[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt trên cao Cát Linh - Hà Đông

skype0211

Xe tăng
Biển số
OF-390969
Ngày cấp bằng
7/11/15
Số km
1,229
Động cơ
242,227 Mã lực
Ko biết có lịch dán ở mỗi ga ko ,chứ ít nhiếu hay ngắn dài gì thì cũng phải có lịch cụ ạ. Người đi sẽ ko phải đợi và chủ động thời gian
À lịch cụ nói gắn với giờ cố định thì tàu này chưa có, hoặc sẽ không có. Giờ tàu đang tính theo kiểu ban đầu chạy thử thì 15p có tàu, sau điều chỉnh 10p, khi đi vào chạy thương mại sẽ tính theo giờ cao điểm 6p có tàu, giờ thấp điểm 10phút có tàu.
 

vonhai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796297
Ngày cấp bằng
10/11/21
Số km
112
Động cơ
18,769 Mã lực
Ko biết có lịch dán ở mỗi ga ko ,chứ ít nhiếu hay ngắn dài gì thì cũng phải có lịch cụ ạ. Người đi sẽ ko phải đợi và chủ động thời gian
Em không nhớ Thái thế nào, Sing ra sao, nhưng ở Nhật em thường đi tàu, ở mỗi ga đều có 1 tờ in giờ tàu ở ga đó. Em thường lấy ở chỗ bán vé, trong sân ga, có biểu giờ tàu đến, tàu rời đi. Tra bằng google, hay yahoo đều được và khớp với thực tế.
Thực ra bây giờ tra lịch mọi phương tiện GTCC tiện nhất là trên điện thoại (gồm cả GG map).
Bên Nhật có thể tra từ lịch tàu nội đô, ngoại đô, liên TP, toàn bộ mạng lưới bus.... chính xác đến từng giây, có trường hợp tàu gặp sự cố bị đình trệ tuyến nào nó cũng báo luôn để hành khách biết đường mà chọn phương tiện/ tuyến khác.
Có đi lại bên đó nhiều mới thấy có lịch các loại tàu xe CC chính xác tiện biết nhường nào, từng phút từng giây đều quý giá!
Bên châu Âu mạng lưới Flixbus xuyên quốc gia phủ hầu khắp Tây Âu, 1 số nước Đông/ Nam Âu có thể tra lịch trước hàng tháng, đặt vé online lấy mã QR chạy bất cứ lúc nào cũng dc, vô cùng tiện lợi.
 
Chỉnh sửa cuối:

fuotpro

Xe tải
Biển số
OF-358029
Ngày cấp bằng
13/3/15
Số km
352
Động cơ
264,436 Mã lực
Dạo này có vẻ bắt đàu vắng vẻ các cụ nhỉ
Giai đoạn tham quan xong rồi
Đều đều 16k đến 19k một ngày thường, cuối tuần thì cao hơn cụ nhé. Với cả giờ học sinh, sinh viên, đối tượng chính đi gtcc thì lại chưa đi học, chứ các cháu mà đi học lại thì giờ cao điểm có khi chỗ đứng còn chẳng có

 

ConCaoVaChumNho

Xe tải
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
499
Động cơ
171,977 Mã lực
Châu Âu dân không đông nên làm thế được. VN nhà mình đến lúc có mạng lưới tàu nội đô đủ rộng thì chỗ đứng còn không đủ, nói gì đến xe đạp hả cụ.
Em chưa gặp ở đâu cho mang xe đạp lên đường sắt nội đo cả. Nếu có cho mang thì thường là đường sắt liên kết giữa các vùng, tỉnh. Một số nơi, tầu cho mang xe đạp lên là loại tầu riêng, có ký hiệu xe đạp dán ở cửa lên xuống luôn, một số nơi thì chung ko có phân biệt, nhưng thông thường khi mua vé thì ở phần thông tin tầu sẽ hiển thị có cho mang xe đạp hay không.

Một số nước có những vùng du lịch dã ngoại kiểu đi bộ đường dài, đạp xe ... thì thường việc mang xe lên tầu là khá thoải mái ( Ví dụ các khu du lịch chạy dọc theo dãy Alps).

Cái xe đạp là thế, còn vật nuôi thì không biết ntn :) ko biết có được mang lên không ? và ko biết sắp tới những bạn yêu động vật có lên tiếng bảo vệ “quyền” sử dụng phương tiện công cộng của vật nuôi không ;)

Hy vọng HN và SG sớm xong hệ thống đường sắt đô thị, chứ cứ chen nhau lên mặt đường đi mãi cũng mệt, người thì ngày càng nở mà đường có nở kịp đâu.
 

ConCaoVaChumNho

Xe tải
Biển số
OF-533524
Ngày cấp bằng
23/9/17
Số km
499
Động cơ
171,977 Mã lực
Thực ra bây giờ tra lịch mọi phương tiện GTCC tiện nhất là trên điện thoại (gồm cả GG map).
Bên Nhật có thể tra từ lịch tàu nội đô, ngoại đô, liên TP, toàn bộ mạng lưới bus.... chính xác đến từng giây, có trường hợp tàu gặp sự cố bị đình trệ tuyến nào nó cũng báo luôn để hành khách biết đường mà chọn phương tiện/ tuyến khác.
Có đi lại bên đó nhiều mới thấy có lịch các loại tàu xe CC chính xác tiện biết nhường nào, từng phút từng giây đều quý giá!
Bên châu Âu mạng lưới Flixbus xuyên quốc gia phủ hầu khắp Tây Âu, 1 số nước Đông/ Nam Âu có thể tra lịch trước hàng tháng, đặt vé online lấy mã QR chạy bất cứ lúc nào cũng dc, vô cùng tiện lợi.
Nhiều khi chờ Flixbus trong mỏi mòn lắm bác ơi :) ko biết khi nào đến và không biết gọi đâu, hỏi ai để biết “giờ này xe đang nơi đâu” . Tất nhiên cũng hên xui, dưng cái bọn Flixbus là hay trễ lắm :)

Còn lịch chạy cụ thể, rõ ràng và chính xác thì tầu vẫn là chuẩn nhất.
 

Shoptot102

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-795231
Ngày cấp bằng
30/10/21
Số km
1,599
Động cơ
35,387 Mã lực
Tuổi
44
Đây cụ: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tau-duong-sat-cat-linh-ha-dong-bat-ngo-vang-khach-sang-dau-tuan-20211115112613627.htm
Mình khẳng định luôn là tầu trên cao CL-HĐ này và các dự án giao thông công cộng khác sẽ thất bại hoàn toàn nếu VN cứ để tự do phát triển giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Văn hóa và thói quen sử dụng xe máy làm phương tiện GT đã ăn quá sâu vào đời sống người dân nên giờ bảo sử dụng GTCC là vô cùng khó (nếu nói là không thể). Cần lắm những quyết sách mạnh mẽ hơn để không gian, môi trường và hình ảnh của VN sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Bốc phét ít thôi. Giỏi làm đc lên mà làm.
 

vonhai

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-796297
Ngày cấp bằng
10/11/21
Số km
112
Động cơ
18,769 Mã lực
Nhiều khi chờ Flixbus trong mỏi mòn lắm bác ơi :) ko biết khi nào đến và không biết gọi đâu, hỏi ai để biết “giờ này xe đang nơi đâu” . Tất nhiên cũng hên xui, dưng cái bọn Flixbus là hay trễ lắm :)

Còn lịch chạy cụ thể, rõ ràng và chính xác thì tầu vẫn là chuẩn nhất.
Tàu thì cũng tùy tuyến, tùy nước thôi, mấy cái nước Đông Âu như Hung m chờ hết hơi dài cổ, đúng cựu phong cách mậu dịch xhcn :D
Còn Flixbus m từng đặt vé từ VN ghoặc bên Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức) trước nhiều ngày hoặc trong ngày đều thấy chạy chuẩn giờ đấy chứ, nhiều lúc chờ hơi đông người thôi.
 

toimuondie

Xe container
Biển số
OF-328408
Ngày cấp bằng
24/7/14
Số km
7,948
Động cơ
799,308 Mã lực
Sau khi đưa vào vận hành đến giai đoạn tổng kết và chẳng thấy lỗi của nhà thầu đâu.
Nhưng cả chục năm vẫn leo lẻo cái mồm, lỗi do nhà thầu yếu kém

"lý do đầu tiên là do công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) thực hiện kéo dài, dự kiến hoàn thành trong năm 2011 nhưng đến tháng 5/2014 mới cơ bản hoàn thành, điều này dẫn đến việc tư vấn không có mặt bằng để tiến hành công tác khảo sát, lập thiết kế kỹ thuật, dự toán theo quy định hợp đồng, dẫn đến các bên chưa xác định được giá trị của hợp đồng tại thời điểm đó"

 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
628
Động cơ
149,284 Mã lực
Tàu thì cũng tùy tuyến, tùy nước thôi, mấy cái nước Đông Âu như Hung m chờ hết hơi dài cổ, đúng cựu phong cách mậu dịch xhcn :D
Còn Flixbus m từng đặt vé từ VN ghoặc bên Âu (Pháp, Bỉ, Hà Lan, Đức) trước nhiều ngày hoặc trong ngày đều thấy chạy chuẩn giờ đấy chứ, nhiều lúc chờ hơi đông người thôi.
Chạy từ bến đầu đến bến cuối thì không sợ lắm cụ ạ, còn lên giữa chừng cũng khiếp.
 

Phòng và vé

Xe tải
Biển số
OF-747900
Ngày cấp bằng
27/10/20
Số km
281
Động cơ
59,466 Mã lực
Em bảo rất nhiều chứ em ko bảo hầu hết. Vì hiện nay năng lực ko đáp ứng được. nếu tất cả những người có nhu cầu chuyển sang đi BRT hết thì chắc mỗi người chỉ đứng được 1 ngón tay thôi hoặc xe sẽ bẹp rúm. Họ sẽ tự cân bằng lại, khi nào còn đủ thoải mái thì họ còn đi, nếu bớt thoải mái hơn họ lại sẽ chuyển phương tiện khác. Đấy là thực tế cuộc sống mà.
Chứ em cũng đã đi làm bằng BRT rồi, từ 6h45 đến 7h30 qua Tố Hữu các chuyến xe cũng full hết cụ ạ. Còn phụ thuộc cụ chụp ảnh chiều nào, tuyến nào và bến nào nữa.
Nhiều cụ cứ nghe nói với đi qua chụp ảnh mà cứ nói nó vắng nghe cũng lạ. Em cũng là người thường xuyên sử dụng tuyến BRT này và nay là tuyến tầu điện, em hoàn toàn happy khi 2 tuyến này đi vào hoạt động mặc dù mỗi đầu ga em phải đi bộ hơn 1/2 tiếng mới tới
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,872
Động cơ
205,605 Mã lực
Trong bài ông đại biểu cũng có nhắc là phải tự chủ công nghệ. Sau này biết bao nhiêu là đoàn tàu trên cả nước, và cả đường sắt cao tốc nữa. Ví dụ như việc đóng toa tàu là có thể làm được. Thế mà có 1 nước lạ nghe tin này đã tặng ngay 40 toa tàu cũ 40 năm tuổi để định đánh sập ngành đóng tàu của ta! :D
 

isak

Xe tăng
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
1,756
Động cơ
293,555 Mã lực
Hệ thống giao thông công cộng ở châu Âu có 4 (5) loại tàu:
(Bổ sung)
- Tram: Em bổ sung thêm một loại nữa là tram, về cơ bản giống tàu điện trên phố mình hồi xưa, đặc điểm chính là chạy nổi dọc đường phố lớn hoặc giữa giải phân cách chạy nhẹ nhàng và chậm hơn so với metro thường. Nhược điểm lớn nhất của tram là ko có hệ thống đường riêng mà chia sẻ với các phương tiện xe ô tô nên gặp nhiều trở ngại các đoạn giao cắt, chịu sự điều tiết của đèn xanh đỏ. Ưu điểm là rẻ tiền đầu tư nhanh. Thường tram kế thừa từ hệ thống cũ từ thế kỷ trước, nên hay ở trong trung tâm, thi thoảng cũng có những hệ thống tram mới làm hệ thống kết nộ cho Metro.
EF02B58D-419D-4AA4-81FF-4D81FE8A7DCA.jpeg

- Tàu metro: đi nội đô, có khi vươn đến cả vùng ven đô, là loại tàu nhẹ, chạy thường xuyên 2,3-5'/chuyến, đông đúc, và không có bảng giờ tàu (vì chạy rất sát nhau), thường mọi người chỉ nhớ giờ mở tuyến và đóng tuyến để còn biết mà về. Những tàu này ko mang xe đạp lên được, nhưng ko thấy cấm xe đạp gấp, vì như vali, xe đẩy trẻ con, xe lăn người già vẫn đi thoải mái, quan trọng là qua được chỗ cửa soát vé thôi. Nhiều thành phố lớn metro lởm lắm vì đầu tư lâu rồi, mấy thành phố trẻ tàu metro thậm chí là loại tàu tự lái, điều khiển từ xa chạy rất phê (như con ở Lille hình thứ 2 dưới đây )
ESA - Paris Metro Line One
SEE Telecom - Renovation of the Lille metro

- Tàu vùng: đây là tàu điện nhiều ga chung với tàu metro và có nhiều đoạn thậm chí đi chung với metro nên nhiều người nghĩ là metro, giống line RER B ở Paris chạy thẳng lên sân bay. Nhiều thành phố nhỏ hơn thì tàu vùng chạy tương đối xa và nối từ ga trung tâm thành phố đi, Những tàu này thường 2-4 chuyến/giờ nên có giờ tàu rõ ràng và thường có khoảng giữa 2 toa tương đối rộng có thể bố trí để xe đạp. Những tàu này thường chạy một chuyến khoảng 2h, đỗ khá nhiều ga, đi tầm loanh quanh 30-50km từ điểm đầu đến điểm cuối
RER B à Paris - YouTube
Cheap RER Line B Train to Paris-Charles de Gaulle Airport (CDG)

- Tàu intercity: Tàu nhanh nối giữa các thành phố lớn, chạy tầm 1 chuyến/giờ, chỉ chạy từ ga trung tâm, hoạt động giống mô hình tàu Hà Nội- Hải Phòng của mình. Nhiều tàu intercity thậm chí nối qua nhiều nước, và chạy xuyên đêm. Tàu này cũng cho để xe đạp full size nhưng chỉ ở một số toa nhất định và có biểu tượng ở ngoài, có nơi bắt mua vé có nơi không. Tàu này tốc độ tối đa lên được 160-180km, tốc độ trung bình cũng khoảng 100-120km/h nên em thấy phù hợp với VN, chạy HN -SG mà tầm 10-12h thì quá ngon, chẳng cần cao tốc gì cho tốn kém
DEKRA tests NS Intercity New Generation
DUTCH TRAIN SERVICE | ExpatINFO Holland

- Tàu cao tốc, châu Âu chỉ có vài nước có hệ thống này: Eurostar của Anh, TGV của Pháp, Thalys của Pháp-Bỉ-Hà Lan, ICE của Đức, Ý, TBN cũng có... Những tàu này thường xuất phát ở ga trung tâm hoặc, ngoại vi thành phố, đỗ ít, chạy nhanh và ko được mang xe đạp gì lên. Những tàu này thường phải book vé sớm từ trước, giá khá đắt, nhiều loại còn bắt check in vào khu riêng, trên tàu nhiều chỗ tiện nghi còn hơn khoang hạng nhất máy bay. Khoảng cách tầm 800-1000km dân châu Âu thích đi tàu này hơn là đi máy bay vì nhanh và tiện, hợp với người già, trẻ con
SNCF TGV Atlantique - Wikipedia
ICE 4 High Speed Intercity and Long-Distance Train, Germany


Còn mấy loại Eurolines, Flexibus thì nó như xe khách liên tỉnh của mình, đi mấy loại đó được cái rẻ thôi chứ oải lắm. Nói chung ở châu Âu thì đi tàu là sướng nhất, sau đó đến máy bay, bus chỉ trong khu vực rất nhỏ và làm nhiệm vụ trung chuyển cho metro và tàu.
 
Chỉnh sửa cuối:

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,582
Động cơ
64,370 Mã lực
Đây cụ: https://dantri.com.vn/xa-hoi/tau-duong-sat-cat-linh-ha-dong-bat-ngo-vang-khach-sang-dau-tuan-20211115112613627.htm
Mình khẳng định luôn là tầu trên cao CL-HĐ này và các dự án giao thông công cộng khác sẽ thất bại hoàn toàn nếu VN cứ để tự do phát triển giao thông cá nhân, đặc biệt là xe máy. Văn hóa và thói quen sử dụng xe máy làm phương tiện GT đã ăn quá sâu vào đời sống người dân nên giờ bảo sử dụng GTCC là vô cùng khó (nếu nói là không thể). Cần lắm những quyết sách mạnh mẽ hơn để không gian, môi trường và hình ảnh của VN sẽ thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Phương tiện công cộng phải đủ đáp ứng đc 30% nhu cầu đã cụ, trước mắt Hn có thể nghiên cứu cấm theo giờ ở vài tuyến phố, sau mới lan dần ra đc. Nhưng rất tiếc ở HN các đường chưa đc xây dựng theo dạng ô bàn cờ nên nếu cấm sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến đời sống nhân dân.
Các khu mới xây như khu Nhân chính. Mỹ đình có thể chỉ khắc phục chút là đc
 

bat_kha_tu_nghi

Xe điện
Biển số
OF-345567
Ngày cấp bằng
5/12/14
Số km
2,552
Động cơ
314,972 Mã lực
Trong bài ông đại biểu cũng có nhắc là phải tự chủ công nghệ. Sau này biết bao nhiêu là đoàn tàu trên cả nước, và cả đường sắt cao tốc nữa. Ví dụ như việc đóng toa tàu là có thể làm được. Thế mà có 1 nước lạ nghe tin này đã tặng ngay 40 toa tàu cũ 40 năm tuổi để định đánh sập ngành đóng tàu của ta! :D
Xin cụ, cái ngành đóng toa tàu VN mấy chục năm nay nó có phát triển được đâu mà vì nhận về 40 cái toa tàu cũ mà sập?
 

A97

Xe buýt
Biển số
OF-595608
Ngày cấp bằng
22/10/18
Số km
628
Động cơ
149,284 Mã lực
Xin cụ, cái ngành đóng toa tàu VN mấy chục năm nay nó có phát triển được đâu mà vì nhận về 40 cái toa tàu cũ mà sập?
Toa tàu về cơ bản chỉ phức tạp hơn cái xe bus, VN vẫn chế tạo được mà. Mấy chục toa tàu của Nhật kia là DMU, có động cơ, hiện nay nằm ngoài tầm công nghệ VN.
Giờ cần đầu tư chế tạo tàu điện, cái gì không làm được thì mua. Nga có thừa khả năng công nghệ, sao VN không sang đề nghị nhỉ?
 

Hooks

Xe tăng
Biển số
OF-584554
Ngày cấp bằng
11/8/18
Số km
1,343
Động cơ
150,910 Mã lực
Tuổi
53
Nhật bản cho ra đời xe buýt có thể chạy trên đường ray và đường bộ.


(Để làm gì nhỉ? #-o)

QLP4RZ8ZY3-eyecatch_4f18a57bab113eab4b7709293b8ce4c6.jpg
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,274
Động cơ
92,708 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Mỗi toa có 2 giá chuyển hướng. Toa M thì mỗi giá chuyển hướng có 2 động cơ (mô tơ)
View attachment 6666928

Còn toa T thì không có động cơ như hình sau
View attachment 6666929


Cụ nhận xét khá tinh. Ghi giao chéo sau ga ở Yên Nghĩa sẽ hay hơn ga giao chéo trước ga ở Cát Linh, không yêu cầu mức độ gấp gáp như ga CL.
Tuy nhiên mức độ 5 phút/chuyến là bảo đảm. Tàu không cần đi lùi - mà bản chất tàu này 2 đầu như nhau nên không có khái niệm đi lùi.
Ví dụ ở ga Cát Linh:
1. Nếu đường ray bên trái có tàu chờ khách, thì tàu đến chuyển hướng sang đường ray bên phải. Tàu bên trái ra ga sẽ chuyển hướng sang bên phải như quy định.
2. Tàu đến ga trám vào vị trí tàu bên trái vừa rời đi và tiếp tục chờ khách.
3. Tàu bên phải đến giờ thì đi thẳng thôi.
Mấy cái này nền Công nghiệp đường sắt Việt Nam nên đầu tư R&D để nghiên cứu tự Thiết kế-Chế tạo. Hãy làm ngay bây giờ để 10 năm nữa tự chủ được Công nghiệp đường sắt / Metro.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top