam phát triển không tương xứng với lượng vốn mà Việt Nam nhận được[42][43]. Điều này cũng cho thấy nền kinh tế Việt Nam không có khả năng hấp thu hết lượng vốn mà nó nhận được để tạo ra giá trị gia tăng và việc làm nên vốn chảy vào các thị trường tài sản[44][45] và làm tăng tình trạng tham nhũng do các doanh nghiệp nhà nước và đầu tư công thiếu hiệu quả.

Hiệu quả đầu tư nhà nước còn rất kém (thể hiện nơi chỉ số ICOR của Việt Nam khá cao so với quy mô nền kinh tế) do nhiều nguyên nhân: quản lý kém, không minh bạch và tệ nạn tham nhũng còn đang hoành hành. Nếu hiệu quả đầu tư quá kém (nghĩa là nhà nước đổ vốn rất nhiều nhưng thành quả thu được không tương xứng) thì quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam sẽ rất tốn kém. Theo đó, chi phí để hoạt động, vận hành và duy trì một nền kinh tế công nghiệp hóa của Việt Nam cũng sẽ rất cao nếu các tồn tại và thách thức trên không được giải quyết. Chi phí cao sẽ khiến sản phẩm của Việt Nam phải bán giá thành cao hơn các nước khác và vì thế sẽ làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trên thị trường quốc tế. Do không thể giảm chi phí, để giảm giá thành thì không còn cách nào khác là phải tiếp tục duy trì chi phí nhân công ở mức thấp và dịch vụ chất lượng kém. Điều này góp phần trầm trọng hóa vấn đề "khoảng cách thu nhập" giữa công nhân và giới quản lý, giới chủ và tạo tiền đề bất ổn xã hội. Công nghiệp Việt Nam thâm dụng lao động lớn, giá trị gia tăng thấp. Việt nam mới chỉ tham gia vào những khâu giản đơn trong chuỗi sản xuất công nghiệp. Năng suất lao động công nghiệp của Việt Nam nằm trong nhóm các nước thấp nhất trong khu vực. Nền công nghiệp Việt Nam hoàn toàn phụ thuộc vào nguyên liệu, nhiên liệu, máy móc, thiết bị nhập khẩu trong khi đó các công ty nước ngoài chiếm phần lớn kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam[23].

Một thách thức khác mà quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam phải đối mặt là quá trình này kết thúc quá sớm và chuyển sang phát triển dịch vụ do hàng công nghiệp bản địa không cạnh tranh nổi với hàng công nghiệp nước ngoài cũng như tỷ trọng vốn đầu tư vào công nghiệp trong tổng vốn đầu tư xã hội giảm. Ngoài ra còn nhiều nguyên nhân khác như chi phí nhân công tăng khiến đầu tư nước ngoài vào công nghiệp giảm và hàng nội địa ngày càng khó cạnh tranh với hàng nước ngoài, chất lượng lao động không đáp ứng nổi đòi hỏi ngày càng cao của nền công nghiệp hiện đại. Việt Nam vừa mới trở thành nước thu nhập trung bình thấp đã phải đối diện với nguy cơ này sẽ làm tốc độ phát triển chậm lại vì năng suất lao động trong dịch vụ thường thấp hơn công nghiệp nhất là với những nước thiếu lao động có trình độ cao để phát triển các ngành dịch vụ có giá trị gia tăng cao như Việt Nam.[46] Nếu không có một nền công nghiệp hoàn chỉnh có khả năng sáng tạo ra công nghệ mới, có thể tạo ra giá trị gia tăng cao, có thể tham gia vào toàn bộ chuỗi giá trị thì Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình sau khi đã khai thác hết những lợi thế của mình[23][47]. Việt Nam chỉ có thể trở thành nước phát triển khi làm chủ được toàn bộ chuỗi giá trị sản phẩm mà không cần đến đầu tư nước ngoài[48]. Nhà nước Việt Nam đang mong muốn đưa Việt Nam tham gia vào "cuộc cách mạng công nghiệp 4.0" trong điều kiện thiếu nền tảng công nghiệp[49][50][51]. Tuy nhiên làm chủ công nghệ là một quá trình học hỏi, nghiên cứu, thực hành lâu dài chứ không thể nóng vội theo kiểu "đi tắt đón đầu" mà Việt Nam từng chủ trương khi bắt đầu Đổi mới đã không mang lại kết quả. Nếu xem "cách mạng công nghiệp 4.0" là sự nâng cao trình độ tự động hóa lên cấp độ mới thì ít nhất phải có những cơ sở công nghiệp để có thể tự động hóa chúng. Phương Tây mất hai thế kỷ để công nghiệp hóa còn Hàn Quốc phát triển một cách thần kỳ cũng phải mất 30 năm mới có thể làm chủ công nghệ phương Tây trong khi đó Việt Nam mới chỉ ở giai đoạn đầu của quá trình công nghiệp hóa nên sẽ phải trải qua một thời kỳ học hỏi, thực hành lâu dài để làm chủ những công nghệ cơ bản làm cơ sở cho việc xây dựng nền tảng công nghiệp.[52] Nếu không có những chính sách thích hợp Việt Nam sẽ rơi vào bẫy thu nhập trung bình khi đầu tư giảm, công nghiệp tăng trưởng chậm và không đa dạng, thị trường lao động không năng động. Sách lược thích hợp để vượt qua bẫy thu nhập trung bình là tăng năng suất, cải tiến công nghệ, tăng cường khả năng đổi mới - sáng tạo, tăng khả năng sản xuất của nền công nghiệp bằng cách tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao, điều chỉnh chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và xây dựng công nghiệp hỗ trợ.[53] Thực tế cho thấy có nhiều dấu hiệu Việt Nam đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình như tăng trưởng ngày càng chậm dần, năng xuất sản xuất tăng chậm hơn tiền lương khiến năng lực cạnh tranh giảm làm công nghiệp chế tạo tăng chậm lại trong khi các ngành công nghệ cao kém phát triển, hệ số vốn ICOR ngày càng cao, chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ chậm, các vấn đề xã hội như ô nhiễm, chênh lệch giàu nghèo... ngày càng tăng[23].
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,834
Động cơ
271,752 Mã lực
Tiêu chí khó nhất là GDP đầu người, mấy cái khác chỉ là chỉ tiêu ăn theo cái này. Cứ GDP trên 6k usd coi là nước công nghiệp hoá cơ bản, trên 12k coi là công nghiệp hoá toàn diện rồi. Giờ định nghĩ công nghiệp cũng khác, thay vì chi tiết chắc chỉ nên tập trung thêm chỉ tiêu tỉ trọng dân số phi nông nghiệp trên 80% là được. Hai tiêu chí: GDP đầu người 6k, tỉ trọng dân số phi nông nghiệp trên 80% này thì ít nhất VN phải mất 10-15 năm nữa mới đạt được nếu vẫn giữ tốc độ 6-7% năm như thế này. Vẫn còn xa lắm.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,647
Động cơ
375,127 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Cứ thu nhập đầu người cao thì là nước CN, ko cnsx thì cn dịch vụ. Đơn giản vậy thôi.
Vì thế các cụ đừng đòi phải sx ra xi măng cho bụi mù trời hay sắt thép cho chết cả vùng biển và cũng đừng đòi phải có công nhân tay nghề cao bậc 7 hay 8 mới là biểu hiện của CNH. Đó là tư duy cũ.
Cái tư duy phải sx thật nhiều sp cn rồi có tiền mới làm dịch vụ ko đúng nữa, ngày nay sự phát triển có thể khác đi nhiều do tác động của toàn cầu hóa.
Không phải cụ ợ.

Chuyện 1 nước có thể bỏ qua CN nặng để làm dịch vụ, CN nhẹ hay CN chế tạo... chỉ có thể được khi dân số khoảng 20 triệu trở xuống.

Còn với dân số trăm triệu như VN thì không làm CN nặng không được, trừ phi muốn mãi mãi ở mức thu nhập trung bình thấp.
 

canhhoabatdiet

Xe container
Biển số
OF-308850
Ngày cấp bằng
22/2/14
Số km
5,578
Động cơ
345,289 Mã lực
Khi Việt Nam thành nước Công nghiệp thì 90% các nước trên thế giới thành nước phát triển rồi.
 

Camontinhyeu

Xì hơi lốp
Biển số
OF-186622
Ngày cấp bằng
23/3/13
Số km
2,259
Động cơ
363,491 Mã lực
Nơi ở
Nhà của mình
Phấn đấu 2050 đã là thành công
Một đời người
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Không phải cụ ợ.

Chuyện 1 nước có thể bỏ qua CN nặng để làm dịch vụ, CN nhẹ hay CN chế tạo... chỉ có thể được khi dân số khoảng 20 triệu trở xuống.

Còn với dân số trăm triệu như VN thì không làm CN nặng không được, trừ phi muốn mãi mãi ở mức thu nhập trung bình thấp.
Vậy lại phaỉ thay đổi tư duy ko j là ko thể cụ ợ.

Nếu ta thành công bọn Sing, HK hay các nc nhỏ lại phải ước j có dân số 100tr dân như VN mới trở thành nhà vô địch về dịch vụ.

Nói thế thôi chứ mảng nông nghiệp vẫn là truyền thống của ta, đi vào nông nghiệp CN cao như nhà Ít xà cũng quá tôt. Làm dịch vụ có tiền thì mua các hãng công nghệ, công nghiệp trên toàn cầu mà làm. Nói đi vào mũi nhọn dịch vụ ko có nghĩa sẽ bỏ qua CN hay NN, tất cả đều tương hỗ nhau cụ ợ. Có tiền tích lũy vào thì mọi thứ sẽ phát triển kể cả dân trí hay khoa học kĩ thuật. Lúc đó muốn làm j mà chẳng đc.
 

Martin 108

Xe tải
Biển số
OF-545992
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
498
Động cơ
165,780 Mã lực
Tuổi
39
Trên thế giới hình như duy nhất New Zealand là nước phát triển cao mà dựa trên nền tảng Nông nghiệp phải ko các cụ? Riêng ngành sữa của nó chắc đủ nuôi cả nước
 

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,904
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn

Tonkin Nguyen

Xe điện
Biển số
OF-386471
Ngày cấp bằng
10/10/15
Số km
2,904
Động cơ
268,970 Mã lực
Nơi ở
P204 - 18 Yên Ninh - HN.
Website
shopyeuthuong.vn
Trên thế giới hình như duy nhất New Zealand là nước phát triển cao mà dựa trên nền tảng Nông nghiệp phải ko các cụ? Riêng ngành sữa của nó chắc đủ nuôi cả nước
Nhắc đến NZ mới nhớ em check AQI của nó ở Aukland chỉ có 3. Sống thế mới sướng, cụ nhề! Công nghiệp hóa làm gì cho nó khổ.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Trên thế giới hình như duy nhất New Zealand là nước phát triển cao mà dựa trên nền tảng Nông nghiệp phải ko các cụ? Riêng ngành sữa của nó chắc đủ nuôi cả nước
Đừng xem thường VNM của ta cụ ợ. VNM bắt đầu xâm nhập TT TQ đấy. Nếu thành công thì 1,4 tỉ dân TQ, gấp 14 lần VN sẽ là TT khổng lồ và hãng sữa VN có thể vốn hóa tới 40-50 tỉ USD thay vì 10 tỉ như hiện tại.
 

rachfan

Xe điện
Biển số
OF-365216
Ngày cấp bằng
3/5/15
Số km
4,647
Động cơ
375,127 Mã lực
Nơi ở
Hà nội
Vậy lại phaỉ thay đổi tư duy ko j là ko thể cụ ợ.

Nếu ta thành công bọn Sing, HK hay các nc nhỏ lại phải ước j có dân số 100tr dân như VN mới trở thành nhà vô địch về dịch vụ.

Nói thế thôi chứ mảng nông nghiệp vẫn là truyền thống của ta, đi vào nông nghiệp CN cao như nhà Ít xà cũng quá tôt. Làm dịch vụ có tiền thì mua các hãng công nghệ, công nghiệp trên toàn cầu mà làm. Nói đi vào mũi nhọn dịch vụ ko có nghĩa sẽ bỏ qua CN hay NN, tất cả đều tương hỗ nhau cụ ợ. Có tiền tích lũy vào thì mọi thứ sẽ phát triển kể cả dân trí hay khoa học kĩ thuật. Lúc đó muốn làm j mà chẳng đc.
Cụ đừng tưởng.

Singapore là 1 trung tâm lọc dầu của thế giới.

Ịt xà CN nặng rất mạnh, đặc biệt luyện kim và hóa chất.

Trừ phi đào múc xúc bán, còn thì không một nước nào có thể giàu lên mà bỏ qua được 4 ngành: luyện kim, hóa chất, lọc hóa dầu, năng lượng.

Những nước bé nhưng giàu có ở Châu Âu: Luxemburg, Thụy sĩ, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan... đều là các nước có nền công nghiệp nặng cực khủng.

Mà tôi cũng ko hiểu lắm ý của cụ: VN định phát triển dịch vụ là dịch vụ gì?
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Nhắc đến NZ mới nhớ em check AQI của nó ở Aukland chỉ có 3. Sống thế mới sướng, cụ nhề! Công nghiệp hóa làm gì cho nó khổ.
Đó là ngành CN sữa mà cụ, chăn nuôi bò + chế biến sữa là NN công nghệ cao+ CN chế biến sữa.
 

hai.tranhr

Xe container
Biển số
OF-493906
Ngày cấp bằng
2/3/17
Số km
9,358
Động cơ
294,560 Mã lực
Tuổi
39
Nơi ở
Tp.HCM
Theo các cụ thì tiêu chí nào để 1 nước (quốc gia) là nước Công Nghiệp ?
Việt Nam chúng ta có trở thành nước Công Nghiệp được không ? Và khi nào Việt Nam có thể trở thành nước Công Nghiệp ?
Theo iem nà cứ nàm giống như hiện tại, cứ thu hút đầu tư (có chọn lọc để loại bọn ô nhiễm ra), đơn giản hóa thủ tục (như đang làm) và... chém chết mịa bọn tham nhũng là xong ngay.
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Cụ đừng tưởng.

Singapore là 1 trung tâm lọc dầu của thế giới.

Ịt xà CN nặng rất mạnh, đặc biệt luyện kim và hóa chất.

Trừ phi đào múc xúc bán, còn thì không một nước nào có thể giàu lên mà bỏ qua được 4 ngành: luyện kim, hóa chất, lọc hóa dầu, năng lượng.

Những nước bé nhưng giàu có ở Châu Âu: Luxemburg, Thụy sĩ, Thụy điển, Đan mạch, Phần lan... đều là các nước có nền công nghiệp nặng cực khủng.

Mà tôi cũng ko hiểu lắm ý của cụ: VN định phát triển dịch vụ là dịch vụ gì?
Dịch vụ j e viết trên kia rồi nên ko cần viết lại. E cm rồi, ko bỏ qua CN nhưng muốn CN phát triển phải có tiền, phải có nền tảng về khoa học kĩ thuật. Muốn có tiền hãy đi vào dịch vụ như HK mà VJ làm kia kìa. Phục vụ số đông và kiếm tiền nhanh nhiều tích lũy lại. Còn hoa học kĩ thuật thì đầu tư vào giáo dục ấy, biến VN thành trung tâm đào tạo của khu vực. Kiểu Thái mấy chục năm trc đã có cái học viện nông nghiệp quốc tês j đó, e lâu rồi ko nhớ, chỉ nhớ cán bộ mình sang học.

Cụ lấy ví dụ mấy nc có ngành CN cực khủng nhỏ kia thì tiêu chí khủng của nó là j vậy? Nếu là sản lượng điện, thép, xi măng thì e là VN ko kém hay thậm chí còn vượt xa đấy. CN luyện kim kì thực có thể ko mang lại nhiều giá trị như cụ tưởng đâu, cụ cho cái số thống kê xem?
 
Chỉnh sửa cuối:

Khoai lang vàng

Xe tải
Biển số
OF-604698
Ngày cấp bằng
24/12/18
Số km
291
Động cơ
125,840 Mã lực
Tuổi
34
Đến năm 2020 chúng ta sẽ trở thành nước CNH hay chính xác hơn là hóa rồng - Nghe đâu đó cách đây đã lâu rồi 8->
 

Civic to Merc.

Xe container
Biển số
OF-96615
Ngày cấp bằng
23/5/11
Số km
5,893
Động cơ
459,360 Mã lực
Bạn e vừa đi du lịch TQ. Đây là cm của cô ấy mới vừa send:
"Tôi bay Hàng không China South, bữa ăn đã sử dụng sữa chua vinamilk"
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top