[Funland] "Học sinh cũng chỉ là con người không phải máy móc"

Yeuaibaygio

Xe container
Biển số
OF-756754
Ngày cấp bằng
8/1/21
Số km
7,161
Động cơ
185,249 Mã lực
Tuổi
49
Dạ chuẩn mợ ạ. Trừ khi ko có khả năng thì chấp nhận. Ko thì nên học hành tử tế. Mợ và mợ cừoi là điển hình của việc thoát nghèo nhờ học tập. Xin lỗi chứ ko học tốt, gđ ko điều kiện quan hệ thì chỉ đi bốc... thôi, e thật.
Vâng Cụ, ai chẳng muốn con mình học giỏi. Cho dù bây giờ bệnh thành tích toàn điểm cao vào học bạ nhưng ở lớp nào chẳng phân hóa thực chất: top đầu, top giữa và top cuối (kể cả xưa em học chuyên, cả lớp đỗ hết ĐH nhưng phân hóa theo môn chuyên cũng rất rõ). Thầy cô, phụ huynh và học sinh đều biết thực lực của con mình cả đấy ạ.

Con nhà em học văn hóa không bằng em, tư duy logic không bằng. Lúc đầu em cũng khá thất vọng. Sau em cũng phải quen dần vì ép quá khả năng nó không hấp thụ được. Bù lại nó học Tiếng Anh hơn em ngày xưa (tất nhiên vì giờ đầu tư học thêm các thứ) và cái hơn nữa là nó biết chơi đàn guitar, biết chơi thể thao, nó vui hơn mình ngày xưa vì mình nhà nghèo đói ăn, thiếu thốn đủ thứ. Giờ chỉ lo bọn nó sướng quá thiếu kỹ năng sống Cụ ạ. Còn tối thiểu em cũng phần cho nó mảnh đất dự phòng rồi nên chắc sau này cũng chẳng đến mức khổ quá được. Thời nay vào ĐH dễ không, vấn đề là chất lượng đầu ra ạ.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,781
Động cơ
422,103 Mã lực
F1 nhà em năm nay L11, gần như chưa từng đi học thêm. Nó học khá tốt các môn tự nhiên và ngoại ngữ, cuối năm ngoái thi IELTS phát 1 đc 7 overall, cũng chưa từng đi học thêm tý tẹo TA nào. Giờ tối nào cũng chơi game. Lúc còn học cấp 1 phải đến lớp 3 ấy vẫn lười viết vô cùng, mãi ko xong đc mấy dòng chữ, vẫn kệ ko ép gì cả. Đến C2 các thầy cô mở lớp học thêm động viên mãi nó mới đồng ý học thêm 1-2 môn gì đó đc 1 thời gian rồi kiên quyết ko đi nữa, cũng chiều luôn.
Em nghĩ học nặng hay nhẹ là do bố mẹ thôi.
Chúng ta nên nhìn rộng ra cả xã hội. Em nghĩ giáo dục đang đào tạo ra nhiều phiên bản lỗi cho xã hội. Nếu đứa trẻ sau này ra đời không thấy yêu thích việc học (mặc dù việc học là bản tính tự nhiên của cả con vật và con người) thì khó mà nó thích làm hoặc khi làm nó cũng chả học. Một trong những lý do làm trẻ căm thù việc học và trở nên vô ơn hoàn toàn là do ép nó quá nhiều và tách nó không cho nó sống trong gia đình đúng nghiã. Việc đưa trẻ nói cả tháng không được ăn mấy bữa tử tế với bố mẹ không hề sai. Nhiều gia đình ngay cả khi ăn cũng lấy đó làm dịp để truy bài, mắng thậm chí nhục mạ đứa trẻ. Hôm qua em đi ăn ở một quán ăn nhỏ kiểu đặt món nào họ mới nấu. Gia đình chủ nhà cũng ăn ở một bàn gần đó. Đứa con chắc học cấp 2, nó đang ăn thì ông nó nhắc mày ăn nhanh lên còn đi học.... Không nhớ nó nói gì đó mà ông bố vào bảo ""mày chưa làm bài nọ bài kia đâu đấy"". Em nghĩ thế thì không biết ai đi học, nó hay bố nó...
 

Thành Thị 1

Xe điện
Biển số
OF-811147
Ngày cấp bằng
19/4/22
Số km
2,325
Động cơ
50,358 Mã lực
Con em lớp 9 lên 10 năm vừa rồi, em tự dạy chứ nó không đi học thêm. Con em cấp 2 học trường làng, lớp 10 học trường chuyên. Nói vậy để thấy em có điều kiện quan sát thực tế từ cấp độ khả năng khó thi vào cấp 3 công lập cho đến cấp độ chóp trong chính lứa này. Rất nhiều các bạn giỏi, và các bạn ấy vui vẻ, thoải mái, nhẹ nhàng lắm, các bạn này đủ khả năng viết nhưng không gặp vấn đề như bài viết. Ngược lại cũng có các bạn vất vả, áp lực, gặp vấn đề như bài viết, nhưng các bạn này sẽ không đủ khả năng viết được một bài chất lượng đến như vậy.
Em nghĩ đa phần là do phụ huynh, e ko đọc hết nhưng kô thấy nhắc tới Phụ Huynh, chứng tỏ vẫn sợ PH lắm mà ko dám nhắc trên FB thôi.
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
2,543
Động cơ
144,178 Mã lực
Tuổi
43
Không ai giống ai nhưng trong môi trường học tập tích cực thì số thành đạt cao hơn. Ngược lại môi trường ít học hành thì tỷ lệ tụt xuống đáy xã hội cao hơn. Vì vậy cha mẹ luôn tìm cách đưa con vào môi trường trên và sẽ có 1 phần trở thành như nhân vật bài viết ở #1. Mong ước ở trong môi trường toàn người tích cực trong khi mình học nhẹ nhàng thì cũng giống như mong việc nhẹ lương cao.
Con em chuyển từ lớp thường sang lớp chọn ở một trường công thường đã thấy khác biệt rõ rệt luôn. Các bạn chăm chỉ hơn, nice hơn, thầy cô giáo dạy tốt hơn, tâm lý hơn. Khi vào 10 bạn ấy không đc vào lớp chọn ngay, bạn ý phấn đấu rất nhiều để đủ (thừa) điểm sang lớp chọn và hiện tại đang cực happy với lớp của mình.
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,781
Động cơ
422,103 Mã lực
Tàu Hàn Nhật vốn ảnh hưởng vh Khổng nên có kiểu gò ép học khuôn phép như vậy thôi. Tôi không nghĩ thành công kinh tế của họ do lối học đó làm lên. Ngược lại, nhẽ cái kiểu học trâu chó lệch thiên về kiến thức thuần tuý mà ít chú ý đến pt con người cân bằng như vậy chính là rào cản khiến chúng nó mãi không bao giờ theo kịp được bọn Âu Mẽo đặc biệt đám Bắc Âu, cho dù nhất thời có giàu đến đâu.

Thời buổi bây giờ công cụ ê hề, kiến thức bao la, đúng sai lẫn lộn.. Cái cần trang bị thì rất nhiều nhưng nói tóm gọn lại thì là khả năng phân tích tìm hiểu gạn lọc thông tin cho đúng thứ mình cần và khả năng vận dụng trình bày lại cho phù hợp theo ý mình muốn, tức là nôm na là khả năng Gúc :). Chứ mãi ê a cặm cụ bỏ cả đống thời gian học ba cái kiến thức có thể Gúc bất cứ lúc nào thì cuối cùng vẫn chẳng đủ cái mình cần mà vẫn đi sau người ta thôi :D.
Đời người có bao nhiêu lần trải qua tuổi thơ hả các cụ?
Cháu cũng nghĩ nhiều môn nên cắt bớt nội dung. Ví dụ tại sao cứ phải học quá nhiều bài thơ, mỗi giai đoạn nên học một số bài đặc trưng và cho đứa trẻ cơ hội nó thích bài nào nó học và phân tích sâu bài đó. Tại sao đứa trẻ phải phân tích được tất cả các bài trong khi sau này nó đâu có làm tất cả các nghề. Đến lúc đi làm nó cũng chỉ làm một số nghề nhất định thôi. Hay việc nó phải nhớ cặn kẽ lịch sử trận đó những ông nào đánh và giết bao nhiêu quân địch cũng không hẳn là tốt. Khoa học phát triển và công nghệ phát triển giúp cho việc tìm hiểu thông tin dễ dàng hơn và con người không cần phải nhớ quá nhiều. Trong khi đó nhiều cái cần hơn nhiều nó lại không biết mấy. Ví dụ kiến thức về giao thông hoặc luật lệ giao thông để an toàn cho chính nó và mọi người.
 

nhatlongcamera2

Xe tăng
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-84732
Ngày cấp bằng
10/2/11
Số km
1,425
Động cơ
445,202 Mã lực
Nơi ở
hanoi
ngày xưa em thích học, lúc nào hư là bố mẹ quát, hư là mai bắt ở nhà ko cho đi học nữa
em còn tự mua sách những môn ở trường ko dạy về tự học
lớn hơn tí thì tự vào mạng tìm tài liệu
ngay cả giờ đây có những cái mình thấy hay ho và bổ ích cũng sẵn sàng lao vào học , có thể ko tới mức chuyên sâu nhưng đủ để hiểu bản chất của vấn đề
ngược lại đến F1 thì tương đối ham chơi, nhưng mới có 7t, em vẫn thả cửa, ko bắt đi học thêm
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,712
Động cơ
431,225 Mã lực
Con nhà em không học trước khi vào lớp 1. Cấp 1 không học thêm. cấp 2 thằng lớn học thêm toán và anh, gần thi vào 10 đi học văn, đều tự đề xuất với mẹ. Tuy nhiên em có ân hận đã không có lộ trình tốt hơn ở cấp 2 để vào đc trường cấp 3 tốt hơn(căn cứ năng lực của con)
Đến bạn thứ hai, cấp 2 vẫn chưa học thêm vì học ĐTĐ nên đã có tăng cường toán và anh. Rút kinh nghiệm từ bạn lớn, bảo thế con có ý định thi trường chuyên không để mẹ biết đường thì bạn ý bảo con thích chuyên bóng đá cơ. Thế là tịt (Do cô CN bảo con học được, gia đình có định hướng gì không để các cô biết còn đồng hành với con)
Do sự cạnh tranh vào cấp 3, vào đại học tốt ngày càng gay gắt nên cũng không thể không động viên con học được. Do điều kiện gia đình em cũng TB, tay làm hàm nhai thôi. Tuy nhiên nói mãi mà bọn chúng vẫn ham chơi đành phải chịu
Được cái hai bạn nhà em lúc nào cũng vui vẻ. Cô dạy văn con em còn bảo: con là một em bé hạnh phúc. Bố mẹ luôn luôn gần gũi chăm sóc. Bố bạn ấy giành rất nhiều thời gian cho con: từ học bơi, học đi xe đạp, học đi xe máy, câu cá, bóng bàn, cầu lông, bóng đá…. Mỗi môn bóng rổ là hai con chơi đc mà bố tịt.
Chả biết tuổi thơ vui vẻ thế sau này có phải ân hận không nữa!
Em cũng muốn đc tuổi thơ như con mợ.
 

Dancingwiththewind

Xe điện
Biển số
OF-614966
Ngày cấp bằng
10/2/19
Số km
2,543
Động cơ
144,178 Mã lực
Tuổi
43
Em cũng muốn đc tuổi thơ như con mợ.
Tuổi thơ cụ thì phải so với em chứ. Em cũng đc bố mẹ chiều. e chăm học hơn con em vầ rất thích đọc sách. Bố mẹ em chả bao giờ phải giục em học. Em cũng không đi học thêm. Chỉ đến hè năm thi đại học xuống học lớp ôn của trường KTQD đâu đó 1 tháng rồi thi đỗ thôi.
Giờ bọn chúng có điện thoại TH cáp… bảo thì bọn chúng bảo mẹ cứ lo học nên giờ mới yếu thế này, phải kết hợp giữa học hành và thể thao. Túm lại giờ lười lắm cụ anh ạ. Đâu đc điểm IELTS cao như con anh đâu
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,308
Động cơ
68,648 Mã lực
Website
casca.vn
Đưa luôn tiền biếu cô giáo cho nhanh nếu thu nhập của giáo viên thấp?
Học sinh được nhà trường xếp loại giỏi còn thi đấu với nhau thì không hại học sinh thì là gì?

“Hoạt động dạy thêm, học thêm phải góp phần củng cố, nâng cao kiến thức, kỹ năng, giáo dục nhân cách của học sinh; phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý và không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học.”


Các cháu học sinh đều là học sinh giỏi, sức tiếp thu tốt, nếu đi học thêm thì cô giáo sẽ dạy gì để “không gây nên tình trạng vượt quá sức tiếp thu của người học?”
Cái đấy do học sinh + phụ huynh tự biết chứ, liên quan gì đến giáo viên hả cụ?
Con mình năng lực kém mà cứ thích thi đấu thì tại mình chứ? Giáo viên họ dạy thêm đều có chương trình cả, đâu có dạy lung tung đâu.
Nó giống cụ đi tập thể thao ấy, chọn tập gì, level nào, ở đâu... là do cụ mà. Sức yếu đòi tập tạ 100 kg thì...
 

CDX2011

Xe tăng
Biển số
OF-773968
Ngày cấp bằng
10/4/21
Số km
1,308
Động cơ
68,648 Mã lực
Website
casca.vn
Khoan hãy nói giáo viên không dạy thêm thì chết đói nhưng không thể cấm dạy thêm được. CC ở quê hoặc ở một phường ít dân; trường lớp đủ để các cháu cấp tiểu học nghỉ ngày thứ 7 thì còn ngon chứ một số phường đông thì nghỉ luân phiên thôi. Từ lớp 2 trở lên đến lớp 5 là cứ thay nhau nghỉ ngày giữa tuần. Nhiều phụ huynh gửi được con chứ những phụ huynh không gửi được thì lại phải trông mong ở cô giáo vừa dạy vừa trông cho ngày đó thôi. Cô giáo có thêm thu nhập mà phụ huynh thì đỡ vất vả việc gửi con!
Đúng rồi cụ. Cấp tiểu học hồi con nhà e học chưa có bán trú, thế là hình thành các trung tâm ngay cạnh trường để PH gửi con. Học hết buổi sáng là về trung tâm ăn trưa, ngủ trưa, học bài buổi chiều chờ bố mẹ đi làm về thì đón.
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,712
Động cơ
431,225 Mã lực
Tuổi thơ cụ thì phải so với em chứ. Em cũng đc bố mẹ chiều. e chăm học hơn con em vầ rất thích đọc sách. Bố mẹ em chả bao giờ phải giục em học. Em cũng không đi học thêm. Chỉ đến hè năm thi đại học xuống học lớp ôn của trường KTQD đâu đó 1 tháng rồi thi đỗ thôi.
Giờ bọn chúng có điện thoại TH cáp… bảo thì bọn chúng bảo mẹ cứ lo học nên giờ mới yếu thế này, phải kết hợp giữa học hành và thể thao. Túm lại giờ lười lắm cụ anh ạ. Đâu đc điểm IELTS cao như con anh đâu
Thế hoá ra cùng sv KTQD hả mợ? =))
 

Mợ toét 2710

Xe ngựa
{Kinh doanh chuyên nghiệp}
Biển số
OF-163316
Ngày cấp bằng
25/10/12
Số km
29,463
Động cơ
568,056 Mã lực
Nơi ở
Alo e 24/7 nhé các cụ 0946.538.556
Website
www.gach3ddep.net
Hơ hơ, cả 2 đứa nhà e chả đi học thêm, e cũng chả bao giờ dạy con dc chữ nào, e thấy chả áp lực gì và hài lòng với kết quả cả 2 bạn. Áp lực hay k do gia đình là chính thôi.
 

Dacia90

Xe tăng
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,948
Động cơ
66,872 Mã lực
Tuổi
44
Con mình năng lực kém mà cứ thích thi đấu thì tại mình chứ? Giáo viên họ dạy thêm đều có chương trình cả, đâu có dạy lung tung đâu.
Cụ nên theo dõi toàn bộ thớt, đầu vào cấp 3 toàn học sinh giỏi vậy các cô dạy thêm cái gì? Mà đã dạy thêm thì đã hỏi học sinh có muốn học hay không (lứa tuổi vị thành niên), hay phụ huynh đăng ký, rồi cô cứ dạy thêm? Không phải vậy phải không?
 

Dacia90

Xe tăng
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,948
Động cơ
66,872 Mã lực
Tuổi
44
Lỗi phần lớn do bố mẹ, không nên đổ tại nhà nước, thầy cô giáo..
Ngày Nhà giáo Việt nam 20/11 dù nguời học sinh ra đời có làm xe ôm hay bốc vác vẫn nhớ tới thày cô của họ, cho nên lỗi hệ thống là của BGD chứ không phải là người học hay người giảng dạy.

Giả sử sắp tới BGD ra quy định cấm học sinh xếp loại học lực giỏi tham gia học thêm thì phụ huynh cũng chịu.
 

phihanhgia

Xe điện
Biển số
OF-296491
Ngày cấp bằng
24/10/13
Số km
4,983
Động cơ
379,913 Mã lực
Quan chức giáo dục trước tiên phải trao đổi cho kỹ và phải thống nhất 1 điều:
không được áp đặt tỉ lệ học sinh giỏi/khá/trung bình một cách duy ý chí. Điều này gây áp lực rất lớn lên người dạy, người học, mục đích của việc học tập.
Mục đích của học tập không phải là điểm.

Nếu có đặt một cái tỷ lệ tham chiếu, thì cái tỷ lệ đó phải gần giống phân bố chuẩn. Tức là 10% xuất sắc, 20% giỏi, 40% khá, 20% trung bình, 10% dưới trung bình (yếu). Tỷ lệ có tính chất tham chiếu, không bắt buộc, và đây là thống kê trên quy mô lớn cả tỉnh, cả quốc gia, không phải thống kê của từng lớp.

Với lớp chuyên nhiều sinh giỏi, thì có thể 30% xuất sắc 70% giỏi cũng được, còn với lớp cá biệt 30% trung bình; 70% học sinh yếu cũng được.

Sợ nhất là bọn dốt toán thống kê trở thành quan chức giáo dục cấp cao, hoặc còn tệ hơn nữa, thành quan chức cao hơn đứng chỉ đạo ngành giáo dục phải thế lọ, phải thế chai. Thực tế bệnh thành tích ảo gây hại và phá nát giáo dục.

"Không chỉ vậy, chúng cháu còn chịu áp lực nặng nề từ thầy cô, phụ huynh và cả xã hội. Một lớp học phải có từ 40 em được học sinh Giỏi, Khá và không được có học sinh Trung bình.
Đã đi học thì các môn tổng kết cả năm phải từ 8 điểm trở lên, thậm chí là cao hơn. Tỉ lệ tốt nghiệp của trường sau một năm phải đạt 90% trở lên, có trường phải giữ vững mục tiêu là 100%.
Cháu đã nhiều lần suy nghĩ về những gì chúng cháu đang được học. Càng nghĩ, cháu càng cảm thấy nản hơn khi cháu nhận ra mình gần như không thể tiếp nhận những kiến thức nhà trường dạy."
......
Cuối cùng, con xin mọi người hãy hiểu: HỌC SINH CŨNG CHỈ LÀ CON NGƯỜI, KHÔNG PHẢI MÁY MÓC".
(Nguồn: copy)
 

duongphong

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-431207
Ngày cấp bằng
20/6/16
Số km
4,820
Động cơ
246,819 Mã lực
Nơi ở
Lầu Năm Góc
Cháu cũng nghĩ nhiều môn nên cắt bớt nội dung. Ví dụ tại sao cứ phải học quá nhiều bài thơ, mỗi giai đoạn nên học một số bài đặc trưng và cho đứa trẻ cơ hội nó thích bài nào nó học và phân tích sâu bài đó. Tại sao đứa trẻ phải phân tích được tất cả các bài trong khi sau này nó đâu có làm tất cả các nghề. Đến lúc đi làm nó cũng chỉ làm một số nghề nhất định thôi. Hay việc nó phải nhớ cặn kẽ lịch sử trận đó những ông nào đánh và giết bao nhiêu quân địch cũng không hẳn là tốt. Khoa học phát triển và công nghệ phát triển giúp cho việc tìm hiểu thông tin dễ dàng hơn và con người không cần phải nhớ quá nhiều. Trong khi đó nhiều cái cần hơn nhiều nó lại không biết mấy. Ví dụ kiến thức về giao thông hoặc luật lệ giao thông để an toàn cho chính nó và mọi người.
Văn em thấy tụi nó bảo không phải là khó, mà văn đưa các cháu nó đến sự dối trá; cách viết theo khuân chỉ được khen không được chê, k được đưa ra quan điểm của mình... :D
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,781
Động cơ
422,103 Mã lực
Quan chức giáo dục trước tiên phải trao đổi cho kỹ và phải thống nhất 1 điều:
không được áp đặt tỉ lệ học sinh giỏi/khá/trung bình một cách duy ý chí. Điều này gây áp lực rất lớn lên người dạy, người học, mục đích của việc học tập.
Mục đích của học tập không phải là điểm.

Nếu có đặt một cái tỷ lệ tham chiếu, thì cái tỷ lệ đó phải gần giống phân bố chuẩn. Tức là 10% xuất sắc, 20% giỏi, 40% khá, 20% trung bình, 10% dưới trung bình (yếu). Tỷ lệ có tính chất tham chiếu, không bắt buộc, và đây là thống kê trên quy mô lớn cả tỉnh, cả quốc gia, không phải thống kê của từng lớp.

Với lớp chuyên nhiều sinh giỏi, thì có thể 30% xuất sắc 70% giỏi cũng được, còn với lớp cá biệt 30% trung bình; 70% học sinh yếu cũng được.

Sợ nhất là bọn dốt toán thống kê trở thành quan chức giáo dục cấp cao, hoặc còn tệ hơn nữa, thành quan chức cao hơn đứng chỉ đạo ngành giáo dục phải thế lọ, phải thế chai. Thực tế bệnh thành tích ảo gây hại và phá nát giáo dục.
Đứa trẻ sinh ra có đứa thừa hưởng bộ gen ngon, có đứa không may mắn có bộ gen không ra gì. Đó là bình thường. Hoặc có đứa nó có bộ gen học rất tốt toán nhưng tiếng Anh thì lại rất ngu. Trong khi đứa khác học thuộc lòng là dễ dàng, nhìn qua là nhớ nhưng tư duy về hình học không gian lại như con lợn. Trong khi đó giáo dục bắt người ta tất cả đều phải giỏi. Rất phản khoa học và duy ý chí. Em không thể hiểu được tại sao người ta lại làm những thứ mà thật sự trong tim họ chắc cũng không tin là nó hợp lý. Ví dụ giờ phỏng vấn ngẫu nhiên giáo viên xem họ có muốn áp đặt cho trẻ phải giỏi tất cả mọi thứ không. Hài một cái là có đứa trẻ vẫn giỏi toàn diện kể cả mấy môn như thể dục, trong khi đó đứa trẻ đó chả bao giờ chơi thể thao, đi đâu xa cũng phải người lớn đưa đi đến tận lúc đi học đại học. Đấy là em thấy có đứa trong họ hàng nhà em.
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,712
Động cơ
431,225 Mã lực
Văn em thấy tụi nó bảo không phải là khó, mà văn đưa các cháu nó đến sự dối trá; cách viết theo khuân chỉ được khen không được chê, k được đưa ra quan điểm của mình... :D
Em thấy cu f1 nhà em hôm nọ về bảo phân tích bài văn từ đời tám hoánh nào rồi. Học hành thời buổi này rồi mà vẫn dập khuôn phân tích mấy bài cũ rích thì làm sao mà các cháu khá lên đc. Ra đề văn cần mới mẻ sáng tạo thì mới đánh giá đc nhiều khía cạnh của người học, người viết chứ cứ nhai đi nhai lại vài bài cũ rích nghĩ ló chán cụ ạ.
 

Nhimtiu

Xe container
Biển số
OF-210290
Ngày cấp bằng
16/9/13
Số km
8,712
Động cơ
431,225 Mã lực
Hơ hơ, cả 2 đứa nhà e chả đi học thêm, e cũng chả bao giờ dạy con dc chữ nào, e thấy chả áp lực gì và hài lòng với kết quả cả 2 bạn. Áp lực hay k do gia đình là chính thôi.
Thế mợ có bị áp lực kiếm xiền để con đc hài lòng vào trg hịn hơm? :))
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top