[Funland] Báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)

Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.

Khoa học Tự nhiên đang lép vế dần

Quay trở lại với vấn đề thi phân ban KHTN và KHXH. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của khoa học xã hội (KHXH) đối với sự hình thành và phát triển thể chế của mỗi quốc gia. Bởi Khoa học xã hội gồm những môn học nhân văn, giáo dục phẩm chất con người, truyền động lực và ý chí cho con người, góp sức xây dựng nền tảng phát triển đất nước. Thế nhưng khi KHXH đang lấn át KHTN và toàn bộ những người giỏi tập trung hết vào KHXH và KHTN lép vế thì nền kinh tế đất nước sẽ về đâu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, là "chìa khóa"' của sự phát triển xã hội nhưng các khối ngành kỹ thuật của hàng loạt các trường Đại học trên cả nước đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ- Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines cho biết: "Những năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của khối kinh tế, khối KHXH nhân văn cao hơn cả khối sức khỏe và khối kỹ thuật (đang xét mức điểm chung của cùng khối xét tuyển) chính là thất bại của giáo dục".

Nhà giáo ưu tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu hiệu trưởng trường THPT chuẩn Quốc gia Vũng Tàu cũng chung nhận định: "Không biết chúng ta sẽ đi về đâu khi điểm đầu vào của khối sức khỏe, khối kỹ thuật càng ngày càng cách xa so với khối xã hội nhân văn. Với một đề thi mức độ học sinh trung bình cũng đạt được 17-18 điểm thì những trường khối kỹ thuật có điểm tuyển sinh đầu vào 15-20 điểm liệu có đào tạo được những nhân tài về khoa học công nghệ giúp ích nước nhà trong cuộc tái thiết và xây dựng đất nước".

Đổi mới toàn diện giáo dục đang là một khẩu hiệu. Nhưng đổi mới mà không dựa vào những luận cứ khoa học sẽ làm giáo dục càng ngày càng lệch hướng. Đào tạo một con người toàn năng, biết và giỏi hết mọi thứ là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ khi học sinh kết thúc bậc trung học cơ sở. Giảm tải và bớt hàn lâm hóa nội dung chương trình sách giáo khoa là việc cần làm ngay.

Cần tạo điều kiện để các trường đại học khối kỹ thuật tự chủ tuyển sinh, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần có chính sách cấp học bổng thường xuyên, dài kỳ cho những ngành kỹ thuật đặc thù. Coi trọng và nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của các ngành khối kỹ thuật thông qua cơ chế đặc thù về tuyển sinh, học bổng và đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chiến lược đào tạo của các trường.

Để thực hiện được điều này, định hướng giáo dục và thi cử ở các cấp học phổ thông là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nhin-lai-cac-mua-tuyen-sinh-dai-hoc-bao-dong-do-20210924082152833.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Box_GiaoDucHuongNghiep&dt_medium=1
 
Biển số
OF-698169
Ngày cấp bằng
9/9/19
Số km
1,067
Động cơ
118,749 Mã lực
Tuổi
54
Con em học cũng thuộc loại tương đối chắc chắn mà thi còn toát cả mồ hôi. Nó bảo "nghe ai cũng nói là bây giờ thi dễ nhưng con chẳng biết dễ chỗ nào, hay là nói dễ hơn là thi?"
 

meotamthe

Xe cút kít
Biển số
OF-140186
Ngày cấp bằng
30/4/12
Số km
18,028
Động cơ
101,979 Mã lực
Nơi ở
đảo không hoang
Đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm. Báo toàn nói khó thế này ai làm được.
 

buidoimiennui

Xe điện
Biển số
OF-8489
Ngày cấp bằng
18/8/07
Số km
2,192
Động cơ
549,742 Mã lực
Nơi ở
Miền núi
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
 

IQ Man

Xe tải
Biển số
OF-428131
Ngày cấp bằng
7/6/16
Số km
270
Động cơ
218,800 Mã lực
Kỹ thuật lúc học thì khó, lúc ra trường thì ì ạch mãi mới có việc, việc làm lương thấp lại không được chém gió.
Cháu nào thực sự giỏi thì sẽ đào tẩu sang làm cho ngoại bang.
Có câu này minh chứng rõ ràng:
Bán nền phân lô muôn đời thịnh
Ô tô điện thoại vạn kiếp suy :D
 

TUCSON9389

Xe điện
Biển số
OF-109318
Ngày cấp bằng
17/8/11
Số km
3,630
Động cơ
431,198 Mã lực
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
em cũng thấy chả có gì là lo cả, cũng như giai đoạn những năm 90-91; khối kỹ thuật điểm thi thấp tẹt, như BK có 13 điểm là vào trong khi đó ktqd đâu đó khoảng 17 18 điểm mới vào. như em học Ktqd giai đoạn đó, giáo trình còn chẳng có vì đều trong giai đoạn giao thời, giáo trình mới chưa kịp biên soạn
Hài hước nhất là 1 thầy khá già, vẽ đường cung cầu còn sai. chắc thầy chưa đọc kiến thức của kttt. giai đoạn này, khái niệm cung và cầu còn là cái gì đó khá mơ hồ
 

Hitchhiker

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-533741
Ngày cấp bằng
24/9/17
Số km
7,161
Động cơ
558,931 Mã lực
Nơi ở
Ha Noi
em cũng thấy chả có gì là lo cả, cũng như giai đoạn những năm 90-91; khối kỹ thuật điểm thi thấp tẹt, như BK có 13 điểm là vào trong khi đó ktqd đâu đó khoảng 17 18 điểm mới vào. như em học Ktqd giai đoạn đó, giáo trình còn chẳng có vì đều trong giai đoạn giao thời, giáo trình mới chưa kịp biên soạn
Hài hước nhất là 1 thầy khá già, vẽ đường cung cầu còn sai. chắc thầy chưa đọc kiến thức của kttt. giai đoạn này, khái niệm cung và cầu còn là cái gì đó khá mơ hồ
CCCM trên OF hay mắng chửi bọn 3 môn 9 điểm mà BK giờ có 13 điểm thì nguy quá ạ ;)
 

tung.npvh

Xe tăng
Biển số
OF-121350
Ngày cấp bằng
21/11/11
Số km
1,139
Động cơ
386,595 Mã lực
Nơi ở
Hà Lội
Em thấy việc này không đáng lo lắm. Thứ đáng lo là văn hoá xã hội đang thoái hoá. Mà thoái hoá đó cũng do nền giáo dục, cho ra đời những thế hệ con người cẩu thả. Mô tả đơn giản nó như cái thùng rác vậy, chứa tất cả những gì vứt vào. Một xã hội phát triển văn minh nó đi lên từ hành vi và tư duy con người. Kế đến mới là kiến thức.
Em thích comment này.

Trước đi học có thấy định nghĩa đâu đó, lâu rồi quên là học ở đâu "con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội". Phân chia các mối qhxh ra 3 nhóm là Gia đình, Nhà trường và Xã hội. Không biết có bi quan quá ko chứ em thấy cả 3 môi trường đều đáng lo ngại. Quan sát một chút sẽ thấy hết ạ.
 

Lacet_ti

Xe container
Biển số
OF-49813
Ngày cấp bằng
31/10/09
Số km
5,502
Động cơ
511,982 Mã lực
Giờ cứ hở, xăm, xâu bít, mông ngực lên ngôi.
Đa cấp, tài chính quần là áo lượt thu nhập cao
Thì học KT, xd lăn lộn công trường, sờ máy bẩn tay, lương bèo bọt
Thì ngu gì học kỹ thuật :)
 

cairong_2011

Xe container
Biển số
OF-193288
Ngày cấp bằng
9/5/13
Số km
8,834
Động cơ
475,630 Mã lực
Chuyện thường ngày ở huyện. Ngay từ xưa, quan điểm: Nhất Y, nhì Dược, tạm được BK đã thấy nó lệch lạc rồi
 

VW Golf

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-24533
Ngày cấp bằng
21/11/08
Số km
23,421
Động cơ
727,954 Mã lực
Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)


Em dùng cách diễn đạt trong nội dung bài báo để giật tít nghe cho kêu. Nhưng CCCM đọc xong sẽ thấy vấn đề ở mức độ vô cùng trầm trọng, bài báo này xâu chuỗi một số chứng bệnh cùng căn nguyên và đặt cạnh nhau để chúng ta nhìn thấy toàn cảnh hơn về tương lai giáo dục trong nước. Mời CCCM đọc và góp ý cho bộ Dục ;)


Nhìn lại các mùa tuyển sinh đại học: Báo động đỏ!

Khoa học, kỹ thuật và công nghệ là nguồn lực cơ bản nhất của sự phát triển, nhưng các khối ngành kỹ thuật của các trường đại học đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Gần một thập niên trở lại đây, trong tuyển sinh đại học, ngoài một số trường ĐH khối kỹ thuật thuộc top như ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP.HCM, ĐH Bách khoa HN... có điểm chuẩn đầu vào ổn định, ở mức cao thì hầu hết các trường ĐH kỹ thuật khác trên cả nước có điểm đầu vào khá thấp.

Cụ thể: Cùng một khối thi A, A1, B... nhiều ngành như xây dựng, thủy lợi, thủy điện cấp thoát nước, môi trường, kỹ thuật hóa của nhiều trường đại học khối kỹ thuật sức khỏe tuyển sinh 15-18 điểm không có nguồn tuyển. Trong khi mức độ đề thi học sinh trung bình cũng làm được 17-18 điểm ba môn xét đại học.
Điểm chuẩn nhiều ngành kỹ thuật thấp hơn điểm chuẩn các ngành kinh tế, xã hội từ 10-12 điểm.

Có những trường đại học mang danh top, lấy điểm cao chót vót nhưng điểm xét gồm: Điểm học bạ + Toán hoặc Văn bắt buộc + môn tự chọn (thường là GDCD).

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học?

Nhiều trường đại học một thời lừng lẫy về chất lượng tuyển sinh và đào tạo như Xây dựng, Kiến trúc, Thủy lợi, Nông nghiệp, Giao thông vận tải càng ngày càng khó tuyển sinh. Cho dù mức độ đề thi tuyển sinh có xu hướng ngày càng dễ hơn thì điểm chuẩn đầu vào của các trường này càng ngày càng thấp, tụt lại phía sau rất xa so với các khối ngành kinh tế, xã hội.

Điều gì đang xảy ra với giáo dục đại học Việt Nam?. Nhiều nhà quản lý giáo dục cho rằng giáo dục đang đi đúng hướng thị trường. Cái gì cũng có quy luật của nó và điều tất yếu chính là sự gặp nhau của cung và cầu. Tuy nhiên nếu những ai quan tâm đến một nền giáo dục khai sáng sẽ nhận ra bất cập rằng: giáo dục của chúng ta đang sai về phương cách.

Thứ nhất, việc thiết chế nội dung chương trình học bậc phổ thông chưa hợp lý.
Thứ hai, nền giáo dục quá coi trọng về thi cử và bằng cấp.
Thứ ba, việc đổi mới căn cơ và toàn diện nền giáo dục không được thực hiện bài bản khoa học.

Bên cạnh đó, lâu nay các trường đại học hoặc không được tự chủ, hoặc cho tự chủ một cách nửa vời, dẫn đến các trường đại học mạnh ai người ấy làm.

Quay trở lại với hai lĩnh vực Khoa học tự nhiên và Khoa học xã hội: Năm 2017, lần đầu tiên Bộ GD-ĐT thay đổi hình thức thi theo bài thi tổ hợp môn. Năm đầu tuyển sinh kiểu này, Bộ GD&ĐT phát đi tín hiệu đáng mừng là lượng thí sinh (TS) chọn Ban Khoa học xã hội (KHXH) chiếm tỉ lệ áp đảo. Những môn như Lịch sử, Giáo dục Công dân (GDCD) và Địa lý lâu nay chưa được phụ huynh học sinh quan tâm lúc này đã lên ngôi.

Thống kê tương đối, năm 2002-2014 tỉ lệ chọn môn thi môn Lịch sử chỉ dao động từ 7-8,5%, thì năm 2015-2016, tỉ lệ này có nhích lên chút, từ 15-15,5%, đến năm 2017 tỉ lệ này đã là 43,75%.

Theo thời gian tỉ lệ chọn thi Ban KHXH tăng dần. Điều đáng mừng ngày xưa bắt đầu là nỗi lo cho những ai quan tâm đến tương lai phát triển đất nước. Nếu như tỉ lệ chọn thi Ban KHXH năm 2017 là 43,75% thì năm 2018 đã là 48%; năm 2019 là 53,38% và năm 2020, 2021 là trên 55%.

Do đặc thù thi cử, rất nhiều em, dù trước đây không xác định lựa chọn các môn xã hội làm môn chính để thi THPT Quốc gia (nay là kỳ thi tốt nghiệp THPT) nhưng nay vẫn quyết định lựa chọn tổ hợp này để thi. Khá dễ hiểu là những môn KHXH chỉ cần có tư duy học và nắm vững những kiến thức cơ bản là dễ làm bài hơn các môn thi trong bài thi tổ hợp KHTN vốn có rất nhiều công thức phức tạp, đòi hỏi nhiều kỹ năng tính toán và tư duy liên khối trong chương trình phổ thông

Theo lý giải của ông Mai Văn Trinh - Cục trưởng Cục quản lý chất lượng (Bộ GDĐT), nguyên nhân chủ yếu khiến tỉ lệ học sinh chọn bài thi Khoa học xã hội luôn ở mức cao là do học sinh ưu tiên cho mục tiêu xét tốt nghiệp trước nên các em có xu hướng chọn bài thi Khoa học xã hội nhiều hơn. Bên cạnh đó, từ năm 2017 đến nay, các trường ĐH trên cả nước đã bổ sung thêm nhiều tổ hợp môn xét tuyển nên thí sinh khá thoải mái trong việc chọn ngành, chọn trường.

Ngoài 4 tổ hợp môn truyền thống A, B, C, D nay cả nước đã có trên 150 khối xét tuyển với nhiều phương thức tuyển sinh khác nhau. Ngoài việc môn Văn chấm tự luận, người chấm dễ phóng bút cho điểm thì đề thi các môn KHXH dễ kiếm điểm đã đẩy điểm chuẩn các trường lên cao do các trường thường lấy chung một mức điểm cho tất cả các khối. Đó là điều bất hợp lý và gây thiệt thòi cho các em theo đuổi ban KHTN. Lâu dần ban KHTN bị thí sinh và phụ huynh bỏ ngỏ tạo ra những tín hiệu tiêu cực cho những em muốn cống hiến đam mê sáng tạo trên lĩnh vực KHKT sau này.

Khoa học Tự nhiên đang lép vế dần

Quay trở lại với vấn đề thi phân ban KHTN và KHXH. Không thể phủ nhận vai trò quan trọng của khoa học xã hội (KHXH) đối với sự hình thành và phát triển thể chế của mỗi quốc gia. Bởi Khoa học xã hội gồm những môn học nhân văn, giáo dục phẩm chất con người, truyền động lực và ý chí cho con người, góp sức xây dựng nền tảng phát triển đất nước. Thế nhưng khi KHXH đang lấn át KHTN và toàn bộ những người giỏi tập trung hết vào KHXH và KHTN lép vế thì nền kinh tế đất nước sẽ về đâu.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển nền kinh tế tri thức, hơn bao giờ hết, khoa học, kỹ thuật và công nghệ biểu hiện như là nguồn lực cơ bản nhất, là "chìa khóa"' của sự phát triển xã hội nhưng các khối ngành kỹ thuật của hàng loạt các trường Đại học trên cả nước đang tuyển sinh èo uột là một báo động đỏ về nền giáo dục nước nhà.

Thạc sĩ Trương Tiến Sĩ- Giảng viên Trường ĐH Ngân hàng, Chủ tịch Hiệp hội Tư vấn du học tiếng Anh tại Philippines cho biết: "Những năm gần đây, điểm chuẩn đầu vào của khối kinh tế, khối KHXH nhân văn cao hơn cả khối sức khỏe và khối kỹ thuật (đang xét mức điểm chung của cùng khối xét tuyển) chính là thất bại của giáo dục".

Nhà giáo ưu tú, Nguyễn Thị Thanh Thủy, cựu hiệu trưởng trường THPT chuẩn Quốc gia Vũng Tàu cũng chung nhận định: "Không biết chúng ta sẽ đi về đâu khi điểm đầu vào của khối sức khỏe, khối kỹ thuật càng ngày càng cách xa so với khối xã hội nhân văn. Với một đề thi mức độ học sinh trung bình cũng đạt được 17-18 điểm thì những trường khối kỹ thuật có điểm tuyển sinh đầu vào 15-20 điểm liệu có đào tạo được những nhân tài về khoa học công nghệ giúp ích nước nhà trong cuộc tái thiết và xây dựng đất nước".

Đổi mới toàn diện giáo dục đang là một khẩu hiệu. Nhưng đổi mới mà không dựa vào những luận cứ khoa học sẽ làm giáo dục càng ngày càng lệch hướng. Đào tạo một con người toàn năng, biết và giỏi hết mọi thứ là một sai lầm hết sức nghiêm trọng.

Việc định hướng nghề nghiệp cho thế hệ trẻ phải bắt đầu từ khi học sinh kết thúc bậc trung học cơ sở. Giảm tải và bớt hàn lâm hóa nội dung chương trình sách giáo khoa là việc cần làm ngay.

Cần tạo điều kiện để các trường đại học khối kỹ thuật tự chủ tuyển sinh, liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài nước để nâng cao chất lượng dạy và học.

Cần có chính sách cấp học bổng thường xuyên, dài kỳ cho những ngành kỹ thuật đặc thù. Coi trọng và nâng cao chất lượng đầu vào và đầu ra của các ngành khối kỹ thuật thông qua cơ chế đặc thù về tuyển sinh, học bổng và đào tạo là nhiệm vụ cấp bách hàng đầu trong chiến lược đào tạo của các trường.

Để thực hiện được điều này, định hướng giáo dục và thi cử ở các cấp học phổ thông là hết sức quan trọng, đòi hỏi các nhà quản lý giáo dục phải đủ tầm, đủ tâm, dám nghĩ dám làm, dám nhận trách nhiệm.

https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/nhin-lai-cac-mua-tuyen-sinh-dai-hoc-bao-dong-do-20210924082152833.htm#dt_source=Home&dt_campaign=Box_GiaoDucHuongNghiep&dt_medium=1
Trước hết phải độc lập và tách biệt rõ ràng giữa Giáo dục và Đào tạo.

Tôi thấy hiện tại, ta Đào tạo rất là ổn, có rất nhiều các đồng chí xứng đáng với học vị mình đang có.
Có lẽ vì thế, nên mới có link này:
Cười đứt ruột với chuyện hài "lò ấp tiến sĩ"! | Tin tức mới nhất 24h - Đọc Báo Lao Động online - Laodong.vn



“Lò sản xuất”... tiến sĩ! - Báo Người lao động (nld.com.vn)
 

Rong Ruổi

Xe container
Biển số
OF-406230
Ngày cấp bằng
22/2/16
Số km
6,186
Động cơ
715,894 Mã lực
Nhảm nhí nhất là các nơi nơi đều là trường đại học, chả còn mấy trường trung cấp và dậy nghề.
Và nữa là giao cho các địa phương thi chung với cả đh luôn. Quá nhiều tiêu cực.
Giáo dục giờ đang quá nát.
 

danshari

Xe tải
Biển số
OF-546039
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
429
Động cơ
164,450 Mã lực

Ga_son

Xe điện
Biển số
OF-6072
Ngày cấp bằng
20/6/07
Số km
3,393
Động cơ
1,558,199 Mã lực
Khoa học tự nhiên ứng dụng thì ko cần các cháu giỏi quá làm j. Em ngành XD làm hơn 20 năm thì cho rằng đối với các ông XD, Thủy Lợi, Giao thông cũng ko cần quá giỏi trung bình khá là được. Vì các ngành này tỉ lệ cần nghiên cứu cái mới là rất ít, tiếp thu các kiến thức của Thế giới cũng là quá đủ. Ngành XD thì các kiến thức này nó khá phổ biến và ko khó để tìm hiểu hoặc mua.
Khoa học tự nhiên lý thuyết thì cần các cháu giỏi tuy nhiên theo quan điểm của em tỉ lệ nghiên cứu chỉ nên từ 5-10% nhân lực và phải là những cá nhân thực sự xuất sắc. Ở ta tiến sỹ khá là phổ biến nhưng về nghiên cứu cái mới cái tiên phong thì chưa thấy tiếp cận được với các nước cùng cấp chưa xét các nước phát triển.
Khoa học xã hội phát triển tăng cân băng với khoa học tự nhiên là điều rất đáng mừng cho đất nước, khoa học xã hội rất cần cho sự định hướng phát triển của xã hội trong tương lai, dự báo và lựa chọn hình thái xã hội tương lai để xây dựng (có thể phản biện với ai đó tổ chức lý luận j đó.... ).
Điểm số vào các trường đại học nó phản ảnh nhu cầu thực sự của XH, các trường có điểm đầu vào thấp thì chắc chắn XH đã quá dư thừa về nhân lực. Riêng với ngành XD thì hiện nay kỹ sư ra trường chưa chắc thu nhập bằng thợ phụ, kỹ sư trên 5 năm chưa chắc thu nhập bằng thợ chính cùng ngành... =)).
 

danshari

Xe tải
Biển số
OF-546039
Ngày cấp bằng
16/12/17
Số km
429
Động cơ
164,450 Mã lực
Nhảm nhí nhất là các nơi nơi đều là trường đại học, chả còn mấy trường trung cấp và dậy nghề.
Và nữa là giao cho các địa phương thi chung với cả đh luôn. Quá nhiều tiêu cực.
Giáo dục giờ đang quá nát.
Khoản này e thấy đúng, ai cũng làm thầy, ko thì liên cấp lên làm thầy. Như bên e giờ lương thợ còn cao hơn kỹ thuật kia kìa nhưng thợ lại ko qua trường lớp. Lạ h ko bói ra thợ làm đã đc đào tạo qua trường nghề nên ý thức, cung cách vẫn vứt liềm vung búa sáng loà
:(
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top