[Funland] Ảnh trận Điện Biên Phủ ( HD)

TimeBreak

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-70206
Ngày cấp bằng
8/8/10
Số km
2,080
Động cơ
460,642 Mã lực
Một Ông trong họ em, Trung đoàn phó, hi sinh tại Điện Biên Phủ, không tìm thấy hài cốt
Cụ em (Mẹ của Ông) rất nhiều năm sau đó khăn gói đi tìm để hi vọng đưa con trai về, nhưng không thành. Những năm 60s, 70s việc này là khó khăn vô cùng
Cụ em mất đầu những năm 1980s, khi đó chưa có chính sách BMVNAH, và cả xã hội đang trong những tháng năm khó khăn nhất
Em vẫn nhớ, một lần, hồi ấy em mới lớp 1 thì phải, hè, ở nhà bố mẹ đi làm khoá cửa, cả khu tập thể trẻ con ngồi trong nhà, mở cánh pano gỗ ra, nói chuyện, hóng nhau qua lớp song sắt, song gỗ
Cụ đến nhà em, nắng như đổ lửa mà em lại không có chìa khoá, Cụ ngồi chơi, cho em cái bánh, uống cốc nước rồi lại quảy quả gánh đôi quang gánh, một đầu là túi vải, một đầu là đùm gạo ...đi tiếp, lưng Cụ còng xuống ....không thể quên được

Hiện mộ gió (mộ vọng) của Ông có ở cả Nghĩa trang Liệt sỹ của xã và trong khu mộ của Gia tộc
 
Chỉnh sửa cuối:

quangsot

Racing Boy
Biển số
OF-106745
Ngày cấp bằng
25/7/11
Số km
11,085
Động cơ
537,096 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Bộ đội đàn hát tiễn 1 toán lính Lê Dương Đức được trả tự do, khẩu hiệu tiếng Đức : Chúc lên đường bình an và mau chóng về bên người thân

Trong kháng chiến cũng nhiều lính Đức chạy sang hàng ngũ Việt Minh giúp ta đánh tây :D
 

Hoadaols

Xe tải
Biển số
OF-724611
Ngày cấp bằng
9/4/20
Số km
286
Động cơ
79,843 Mã lực
Tuổi
47
Ảnh cụ Hồ với cụ Giáp ăn cơm, sao lại trong phòng lại treo cờ của Trung hoa cụ đốc?
Trận DBP TQ giúp ta rất nhiều về con người và vũ khí. Có đoàn chuyên gia quân sự do tướng Vi Quốc Thanh thì phải, dẫn đầu sang làm cố vấn. Em đoán bữa cơm đó tiếp đoàn cố vấn.
Cũng may bác Giáp không theo phương án của cố vấn đánh nhanh thắng nhanh và quyết định rút pháo ra.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đại úy nhảy dù Phạm Văn Phú, sĩ quan quân đội Quốc gia Vn tham chiến tại ĐBP.
Phạm Văn Phú chiến đấu rất hăng, cho đến sáng ngày 7/5, khi đã sắp kết thúc cuộc chiến, Đại úy Phú vẫn đi gom lính Việt và Pháp, đánh 1 trận cuối cùng rồi bị bắt tại trận.
Cuộc đời từ đại úy rồi thiếu tướng quân đội VNCH, tư lệnh vùng 2 chiến thuật, sau cuộc triệt thoái đau đớn vùng Tây Nguyên theo lệnh của TT Thiệu, ngày 30/4/1975, tướng Phú đã quyết định tự sát. Kết thúc 1 cuộc đời binh nghiệp với 2 lần thất bại.
Bỏ qua các yếu tố chính trị, tướng Phú có thể nói là viên tướng can đảm và có lòng tự trọng.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Trong kháng chiến cũng nhiều lính Đức chạy sang hàng ngũ Việt Minh giúp ta đánh tây :D
Cụ nói đúng, gọi là hàng binh, có cả lính lê dương Hy Lạp, Ba Lan..., sau 1954 họ vẫn ở lại Vn làm việc, rồi về nước.
1 số lấy tên Vn như Đại úy Hồ Chí Toàn người Ba Lan.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Về hình thể, theo các tài liệu Pháp từ 1858, người Việt có tầm vóc to lớn không kém người Âu là mấy.
Sau một thời gian đói ăn, giờ mới còi đi
Bọn trẻ bây giờ nó cũng to đùng, e sang Mỹ gặp bà tây bà ý bảo bọn trẻ con Việt mày nó sang đây ăn uống cái gì mà to đùng, chứ ko bé tí như mài😀
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Lính Pháp ở sân bay Mường Thanh bị bắt, góc phải ảnh là 3 lính Pháp chết.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Bọn trẻ bây giờ nó cũng to đùng, e sang Mỹ gặp bà tây bà ý bảo bọn trẻ con Việt mày nó sang đây ăn uống cái gì mà to đùng, chứ ko bé tí như mài😀
Do chế độ dinh dưỡng mà cụ,đói ăn thì gầy gò, thấp bé là đương nhiên. Em hồi đó cao 1m73 là ghê gớm lắm rồi, so với các bạn cùng lớp.
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
1 số ảnh em xin được up lại, vì đã "xin" được bản quyền để phục vụ các cụ.
 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Tất nhiên cụ Doc có đính chính "có vẻ", nhưng e không hiểu sao lại có thể có sự hiện diện của lính Nga ở ĐBP nhỉ?
Lính lê dương ở ĐBP là hổ lốn của lính góp nhặt từ WW2 mà
Do chế độ dinh dưỡng mà cụ,đói ăn thì gầy gò, thấp bé là đương nhiên. Em hồi đó cao 1m73 là ghê gớm lắm rồi, so với các bạn cùng lớp.
E cao 1m63 nên bây giờ e vẫn thấy cụnm ghê gớm mà🤣
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,924
Động cơ
384,880 Mã lực
Pháo phản lực H-6 ạ, sau này Mỹ-Ngụy ăn H-12 cũng phát khiếp, đến giờ thì mấy ảnh đạo Hồi cũng vẫn thích đưa H-12 lên Toy chạy khắp xa mạc

Ngày 6 tháng 5 năm 1954,ngày cuối của ĐBP, khẩu pháo dàn 122mm của Liên Xô sử dụng lần đầu tiên trong trận Điện Biên Phủ vào đêm ngày 6 tháng 5 năm 1654 khi bắt đầu đợt tấn công thứ 3 của VM.

 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Cụ cũng nên ghi rõ nguồn ảnh cụ lấy từ đâu.
Mệt các ô quá, muốn hóng ảnh ko mất công tìm nhưng còn đòi hỏi này nọ ra vẻ văn minh lắm... thời gian đíu đâu mà ngồi chú thích cho ngần ấy bức ảnh ở cái Diễn đàn có tính giải trí này. Bao giờ làm luận văn, đăng báo... thì tính cụ nhé
 

Bastion.P

Xe container
Biển số
OF-579316
Ngày cấp bằng
15/7/18
Số km
7,924
Động cơ
384,880 Mã lực
Đọc hồi ký cụ Phạm Duy đoạn bắt tù binh này cụ ý nhìn thấy mấy ẻm Pháp rất đẹp, cụ ý rất muốn "trả thù dân tộc", nhg may cho tụi Pháp là đợt đó ô Cụ cấm xâm hại tù binh, nên cụ D chỉ biết nuốt nước miếng :D

Trả tự do cho 2 phóng viên chiến trường quân đội Pháp là Pierre Schoendoerffer và Daniel Camus, trên ảnh cùng với tướng Rene Cogny ngày 28/8/ 1954 tại Việt Trì

 

Jamebonds

Xe container
Biển số
OF-19789
Ngày cấp bằng
11/8/08
Số km
7,655
Động cơ
563,498 Mã lực
Theo hồi ký của cụ Võ Nguyên Giáp (em sẽ check lại) thì sáng hôm 6-5-1954, cụ Giáp vẫn chưa lường cuộc chiến kết thúc nhanh sau 24 giờ nữa. Cấp dưới báo lương thực đã cạn chỉ còn đủ 2 ngày cho bộ đội. Ông Nguyễn Thanh Bình (lúc đó là một trong những người đốc lương, sau này là Bộ trưởng Bộ Thuỷ lợi và Bí thư Thành uỷ Hà Nội) đã lên xe đạp để ép quân thu gom lương thực
Bộ đội ta cạn lương thực chẳng đủ ăn, lại phải nuôi thêm hàng ngàn tù binh đi bộ ròng rã 500 km về Tuyên Quang, thử hỏi tù binh chết đói cũng không khó hiểu
Thêm nữa đám lính Âu sống dưới chiến hào Điện Biên Phủ cũng bị kiết lỵ từ trước, ốm đau, bệnh tật, bị thương nên cũng phải chết dọc đường ít nhất là chục ngày đi đường. Chỉ được phát gạo tự nấu cơm (kể cả hạng sĩ quan cao cấp như Langlais, Bigeard.... cũng tự nấu, cơn sống sít, thịt chẳng có, đám người Âu ấy chịu sao đặng. Chẳng trách ai cả, có trách thì trách đám chóp bu Pháp, không chịu thương thảo nhanh với Việt Minh để cung cấp thực phẩm và thuốc men cho đám tù binh, dĩ nhiên phải có đi thì có lại.
Lại nói những người dân công từ Thanh Hoá, Nghê An gánh gạo ra mặt trận. Tính ra để mang một cân gạo lên Điện Biên Phủ thì mất 14 kg gạo ăn dọc đường.
Em biết nói điều này ra các cụ trẻ tuổi không tin: ngay một số vùng ở Thanh Hoá vét gạo cho mặt trận đến mức xảy ra chết đói. Chẳng nói xa, tháng 3-1988 giáp hạt, đã xảy ra "đứt bữa" ở Thanh Hoá đấy. Thời 1988, "đứt bữa" là từ của truyền thông để chỉ chết đói, còn "khó khăn về lương thực" tức là đói. Chẳng ai muốn tù binh chết, nhưng bản thân họ bị giam hãm ở Điện Biên Phủ thối tha, thực chất là địa ngục, cũng khiến tù binh nằm giữa ranh giới sống-chết.
Bố em làm cho hãng đóng tàu CARIC ở Hải Phòng có điều kiện gặp nhiều người Pháp về nước qua cảng Hải Phòng. Một toán tù binh Lê Dương nói Việt Minh đối xử tử tế "khẩu phần ăn của chúng tôi nhiều hơn của họ". Trong cuốn "Sự thú nhận muộn màng" in 2004 ở Hà Nội, Thiếu tá Bigeard kể lại lúc bị bắt làm tù binh được đưa lên xe tải Molotova và mỗi người được phát 800 gam gạo một ngày (bộ đội ta lúc gần cuối trận chỉ được 500 gam/ngày thôi)
Sau khi về nước, một số phi công Mỹ bị giam ở Hà Nội kêu bị đói. Bữa ăn của họ có thịt, rau, mỗi tuần đều có vài bữa gà rán, tráng miệng chuối, dứa.... theo tôi biết khẩu phần ăn của họ là 2.400 VND/ngày. Kể ra với thực đơn đó cho đám phi công quả là không đủ calories "theo chuẩn quân đội Hoa Kỳ". Nhưng họ là tù binh chứ không còn phi công nữa.
Bộ đội ta thời đánh Mỹ được cấp tiền ăn 24 VND/tháng, gạo 21 kg và lính được 5 VND/tháng tiêu vặt (tương đương với 0,8 VND/ngày). 21 kg gạo phải mua mất 8,4VND, chỉ còn hơn 16 VND cho 30 ngày mua thức ăn.
Đó là lúc ở hậu phương lớn XHCN. Vào chiến trường Khu 5 còn khổ hơn rất nhiều, đôi khi bị đói
Lương kỹ sư mới ra trường là 85% của 63 VND, lương trung cấp là 85% của 45 VDN, Thợ học nghề 18 VND sau 18 tháng được 36 VND/tháng. Nông thôn thê thảm hơn nhiều. Làm "Hợp tác" được 10 điểm/ngày 10 điểm được chia 0,8 đến 1 kg thóc (một kg thóc là 0,2VND), 1 kg gạo mậu dịch là 0,4 VND
Tù binh Mỹ phải hiểu rằng ăn một ngày 2,4 VND là gấp 3 lần người lính Việt Nam ra trận và gấp nhiều lần người dân ở đô thị.

Những hình ảnh bữa ăn của người Mỹ ở trại giam Hà Nội










Sao đội tù binh đó ko giao mỗi thằng cho 1 chị dân tộc nuôi nhỉ, bao giờ trao trả tù binh thì gửi ra có phải dân ta lai hết ko, e lại lấy được vợ đẹp🤣
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Pháo binh của quân Pháp, chỉ huy Pháo binh vốn là trung tá Pi-rốt, do chủ quan, lại kiêu ngạo, nên đã bị thua thảm trong trận đấu pháo có tính quyết định tinh thần, ông ta về hầm khóc và nói với các sĩ quan khác:
- Tớ đã làm mất hết danh dự nước Pháp.
Rồi bung lựu đạn tự sát .
 

doctor76

Xe ba gác
Biển số
OF-81790
Ngày cấp bằng
3/1/11
Số km
23,810
Động cơ
689,365 Mã lực
Nơi ở
Sơn La
Đọc hồi ký cụ Phạm Duy đoạn bắt tù binh này cụ ý nhìn thấy mấy ẻm Pháp rất đẹp, cụ ý rất muốn "trả thù dân tộc", nhg may cho tụi Pháp là đợt đó ô Cụ cấm xâm hại tù binh, nên cụ D chỉ biết nuốt nước miếng :D
Bộ đội đối xử với tù binh Pháp cũng nhân đạo rồi, vì bản thân bộ đội cũng đói, phát gạo cho lính Pháp tự nấu ăn, lại còn phải cho họ thuốc lá.
 

paulsteigel

Xe buýt
Biển số
OF-347998
Ngày cấp bằng
24/12/14
Số km
953
Động cơ
1,653 Mã lực
Nơi ở
Hà nội, Hòa Bình, Nam Định
Website
www.sfdp.net
Các cụ nên coi nó là tư liệu chung của nhân loại đi. THiết nghĩ cụ Đốc có công sưu tầm là quý rồi, ảnh cũng của cụ Đốc đâu. Cháu biết ở VN cụ Thanh Hải là người sưu tầm được nhiều ảnh lịch sử, nhiều ảnh rất độc nhưng cụ ấy ko bao h làm watermark
Em tán thành quan điểm của cụ, đã là lịch sử thì ảnh nào cũng quý giá cả!
Tiện thể em xin chia sẻ link của Getty Images để các cụ theo
https://www.gettyimages.com/photos/dien-bien-phu?mediatype=photography&phrase=dien bien phu&sort=mostpopular

Về chủ đề Chiến tranh Việt Nam thì có ở đây nữa ạ. Chú thích toàn tiếng Tây thôi, các cụ chịu khó.

Cảm ơn cụ Đốc đã sưu tầm về từ nhiều nguồn theo nhóm chủ đề và cùng giai đoạn bên cạnh việc mất công dịch chú thích hoàn cảnh từng bức ảnh trong 55 ngày đêm vì trên getty, ảnh lộn xộn về cùng một nội dung nhưng thời điểm khác nhau rất nhiều, cả cũ lẫn mới ạ! Nói chung công này cũng rất mất thời gian ạ.
Chúng em xin cảm ơn cụ Đốc!
 
Chỉnh sửa cuối:
Thông tin thớt
Đang tải
Top