[Funland] PVN được sử dụng lãi ròng để bù giá bao tiêu sản phẩm từ Lọc dầu Nghi Sơn

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
913
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Cụ nhầm rồi. Thằng lọc dầu Nghi Sơn nó yêu cầu "ưu đãi thuế 7%" nhưng với điều kiện là:
- Nếu chính phủ thu thuế nhập khẩu của thằng khác 7% thì không được thu của thằng Nghi Sơn (còn thuế 20% thì Nghi Sơn chỉ phải nộp 13% vì được giảm 7%).
- Trong trường hợp miễn thuế nhập khẩu thì VN phải bù cho Nghi Sơn 7% theo thỏa thuận đã miễn. Tức là VN không thu được của nó cái gì, còn phải tặng nó 7% theo giá thị trường trong 10 năm. Mà thằng Nghi Sơn nó chiếm cỡ 50% thị trường xăng dầu VN thì bù giá 7% giá xăng dầu thì ngân sách cũng mất cả tỷ $ mỗi năm.
=> Nhà đầu tư đưa điều khoản rất khốn nạn và còn khốn nạn gấp bội khi thằng chủ nhà đặt bút ký.
Nhầm cái gì hả cụ. Bản chất vấn đề vẫn là giá PVN mua vào ưu đãi hơn cho Nghi Sơn --> Có thể là giá vốn cao hơn so với việc PVN nhập hàng từ nguồn khác. Nhưng PVN có thiệt hại hay ko thì phải so giá thành sx với giá bán ra chứ.
 

hd-vt

Xe container
Biển số
OF-384916
Ngày cấp bằng
30/9/15
Số km
9,159
Động cơ
324,971 Mã lực
Tuổi
57
Đơn giản là nó muốn đầu tư thì các bên phải tiêu thụ được sản phẩm. Nếu các anh chỉ nhập khẩu mà thị trường luôn biến động thì kêu gọi chúng tôi đầu tư làm gì?

Muốn kích thích sản xuất thì anh phải ưu đãi thôi....hãy xem xét mọi công đoạn sản xuất từ cái khoan thùng dầu để có giá đầu vào hợp lý & chúng ta cùng thu lãi.

Tư bản thì nó là thế-đã chơi cùng thì phải rèn luyện bản thân để lên đẳng & chú sẽ ngồi cùng mâm, khác với Tầu bản.

Tầu bản thì nó muốn sở hữu, tương tự việc mua đất ở các nước khác, hay núp bóng các công ty bds nước khác để gom hàng....sx cũng thế, nó sẽ ưu tiên chào anh giá rẻ cho những nghành không phải đi kiếm khách hàng, sau đó là thiết bị & hàng của nó nhồi vào và anh chỉ dán nhãn.

Nên đầu tiên dân Việt bọn em quan tâm tới việc cải tạo cái đầu và cái mồm của các quan đã bác ạ. Sau đó mới xét đến việc chơi mới thằng nào....đầu quan mà khá thì thằng nào ngồi vào bàn đàm phán cũng phải xem lại bản thân mình. ;))

Điểm ấy dân em khác dân bên bác. :))
Of nên có nút oh..yehsss, tức là bài có giá trị ngâm tôm, vd như còm trên. Vodka thì không muốn vì mình chắc gì đã hiểu hết ý còm...vốt bậy gật bậy người ta cười cho.

"Điểm ấy dân em khác dân bên bác. :))"
Câu này vui phết, giống "con anh con tôi đánh con chúng ta" :D
Fun tý ạ.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
Nhầm cái gì hả cụ. Bản chất vấn đề vẫn là giá PVN mua vào ưu đãi hơn cho Nghi Sơn --> Có thể là giá vốn cao hơn so với việc PVN nhập hàng từ nguồn khác. Nhưng PVN có thiệt hại hay ko thì phải so giá thành sx với giá bán ra chứ.
Thì ngay cái chữ "bù giá" là đã hiểu bản chất rồi cụ. Tại sao mua hàng ở trong nước có giá cứ cho là bằng giá hàng nhập khẩu đi, sao lại còn phải bù giá cho nó? Có nghĩa là nếu không bù giá thì giá sản phẩm của Nghi Sơn sẽ cao hơn thị trường cỡ 7%. Và vì PVN bắt buộc phải bao tiêu toàn bộ sản phẩm do Nghi Sơn làm ra bất chấp điều kiện thị trường như thế nào. Nên PVN muốn bán sản phẩm Nghi Sơn bằng giá thị trường (nhập khẩu và của Dung Quất) thì bắt buộc phải bù 7% chênh lệch giá cho Nghi Sơn.
Bố tổ bọn Nhật, kêu gọi người ta làm kinh tế thị trường nhưng chúng nó đưa điều khoản phi thị trường để bóp chết nền kinh tế "thuộc địa". Cụ thể ở đây là công nghiệp xăng dầu và hóa dầu của VN.
 

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,200
Động cơ
287,254 Mã lực
Tuổi
39
Bản chất là ăn chia thôi. Bù giá 1 tỷ USD thì chắc có đến 700-800 triệu USD là "các cụ" phía trên "gửi giá". X ngày xưa vẫn là cao tay. Ký 1 dự án thế này thì đời con đời cháu vẫn có khoản to để ăn chia, không cần phải đi tham nhũng mấy cái vặt vãnh.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
Bản chất là ăn chia thôi. Bù giá 1 tỷ USD thì chắc có đến 700-800 triệu USD là "các cụ" phía trên "gửi giá". X ngày xưa vẫn là cao tay. Ký 1 dự án thế này thì đời con đời cháu vẫn có khoản to để ăn chia, không cần phải đi tham nhũng mấy cái vặt vãnh.
Có bằng chứng thì nói cụ ạ. Chứ không nói như cụ là tẩy trắng cho Nhật và bôi đen X. Em chỉ nghĩ X ngu chứ không tham đến mức như thế.
 

victory_1980

Xe điện
Biển số
OF-201593
Ngày cấp bằng
11/7/13
Số km
4,599
Động cơ
318,101 Mã lực
Ông X cũng muốn tạo các mũi nhọn, để làm các dự án lớn, thúc đẩy kinh tế phát triển, kiểu học tập mô hình các Tập đoàn của Hàn Quốc, nhưng vào đk của VN thì ko hợp thôi.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,834
Động cơ
271,752 Mã lực
Cụ nhầm rồi. Thằng lọc dầu Nghi Sơn nó yêu cầu "ưu đãi thuế 7%" nhưng với điều kiện là:
- Nếu chính phủ thu thuế nhập khẩu của thằng khác 7% thì không được thu của thằng Nghi Sơn (còn thuế 20% thì Nghi Sơn chỉ phải nộp 13% vì được giảm 7%).
- Trong trường hợp miễn thuế nhập khẩu thì VN phải bù cho Nghi Sơn 7% theo thỏa thuận đã miễn. Tức là VN không thu được của nó cái gì, còn phải tặng nó 7% theo giá thị trường trong 10 năm. Mà thằng Nghi Sơn nó chiếm cỡ 50% thị trường xăng dầu VN thì bù giá 7% giá xăng dầu thì ngân sách cũng mất cả tỷ $ mỗi năm.
=> Nhà đầu tư đưa điều khoản rất khốn nạn và còn khốn nạn gấp bội khi thằng chủ nhà đặt bút ký.
Cụ chém quá tay, mỗi năm tính toán bù khoảng 3000- 5000 tỷ thôi. PVN cũng chỉ đưa vào dự án khoảng 500 tr usd, không phải 2,5 tỷ usd như cụ nói, đã trích lập dự phòng 100%. Việc nó thoả thuận không hề sai, nó cũng chả có lỗi vì lỗi này là do mấy bố VN kí hiệp định giảm thuế tối hệ quốc với asean và hàn quốc bị lố, đưa thuế về 0% quá nhanh, 2018 đã đưa ngay từ 20% về 0%, tất nhiên đổi lại VN cũng lợi không ít ở gói giảm thuế hàng hoá khác. Bản chất nó muốn ưu đãi để tăng cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, điều này cũng chính đáng tại thời điểm kí.
Hiệu quả tổng thể của dự án là cũng không tệ, tổng thu thuế mà Thanh Hoá thu được từ NSR cũng gần bằng số PVN chi ra, tạo Thanh Hoá cú hích rất lớn. Chưa kể thu hút lao động hay đầu tư khác
Vấn đề mấu chốt của nhà máy chính là chất lượng sản phẩm, khi lập dự án VN chưa tính toán đến vấn để nâng mức chất lượng xăng dầu lên cấp độ phù hợp tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5, trong khi sản phẩm nhà máy không đạt mức trên. Đây mới là điều nguy hiểm, 9 tỏi usd mà không có sản phẩm chất lượng. Hiện giải pháp đưa ra là tiến tới cho BSR xuất khẩu xăng dầu, mình vẫn nhập xăng dầu HQ,Sing như cũ. Trong lúc chờ tiếp tục giai đoạn 2 dự án nâng cấp chất lượng sản phẩm. Cũng như có thêm dự án lọc dầu Long Sơn của đội Thái mới mua lại.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
Cụ chém quá tay, mỗi năm tính toán bù khoảng 3000- 5000 tỷ thôi. PVN cũng chỉ đưa vào dự án khoảng 500 tr usd, không phải 2,5 tỷ usd như cụ nói, đã trích lập dự phòng 100%. Việc nó thoả thuận không hề sai, nó cũng chả có lỗi vì lỗi này là do mấy bố VN kí hiệp định giảm thuế tối hệ quốc với asean và hàn quốc bị lố, đưa thuế về 0% quá nhanh, 2018 đã đưa ngay từ 20% về 0%, tất nhiên đổi lại VN cũng lợi không ít ở gói giảm thuế hàng hoá khác. Bản chất nó muốn ưu đãi để tăng cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, điều này cũng chính đáng tại thời điểm kí.
Hiệu quả tổng thể của dự án là cũng không tệ, tổng thu thuế mà Thanh Hoá thu được từ NSR cũng gần bằng số PVN chi ra, tạo Thanh Hoá cú hích rất lớn. Chưa kể thu hút lao động hay đầu tư khác
Vấn đề mấu chốt của nhà máy chính là chất lượng sản phẩm, khi lập dự án VN chưa tính toán đến vấn để nâng mức chất lượng xăng dầu lên cấp độ phù hợp tiêu chuẩn khí thải Euro 4,5, trong khi sản phẩm nhà máy không đạt mức trên. Đây mới là điều nguy hiểm, 9 tỏi usd mà không có sản phẩm chất lượng. Hiện giải pháp đưa ra là tiến tới cho BSR xuất khẩu xăng dầu, mình vẫn nhập xăng dầu HQ,Sing như cũ. Trong lúc chờ tiếp tục giai đoạn 2 dự án nâng cấp chất lượng sản phẩm. Cũng như có thêm dự án lọc dầu Long Sơn của đội Thái mới mua lại.
Cái tính toán bù giá 3000-5000 tỷ là tính ở mức giá dầu thô 40-50$/thùng. Còn ở mức 100$ thì mức bù giá khủng hơn rất nhiều, có thể ở mức 10.000 tỷ/năm.
PVN góp tiền tươi 500 triệu $ nhưng PVN còn phải chịu 25% x 70% x 9 tỷ $ = 1.575 tỷ USD vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy nữa. Tiền vay này nhà máy sẽ thanh toán trong quá trình hoạt động nhưng giả sử nhà máy không có lãi thì PVN lại nôn tiền ra thanh toán tiền vay nợ này.
Thuế Thanh Hóa thu được thì tổng cục thuế lại phải hoàn thuế cho nó chứ không ăn không được. Lợi ích cỏn con mà VN mất tiền, mất thị trường, mất cơ hội phát triển ngành....thì là mất mát rất lớn.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,834
Động cơ
271,752 Mã lực
Cái tính toán bù giá 3000-5000 tỷ là tính ở mức giá dầu thô 40-50$/thùng. Còn ở mức 100$ thì mức bù giá khủng hơn rất nhiều, có thể ở mức 10.000 tỷ/năm.
PVN góp tiền tươi 500 triệu $ nhưng PVN còn phải chịu 25% x 70% x 9 tỷ $ = 1.575 tỷ USD vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy nữa. Tiền vay này nhà máy sẽ thanh toán trong quá trình hoạt động nhưng giả sử nhà máy không có lãi thì PVN lại nôn tiền ra thanh toán tiền vay nợ này.
Thuế Thanh Hóa thu được thì tổng cục thuế lại phải hoàn thuế cho nó chứ không ăn không được. Lợi ích cỏn con mà VN mất tiền, mất thị trường, mất cơ hội phát triển ngành....thì là mất mát rất lớn.
- Ai tính như cụ thì chả ma nào dám làm gì, tính vốn góp khấu hao trên thiết bị, quan trọng là dòng tiền hoạt động kinh doanh vẫn dương thì chưa hiểu sao phải bù, trong khi đầu ra đảm bảo với giá đảm bảo.
- Khoản bù thuế, Cụ phải căn cứ vào doanh thu nhà máy chứ cụ, cụ lại so với giá dầu thô thì khó mà tính toán được, hiện đã gần qua 5 năm ưu đãi trên 10 năm tổng doanh thu nhà máy mới đạt chưa đến 200k tỷ đồng, cấp bù dự kiến 8k tỉ. Về lợi ích thanh hoá nhận được là khó thể đo đếm được trong hiện tại và tương lai : “Trong 6 tháng của năm 2021, Cục Hải quan Thanh Hóa có số thu thuế đạt 5.556 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm hơn 76%.” Chưa kể các khoản thuế khác liên quan đến hoạt động lên tới gần 2k tỉ chỉ trong 9 tháng.
Khu kinh tế nghi sơn là cú hích mạnh mẽ nhất đối với Thanh Hoá, trong đó trọng tâm là nhà máy lọc dầu. Thanh Hoá rất có thể tiến tới là cực tăng trưởng và kì vọng cân đối thu chi được trong 5-10 năm tới.
- Còn mất mát gì khi năng lực chỉ có thế, phải cầu viện vốn, công nghệ ngoại bang. Dự án lọc hoá long sơn về tay người Thái chính thức chấm dứt giấc mơ làm chủ hoàn toàn tất cả nhóm sản phẩm của ngành hoá dầu và hoá chất của VN, đặc biệt các hoá chất chất lượng cao.
 
Chỉnh sửa cuối:

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
913
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Cái tính toán bù giá 3000-5000 tỷ là tính ở mức giá dầu thô 40-50$/thùng. Còn ở mức 100$ thì mức bù giá khủng hơn rất nhiều, có thể ở mức 10.000 tỷ/năm.
PVN góp tiền tươi 500 triệu $ nhưng PVN còn phải chịu 25% x 70% x 9 tỷ $ = 1.575 tỷ USD vốn vay đầu tư xây dựng nhà máy nữa. Tiền vay này nhà máy sẽ thanh toán trong quá trình hoạt động nhưng giả sử nhà máy không có lãi thì PVN lại nôn tiền ra thanh toán tiền vay nợ này.
Thuế Thanh Hóa thu được thì tổng cục thuế lại phải hoàn thuế cho nó chứ không ăn không được. Lợi ích cỏn con mà VN mất tiền, mất thị trường, mất cơ hội phát triển ngành....thì là mất mát rất lớn.
Cụ chỉ tính 1 đầu duy nhất là chi phí tăng do giá dầu thô tăng mà ko tính đến doanh thu của các sp lọc dầu tăng theo do giá dầu tăng à.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
- Ai tính như cụ thì chả ma nào dám làm gì, tính vốn góp khấu hao trên thiết bị, quan trọng là dòng tiền hoạt động kinh doanh vẫn dương thì chưa hiểu sao phải bù, trong khi đầu ra đảm bảo với giá đảm bảo.
- Khoản bù thuế, Cụ phải căn cứ vào doanh thu nhà máy chứ cụ, cụ lại so với giá dầu thô thì khó mà tính toán được, hiện đã gần qua 5 năm ưu đãi trên 10 năm tổng doanh thu nhà máy mới đạt chưa đến 200k tỷ đồng, cấp bù dự kiến 8k tỉ. Về lợi ích thanh hoá nhận được là khó thể đo đếm được trong hiện tại và tương lai : “Trong 6 tháng của năm 2021, Cục Hải quan Thanh Hóa có số thu thuế đạt 5.556 tỷ đồng, trong đó, Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn chiếm hơn 76%.”
- Còn mất mát gì khi năng lực chỉ có thế, phải cầu viện vốn, công nghệ ngoại bang. Dự án lọc hoá long sơn về tay người Thái chính thức chấm dứt giấc mơ làm chủ hoàn toàn tất cả nhóm sản phẩm của ngành hoá dầu và hoá chất của VN, đặc biệt các hoá chất chất lượng cao.
Bù giá căn cứ trên giá dầu thế giới chứ không phải giá do nhà nước mình đặt ra để tính được.
Việc góp vốn bằng tiền mặt hay bằng tiền vay thì vẫn phải tính tổng vốn góp chứ không ai tính mỗi tiền mặt bỏ ra cả. PVN bỏ cả tỷ $ có thể sẽ bị mất vốn.
Còn việc Thanh Hóa thu được ít thuế thì trung ương sẽ lại phải hoàn thuế cho nó. Và kể cả thu được ít thuế thì tính thiệt hại vẫn khủng khiếp hơn nhiều.
Chỉ tính đơn giản: cụ nhập khẩu xăng dầu đã rẻ hơn nhiều so với mua dầu của Nghi Sơn (thậm chí cả Dung Quất). Tức là không có Nghi Sơn thì người tiêu dùng VN sẽ được hưởng lợi giá xăng rẻ hơn nhiều. (Chứ không phải 25.000/lít như bây giờ).
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
Cụ chỉ tính 1 đầu duy nhất là chi phí tăng do giá dầu thô tăng mà ko tính đến doanh thu của các sp lọc dầu tăng theo do giá dầu tăng à.
Em không hiểu ý cụ muốn nói gì?
Giá dầu càng tăng thì VN sẽ bù giá càng nhiều.
Còn doanh thu nhà máy tăng hay giảm thì ảnh hưởng gì đến VN? Giá dầu cao, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không có thì VN có thu được thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Còn thuế thu nhập cá nhân cũng rất lớn (nhà máy trả lương cho chuyên gia Nhật toàn hàng trăm nghìn đô) thì lại miễn 100% suốt đời dự án rồi.
 

tieudaovnt

Xe tăng
Biển số
OF-371193
Ngày cấp bằng
22/6/15
Số km
1,834
Động cơ
271,752 Mã lực
Bù giá căn cứ trên giá dầu thế giới chứ không phải giá do nhà nước mình đặt ra để tính được.
Việc góp vốn bằng tiền mặt hay bằng tiền vay thì vẫn phải tính tổng vốn góp chứ không ai tính mỗi tiền mặt bỏ ra cả. PVN bỏ cả tỷ $ có thể sẽ bị mất vốn.
Còn việc Thanh Hóa thu được ít thuế thì trung ương sẽ lại phải hoàn thuế cho nó. Và kể cả thu được ít thuế thì tính thiệt hại vẫn khủng khiếp hơn nhiều.
Chỉ tính đơn giản: cụ nhập khẩu xăng dầu đã rẻ hơn nhiều so với mua dầu của Nghi Sơn (thậm chí cả Dung Quất). Tức là không có Nghi Sơn thì người tiêu dùng VN sẽ được hưởng lợi giá xăng rẻ hơn nhiều. (Chứ không phải 25.000/lít như bây giờ).
Trời, thế là cụ chưa đọc kĩ các ý của hoạt động bù giá và mục đích của việc bù giá rồi. Thôi, Dù sao đây cũng là dự án liên doanh với số vốn FDI, nếu để phân tích về FDI cái lợi cái hại có thể rất mất thời gian. VN không công nghệ, không tiền vốn, không nhân lực, không quản trị , cuộc chơi thua được là phải chấp nhận. Nên hướng về lợi ích cộng gộp sẽ tốt hơn.
 

rasi1

Xe tải
Biển số
OF-437090
Ngày cấp bằng
14/7/16
Số km
310
Động cơ
219,785 Mã lực
Tuổi
38
Thì ngay cái chữ "bù giá" là đã hiểu bản chất rồi cụ. Tại sao mua hàng ở trong nước có giá cứ cho là bằng giá hàng nhập khẩu đi, sao lại còn phải bù giá cho nó? Có nghĩa là nếu không bù giá thì giá sản phẩm của Nghi Sơn sẽ cao hơn thị trường cỡ 7%. Và vì PVN bắt buộc phải bao tiêu toàn bộ sản phẩm do Nghi Sơn làm ra bất chấp điều kiện thị trường như thế nào. Nên PVN muốn bán sản phẩm Nghi Sơn bằng giá thị trường (nhập khẩu và của Dung Quất) thì bắt buộc phải bù 7% chênh lệch giá cho Nghi Sơn.
Bố tổ bọn Nhật, kêu gọi người ta làm kinh tế thị trường nhưng chúng nó đưa điều khoản phi thị trường để bóp chết nền kinh tế "thuộc địa". Cụ thể ở đây là công nghiệp xăng dầu và hóa dầu của VN.
Thằng nhật nó ko sai gì trong vụ này mà bạn chửi nó thậm tệ như vậy.
Đơn giản là nó biết thừa dự án này làm chắc chắn sẽ lỗ nên nó ko muốn đầu tư. Dự án đàu tư mấy tỉ đổ, dầu thô thì phải nhập từ nước ngoài theo giá thị trường thì cạnh tranh làm sao về giá với những thằng nó có nhà máy lọc dầu cả mấy chục năm nay rồi. nhưng chính phủ VN lúc đó vì cái gọi là an ninh năng lượng nên cố đấm ăn xôi làm cho bằng đc. Thế nên mới đẻ ra cái mức bù thuế nhập khẩu đó.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
913
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Em không hiểu ý cụ muốn nói gì?
Giá dầu càng tăng thì VN sẽ bù giá càng nhiều.
Còn doanh thu nhà máy tăng hay giảm thì ảnh hưởng gì đến VN? Giá dầu cao, doanh thu tăng nhưng lợi nhuận không có thì VN có thu được thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Còn thuế thu nhập cá nhân cũng rất lớn (nhà máy trả lương cho chuyên gia Nhật toàn hàng trăm nghìn đô) thì lại miễn 100% suốt đời dự án rồi.
Thế em mới nó cụ đang chỉ phân tích 1 phía là chi phí của pvn tăng khi giá dầu tăng, vì bù giá cho nghi sơn tăng.

Thế cụ ko nghĩ đến PVN nó mua sản phẩm của Nghi Sơn rồi nó làm gì à? Đương nhiên nó phải bán ra thị trường. Mà giá đầu vào tăng thì giá bán ra phải tăng theo.

Suy đến cùng, ưu đãi chính mà Nghi Sơn nhận dc là bán dc sp cho PVN với giá cao hơn 7% so với các nhà cung cấp khác bán cho PVN.
 
Chỉnh sửa cuối:

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,854
Động cơ
1,234 Mã lực
Thế em mới nó cụ đang chỉ phân tích 1 phía là chi phí của pvn tăng khi giá dầu tăng, vì bù giá cho nghi sơn tăng.

Thế cụ ko nghĩ đến PVN nó mua sản phẩm của Nghi Sơn rồi nó làm gì à?
Thế theo ý cụ là khi giá dầu tăng thì PVN sẽ có lợi nhuận lớn hơn à?
Việc bù giá là căn cứ theo giá dầu thế giới (dầu thô cấp cho nhà máy), nên giá dầu càng cao thì mức bù giá càng khủng.
Còn giá đầu vào tăng thì giá đầu ra sẽ tăng. PVN có trách nhiệm bao tiêu 100% sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm nên bọn nhà máy nó quan tâm mẹ gì đến thị trường. Nó chỉ cần bơm sản phẩm ra cổng nhà máy là thu tiền, mặc xác PVN làm gì với sản phẩm đó (take or pay).
 

Kurumasuki

Xe container
Biển số
OF-392965
Ngày cấp bằng
19/11/15
Số km
7,803
Động cơ
321,920 Mã lực
Trời, thế là cụ chưa đọc kĩ các ý của hoạt động bù giá và mục đích của việc bù giá rồi. Thôi, Dù sao đây cũng là dự án liên doanh với số vốn FDI, nếu để phân tích về FDI cái lợi cái hại có thể rất mất thời gian. VN không công nghệ, không tiền vốn, không nhân lực, không quản trị , cuộc chơi thua được là phải chấp nhận. Nên hướng về lợi ích cộng gộp sẽ tốt hơn.
Theo cụ là chấp nhận thiệt thòi để học?
Ồ nhưng thật lạ là sao ta vác USD đầu tư FDI sang Venezuela không áp dụng bài học này với "bạn"?
Cuối cùng là cả sân nhà cả sân khách ta đều đóng vai nạn nhân hào phóng, vài tỷ đô la của dân trả học phí cho vài thằng đầy tớ học mãi không tốt nghiệp!
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
913
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Thế theo ý cụ là khi giá dầu tăng thì PVN sẽ có lợi nhuận lớn hơn à?
Việc bù giá là căn cứ theo giá dầu thế giới (dầu thô cấp cho nhà máy), nên giá dầu càng cao thì mức bù giá càng khủng.
Còn giá đầu vào tăng thì giá đầu ra sẽ tăng. PVN có trách nhiệm bao tiêu 100% sản phẩm của Nghi Sơn trong 15 năm nên bọn nhà máy nó quan tâm mẹ gì đến thị trường. Nó chỉ cần bơm sản phẩm ra cổng nhà máy là thu tiền, mặc xác PVN làm gì với sản phẩm đó (take or pay).
Cụ đọc lại bài trên của em nhé. Cụ là nhà sx có khi nào giá đầu vào tăng cụ giữ nguyên giá bán thành phẩm ra ko?
Ít nhất cũng phải điều chỉnh giá bán để đảm bảo biên LN của mình.
 

ca_voi_xanh

Xe buýt
Biển số
OF-57621
Ngày cấp bằng
24/2/10
Số km
913
Động cơ
447,455 Mã lực
Nơi ở
Canberra - AU
Theo cụ là chấp nhận thiệt thòi để học?
Ồ nhưng thật lạ là sao ta vác USD đầu tư FDI sang Venezuela không áp dụng bài học này với "bạn"?
Cuối cùng là cả sân nhà cả sân khách ta đều đóng vai nạn nhân hào phóng, vài tỷ đô la của dân trả học phí cho vài thằng đầy tớ học mãi không tốt nghiệp!
Làm gì có tỷ đô nào từ dân. Đây là lấy từ LN của PVN mà cụ.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top