[Funland] Về Thể Loại Âm Nhạc Không Lời - Những nốt trầm bổng.

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,599
Động cơ
243,093 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Sao nghe giống "Một tiếng phật niệm..." thế nhỉ câc cụ 🙄🙄🙄
 

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,589
Động cơ
111,143 Mã lực
Nhân hôm nay được nghe về ý nghĩa của Thập Diện Mai Phục thì em mò ra clip này
Bác Fang Jinlong này ( ông đầu bạc) đã từng có một show trình diễn “Rhythm World” nhạc cụ dân tộc kết hợp với 100 nhạc cụ phương tây và được coi là viral của TQ ( 3 ngày đạt 43 triệu views). Bác này cũng được coi là con nhà nòi và biết chơi khoảng 100 nhạc cụ dân tộc.
Và đây là show “Rhythm World”


Và đây là Thập diện mai phục.


Và đây là bài phân tích em gúc được, cụ Asura cho ý kiến ạ, em ngu nên thấy ai viết được dài là giỏi và hay:)

Thập diện mai phục”. Ra đời vào năm 202 TCN, “Thập diện mai phục” được biết đến như là một bản hùng ca miêu tả về cuộc chiến Hán Sở giao tranh. Mang theo âm hưởng gấp gáp, mãnh liệt, dữ dội và bi thương của chiến trận, nhạc khúc được lưu truyền cho đến tận ngày nay mà không ai biết được về nguồn gốc tác giả của nó.

Thập diện mai phục” còn có tên là “Hoài Âm bình Sở”, lấy trận chiến ở Cai Hạ của Lưu Bang, Hạng Vũ làm chủ đề, vận dụng kỹ xảo riêng của đàn tỳ bà để miêu tả cảnh binh lính giao tranh khiến tâm linh của người nghe chấn động. Vậy trận Cai Hạ bi tráng đã diễn ra như thế nào?

Trận Cai Hạ, Ngu Cơ tự vẫn, Hạng Vũ phá vây cùng 28 kỵ binh
Năm 202 TCN, Lưu Bang cùng quân của chư hầu đánh quân Sở thắng Hạng Vũ một trận quyết liệt ở Cai Hạ. Riêng cánh quân Tề của Hàn Tín đã có 30 vạn người, ngoài ra Khổng tướng quân ở cánh trái, Phí tướng quân ở cánh phải, Lưu Bang ở phía sau, Chu Bột, Sài Vũ ở sau lưng Lưu Bang. Toàn thể quân Hán có đến năm sáu chục vạn. Quân của Hạng Vũ chỉ vào khoảng 10 vạn, lực lượng rất chênh lệch. Tuy nhiên Hàn Tín cầm quân Tề đánh đầu tiên cũng không thắng nổi, phải rút lui. Khổng tướng quân và Phí Tướng quân đem quân đến giúp. Quân Hán quá đông nên quân Sở không thắng được. Hàn Tín nhân lúc ấy lại tiến lên đánh quân Sở đại bại ở Cai Hạ phải rút vào thành.

Thập diện mai phục(Tranh minh họa truyện “Hán Sở tranh hùng”)
Hạng vương đóng quân ở trong thành Cai Hạ, binh ít, lương hết. Quân Hán và quân chư hầu bổ vây mấy vòng. Đang đêm, Hạng vương thức dậy nghe quân Hán ở bốn mặt đều hát giọng Sở, Hạng vương kinh hoàng, nói: “Hán đã lấy được Sở rồi sao? Sao mà người Sở lại đông như thế?

Đêm đó Hạng vương uống rượu trong trướng cùng mỹ nhân Ngu Cơ. Hạng vương đau đớn cảm khái làm bài thơ, được đời sau gọi là bài “Cai Hạ ca”:

Lực bạt sơn hề, khí cái thế,
Thời bất lợi hề, Truy bất thệ
Truy bất thệ hề khả nại hà,
Ngu hề, Ngu hề nại nhược hà.


Dịch:

Sức dời núi, khí trùm trời,
Ô Truy chùn bước bởi thời không may!
Ngựa sao chùn bước thế này?
Ngu Cơ, biết tính sao đây hỡi nàng?


Hạng vương ca mấy lần, Ngu Cơ múa kiếm, hát hòa theo, lời ca rằng:

Hán binh dĩ lược địa,
Tứ diện Sở ca thanh.
Trượng phu ý khí tận,
Tiện thiếp hà liêu sinh.


Dịch:

Quân Hán lấy hết đất,
Khúc Sở vang bốn bề.
Trượng phu chí lớn cạn,
Tiện thiếp sống làm chi.


Rồi Ngu Cơ tự vẫn. Tương truyền nơi máu bà đổ xuống mọc lên một thứ cỏ hễ có rót rượu gần bên thì cỏ múa lả lướt như Ngu Cơ trong tiệc rượu của Hạng Vũ. Người ta gọi cỏ ấy là “Ngu mỹ nhân thảo”.

Hạng vương lên ngựa, tráng sĩ cưỡi ngựa ở dưới cờ chỉ còn hơn 800 người, đang đêm phá vỡ vòng vây xông ra phía nam, phi ngựa chạy. Đến tảng sáng, quân Hán mới biết, sai kỵ tướng là Quán Anh mang năm ngàn kỵ binh đuổi theo.

Hạng Vương vượt qua sông Hoài, quân kỵ theo kịp chỉ còn hơn trăm người. Hạng Vương đến Âm Lăng lạc đường, hỏi một cụ già làm ruộng. Cụ già nói dối, bảo ông đi qua bên trái. Hạng Vương rẽ qua bên trái, sa vào trong đồng lầy, cho nên quân Hán đuổi kịp. Hạng Vương lại đem quân đi về phương đông, đến Đông Thành, bấy giờ chỉ còn 28 kỵ binh. Kỵ binh Hán đuổi theo mấy ngàn.

Hạng Vương tự liệu chẳng thoát được, bèn trổ tài oai dũng, phá vòng vây, chém tướng, chặt cờ. Hạng Vương phi ngựa xuống, quân Hán đều giạt ra một bên, ông mặc sức tung hoành trong quân địch, đi lại như chốn không người, giết một viên tướng Hán, một viên đô úy cùng vài trăm binh lính. 28 kỵ binh thấy vậy đều vô cùng khâm phục.

Hạng Vương đi sang phía đông. Người ngựa chạy đến bờ sông Ô Giang thì cùng đường. Có người đình trưởng Ô Giang cắm thuyền đợi, bảo Hạng Vương: “Giang Đông tuy nhỏ, nhưng đất hàng ngàn dặm, dân vài mươi vạn, cũng đủ làm vương. Xin đại vương mau mau vượt sông. Nay chỉ một mình thần có thuyền, quân Hán đến không có cách gì vượt qua.

Hạng Vương cười nói: “Trời hại ta, ta vượt qua sông làm gì! Vả chăng Tịch này cùng tám ngàn con em Giang Đông vượt Trường Giang đi về hướng tây, nay không còn lấy một người trở về! Dù cho các bậc cha anh ở Giang Đông thương ta, cho ta làm vương, ta cũng còn mặt mũi nào mà thấy họ nữa. Dù họ không nói, Tịch này há chẳng thẹn trong lòng sao?

Rồi ông bảo người đình trưởng: “Ta biết ông là bậc trưởng giả, ta cưỡi con ngựa này, năm năm nay đi đến đâu cũng vô địch, thường một ngày đi ngàn dặm, ta không nỡ giết, xin biếu ông.

Quân Hán đến, Hạng Vương sai kỵ binh đều xuống ngựa đi bộ, cầm khí giới ngắn để tiếp chiến. Một mình Hạng Vũ giết mấy trăm quân, thân bị hơn 10 vết thương. Ông quay lại thấy kỵ binh tư mã của Hán là Lã Mã Đồng vốn là tướng cũ của mình, bèn bảo Đồng: “Ta nghe vua Hán mua đầu ta ngàn vàng, phong ấp vạn hộ. Ta làm ơn cho nhà ngươi đây.

Nói rồi, Hạng Vương tự đâm cổ chết. Năm đó ông 31 tuổi, ở ngôi Tây Sở Bá vương được 5 năm (206 – 202 TCN).

Khúc “Thập diện mai phục
Có gi chép bằng văn tự liên quan đến khúc “Thập diện mai phục” trong “Tứ chiếu Đường tập Thang tỳ bà truyện” của Vương Du Định đời Minh rằng, Thang Ưng Tăng (khoảng 1585-1652) được người đời gọi là “Thang tỳ bà đàn khúc tỳ bà Hán Sở”, họ Thang đàn hơn 110 bản mà hay nhất là khúc “Hoài Âm bình Sở” này.

“Giữa lúc đôi bên quyết chiến, tiếng sát long trời lở đất, ngói trên mái nhà dường như rung rinh; lại có tiếng vang, tiếng trống, tiếng cung kiếm, tiếng người ngựa gào thét; lâu lâu có nỗi oan khó tỏ bày là tiếng Sở ca thê lương mà hùng tráng, là tiếng Hạng Vương từ biệt Ngu Cơ; ở đầm lớn có tiếng quân kỵ đuổi theo; đến Ô Giang có tiếng Hạng Vương tự vẫn, tiếng gió ngựa giày đạp của quân kỵ tranh xác Hạng Vương, khiến người nghe hưng phấn rồi kinh hoàng, cuối cùng bật khóc mà bàng hoàng, sự cảm động lòng người của nó đến độ như vậy”.

Có người đem giai điệu của đoạn đầu “Thập diện mai phục” so với khúc thứ năm lớp thứ bảy “Ca khúc cổ điển” ở biên giới phía Bắc của sắc tộc Duy Ngô Nhĩ, phát hiện âm điệu cốt lõi, dấu lặng và khí vị của hai cái hết sức giống nhau, nhân đó mà cho rằng “Thập diện mai phục” hấp thu được tinh hoa âm nhạc của sắc tộc thiểu số Tây Bắc. Thang Ưng Tăng đúng là đã từng đến chiến trường Tây Bắc như Gia cốc quan, Trương dịch, Tửu tuyền v.v… có đủ điều kiện để sáng lập “Thập diện mai phục”. Nhưng, Vương Du Định, người giao du thân mật và kết làm tri kỷ với Thang Ưng Tăng, trong “Thang tỳ bà truyện” lại không nói việc Thang sáng tác “Thập diện mai phục”, mà đem nó liệt vào loại “cổ khúc”.

Nhiều người cho rằng các cổ khúc tỳ bà đều phát sinh từ dân gian, rồi trải qua diễn xuất luyện tập của mấy đời nghệ nhân nên ngày càng chín chắn, hoặc đến cao độ thuần phục, là kết tinh của trí tuệ tập thể. “Thập diện mai phục” có thể cũng lại như vậy chăng?

Đại thi hào Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều cũng nhắc đến danh khúc này Khi Kiều đàn cho Kim Trọng nghe.

Khúc đâu Hán Sở chiến trường
Nghe ra tiếng sắt tiếng vàng chen nhau

Nguồn: trithucvn.org.
 
Chỉnh sửa cuối:

thngaylangthang

Xe ngựa
Biển số
OF-130800
Ngày cấp bằng
14/2/12
Số km
25,389
Động cơ
1,653,309 Mã lực
Nơi ở
Đó đây, langthang

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,230
Động cơ
301,133 Mã lực
Sau Cách mạng 1789, các bản giao hưởng của các nhà soạn nhạc Pháp bị lãng quên, và trong thời kỳ hậu Napoléon, opera đã trở thành mối quan tâm chính của công chúng "nghe nhạc" Pháp, bất chấp những nỗ lực dũng cảm của Berlioz trong việc tạo ra một truyền thống giao hưởng Pháp mới với Symphonie Fantastique của ông. Nếu có một bản giao hưởng được trình diễn trên đất Pháp, chúng thường là các bản giao hưởng của các nhà soạn nhạc Áo-Đức, đặc biệt là các bản giao hưởng của Beethoven. Nhiều người cảm thấy rằng âm nhạc chính thống của nước Pháp đã bị suy yếu do sự thái quá của các vở opera hoành tráng, sự phù phiếm của vũ điệu cancans và rượu sâm panh. Trong hoàn cảnh đó, Camille Saint-Saëns xuất hiện.

Saint-Saëns bắt đầu sự nghiệp của mình với tư cách là một thần đồng piano và pip organ, ông nổi tiếng bởi khả năng chơi bất cứ đoạn nào trong số 32 bản sonata cho piano của Beethoven chỉ bằng trí nhớ của mình. Tuy nhiên, sự nghiệp của ông với tư cách là một nhà soạn nhạc chậm chạp hơn. Đến những năm 1880, ông đã viết một số bản nhạc thành công và có chỗ đứng trong làng nhạc, nhưng 03 bản giao hưởng (01 bản không đánh số, 02 bản đánh số) đầu tiên của ông đã không thành công. Chúng giống những "bài thánh ca" thời kỳ classic của Haydn, Mozart mà không có sự kết nối với hiện thực và thiếu hơi thở của thời đại - kỷ nguyên âm nhạc Lãng mạn. Bản thân thể loại giao hưởng đang bị tấn công bởi một thiên tài có sức ảnh hưởng rất lớn ở Đức - Wagner. Wagner đã tuyên bố rằng sau bản Giao hưởng số 9 của Beethoven, việc viết giao hưởng là vô ích và cách duy nhất để tiến lên là viết âm nhạc chương trình. Mặc dù Saint-Saëns rất ngưỡng mộ âm nhạc của Wagner, nhưng ông không phải là người hâm mộ giáo điều âm nhạc của Wagner. Ông đã viết một số bài báo thẳng thắn về đề tài này, nhưng dĩ nhiên, các trận chiến của lịch sử âm nhạc được sử dụng vũ khí là các note nhạc hiệu quả hơn là lời nói, ông quyết định sáng tác một bản giao hưởng - một kiệt tác sẽ làm sống lại thể loại này và chứng tỏ rằng người Pháp hoàn toàn có thể viết những bản giao hưởng. Nó sẽ khép lại vết thương tinh thần đang rỉ máu cho nước Pháp. Do đó, khi Hiệp hội Giao hưởng Hoàng gia Anh đặt hàng ông sáng tác một tác phẩm mới (điều thú vị là chính Hiệp hội này cũng đã đặt hàng Beethoven viết bản Giao hưởng số 9 kinh điển), Saint-Saëns đã tìm thấy cơ hội mà ông cần và kiệt tác Organ Symphony ra đời. Buổi ra mắt tại London, do Sir Arthur Sullivan chỉ đạo, đã thành công tốt đẹp. Khi bản giao hưởng được công chiếu tại Paris vào năm sau, nó đã làm cả nước Pháp ngây ngất, như Gabriel Fauré thổn thức "...Nhà soạn nhạc giao hưởng nổi tiếng thân yêu của tôi ! Ngài sẽ không bao giờ có thể tưởng tượng tôi đã hạnh phúc như thế nào vào Chủ nhật tuần trước (tại buổi biểu diễn thứ hai vào ngày 16 tháng 1 năm 1887)! Và tôi đã ôm chặt nhạc phổ và không bỏ sót một note nào của Bản giao hưởng này. Nó sẽ sống lâu hơn hai chúng ta rất nhiều, ngay cả khi chúng ta cộng gộp hai quãng đời của mình với nhau!..". Nhà soạn nhạc Charles Gounod nổi tiếng đã dành cho Saint-Saëns lời khen ngợi cao nhất mà ông có thể nghĩ đến khi tuyên bố ông là “Beethoven của Pháp”. Người Pháp đã sẵn sàng cho cho thể loại giao hưởng tuyệt vời.

Cho đến ngày nay, Symphony No. 3 in C minor, Op. 78 "Organ Symphony" đã rất nhiều lần vượt qua cả 9 bản symphony của Beethoven để đứng thứ nhất trong các danh sách bình chọn (trong đó có em :))). Giới phê bình vẫn dành cho nó những thuật ngữ siêu tưởng như Apocalyptic Vision (Tầm nhìn Khải huyền) hay Dies Irae (ngày Phát xét) ... khi nói về nó.

Một phần của những gì Saint-Saëns muốn chứng minh là thể loại giao hưởng không hề chết. Ông muốn chứng tỏ rằng các nhà soạn nhạc không cần dùng đến lời nói để truyền tải ý nghĩa đến người nghe, rằng một bản giao hưởng có thể chuyển động mạnh mẽ như một vở kịch âm nhạc của "lãnh địa Wagner" và tiết kiệm thời gian hơn nhiều. Giống như Beethoven, ông hy vọng được dạo bước trên đường biên ranh giới hoàn hảo của của âm nhạc tuyệt đối và nhạc chương trình. Mặc dù Beethoven chưa bao giờ nói Bản giao hưởng số 5 của ông nói về điều gì, nhưng người nghe trong suốt nhiều thế kỷ và trên khắp thế giới đã nghe thấy trong đó một cuộc hành trình từ bóng tối của (cung) Đô thứ đến ánh sáng của (cung) Đô trưởng, một câu chuyện về cuộc chiến đấu anh dũng và chiến thắng trước số mệnh - Định mệnh. Giống như Beethoven số 5, Bản giao hưởng Organ của Saint-Saëns bắt đầu ở Đô thứ và kết thúc ở Đô trưởng nhưng hành trình ông đưa chúng ta đi thì khác hẳn - Phục sinh. Thay vì dùng Hạc cầm (harp) cho "bầu không khí thiên đường", Saint-Saëns sử dụng những hợp âm rải lấp lánh với piano 4 tay đầy "trần tục" nhưng kèm theo đó là không gian tôn giáo với những khúc biến tấu trên Đại phong cầm (pipe organ).Trước nay chưa từng có nhà soạn nhạc nào sử dụng bất kỳ nhạc cụ nào trong số chúng (piano 4 tay và organ) cho thể loại giao hưởng, đáng buồn là, chính đều đó đã khiến công chúng yêu nhạc ở các "nước nghèo" ít có khả năng tiếp cận kiệt tác bất hủ này =((. Âm vực vô địch của đại phong cầm (có thể xuống 5Hz) và sức mạnh của nó (có thể tới 30.000 ống hơi thổi xuống từ độ cao có thể tới 50m) cũng làm nản lòng không ít tín đồ audiophile khi muốn thưởng thức tại gia.

Bản Giao hưởng này cũng do đó trở thành "định mệnh" với cả Saint-Saëns và công chúng yêu nhạc. Dù Saint-Saëns sau này nổi tiếng với rất nhiều tác phẩm thuộc đủ thể loại khác nhau nhưng ông không thể viết thêm một bản Giao hưởng nào, bởi vì, như ông chia sẻ ... Ông không thể viết hay hơn được nữa !!!

Ngày tận thế, hay một khởi đầu mới?

Đây có thể là một bản nhạc miêu tả về ngày tận thế và sự thành lập của vương quốc thiên đàng trên trái đất? ... Các nhà bình luận đương đại như Emil Baumann thường sử dụng ngôn ngữ tôn giáo khi mô tả bản giao hưởng này, và ở thời đại của chúng ta, Watson Lyle, tác giả của Camille Saint-Saëns: Cuộc đời và Nghệ thuật , thậm chí còn đi xa đến mức cho rằng sự xuất hiện của bản chính của chủ đề Die Irae ”… như thể chúng ta nhìn thấy một hồ sơ của Chúa Kitô, trong bức phù điêu bằng đá cẩm thạch tuyết…

Saint-Saëns có định xây dựng một công trình tôn giáo bằng âm nhạc không? Saint-Saëns có thể đã lấy cảm hứng từ thuyết cánh chung của Cơ đốc giáo (Christian eschatology), nhưng mục đích của ông rất có thể không phải để kể lại một câu chuyện, mà là để thể hiện sức mạnh tinh thần của âm nhạc. Giống như Beethoven, ông muốn âm nhạc của mình đóng vai trò như một phép ẩn dụ, và mặc dù có một số khoảnh khắc gợi nhiều sự tưởng tượng, nhưng không có “câu chuyện” nghĩa đen nào đi kèm với Bản giao hưởng Organ của Saint-Saëns. Người ta có thể cố gắng áp đặt một câu chuyện vào bản giao hưởng (và một số tác giả cùng thời của ông đã làm), nhưng kết quả chắc chắn sẽ không hài lòng. Bản giao hưởng mở ra theo logic âm nhạc thuần túy của riêng nó: giai điệu và cụm từ của nó được quyết định bởi âm thanh và cảm giác hơn là bởi các hành động hoặc sự kiện tường thuật cụ thể. ....

Điều này đặt ra câu hỏi: nếu bản Giao hưởng này là một phép ẩn dụ cho sự phục sinh và chiến thắng cái chết, thì điều gì đang được phục sinh? Đất nước Pháp từ tro tàn chiến tranh? Sự nghiệp của Saint-Saëns? Các thể loại giao hưởng? Câu trả lời có thể là tất cả và không có cái nào trong số này. Saint-Saëns nhận ra rằng sức mạnh của các bản giao hưởng đến từ khả năng truyền đạt cảm xúc ở dạng thuần khiết nhất của chúng, cho phép người nghe trải nghiệm chúng mà không bị cản trở bởi các nhân vật, âm mưu và bối cảnh mà họ có thể liên quan hoặc có thể không liên quan.

Bản giao hưởng Organ của Saint-Saëns đã sống theo tham vọng cao cả của nhà soạn nhạc. Buổi ra mắt của nó đã bắt đầu một thời kỳ hoàng kim thứ hai của sáng tác giao hưởng Pháp, và các bản giao hưởng của Franck, Chausson, d'Indy và Dukas ngay sau đó ra đời. Hơn nữa, bản giao hưởng này có thể được coi là một bước ngoặt trong xu hướng dẫn đến Bản giao hưởng Phục sinh của Mahler và Tod und Verklärung của Richard Strauss (“Cái chết và sự biến hình”), trong đó các nhà soạn nhạc thông qua âm nhạc của họ miêu tả những viễn cảnh tương ứng về cái chết và thế giới bên kia. Bất kể niềm tin của riêng ai (hoặc thiếu niềm tin đó), Bản giao hưởng Organ của Saint-Saëns đã khiến khán giả cảm thấy tinh thần được đổi mới từ năm 1886 đến nay, cho dù họ ở London, Paris, Tokyo, Caracas hay thậm chí là Houston....


Bị ám ảnh bởi “Bản giao hưởng Organ” của Camille Saint-Saëns là một trong những cảm nhận mạnh liệt của Terez Rose... "..Kye là người kể chuyện của tôi đã hồi tưởng, mười năm trước khi cô 13 tuổi, bị suy sụp thần kinh. Trở về từ một cơ sở điều trị nội trú, cô ấy đang cố gắng tìm lại cuộc sống của mình...

.. khoảnh khắc trở lại với âm nhạc của mình — bắt đầu với Bản giao hưởng số 3 của Saint-Saëns, “Bản giao hưởng Organ” — giống như hít một liều ma túy hặng nặng. Ngoại trừ việc không phải kiểu họ đã dùng để dụ dỗ cô, mà là “cải thiện” cô. Âm nhạc khiến endorphin tự nhiên khuấy động, bùng nổ bên trong cô, tắm mát cho cô ấy, xoa dịu cô. Nó giống như trong The Wizard of Oz, thế giới đen trắng Dorothy không đặt câu hỏi cho đến thời điểm cô mở cánh cửa Kansas của mình ở Xứ sở Oz, và màu sắc bắt gặp ánh mắt của cô. Rất nhiều màu sắc. Những giọt nước mắt nhẹ nhõm, vui sướng tràn ngập trong mắt cô, cô ngồi đó, vừa khóc vừa mỉm cười trong suốt chương đầu tiên. Đối với chương thứ hai, chậm rãi và mềm mại và gần như ngọt ngào không thể chịu đựng được, nó phân cô thành từng mảnh nhỏ để thanh tẩy toàn bộ con người cô. Làm cho cô ấy thấy rằng rốt cuộc có một thứ gì đó đẹp đẽ trên thế giới đáng để sống.

Làm thế nào mà chương nhạc có thể tác động kỳ diệu vậy? Có gì mà ngọt ngào đến thế? Có phải nó nằm trong một khóa phụ không? Có lẽ đó là cách hai giọng nói cùng vang lên, tiếng vĩ cầm trên cao và tiếng kèn horn thấp hơn. Các hợp âm của đàn organ mang lại cho bạn cảm giác về nhà thờ, về sự an toàn trong sự thờ phụng thần thánh. Nhưng có một cái gì đó khác !. Gần như một mô típ tìm kiếm, violin bè 1 được gọi tên, chúng chơi quãng trầm thấp hơn trong kết cấu đối âm đầy ám ảnh bên dưới tiếng Organ. Sự thấm thía của tất cả là tất cả. Nó chỉ đơn giản là tất cả mọi thứ, mọi hy vọng dịu dàng mà cô không bao giờ dám nói thành lời vì sợ tất cả sẽ tan thành mây khói. Đó là tất cả những gì cô đã đánh mất, đang được tập hợp lại, nâng niu trong vòng tay của một thế lực nhân từ, thiên thượng, trao lại tất cả cho cô, chỉ cần âm nhạc vang lên...

Phần cuối của chương là một mô-típ sáu nốt nhạc tắt dần. Đầu tiên là bộ kèn gỗ. Violin lặp lại. Bộ hơi và và bộ kèn đồng. Bộ dây. Làm thế nào để giải thích "hương vị" của khóa phụ, điều mà một người không nghe nhạc classic có thể nói "nghe thật buồn"? Có lẽ đây là những gì cha cô đã nghe thấy và nghĩ rằng nó quá ảo, với cây đàn organ ở phía sau. Nhưng nó thật hoàn hảo. Tất cả đều đẹp đẽ, hoành tráng, cao quý và đầy hương sắc, cô chỉ có thể ngồi đó và khóc, và oái ăm thay, cô cảm thấy phấn chấn hơn, được đưa tới, được chào đón trở lại, hơn cả những gì cô đã có trong suốt quãng đời trước kia...

 
Chỉnh sửa cuối:

Asura

Xe tăng
Biển số
OF-356606
Ngày cấp bằng
5/3/15
Số km
1,230
Động cơ
301,133 Mã lực
Mơ ước của em là được nghe trực tiếp bản Giao hưởng Organ tại đây - Nhà hát giao hưởng Elbphilharmonie của Hamburg Đức, hay còn có tên là Organ City

Những cái "cột" bóng loáng đằng xa xa kia là một phần trong hệ thống hơn 17.000 ống gió kim loại của cây đàn Pipe Organ - Đại phong cầm được lắp đặt ở đây
https://www.elbphilharmonie.de/de/

wildespieth-references-elbphilharmonie-1.jpg
 
Chỉnh sửa cuối:

Bang lang

Xe điện
Biển số
OF-22341
Ngày cấp bằng
12/10/08
Số km
4,589
Động cơ
111,143 Mã lực
Mơ ước của em là được nghe trực tiếp bản Giao hưởng Organ tại đây - Nhà hát giao hưởng Elbphilharmonie của Hamburg Đức, hay còn có tên là Organ City

Những cái "cột" bóng loáng đằng xa xa kia là một phần trong hệ thống hơn 17.000 ống gió kim loại của cây đàn Pipe Organ - Đại phong cầm được lắp đặt ở đây
https://www.elbphilharmonie.de/de/

wildespieth-references-elbphilharmonie-1.jpg
Chúc cụ sớm thực hiện được. Em nghĩ quyết tâm thì cũng ko khó.
 

NguyenAnhPhan

Xe container
Biển số
OF-726232
Ngày cấp bằng
19/4/20
Số km
9,599
Động cơ
243,093 Mã lực
Tuổi
43
Nơi ở
Hạ Long
Mơ ước của em là được nghe trực tiếp bản Giao hưởng Organ tại đây - Nhà hát giao hưởng Elbphilharmonie của Hamburg Đức, hay còn có tên là Organ City

Những cái "cột" bóng loáng đằng xa xa kia là một phần trong hệ thống hơn 17.000 ống gió kim loại của cây đàn Pipe Organ - Đại phong cầm được lắp đặt ở đây
https://www.elbphilharmonie.de/de/

wildespieth-references-elbphilharmonie-1.jpg
Hi vọng cụ được như ý. Đại Phong Cầm thì hoành trâng rồi. Nó cũng là nhạc cụ lớn nhất, đắt và phức tạp nhất, nặng nhất....
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top