[CCCĐ] Khoái mã gia biên vĩnh định an hà

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Bên cạnh cái miếu nhỏ đó là một pháo đài của quân lính VNCH trước đây và nay đổi doanh trại của Quân đội nhân dân Việt Nam cùng với tháp truyền hình được đặt trên đỉnh núi này



20200130_180539.jpg




20200130_180301.jpg


Những tầng hầm, bức tường trong pháo đài giờ trở thành nơi để đồ của mấy bà bán hàng


20200130_180553.jpg



Chẳng hiểu sao trong này lại cúng khẩu trang nữa????? Khi họ cứ treo khẩu trang lên rồi dưới thắp hương cúng. Cái này là phong tục từu trước rồi hay từ lúc phát dịch Corona virus mới cúng chăng? Em cũng không rõ. Hỏi mấy ngừoi cúng thì ngừoi ta chỉ biết cúng chứ chẳng biết tại sao. Dân mình cũng tài thật, thắp nhang cúi đầu trước cái gì thfi cũng phải hiểu nó là cái gì, vì sao phải cúng chứ? Cứ theo số đông rồi thấy ngừoi ta cúng thì cũng rập đầu khấn vái là sao? Chính vì thế nên mấy đại gia xây cái chùa lên, đưa tượng vợ mình vào rồi bà con lại cứ rập đầu khấn vái như trước Đức Phật vậy



20200130_180641.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Lên đỉnh xong thì phải xuống, trên đường xuống thấy một cái chùa nhìn giống chùa BOT ngoài mình nên em cũng vào xem nó ra răng



20200130_182340.jpg





20200130_182144.jpg




20200130_182309.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Hoá ra đây là Chùa Hang, liên quan đến chùa này cũng nhiều truyền thuyết lắm.
Nghe đồn trước đây vùng này có đôi chằn rất hung dữ, chúng thường tấn công dân làng rồi bắt dân làng phải lập miếu cúng gái đẹp gì đó....(bố khỉ bọn chằn tinh gì mà còn khôn hơn cả người) là cho trăm họ muôn phần khổ cực nhưng chưa biết xử lý ra sao
Một hôm có một bà công nhân may (chắc từ Bình Dương lên) bị chồng theo gái ruồng bỏ đánh đập nên chán đời đi tìm chỗ tu. Thấy chỗ này hoang vắng có thể tu được bèn lập một cái am để tu. Bà nay có tên tuổi đường hoàng tên là Lê Thị Thơ Pháp danh tu là Diệu Thiện. Nhưung do bà xuất thân là công nhân may nên có nghề may vá, giúp dân tình ở đây may vá nhiều thứ nên tên bà được đọc chệch thành bà Thợ.
Bà Thợ tuy bỏ chồng bỏ con lên đây tu nhưng trong lòng còn akay với lão chồng suốt ngày mê gái nên đêm ngày tìm cách phục thù.
Một hôm bà thấy dân làng chuẩn bị dâng một cô gái trẻ đẹp để cúng chằn tinh. Bà hỏi tại sao, dân làng kể cho bà sự tình về đôi chằn tinh này quấy nhiễu cả trăm năm nay chưa biết làm gì để hoá giải được. Thương cô gái trẻ tuổi trăng tròn sắp bị hiến tế, nghĩ lại thấy mình bị chồng bỏ, chồng chê...thôi thì sống làm dell gì nữa, chết cmnd cho xong. Nay nhân cơ hội này chết mà còn làm được điều có nghĩa... nên bèn nói với dân làng để mình thế thân cho cô gái kia.
Dân làng mừng lắm, tưởng có Thạch Sanh tái thế giúp mình rồi nên làm cái lễ cúng bà đường hoàng, trói bà để ở cái miếu dâng cho chằn tinh và đợi phép mầu xảy ra.
Canh ba đêm đó, chẳng có gió vù vù, cũng chẳng có mùi hôi thối rồi con chằn tinh thò cái miệng đỏ lòm ra nuốt lấy bà như trong truyện cổ tích. Chỉ có một con vật bò ra rồi cuốn lấy bà lôi vào hang.
Rạng sáng mở mắt ra thấy tối tối, tưởng mình đã nằm sẵn trong bụng con chằn tinh. Nhưng nhìn kỹ thấy không phải, hoá ra mình còn sống và nằm nguyên trong một góc. Quan sát xung quanh thấy mình nằm trong một cái hang. Ngoài ra còn có hai con vật đang say sưa ngủ. Hoá ra con chằn tinh chẳng phải con gì xa lạ mà đó chính là hai con trăn siêu to, siêu khổng lồ.
Về phía con trăn, lúc đêm tối không nhìn rõ kéo bà Thợ vào hang. Chúng định đánh chén nhưng lúc quấn bà Thợ chúng thấy hơi lỏng tay. Nhì kỹ ra là một bà TMK, thấy lạ kỳ là năm nay dân làng không cúng gái tơ mà lại cúng cái bà già này bọn trăn này chưa ăn thịt vội, mà quay ra ngủ một giấc đã để sáng mai đem bà già này ra cửa hang đòi dân làng đổi cho gái tơ chứ bà TMK này thì ăn thế dell nào được.
Khi bà Thợ nhìn thấy con trăn, tự nhiên trong óc bà loé lên tia sáng giống như Lê Nin nhìn thấy ánh sáng của chủ nghĩa Mác vậy. Hoá ra bao nhiêu năm nay tìm cách trả thù lão chồng trai lơ chuyên gái gú mà chưa thấy. Hôm nay tự nhiên tìm thấy phương thuốc trừng trị lão đây rồi. Đúng là Trời Phật giúp ta, tự nhiên lại đưa hai con trăn to đùng đến cho ta nấu cao. Mà uống cao trăn xong chỉ có liệt dương thì làm sao mà gái gú được nữa....
Cái ý nghĩ trả thì nó lớn lao đến mức độ con người không sợ nguy hiểm gì cho bản thân hết. Bà móc ra cái kéo thợ may (đồ nghề của bà) cắt dây trói rồi nhẹ nhàng tiến đến cho mỗi con trăn kia một nhát vào tim. Hai con trăn đang ngủ tự nhiên bị đâm vào tim, giãy đành đạch chết không kịp ngáp.
Bà Thợ lột da, lọc xương nấu cao 49 ngày đêm trong hang đó. Chẳng biết nấu xong được mấy kg cao, nhưng với hai con trăn siêu to, siêu khổng lồ em đoán số lượng cao phải đến hàng tạ. Xách đống cao ra cửa hang bà như Thạch Sanh tái thế trở về, dân làng bèn lập đền rồi lập chùa từ đó



20200130_181929.jpg



20200130_181938.jpg



20200130_182059.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Câu chuyện em kể trên là em cũng nghe đồn vậy chứ còn độ chính xác thì không chắc các cụ nhé. Mà xét cho cùng với truyền thuyết được truyền miệng trong dân gian thì ai dám bảo là chính xác?



20200130_182252.jpg



20200130_182318.jpg




20200130_182428.jpg



20200130_182449.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Em xuống núi, chạy về Miếu Bà Chúa Xứ, càng đến gần người càng đông. Đến khi gặp biển cấm ô tô em phải tìm chỗ gửi xe.
Trong lúc đi tìm chỗ gửi xe em phát hiện ra một điều cực lớn là bà con ở vùng Núi Sam - Châu Đốc này có họ với bà con ở chợ Viềng - Nam Định các cụ ạ. Cái tài là giá vé gửi ô tô ở đây và ở chợ Viềng cũng thế, đi đâu cũng giống nhau và đồng giá mà chẳng có nhà nước nàpo phải khuyến cáo cả là 100K/ lượt. Không gửi thì biến :))


20200130_184227.jpg




20200130_184215.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Gửi xong là bắt đầu các anh xe lôi chèo kéo. Khổ nỗi nhìn mình cứ già già nên các anh ấy nghĩ là kháchn hàng tiềm năng. Nhưng các anh nhầm cmnr, em đây là dân phượt chính hiệu, ngày em đi bộ cỡ 20-30km là bình thường. Đây có 500m mà các anh cứ mời



20200130_184314.jpg




20200130_184325.jpg



Các quán hàng ăn bày đầy ra đường mời chào khách


20200130_184259.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đến chỗ ngã ba bên tay trái đi từ dưới lên miếu bà, em gặp ngôi chùa Tây An. Sở dĩ nó có tên Tây An là do quan Tổng Đốc An - Hà (An Giang - Hà Tiên) sau khi đánh đuổi được quân Xiêm, "cắm mốc biên giới" với quân Miên :) ông cho xây dựng ngôi chùa lấy tên là Tây An với ý nghĩa an dân phía tây để tưởng nhớ cầu hồn đến những người đã chết trong cuộc chiến cho họ được siêu thoát. Nhớ lại ngày xưa khi các hoàng đế La Mã khi chinh phục được vùng đất nào, về Rome họ cho xây đấu trường bày trò chém giết để mua vui dân chúng. Dẫn đến lại thêm một loạt những cái chết nữa. Colosseum được xây lên như thế sau khi diệt được Do Thái. Nay vua quan nhà mình không bày trò giải trí mà xây chùa cầu hồn cho tử sĩ thật là nhân văn lắm. Tuy quan niệm về cái chết của nguời La Mã khác mình khá nhiều.



20200130_184448.jpg



20200130_184714.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Chùa nào thì cũng thờ Phật, nhưng chùa Tây An này có 2 cái đặc biệt: Giữa cổng Tam quan họ đặt tượng Quan Âm Thị Kính bế con của Thị Mầu. (Trong tích truyện, Thị Mầu sau khi sinh con với Mr Nô đem con đặt ở giữa cổng chùa và Thị Kính ra bế đứa trẻ vào)
Ngoài ra kiến trúc ngôi chùa này do ảnh hưởng của người Chăm theo đạo Hồi ở gần đây nên giữa chùa người ta xây cái mái vòm giống như ở nhà thờ Hồi giáo vậy


20200130_184536.jpg




20200130_184556.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Rời chùa Tây An đi tiếp đến Miếu Bà, trên đường đi thấy có khá nhiều những hàng bán mắm. Tiện thể đây em chém với các bác về mắm Châu Đốc và tại sao hiệu mắm nào cũng là của bà giáo. Bà nông dân không làm được mắm sao?
Ở vùng miền tây sông nước này một năm có đến 3 tháng nước nổi. Trong thời điểm này nước sẽ ngập trắng các cánh đồng chẳng cày cấy gì được nhưng bù lại thì các sản vật của sông Mekong đưa xuống như tôm cá....nhiều không biết bao nhiêu mà kể. Vùng Châu Đốc này lại là đầu nguồn của con sông hậu hơn nữa dù đã được khai kênh Vình Tế nhưng địa hình khá thấp nên thường xuyên ngập sâu trong nước. Mùa nước nổi không mần ăn chi được, ngồi trong nhà nhậu nhiều, ngắm sông nước mãi nó cũng chán, dưới chân thì cá tôm nhảy tý tách.....bắt lên ăn chán rồi nghĩ đến lúc không có thì làm sao? tủ lạnh hồi đó chưa có, thế là ngành làm mắm ra đời.
Theo như dân tình ở đây kể, em cũng chưa kiểm chúng lại nhưng thấy khá hợp lý. Đó là khi nhìn thấy cá mú nhiều quá bỏ đi thì phí nên đầu tiên một ông giáo thấy tiếc mới nghĩ ra cách làm mắm. Mà nghĩ ra đúng là người phải có học chứ nông dân thì chỉ biết chỉ đâu đánh đấy rồi nhậu là giỏi thôi. Nhưng ông giáo này thì cũng chỉ giỏi nghĩ và chỉ tay năm ngón. Còn người làm là vợ các ông, dân gian ngày xưa thường gọi vợ các ông giáo là bà giáo dù mấy bà này chẳng dạy dỗ gì và thậm chí còn khoong biết chữ.
Cách làm mắm thường thì chẳng khó, về nguyên tắc chỉ lấy cá ướp với muối đợi nó thối rữa ra là ra mắm. Nhưng ướp làm sao cho nó ngon, ngọt và quan trọng nhất ít mùi thì phải có bí quyết, phải cho thêm gia vị hay chất gì vào để ăn vừa ngon, vừa thơm vừa bổ và không bị đau bụng thì đó là bí quyết của từng lò mắm một. Và nổi lên cómấy thương hiệu "Bà giáo Khoẻ", "Bà giáo Thảo", "Cô giáo Thảo"....Trong đó nghe như dân tình kể thì thương hiệu 'Bà Giáo Khoẻ" mới là brand name của ngành mắm này. Còn mấy bà giáo cô giáo kia là ăn theo hết. Ấy nhưng ăn theo nó lại nổi tiếng vì vô tình nó lại trùng tên mới một nhân vật nổi tiếng trong một cuốn tiểu thuyết mà ngày xưa thời mới lớn ai cũng hay đọc :))
Ngày nay đến Châu Đốc sẽ thấy rất nhiều Thương hiệu "Bà giáo Khoẻ 7777777" rồi 'Bà Giáo Khoẻ 55555" .....thế thì cái nào là gia truyền thật? cái nào là phếch? Xin thưa tất cả đều là xịn. Nhưng khi bà giáo Khoẻ chết đi, các con của bà ai cũng tiếp nối nghề làm mắm. Nhưng thương hiệu bà dựng lên quá lớn rồi, vậy nên mấy ngừoi con dùng luôn thương hiệu của bà nhưng cho thêm mấy con số ở phía dưới nữa. Các cụ đến đây mua hiệu nào cũng được vì khá giống nhau. Nhưng phải biết ăn mắm hãy mua. Đa phần dân bắc mình không có thói quen nên không biết ăn mắm. Mắm Châu đốc khá ngọt, mặn và hơi có mùi, ăn với thịt ba rọi (ba chỉ) luộc xong cuốn cùng chút lá chấm vào để ăn. Thấy người nam khen ăn ngon tuyệt nhưng em ăn không hợp mấy.
Ngày nay đến đây các cụ sẽ gặp trên trời dưới đất mắm. đủ các loại cá có thể làm mắm: cá chốt, cá linh, cá trèn, cá sặc....nhưng thấy bảo cá lóc là ngon nhất. Ngoài mắm ra, ở đây còn bán các loại khô cá, cái này cũng nhiều ngừoi thích. Nhưng em thấy đa phần khô cá hơi mặn, phỉa tìm mua đúng khô cá nào nhạt thì ăn lại ngon.



20200130_191503.jpg





20200130_185123.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khi đọc từ "Miếu" ta cảm giác nó nhỏ bé, âm u và ma quái, trong đầu luôn tưởng tượng đến những cái miếu nhỏ thờ thần linh thường đặt ở đầu nghĩa địa hay gốc cây đa trong các làng nhỏ bắc bộ. Nhưng hôm nay đến đây đứng trước Miếu Bà Chúa Xứ em không ngờ nó to lớn hoành tráng đến vậy các cụ ạ. Chẳng biết tả như thế nào về độ to lớ của nó nên gửi các cụ mấy bức ảnh



20200130_185211.jpg







20200130_191154.jpg


Cổng chính


20200130_191257.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Nếu nói Miếu Bà Chúa Xứ ở đây được thờ theo tôn giáo nào thì chắc các nhà nghiên cứu tôn giáo cũng chịu. Tượng bà thì được tô điểm xanh đỏ giống như tượng Mẫu ở phía bắc, nhưng hai bên thì lại thờ Yoni và Linga (gọi là bàn thờ cô và cậu) theo tín ngưỡng thờ Linga và Yoni của người Champa có xuất phát từ Ấn độ giáo.
Theo Harari trong cuốn Sapiens - Lược sử loài người, để tập hợp được đám đông cỡ cả vạn người dân đi theo thì phải có tôn giáo. Cách đây 200 năm khi Thoại Ngọc Hầu nhận lệnh của vua xây kênh Vĩnh Tế, công trình đó gặp muôn vàn khó khăn lòng dân ly tán, phu đào thì ốm đau, sĩ khí xuống thấp....Vợ ông là bà Châu Thị Tế mới tổ chức rước một bức tượng Khmer trên núi Sam xuống, cho tô điểm lại lập đền thờ rồi lkafm lễ thờ cúng. sau khi làm lễ xong bà tuyên bố rằng đã được vị thần nơi đây là bà Chúa xứ này phù hộ, mọi việc ắt hanh thông....Dân tình thì từ xưa đến nay luôn tin vào những điều huyền bí. Những sự vật bình thường nhưng giải thích đơn giản thì lại chẳng mấy ai tin. Thế nhưng giải thích rối rắm, mang mầu sắc huyền bí thì không những người ta tin mà còn đi tuyên truyền cho người khác rồi thêu dệt thêm vào những điều huyền bí đó nữa. Thế nên khi bà Châu Thị Tế tuyên bố như thế thì dân tình tin ngay. Những ngừoi phu mỏi mệt lại đứng lên cầm xẻng, cầm cuốc lao động mà quên cả mỏi mệt ốm đau vì họ tin là đã được Bà Chúa xứ phù hộ



20200130_185322.jpg



20200130_185404.jpg



20200130_185406.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Cũng khác miền bắc, trong các đền miếu thường thờ một nhân vật cụ thể từng có công với nước trong các triều đại lịch sử. Bà Chúa Xứ - Núi Sam này tuy không phải là một người có thật, một nhân vật cụ thể nào, nhưng bà cũng có công lớn là đem tới đức tin cho quần chúng và từ đó giúp cho Thoại Ngoc Hầu xây được kênh Vĩnh Tế



20200130_185433.jpg




20200130_185436.jpg



20200130_185439.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Vào bên trong khá đông, cũng giống như đền chùa ngoài bắc, chen chúc đặt lễ rồi ông nọ đứng khấn vào lưng bà kia....Ngó vào giữa thấy tượng bà to lớn, ăn mặc chải chuốt giống như tượng Mẫu ngoài này. Tuy nhiên đứng ở chỗ em chụp cái ảnh nó hơi bị lệch nên em ra giữa định chen vào chụp cái ảnh tượng bà cho nó chính diện. Lập tức anh nhân viên bảo vệ nhắc: "Không được chụp ảnh tượng bà anh ơi, mà chụp lên cũng đen sì không nhìn thấy gì đâu". Em không chụp nữa nhưng khi về mở cái ảnh mình chụp tượng à lúc trước khi bị nhắc thì thấy cũng bình thường chỉ bị lệch mà không bị đen sì như anh bảo vệ nói



20200130_185511.jpg



20200130_185505.jpg




20200130_185947.jpg



20200130_185955.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Đối diện với Miếu Bà là lăng ông Thoại Ngọc Hầu, cả nhà em rảo bước qua đường viếng lăng ông.


20200130_190303.jpg



20200130_190335.jpg



20200130_190407.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Ấn tượng đầu tiên là cái biển "Di tích được xếp hạng" trông nhỏ bé, nhếch nhác



20200130_190343.jpg
 

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
"Hùng vĩ Lăng ông Thoại Ngọc hầu,
Ngàn xưa coi lại nét thanh cao.
Phò vua, trải mật bao gian khổ,
Công nghiệp còn ghi dấu cựu trào..."

Đó là dân gian, nhân dân ca ngợi ông khi nhớ về công lao của ông đối với đồng bằng nam bộ này. Còn theo các nhà sử học thì ông là: kẻ *********, cõng rắn cắn gà nhà....và nhiều từ mạt sát không kể xiết.
Công lao của ông thì ta cũng biết, ngoài kênh Vĩnh Tế mà ông chỉ huy đào đến bay giờ còn nguyên giá trị về kinh tế, quân sự ra, ông còn đào kênh Thoại hà nối rạch Đông Xuyên (Long Xuyên) với ngọn Giá Khê (Rạch Giá) mà nhà vua cho phép được đặt tên kênh này theo tên của ông để tưởng nhớ công lao. Sau này kênh Vĩnh Tế cũng được vua cho đặt theo tên vợ ông là bà Châu Thị Tế. Thử hỏi là mấy ai được cái vinh hạnh như thế?
Thế nhưng khi ông nằm xuống, những kẻ hẹp hòi vu oan giáo hoạ cho gia đình ông làm con cái bị phế làm thứ dân, tài sản bị tịch thu.....và theo nhiều tư liệu thì vụ án oan của ông có bàn tay của vua Minh Mạng, người luôn diệt những công thần khai quốc nên ông bị như thế cũng chẳng có gì lạ.


Mộ ông nằm cạnh bà chính thất là Châu Thị Tế, mộ bà hai Trương Thị Miệt nằm cách đó vài bước


20200130_190433.jpg



20200130_190441.jpg



20200130_190452.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Công lao của ông lớn lắm, đào kênh, đắp lộ, lập ấp, vỗ về dân chúng yên ổn làm ăn. Vùng đất Nam Bộ này không có ông thì làm sao mà có được? Không có ông khai kênh lập ấp thì lấy đâu ra hàng triệu ha trồng cấy? Lấy đâu ra người làm nông rồi bảo vệ biên giới đất nước? Thế nhưng lịch sử đối với ông cũng khá tệ, sau năm 75 hai con đường mang tên ông ở Sài Gòn và Gia Định bị đổi tên và đến tận ngày nay tuy công lao ông đang dần được công nhận nhưng chưa hề có một tên đường nào được đặt, trong khi bây giờ nhiều đường phố được đặt theo tên mấy ông mà em chẳng biết là ai, chẳng có công trạng nào với đất nước


20200130_190637.jpg





20200130_190915.jpg



20200130_191013.jpg
 
  • Vodka
Reactions: Kir

TungNguyenMD

Xe container
Biển số
OF-53430
Ngày cấp bằng
22/12/09
Số km
9,216
Động cơ
538,512 Mã lực
Nơi ở
Ngoài đường nhiều hơn ở nhà
Khá ngạc nhiên là trong lăng của ông có những ngôi mộ của những người hy sinh khi đào kênh Vĩnh Tế, họ là những người cấp dưới, đồng chí của ông. Chứu không phải là họ tộc con cháu được chôn trong này



20200130_190556.jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top