[Funland] Buồn. 39 người đều là VN -bbc.

Trạng thái
Thớt đang đóng

Mercedes_Benz

Xe điện
Biển số
OF-14174
Ngày cấp bằng
21/3/08
Số km
2,799
Động cơ
541,859 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Tại sao nhiều người lại đòi quốc tang??? Họ có công với tổ quốc, với người dân???
Trong khi đó họ đã bỏ đất nước để mà đi, họ cũng ko phải những hoàn cảnh khó khăn, bởi để mà vượt biên sang Anh QUốc thì tiền cũng khá là nhiều đó chứ. Họ hoàn toàn có cuộc sống tốt đẹp ở quê, chả qua họ vượt biên vì tham tiền, tham vật chất, tham cuộc sống giàu sang... Thương vì cái chết của họ là đủ rồi, quốc tang cái gì chứ, nhảm nhí
 

vnvodoi

Xe tăng
Biển số
OF-569000
Ngày cấp bằng
14/5/18
Số km
1,990
Động cơ
183,376 Mã lực
Tuổi
35
Việc cụ Minh Ptt chia buồn trên mạng theo em là đã tốt lắm cho 39 người này rồi. Ngoài ra lãnh đạo địa phương thăm hỏi thêm là xong, còn bảo cả địa phương đấy để tang là không nên. Chả lẽ lại bảo cả địa phương để tang vì 39 người phạm pháp ?
 

kamikaze1281

Xe điện
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-300578
Ngày cấp bằng
3/12/13
Số km
2,785
Động cơ
335,518 Mã lực
Đồng quan điểm với cụ. Cần phai có trách nhiệm của các cơ quan QLNN
Trách nhiệm thế nào hả mợ. Tạo điều kiện cho xklđ chính ngạch thì làm xong trốn ở lại làm cho 40 huyện bị Hàn, Nhật nó cấm, ảnh hưởng sang cả thế hệ sau và việc xklđ của cả nước.
Đi chính ngạch ko được thì đi chui, lúc đi thì âm thầm bí mật như làm cm, lúc xảy ra biến cố thì đưa đơn mọi nơi nhưng không phối hợp, cũng không chỉ điểm, khai báo bọn buôn thì qlnn làm được gì????
Bảo là bị bọn nó buôn người đã là một nhẽ, đằng này tự đi buôn chính mình đấy chứ, nhà cũng chả thiếu tiền.
Nói tóm lại : đại tiện không xong đừng đổ tại chuồng xí.
Em éo ưa cq nhưng việc này thì éo bênh được con dân Đông Lào.
 

Quán Mau 16

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-705797
Ngày cấp bằng
28/10/19
Số km
331
Động cơ
95,361 Mã lực
Nếu ko tổ chức quốc tang thì nên làm Đại lễ cầu siêu cho 39n gặp nạn.
 

tieunhilang

Xe điện
Biển số
OF-64773
Ngày cấp bằng
23/5/10
Số km
2,410
Động cơ
486,276 Mã lực
Nơi ở
đầu làng
Cụ nào thích quốc tang thì cứ tự đeo tang, nghỉ vui chơi, treo cờ rủ trước nhà. Đó là quyền cá nhân.
Em k đồng ý dù là đồng hương.
Người đi họ biết trước mọi chi tiết nhưng vẫn chấp nhận nên k thể nói là bị lừa.
Cũng toàn nhà có điều kiện, toàn người nhanh nhẹn, hoạt bát mới đủ điều kiện đi Anh.
Em cũng đồng ý là họ làm nhục quốc thể chứ hay ho gì! Không phải quốc tang
Nhưng Chú Phỉnh cũng nên kích hoạt để các Tổ chức phi chú phỉnh cũng có lễ tưởng niệm, dù sao họ cũng là con người, nhìn nước Anh, làm lễ mà thấy họ nhân văn, còn chúng ta man rợ quá






Trong ảnh là Trezeguet và HLV Klop của Liverpool để tang các nạn nhân trong trận bóng vừa diễn ra
 

bbad

Xe hơi
Biển số
OF-594692
Ngày cấp bằng
15/10/18
Số km
174
Động cơ
131,609 Mã lực
Em nói câu này các cụ cứ nghiệm xem có đúng không ạ: tổ chức có vấn đề thì cứ nhìn lãnh đạo đầu tiên. Sự thật cái nước VN này là như thế. Lãnh đạo tham nhũng, lấy tiền thuế của dân ko cần nghĩ. Trước nghe 1 vài tỷ là to lắm rồi, giờ ko ngàn tỷ thì ko ai thèm nói. Lãnh đạo giàu dễ giàu nhanh, dân đen không có khả năng tham nhũng thì mới nghĩ ra trò buôn gian bán lận, lừa nhau. Dân ko buôn bán được thì tìm đủ mọi cách mà đi nơi khác kiếm, phạm pháp cũng được. Cái lối nghĩ muốn giàu nhanh như lãnh đạo nó nảy ra đủ mọi thứ như vậy. Cả nước được mấy phần trăm người trí thức biết đầu tư định hướng bảo con cái chịu khó học hành? Chưa kể định hướng chưa chắc bọn nó đã nghe, cha mẹ sinh con trời sinh tính, nó kết thân với mấy đứa con nhà giàu thì lại đi theo đồng tiền trước mắt thôi.

Thậm chí, lãnh đạo, người giàu ở VN giờ cũng tìm cách cho con đi nước ngoài hết cả thôi. Bạn bè em ai đi được đều xác định cố gắng vì con, còn hơn để con cái sống rồi lây nhiễm cái nhiễu nhương ở cái đất nước này.
 
Chỉnh sửa cuối:

faceid15

Xe buýt
Biển số
OF-705657
Ngày cấp bằng
27/10/19
Số km
532
Động cơ
97,520 Mã lực
Nhục quốc thể cái éo gì, thằng xơi hàng chục trịu tơn, đốt cả đống tiền thuế đẩy hàng nghìn gia đình ra đường éo thấy cái nhục quốc thể. Còn dân đen đi kiếm ăn, coi như đen thì họ chịu, chứ họ làm cái éo gì đến quốc thể. Không tưởng niệm cũng chả sao, chuyện to như con voi thì lấp liếm, chuyện bằng hạt gạo thì làm vẻ thanh cao. Nhục cái lon coca ấy.
 

sthd

Xe lăn
Biển số
OF-189822
Ngày cấp bằng
15/4/13
Số km
12,193
Động cơ
490,739 Mã lực
nạn nhân chả cần quốc tang.
nạn nhân chả cần dân mạng thương xót.
nạn nhân cũng chả làm gì ảnh hưởng đến ai. sau vụ này đi anh có khi dễ hơn . còn cái bẩn thì nó bẩn sẵn rồi, chả vì vụ này mà nó bẩn hơn .

chỉ tiếc là đồng bào trong nước không tạo đủ công ăn việc làm , thu nhập cho đồng bào để một số đồng bào phải Chui cont thôi.
chia buồn thì cái giá để chia buồn của dân mình có vẻ cao nhỉ. đồng bào chết còn phân vân xem đáng chia buồn hay không. trong khi bọn Anh nhợn thì nó cứ chia buồn suốt .

mình vẫn đang tranh cãi xem dân tỉnh nào thì Anh nhợn với đức nhợn đang tính chuyện mở cửa cho di dân để cứu họ . dù sao di dân cũng là con người và họ có quyền mưu cầu hạnh phúc . dân mình thật bác ái quá đi
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
6,916
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Các cụ bình tĩnh và kiên nhẫn đọc hết bài viết của Đức Hoàng nhé :D

Chuyện tay buôn người

“Làm ăn cũng có lúc này lúc khác”, anh tặc lưỡi, “Thỉnh thoảng cũng có đứa chết, phải đền tiền gia đình”.

Tôi gặp anh mấy năm trước, ở một nước mà người Việt vượt biên sang nhiều. Anh gặp tay đồng hương trên phố, rất quý người, theo một kiểu cách đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ. Anh mời hẳn tôi về nhà ăn cơm.

Anh làm nghề đưa người đi vượt biên. Trong nhà anh có một "ông" mới sang, nhưng gia đình ở quê chưa trả hết tiền, nên đang nhốt trong hầm. Cứ nuôi ăn như thế, cả năm cũng được, bao giờ người nhà thanh toán nốt, mới thả ra cho đi làm. Người đàn ông trông đã trên dưới 40, trông có vẻ rụt rè. Tôi nhìn và nhớ rằng lúc ấy tự hỏi kiểu người này sẽ xoay sở ở ngoài kia kiểu gì.

Tôi không tiện hỏi anh về việc làm ăn. Chủ yếu anh tự kể. Chỉ có một câu mà tôi không đừng được. "Đi thế có rủi ro không anh?" - tôi hỏi kiểu ngờ nghệch. Tôi không bao giờ quên thái độ của anh lúc ấy: như một người chở hàng thỉnh thoảng bị hỏng vài món trên đường, anh kể thỉnh thoảng "cũng có đứa chết". Trên con đường của anh, vượt biên bằng đường bộ qua rừng, họ sẽ chết theo nhiều cách. Chúng được mô tả như những rủi ro kinh doanh không tránh được.

Năm ấy vợ chồng tôi mới sinh cháu. Anh còn bày tỏ thái độ không hài lòng, vì tôi đặt tên tên thằng cu là Hoàng Anh – có cả tên bố lẫn tên bà nội. Anh phản đối mấy lần, rất gay gắt. Ở quê anh không ai được làm thế. Đó là cuộc hội thoại thứ hai tôi nhớ.

Tôi nhớ cuộc hội thoại thứ nhất, "thỉnh thoảng có đứa chết", và cách anh diễn tả, vì nó tạo ra một ấn tượng cực mạnh về việc anh đang sống trong một thế giới khác. Một thế giới mà người chết chỉ là rủi ro nghề nghiệp.

Tôi nhớ cuộc hội thoại thứ hai, vì ngược lại, nó quá thân tình. Đây đúng là một ông đồng hương Việt Nam lẩm cẩm của tôi. Uống mấy cốc bia và đã coi nhau như bạn, gàn cả việc đặt tên con.

Và tôi sẽ thành thật: tôi đã không hề phán xét người đàn ông này. Lúc đó, tôi có thấy sợ cái suy nghĩ về việc con người như món hàng có thể chết cóng trên đường vận chuyển; nhưng cũng đồng thời chấp nhận suy nghĩ rằng đấy là một nghề - một công việc kinh doanh như bao việc khác.

Có một trạng thái mà tôi tin rất nhiều người Việt Nam có thể chia sẻ, đó là việc chấp nhận một số hoạt động tội phạm thành một thông lệ xã hội. Chúng ta nuôi trạng thái kép này với đủ thứ: chuyện "xin việc"; chuyện "chạy giấy tờ"; chuyện cho vay nặng lãi; hay hầu hết các hình thức tham nhũng... Đều là những chuyện nghĩ kỹ ra đầy dấu hiệu của các vụ án hình sự, nhưng ta không cảm thấy kinh sợ, mà cảm thấy nó là một hiện thực xã hội ở đâu đó quanh mình.

Nếu bạn có người thân làm cán bộ mà giàu; thằng bạn có "cửa" chạy cái này cái kia mà giàu; hoặc có bà cô nhờ cho vay lãi mà xây nhà cao cửa rộng, nhiều khả năng bạn sẽ không cảm thấy căm ghét, đôi lúc còn cảm thấy mừng cho họ. Nếu trong lớp Hoàng Anh có anh giai nào làm nghề cho vay nặng lãi, nhưng nhiệt tình, thân thiện, nhiều thời gian và sẵn sàng đóng góp cho các cháu, tôi vẫn sẽ cân nhắc bầu vào hội phụ huynh. Nếu bạn thân bạn là con ông quan, chi tiêu hào phóng với anh em, bạn sẽ không đặt câu hỏi kiểu đây có phải tiền cướp của nhân dân không (nghe thế hơi sáo rỗng), bạn sẽ cảm mến thằng này vì nhà nó giàu mà chơi đẹp. Đơn giản như thế thôi.

Nếu chúng ta có thể chấp nhận rất nhiều loại tội phạm như một thông lệ xã hội (illegal social norms) thì việc coi "đưa người đi nước ngoài" là một nghề không phải chuyện ghê gớm. Nếu bạn gặp một ông Nghệ An, như tôi, trên phố, anh em làm với nhau vài cốc bia, và ông ta kể rằng anh "đưa người đi châu Âu", bảo tôi nuôi cảm giác kinh sợ gì ngay lúc đó là rất khó. Chuyện này phổ biến mà. Tôi là người Hải Phòng, quanh tôi đầy người tìm đường lách luật vượt biên, bạn bè và gia quyến.

Nhưng chúng ta không thể sống thế mãi được. Hình ảnh đầu tiên hiện ra trong tôi khi nghe tin tức về vụ 39 người chết ở Anh chính là anh giai Nghệ An năm nọ. Tôi đã để hình ảnh đó trong đầu bao nhiêu năm mà không phán xét gì. Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn một thái độ.

Có rất nhiều cộng tác viên gửi bài phân tích việc vượt biên của những người dân quê miền Trung. Mọi người muốn nhìn ở góc độ tâm lý, kinh tế, xã hội, thậm chí là tập quán văn hóa. Nhiều người muốn chính tôi viết theo góc đó: tôi đã dành nhiều năm để viết về lao động di cư, và đã gặp cộng đồng người Việt di trú trái phép ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tôi từ chối.

Tôi trả lời: nếu bây giờ phân tích tâm lý, xã hội, tập quán của những người vượt biên đi lao động bất hợp pháp, thì ta lại coi nó là một loại thông lệ xã hội. Tôi không thể làm được việc này.

Nếu bây giờ khái quát về bản thân những người đi, rằng họ tham, họ cạn nghĩ, hay họ bị hoàn cảnh bần cùng xô đẩy, rằng họ "ý thức được việc mình làm", họ "tự nguyện cơ mà", họ phải "trả giá" vì cái gì đó, thì gián tiếp biến sự kiện này thành chuyện trong nhà ngoài ngõ. Trước các vụ án ma túy lớn, chúng ta không bàn đến việc tại sao người này người kia ngã vào con đường nghiện ngập, rằng họ thiếu tình thương cha mẹ hay được nuông chiều, rằng họ "ý thức được việc mình làm", họ phải "trả giá". Chúng ta đơn giản là bàn về việc tiêu diệt tội phạm buôn ma túy. Trong câu chuyện này cũng vậy.

Nếu nghĩ kỹ về những cái xác người chết cóng hoặc chết ngạt đâu đó, có thể là cha mẹ, vợ chồng hoặc con cái của mình, tay cào vào thùng container và mắt vẫn mở trừng trừng những giây cuối đời; ta sẽ nhận ra rằng đây là kết quả của một hoạt động tội phạm có tính cực đoan. Đây là vấn đề của luật pháp. Đây là tội phạm cần tiêu diệt.

Phần lớn những người lao động bất hợp pháp tại Anh trong thập kỷ này thậm chí không phải người "di cư". Chữ "cư" trong tiếng Hán có cả hình cái mông người ngồi xuống, là việc xác lập nơi sinh sống lâu dài. Đây không phải là "cư", mà chỉ là "đánh quả". Họ không có ý định tạo lập cuộc sống mới tại nơi mình đến, hay hòa với xã hội kia, họ sẵn sàng sống trong hầm để chờ ngày về với cái biệt thự xây kiểu Tudor ở làng quê của mình. Đây là một chuyến công tác.

Không thể dùng lập luận cho cô dâu miền Tây lấy chồng Hàn Quốc hay người Hải Phòng vượt biên đi Hong Kong thập kỷ 80 & 90, dân Syria sang châu Âu hay dân Guatemala vào Mỹ ở đây được. Đó là "di cư". Đây là đánh quả. Và những hoạt động này được vận hành bởi những đường dây tội phạm có tổ chức. Các đường dây này tổ chức logistic, chuyển tiền quốc tế, để ship một con người sống như một món hàng sang bên kia địa cầu.

Luật pháp có thể can thiệp ngăn chặn sớm hoạt động này. Vì nó đang được chấp nhận như một thông lệ ở nhiều vùng tại Việt Nam, nên những người môi giới và tổ chức đường dây vẫn hoạt động khá công khai. Ngay cả cán bộ xã cũng còn tự hào về những chuyến xuất ngoại này mang tiền về quê hương. Nhưng nếu lật lại nhận thức, rằng đây là một hoạt động tội phạm, đen trắng rõ ràng, thì tôi không nghĩ rằng việc phát hiện các giao dịch vài chục nghìn USD ngay giữa ban ngày lại gây khó cho lực lượng an ninh các cấp tại Việt Nam.

Việc lật lại nhận thức, thôi lan man về động cơ của những người đi rất quan trọng. Nếu chúng ta không chấp nhận đây là một thông lệ xã hội nữa, mà coi nó cùng hàng với tội phạm ma túy hay tội phạm giết người, thì việc ngăn chặn sẽ diễn ra hiệu quả hơn từ chính tâm lý cộng đồng cho đến thi hành pháp luật.

Nếu độc giả có thể giúp tôi điều gì, thì đó là việc không bình luận về bản thân những người đi ở dưới bài viết này. Chúng ta không hề diễn ngôn các vụ án ma túy theo hướng "trách nhiệm của người nghiện". Làm như thế là đồng lõa với tội phạm. Làm như thế, sau khi bi kịch của những người chết qua đi, mọi thứ lại quay về thành... thông lệ xã hội. Cuộc sống có thể là con ngựa vằn, nhưng chúng ta vẫn cần nhìn thấy đen là đen, trắng là trắng.

Tôi không liên lạc gì với người anh Nghệ An dạo trước đã nhiều năm. Tôi vẫn mơ một ngày nào đấy quay lại thành phố đó, đến con phố đó, và tìm lại nhà anh. Bây giờ thì chắc không được nữa. Có thể anh sẽ thù tôi vì kể chuyện kiểu này, khi chúng ta đã đối xử với nhau rất bình thường. Nhưng đây không thể được nghĩ là một chuyện bình thường.

https://vnexpress.net/goc-nhin/chuyen-tay-buon-nguoi-4006483.html
 

yêu anh có ô tô

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-343210
Ngày cấp bằng
18/11/14
Số km
5,727
Động cơ
331,801 Mã lực
Em nói câu này các cụ cứ nghiệm xem có đúng không ạ: tổ chức có vấn đề thì cứ nhìn lãnh đạo đầu tiên. Sự thật cái nước VN này là như thế. Lãnh đạo tham nhũng, lấy tiền thuế của dân ko cần nghĩ. Trước nghe 1 vài tỷ là to lắm rồi, giờ ko ngàn tỷ thì ko ai thèm nói. Lãnh đạo giàu dễ giàu nhanh, dân đen không có khả năng tham nhũng thì mới nghĩ ra trò buôn gian bán lận, lừa nhau. Dân ko buôn bán được thì tìm đủ mọi cách mà đi nơi khác kiếm, phạm pháp cũng được. Cái lối nghĩ muốn giàu nhanh như lãnh đạo nó nảy ra đủ mọi thứ như vậy. Cả nước được mấy phần trăm người trí thức biết đầu tư định hướng bảo con cái chịu khó học hành? Chưa kể định hướng chưa chắc bọn nó đã nghe, cha mẹ sinh con trời sinh tính, nó kết thân với mấy đứa con nhà giàu thì lại đi theo đồng tiền trước mắt thôi.

Thậm chí, lãnh đạo, người giàu ở VN giờ cũng tìm cách cho con đi nước ngoài hết cả thôi. Bạn bè em ai đi được đều xác định cố gắng vì con, còn hơn để con cái sống rồi lây nhiễm cái nhiễu nhương ở cái đất nước này.
Nhục quốc thể cái éo gì, thằng xơi hàng chục trịu tơn, đốt cả đống tiền thuế đẩy hàng nghìn gia đình ra đường éo thấy cái nhục quốc thể. Còn dân đen đi kiếm ăn, coi như đen thì họ chịu, chứ họ làm cái éo gì đến quốc thể. Không tưởng niệm cũng chả sao, chuyện to như con voi thì lấp liếm, chuyện bằng hạt gạo thì làm vẻ thanh cao. Nhục cái lon coca ấy.
Đã mời rượu 2 cụ. Chuẩn khỏi chỉnh. Nát từ thượng xuống hạ, từ bọn chóp bu nên chả có quyền déll gì mà phán xét ng ta.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,725
Động cơ
563,498 Mã lực
Xót xa có nhất thiết phải lên mạng gào thét như cha chết, mẹ từ trần ko? Cách thể hiện tuỳ mỗi người, đừng nâng cao quan điểm. Tiếp đến, cái lý do dẫn đến cái chết mặc dù rất thương tâm, nhưng dân tình giảm đi mức độ cảm thông vì nhiều gia đình nạn nhân có cả nhà lầu lẫn xe hơi, điều kiện hơn rất nhiều gia đình khác ở thành thị, chưa nói đến nông thôn. Lý do nữa là việc đi chui này, làm xấu mặt dân Việt khi nhập cư bất hợp pháp vào nước khác để hành nghề phạm pháp, ảnh hưởng đến những người khác.

Nếu như là tai nạn tập thể của các du học sinh hay lao động chân chính, hợp pháp người Việt thì em đảm bảo với cụ, phản ứng của xã hội rất rất khác. Em xin hết :T
Vậy là lãnh đạo Nhà nước đã chia buồn chứ ko man di mọi rợ như ý cụ ạ
https://vnexpress.net/thoi-su/thu-tuong-chia-buon-voi-gia-dinh-nan-nhan-tu-vong-o-anh-4006564.html
 

TÀU NGẦM NỔI

Xe container
Biển số
OF-550192
Ngày cấp bằng
12/1/18
Số km
7,051
Động cơ
236,968 Mã lực
Tuổi
37
Em cũng đồng ý là họ làm nhục quốc thể chứ hay ho gì! Không phải quốc tang
Nhưng Chú Phỉnh cũng nên kích hoạt để các Tổ chức phi chú phỉnh cũng có lễ tưởng niệm, dù sao họ cũng là con người, nhìn nước Anh, làm lễ mà thấy họ nhân văn, còn chúng ta man rợ quá






Trong ảnh là Trezeguet và HLV Klop của Liverpool để tang các nạn nhân trong trận bóng vừa diễn ra
Biểu tượng hoa anh túc là tưởng niệm binh sĩ Anh tử trận trong thế chiến 2. K liên quan vụ 39 người.
Thực ra đọc báo thấy dân Anh vẫn coi họ là nạn nhân của tệ buôn người chứ k phải là tội phạm, cần được bảo vệ, cung cấp nơi ăn, chốn ở, nghề nghiệp. Dù gì họ cũng rất khác biệt với chúng ta và cả Đức, Pháp...
Tuy nhiên cũng chính vì vậy mà người ta lại sẵn sàng mạo hiểm sang Anh, ngay cả khi đã ở Đức.
K quốc tang nhưng cũng nên có lời chia buồn chính thức từ Nhà nước, hỗ trợ để đưa.thi thể về.
Mặt khác làm mọi cách để ngăn chặn lao động bất hợp pháp, đánh mạnh vào đội môi giới. Mọi hoạt động môi giới cần phải đủ tư cách pháp nhân, đủ thủ tục pháp lý. Nếu k đủ cứ quy vào buôn người và khởi tố hình sự.
Đã đến lúc VN nên văn minh chứ đừng để thế giới nhắc đến VN là nghĩ đến chiến tranh, lao động bất hợp pháp và cà phê đường tàu.
 

juve99

Xì hơi lốp
Biển số
OF-295057
Ngày cấp bằng
6/10/13
Số km
18,042
Động cơ
217,229 Mã lực
Các cụ bình tĩnh và kiên nhẫn đọc hết bài viết của Đức Hoàng nhé :D

Chuyện tay buôn người

“Làm ăn cũng có lúc này lúc khác”, anh tặc lưỡi, “Thỉnh thoảng cũng có đứa chết, phải đền tiền gia đình”.

Tôi gặp anh mấy năm trước, ở một nước mà người Việt vượt biên sang nhiều. Anh gặp tay đồng hương trên phố, rất quý người, theo một kiểu cách đặc trưng của miền Bắc Trung Bộ. Anh mời hẳn tôi về nhà ăn cơm.

Anh làm nghề đưa người đi vượt biên. Trong nhà anh có một "ông" mới sang, nhưng gia đình ở quê chưa trả hết tiền, nên đang nhốt trong hầm. Cứ nuôi ăn như thế, cả năm cũng được, bao giờ người nhà thanh toán nốt, mới thả ra cho đi làm. Người đàn ông trông đã trên dưới 40, trông có vẻ rụt rè. Tôi nhìn và nhớ rằng lúc ấy tự hỏi kiểu người này sẽ xoay sở ở ngoài kia kiểu gì.

Tôi không tiện hỏi anh về việc làm ăn. Chủ yếu anh tự kể. Chỉ có một câu mà tôi không đừng được. "Đi thế có rủi ro không anh?" - tôi hỏi kiểu ngờ nghệch. Tôi không bao giờ quên thái độ của anh lúc ấy: như một người chở hàng thỉnh thoảng bị hỏng vài món trên đường, anh kể thỉnh thoảng "cũng có đứa chết". Trên con đường của anh, vượt biên bằng đường bộ qua rừng, họ sẽ chết theo nhiều cách. Chúng được mô tả như những rủi ro kinh doanh không tránh được.

Năm ấy vợ chồng tôi mới sinh cháu. Anh còn bày tỏ thái độ không hài lòng, vì tôi đặt tên tên thằng cu là Hoàng Anh – có cả tên bố lẫn tên bà nội. Anh phản đối mấy lần, rất gay gắt. Ở quê anh không ai được làm thế. Đó là cuộc hội thoại thứ hai tôi nhớ.

Tôi nhớ cuộc hội thoại thứ nhất, "thỉnh thoảng có đứa chết", và cách anh diễn tả, vì nó tạo ra một ấn tượng cực mạnh về việc anh đang sống trong một thế giới khác. Một thế giới mà người chết chỉ là rủi ro nghề nghiệp.

Tôi nhớ cuộc hội thoại thứ hai, vì ngược lại, nó quá thân tình. Đây đúng là một ông đồng hương Việt Nam lẩm cẩm của tôi. Uống mấy cốc bia và đã coi nhau như bạn, gàn cả việc đặt tên con.

Và tôi sẽ thành thật: tôi đã không hề phán xét người đàn ông này. Lúc đó, tôi có thấy sợ cái suy nghĩ về việc con người như món hàng có thể chết cóng trên đường vận chuyển; nhưng cũng đồng thời chấp nhận suy nghĩ rằng đấy là một nghề - một công việc kinh doanh như bao việc khác.

Có một trạng thái mà tôi tin rất nhiều người Việt Nam có thể chia sẻ, đó là việc chấp nhận một số hoạt động tội phạm thành một thông lệ xã hội. Chúng ta nuôi trạng thái kép này với đủ thứ: chuyện "xin việc"; chuyện "chạy giấy tờ"; chuyện cho vay nặng lãi; hay hầu hết các hình thức tham nhũng... Đều là những chuyện nghĩ kỹ ra đầy dấu hiệu của các vụ án hình sự, nhưng ta không cảm thấy kinh sợ, mà cảm thấy nó là một hiện thực xã hội ở đâu đó quanh mình.

Nếu bạn có người thân làm cán bộ mà giàu; thằng bạn có "cửa" chạy cái này cái kia mà giàu; hoặc có bà cô nhờ cho vay lãi mà xây nhà cao cửa rộng, nhiều khả năng bạn sẽ không cảm thấy căm ghét, đôi lúc còn cảm thấy mừng cho họ. Nếu trong lớp Hoàng Anh có anh giai nào làm nghề cho vay nặng lãi, nhưng nhiệt tình, thân thiện, nhiều thời gian và sẵn sàng đóng góp cho các cháu, tôi vẫn sẽ cân nhắc bầu vào hội phụ huynh. Nếu bạn thân bạn là con ông quan, chi tiêu hào phóng với anh em, bạn sẽ không đặt câu hỏi kiểu đây có phải tiền cướp của nhân dân không (nghe thế hơi sáo rỗng), bạn sẽ cảm mến thằng này vì nhà nó giàu mà chơi đẹp. Đơn giản như thế thôi.

Nếu chúng ta có thể chấp nhận rất nhiều loại tội phạm như một thông lệ xã hội (illegal social norms) thì việc coi "đưa người đi nước ngoài" là một nghề không phải chuyện ghê gớm. Nếu bạn gặp một ông Nghệ An, như tôi, trên phố, anh em làm với nhau vài cốc bia, và ông ta kể rằng anh "đưa người đi châu Âu", bảo tôi nuôi cảm giác kinh sợ gì ngay lúc đó là rất khó. Chuyện này phổ biến mà. Tôi là người Hải Phòng, quanh tôi đầy người tìm đường lách luật vượt biên, bạn bè và gia quyến.

Nhưng chúng ta không thể sống thế mãi được. Hình ảnh đầu tiên hiện ra trong tôi khi nghe tin tức về vụ 39 người chết ở Anh chính là anh giai Nghệ An năm nọ. Tôi đã để hình ảnh đó trong đầu bao nhiêu năm mà không phán xét gì. Nhưng bây giờ tôi phải lựa chọn một thái độ.

Có rất nhiều cộng tác viên gửi bài phân tích việc vượt biên của những người dân quê miền Trung. Mọi người muốn nhìn ở góc độ tâm lý, kinh tế, xã hội, thậm chí là tập quán văn hóa. Nhiều người muốn chính tôi viết theo góc đó: tôi đã dành nhiều năm để viết về lao động di cư, và đã gặp cộng đồng người Việt di trú trái phép ở nhiều nơi trên thế giới. Nhưng tôi từ chối.

Tôi trả lời: nếu bây giờ phân tích tâm lý, xã hội, tập quán của những người vượt biên đi lao động bất hợp pháp, thì ta lại coi nó là một loại thông lệ xã hội. Tôi không thể làm được việc này.

Nếu bây giờ khái quát về bản thân những người đi, rằng họ tham, họ cạn nghĩ, hay họ bị hoàn cảnh bần cùng xô đẩy, rằng họ "ý thức được việc mình làm", họ "tự nguyện cơ mà", họ phải "trả giá" vì cái gì đó, thì gián tiếp biến sự kiện này thành chuyện trong nhà ngoài ngõ. Trước các vụ án ma túy lớn, chúng ta không bàn đến việc tại sao người này người kia ngã vào con đường nghiện ngập, rằng họ thiếu tình thương cha mẹ hay được nuông chiều, rằng họ "ý thức được việc mình làm", họ phải "trả giá". Chúng ta đơn giản là bàn về việc tiêu diệt tội phạm buôn ma túy. Trong câu chuyện này cũng vậy.

Nếu nghĩ kỹ về những cái xác người chết cóng hoặc chết ngạt đâu đó, có thể là cha mẹ, vợ chồng hoặc con cái của mình, tay cào vào thùng container và mắt vẫn mở trừng trừng những giây cuối đời; ta sẽ nhận ra rằng đây là kết quả của một hoạt động tội phạm có tính cực đoan. Đây là vấn đề của luật pháp. Đây là tội phạm cần tiêu diệt.

Phần lớn những người lao động bất hợp pháp tại Anh trong thập kỷ này thậm chí không phải người "di cư". Chữ "cư" trong tiếng Hán có cả hình cái mông người ngồi xuống, là việc xác lập nơi sinh sống lâu dài. Đây không phải là "cư", mà chỉ là "đánh quả". Họ không có ý định tạo lập cuộc sống mới tại nơi mình đến, hay hòa với xã hội kia, họ sẵn sàng sống trong hầm để chờ ngày về với cái biệt thự xây kiểu Tudor ở làng quê của mình. Đây là một chuyến công tác.

Không thể dùng lập luận cho cô dâu miền Tây lấy chồng Hàn Quốc hay người Hải Phòng vượt biên đi Hong Kong thập kỷ 80 & 90, dân Syria sang châu Âu hay dân Guatemala vào Mỹ ở đây được. Đó là "di cư". Đây là đánh quả. Và những hoạt động này được vận hành bởi những đường dây tội phạm có tổ chức. Các đường dây này tổ chức logistic, chuyển tiền quốc tế, để ship một con người sống như một món hàng sang bên kia địa cầu.

Luật pháp có thể can thiệp ngăn chặn sớm hoạt động này. Vì nó đang được chấp nhận như một thông lệ ở nhiều vùng tại Việt Nam, nên những người môi giới và tổ chức đường dây vẫn hoạt động khá công khai. Ngay cả cán bộ xã cũng còn tự hào về những chuyến xuất ngoại này mang tiền về quê hương. Nhưng nếu lật lại nhận thức, rằng đây là một hoạt động tội phạm, đen trắng rõ ràng, thì tôi không nghĩ rằng việc phát hiện các giao dịch vài chục nghìn USD ngay giữa ban ngày lại gây khó cho lực lượng an ninh các cấp tại Việt Nam.

Việc lật lại nhận thức, thôi lan man về động cơ của những người đi rất quan trọng. Nếu chúng ta không chấp nhận đây là một thông lệ xã hội nữa, mà coi nó cùng hàng với tội phạm ma túy hay tội phạm giết người, thì việc ngăn chặn sẽ diễn ra hiệu quả hơn từ chính tâm lý cộng đồng cho đến thi hành pháp luật.

Nếu độc giả có thể giúp tôi điều gì, thì đó là việc không bình luận về bản thân những người đi ở dưới bài viết này. Chúng ta không hề diễn ngôn các vụ án ma túy theo hướng "trách nhiệm của người nghiện". Làm như thế là đồng lõa với tội phạm. Làm như thế, sau khi bi kịch của những người chết qua đi, mọi thứ lại quay về thành... thông lệ xã hội. Cuộc sống có thể là con ngựa vằn, nhưng chúng ta vẫn cần nhìn thấy đen là đen, trắng là trắng.

Tôi không liên lạc gì với người anh Nghệ An dạo trước đã nhiều năm. Tôi vẫn mơ một ngày nào đấy quay lại thành phố đó, đến con phố đó, và tìm lại nhà anh. Bây giờ thì chắc không được nữa. Có thể anh sẽ thù tôi vì kể chuyện kiểu này, khi chúng ta đã đối xử với nhau rất bình thường. Nhưng đây không thể được nghĩ là một chuyện bình thường.

https://vnexpress.net/goc-nhin/chuyen-tay-buon-nguoi-4006483.html
Được cái lan man nhiều chữ, nội dung chất lượng thua mấy lão ofer bụng to
 

Núi đen

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-703474
Ngày cấp bằng
9/10/19
Số km
376
Động cơ
97,699 Mã lực
Tuổi
36
Em mà có là em đi buôn ngay tắp lự cụ nhé,quan trọng là em có mấy tỷ để vay 1tỷ không thôi.Xin lỗi cụ,trót lọt thì cụ cũng chưa đủ tuỏi để thương họ đâu
Cụ thấy chưa, cái câu quan trọng là có mấy tỷ để vay 1 tỷ mà cụ nói ý. Ở đây em nói cụ chỉ có 1 cái nhà của gia đình ở quê giá trị chỉ vay đc 1 tỷ, cụ dám đặt cái nhà đấy để đi buôn hay chọn biện pháp an toàn là trốn sang châu âu. Chọn gì.
Hãy nhìn nỗi vất vả và bế tắc của những gia đình đó. Đừng a duy theo dư luận
Họ là những ng con dũng cảm đấy nhé
 

Mioaki

Xe buýt
Biển số
OF-641073
Ngày cấp bằng
25/4/19
Số km
575
Động cơ
117,556 Mã lực
Tuổi
39
Mấy thằng lẩm cẩm đòi quốc tang thế có khác gì coi đám tnt vượt biên trái phép trồng cần hại người như ông Giáp. Nói chung vụ này em lọc được một đống nick facebook, ofer dân gốc tnt để về sau biết mà còn tránh. Đồng bào chó gì với mấy bọn tnt không biết liêm sỉ này làm gì để mà thương với cả tiếc. Thốt ra được cái câu nhà tôi không đủ ăn nên phải đi thì đủ biết độ lươn lẹo của đám tnt đến thế nào rồi
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,725
Động cơ
563,498 Mã lực
Em nói câu này các cụ cứ nghiệm xem có đúng không ạ: tổ chức có vấn đề thì cứ nhìn lãnh đạo đầu tiên. Sự thật cái nước VN này là như thế. Lãnh đạo tham nhũng, lấy tiền thuế của dân ko cần nghĩ. Trước nghe 1 vài tỷ là to lắm rồi, giờ ko ngàn tỷ thì ko ai thèm nói. Lãnh đạo giàu dễ giàu nhanh, dân đen không có khả năng tham nhũng thì mới nghĩ ra trò buôn gian bán lận, lừa nhau. Dân ko buôn bán được thì tìm đủ mọi cách mà đi nơi khác kiếm, phạm pháp cũng được. Cái lối nghĩ muốn giàu nhanh như lãnh đạo nó nảy ra đủ mọi thứ như vậy. Cả nước được mấy phần trăm người trí thức biết đầu tư định hướng bảo con cái chịu khó học hành? Chưa kể định hướng chưa chắc bọn nó đã nghe, cha mẹ sinh con trời sinh tính, nó kết thân với mấy đứa con nhà giàu thì lại đi theo đồng tiền trước mắt thôi.

Thậm chí, lãnh đạo, người giàu ở VN giờ cũng tìm cách cho con đi nước ngoài hết cả thôi. Bạn bè em ai đi được đều xác định cố gắng vì con, còn hơn để con cái sống rồi lây nhiễm cái nhiễu nhương ở cái đất nước này.
Thằng có tiền thì đi kiểu có tiền, ít tiền đi kiểu ít tiền phải ko cụ...:)
 

thachnhung

Xe container
Biển số
OF-418083
Ngày cấp bằng
22/4/16
Số km
6,111
Động cơ
2,379,831 Mã lực
Em cũng đồng ý là họ làm nhục quốc thể chứ hay ho gì! Không phải quốc tang
Nhưng Chú Phỉnh cũng nên kích hoạt để các Tổ chức phi chú phỉnh cũng có lễ tưởng niệm, dù
sao họ cũng là con người, nhìn nước Anh, làm lễ mà thấy họ nhân văn, còn chúng ta man rợ quá






Trong ảnh là Trezeguet và HLV Klop của Liverpool để tang các nạn nhân trong trận bóng vừa diễn ra
Lạy cụ! Họ tưởng niệm những người chiến đấu vì tổ quốc họ chứ nạn nhân gì đây! Qua đây thấy bên Anh hành xử rất cẩn trọng và văn minh.
 
Trạng thái
Thớt đang đóng
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top