[Funland] Khen Tây có mà khen cả ngày

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Nửa sau thế kỷ 20 nó mới thay bằng cách khác an toàn, văn minh hơn, báo viết vậy. Thế mùa đông ngoài Bắc, trẻ sơ sinh cớm nắng bỏ xừ, được ngày nắng ấm là bố mẹ cởi hết quần áo bế nó ra chỗ cửa kính có nắng lùa đấy thôi cụ, có cách nào khác đâu, mà mình rõ là thế kỷ 21 rồi nhoé :D
Hồi xưa đói ăn thôi cụ ơi. Giờ trẻ con nó khá là đủ chất nên khoản tắm nắng mùa đông là không cần thiết lắm. Với lại muốn tắm nắng phải cởi hết quần áo, theo cụ thì có nên mang đứa trẻ sơ sinh cởi hết quần áo phơi ngoài trời dưới cái lạnh 15 độ không ạ? Em nghĩ việc tắm nắng chẳng qua là dân ta học đòi thôi, chứ cả nghìn năm nay trẻ em miền bắc không tắm nắng mùa đông mà cũng có sao đâu.
PS: ở bển em chắc chắn số ngày nắng còn ít hơn ta nhiều. Vậy những mùa không có nắng trẻ em tây làm thế nào?
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,028
Động cơ
101,926 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Một, người ta áp dụng từ hồi những năm 1900, lúc đấy ông các cụ chưa biết đã đẻ chưa, khả năng tư duy của họ thời đó đã được như vậy, cái đó đáng khen

Hai, khi áp dụng bất cứ cái gì của người khác, nơi khác, cứ auto copy paste à? Đầu để suy nghĩ bên cạnh mục đích để đội mũ nhé, cái gì phù hợp, cái gì không phù hợp, từ cách làm của người ta có thể gợi ý cái gì cho mình áp dụng với vấn đề tương tự, thậm chí với vấn đề khác, lĩnh vực khác...

Ba, hiện tại năm 2019, trẻ em sơ sinh sưởi nắng mùa đông ở miền Bắc như thế nào, cụ nào giơ tay trả lời :D?

Tây nó áp dụng vì thời tiết nó khác cụ nhé, Tây nó thích nắng vì phần lớn Tây đều lạnh, còn Ta thì thích râm mát vì phần lớn Ta đều nắng nóng, ứng xử của Tây với Ta đều theo tình hình đặc trưng khí hậu khác nhau đấy cụ, năm 1900 hay sớm hơn nữa, tư duy ứng xử phù hợp với tình hình thời tiết của các cụ nhà Ta cũng đúng hết, nếu không đúng thì có mà chết hết rồi cụ nhé. Xin cụ xem lại vụ thời tiết giữa năm nay ở Tây nhé, năm nay mùa hè Tây như mùa hè Ta, nhiệt độ lên rất cao và người Tây văn minh lịch sự yêu môi trường đã nhập bao nhiêu là điều hoà để làm mát cụ ạ, mặc mẹ nó CFC phá huỷ tầng ozone, mát cái đã. Người quen em đi thăm bà con ở Pháp, ở bển nóng như ở nhà, đội Việt Nam sang chơi vẫn chịu được vì quen, còn đội Tây khóc tiếng Mán luôn, năm nay chả thấy màn tắm nắng mấy cụ ạ.

Cách đây hơn chục năm, F1 nhà em được ông bà nội ngoại cho tắm nắng buổi sớm mùa đông cụ ạ, nhưng là trong nhà chỗ cửa sổ nắng chiếu vào, mà cũng tầm nắng sáng thôi, chứ qua 9h sáng là thôi, Hà Nội luôn cụ nhé, ông bà nội ngoài tắm nắng cho cháu hơi bị lành nghề nên cụ chớ nghĩ Việt Nam ta không có tắm nắng. Bệnh viện nó hướng dẫn đủ cả, ra nắng đủ để tổng hợp được vitamin đấy cụ.
 

thaison2008

Xe container
Biển số
OF-145444
Ngày cấp bằng
11/6/12
Số km
7,334
Động cơ
434,840 Mã lực
Thớt chửi - thớt chê nhiều quá, đọc nhiều ngu người, em mở thớt khen vậy :D

Từ thời ơ kìa bọn Tây lông đã làm được cái trò hay ho này, còn dân mình thì vẫn loay hoay cách làm sao cho con trẻ được sưởi nắng nhất là giai đoạn dưới biết bò trườn, trong khi chuồng cọp chung cư cũng có hẳn hoi...


Chiếc lồng sắt nuôi dưỡng trẻ con treo ngoài cửa sổ

Đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ cho con chơi, ngủ trưa trong những chiếc lồng sắt lơ lửng ngoài trời để tắm nắng, tiếp xúc với khí trời.

Không khí trong lành từ lâu được biết đến là rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em. Bác sĩ Luther Emmett Holt, Giám đốc Bệnh viện Hampshire Babies tại New York, được mệnh danh "cha đẻ của ngành nhi khoa", sớm đề xướng việc cho trẻ em tiếp xúc với khí trời.

Theo ba1c sĩ Luther, không khí trong lành rất cần thiết cho cơ thể lọc máu, tái tạo máu. Tầm quan trọng của việc tiếp xúc với không khí bên ngoài đối với sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ em tương đương việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch và sự thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn, da dẻ hồng hào, sức khỏe cải thiện rõ rệt.


Hình ảnh những chiếc lồng sắt giữ trẻ bên ngoài bệ cửa sổ rất phổ biến đầu thế kỷ 20. Ảnh: Pollenbleu

"Hầu hết trẻ ngủ ngoài trời thay vì trong phòng kín đều khỏe mạnh, ít bị cảm hơn những đứa trẻ khác", ông chia sẻ. "Cha mẹ có thể đặt con trong xe nôi rồi cho ngủ ngoài trời, hoặc để giường cũi của trẻ gần cửa sổ mở".

Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ Mỹ đã nghĩ cách thiết kế một khung sắt nối liền với phía ngoài cửa sổ nhà cao tầng. Lồng sắt vừa là nơi cho trẻ chơi, ngủ trưa bên trong, vừa cho trẻ tắm nắng, tiếp xúc với khí trời, ngắm nhìn không gian bên ngoài thay vì giam mình trong bốn bức tường chật hẹp, bí bách.

Không chỉ gia đình trung lưu "treo" con lơ lửng ngoài cửa sổ như vậy. Năm 1906, phu nhân của tổng thống Mỹ thứ 32, bà Eleanor Roosevelt cũng treo một chiếc lồng bằng lưới thép mỏng bên ngoài cửa sổ nhà riêng cho con gái Anna ngủ trưa.

Trong cuốn sách The Health-Care of the Baby (Chăm sóc Sức khỏe Trẻ nhỏ) xuất bản năm 1906, tác giả Louis Fischer đã mô tả những chiếc cũi này là "một phòng ngủ ngoài trời tiện lợi, dễ dàng gắn vào bất kỳ cửa sổ nào". Phần mái lồng làm từ chất liệu cách nhiệt, trẻ không bị nóng vào mùa hè. Thiết kế chắc chắn, tuyệt đối an toàn của chiếc lòng khiến các bà mẹ, vú nuôi có thể yên tâm vừa làm việc nhà vừa trông con. Trẻ không thể rơi ngã ra ngoài, côn trùng cũng khó bay vào bên trong chiếc lồng.


Những bà mẹ có thể dễ dàng quan sát con trong lồng khi làm việc nhà. Ảnh: Your Key Basket

Năm 1922, Emma Read, một bà mẹ trẻ đã nâng cấp loại lồng gắn vào cửa số thành "lồng trẻ em cầm tay" tiện lợi. Thiết kế của cô được cấp bằng sáng chế, dần trở nên phổ biến. Trong đơn xin cấp bằng, cô viết: "Từ góc độ sức khỏe, chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ là điều không dễ dàng, đặc biệt là trẻ nhỏ sống ở những thành phố đông dân".

Những năm 1930, lồng sắt cho trẻ em bên ngoài cửa sổ rất thịnh hành tại các nước châu Mỹ và châu Âu. Tại London, Anh, nhiều xưởng sản xuất cung cấp những chiếc lồng này khắp thành phố, hình ảnh trẻ em nằm trong lồng, lơ lửng bên ngoài cửa sổ trở nên quen thuộc. Sau thế chiến thứ hai, một số kiến trúc sư đã thêm ban công dành riêng cho trẻ tắm nắng, hít khí trời trong các bản vẽ thiết kế của họ cho những hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.

Nửa sau thế kỷ 20, lồng sắt bên ngoài cửa sổ cho trẻ em ít được ưa chuộng, cùng lúc đó, người ta cũng quan tâm, nhận thức rõ hơn về độ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lê Hằng (Theo Vintage News)

https://vnexpress.net/suc-khoe/chiec-long-sat-nuoi-duong-tre-con-treo-ngoai-cua-so-3995837.html
Tuỳ thôi, ai đã từng qua Châu Âu hoặc Mỹ sẽ thấy khí hậu nó tốt, nắng thì cũng ko nóng nên phơi đc chứ Việt Nam phơi xong quay vào ngủ quên ra con khô cong luôn
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,849 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Tây nó áp dụng vì thời tiết nó khác cụ nhé, Tây nó thích nắng vì phần lớn Tây đều lạnh, còn Ta thì thích râm mát vì phần lớn Ta đều nắng nóng, ứng xử của Tây với Ta đều theo tình hình đặc trưng khí hậu khác nhau đấy cụ, năm 1900 hay sớm hơn nữa, tư duy ứng xử phù hợp với tình hình thời tiết của các cụ nhà Ta cũng đúng hết, nếu không đúng thì có mà chết hết rồi cụ nhé. Xin cụ xem lại vụ thời tiết giữa năm nay ở Tây nhé, năm nay mùa hè Tây như mùa hè Ta, nhiệt độ lên rất cao và người Tây văn minh lịch sự yêu môi trường đã nhập bao nhiêu là điều hoà để làm mát cụ ạ, mặc mẹ nó CFC phá huỷ tầng ozone, mát cái đã. Người quen em đi thăm bà con ở Pháp, ở bển nóng như ở nhà, đội Việt Nam sang chơi vẫn chịu được vì quen, còn đội Tây khóc tiếng Mán luôn, năm nay chả thấy màn tắm nắng mấy cụ ạ.

Cách đây hơn chục năm, F1 nhà em được ông bà nội ngoại cho tắm nắng buổi sớm mùa đông cụ ạ, nhưng là trong nhà chỗ cửa sổ nắng chiếu vào, mà cũng tầm nắng sáng thôi, chứ qua 9h sáng là thôi, Hà Nội luôn cụ nhé, ông bà nội ngoài tắm nắng cho cháu hơi bị lành nghề nên cụ chớ nghĩ Việt Nam ta không có tắm nắng. Bệnh viện nó hướng dẫn đủ cả, ra nắng đủ để tổng hợp được vitamin đấy cụ.
Em chả tranh cãi gì cái đoạn khác biệt thời tiết vì chuyện đó thiết tưởng không nói ai cũng hiểu :D Cái cần nói là từ 1900 người lao động ở Tây (nhà không có ban công, chỉ cửa sổ) đã có cách cho con cái họ hít khí trời và sưởi nắng

Hơn 100 năm sau, cách tắm nắng tuy rất cần thiết nhưng cách làm thì gặp nhiều bất tiện...
Với trường hợp cụ kể, ông bà nội đã bế cháu đứng gần cửa sổ hay cháu nằm trên giường kê gần cửa sổ?

Một số tư liệu lịch sử :D





 

babbelaar

Xe tải
Biển số
OF-569485
Ngày cấp bằng
16/5/18
Số km
247
Động cơ
147,480 Mã lực
Giờ mà thò mặt ra ngoài sợ ô nhiễm không khí. Đóng cửa kín mít khổ lắm ạ :(
 

babbelaar

Xe tải
Biển số
OF-569485
Ngày cấp bằng
16/5/18
Số km
247
Động cơ
147,480 Mã lực
Học tây nhiều đôi VN ở tây mùa đông cho trẻ con (còn bú) ngủ ở phòng không sưởi, bố mẹ, trẻ con lớn vẫn ngủ phòng sưởi nóng đến toát mồ hôi.
Rồi thi nhau đưa con đi cấp cứu!
Ở nhà trẻ, kể cả những hôm âm dưới -10oC thì cứ trời nắng chúng lùa hết tụi trẻ con ra sân, vườn.
Không biết mà đón con sớm, để chúng theo trẻ con tây chạy, nhẩy ngoài trời lạnh thì cũng chuẩn bị cho đi bệnh viện.
Tụi trẻ tây vừa đẻ ra còn đang bú đã bị bắt buộc chế độ ăn kiêng. Tụi bác sỹ đo lượng sữa của mẹ, rồi kê lượng sữa được cho ăn thêm tối đa.
Tụi trẻ tây khác với trẻ Việt, đừng có mù quáng thấy chúng làm cái gì cũng bắt chước rồi mang vạ vào thân.
Tây đúng khi nói sống lạnh thì khoẻ. Nhưng bị lạnh có sống được hay không để khoẻ, cũng như đứa trẻ suy dinh dưỡng còn bắt ăn kiêng thì trông như xác ve!!!
Hị, cụ ạ, em ở tây ít thời gian thì thấy là: đi nhà trẻ, trẻ con người Việt mà đi tất hay mặc quần dài là bị giáo viên nhắc nhở.
Trẻ con mặc quần ngắn không đi tất dù trời lạnh. Trẻ Việt vẫn theo được hết, chạy nhoay nhoáy.
 

slaz8

Xe ba gác
Biển số
OF-73831
Ngày cấp bằng
25/9/10
Số km
20,154
Động cơ
621,941 Mã lực
chết vì ........lồng mất thui ;)
 

dibo

Xe buýt
Biển số
OF-379
Ngày cấp bằng
17/6/06
Số km
793
Động cơ
586,141 Mã lực
Cách đây hơn chục năm, F1 nhà em được ông bà nội ngoại cho tắm nắng buổi sớm mùa đông cụ ạ, nhưng là trong nhà chỗ cửa sổ nắng chiếu vào, mà cũng tầm nắng sáng thôi, chứ qua 9h sáng là thôi, Hà Nội luôn cụ nhé, ông bà nội ngoài tắm nắng cho cháu hơi bị lành nghề nên cụ chớ nghĩ Việt Nam ta không có tắm nắng. Bệnh viện nó hướng dẫn đủ cả, ra nắng đủ để tổng hợp được vitamin đấy cụ.
Đã có nghiên cứu tắm nắng sớm cho trẻ chẳng có lợi lộc gì. Chục năm trước thì không nói. Nhưng 2019 thì không nên.
 

coolpix8700

Xe ngựa
Biển số
OF-33715
Ngày cấp bằng
22/4/09
Số km
28,091
Động cơ
869,989 Mã lực
Hị, cụ ạ, em ở tây ít thời gian thì thấy là: đi nhà trẻ, trẻ con người Việt mà đi tất hay mặc quần dài là bị giáo viên nhắc nhở.
Trẻ con mặc quần ngắn không đi tất dù trời lạnh. Trẻ Việt vẫn theo được hết, chạy nhoay nhoáy.
Chạy nhoay nhoáy?
Bác chỉ coi đá gà, chưa thấy cái gì đâu.
Hôm nắng cứ khoảng 3 giờ chiều là họ lùa tụi trẻ con ra vườn phơi nắng, chúng chơi ngoài vườn đến cuối giờ chiều, chỉ trước giờ đón độ nửa tiếng mới vào.
Dù có giải thích như thế nào thì hội bảo mẫu cũng không bao giờ tin, vì với họ như thế tụi trẻ sẽ khoẻ hơn, điề họ tin chẳng sai, rất đúng với tụi trẻ con tây. Chỉ còn cách lú đó đến đón chúng về sớm.
Đứa đầu nhà em sang đấy lúc 2 tuổi, học hết lớp 3 mới cho nó về.
Thỉnh thoảng cũng giúp đưa những đứa trẻ khác đi bệnh viện (giúp bố mẹ chúng hiểu hội bác sỹ nói cái gì).
Sao chị em phụ nữ VN không bắt chước tụi mũi lõ mua cái máy tắm nắng mà sử dụng? Giá chúng không rẻ đâu. Với chị em mũi lõ, nước da rám nắng là niềm tự hào. Đứa nào không đi du lịch xứ nhiệt đới về mà có cái buồng tắm nắng, ra ngoài phố mặc cái áo hở, khoe bộ da cháy rám, mặt đều vênh vênh.
Hồi mới sang, ở nhà cứ nhờ tìm kem chống nắng. Mò ra cửa hàng, rồi đọc catalog em phải báo về là kem của họ bán không có loại chống rám, mà lại hỗ trợ rám nắng (ở VN vẫn được dùng trong bệnh viện để tắm cho tụi trẻ còi xương)!!!
 
Chỉnh sửa cuối:

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,296
Động cơ
187,292 Mã lực
Thớt chửi - thớt chê nhiều quá, đọc nhiều ngu người, em mở thớt khen vậy :D

Từ thời ơ kìa bọn Tây lông đã làm được cái trò hay ho này, còn dân mình thì vẫn loay hoay cách làm sao cho con trẻ được sưởi nắng nhất là giai đoạn dưới biết bò trườn, trong khi chuồng cọp chung cư cũng có hẳn hoi...


Chiếc lồng sắt nuôi dưỡng trẻ con treo ngoài cửa sổ

Đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ cho con chơi, ngủ trưa trong những chiếc lồng sắt lơ lửng ngoài trời để tắm nắng, tiếp xúc với khí trời.

Không khí trong lành từ lâu được biết đến là rất tốt cho sức khỏe con người, đặc biệt với trẻ em. Bác sĩ Luther Emmett Holt, Giám đốc Bệnh viện Hampshire Babies tại New York, được mệnh danh "cha đẻ của ngành nhi khoa", sớm đề xướng việc cho trẻ em tiếp xúc với khí trời.

Theo ba1c sĩ Luther, không khí trong lành rất cần thiết cho cơ thể lọc máu, tái tạo máu. Tầm quan trọng của việc tiếp xúc với không khí bên ngoài đối với sức khỏe, sự tăng trưởng của trẻ em tương đương việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, tăng cường hệ miễn dịch và sự thèm ăn, tiêu hóa tốt hơn, da dẻ hồng hào, sức khỏe cải thiện rõ rệt.


Hình ảnh những chiếc lồng sắt giữ trẻ bên ngoài bệ cửa sổ rất phổ biến đầu thế kỷ 20. Ảnh: Pollenbleu

"Hầu hết trẻ ngủ ngoài trời thay vì trong phòng kín đều khỏe mạnh, ít bị cảm hơn những đứa trẻ khác", ông chia sẻ. "Cha mẹ có thể đặt con trong xe nôi rồi cho ngủ ngoài trời, hoặc để giường cũi của trẻ gần cửa sổ mở".

Nhận thức được tầm quan trọng đó, những năm đầu thế kỷ 20, nhiều bà mẹ Mỹ đã nghĩ cách thiết kế một khung sắt nối liền với phía ngoài cửa sổ nhà cao tầng. Lồng sắt vừa là nơi cho trẻ chơi, ngủ trưa bên trong, vừa cho trẻ tắm nắng, tiếp xúc với khí trời, ngắm nhìn không gian bên ngoài thay vì giam mình trong bốn bức tường chật hẹp, bí bách.

Không chỉ gia đình trung lưu "treo" con lơ lửng ngoài cửa sổ như vậy. Năm 1906, phu nhân của tổng thống Mỹ thứ 32, bà Eleanor Roosevelt cũng treo một chiếc lồng bằng lưới thép mỏng bên ngoài cửa sổ nhà riêng cho con gái Anna ngủ trưa.

Trong cuốn sách The Health-Care of the Baby (Chăm sóc Sức khỏe Trẻ nhỏ) xuất bản năm 1906, tác giả Louis Fischer đã mô tả những chiếc cũi này là "một phòng ngủ ngoài trời tiện lợi, dễ dàng gắn vào bất kỳ cửa sổ nào". Phần mái lồng làm từ chất liệu cách nhiệt, trẻ không bị nóng vào mùa hè. Thiết kế chắc chắn, tuyệt đối an toàn của chiếc lòng khiến các bà mẹ, vú nuôi có thể yên tâm vừa làm việc nhà vừa trông con. Trẻ không thể rơi ngã ra ngoài, côn trùng cũng khó bay vào bên trong chiếc lồng.


Những bà mẹ có thể dễ dàng quan sát con trong lồng khi làm việc nhà. Ảnh: Your Key Basket

Năm 1922, Emma Read, một bà mẹ trẻ đã nâng cấp loại lồng gắn vào cửa số thành "lồng trẻ em cầm tay" tiện lợi. Thiết kế của cô được cấp bằng sáng chế, dần trở nên phổ biến. Trong đơn xin cấp bằng, cô viết: "Từ góc độ sức khỏe, chăm sóc, nuôi dưỡng một đứa trẻ là điều không dễ dàng, đặc biệt là trẻ nhỏ sống ở những thành phố đông dân".

Những năm 1930, lồng sắt cho trẻ em bên ngoài cửa sổ rất thịnh hành tại các nước châu Mỹ và châu Âu. Tại London, Anh, nhiều xưởng sản xuất cung cấp những chiếc lồng này khắp thành phố, hình ảnh trẻ em nằm trong lồng, lơ lửng bên ngoài cửa sổ trở nên quen thuộc. Sau thế chiến thứ hai, một số kiến trúc sư đã thêm ban công dành riêng cho trẻ tắm nắng, hít khí trời trong các bản vẽ thiết kế của họ cho những hộ gia đình thuộc tầng lớp trung lưu.

Nửa sau thế kỷ 20, lồng sắt bên ngoài cửa sổ cho trẻ em ít được ưa chuộng, cùng lúc đó, người ta cũng quan tâm, nhận thức rõ hơn về độ an toàn cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.

Lê Hằng (Theo Vintage News)

https://vnexpress.net/suc-khoe/chiec-long-sat-nuoi-duong-tre-con-treo-ngoai-cua-so-3995837.html
C ứt Tây nói chung là thơm nhưng vụ này ở VN mà ngửi c ứt này là tèo.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,300 Mã lực
Hồi xưa đói ăn thôi cụ ơi. Giờ trẻ con nó khá là đủ chất nên khoản tắm nắng mùa đông là không cần thiết lắm. Với lại muốn tắm nắng phải cởi hết quần áo, theo cụ thì có nên mang đứa trẻ sơ sinh cởi hết quần áo phơi ngoài trời dưới cái lạnh 15 độ không ạ? Em nghĩ việc tắm nắng chẳng qua là dân ta học đòi thôi, chứ cả nghìn năm nay trẻ em miền bắc không tắm nắng mùa đông mà cũng có sao đâu.
PS: ở bển em chắc chắn số ngày nắng còn ít hơn ta nhiều. Vậy những mùa không có nắng trẻ em tây làm thế nào?
Vitamin d ko có trong thức ăn
 

hoviba

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-375201
Ngày cấp bằng
26/7/15
Số km
5,628
Động cơ
315,901 Mã lực
Nơi ở
CH Séc
Em thì thấy ở bên Tây họ rất quan tâm tới sức khỏe và cách chăm sóc trẻ em. Cả 3 nhóc nhà em khi sinh ra y tá họ hướng dẫn rất cẩn thận cách chăm trẻ sơ sinh. Trong mấy tháng đầu, thỉnh thoảng y tá họ hẹn tới nhà để xem em bé có bị cớm nắng hay không? Chỗ ngủ của em bé có bị ẩm ướt hay thiếu ánh sáng hay không? Nói chung theo cảm nhận của em, xã hội luôn cố gắng tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển của trẻ.

Khi trẻ đi mẫu giáo thì giáo viên cũng luôn để ý nhắc nhở bố mẹ chuẩn bị đồ ấm cho các con mặc khi vui chơi ở ngoài trời. Các trường mẫu giáo mà các cháu nhà em đều theo học thì hàng tuần đều có một ngày đi dã ngoại ngoài trời, chỉ hủy khi thời tiết quá xấu. Em thấy trẻ con Tây hay Châu Á cũng đều thích nghi được cả. Bởi mọi cái đều là sự thích nghi dần dần với cuộc sống và khí hậu.
 

Andydo

Xe điện
Biển số
OF-570664
Ngày cấp bằng
24/5/18
Số km
2,241
Động cơ
162,300 Mã lực
Đã có nghiên cứu tắm nắng sớm cho trẻ chẳng có lợi lộc gì. Chục năm trước thì không nói. Nhưng 2019 thì không nên.
Nghiên cứu của cụ ở đâu. Trái ngược với những gì bv và tivi vẫn khuyến cáo
 

XPQ

Xe lăn
Biển số
OF-25733
Ngày cấp bằng
13/12/08
Số km
14,541
Động cơ
564,524 Mã lực
Nơi ở
Trỏng
Có một thứ theo em là nên khen tây, mà khen thật luôn không khen đểu.

Là bọn tây lông chúng nó công nhận thành khẩn rằng trên đời có nhiều những thứ chúng nó không biết, và vì không biết nên phải đi đến cùng để biết. Vụ trẻ con tắm nắng trong lồng này cũng là một biểu hiện của quan điểm ấy. Nếu so về văn minh lâu đời thì bọn tây bương tuổi tôm, nhưng con cháu khôn hơn ông vải thì tây bương nó hơn gấp nghìn lần.

Mình theo lối Tàu, thế giới chia ra loại biết được và loại không đủ phận sự để biết. Thế thành thử cái gì cũng như biết mà chả biết cái gì đến nơi. Người Vinađuboong trong khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm mưa nhiều tự nhiên vốn đã không thiếu nắng thiếu gió, có thiếu là thiếu ăn hoặc bây giờ là do không biết ăn nên thiếu chất. Chuyện phơi nắng, nước mình đã ứng dụng thành công ra tiền ở nhiều nơi, ví dụ như:

Miền biển có Mực một nắng, cá thu một nắng........
Hà Nội có Khách du lịch một nắng (Cho lên tắc lô đi phơi nắng 1 buổi)
Cuốc gia có Chính sách một nắng , ban hành hôm trước hôm sau hủy...

Không cần có thêm trẻ con một nắng làm gì, rồi bố mẹ chúng nó vất vả.
 

202

Xe container
Biển số
OF-127263
Ngày cấp bằng
10/1/12
Số km
9,546
Động cơ
2,118,741 Mã lực
Ở mình do chất lượng giáo dục đào tạo kém. Học sinh toàn thuộc vẹt mà ko chịu tư duy. Chỉ biết copy paste. Chủ thớt là nguyên mẫu.
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,849 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Ở mình do chất lượng giáo dục đào tạo kém. Học sinh toàn thuộc vẹt mà ko chịu tư duy. Chỉ biết copy paste. Chủ thớt là nguyên mẫu.
Hân hạnh được cụ nhận xét, dù cụ đọc hiểu bị khó :D
 

namson229

Xe điện
Biển số
OF-537189
Ngày cấp bằng
15/10/17
Số km
3,820
Động cơ
208,358 Mã lực
trẻ VN mà tắm nắng như vậy, lúc mang vào đen sì vì bụi....HN khói, bụi kinh
 

MerB

Xe điện
Biển số
OF-167084
Ngày cấp bằng
16/11/12
Số km
2,643
Động cơ
372,110 Mã lực
Vitamin d ko có trong thức ăn
Có đấy cụ ơi. Đứng nghe bọn cộng đồng mạng nó tuyên truyền vớ vẩn. Hiện tại thì sữa còn bắt buộc phải bổ sung vitamin d như i ốt trong muối cơ mà. Cứ ăn uống đầy đủ thì không lo thiếu.
 

zonda82

Xe container
Biển số
OF-194504
Ngày cấp bằng
17/5/13
Số km
6,727
Động cơ
395,030 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tây đi trước ta cả vài trăm năm.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top