[Funland] Hội đồng Anh hoãn đợt thi I eo (IELTS) (!)

Ngontaynho

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-710679
Ngày cấp bằng
17/12/19
Số km
1,502
Động cơ
36,813 Mã lực
Tuổi
33
Thằng con em năm ngoái được có 6.5, năm nay è cổ ôn để cố lên 7, nếu ko có gì thay đối thì mai thứ 5 mùng 10/11 sẽ thi như thường lệ.
Nhưng chiều nay HĐA nhắn tin cho tạm hoãn, có cái văn bản này ko biết liệu có vấn đề gì ko.
Có cụ mợ nào có con cháu cũng thi như nhà em ko.
6246A473-E60D-414C-B2C7-054DF0C57CB6.jpeg
Người dân có quyền nghi ngờ về sự trung thực của BGD từ trc đến nay trong việc cấp phép
 

traiHNcodon

Xe tăng
Biển số
OF-2650
Ngày cấp bằng
5/12/06
Số km
1,047
Động cơ
606,425 Mã lực
CÂU CHUYỆN VỀ HOÃN THI IELTS: CHẤT LƯỢNG HAY MIẾNG BÁNH CHIA LẠI
Trước hết, tôi rất chia sẻ với các em học sinh bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính này của Bộ GD. Chúng ta đều biết mùa tuyển sinh đại học Mỹ đang bắt đầu từ 1/11 tới 15/11, và nhiều em học sinh có lẽ bây giờ mới thi IELTS hoặc thi lại kỳ vọng lấy kết quả tốt hơn trong 10 ngày tới để kịp nộp kỳ Tuyển Sớm (Early Decision). Nếu quả thực như vậy, thì quyết định này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới các em đó. Nhưng tôi nghĩ đây là chỉ là số ít, và bất kỳ một can thiệp bằng chính sách công nào cũng có hệ lụy nhất định của nó, nhưng vấn đề nằm ở ý nghĩa của quyết định này và lý do vì sao Bộ GD lại ra một quyết định đột ngột như vậy.
Nhiều năm qua BC và IDP hoạt động ở VN rất hiệu quả kể cả về tài chính lẫn chất lượng đào tạo và khảo thí. Nếu tôi nhớ không lầm thì BC vào Việt Nam từ năm 1993 và IDP là 1996. Với ngần đó năm hoạt động gần như không có sự can thiệp của chính quyền sở tại, có thể nói BC và IDP độc chiếm thị trường này. Những năm đầu đổi mới, người VN học tiếng Anh còn ít, chứng chỉ IELTS chưa thực sự phổ biến ồ ạt như hiện nay. Còn nhớ những thập niên 90s, chỉ những người đi du học Australia mới quan tâm tới thi IELTS. IELTS là cái gì đó cao siêu và xa lạ. Ngày đó ai thi IELTS được 8.0 là khủng khiếp và được tôn sùng như một hình tượng của sự "giỏi tiếng Anh". Với quy môt thị trường khiêm tôn, các nhà khảo thí tổ chức rất chuẩn mực, đặc biệt là việc bảo mật đề thi, kết quả thi. Không có những chuyện "lùm xùm" về chất lượng như hiện nay. Ngày đó bài thi được gửi về UK hoặc Australia để chấm, tùy thuộc vào chỉ định của Cambridge Assessment (Công ty Khảo thi Cambridge). Với số lượng người thi ít, chất lượng giám thị là những người bản ngữ còn đem tới Việt Nam những giá trị về lương tri, liêm chính hàn lâm, hay nói thẳng ra là chưa bị "tha hóa" bởi tiền, thì kết quả thi IELTS quả thực là trung thực và khách quan.
Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, mà đặc biệt là từ 2016 khi mà các trường đại học Mỹ top đầu tiên phong công nhận chứng chỉ IELTS là chứng chỉ xác nhận năng lực ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế thì IELTS mới thực sự lấn át TOEFL iBT để dẫn đầu về số lượng người dự thi hàng năm. Một cú huých khủng khiếp nữa đến từ chính Bộ GD khi Bộ khuyến khích các trường đại học trong nước đưa IELTS làm tiêu chí xét tuyển đầu vào. Tệ hại hơn nữa là chính các trường dạy chuyên về ngoại ngữ lại lấy điểm IELTS làm căn cứ để tốt nghiệp. Ví dụ như sinh viên một trường ngoại ngữ phải đạt kết quả IELTS 7.0 trở lên. Những chùm dễ bám vào chính sách của IELTS khiến cho tầm quan trọng của IELTS được nâng quá cao trong chính sách giáo dục quốc dân, từ đó lấn át đi mọi hình thức khảo thí khác đang tồn tại trong VN. Nói đi phải nói lại, IELTS là một công cụ khảo thí vô cùng tốt về nguyên gốc, nhưng vấn đề dẫn tới quyết định ngày hôm nay có lẽ lại nằm ở BC, IDP, và Cambridge Assessment.
VÌ sao tôi chủ quan nói vậy? Nhìn vào chính quyết định của Bộ GD nhiều người thấy giật mình, nhưng nếu chúng ta nhìn lại một chuỗi chính sách vĩ mô của ngành giáo dục thì lại thấy đây là một quyết định hết sức hợp lý, có quy trình, có logic, có hệ thống giá trị thuyết minh. Để ra quyết định ngày hôm nay, Bộ GD đã mất tới 5 năm nghiên cứu thực tiễn thị trường giáo dục, tổng kết việc áp dụng các chính sách pháp luật về giáo dục để ban hành những chính sách mới. Tôi nhìn thấy sự logic xâu chuỗi từ NĐ 86/2018/NĐ-CP về Hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tới Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT về Liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Đây là những bước dọn đường pháp lý của Bộ GD trước khi ra đòn quyết định vào BC, IDP. Cổ nhân nói: không có lửa thì làm sao có khỏi. Có lẽ chính những lùm xùm trong gian lận thi IELTS, khiến cho một kì thi từ một vị trí được tôn trọng rất cao trở nên một kì thi bát nháo, nhà nhà thi, người người thi, vô tội vạ. Tình thế đã đẩy BC, IDP vào hoàn cảnh phải đánh đổi số lượng với chất lượng. Chúng ta có thể hình dung ra với hàng ngàn thí sinh thi mỗi tuần tại một thành phố thì BC và IDP đào đâu ra đủ examiner để ngồi hỏi thi vấn đáp (thi nói), và với một khối lượng bài viết khổng lồ như vậy, thì BC và IDP chấm kiểu gì? ai chấm? chấm như thế nào? Với sự tổ chức lỏng lẻo thì việc tráo bài thi hay thi hộ hoặc lộ đề thi ngay trước khi thi là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu không muốn nói là xảy ra rất nhiều lần, như cơm bữa (điều này chỉ có cơ quan an ninh điều tra nắm rõ, hoặc chí ít Bộ GD đã biết điều này theo như những phát biểu mang tính bật mí của anh Độ Thứ trưởng Bộ.)
Như vậy quyết định ngày hôm nay cũng phần nhiều là do chính BC và IDP mà thôi. Tôi cũng phải nói thêm vai trò của Cambridge Assessment ở dây. Cambridge Assessment là nơi tạo ra đề thi, tạo ra các loại tài liệu luyện thi (tất nhiên có nhiều nxb khác nữa), và cung cấp đề thi cho BC và IDP. Điều đáng nói là tính bảo mật của đề thi chỉ được Cambridge Assessement giám sát cho tới khi trao đề tới BC và IDP, còn lại việc tổ chức thi cử ra sao, đề được lưu chuyển như thế nào, ai là người làm việc đó thì có lẽ Cambridge Assessment không quan tâm, hoặc không đủ năng lực để quan tâm. BC và IDP có lẽ đã ký hợp đồng cam kết bảo mật với Cambridge Assessment rồi, trong kinh doanh đây là chuẩn mực, nhưng có bảo mật được hay không và rò rỉ như thế nào thì ngoài tầm kiểm soát của Cambridge Assessment rồi. Tôi nghĩ cũng đã tới lúc Cambridge Assessment cần chỉnh đốn chính các đối tác của mình.
Ngoài câu chuyện về chất lượng thì nhiều người có nhắc tới lợi nhuận khổng lồ mà kì thi IELTS mang lại cho BC, IDP, và Cambridge Assessment, và rằng Bộ GD "đánh" BC và IDP là để chia lại lợi ích. Tôi nghĩ nói như thế nghe vẻ hơi qua, những cũng "fair". Nếu là tôi thì chả tội gì tôi không chia lại. BC và IDP vào VN từ quan sớm, họ có công lao rất lớn trong việc đưa những tư tưởng giáo dục hiện đại vào VN, nhưng họ cũng kiếm trác từ VN quá nhiều. Có lẽ thị trường VN bây giờ đã hết cái thời "dễ dãi" như một cô gái ngây thơ cứ nằm đó để các anh tới "yêu" em dài lâu rồi lại đi. Thị trường bây giờ khắt khe hơn và bình đẳng hơn. Tối nói thật là chưa nơi nào mà tư bản vào kiếm được nhiều tiền như ở VN. Nhiều bài học về một thời kỳ cấp đất đai quá dễ dãi cho các tập đoàn bán lẽ để rồi họ bán cổ phần công ty holdings bên Singapore hay Cayman/BVI, bán trộm sau lưng Chính phủ Việt Nam không nộp cho CP một đồng thuế nào. Nay đã hết thời đó rồi. Chả tội gì thị trường nhà mình mà Bộ GD lại không nhảy vào thu tô! Tôi hoàn toàn ủng hộ miễn là tiền thu được từ việc liên kết với BC, IDP, Cambridge Assessment tổ chức các kì thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế được bổ sung vào ngân sách giáo dục, được tái đầu tư cho hạ tầng giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội học hành cho con em Việt Nam. Hoàn toàn chính đáng!
Thế nên cho dù là chỉnh đốn chất lượng hay chia lại miếng bánh thì đều tốt cả. Điều tôi mong nhất bây giờ là BC, IDP, Cambridge Assessment và Bộ ngồi với nhau, bàn bạc một cơ chế tốt nhất để sớm mở lại các kỳ thi IELTS. Mọi sự trì hoãn sẽ làm tổn hại tới chính con em Việt Nam mình.
Cuối cùng thì điều tôi băn khoăn là liệu việc can thiệp này có làm cho chất lượng của kỳ thi IELTS tốt lên hay tệ hại đi? Điều đó chỉ có thực tiễn và thời gian mới trả lời được.
Giang Nguyễn
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,699
Động cơ
480,784 Mã lực
Nơi ở
..
CÂU CHUYỆN VỀ HOÃN THI IELTS: CHẤT LƯỢNG HAY MIẾNG BÁNH CHIA LẠI
Trước hết, tôi rất chia sẻ với các em học sinh bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính này của Bộ GD. Chúng ta đều biết mùa tuyển sinh đại học Mỹ đang bắt đầu từ 1/11 tới 15/11, và nhiều em học sinh có lẽ bây giờ mới thi IELTS hoặc thi lại kỳ vọng lấy kết quả tốt hơn trong 10 ngày tới để kịp nộp kỳ Tuyển Sớm (Early Decision). Nếu quả thực như vậy, thì quyết định này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới các em đó. Nhưng tôi nghĩ đây là chỉ là số ít, và bất kỳ một can thiệp bằng chính sách công nào cũng có hệ lụy nhất định của nó, nhưng vấn đề nằm ở ý nghĩa của quyết định này và lý do vì sao Bộ GD lại ra một quyết định đột ngột như vậy.
Nhiều năm qua BC và IDP hoạt động ở VN rất hiệu quả kể cả về tài chính lẫn chất lượng đào tạo và khảo thí. Nếu tôi nhớ không lầm thì BC vào Việt Nam từ năm 1993 và IDP là 1996. Với ngần đó năm hoạt động gần như không có sự can thiệp của chính quyền sở tại, có thể nói BC và IDP độc chiếm thị trường này. Những năm đầu đổi mới, người VN học tiếng Anh còn ít, chứng chỉ IELTS chưa thực sự phổ biến ồ ạt như hiện nay. Còn nhớ những thập niên 90s, chỉ những người đi du học Australia mới quan tâm tới thi IELTS. IELTS là cái gì đó cao siêu và xa lạ. Ngày đó ai thi IELTS được 8.0 là khủng khiếp và được tôn sùng như một hình tượng của sự "giỏi tiếng Anh". Với quy môt thị trường khiêm tôn, các nhà khảo thí tổ chức rất chuẩn mực, đặc biệt là việc bảo mật đề thi, kết quả thi. Không có những chuyện "lùm xùm" về chất lượng như hiện nay. Ngày đó bài thi được gửi về UK hoặc Australia để chấm, tùy thuộc vào chỉ định của Cambridge Assessment (Công ty Khảo thi Cambridge). Với số lượng người thi ít, chất lượng giám thị là những người bản ngữ còn đem tới Việt Nam những giá trị về lương tri, liêm chính hàn lâm, hay nói thẳng ra là chưa bị "tha hóa" bởi tiền, thì kết quả thi IELTS quả thực là trung thực và khách quan.
Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, mà đặc biệt là từ 2016 khi mà các trường đại học Mỹ top đầu tiên phong công nhận chứng chỉ IELTS là chứng chỉ xác nhận năng lực ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế thì IELTS mới thực sự lấn át TOEFL iBT để dẫn đầu về số lượng người dự thi hàng năm. Một cú huých khủng khiếp nữa đến từ chính Bộ GD khi Bộ khuyến khích các trường đại học trong nước đưa IELTS làm tiêu chí xét tuyển đầu vào. Tệ hại hơn nữa là chính các trường dạy chuyên về ngoại ngữ lại lấy điểm IELTS làm căn cứ để tốt nghiệp. Ví dụ như sinh viên một trường ngoại ngữ phải đạt kết quả IELTS 7.0 trở lên. Những chùm dễ bám vào chính sách của IELTS khiến cho tầm quan trọng của IELTS được nâng quá cao trong chính sách giáo dục quốc dân, từ đó lấn át đi mọi hình thức khảo thí khác đang tồn tại trong VN. Nói đi phải nói lại, IELTS là một công cụ khảo thí vô cùng tốt về nguyên gốc, nhưng vấn đề dẫn tới quyết định ngày hôm nay có lẽ lại nằm ở BC, IDP, và Cambridge Assessment.
VÌ sao tôi chủ quan nói vậy? Nhìn vào chính quyết định của Bộ GD nhiều người thấy giật mình, nhưng nếu chúng ta nhìn lại một chuỗi chính sách vĩ mô của ngành giáo dục thì lại thấy đây là một quyết định hết sức hợp lý, có quy trình, có logic, có hệ thống giá trị thuyết minh. Để ra quyết định ngày hôm nay, Bộ GD đã mất tới 5 năm nghiên cứu thực tiễn thị trường giáo dục, tổng kết việc áp dụng các chính sách pháp luật về giáo dục để ban hành những chính sách mới. Tôi nhìn thấy sự logic xâu chuỗi từ NĐ 86/2018/NĐ-CP về Hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tới Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT về Liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Đây là những bước dọn đường pháp lý của Bộ GD trước khi ra đòn quyết định vào BC, IDP. Cổ nhân nói: không có lửa thì làm sao có khỏi. Có lẽ chính những lùm xùm trong gian lận thi IELTS, khiến cho một kì thi từ một vị trí được tôn trọng rất cao trở nên một kì thi bát nháo, nhà nhà thi, người người thi, vô tội vạ. Tình thế đã đẩy BC, IDP vào hoàn cảnh phải đánh đổi số lượng với chất lượng. Chúng ta có thể hình dung ra với hàng ngàn thí sinh thi mỗi tuần tại một thành phố thì BC và IDP đào đâu ra đủ examiner để ngồi hỏi thi vấn đáp (thi nói), và với một khối lượng bài viết khổng lồ như vậy, thì BC và IDP chấm kiểu gì? ai chấm? chấm như thế nào? Với sự tổ chức lỏng lẻo thì việc tráo bài thi hay thi hộ hoặc lộ đề thi ngay trước khi thi là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu không muốn nói là xảy ra rất nhiều lần, như cơm bữa (điều này chỉ có cơ quan an ninh điều tra nắm rõ, hoặc chí ít Bộ GD đã biết điều này theo như những phát biểu mang tính bật mí của anh Độ Thứ trưởng Bộ.)
Như vậy quyết định ngày hôm nay cũng phần nhiều là do chính BC và IDP mà thôi. Tôi cũng phải nói thêm vai trò của Cambridge Assessment ở dây. Cambridge Assessment là nơi tạo ra đề thi, tạo ra các loại tài liệu luyện thi (tất nhiên có nhiều nxb khác nữa), và cung cấp đề thi cho BC và IDP. Điều đáng nói là tính bảo mật của đề thi chỉ được Cambridge Assessement giám sát cho tới khi trao đề tới BC và IDP, còn lại việc tổ chức thi cử ra sao, đề được lưu chuyển như thế nào, ai là người làm việc đó thì có lẽ Cambridge Assessment không quan tâm, hoặc không đủ năng lực để quan tâm. BC và IDP có lẽ đã ký hợp đồng cam kết bảo mật với Cambridge Assessment rồi, trong kinh doanh đây là chuẩn mực, nhưng có bảo mật được hay không và rò rỉ như thế nào thì ngoài tầm kiểm soát của Cambridge Assessment rồi. Tôi nghĩ cũng đã tới lúc Cambridge Assessment cần chỉnh đốn chính các đối tác của mình.
Ngoài câu chuyện về chất lượng thì nhiều người có nhắc tới lợi nhuận khổng lồ mà kì thi IELTS mang lại cho BC, IDP, và Cambridge Assessment, và rằng Bộ GD "đánh" BC và IDP là để chia lại lợi ích. Tôi nghĩ nói như thế nghe vẻ hơi qua, những cũng "fair". Nếu là tôi thì chả tội gì tôi không chia lại. BC và IDP vào VN từ quan sớm, họ có công lao rất lớn trong việc đưa những tư tưởng giáo dục hiện đại vào VN, nhưng họ cũng kiếm trác từ VN quá nhiều. Có lẽ thị trường VN bây giờ đã hết cái thời "dễ dãi" như một cô gái ngây thơ cứ nằm đó để các anh tới "yêu" em dài lâu rồi lại đi. Thị trường bây giờ khắt khe hơn và bình đẳng hơn. Tối nói thật là chưa nơi nào mà tư bản vào kiếm được nhiều tiền như ở VN. Nhiều bài học về một thời kỳ cấp đất đai quá dễ dãi cho các tập đoàn bán lẽ để rồi họ bán cổ phần công ty holdings bên Singapore hay Cayman/BVI, bán trộm sau lưng Chính phủ Việt Nam không nộp cho CP một đồng thuế nào. Nay đã hết thời đó rồi. Chả tội gì thị trường nhà mình mà Bộ GD lại không nhảy vào thu tô! Tôi hoàn toàn ủng hộ miễn là tiền thu được từ việc liên kết với BC, IDP, Cambridge Assessment tổ chức các kì thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế được bổ sung vào ngân sách giáo dục, được tái đầu tư cho hạ tầng giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội học hành cho con em Việt Nam. Hoàn toàn chính đáng!
Thế nên cho dù là chỉnh đốn chất lượng hay chia lại miếng bánh thì đều tốt cả. Điều tôi mong nhất bây giờ là BC, IDP, Cambridge Assessment và Bộ ngồi với nhau, bàn bạc một cơ chế tốt nhất để sớm mở lại các kỳ thi IELTS. Mọi sự trì hoãn sẽ làm tổn hại tới chính con em Việt Nam mình.
Cuối cùng thì điều tôi băn khoăn là liệu việc can thiệp này có làm cho chất lượng của kỳ thi IELTS tốt lên hay tệ hại đi? Điều đó chỉ có thực tiễn và thời gian mới trả lời được.
Giang Nguyễn
Bài viết của cụ khá dài có điểm tôi đồng ý như Cambridge Assessment nên rà soát kiểm tra BC và IDP để Ielts tốt hơn. Tuy nhiên theo tôi đc biết một chương trình dành cho 140 với hơn 1.000 trung tâm kiểm tra, để điều hành đc trên 140 quốc gia thì nó phải vận hành cực kỳ chuyên nghiệp hay nói chính xác có cho 10 bộ giáo dục nhà ta cũng không vận hành đc… mà nó vận hành hàng chục năm nay và đc hàng nghìn trường đại học nổi tiếng trên khắp thế giới công nhận, nó cũng là tiêu chi cho một số nước như Úc, Can, Mỹ .. làm điều kiện nhập cư, xin workpermit..===> vậy ta can thiệp vào xẽ tốt hơn hay tiêu cực xin cho hơn ?
Quay lại việt nam như cụ nói ielts được khảo thí tăng đột biến tại việt nam do một số các trường đại học việt nam lấy điểm ielts làm tiêu chí xét tuyển nên bộ nên có thông tư hướng dẫn để tránh tiêu cực.. tôi thấy có gì đó nhầm ở đây.
1/ ielts là một trong nhưng chứng chỉ nước ngoài theo quy định không thuộc bộ chịu trách nhiệm và không thuộc hệ thông giáo dục quốc dân nên ===> không thể ra văn bản pháp luật can thiệp vào quy trình đào tạo và thi sát hạch nó đc
2/ trường hợp này là các trường đại học chủ động tìm đến ielts làm tiêu chí xét tuyển chứ không phải là ielts xin bộ hay các trường đại học làm tiêu chí xét tuyển đại học nên không thể lấy lý do đó làm điều kiện để quản lý kỳ thi ielts của BC và IDP. Nếu bộ thấy ielts có vấn đề thì có thể cấm các trường đại học dùng tiêu chi ielts… nhưng thế khá hài hước vỉ trên thế giới các trường đại học hàng đầu như havard, MIT… vẫn tin dùng trong khi mấy ông cùi bắp tốp 1000 lại chê ;))
3/ Cái này mới quan trọng nhất.. tôi xin cá với cụ ielts không bao giờ chấp nhận sự can thiệp của bộ vào chương trình sát hạch của nó dù sự can thiệp đó có điểm tích cực hay ko tích cực bởi lý do sau: Hiện tại ielts nó vận hành 140 quốc gia với một chương trình chuẩn sát hạch trên toàn cầu và nó đã vận hành có khi hơn 30 năm nay. Nếu bây giờ có 1 quốc gia A muốn can thiệp vào quy trình chung của nó thì vô hình chung 139 quốc gia còn lại cũng có thể can thiệp. Lấy Ví dụ Bộ muốn quy định về cam phải lưu trữ 2 năm dữ liệu, rồi người coi thi phải có chứng chỉ ( có thể chứng chỉ bộ )…. Thì Campuchia, Thái Lan, Phillipin.. Singapore …v.v cũng có thể ra các quy định khác ===> nếu cả 140 nước rồi hàng năm điều chỉnh sửa đổi = thông tư, nghị định vậy chạy theo kiêir gì. Không chỉ riêng ielts đâu mà ngay chứng chỉ tiếng Trung HSK, tiếng Hàn TOPIK, Tiếng Nhật JLPT… dừng hết vì bọn nó cũng không muốn ông can thiệp vào quy trình thi của nó.. nó cũng sợ các nước khác bắt trước theo.
4/ Tôi đồng ý ta kiểm soát về mảng tài chính, thuế má vì ông đang kinh doanh tại Việt Nam nên phải đóng thuế đầy đủ, chương trình không đc liên quan chính trị hay trái văn hoá việt..còn về kiểm soát vào quy trình thi của nó e hơi khó… thực ra cái này đã họp cả chục lần rồi nhưng tất cả bọn nó không đồng ý. Việt nam cũng chỉ là một thị trường nhỏ bé.. không vì cái nhỏ mà phá đi cái chung nó xây dựng hàng chục năm cho hơn 140 quốc gia.
Tôi xin nói bọn nó không bao giờ nhường bước vấn đề này… còn con cháu các ông vẫn phải ra nước ngoài thi ielts, thi tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Trung đơn giản cái chương trình khung 6 bậc bộ xây dựng chục năm nay vô giá trị khi ra nước ngoài có sử dụng đc đâu
CÒN CHUYỆN IELTS CÓ TIÊU CỰC HAY GIAN LẬN ĐẤY LÀ VIỆT NÓ PHẢI LO THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU CỦA NÓ TA KO THỂ BAO ĐỒNG ĐC VÀ NGAY TRONG QUY ĐỊNH TA KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG IELTS TA NÊN TẬP CHUNG LO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CHUẨN 6 bậc để thế giới công nhận.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
CÂU CHUYỆN VỀ HOÃN THI IELTS: CHẤT LƯỢNG HAY MIẾNG BÁNH CHIA LẠI
Trước hết, tôi rất chia sẻ với các em học sinh bị ảnh hưởng bởi quyết định hành chính này của Bộ GD. Chúng ta đều biết mùa tuyển sinh đại học Mỹ đang bắt đầu từ 1/11 tới 15/11, và nhiều em học sinh có lẽ bây giờ mới thi IELTS hoặc thi lại kỳ vọng lấy kết quả tốt hơn trong 10 ngày tới để kịp nộp kỳ Tuyển Sớm (Early Decision). Nếu quả thực như vậy, thì quyết định này đã làm ảnh hưởng trực tiếp tới các em đó. Nhưng tôi nghĩ đây là chỉ là số ít, và bất kỳ một can thiệp bằng chính sách công nào cũng có hệ lụy nhất định của nó, nhưng vấn đề nằm ở ý nghĩa của quyết định này và lý do vì sao Bộ GD lại ra một quyết định đột ngột như vậy.
Nhiều năm qua BC và IDP hoạt động ở VN rất hiệu quả kể cả về tài chính lẫn chất lượng đào tạo và khảo thí. Nếu tôi nhớ không lầm thì BC vào Việt Nam từ năm 1993 và IDP là 1996. Với ngần đó năm hoạt động gần như không có sự can thiệp của chính quyền sở tại, có thể nói BC và IDP độc chiếm thị trường này. Những năm đầu đổi mới, người VN học tiếng Anh còn ít, chứng chỉ IELTS chưa thực sự phổ biến ồ ạt như hiện nay. Còn nhớ những thập niên 90s, chỉ những người đi du học Australia mới quan tâm tới thi IELTS. IELTS là cái gì đó cao siêu và xa lạ. Ngày đó ai thi IELTS được 8.0 là khủng khiếp và được tôn sùng như một hình tượng của sự "giỏi tiếng Anh". Với quy môt thị trường khiêm tôn, các nhà khảo thí tổ chức rất chuẩn mực, đặc biệt là việc bảo mật đề thi, kết quả thi. Không có những chuyện "lùm xùm" về chất lượng như hiện nay. Ngày đó bài thi được gửi về UK hoặc Australia để chấm, tùy thuộc vào chỉ định của Cambridge Assessment (Công ty Khảo thi Cambridge). Với số lượng người thi ít, chất lượng giám thị là những người bản ngữ còn đem tới Việt Nam những giá trị về lương tri, liêm chính hàn lâm, hay nói thẳng ra là chưa bị "tha hóa" bởi tiền, thì kết quả thi IELTS quả thực là trung thực và khách quan.
Nhưng khoảng 10 năm trở lại đây, mà đặc biệt là từ 2016 khi mà các trường đại học Mỹ top đầu tiên phong công nhận chứng chỉ IELTS là chứng chỉ xác nhận năng lực ngoại ngữ cho sinh viên quốc tế thì IELTS mới thực sự lấn át TOEFL iBT để dẫn đầu về số lượng người dự thi hàng năm. Một cú huých khủng khiếp nữa đến từ chính Bộ GD khi Bộ khuyến khích các trường đại học trong nước đưa IELTS làm tiêu chí xét tuyển đầu vào. Tệ hại hơn nữa là chính các trường dạy chuyên về ngoại ngữ lại lấy điểm IELTS làm căn cứ để tốt nghiệp. Ví dụ như sinh viên một trường ngoại ngữ phải đạt kết quả IELTS 7.0 trở lên. Những chùm dễ bám vào chính sách của IELTS khiến cho tầm quan trọng của IELTS được nâng quá cao trong chính sách giáo dục quốc dân, từ đó lấn át đi mọi hình thức khảo thí khác đang tồn tại trong VN. Nói đi phải nói lại, IELTS là một công cụ khảo thí vô cùng tốt về nguyên gốc, nhưng vấn đề dẫn tới quyết định ngày hôm nay có lẽ lại nằm ở BC, IDP, và Cambridge Assessment.
VÌ sao tôi chủ quan nói vậy? Nhìn vào chính quyết định của Bộ GD nhiều người thấy giật mình, nhưng nếu chúng ta nhìn lại một chuỗi chính sách vĩ mô của ngành giáo dục thì lại thấy đây là một quyết định hết sức hợp lý, có quy trình, có logic, có hệ thống giá trị thuyết minh. Để ra quyết định ngày hôm nay, Bộ GD đã mất tới 5 năm nghiên cứu thực tiễn thị trường giáo dục, tổng kết việc áp dụng các chính sách pháp luật về giáo dục để ban hành những chính sách mới. Tôi nhìn thấy sự logic xâu chuỗi từ NĐ 86/2018/NĐ-CP về Hợp tác đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục tới Thông tư 11/2022/TT-BGDĐT về Liên kết tổ chức thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài. Đây là những bước dọn đường pháp lý của Bộ GD trước khi ra đòn quyết định vào BC, IDP. Cổ nhân nói: không có lửa thì làm sao có khỏi. Có lẽ chính những lùm xùm trong gian lận thi IELTS, khiến cho một kì thi từ một vị trí được tôn trọng rất cao trở nên một kì thi bát nháo, nhà nhà thi, người người thi, vô tội vạ. Tình thế đã đẩy BC, IDP vào hoàn cảnh phải đánh đổi số lượng với chất lượng. Chúng ta có thể hình dung ra với hàng ngàn thí sinh thi mỗi tuần tại một thành phố thì BC và IDP đào đâu ra đủ examiner để ngồi hỏi thi vấn đáp (thi nói), và với một khối lượng bài viết khổng lồ như vậy, thì BC và IDP chấm kiểu gì? ai chấm? chấm như thế nào? Với sự tổ chức lỏng lẻo thì việc tráo bài thi hay thi hộ hoặc lộ đề thi ngay trước khi thi là hoàn toàn có thể xảy ra, nếu không muốn nói là xảy ra rất nhiều lần, như cơm bữa (điều này chỉ có cơ quan an ninh điều tra nắm rõ, hoặc chí ít Bộ GD đã biết điều này theo như những phát biểu mang tính bật mí của anh Độ Thứ trưởng Bộ.)
Như vậy quyết định ngày hôm nay cũng phần nhiều là do chính BC và IDP mà thôi. Tôi cũng phải nói thêm vai trò của Cambridge Assessment ở dây. Cambridge Assessment là nơi tạo ra đề thi, tạo ra các loại tài liệu luyện thi (tất nhiên có nhiều nxb khác nữa), và cung cấp đề thi cho BC và IDP. Điều đáng nói là tính bảo mật của đề thi chỉ được Cambridge Assessement giám sát cho tới khi trao đề tới BC và IDP, còn lại việc tổ chức thi cử ra sao, đề được lưu chuyển như thế nào, ai là người làm việc đó thì có lẽ Cambridge Assessment không quan tâm, hoặc không đủ năng lực để quan tâm. BC và IDP có lẽ đã ký hợp đồng cam kết bảo mật với Cambridge Assessment rồi, trong kinh doanh đây là chuẩn mực, nhưng có bảo mật được hay không và rò rỉ như thế nào thì ngoài tầm kiểm soát của Cambridge Assessment rồi. Tôi nghĩ cũng đã tới lúc Cambridge Assessment cần chỉnh đốn chính các đối tác của mình.
Ngoài câu chuyện về chất lượng thì nhiều người có nhắc tới lợi nhuận khổng lồ mà kì thi IELTS mang lại cho BC, IDP, và Cambridge Assessment, và rằng Bộ GD "đánh" BC và IDP là để chia lại lợi ích. Tôi nghĩ nói như thế nghe vẻ hơi qua, những cũng "fair". Nếu là tôi thì chả tội gì tôi không chia lại. BC và IDP vào VN từ quan sớm, họ có công lao rất lớn trong việc đưa những tư tưởng giáo dục hiện đại vào VN, nhưng họ cũng kiếm trác từ VN quá nhiều. Có lẽ thị trường VN bây giờ đã hết cái thời "dễ dãi" như một cô gái ngây thơ cứ nằm đó để các anh tới "yêu" em dài lâu rồi lại đi. Thị trường bây giờ khắt khe hơn và bình đẳng hơn. Tối nói thật là chưa nơi nào mà tư bản vào kiếm được nhiều tiền như ở VN. Nhiều bài học về một thời kỳ cấp đất đai quá dễ dãi cho các tập đoàn bán lẽ để rồi họ bán cổ phần công ty holdings bên Singapore hay Cayman/BVI, bán trộm sau lưng Chính phủ Việt Nam không nộp cho CP một đồng thuế nào. Nay đã hết thời đó rồi. Chả tội gì thị trường nhà mình mà Bộ GD lại không nhảy vào thu tô! Tôi hoàn toàn ủng hộ miễn là tiền thu được từ việc liên kết với BC, IDP, Cambridge Assessment tổ chức các kì thi chứng chỉ năng lực ngoại ngữ quốc tế được bổ sung vào ngân sách giáo dục, được tái đầu tư cho hạ tầng giáo dục, tạo thêm nhiều cơ hội học hành cho con em Việt Nam. Hoàn toàn chính đáng!
Thế nên cho dù là chỉnh đốn chất lượng hay chia lại miếng bánh thì đều tốt cả. Điều tôi mong nhất bây giờ là BC, IDP, Cambridge Assessment và Bộ ngồi với nhau, bàn bạc một cơ chế tốt nhất để sớm mở lại các kỳ thi IELTS. Mọi sự trì hoãn sẽ làm tổn hại tới chính con em Việt Nam mình.
Cuối cùng thì điều tôi băn khoăn là liệu việc can thiệp này có làm cho chất lượng của kỳ thi IELTS tốt lên hay tệ hại đi? Điều đó chỉ có thực tiễn và thời gian mới trả lời được.
Giang Nguyễn
E k rõ thực chất họ tổ chức giám sát ra sao nhưng thử hỏi các kì thi BGD tổ chức và quản lí có nghiêm ngặt hay chất lượng k mà đòi thò chân quản lí? Và giá trị gì tăng thêm khi bản thân hệ thống của mình dột từ trên xuống dưới? Họ làm láo thì uy tín CL của họ đi xuống. Ai bắt các trg nhà Bộ sử dụng điểm đó như một tiêu chí xét tuyển. Như e đã nói, nếu thực sự xuất phát điểm là để chấn chỉnh nâng cao chất lượng thì ủng hộ, chứ còn là để đòi phần thì chỉ có làm nó tệ hơn thôi.
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Kiểu hệ tư tưởng "phép vua thua lệ làng" nhỉ. E cũng mong họ chân cứng đá mềm chứ không thì giá trị bị đảo lộn hết cả. Mấy người soạn thảo và ký cái quyết định kia k biết thi IELTS (nghiêm túc) được mấy điểm.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,797
Động cơ
197,987 Mã lực
Bài viết của cụ khá dài có điểm tôi đồng ý như Cambridge Assessment nên rà soát kiểm tra BC và IDP để Ielts tốt hơn. Tuy nhiên theo tôi đc biết một chương trình dành cho 140 với hơn 1.000 trung tâm kiểm tra, để điều hành đc trên 140 quốc gia thì nó phải vận hành cực kỳ chuyên nghiệp hay nói chính xác có cho 10 bộ giáo dục nhà ta cũng không vận hành đc… mà nó vận hành hàng chục năm nay và đc hàng nghìn trường đại học nổi tiếng trên khắp thế giới công nhận, nó cũng là tiêu chi cho một số nước như Úc, Can, Mỹ .. làm điều kiện nhập cư, xin workpermit..===> vậy ta can thiệp vào xẽ tốt hơn hay tiêu cực xin cho hơn ?
Quay lại việt nam như cụ nói ielts được khảo thí tăng đột biến tại việt nam do một số các trường đại học việt nam lấy điểm ielts làm tiêu chí xét tuyển nên bộ nên có thông tư hướng dẫn để tránh tiêu cực.. tôi thấy có gì đó nhầm ở đây.
1/ ielts là một trong nhưng chứng chỉ nước ngoài theo quy định không thuộc bộ chịu trách nhiệm và không thuộc hệ thông giáo dục quốc dân nên ===> không thể ra văn bản pháp luật can thiệp vào quy trình đào tạo và thi sát hạch nó đc
2/ trường hợp này là các trường đại học chủ động tìm đến ielts làm tiêu chí xét tuyển chứ không phải là ielts xin bộ hay các trường đại học làm tiêu chí xét tuyển đại học nên không thể lấy lý do đó làm điều kiện để quản lý kỳ thi ielts của BC và IDP. Nếu bộ thấy ielts có vấn đề thì có thể cấm các trường đại học dùng tiêu chi ielts… nhưng thế khá hài hước vỉ trên thế giới các trường đại học hàng đầu như havard, MIT… vẫn tin dùng trong khi mấy ông cùi bắp tốp 1000 lại chê ;))
3/ Cái này mới quan trọng nhất.. tôi xin cá với cụ ielts không bao giờ chấp nhận sự can thiệp của bộ vào chương trình sát hạch của nó dù sự can thiệp đó có điểm tích cực hay ko tích cực bởi lý do sau: Hiện tại ielts nó vận hành 140 quốc gia với một chương trình chuẩn sát hạch trên toàn cầu và nó đã vận hành có khi hơn 30 năm nay. Nếu bây giờ có 1 quốc gia A muốn can thiệp vào quy trình chung của nó thì vô hình chung 139 quốc gia còn lại cũng có thể can thiệp. Lấy Ví dụ Bộ muốn quy định về cam phải lưu trữ 2 năm dữ liệu, rồi người coi thi phải có chứng chỉ ( có thể chứng chỉ bộ )…. Thì Campuchia, Thái Lan, Phillipin.. Singapore …v.v cũng có thể ra các quy định khác ===> nếu cả 140 nước rồi hàng năm điều chỉnh sửa đổi = thông tư, nghị định vậy chạy theo kiêir gì. Không chỉ riêng ielts đâu mà ngay chứng chỉ tiếng Trung HSK, tiếng Hàn TOPIK, Tiếng Nhật JLPT… dừng hết vì bọn nó cũng không muốn ông can thiệp vào quy trình thi của nó.. nó cũng sợ các nước khác bắt trước theo.
4/ Tôi đồng ý ta kiểm soát về mảng tài chính, thuế má vì ông đang kinh doanh tại Việt Nam nên phải đóng thuế đầy đủ, chương trình không đc liên quan chính trị hay trái văn hoá việt..còn về kiểm soát vào quy trình thi của nó e hơi khó… thực ra cái này đã họp cả chục lần rồi nhưng tất cả bọn nó không đồng ý. Việt nam cũng chỉ là một thị trường nhỏ bé.. không vì cái nhỏ mà phá đi cái chung nó xây dựng hàng chục năm cho hơn 140 quốc gia.
Tôi xin nói bọn nó không bao giờ nhường bước vấn đề này… còn con cháu các ông vẫn phải ra nước ngoài thi ielts, thi tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Trung đơn giản cái chương trình khung 6 bậc bộ xây dựng chục năm nay vô giá trị khi ra nước ngoài có sử dụng đc đâu
CÒN CHUYỆN IELTS CÓ TIÊU CỰC HAY GIAN LẬN ĐẤY LÀ VIỆT NÓ PHẢI LO THƯƠNG HIỆU TOÀN CẦU CỦA NÓ TA KO THỂ BAO ĐỒNG ĐC VÀ NGAY TRONG QUY ĐỊNH TA KHÔNG CÓ TRÁCH NHIỆM VỀ CHẤT LƯỢNG IELTS TA NÊN TẬP CHUNG LO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO NGOẠI NGỮ CHUẨN 6 bậc để thế giới công nhận.
Cụ suy diễn với viết chữ thì nhiều thật đấy,
Mà em hỏi thật cụ đã đọc chi tiết cái thông tư đấy hay chưa?
Chỗ nào dòng nào trong cái thông tư đấy CAN THIỆP VÀO QUY TRÌNH THI vậy cụ?
Trong khi phần lớn là yêu cầu về cơ sở hạ tầng, yêu cầu về trình độ giám thị??
Những yêu cầu này thì liên quan gì đến quy trình thi trước giờ của nó?? Ra đề, Cấu trúc, Giám Sát, Giám Khảo, Chấm Bài, Ra Điểm có cái phần nào BGD quản lý trong cái thông tư đó ko?

Ko muốn đáp ứng yêu cầu của nước sở tại thì biến. Bản thân bon ETS cũng dân làm ăn chứ phải từ thiện đâu mà phải bợ đít nó lên như thế.

Kỳ thi đầu tiên của bọn British Council mở lại r đấy. Chắc là phản đối BGD dữ lắm =)) Ko biết vài bữa bọn IELTS theo đuôi thì cụ có muối mặt ko hay là vẫn trơ trơ.
 

isak

Xe tăng
Biển số
OF-350749
Ngày cấp bằng
14/1/15
Số km
1,740
Động cơ
293,318 Mã lực
E k rõ thực chất họ tổ chức giám sát ra sao nhưng thử hỏi các kì thi BGD tổ chức và quản lí có nghiêm ngặt hay chất lượng k mà đòi thò chân quản lí? Và giá trị gì tăng thêm khi bản thân hệ thống của mình dột từ trên xuống dưới? Họ làm láo thì uy tín CL của họ đi xuống. Ai bắt các trg nhà Bộ sử dụng điểm đó như một tiêu chí xét tuyển. Như e đã nói, nếu thực sự xuất phát điểm là để chấn chỉnh nâng cao chất lượng thì ủng hộ, chứ còn là để đòi phần thì chỉ có làm nó tệ hơn thôi.
Công nhận, cứ như ông Bộ trong sạch lắm ý, nhìn các kỳ thi ông tổ chức thì biết. Bộ chỉ nên quản lý hành chính, nhúng vào đòi ăn chia làm gì. Giờ kêu BC IDP ko đủ năng lực tổ chức thì trong VN này bọn nào tổ chức được.
 

emphailamsao

Xe tăng
Biển số
OF-563835
Ngày cấp bằng
11/4/18
Số km
1,476
Động cơ
166,141 Mã lực
Gà vịt đầy đương mà để cho tây lông nó vặt lông ngay trước mắt. Nó vặt lông xong lại ko để lại cho miếng đùi miếng ức thì ai mà chịu được. Chứ chất lượng bài thi hay gì của Ielts nó có quan trọng hơn chất lượng giáo dục hiện tại đang có không? Không!
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Cụ suy diễn với viết chữ thì nhiều thật đấy,
Mà em hỏi thật cụ đã đọc chi tiết cái thông tư đấy hay chưa?
Chỗ nào dòng nào trong cái thông tư đấy CAN THIỆP VÀO QUY TRÌNH THI vậy cụ?
Trong khi phần lớn là yêu cầu về cơ sở hạ tầng, yêu cầu về trình độ giám thị??
Những yêu cầu này thì liên quan gì đến quy trình thi trước giờ của nó?? Ra đề, Cấu trúc, Giám Sát, Giám Khảo, Chấm Bài, Ra Điểm có cái phần nào BGD quản lý trong cái thông tư đó ko?

Ko muốn đáp ứng yêu cầu của nước sở tại thì biến. Bản thân bon ETS cũng dân làm ăn chứ phải từ thiện đâu mà phải bợ đít nó lên như thế.

Kỳ thi đầu tiên của bọn British Council mở lại r đấy. Chắc là phản đối BGD dữ lắm =)) Ko biết vài bữa bọn IELTS theo đuôi thì cụ có muối mặt ko hay là vẫn trơ trơ.
VN mình ra văn bản thì giỏi rồi có điều làm thì như ...vđ là để có đc mấy cái phê duyệt đó các đơn vị sẽ phải trầy trật ra sao. Chỉ sợ "tôi muốn lương thiện mà ai cho tôi làm người lương thiện".

"Không muốn đáp ứng yêu cầu nước sở tại thì biến": ôi đúng là kiểu phép vua thua lệ làng cụ ơi. Bắt cái tiên tiến văn minh đến nhà mình cũng phải quê mùa như mình sao? Bảo sao hệ thống GD ngày càng nát
 

formen

Xe lăn
Biển số
OF-485699
Ngày cấp bằng
27/1/17
Số km
11,256
Động cơ
300,746 Mã lực
Bộ quy định chứng chỉ ai eo như chứng chỉ abc thời xưa là ổn ngay mà, ai lại đạt ai eo xét tuyển thẳng đh thì chả đua bơi.

Cũng đồng cảm với cc có con c bị thi mà phanh hự phát này là các kế hoạch lộn nháo nhào.

Lẽ ra nn phải là thông báo đến ngày x sẽ áp dụng y để các bên c bị.
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Phanh hự nó mới sợ chứ cụ. Cho thời gian chuẩn bị thì lại tạo điều kiện quá ai chơi.

Ab em nghĩ ra rồi mấy cái cc A, B, C giờ chắc ế quá. Trc đi xin việc cũng phải làm cái chứng chỉ C. Giờ dân chỉ quan tâm IELTS thôi
 

emeraldflagon

Xe buýt
Biển số
OF-135994
Ngày cấp bằng
26/3/12
Số km
887
Động cơ
363,215 Mã lực
Em không biết thi cử thế nào mà em gặp 1 bạn 7.5 ielts, vào ktqd năm ngoái mà viết mấy từ tiếng anh toàn sai :). Nghe bài phát biểu mà nói với em là không nghe được gì
 
Chỉnh sửa cuối:

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,797
Động cơ
197,987 Mã lực
VN mình ra văn bản thì giỏi rồi có điều làm thì như ...vđ là để có đc mấy cái phê duyệt đó các đơn vị sẽ phải trầy trật ra sao. Chỉ sợ "tôi muốn lương thiện mà ai cho tôi làm người lương thiện".

"Không muốn đáp ứng yêu cầu nước sở tại thì biến": ôi đúng là kiểu phép vua thua lệ làng cụ ơi. Bắt cái tiên tiến văn minh đến nhà mình cũng phải quê mùa như mình sao? Bảo sao hệ thống GD ngày càng nát
Sao cụ cứ phải bợ thằng tây rồi cho có mỗi nó là " văn minh" thôi nhở.

"Văn minh" đến cỡ nào mà các dớp gian lận, thi hộ cả mấy chục cả trăm nghìn case bị khui ra thế??

Làm ăn ở đất nào thì theo luật đất ấy, ko phải cái lẽ đương nhiên, được công nhận xưa giờ sao cụ?

Luật càng ngày càng đầy đủ thì sẽ càng gắt. Nhắm ko chơi thì biến chứ ở lại cào mặt ăn vạ là cái lẽ gì cụ ơi? Văn minh hay ko văn minh cái gì ở đây.

Cụ bảo để xin giấy phép thì trầy trật, mới có vài ngày mà có kỳ thi của tụi BC mở lại r đó. Trầy trật thấy ghê ha.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,797
Động cơ
197,987 Mã lực
Phanh hự nó mới sợ chứ cụ. Cho thời gian chuẩn bị thì lại tạo điều kiện quá ai chơi.

Ab em nghĩ ra rồi mấy cái cc A, B, C giờ chắc ế quá. Trc đi xin việc cũng phải làm cái chứng chỉ C. Giờ dân chỉ quan tâm IELTS thôi
Cụ còm mà ko ngó lại các còm trên hả cụ?
Bộ khung pháp lý đã có từ 2018, mấy tháng trước đã liên hệ hướng dẫn mà coi khinh thì bị đập thông tư vào mặt, trách ai.
Giờ thì kêu ko có thời gian báo trước.
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược kiểu gì cũng nói đc cụ nhỉ.
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,699
Động cơ
480,784 Mã lực
Nơi ở
..
Cụ suy diễn với viết chữ thì nhiều thật đấy,
Mà em hỏi thật cụ đã đọc chi tiết cái thông tư đấy hay chưa?
Chỗ nào dòng nào trong cái thông tư đấy CAN THIỆP VÀO QUY TRÌNH THI vậy cụ?
Trong khi phần lớn là yêu cầu về cơ sở hạ tầng, yêu cầu về trình độ giám thị??
Những yêu cầu này thì liên quan gì đến quy trình thi trước giờ của nó?? Ra đề, Cấu trúc, Giám Sát, Giám Khảo, Chấm Bài, Ra Điểm có cái phần nào BGD quản lý trong cái thông tư đó ko?

Ko muốn đáp ứng yêu cầu của nước sở tại thì biến. Bản thân bon ETS cũng dân làm ăn chứ phải từ thiện đâu mà phải bợ đít nó lên như thế.

Kỳ thi đầu tiên của bọn British Council mở lại r đấy. Chắc là phản đối BGD dữ lắm =)) Ko biết vài bữa bọn IELTS theo đuôi thì cụ có muối mặt ko hay là vẫn trơ trơ.
Tôi chỉ ra quy định can thiệp vào quy trình thi khảo thí tại thông tư 11 thị cụ tự coi mình là dốt nhé đc không. Cụ còn non lắm cụ đọc kỹ toàn bộ điều 3 nó yêu cầu và quan trọng điều 5 khoản c nó thanh tra kiểm tra.
Còn ai bợ đít ielts.. tôi nói rõ ielts nó lởm như thế các ông cứ húc đầu vào làm tiêu chí tuyển sinh làm gì.. mà ielts nó quan tâm gì vào việc các ông lấy nó làm tiêu trie tuyển sinh. Chính vì bọn nó không đồng ý điều 3 và điều 5 khoản c bọn nó mới tự động không tổ chức thi nữa chứ không phải bộ cấm nhé.
Trình độ đọc văn bản còn kém lắm lại lên facebook chém gió.

Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
c) Cán bộ quản lý của đơn vị có trình độ cử nhân trở lên thuộc các ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài thuộc ít nhất 01 ngôn ngữ mà đơn vị có liên kết tổ chức thi;
d) Trong trường hợp sử dụng cán bộ coi thi của Cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam: mỗi phòng thi phải có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên, các cán bộ coi thi khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và phải được tập huấn về nghiệp vụ coi thi; có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thi; có đủ nhân viên phục vụ việc tổ chức thi;
đ) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi: có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi các kỹ năng theo yêu cầu của Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và theo từng đợt thi; phòng thi bảo đảm cách âm, có đủ ánh sáng, bàn, ghế và các trang thiết bị để tổ chức thi; có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
c) Chủ trì thực hiện kiểm tra hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.



Tóm lại nó không đồng ý nó nghỉ
Và đây là công văn đôn đốc thanh tra theo thông tư 11
5080FF19-41FF-445C-8F42-6DD8E03D449E.jpeg
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Tôi chỉ ra quy định can thiệp vào quy trình thi khảo thí tại thông tư 11 thị cụ tự coi mình là dốt nhé đc không. Cụ còn non lắm cụ đọc kỹ toàn bộ điều 3 nó yêu cầu và quan trọng điều 5 khoản c nó thanh tra kiểm tra.
Còn ai bợ đít ielts.. tôi nói rõ ielts nó lởm như thế các ông cứ húc đầu vào làm tiêu chí tuyển sinh làm gì.. mà ielts nó quan tâm gì vào việc các ông lấy nó làm tiêu trie tuyển sinh. Chính vì bọn nó không đồng ý điều 3 và điều 5 khoản c bọn nó mới tự động không tổ chức thi nữa chứ không phải bộ cấm nhé.
Trình độ đọc văn bản còn kém lắm lại lên facebook chém gió.

Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
c) Cán bộ quản lý của đơn vị có trình độ cử nhân trở lên thuộc các ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài thuộc ít nhất 01 ngôn ngữ mà đơn vị có liên kết tổ chức thi;
d) Trong trường hợp sử dụng cán bộ coi thi của Cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam: mỗi phòng thi phải có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên, các cán bộ coi thi khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và phải được tập huấn về nghiệp vụ coi thi; có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thi; có đủ nhân viên phục vụ việc tổ chức thi;
đ) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi: có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi các kỹ năng theo yêu cầu của Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và theo từng đợt thi; phòng thi bảo đảm cách âm, có đủ ánh sáng, bàn, ghế và các trang thiết bị để tổ chức thi; có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
c) Chủ trì thực hiện kiểm tra hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.



Tóm lại nó không đồng ý nó nghỉ
Phải rồi quy định chuối quá, lại coi trọng bằng cấp. Cán bộ coi thi miễn đảm bảo nghiêm túc thực hiện đúng quy trình đảm bảo k gian lận, sao phải là giảng viên giáo viên. Chuyên môn ở đây là nghiệp vụ coi thi chứ đău phải giảng dạy.
 

giang.nguyen

Xe điện
Biển số
OF-584665
Ngày cấp bằng
12/8/18
Số km
2,797
Động cơ
197,987 Mã lực
Tôi chỉ ra quy định can thiệp vào quy trình thi khảo thí tại thông tư 11 thị cụ tự coi mình là dốt nhé đc không. Cụ còn non lắm cụ đọc kỹ toàn bộ điều 3 nó yêu cầu và quan trọng điều 5 khoản c nó thanh tra kiểm tra.
Còn ai bợ đít ielts.. tôi nói rõ ielts nó lởm như thế các ông cứ húc đầu vào làm tiêu chí tuyển sinh làm gì.. mà ielts nó quan tâm gì vào việc các ông lấy nó làm tiêu trie tuyển sinh. Chính vì bọn nó không đồng ý điều 3 và điều 5 khoản c bọn nó mới tự động không tổ chức thi nữa chứ không phải bộ cấm nhé.
Trình độ đọc văn bản còn kém lắm lại lên facebook chém gió.

Điều 3. Bảo đảm chất lượng trong liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài
c) Cán bộ quản lý của đơn vị có trình độ cử nhân trở lên thuộc các ngành ngôn ngữ, văn học và văn hóa nước ngoài thuộc ít nhất 01 ngôn ngữ mà đơn vị có liên kết tổ chức thi;
d) Trong trường hợp sử dụng cán bộ coi thi của Cơ sở tổ chức thi tại Việt Nam: mỗi phòng thi phải có ít nhất 01 cán bộ coi thi là giảng viên hoặc giáo viên, các cán bộ coi thi khác phải có trình độ từ cao đẳng trở lên và phải được tập huấn về nghiệp vụ coi thi; có đội ngũ kỹ thuật viên đáp ứng yêu cầu sử dụng các thiết bị phục vụ cho việc tổ chức thi; có đủ nhân viên phục vụ việc tổ chức thi;
đ) Địa điểm, cơ sở vật chất, thiết bị bảo đảm để tổ chức thi: có đủ phòng thi và các phòng chức năng để tổ chức thi các kỹ năng theo yêu cầu của Cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ của nước ngoài và theo từng đợt thi; phòng thi bảo đảm cách âm, có đủ ánh sáng, bàn, ghế và các trang thiết bị để tổ chức thi; có hệ thống camera giám sát ghi được toàn bộ diễn biến của cả phòng thi liên tục trong suốt thời gian thi, dữ liệu camera được lưu trữ ít nhất 02 năm và được sử dụng theo quy định của pháp luật
Điều 5. Trách nhiệm của các cơ quan quản lý
c) Chủ trì thực hiện kiểm tra hoạt động liên kết tổ chức thi cấp chứng chỉ năng lực ngoại ngữ của nước ngoài.



Tóm lại nó không đồng ý nó nghỉ
Rồi cái chỗ nào can thiệp vào QUY TRÌNH THI đâu?

Cái điều 3 là điều kiện về cơ sở vật chất, yêu cầu tối thiểu của nhân viên cơ hữu. Chứ can thiệp Quy Trình Thi chỗ nào trong số đó?


Cái điều 5 là dành cho trung tâm tổ chức thi hả cụ?

Đến đối tượng của cái điều này là ai cụ còn đếch hiểu mà viết gì cho lắm.

Làm ăn ở đâu thì theo luật ở đó là cái lẽ đương nhiên. ETS IDP là tổ chức kinh doanh chứ đếch phải tổ chức chính phủ hay tổ chức từ thiện. Ko muốn theo thì biến, chả việc gì mà phải theo hầu bợ đỡ 1 doanh nghiệp nào đó. Ko có IELTS chả ảnh hưởng gì đến giáo dục nước nhà mà phải nâng vai trò của nó lên.
 
Chỉnh sửa cuối:

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Cụ còm mà ko ngó lại các còm trên hả cụ?
Bộ khung pháp lý đã có từ 2018, mấy tháng trước đã liên hệ hướng dẫn mà coi khinh thì bị đập thông tư vào mặt, trách ai.
Giờ thì kêu ko có thời gian báo trước.
Trống đánh xuôi kèn thổi ngược kiểu gì cũng nói đc cụ nhỉ.
Đẻ ra mấy cái quy định ấu trĩ thì dễ rồi. Nó coi khinh vì nó thấy vô lý không phục cụ ạ. Mà ở 139 nước kia có tiền lệ này k nhỉ hay VN ta lại sáng tạo đổi mới
 

ca_kiem

Xe container
Biển số
OF-96282
Ngày cấp bằng
21/5/11
Số km
5,699
Động cơ
480,784 Mã lực
Nơi ở
..
Rồi cái chỗ nào can thiệp vào QUY TRÌNH THI đâu?

Cái điều 3 là điều kiện về cơ sở vật chất, yêu cầu tối thiểu của nhân viên cơ hữu. Chứ can thiệp Quy Trình Thi chỗ nào trong số đó?


Cái điều 5 là dành cho trung tâm tổ chức thi hả cụ?

Đến đối tượng của cái điều này là ai cụ còn đếch hiểu mà viết gì cho lắm.

Làm ăn ở đâu thì theo luật ở đó là cái lẽ đương nhiên. ETS là tổ chức kinh doanh chứ đếch phải tổ chức chính phủ hay tổ chức từ thiện. Ko muốn theo thì biến, chả việc gì mà phải theo hầu bợ đỡ 1 doanh nghiệp nào đó. Ko có IELTS chả ảnh hưởng gì đến giáo dục nước nhà mà phải nâng vai trò của nó lên.
Cụ dôt thế… cái thông tư nó yêu cầu cả nhân sự, nhân sự coi thi phải có chứng chỉ, phải biết 1 môn ngoại ngữ…. Thế thì trước khi có cái thông tư 11 này… hệ thống nhân sự là lởm à… làm chất lượng không đảm bảo du học và định cư à ?
Tóm lại bọn nó không thích ông can thiệp vào.. vì ông can thiệp vào thì thằng khác cũng can thiệp vào. Tôi không đồng ý tôi nghỉ.. chẳng nhẽ lúc ông thanh tra kiểm tra thấy 1 giám thị tôi không có chứng chỉ ông đóng của trung tâm khảo thí tôi à. Cụ tinh vi.. tôi cho cụ lập trung tâm về cơ sở vật chất theo điều 3… tôi xin hứa kiểm tra ông 10 lần ông sai cả 10, ông chắc chưa va trạm đội thanh tra kiểm tra ông ko biết nên lên facebook chém linh tinh
 

Tuoitan

Xe buýt
Biển số
OF-820370
Ngày cấp bằng
7/10/22
Số km
906
Động cơ
6,864 Mã lực
Tuổi
44
Rồi cái chỗ nào can thiệp vào QUY TRÌNH THI đâu?

Cái điều 3 là điều kiện về cơ sở vật chất, yêu cầu tối thiểu của nhân viên cơ hữu. Chứ can thiệp Quy Trình Thi chỗ nào trong số đó?


Cái điều 5 là dành cho trung tâm tổ chức thi hả cụ?

Đến đối tượng của cái điều này là ai cụ còn đếch hiểu mà viết gì cho lắm.

Làm ăn ở đâu thì theo luật ở đó là cái lẽ đương nhiên. ETS là tổ chức kinh doanh chứ đếch phải tổ chức chính phủ hay tổ chức từ thiện. Ko muốn theo thì biến, chả việc gì mà phải theo hầu bợ đỡ 1 doanh nghiệp nào đó. Ko có IELTS chả ảnh hưởng gì đến giáo dục nước nhà mà phải nâng vai trò của nó lên.
Can thiệp quy trình thi là nói tổng quát. Cụ phải có góc nhìn rộng và tổng quan chứ. Yêu cầu về nhân sự, về CSVC và điều kiện tổ chức thi hay việc thanh tra kiểm tra là những vấn đề cơ bản, ảnh hưởng đến quyền lợi và tự do của họ rồi.
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top