[Funland] Xã hội còn không biết xếp hàng, còn lâu mới đến được văn minh

thichkhognthich

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-412627
Ngày cấp bằng
25/3/16
Số km
2,202
Động cơ
255,105 Mã lực
Tuổi
35
Cụ nói thế , chứ e thấy giờ dân ta cũng văn minh xếp hàng rồi. Một vài con sâu không kết luận vội vàng đc. Trong một diễn biến khác :




 

binhsu7273

Xe cút kít
Biển số
OF-191532
Ngày cấp bằng
26/4/13
Số km
15,397
Động cơ
479,022 Mã lực
Núc lào cúng Tây Tây.......
Mừn cúng xếp hàng đi ăn cưới, đi lễ đó chứ. 8->8->8->



 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,474
Động cơ
62,251 Mã lực
Em trích bài trên báo VTC:

Chúng ta đừng mơ về một xã hội văn minh, nếu như văn hóa xếp hàng còn không được tôn trọng như hiện nay.
Cuối tháng 1/2019, tỷ phú Bill Gates xếp hàng, chờ tới lượt mua đồ tại cửa hàng thức ăn nhanh tại Seattle (Mỹ). Món đồ một trong những người giàu nhất thế giới mua có giá trị vào khoảng 7,68 USD.




Một nhân viên của công ty Microsoft chứng kiến cảnh trên, chụp ảnh lại và tự hào đăng tải trên mạng xã hội kèm chú thích: "Khi bạn sở hữu khoảng 100 tỷ USD, điều hành quỹ từ thiện lớn nhất thế giới và xếp hàng chờ mua burger, khoai tây chiên, Coca tại Dick’s như tất cả chúng ta".
Theo thống kê từng được công bố, mỗi giây tỷ phú Bill Gates kiếm được 250 USD, tương đương mỗi phút kiếm được 15.000 USD, 1 ngày ông kiếm được 20 triệu USD.
Trong khi đó, việc xếp hàng mua món đồ chưa tới 8 USD có thể khiến một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới tốn vài phút cho tới hàng chục phút. Vậy mà ông vẫn vui vẻ làm, không khó chịu, không sốt ruột, không chen ngang.

Ngày 12/6/2015, người đứng đầu Singapore - Lý Hiển Long đứng xếp hàng 30 phút tại một trung tâm ăn uống ngoài trời để mua cánh gà rán.

Tuân thủ nghiêm ngặt việc xếp hàng trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Anh. Dù là ở sân vận động Wimbledon hay ở ga Waterloo, người dân xứ sở sương mù vẫn xếp hàng dài chờ tới lượt.

Tờ BBC từng đăng tải thông tin, trong đợt bạo động ở London năm 2011 những kẻ chôm đồ tại các tiệm cũng tuân thủ nguyên tắc "ai đến trước lĩnh trước".

Xếp hàng trở thành thói quen của người dân ở những nước phát triển. Ở nơi đó, nếu một người vô tình chen ngang ngay lập tức bị coi như kẻ vô văn hóa.

Họ gặp phải sự phản ứng thẳng thẳn và quyết liệt của những người xung quanh và người bán hàng sẽ lập tức từ chối phục vụ họ. Họ sẽ lập tức bị cô lập và cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình.

Vậy mà, sáng 12/10/2019, gã đàn ông tại Thanh Xuân (Hà Nội) không xếp hàng, ngang nhiên chen lên rút tiền sớm tại một cây ATM.

Khi bị người phụ nữ nhắc nhở, anh ta liền quay lại đánh đập, chửi bới với những lời lẽ thô tục. Kèm theo đó, anh ta thốt lên câu nói của những kẻ chả là cái gì nhưng lại luôn nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ: "Mày có biết tao là ai không?".


Sự kiện trên chỉ là một trong số trong số những ví dụ để chứng minh người Việt rất kém ý thức trong việc xếp hàng.

Một ví dụ tiêu biểu khác là vào cuối tháng 11/2018, đội tuyển Việt Nam gặp Myanmar trong khuôn khổ AFF Cup. Cổ động viên của nước bạn xếp hàng trật tự tới mua vé.

Khi xem hình ảnh này, các cổ động viên chân chính của đội tuyển Việt Nam không khỏi thấy chạnh lòng và xấu hổ. Bởi cảnh tượng quen thuộc tại những nơi bán vé bóng đá ở Việt Nam là cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí có nhiều kẻ còn đạp đổ cả hàng rào để xông vào bên. Họ cư xử như những kẻ cướp, đầu đường xó chợ.

Hay các phụ huynh học sinh chẳng những không xếp hàng mà còn làm đổ cổng các trường học để lao vào nộp hồ sơ cho con. Những con người này chọn trường mà họ cho là sẽ giáo dục con họ tốt nhất. Vậy bản thân họ dạy con điều gì từ hành động trên?

Thời bao cấp, khi mọi thứ còn khó khăn, người dân từng rất có ý thức xếp hàng. Mọi người xếp hàng chờ tới lượt lấy thực phẩm, thuốc men...Ai đến trước nhưng có việc phải đi, họ để lại cục gạch hay một cái gì đó giữ chỗ, lát sau quay lại đứng đúng vào vị trí đó, người đến sau cũng rất tôn trọng.

Thế nhưng, khi xã hội phát triển, văn hóa xếp hàng lại không được tôn trọng. Khắp nơi, chúng ta chứng kiến cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí là tranh giành vị trí. Người đến sau lại ngang nhiên chen ngang hàng, tìm vị trí tốt nhất.

Thậm chí, những kẻ chuyên xen ngang lại là những người ăn mặc rất sang trọng, lịch sự và ra dáng "có tiền". Họ tự cho mình cái quyền được đứng lên trên người khác.

Không xếp hàng, đó không chỉ là thói quen mà nó còn là biểu hiện của sự ích kỷ, tự lợi, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ nhưng lại không muốn bỏ công sức.

Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ cũng phải cố len lên trước, thậm chí chấp nhận cả việc lấn hết sang làn ngược chiều. Những kẻ này sẵn sàng đánh đổi của tính mạng của mình, tìm mọi cách len lên, miễn sao là đứng trước người khác, có đôi khi là chỉ vài bước chân.

Văn hóa xếp hàng không những không được tôn trọng ở ngoài đường phố, mà ngay trong những cơ quan công quyền.

Chúng ta không lạ với những người đến sau nhưng cố tình len lên trước khi làm thủ tục hồ sơ. Những kẻ này phớt là mọi quy tắc ứng xử, mọi ánh mắt khó chịu của những người xung quanh, miễn sao là được việc.

Không xếp hàng, đó không chỉ là thói quen mà nó còn là biểu hiện của sự ích kỷ, tự lợi, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ nhưng lại không muốn bỏ công sức.

Từ đó, nó dẫn tới những tệ nạn lớn hơn như đút lót, hối lộ. Đi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính, việc đầu tiên không phải là tìm chỗ xếp hàng mà mắt trước mắt sau tìm ra người có thể biếu xén tiền, thậm chí là quỵ lụy để có thể được mời vào làm trước.

Tới các bệnh viện thì việc đầu tiên là tìm bác sĩ hay cô y tá nào đó để nhờ vả, mua chuộc miễn sao tránh việc phải xếp hàng.

Thậm chí ngay cả trong việc tới viếng đám tang - nơi mà lẽ ra sự thành kính phải được đặt lên hàng đầu, người ta vẫn cố tình tìm cách để được vào viếng trước, mặc kệ rất nhiều người đứng xếp hàng từ trước.

Một xã hội mà văn hóa xếp hàng được thực hiện tốt là biểu hiện của sự bình đẳng, nơi đó, những nguyên tắc chung được mọi người tôn trọng, không phân biệt là ai và không có ngoại lệ nào.

Không có văn hóa xếp hàng là biểu hiện của một xã hội thiếu minh bạch, thiếu sự công bằng và văn minh. Một xã hội mà kẻ côn đồ, trơ trẽn lại có thể ngang nhiên đứng trên những người hiền lành, hiểu lý lẽ và biết tôn trọng người khác.

Văn hóa xếp hàng còn thể hiện tính kỷ luật. Một xã hội mà mạnh ai nấy làm, chen lấn, xô đẩy cũng sẽ là một xã hội luộm thuộm, ngẫu hứng, không tuân thủ quy tắc, luật lệ, không có ý thức về sự công bằng.

Việc không xếp hàng cũng thể hiện sự ngẫu hứng, vô kỷ luật, vô nguyên tắc của người Việt. Để có được điều mình muốn, họ không ngại dùng thủ đoạn để đứng lên trên người khác, kể cả việc bẻ cong pháp luật.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc xếp hàng được nâng lên thành một thứ văn hóa. Thậm chí, nó còn được coi là biểu hiện của một xã hội hiện đại, văn minh, công bằng và thượng tôn pháp luật.

Thế nên, chúng ta đừng mơ về một xã hội văn minh, nếu như văn hóa xếp hàng còn không được tôn trọng như hiện nay.
Mị. Báo với chí, vận động mấy thằng đứng đầu tắt cái còi hụ ở xe bỉm xanh đi cái đã. Rồi vận động dân sau.
 

lơ ngơ

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-166222
Ngày cấp bằng
11/11/12
Số km
4,121
Động cơ
388,569 Mã lực
Chuẩn. Có lần em mua thuốc quầy bệnh viện có bà cụ chen ngang cũng bị nhắc nhở .s
Xếp hàng ngoài ý thức của người xếp hàng nhưng còn ý thức của nơi bán hàng nữa, nếu họ thẳng thừng từ chối người chen lấn thì sẽ khác ngay. Hôm rồi em và ku em đi mua ở Vinmart,em nhường cho ku em thanh toán và mình chờ sau. Lúc đó có 1 em gái vào mua 1 chai nước và chen vào để chỗ quầy thanh toán ngay trước mặt em (em đang cầm đồ trên tay chờ đến lượt), sau đó em nhân viên thanh toán cho ku em xong rồi thản nhiên thanh toán chai nước cho em gái kia (mặc dù em khẳng định là em nhân viên ấy biết rõ em đứng sau ku em). Em chẳng nói gì, chờ thanh toán xong em góp ý thẳng cho ku nhân viên: Muốn phát triển thương hiệu tốt thì bọn em phải tôn trọng những khách hàng đang xếp hàng. Ku nhân viên chỉ cười, không biết có nhận thức ra không. Haizzz
 

minh0075

Xe điện
Biển số
OF-69226
Ngày cấp bằng
26/7/10
Số km
4,336
Động cơ
467,908 Mã lực
Có ai đi xem trận Việt nam- Mã lay vừa rồi ko?
Tự hỏi sao bọn xxx ngu thế, thậm chí khi dân có nhu cầu xếp hàng cũng ko được.
 

chinhatm

Xe container
Biển số
OF-14406
Ngày cấp bằng
31/3/08
Số km
5,064
Động cơ
566,218 Mã lực
Em trích bài trên báo VTC:

Chúng ta đừng mơ về một xã hội văn minh, nếu như văn hóa xếp hàng còn không được tôn trọng như hiện nay.
Cuối tháng 1/2019, tỷ phú Bill Gates xếp hàng, chờ tới lượt mua đồ tại cửa hàng thức ăn nhanh tại Seattle (Mỹ). Món đồ một trong những người giàu nhất thế giới mua có giá trị vào khoảng 7,68 USD.




Một nhân viên của công ty Microsoft chứng kiến cảnh trên, chụp ảnh lại và tự hào đăng tải trên mạng xã hội kèm chú thích: "Khi bạn sở hữu khoảng 100 tỷ USD, điều hành quỹ từ thiện lớn nhất thế giới và xếp hàng chờ mua burger, khoai tây chiên, Coca tại Dick’s như tất cả chúng ta".
Theo thống kê từng được công bố, mỗi giây tỷ phú Bill Gates kiếm được 250 USD, tương đương mỗi phút kiếm được 15.000 USD, 1 ngày ông kiếm được 20 triệu USD.
Trong khi đó, việc xếp hàng mua món đồ chưa tới 8 USD có thể khiến một trong những tỷ phú giàu nhất thế giới tốn vài phút cho tới hàng chục phút. Vậy mà ông vẫn vui vẻ làm, không khó chịu, không sốt ruột, không chen ngang.

Ngày 12/6/2015, người đứng đầu Singapore - Lý Hiển Long đứng xếp hàng 30 phút tại một trung tâm ăn uống ngoài trời để mua cánh gà rán.

Tuân thủ nghiêm ngặt việc xếp hàng trở thành nét văn hóa đặc trưng của người Anh. Dù là ở sân vận động Wimbledon hay ở ga Waterloo, người dân xứ sở sương mù vẫn xếp hàng dài chờ tới lượt.

Tờ BBC từng đăng tải thông tin, trong đợt bạo động ở London năm 2011 những kẻ chôm đồ tại các tiệm cũng tuân thủ nguyên tắc "ai đến trước lĩnh trước".

Xếp hàng trở thành thói quen của người dân ở những nước phát triển. Ở nơi đó, nếu một người vô tình chen ngang ngay lập tức bị coi như kẻ vô văn hóa.

Họ gặp phải sự phản ứng thẳng thẳn và quyết liệt của những người xung quanh và người bán hàng sẽ lập tức từ chối phục vụ họ. Họ sẽ lập tức bị cô lập và cảm thấy xấu hổ vì hành động của mình.

Vậy mà, sáng 12/10/2019, gã đàn ông tại Thanh Xuân (Hà Nội) không xếp hàng, ngang nhiên chen lên rút tiền sớm tại một cây ATM.

Khi bị người phụ nữ nhắc nhở, anh ta liền quay lại đánh đập, chửi bới với những lời lẽ thô tục. Kèm theo đó, anh ta thốt lên câu nói của những kẻ chả là cái gì nhưng lại luôn nghĩ mình là cái rốn của vũ trụ: "Mày có biết tao là ai không?".


Sự kiện trên chỉ là một trong số trong số những ví dụ để chứng minh người Việt rất kém ý thức trong việc xếp hàng.

Một ví dụ tiêu biểu khác là vào cuối tháng 11/2018, đội tuyển Việt Nam gặp Myanmar trong khuôn khổ AFF Cup. Cổ động viên của nước bạn xếp hàng trật tự tới mua vé.

Khi xem hình ảnh này, các cổ động viên chân chính của đội tuyển Việt Nam không khỏi thấy chạnh lòng và xấu hổ. Bởi cảnh tượng quen thuộc tại những nơi bán vé bóng đá ở Việt Nam là cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí có nhiều kẻ còn đạp đổ cả hàng rào để xông vào bên. Họ cư xử như những kẻ cướp, đầu đường xó chợ.

Hay các phụ huynh học sinh chẳng những không xếp hàng mà còn làm đổ cổng các trường học để lao vào nộp hồ sơ cho con. Những con người này chọn trường mà họ cho là sẽ giáo dục con họ tốt nhất. Vậy bản thân họ dạy con điều gì từ hành động trên?

Thời bao cấp, khi mọi thứ còn khó khăn, người dân từng rất có ý thức xếp hàng. Mọi người xếp hàng chờ tới lượt lấy thực phẩm, thuốc men...Ai đến trước nhưng có việc phải đi, họ để lại cục gạch hay một cái gì đó giữ chỗ, lát sau quay lại đứng đúng vào vị trí đó, người đến sau cũng rất tôn trọng.

Thế nhưng, khi xã hội phát triển, văn hóa xếp hàng lại không được tôn trọng. Khắp nơi, chúng ta chứng kiến cảnh chen lấn, xô đẩy, thậm chí là tranh giành vị trí. Người đến sau lại ngang nhiên chen ngang hàng, tìm vị trí tốt nhất.

Thậm chí, những kẻ chuyên xen ngang lại là những người ăn mặc rất sang trọng, lịch sự và ra dáng "có tiền". Họ tự cho mình cái quyền được đứng lên trên người khác.

Không xếp hàng, đó không chỉ là thói quen mà nó còn là biểu hiện của sự ích kỷ, tự lợi, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ nhưng lại không muốn bỏ công sức.

Khi lưu thông trên đường, gặp đèn đỏ cũng phải cố len lên trước, thậm chí chấp nhận cả việc lấn hết sang làn ngược chiều. Những kẻ này sẵn sàng đánh đổi của tính mạng của mình, tìm mọi cách len lên, miễn sao là đứng trước người khác, có đôi khi là chỉ vài bước chân.

Văn hóa xếp hàng không những không được tôn trọng ở ngoài đường phố, mà ngay trong những cơ quan công quyền.

Chúng ta không lạ với những người đến sau nhưng cố tình len lên trước khi làm thủ tục hồ sơ. Những kẻ này phớt là mọi quy tắc ứng xử, mọi ánh mắt khó chịu của những người xung quanh, miễn sao là được việc.

Không xếp hàng, đó không chỉ là thói quen mà nó còn là biểu hiện của sự ích kỷ, tự lợi, cái gì cũng muốn hơn thiên hạ nhưng lại không muốn bỏ công sức.

Từ đó, nó dẫn tới những tệ nạn lớn hơn như đút lót, hối lộ. Đi làm thủ tục tại các cơ quan hành chính, việc đầu tiên không phải là tìm chỗ xếp hàng mà mắt trước mắt sau tìm ra người có thể biếu xén tiền, thậm chí là quỵ lụy để có thể được mời vào làm trước.

Tới các bệnh viện thì việc đầu tiên là tìm bác sĩ hay cô y tá nào đó để nhờ vả, mua chuộc miễn sao tránh việc phải xếp hàng.

Thậm chí ngay cả trong việc tới viếng đám tang - nơi mà lẽ ra sự thành kính phải được đặt lên hàng đầu, người ta vẫn cố tình tìm cách để được vào viếng trước, mặc kệ rất nhiều người đứng xếp hàng từ trước.

Một xã hội mà văn hóa xếp hàng được thực hiện tốt là biểu hiện của sự bình đẳng, nơi đó, những nguyên tắc chung được mọi người tôn trọng, không phân biệt là ai và không có ngoại lệ nào.

Không có văn hóa xếp hàng là biểu hiện của một xã hội thiếu minh bạch, thiếu sự công bằng và văn minh. Một xã hội mà kẻ côn đồ, trơ trẽn lại có thể ngang nhiên đứng trên những người hiền lành, hiểu lý lẽ và biết tôn trọng người khác.

Văn hóa xếp hàng còn thể hiện tính kỷ luật. Một xã hội mà mạnh ai nấy làm, chen lấn, xô đẩy cũng sẽ là một xã hội luộm thuộm, ngẫu hứng, không tuân thủ quy tắc, luật lệ, không có ý thức về sự công bằng.

Việc không xếp hàng cũng thể hiện sự ngẫu hứng, vô kỷ luật, vô nguyên tắc của người Việt. Để có được điều mình muốn, họ không ngại dùng thủ đoạn để đứng lên trên người khác, kể cả việc bẻ cong pháp luật.

Chẳng phải ngẫu nhiên mà việc xếp hàng được nâng lên thành một thứ văn hóa. Thậm chí, nó còn được coi là biểu hiện của một xã hội hiện đại, văn minh, công bằng và thượng tôn pháp luật.

Thế nên, chúng ta đừng mơ về một xã hội văn minh, nếu như văn hóa xếp hàng còn không được tôn trọng như hiện nay.
Nói đến xếp hàng, người ta thường nghĩ đến xếp hàng trả tiền ở siêu thị, ở máy rút tiền, ở quầy làm thủ tục sân bay... Thế nhưng, cái việc xếp hàng phổ biến nhất khi tham gia giao thông (ai đến trước đi trước, ai đến sau đi sau) thì ít người nghĩ đến.
Hàng ngày, chỉ riêng HN đã có đến hàng triệu lượt người chen ngang, cướp quyền đi trước của người khác.
Bản chất của chen ngang là ăn cướp (thời gian). Vậy, một xã hội mà hàng ngày vẫn xảy ra hàng chục đến hàng trăm triệu vụ cướp thì nói đến văn hóa, văn minh có xa xỉ quá không?
 

carhanoi

Xe tải
Biển số
OF-118904
Ngày cấp bằng
1/11/11
Số km
290
Động cơ
383,260 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Nói đến xếp hàng, người ta thường nghĩ đến xếp hàng trả tiền ở siêu thị, ở máy rút tiền, ở quầy làm thủ tục sân bay... Thế nhưng, cái việc xếp hàng phổ biến nhất khi tham gia giao thông (ai đến trước đi trước, ai đến sau đi sau) thì ít người nghĩ đến.
Hàng ngày, chỉ riêng HN đã có đến hàng triệu lượt người chen ngang, cướp quyền đi trước của người khác.
Bản chất của chen ngang là ăn cướp (thời gian). Vậy, một xã hội mà hàng ngày vẫn xảy ra hàng chục đến hàng trăm triệu vụ cướp thì nói đến văn hóa, văn minh có xa xỉ quá không?
Vâng, văn hoá giao thông "điền vào chỗ trống" cũng là 1 sự vô văn hoá ở VN.
 

blackpaint

Xe container
Biển số
OF-28472
Ngày cấp bằng
6/2/09
Số km
6,543
Động cơ
360,310 Mã lực
Xếp hàng ngoài ý thức của người xếp hàng nhưng còn ý thức của nơi bán hàng nữa, nếu họ thẳng thừng từ chối người chen lấn thì sẽ khác ngay. Hôm rồi em và ku em đi mua ở Vinmart,em nhường cho ku em thanh toán và mình chờ sau. Lúc đó có 1 em gái vào mua 1 chai nước và chen vào để chỗ quầy thanh toán ngay trước mặt em (em đang cầm đồ trên tay chờ đến lượt), sau đó em nhân viên thanh toán cho ku em xong rồi thản nhiên thanh toán chai nước cho em gái kia (mặc dù em khẳng định là em nhân viên ấy biết rõ em đứng sau ku em). Em chẳng nói gì, chờ thanh toán xong em góp ý thẳng cho ku nhân viên: Muốn phát triển thương hiệu tốt thì bọn em phải tôn trọng những khách hàng đang xếp hàng. Ku nhân viên chỉ cười, không biết có nhận thức ra không. Haizzz
Chưa chắc nó đã được dạy như thế đâu cụ, Em cũng nghĩ là cả 2 phía, kể cả như ở cây xăng, nếu để không mà quản lý được luồng xe vào đổ xăng thì ok không thì tạo thành luồng chỉ 1 xe đi được ...
 

greentechbox

Xe điện
Biển số
OF-355775
Ngày cấp bằng
28/2/15
Số km
2,190
Động cơ
284,362 Mã lực
Website
greentechbox.com
Chưa chắc nó đã được dạy như thế đâu cụ, Em cũng nghĩ là cả 2 phía, kể cả như ở cây xăng, nếu để không mà quản lý được luồng xe vào đổ xăng thì ok không thì tạo thành luồng chỉ 1 xe đi được ...
Em cũng nghĩ các doanh nghiệp bán hàng chưa đào tạo nhân viên về việc ưu tiên xếp hàng. Việc xếp hàng này sẽ tạo nên văn hóa xếp hàng của người VN chúng ta rất nhanh nếu các doanh nghiệp cùng làm. Vì đơn giản mỗi người ai cũng phải đi mua đồ nên sẽ ý thức rất tốt
 

Matizcoi

Xe cút kít
Biển số
OF-30934
Ngày cấp bằng
10/3/09
Số km
19,483
Động cơ
-174,828 Mã lực
Hehehe xếp hàng còn xa xỉ chán, đến chùi đít còn bằng giấy còn được hoan nghênh thì cứ phải từ từ còn tiến hóa đã.
 

cafe_rhum

Xe hơi
Biển số
OF-669182
Ngày cấp bằng
9/6/19
Số km
197
Động cơ
99,126 Mã lực
Ôi lại nói đến chuyện xếp hàng...:T
Hôm cuối tháng 9, em đi lấy cái vé xe bus hộ đứa cháu ở điểm trung chuyển Cầu Giấy. Giờ cao điểm (tầm 17-18h) nên rất đông, nhưng nhiều bạn học sinh - sinh viên & một số bác trung trung tuổi đã xếp hàng ngay ngắn để dán vé. Em cũng ra xếp hàng & gần đến lượt em thì:
- 1 cậu trai trẻ - chắc cũng là svinh viên - kiên quyết ko chịu đứng vào hàng, đứng ngay đầu hàng, nhờ hết người này đến người kia dán hộ cái vé, nhưng mọi người đều từ chối.
- 1 chị tầm 35 - 40 tuổi, từ đâu phi vào, chen thẳng đầu hàng luôn, vứt tiền & vé vào trong cho nhân viên dán vé. Chị bán vé từ chối thẳng, bảo chị ấy ra xếp hàng.
- 1 chị khác tầm 30 tuổi, nhìn thấy hàng dài đằng sau, cũng kiên quyết ko chịu xếp hàng, cứ đứng ngay chỗ đầu hàng nhờ hết người này đến người khác dán vé hộ.
Có bác đứng trước em, đến lượt bác ấy, mấy người kia cũng bu vào nhờ nhưng chắc bác ấy ngứa mắt nãy giờ nên bảo luôn là "Ko nhìn thấy hàng dài đằng sau kia à? Chân tay lành lặn khỏe khoắn thế kia làm sao mà phải nhờ vả" - nhưng vẫn kiên quyết ko chịu đứng vào hàng, còn lầm bầm "nhờ tí thôi chứ có gì ghê thế"....
Em thật chứ, nhiều người đúng là ý thức như quẹc, ko bằng con ruồi.
 

VnUeT

Xe tăng
Biển số
OF-606931
Ngày cấp bằng
3/1/19
Số km
1,262
Động cơ
134,849 Mã lực
CC không biết thì đừng nói. VN mình qua thời xếp hàng lâu rồi. Bỏ qua nó rồi.
 

lamborghini00

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-700062
Ngày cấp bằng
16/9/19
Số km
3,419
Động cơ
130,898 Mã lực
Thế nó mới là nó mình mới là mình :)
Nói vậy thôi, chớ văn minh ở mình nó xa xỉ lắm ah.
 

komasu

Xe hơi
Biển số
OF-487193
Ngày cấp bằng
7/2/17
Số km
111
Động cơ
192,267 Mã lực
Tuổi
40
văn hóa này nó ăn vào máu rồi, lúc nào cũng bon chen ngay từ trong tư tưởng đến hành động, cái gì cũng thích nhờ vả, đi đường tắt : ví dụ như học ở lớp cũng phải nhờ cô để ý cháu thêm, đi làm thì gửi gắm, cài cắm, tranh thủ quan hệ gần sếp... , tại sao không nghĩ là một môi trường công bằng mới làm xã hội tốt hơn. Cái gì nếu mình xứng đáng rồi mình sẽ được hưởng.
 

mazda2AN

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-423706
Ngày cấp bằng
20/5/16
Số km
653
Động cơ
224,260 Mã lực
Trước khi nói ý thức thì cần luật lệ, cho nên vấn đề xếp hàng rất đơn giản là em bán hàng đuổi mẹ những thằng chen ngang ra là mấy bữa nó biết mà xếp hàng, đằng này bán như thường thì nó coi xếp hàng là cái đ éo gì
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,138
Động cơ
204,553 Mã lực
Nói thật.
Tất tần tật người việt nam không biết xếp hàng
 

Velociraptor

Xe tăng
Biển số
OF-457017
Ngày cấp bằng
28/9/16
Số km
1,151
Động cơ
201,942 Mã lực
Em lại nhớ lời cụ Tản Đà năm xưa...
 

Lonely Stranger

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-373005
Ngày cấp bằng
8/7/15
Số km
3,490
Động cơ
284,681 Mã lực
Nơi ở
Hỏi làm zề
Lờ đờ mềnh éo quan tâm vấn đề to tát dư lày đâu. Chỉ quan tâm đến xếp hình thôi nhoé.
 

hóng với

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-508488
Ngày cấp bằng
5/5/17
Số km
2,138
Động cơ
204,553 Mã lực
Cháu việt nam lun. Mà cũng vậy luôn. Xấu hổ lắm.
Cái mục này đúng cả về trạng từ, lẫn tính từ, mới khổ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top