[Funland] Những mẩu chuyện vui, buồn của một cựu binh.

acacac

Xe buýt
Biển số
OF-332962
Ngày cấp bằng
27/8/14
Số km
504
Động cơ
284,121 Mã lực
Cụ rắn thật. ^:)^
Em kết nứt bát cô ChT quay về PP, cảnh ngồi đợi tìm cụ.
Giờ hy vọng đợi giây phút giáp mặt hai người?
Em đã thử hình dung sẽ thế nào, mà chịu. Không đủ trình tưởng tượng, nên rất mong cảnh đó. :D
Ngoài ra, những chuyện khác, em không hóng, binh đao khói lửa. Giờ dịch dã khó lường, nghe chừng chả bao giờ xảy ra cảnh kế tiếp. Kể cũng hơi thất vọng. (:|
Sẽ có cảnh cụ Angkor ngồi cafe Hồ Đắc Di, tay trái cầm điếu Thăng Long, miệng nhả khói, tay phải lật từng trang "Chan Thu truyện", đang đọc đến đoạn "em không cần quay lại nhưng e đã nhận ra, là anh", cụ ấy tủm tỉm cười thì bỗng dưng có đôi bàn tay nhỏ bé bịt mắt. Cụ chủ đưa tay lên thì bỗng nhận ra, ôi, vẫn đôi tay ấy, làn da ấy nhưng giờ đã nhăn nheo. Thì ra là Chan Rau, mợ ấy vừa chạy vào VinMart mua ít đồ, cụ Angkor tranh thủ ngồi cafe chờ. Angkor cụ nhẹ nhàng: mẹ mày mua nhanh thế, bố đang đọc đến đoạn hay, tối về bố kể cho mà nghe! :D
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,363
Động cơ
533,350 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
(...) tôi hôm đó tôi ở nhà chơi với mọi người. Ngoài đường thì ồn ào đến 12h đêm. Sáng hôm sau, tôi đi đến nhà các cô bác họ hàng chào để hôm sau về đơn vị. Chiều đến nhà bạn bè cùng lớp. Ngoài đường từ đường Trương Định đến Bờ Hồ chỉ thấy màu xanh K74. Lính đi từng tốp 4-5 thằng ngang nhiên trêu gái, đánh CA, vào mấy cửa hàng ăn mua đồ không trả tiền... Khổ mấy ông CA chỗ chợ Trời nhìn thấy bóng áo xanh là lẩn mất dạng. Về tối thì càng loạn thêm. BTL thủ đô phải huy động toàn bộ quân cảnh ra dẹp mới yên. Tôi rủ mấy đứa bạn cả trai cả gái ra Quán Gió uống cafe mà nhìn thấy đám K74 ấy cũng run, chúng nó mà trêu mấy đứa con gái thì không biết phải làm sao. Có lẽ thấy trong đám cũng có K74 nên chúng nó tha.
Sáng sớm hôm sau chúng tôi trở lại sân đình Quỳnh Đô tập hợp điểm danh, ông bạn nông dân đèo tôi xuống bằng chiếc Pơ giô con vịt ( xe thiếu nhi Liên xô). Điểm danh xong, mỗi thằng lại được cái bánh mì. 11h chúng tôi bắt đầu hành quân xuống ga Thường Tín. Mới đầu đi còn hăm hở bám sát đội hình. Được khoảng 2km lính bắt đầu bò ra đường, đi đứng không ra hàng lối gì nữa. Những thằng có gia đình đi theo bắt đầu nhảy lên xe đạp. Phần lớn vẫn phải đi bộ. Đến Quán Gánh thì lính hết cả hơi, tạt vào mấy quán ven đường mua bánh dầy. Có một bà cụ mang cả thúng bánh ra phát cho mỗi thằng một cặp : " Hôm nay u không bán, ủng hộ chúng mày hết"
Lúc này mới thấy ông bạn nông dân đạp xe xuống đưa tôi xuống thẳng ga. Nó móc túi đưa tôi hai bao Sông Cầu và nói : " Cho mày 2 bao thuốc, đi đường mà hút, tao về luôn đây."
Mãi 5h chiều chúng tôi mới vào ga lên đoàn tàu quân sự. Các toa đều là toa chở hàng, lính trải chiếu ra nằm ngổn ngang. Người yêu, vợ con đứng dưới khóc như ri. Trên tàu nhiều thằng cũng khóc sụt sùi. Nhìn cảnh họ chia tay tôi cũng thấy mủi lòng. Chui vào một góc toa, tôi đặt ba lo xuống gối đầu lấy thuốc lá ra nhả khói mù mịt.
9h tối tàu mới chạy và chiều hôm sau bọn tôi đổ bộ vào trạm giao liên Vinh. Trời hơi mưa, trong trạm lính vào, lính ra đông như kiến. Mấy dãy lán dài, có sạp tre để nằm đầy lính. Chúng tôi được phát mỗi thằng một cục bột mì luộc to hơn nắm tay. Hơn 7h tối đói quá mấy thằng kéo nhau ra ngoài, trời bắt đầu mưa to, thành phố không có điện tối um. Đường lép nhép bùn đất, từng tảng đất đỏ bám chặt vào dép rất khó đi. Lò mò mãi cũng kiếm được cửa hàng ăn uống. Cũng chẳng có đèn, trước cửa cắm hai cây đuốc cháy rừng rực, phía trong có ngọn đèn bão. Cửa hàng cũng chẳng có gì ngoài mì sợi nấu với rau trong một cái chảo to, nhìn qua như chảo cám lợn. Vậy mà chen lấn hồi lâu mới mua được một bát với giá 5 hào ( Nếu ở HN thì được bát phở ngon rồi) ăn xong lại lội mưa về ngủ.
5h sáng chúng tôi đã bị đánh thức, lại mỗi thằng một cục mì luộc và chuẩn bì thu dọn đồ ra xe.
Mấy chục cái xe ca đã đỗ chờ ngoài sân. Lần đầu tiên nhìn thấy xe phía nam sơn đủ các màu trông vui mắt, mỗi thằng ngồi một ghế, ghế được đan bằng sợi nhựa giả mây cũng rất lạ mắt. Nhìn mấy chiếc xe hơn rất nhiều xe buýt HN lúc ấy.
7h xe bắt đầu chạy, chẳng ai biết sẽ đi đâu. Đến Kỳ Anh thì cái cầu tạm bị gẫy phải chờ công binh đến làm lại, thế là mấy trăm thằng lính nằm giữ đồng không mông quạnh. Không có ăn có uống, xóm làng thì xa. Mãi sau dân quanh đó mới mang nước chè xanh ra bán. Lính đổ xô ra mua. Mới đầu có 1 hào/ bát, sau lên đến 5 hào/ bát vẫn phải mua mà không có.
Xe cứ vậy chạy đến sáng hôm sau thì qua cầu Hiền lương và 12h trưa thì xe đổ chúng tôi ở bãi bóng Đông Hà đầu đường 9. Lúc này quân số chỉ còn hơn 300 một nửa đã dừng ở Vĩnh linh nơi tiểu đoàn huấn luyện 28 đóng quân. Ngồi nghỉ được hơn tiếng ae tranh thủ vào chợ Đông Ha kiếm ăn, sau đó xe của sư ra đón chúng tôi. Hơn chục cái xe Zin đến và nhét tất cả lên thùng chạy lên đường 9, dọc đường vẫn còn xác xe tăng, pháo... Lâu lâu có vài xe chở quân đi ngược lại, trên xe toàn lính cũ, ông nào cũng có khôn mặt sốt rét điển hình, nhìn thấy xe chúng tôi các ông anh hô:
- Vào đây thi khổ rồi các em ơi.
Đường 9 lúc này tuy chưa được như bây giờ nhưng cũng tốt hơn đường ngoài bắc rất nhiều. Xe cứ chạy không thấy nhà dân, chỉ thấy đồi núi chập trùng. Mấy anh già có vợ con bắt đầu khóc mếu. Rồi đến 2/3 xe sụt sịt : " Chở các bố mày đi đâu thế này.?"
Mãi hơn 5h chiều chúng tôi mới tới Khe Sanh. Chạy qua chợ một chút thì rẽ vào nơi đóng quân của tiểu đoàn 27. Đại đội 3 được ở ngay gần đường, rồi đến C2. C1 chúng tôi phải qua con suối nhỏ lên sườn đồi mới thấy 3 cái lán dài hai bên là 2 hàng sạp nứa, mỗi B một lán chia nhau tìm chỗ nằm. Phía sau lán được thưng bằng mấy tấm tranh cao hơn m, phía trước trống hếch trống hoác. Nhận chỗ nằm xong thì kẻng cơm chiều. Chúng tôi đổ ra sân đại đội xếp thành 6 hàng dọc, và cứ 6 thằng vào một mâm. Cơm độn sắn tươi, thức ăn là sắn luộc rồi đánh nhuyễn ra trộn với chút thịt hộp và mìn chính, nước gạo rang thành thứ bột sền sệt màu cà phê, rau sắn luộc và canh cũng là lá sắn nốt. Nhớ mãi bữa ăn chính quy đầu tiên của quân đội.
Sau này, mỗi buổi trưa chúng tôi thường ra trước cổng tiểu đoàn mua bánh trưng ăn thêm 5 hào/cái toàn thấy lá, cắn 2 miếng thì hết. Chủ quán là hai vợ chồng cựu đại úy Thủy quân lục chiến VNCH. Ông này bị cụt mấy bàn tay trái: " Tôi bị miểng pháo 130 ly của VC phang trúng năm 72 ở Quảng Trị " hai bên cổ tay ông ta vẫn còn xăm dòng chữ " TQLC" "Sát cộng" .
Từ đó chúng tôi bước vào những tháng huấn luyện của tân binh sư 473.
moments_226543697499394_hi_res.jpg

Ảnh chụp tại Khe Sanh 11/1976. Những ai đã ở D27 thời gian này chắc chắn có cái ảnh chụp tại gốc cây này. :D
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,159
Động cơ
324,999 Mã lực
Tuổi
57
Sẽ có cảnh cụ Angkor ngồi cafe Hồ Đắc Di, tay trái cầm điếu Thăng Long, miệng nhả khói, tay phải lật từng trang "Chan Thu truyện", đang đọc đến đoạn "em không cần quay lại nhưng e đã nhận ra, là anh", cụ ấy tủm tỉm cười thì bỗng dưng có đôi bàn tay nhỏ bé bịt mắt. Cụ chủ đưa tay lên thì bỗng nhận ra, ôi, vẫn đôi tay ấy, làn da ấy nhưng giờ đã nhăn nheo. Thì ra là Chan Rau, mợ ấy vừa chạy vào VinMart mua ít đồ, cụ Angkor tranh thủ ngồi cafe chờ. Angkor cụ nhẹ nhàng: mẹ mày mua nhanh thế, bố đang đọc đến đoạn hay, tối về bố kể cho mà nghe! :D
Từ bé đến giờ, cụ đọc những dòng chuyện lào để em....né. :D
Không thể dự đoán được đâu cụ, đôi này ngoại hạng mà.
 

angkorwat

Xe điện
Biển số
OF-33632
Ngày cấp bằng
21/4/09
Số km
4,363
Động cơ
533,350 Mã lực
Nơi ở
Lê Trọng Tấn Hanoi
Bùi Tiến Dũng con tướng nhà khu Nam Đồng thời trước. Tướng Kim Tuấn tư lệnh QĐ 3 cũng ở khu đó , sĩ quan cao cấp nhất của mình hy sinh. Hồi đó có lần ngồi chơi cụ NC Thạch đi qua còn xin bi thuốc Lào, cụ Tài qua nhà ông bác còn hỏi sao giờ này vẫn ở đây? Mới đó mà các cụ đi hết rồi
“Nhiều anh em công an ở phường Tương Mai còn nhớ rất rõ vụ Dũng đánh nhau và sự trả thù một cách tàn bạo vào năm 1982. Hồi đó Dũng đang là bộ đội. Chả hiểu mâu thuẫn thế nào với hai anh em của một nhà chữa xe đạp, Dũng bị chúng lấy một cây giũa 3 cạnh đóng vào lỗ mũi, xuyên ngược lên tận khoang trán. Lúc đó có người định rút cây giũa ra, một anh cảnh sát khu vực đã ngăn lại vì biết là nếu rút, có khi anh ta chết. Dũng được đưa vào bệnh viện, và bác sĩ phải mổ để lấy cây giũa đó ra. Sau này mỗi khi trái gió trở trời, Dũng lại thấy đau buốt lên tận óc và đó cũng là một nguyên nhân gây cho anh ta nổi khùng vô cớ.”
Vụ này em không chứng kiến chỉ nghe ông bạn kể lại trước khi vượt biên.
 

hai rau pham

Xe buýt
Biển số
OF-594945
Ngày cấp bằng
17/10/18
Số km
639
Động cơ
137,740 Mã lực
Cám ơn cụ chủ đã chia sẻ lúc dịch dã, em Căng mắt mất 2 ngày sáng chiều tối mới đu hết 218 trang! Chuyện cụ chủ được in thành sách là chuẩn, chuẩn cả phần hồn lẫn phần xác & một phần để cụ hồi tưởng lại kỷ niệm thời trai trẻ quân ngũ, một phần để đàn em biết được thêm 1 nhân chứng sống nữa. Mặt khác trong câu chuyện cụ cũng có đôi ba kỷ niêm của ông cụ nhà em, lính 2 thời kỳ, năm nay 85 t rồi, lính 320, lính ruột của cụ Kim Tuấn, thời gian công tác ở HVLQ cũng giảng dạy cho cán bộ quân đội K nhiều, nge đâu có cả lão HS thì phải( cái này e sẽ hỏi lại), cũng đi chuyên gia quân sự 1 năm, nhà nghèo cũng khuân về được 2 cái xe 78 cánh bằng màu ngọc (hay gọi là cối 78, 50 cc) & cái 78 cối 90 cc màu đỏ..... hiện tại đang lọc cọc cái bàn phím viết hồi ký (mà chả biết có lủng củng ko, em bảo bố cứ viết đi, nhớ cái gì viết cái đấy còn chỉnh lý các loại nữa cơ)
Về chuyện kỷ niệm của cụ, nhiều cụ đã còm rồi nhưng một lần nữa e cảm khích với cách xử lý của cụ rất chuẩn trong tất cả các vde, tuy nhiên ý em là bgio mọi thứ an bài, chyện cụ với chị Chan Thu chắc chắn 1000 % là rất rất có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cụ, cho nên chyện bgio mới kể....cụ thì sống có lý trí, nhưng cụ phải hiểu tình cảm chị CT có khi còn hơn cụ ấy chứ, chắc chắn nó đã theo chị, dằn vặt trong suốt tgian 40 năm nhưng chị CT ko có hoặc kìm nén ko biết chia sẻ với ai để trải lòng...., cụ thì có nơi OF để ôn lại! Thế nên kiểu gì cụ cũng phải liên lạc với chị CT mục đích ko phải nối lại tình cảm nữa mà là để cho chị ấy yên lòng khi biết cụ vẫn còn sống nhăn ra, gd ổn như cách cụ vẫn theo dõi chị tgian qua ( mà cách của cụ là cách ích kỷ... chỉ nghĩ cho bản thân, ko nghĩ cho ng khác! E nói cụ đừng giận). Chấm hết. E cbi xem đá banh
 

Ta^.pLa'i

Xe buýt
Biển số
OF-2165
Ngày cấp bằng
28/10/06
Số km
637
Động cơ
563,959 Mã lực
Cám ơn cụ chủ đã chia sẻ lúc dịch dã, em Căng mắt mất 2 ngày sáng chiều tối mới đu hết 218 trang! Chuyện cụ chủ được in thành sách là chuẩn, chuẩn cả phần hồn lẫn phần xác & một phần để cụ hồi tưởng lại kỷ niệm thời trai trẻ quân ngũ, một phần để đàn em biết được thêm 1 nhân chứng sống nữa. Mặt khác trong câu chuyện cụ cũng có đôi ba kỷ niêm của ông cụ nhà em, lính 2 thời kỳ, năm nay 85 t rồi, lính 320, lính ruột của cụ Kim Tuấn, thời gian công tác ở HVLQ cũng giảng dạy cho cán bộ quân đội K nhiều, nge đâu có cả lão HS thì phải( cái này e sẽ hỏi lại), cũng đi chuyên gia quân sự 1 năm, nhà nghèo cũng khuân về được 2 cái xe 78 cánh bằng màu ngọc (hay gọi là cối 78, 50 cc) & cái 78 cối 90 cc màu đỏ..... hiện tại đang lọc cọc cái bàn phím viết hồi ký (mà chả biết có lủng củng ko, em bảo bố cứ viết đi, nhớ cái gì viết cái đấy còn chỉnh lý các loại nữa cơ)
Về chuyện kỷ niệm của cụ, nhiều cụ đã còm rồi nhưng một lần nữa e cảm khích với cách xử lý của cụ rất chuẩn trong tất cả các vde, tuy nhiên ý em là bgio mọi thứ an bài, chyện cụ với chị Chan Thu chắc chắn 1000 % là rất rất có ảnh hưởng lớn đến cuộc sống của cụ, cho nên chyện bgio mới kể....cụ thì sống có lý trí, nhưng cụ phải hiểu tình cảm chị CT có khi còn hơn cụ ấy chứ, chắc chắn nó đã theo chị, dằn vặt trong suốt tgian 40 năm nhưng chị CT ko có hoặc kìm nén ko biết chia sẻ với ai để trải lòng...., cụ thì có nơi OF để ôn lại! Thế nên kiểu gì cụ cũng phải liên lạc với chị CT mục đích ko phải nối lại tình cảm nữa mà là để cho chị ấy yên lòng khi biết cụ vẫn còn sống nhăn ra, gd ổn như cách cụ vẫn theo dõi chị tgian qua ( mà cách của cụ là cách ích kỷ... chỉ nghĩ cho bản thân, ko nghĩ cho ng khác! E nói cụ đừng giận). Chấm hết. E cbi xem đá banh
Em cũng nghĩ giống bác. Vote tái ngộ!
 

t_rex

Xe buýt
Biển số
OF-49938
Ngày cấp bằng
2/11/09
Số km
583
Động cơ
357,831 Mã lực
Vâng cụ. AK em thấy bảo độ chính xác thua nhiều loại súng tư bản.nhưng nó lại ưu điểm vì cấu tạo đơn giản, dễ huấn luyện và sửa chữa , chịu mọi đk tác động từ tự nhiên, ít hóc kẹt đạn,ít phải bảo dưỡng ,rất phù hợp Q Đ các nc nghèo, giá thành thấp và tiếng nổ uy lực áp chế tốt..đầu đạn to và cứng hơn súng Mỹ. Nói chung là tính điểm theo các tiêu chí thì nó ít 10.nhưng lắm 7,8. Hầu như k có 1234.
Bác anh mẹ em nói ( khi bác còn sống ). Bác ngâm nó cả tháng trong bùn, cởi quần áo mặc đúng xà lỏn.lặn 1 hơi và thoát đc vây ráp của lính M.(đơn vị bác phục kích ). 2 , tháng sau quay lại lôi lên thì có 2 thứ vẫn ok .1 là AK ,sục xong bùn nc , nạp thử đạn bắn đc ngay. Và 2 là cái hộp đựng đồ ăn của Mỹ , từng ý thời gian nhưng không 1 giọt nc nào vào đc ,bản đồ,tài liệu khô coong.
À mà có chi tiết này.em lan man thêm cho vui nhá..bác bảo lính M không hành quân lắt léo như vnch,họ đi hành quân là chi viện dọn đường rất mạnh và chính xác ..đi thẳng theo vạch tuyến trên bản đồ..thứ nữa theo kn của bác ấy là hiệu quả trận đánh với M chỉ cao trong khoảng phút đầu tiên .khi ta bất ngờ và chủ động..lính M bắn cực giỏi..bình tĩnh cao.họ mà đặt đc balo xuống kê súng thì phải coi chừng. Súng máy của họ bắn cũng rất bài bản lì đòn chỉ có các nhà văn mới đánh M như đánh trẻ con đc thôi..
Với VNCH thì không phải ng ta không đánh giỏi..không phải họ kém mà tinh thần của họ không bằng ,nhất là sĩ quan..lính thủy quân lục chiến mà bác từng gặp họ đánh như đàn sói..gan lì đến mức có trận trưa nắng nồng ruộng .2 bên mệt mỏi mà vẫn cởi quần áo đội mũ sắt đeo vòng thắt lưng là lựu đạn bò tới bò lui đánh đến bến.. trong chuyện nói với con cháu ,bác chưa bao giờ đánh giá thấp ng lính bên kia..chưa bao giờ dùng lời gì là không tôn trọng họ .điều này làm em thấy bác đặc biệt.
Bác còn nói có trận bên pháo binh mình còn không kéo đc pháo ra vì tốc độ và cường độ phản kích quá nhanh và mạnh, phải cho phá pháo chia nhỏ đội hình và rút trước trời sáng.
Em nhớ đc tí nào lại đen " ton hót " hầu cụ và cc cho thêm vui ạ ..🤣🤣
Cái này đúng ạ, ông già thằng bạn em kể thực ra gặp lính Mỹ bắn xong là phải té chỗ khác ngay. Nó bắn chính xác lắm. ngồi đọ súng với nó hở chỗ nào ăn đạn chỗ đấy. Cụ bảo trước khi vào trận sợ bỏ mẹ, nhưng khi ngửi mùi thuốc súng rồi là nỗi sợ tan biến.
 

Payroll

Xe điện
Biển số
OF-51431
Ngày cấp bằng
23/11/09
Số km
2,543
Động cơ
454,140 Mã lực
Nơi ở
Hắc mộc nhai
Vâng, đúng thời gian đó em đang ở cùng ông HS tại PKK. Ông ấy đi làm lại cái mắt giả ở bv Thống Nhất. Có một lần gặp mấy thằng ở sân ông ta móc cái mắt giả ra nói :" Kỷ niệm bộ đội VN đây" không hiểu là ý gì. Sau này mới biết lý do.
Vụ "Kỷ niệm bộ đội VN đây" là thế nào nào ạ, cụ kể cho tụi em đi
 

omerta77

Xe điện
Biển số
OF-35686
Ngày cấp bằng
21/5/09
Số km
4,171
Động cơ
515,013 Mã lực
Bùi Tiến Dũng con tướng nhà khu Nam Đồng thời trước. Tướng Kim Tuấn tư lệnh QĐ 3 cũng ở khu đó , sĩ quan cao cấp nhất của mình hy sinh. Hồi đó có lần ngồi chơi cụ NC Thạch đi qua còn xin bi thuốc Lào, cụ Tài qua nhà ông bác còn hỏi sao giờ này vẫn ở đây? Mới đó mà các cụ đi hết rồi
“Nhiều anh em công an ở phường Tương Mai còn nhớ rất rõ vụ Dũng đánh nhau và sự trả thù một cách tàn bạo vào năm 1982. Hồi đó Dũng đang là bộ đội. Chả hiểu mâu thuẫn thế nào với hai anh em của một nhà chữa xe đạp, Dũng bị chúng lấy một cây giũa 3 cạnh đóng vào lỗ mũi, xuyên ngược lên tận khoang trán. Lúc đó có người định rút cây giũa ra, một anh cảnh sát khu vực đã ngăn lại vì biết là nếu rút, có khi anh ta chết. Dũng được đưa vào bệnh viện, và bác sĩ phải mổ để lấy cây giũa đó ra. Sau này mỗi khi trái gió trở trời, Dũng lại thấy đau buốt lên tận óc và đó cũng là một nguyên nhân gây cho anh ta nổi khùng vô cớ.”
Sự trả thù 1 cách tàn bạo đâu cụ?
 

xelubabanh

Xe buýt
Biển số
OF-143651
Ngày cấp bằng
28/5/12
Số km
771
Động cơ
371,073 Mã lực
Chê bộ đội ta đói rách thì đúng nhưng chế ít học thì không hẳn, ở các tỉnh thì không biết thế nào chứ ở Hà Nội những người đi bộ đội thường đã học hết cấp III, tất nhiên có một số ít còn đang học cấp III.
Năm 1972, tổng động viên, phố nhỏ chỗ tôi có 6 anh nhập ngũ thì sau giải phóng chỉ còn một anh còn sống trở về; trong 6 người đi đó có 3 người đang học đại học và có 1 anh đã tốt nghiệp đại học, có 3 người thuộc loại đẹp trai, công tử cực kỳ.
Khi tiếp quản trung tâm dữ liệu IBM của bọn Mỹ để lại, cô chuyên viên phụ trách IBM ( dân tin học được đào tạo trực tiếp ở Mỹ về ) ban đầu rất coi thường mấy ông trong đội tiếp quản vì mặc đồ lính, đi dép cao su, cái gì nhìn cũng ngơ ngác nhưng sau một tháng là thay đổi thái độ liền vì khả năng tiếp thu cũng như trình độ của họ. Rất lâu sau này mới biết đám lính đó là lính sinh viên đại học tổng hợp toán được gọi nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh. Năm 1972 là năm mà VN mất đi một thế hệ sinh viên rất giỏi cho cuộc ciến tranh mà sau này có người đã nói là phải dùng cả đến của để dành
 

Vũ Điệp

Xe điện
Biển số
OF-378595
Ngày cấp bằng
20/8/15
Số km
2,829
Động cơ
272,063 Mã lực
Những năm 80 - 90 bọn sv sang học VN toàn con quan chức, nên hống hách, khệnh khạng coi trời bằng vung. Cũng do VN thời đó ưu ái bọn nó quá.
Chả phải bọn đấy đâu lão ạ.Nhà cháu có người quen trong miền tây kể là cq mình vẫn phải chiều dân khme như chiều vong ý ạ.
 

tientung000

Xe điện
Biển số
OF-23067
Ngày cấp bằng
28/10/08
Số km
2,376
Động cơ
497,679 Mã lực
Khi tiếp quản trung tâm dữ liệu IBM của bọn Mỹ để lại, cô chuyên viên phụ trách IBM ( dân tin học được đào tạo trực tiếp ở Mỹ về ) ban đầu rất coi thường mấy ông trong đội tiếp quản vì mặc đồ lính, đi dép cao su, cái gì nhìn cũng ngơ ngác nhưng sau một tháng là thay đổi thái độ liền vì khả năng tiếp thu cũng như trình độ của họ. Rất lâu sau này mới biết đám lính đó là lính sinh viên đại học tổng hợp toán được gọi nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh. Năm 1972 là năm mà VN mất đi một thế hệ sinh viên rất giỏi cho cuộc ciến tranh mà sau này có người đã nói là phải dùng cả đến của để dành
Cụ kể nghe như huyền thoại. Xin hỏi cụ có nguồn (ai đó trực tiếp tham gia và kể lại) hay nghe truyền tai nhau? Thanks
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,836
Động cơ
278,096 Mã lực
Khi tiếp quản trung tâm dữ liệu IBM của bọn Mỹ để lại, cô chuyên viên phụ trách IBM ( dân tin học được đào tạo trực tiếp ở Mỹ về ) ban đầu rất coi thường mấy ông trong đội tiếp quản vì mặc đồ lính, đi dép cao su, cái gì nhìn cũng ngơ ngác nhưng sau một tháng là thay đổi thái độ liền vì khả năng tiếp thu cũng như trình độ của họ. Rất lâu sau này mới biết đám lính đó là lính sinh viên đại học tổng hợp toán được gọi nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh. Năm 1972 là năm mà VN mất đi một thế hệ sinh viên rất giỏi cho cuộc ciến tranh mà sau này có người đã nói là phải dùng cả đến của để dành
Tiếp quản khu này là các cán bộ toán máy tính theo phân công nhiệm vụ tiếp quả các trung tâm hạ tầng kỹ thuật, chứ hổng có phải mấy anh lính trơn, kể cả sinh viên đang học nhập ngũ.
 

Noname_2015

Xe tăng
Biển số
OF-369553
Ngày cấp bằng
7/6/15
Số km
1,836
Động cơ
278,096 Mã lực
Khi tiếp quản trung tâm dữ liệu IBM của bọn Mỹ để lại, cô chuyên viên phụ trách IBM ( dân tin học được đào tạo trực tiếp ở Mỹ về ) ban đầu rất coi thường mấy ông trong đội tiếp quản vì mặc đồ lính, đi dép cao su, cái gì nhìn cũng ngơ ngác nhưng sau một tháng là thay đổi thái độ liền vì khả năng tiếp thu cũng như trình độ của họ. Rất lâu sau này mới biết đám lính đó là lính sinh viên đại học tổng hợp toán được gọi nhập ngũ trong giai đoạn cuối chiến tranh. Năm 1972 là năm mà VN mất đi một thế hệ sinh viên rất giỏi cho cuộc ciến tranh mà sau này có người đã nói là phải dùng cả đến của để dành
Cuối tháng 3/1975, sau khi Đà Nẵng được giải phóng, đoàn cán bộ kỹ thuật của Bộ Quốc phòng do Đại tá Hoàng Đình Phu Viện trưởng Viện KTQS dẫn đầu lên đường vào nam tiếp quản các cơ sở khoa học của chính quyền Thiệu.

Sáng ngày 30/4, bám sát các đơn vị bộ binh, đoàn hướng về Sài Gòn thực hiện nhiệm vụ tiếp quản hệ thống máy tính mà quân đội Sài Gòn đang sử dụng. Chiều 2/5, họ đã phát hiện được dàn máy IBM 360/20 của Trung tâm Điện toán ở 63 đường Gia Long.


...

Được sự chỉ dẫn của Chu Văn Hồ, đoàn cán bộ kỹ thuật tiếp cận Trung Tâm Điện Toán Tiếp Vận của quân đội Sài Gòn ở sân bay Tân Sơn Nhất, nơi sử dụng máy IBM 360/50 là máy tính lớn nhất Sài Gòn lúc ấy.

Tiến sĩ Nguyễn Trọng, khi đó là thiếu úy của Trung Tâm Toán – Máy Tính, Bộ Quốc Phòng, kể rằng: Máy tính IBM360/ 50 rất lớn, chiếm khoảng 600 mét vuông.

...


 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top