[Funland] Tổng hợp thông tin về Đường sắt cao tốc Bắc Nam

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
228
Động cơ
45,729 Mã lực
Tuổi
52
Khi đời sống VN đi lên, có nhiều ô tô, những dịp nghỉ lễ, nghỉ hè sẽ ùn tắc khủng khiếp. Đang có topic tắc đường 1000km ở Pháp. VN trong tương lai cũng vậy, dân số VN 97 triệu, Pháp 67 triệu.
Lúc đó cần các phương tiện vận chuyển hành khách số lượng lớn, chứ ô tô con, xe khách liên tỉnh cũng không kham nổi.
Khi tắc đường thì tốc độ trung bình của ô tô chỉ còn 40-50kmh. Lúc đó thì tàu tốc độ 150kmh cũng đã là vượt trội, vừa nhanh, vừa trở được nhiều.
 

Baltika 9

Xe tải
Biển số
OF-807274
Ngày cấp bằng
7/3/22
Số km
412
Động cơ
14,802 Mã lực
Tuổi
49
Vay làm ĐSCT thì đương nhiên phải trả nợ rồi, trả nợ mà được dùng phương tiện hiện đại còn hơn không có gì.

Các cụ phải thực tế đi tàu cao tốc mới thấy nó đáng đồng tiền bát gạo, còn chỉ tưởng tượng thì không biết được.
Em đã từng đi các tàu TGV, Euro Star, Thalys, Shinkansen rồi.
Giá vé đắt lòi và dân bản địa cũng ít đi.
Cho tới giờ chưa có tàu cao tốc nào của Âu, Nhật chạy sinh lời.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,635
Động cơ
236,691 Mã lực
Thủ tướng thống nhất điều chỉnh tổng vốn đầu tư dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, nhưng dùng ngân sách nhà nước, không vay thêm vốn ODA do thủ tục phức tạp.

Ngày 7/8, tại cuộc làm việc với thành phố Hà Nội và các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Thủ tướng *************** nói việc vay thêm vốn ODA có nhiều thủ tục phức tạp liên quan tới nhiều loại ngoại tệ, nhà tài trợ từ nhiều nước, thay đổi tỷ giá...


.........................

Có lẽ ít nhiều thể hiện quan điểm vốn cho ĐS Bắc - Nam
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
228
Động cơ
45,729 Mã lực
Tuổi
52
Thủ tướng thống nhất điều chỉnh tổng vốn đầu tư dự án đường sắt Nhổn - ga Hà Nội, nhưng dùng ngân sách nhà nước, không vay thêm vốn ODA do thủ tục phức tạp.

Ngày 7/8, tại cuộc làm việc với thành phố Hà Nội và các đơn vị để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy tiến độ xây dựng tuyến đường sắt đô thị Nhổn - ga Hà Nội, Thủ tướng *************** nói việc vay thêm vốn ODA có nhiều thủ tục phức tạp liên quan tới nhiều loại ngoại tệ, nhà tài trợ từ nhiều nước, thay đổi tỷ giá...


.........................

Có lẽ ít nhiều thể hiện quan điểm vốn cho ĐS Bắc - Nam
Tin tốt là VN dần chủ động được nguồn vốn để phát hạ tầng.
Cũng như đường bộ cao tốc Bắc Nam, nếu đấu thầu với nhà thầu TQ, hay vay vốn để làm thì không biết khi nào mới xong
 

VIEEJTNAM

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-446417
Ngày cấp bằng
18/8/16
Số km
1,591
Động cơ
223,369 Mã lực
Rảnh rỗi e thử phân tích xem VN có nên phát triển ĐSCT như Shinkansen của Nhật, TGV của Pháp hay TQ ko?

E thì mới nghĩ được những ưu nhược điểm sau:

- Địa hình: Không như phần lớn các nước khác có địa hình rộng (vuông, tròn,...), VN có địa hình hẹp trải dài từ Bắc tới Nam, vì vậy thay vì phải làm nhiều trục ĐSCT kết nối các cực khác nhau của quốc gia (Bắc - Nam, Đông - Tây,...) + hệ thống ring road để kết nối các tuyến, Việt Nam chỉ cần 1 trục Bắc - Nam là đã bao phủ toàn bộ mạng lưới ĐSCT cho cả nước. Như vậy, để bao phủ mạng lưới ĐSCT cho cả nước, mạng lưới cần đầu tư của VN sẽ ít hơn rất nhiều so với các nước, đồng thời sự cô đặc của thị trường (hành khách) cũng sẽ lớn hơn rất nhiều.

- Thời gian di chuyển:

+ Với giả định ĐSCT tốc độ 300km/h tổng thời gian từ trung tâm Tp. HCM tới trung tâm Hà Nội là khoảng 7,5 - 8 tiếng (tất cả các ga chính của đường sắt đều nằm trong trung tâm thành phố và có kết nối với các hệ thống GTCC khác).

+ Máy bay từ HN-HCM tổng thời gian sẽ như sau (từ lúc khởi hành từ trung tâm Tp): 2 tiếng lên check in + 2,5 tiếng bay + 2 tiếng check out về tới nhà = 6,5 tiếng, tất cả các sân bay đều xa trung tâm Tp. Đối với các chặng ngắn hơn thì thời gian cũng ko thay đổi nhiều do thời gian check in - out ko thay đổi.

Như vậy, xét về thời gian và độ tiện lợi thì ĐSCT gần bằng MB chặng dài và vượt trội MB ở các chặng trung bình. Bên cạnh đó, đi ĐSCT thì nỗi sợ về độ cao, thủ tục check in, ký gửi hành lý, tăng bo qua các loại phương tiện sẽ ít rườm rà hơn nhiều so với đi MB. Thực tế tại Nhật nếu cùng 1 khoảng thời gian di chuyển, hoặc thời gian di chuyển của ĐSCT có dài hơn chút so thì người dân vẫn ưu tiên chọn Shinkansen hơn là MB vì sự an toàn, thuận tiện và khả năng kết nối các PTCC khác tại Ga.

- Hiệu quả đầu tư: Chi phí đầu tư ĐSCT là rất lớn (tầm 58 tỷ USD theo nghiên cứu của Nhật), nói chung là rất lớn... cái này chỉ chuyên gia mới phân tích được. Nhưng shinkansen của Nhật, hay ĐSCT của TQ nối các Tp lớn của TQ nhìn chung là hiệu quả. Với Việt Nam nếu chỉ tính hiệu quả tài chính chắc hơi khó, xét về hiệu quả kinh tế thì đương nhiên là rất nhiều lợi ích. Nếu phân kỳ đầu tư thì khi quy mô kinh tế tăng lên, khả năng VN vẫn có thể thu xếp được nguồn vốn đầu tư ĐSCT Bắc - Nam, đồng thời khi làm ĐSCT BN thì tỷ trọng đầu tư của đường bộ, hàng không khi đó sẽ giảm đi.

Tại Nhật sau khi tuyến Shinkansen hoàn thành, các trung tâm đô thị cách Tokyo 01 tiếng đã có sự phát triển vượt bậc, dự kiến tại Việt Nam khi ĐSCT đi vào hoạt động sẽ thúc đẩy sự phát triển và kết nối các trung tâm đô thị như Vinh, Quảng Ninh, Thanh Hóa,... với Hà Nội và Nha Trang, Phan Thiết, Cần Thơ,... với Sài Gòn.

- Các tác động khác: Giảm ô nhiễm môi trường khi lượng xe lưu thông trên quốc lộ Nam - Bắc, máy bay; giảm tai nạn, xóa khoảng cách địa lý giữa các vùng miền và cái bất lợi của 1 nước có địa hình kéo dài như VN, di chuyển lao động sẽ linh hoạt hơn rất nhiều (như bên Nhật, nhờ hệ thống đường sắt phát triển rất nhiều người chọn ở Tp khác nhưng lại đi làm ở Tokyo và Kyoto...)
....
- Tại sao nên làm ĐSCT như Shinkansen, TGV, hay bên TQ,.. thay vì đường sắt tốc độ nhanh (200km/h): Để cạnh tranh được với đường bộ và HK, ĐSCT phải đảm bảo sự vượt trội. Với tốc độ tầm 300km/h dự kiến sẽ 6 tiếng cho HN-SG. Còn nếu dưới 200km/h (thực chất sẽ chạy tầm 150-170km/h) thì ít nhất phải mất 10 tiếng, tốc độ này gọi là cao nhưng nếu hoàn thành mạng lưới đường bộ cao tốc thì cũng sẽ ko hơn chạy đường bộ là mấy, trong khi đường bộ sẽ linh hoạt hơn; còn càng ko cạnh tranh được HK với chặng đường HN-SG, trong khi đây là chặng đông khách nhất.

Do vậy nếu làm đường sắt tốc độ dưới 200km/h để tiết kiệm sẽ là giải pháp nửa vời, làm xong mà ko cạnh tranh được ô tô, máy bay thì lúc đó khách sẽ lèo tòe, phương án tài chính càng bị phá vỡ, tưởng rẻ nhưng ko hề rẻ và hiệu quả.

- Một số quan điểm cho rằng kết hợp ĐS vận chuyển người và hàng hóa với tốc độ dưới 200km/h: Trên thực tế hàng hóa không có áp lực về thời gian, cần vận chuyển nhanh có thể dùng máy bay, trung bình thì ô tô, tiết kiệm hơn nữa và khối lượng lớn có thể tận dụng hệ thống đường biển trải dài dọc đất nước của VN. Những nước phải dựa nhiều vào vận chuyển đường sắt là do địa hình nội địa rộng lớn, chứ các vùng bờ biển như VN thì đường biển nếu kết hợp với vận chuyển đa phương thức (biển - bộ - đường sắt Bắc - Nam hiện có) vẫn là phương thức có lợi thế.

Để hoàn thành mạng lưới SKS cho hơn 2000 km Nhật mất 53 năm, do vậy nếu VN ko làm từ bây giờ thì sẽ không rõ ngày nào sẽ có mạng lưới ĐSCT. Hơn thế, trong khi thế giới đang tiến lên mạng lưới Hyperloop với tốc độ 1000km/h, nếu VN bám vào hệ thống dưới 200km/h thì rất có thể khi hoàn thành đã trở nên lạc hậu

IMG_1897.PNG
Điện Đường Trường Trạm càng phát triển cabgf có nhiều lợi ích. Giao thông đường sắt cũng vậy. Nhưng nghèo thì phải bơi dần thôi.
 

Bleu Azur

Xe tải
Biển số
OF-772118
Ngày cấp bằng
27/3/21
Số km
228
Động cơ
45,729 Mã lực
Tuổi
52

Haiprozzz

Xe buýt
Biển số
OF-749435
Ngày cấp bằng
9/11/20
Số km
509
Động cơ
81,681 Mã lực
Tuổi
34
VN sẽ ko có hệ thống đường sắt cao tốc như Nhật đơn giản vì chúng ta có thiếu đất đâu. SG, Bình Dương, Thủ Đức, Đồng Nai còn rât nhiều đất chưa qui hoạch. Như vậy chỉ cần hệ thống tàu điện, hoặc đường cao tốc trong phạm vi 40 km là đủ.
 

.Bo My

Xe container
Biển số
OF-795404
Ngày cấp bằng
1/11/21
Số km
8,827
Động cơ
205,283 Mã lực

Trình dự án đường sắt cao tốc 320kmh
Khi nào giấy trắng mực đen hẵng hay, bây giờ Giao thông to nhất là ông Trưởng ban chỉ đạo chứ không phải BT nữa rồi! :D

Bài viết cực kỳ mập mờ, thậm chí ông GT là ông nào cũng không tiết lộ. Cái đoạn "320km/h" và "trình BCT " cố tình để gần nhau để người đọc nhầm gộp 2 cái đó lại thành 1 việc.
 
Chỉnh sửa cuối:

AcidS

Xe điện
Biển số
OF-165369
Ngày cấp bằng
6/11/12
Số km
4,028
Động cơ
568,853 Mã lực
Hôm nay đọc báo, thấy tin này. Các ông bên bộ GTVT vẫn quyết làm đường sắt chỉ chở người tốc độ 320km/h. Tổng giá trị 59 tỷ USD.

Nhìn sang đồng kíp liên tục mất giá của ông em Lào từ ngày Khánh thành đường sắt cao tốc nối với Trung Quốc do nợ vượt trần, gọi cả ông anh sang nhờ giải cứu mà ngẫm tới tương lai

Một tuyến đường sắt không thể vận tải hàng hoá, trông chờ hoàn toàn vận tải vào các lái xe 2 ngày đi 2000-3000 km không nghỉ, quá lo sợ cho an toàn đường bộ.
A3D21CB7-20A2-4C08-B866-6EF2144A37A8.png
 

Leu leu

Xe điện
Biển số
OF-34470
Ngày cấp bằng
2/5/09
Số km
2,047
Động cơ
501,728 Mã lực
59 tỏi mèo là từ 2019, tính theo giá hiện nay và chính xác lại các khối lượng thì nó lên 75 tỏi mèo rồi các bác em.
 

Cartoner

Xe điện
Biển số
OF-191168
Ngày cấp bằng
24/4/13
Số km
4,936
Động cơ
1,234 Mã lực
59 tỏi mèo là từ 2019, tính theo giá hiện nay và chính xác lại các khối lượng thì nó lên 75 tỏi mèo rồi các bác em.
Nếu lấy tuyến Jakatar- Bandung của Indonesia làm tham chiếu thì tuyến dài 142km có tổng mức đầu tư 8 tỷ $ thì với tuyến dài 1600km ở VN sẽ cần khoảng 90 tỷ $ để hoàn thành, đấy là để nhà thầu Tàu thực hiện. Nếu để nhà thầu Nhật thì em nghĩ nhân 3 lần lên là ít. Tức là khoảng 270 tỷ $ để đầu tư toàn tuyến ĐSCT Bắc - Nam. Còn con số 58 tỷ $ chỉ là con số làm mồi câu thôi, khi cá cắn câu rồi thì đội giá bao nhiêu chẳng được.
 

Hại Điện

Xe container
Biển số
OF-79106
Ngày cấp bằng
29/11/10
Số km
5,635
Động cơ
236,691 Mã lực
Hôm nay đọc báo, thấy tin này. Các ông bên bộ GTVT vẫn quyết làm đường sắt chỉ chở người tốc độ 320km/h. Tổng giá trị 59 tỷ USD.

Nhìn sang đồng kíp liên tục mất giá của ông em Lào từ ngày Khánh thành đường sắt cao tốc nối với Trung Quốc do nợ vượt trần, gọi cả ông anh sang nhờ giải cứu mà ngẫm tới tương lai

Một tuyến đường sắt không thể vận tải hàng hoá, trông chờ hoàn toàn vận tải vào các lái xe 2 ngày đi 2000-3000 km không nghỉ, quá lo sợ cho an toàn đường bộ.
A3D21CB7-20A2-4C08-B866-6EF2144A37A8.png
Bọn nó cố làm vầy ko biết cục lương hưu của các cụ nhà em có còn ko nữa ?
 

bentley8

Xe điện
Biển số
OF-897
Ngày cấp bằng
25/7/06
Số km
2,496
Động cơ
589,013 Mã lực
Cái mà Anh Thủ đang mong nuốn giống cơ chế indonesia và lào đang vận hành Việt nam bỏ một số vốn vào liên doanh để làm, nhưng như vậy đồng nghĩa gạt anh Nhật ra khỏi cuộc chơi. A ý chỉ mong bán công nghệ
Chơi thế thì lệ thuộc CN. Nếu TQ làm như với Lào cộng chuyển giao công nghệ thì VN nên làm với TQ. Nhìn bên thành suối tiên là haizz rồi, TQ nó còn làm bên Cali có sao đâu.
 

STARIUS

Xe buýt
Biển số
OF-48814
Ngày cấp bằng
16/10/09
Số km
915
Động cơ
448,030 Mã lực
Vận tải hành khách bắc nam là không khả thi về thị trường; nên tập trung vào vận tải hàng hoá; hệ thống đường sắt hiện nay mà khai thác vào mục tiêu vận chuyển hàng hoá là tốt chán rồi. Em nghĩ nên cải cách về thể chế trước. Hệ thống đường sắt cần phải hoạt động như hàng không, tách Liên hiệp đường sắt Việt Nam ra thành 2 thực thể: Quản lý và vận hành đường sắt (cái này ngân sách có thể bao cấp) và khai thác phương tiện vận chuyển (có thể tư nhân hoá, hoặc có vài doanh nghiệp). Tàu hàng cứ chạy tà tà 50 km/h bắc nam chi phí vận tải rẻ là cạnh tranh tốt rồi!. Việc này sẽ làm giảm chi phí logistic chung của nền kinh tế!
Ý kiến của cụ quá hợp lý, nhưng phải nâng khổ đường ray và làm thêm đường song song. Ngoài ra còn phải đầu tư bến bãi thiết bị bốc dỡ hàng hóa ở quy mô lớn.
 

Đại tướng Alo

Xe điện
Biển số
OF-737513
Ngày cấp bằng
29/7/20
Số km
2,274
Động cơ
92,708 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Sao vẫn bàn mãi mà chưa làm nhỉ ! Còn chờ gì nữa các bác ơi, triển khai ĐSCT thôi, càng sớm càng tốt.
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,581
Động cơ
64,280 Mã lực
Chơi thế thì lệ thuộc CN. Nếu TQ làm như với Lào cộng chuyển giao công nghệ thì VN nên làm với TQ. Nhìn bên thành suối tiên là haizz rồi, TQ nó còn làm bên Cali có sao đâu.
BCT quyết rồi, vấn đề giờ chỉ là giai đoạn triển khai thôi, em thấy 2027 bắt đầu mà 2031 hoàn thành là khó, Mặc dù lúc đấy các dự án cao tốc bắc nam, SB long thành xong hết rồi, cần có những dự án mới để duy trì tăng trưởng
 

banmotnucuoi

Xe lăn
Biển số
OF-400400
Ngày cấp bằng
9/1/16
Số km
12,581
Động cơ
64,280 Mã lực
Tận 2050 mới thông toàn tuyến chưa kể delay thì cũng hơi lâu ý nhỉ?
Cụ kể ra có công nghệ làm 1 đoạn đôi và 1 đoạn 1 ray mà nhanh thì tốt hơn ko?
Giai đoạn 1 đầu tư đoạn Hà Nội - Vinh và đoạn Nha Trang - TP.HCM chiều dài 665km, tổng mức đầu tư dự kiến 24,72 tỉ USD. Trong đó, chuẩn bị đầu tư cho toàn tuyến giai đoạn 2020-2026, thi công giai đoạn 2027-2031, đưa vào khai thác khoảng năm 2032.
Giai đoạn 2 đầu tư đoạn Vinh - Nha Trang để nối thông toàn tuyến, chiều dài 894km, tổng mức đầu tư dự kiến 33,99 tỉ USD. Trong đó, khoảng năm 2040 đưa vào khai thác đoạn Vinh - Đà Nẵng; Khoảng năm 2045-2050 khai thác đoạn Đà Nẵng - Nha Trang.
 

Lah

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-98893
Ngày cấp bằng
6/6/11
Số km
5,651
Động cơ
472,767 Mã lực
Hôm nay đọc báo, thấy tin này. Các ông bên bộ GTVT vẫn quyết làm đường sắt chỉ chở người tốc độ 320km/h. Tổng giá trị 59 tỷ USD.

Nhìn sang đồng kíp liên tục mất giá của ông em Lào từ ngày Khánh thành đường sắt cao tốc nối với Trung Quốc do nợ vượt trần, gọi cả ông anh sang nhờ giải cứu mà ngẫm tới tương lai

Một tuyến đường sắt không thể vận tải hàng hoá, trông chờ hoàn toàn vận tải vào các lái xe 2 ngày đi 2000-3000 km không nghỉ, quá lo sợ cho an toàn đường bộ.
A3D21CB7-20A2-4C08-B866-6EF2144A37A8.png
Ai bảo hàng hóa trông chờ đường bộ nhỉ. Đường biển khéo 50% ấy chứ. Mỗi là không đi nhanh được.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top