[Funland] Du học tự túc và những viễn cảnh viển vông!

Grandtouring

Xe điện
Biển số
OF-34040
Ngày cấp bằng
26/4/09
Số km
4,169
Động cơ
473,814 Mã lực
Nói gì thì nói, bọn trẻ con giờ chúng nó mạnh bạo hơn chúng ta (là em 7x đời trung ạ). Chúng nó thích đi du học, chấp nhận xa gia đình đến vùng đất xa lạ, mà không sợ hãi, dù còn nhỏ. Điều đó là đáng mừng, xét về mặt tích cực.
Bạn bè cùng tuổi em, số có con đi du học rất nhiều. Tuần trước về Hải Phòng công tác, gặp lại anh bạn học cùng cấp 3 ở quê. Nhà xưa rất nghèo, nhưng anh bạn phấn đấu tốt, nên cuộc sống cũng khá. Khi hỏi chuyện cu con lớn, thì giật mình, anh ấy khoe cháu sắp tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật máy tính ở Mỹ rồi. Trường đã gửi thư mời phụ huynh sang dự lễ TN, mẹ cháu chuẩn bị sang với cháu. Em ngạc nhiên lắm, hỏi chi phí học hành của nó, thì cậu bạn bảo, cháu học ở ĐH Bách Khoa HN, rồi tìm học bổng sang Mỹ. Cho đến thời điểm cháu chuẩn bị TN, gia đình mới gửi cho cháu tổng hơn 20k USD. Quá rẻ.
Ngược lại, một cô bạn ở HN, nhà gia thế, có 2 cậu con trai, dồn tất sang Nhật học cấp 3 rồi đại học, chật vật, khổ sở mãi mới xong. Mà 2 cu con nó có tâm lý chán, về VN nghỉ lễ, là không muốn quay lại Nhật, vì chẳng có gì vui. Chúng nó bảo bố mẹ, sau này có con, chúng nó không bao giờ cho sang Nhật học
 

RaptorLake

Xe buýt
Biển số
OF-809752
Ngày cấp bằng
30/3/22
Số km
643
Động cơ
44,598 Mã lực
Nói gì thì nói, bọn trẻ con giờ chúng nó mạnh bạo hơn chúng ta (là em 7x đời trung ạ). Chúng nó thích đi du học, chấp nhận xa gia đình đến vùng đất xa lạ, mà không sợ hãi, dù còn nhỏ. Điều đó là đáng mừng, xét về mặt tích cực.
Bạn bè cùng tuổi em, số có con đi du học rất nhiều. Tuần trước về Hải Phòng công tác, gặp lại anh bạn học cùng cấp 3 ở quê. Nhà xưa rất nghèo, nhưng anh bạn phấn đấu tốt, nên cuộc sống cũng khá. Khi hỏi chuyện cu con lớn, thì giật mình, anh ấy khoe cháu sắp tốt nghiệp đại học ngành kỹ thuật máy tính ở Mỹ rồi. Trường đã gửi thư mời phụ huynh sang dự lễ TN, mẹ cháu chuẩn bị sang với cháu. Em ngạc nhiên lắm, hỏi chi phí học hành của nó, thì cậu bạn bảo, cháu học ở ĐH Bách Khoa HN, rồi tìm học bổng sang Mỹ. Cho đến thời điểm cháu chuẩn bị TN, gia đình mới gửi cho cháu tổng hơn 20k USD. Quá rẻ.
Ngược lại, một cô bạn ở HN, nhà gia thế, có 2 cậu con trai, dồn tất sang Nhật học cấp 3 rồi đại học, chật vật, khổ sở mãi mới xong. Mà 2 cu con nó có tâm lý chán, về VN nghỉ lễ, là không muốn quay lại Nhật, vì chẳng có gì vui. Chúng nó bảo bố mẹ, sau này có con, chúng nó không bao giờ cho sang Nhật học
Xã hội Mỹ đa dạng văn hóa và cởi mở hơn Nhật, Hàn nhiều. Đi học từ cấp 3 thì ko nên sang Nhật.
 

minhtallica

Xe buýt
Biển số
OF-67015
Ngày cấp bằng
23/6/10
Số km
585
Động cơ
441,959 Mã lực
Em có comment một chút liên quan tới việc chuẩn bị cho con cái đi học ở nước ngoài.

Ngoài yếu tố quan trọng nhất là thu xếp về tài chính thì yếu tố quan trọng thứ hai (nếu không muốn nói nó cũng ngang chuyện thu xếp tiền nong!) là sự chuẩn bị về tâm lý/ tâm thế cho việc đứa con phải xa gia đình, độc lập "tác chiến" trong mọi việc ở một xã hội xa lạ với quãng thời gian dài.

Nhiều khi, sự chuẩn bị/ rèn luyện về tâm lý du học này nó còn khó hơn là thu xếp tài chính vì:
- Sự thiếu kinh nghiệm của cha mẹ (không phải thành phần đã đi du học, do môi trường công việc ít/không ra nước ngoài...) nên chưa hình dung hết những khó khăn về tinh thần khi con du học;
- Coi nhẹ hoặc bỏ qua những quan tâm về tâm lý học, hoặc ít có kiến thức cơ bản về tâm lý học nên tuy hỗ trợ, nuôi dạy con cái ok nhưng lại bỏ qua/coi nhẹ những vấn đề về tâm lý;

Kinh nghiệm cá nhân của em cho thấy:
- Những gia đình có truyền thống du học (!) thì đâu đó con cái có tâm thế tốt hơn về chuyện ra nước ngoài để học tập ( sinh sống).
- Các con có tính cách hướng nội/ introvert sẽ gặp khó khăn hơn so với những đứa có tính hướng ngoại/extrovert, nhất là giai đoạn du học sớm từ cấp phổ thông thì càng vất!

Có những chuyện "cười ra nước mắt" như các con sang học mà không biết đến khái niệm "đi chợ nấu ăn", không biết mà cũng không biết đường mà hỏi các anh chị năm trên, rồi đủ thứ chuyện xảy ra trong cuộc sống độc lập...cứ thế tích dần cho đến khi bị trầm cảm! Mà đó là khi tài chính bố mẹ đã lo đủ rồi đấy!

Nhà mình báo đài rất hay đưa tin những bạn học sinh xuất sắc xin được những học bổng xịn xò nhưng có rất ít/hầu như ko có những thông tin dạng followup về những học sinh đó sau này học tập thế nào, thành tích ra sao... Nhưng em đã biết có không ít những bạn xuất sắc như thế sau 2,3 năm học bị trầm cảm phải tạm nghỉ hoặc về nước hoặc chuyển trường, nguyên nhân khá đa dạng nhưng đều liên quan tới yếu tố tâm lý!

Chốt lại những ý trên, em thấy sự chuẩn bị về tâm lý là rất quan trọng. Kể cả trường hợp du học "tay bo" kiểu vừa học vừa làm kiếm sống, nếu gia đình xác định, có định hướng và kế hoạch + dự phòng backup, con xác định tư tưởng và được chuẩn bị kỹ các kỹ năng và tâm lý từ khi ở nhà thì vẫn có cơ hội trụ được. Ví dụ điển hình là đội "du học Nhật Đông du", sáng lên lớp, tối đi làm...vất vả nhưng ko ít đứa vẫn trụ được và học tới cao học mới xin việc!
 

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
882
Động cơ
403,617 Mã lực
Thật ra em không có ý gì đâu cụ. Em thấy ai học tiến sỹ ở Đức là em khâm phục lắm
Vì F1 em học đại học còn đang trầy trật, chưa biết bao giờ ra trường. Mà cháu cũng đang có ý định lập nghiệp bên đó nên em cũng muốn tìm hiểu chút. Nếu có gì không phải mong cụ lượng thứ.
P/s: F1 của cụ vừa đẹp zai vừa giỏi. Em thật ngưỡng mộ.
Không có gì đâu cụ. Đấy là em khoe f1 nhà em tý thôi chứ ko có ý gì đâu ạ. Nếu theo dõi thì em đã vài lần khuyên trong các thớt du học tự túc hoặc vừa học vừa làm bậc phổ thông cũng như đại học là nên cho con học đại học ở Việt Nam rồi đi làm một hai năm lấy kinh nghiệm lúc đấy nó biết mình cần học và làm cái gì hướng cái gì học ngoại ngữ rồi xin học bổng thạc sĩ nước ngoài nếu được thì tốt không thì tự túc cũng chỉ hết vài trăm triệu 2 năm.sau nếu hòa nhập được thì ở lại không thì về cũng tốt. Em làm theo cách này đã tương đối thành công với thằng đầu. còn thằng thứ 2 năm 3 đại học FPT học xong em cũng cho cháu ở lại hà nội làm 2 3 năm lấy kinh nghiệm và học tiếng rồi xin sang nước ngoài học thạc sĩ đó cũng là hình thức học xong ở lại hợp pháp.chứ không hết vài tỷ đi tự túc bậc học đại học nhất là cháu nào mà không thành công đòi về thì tiếc tiền lắm gia đình nào nhiều tiền thì ko sao chứ gia đình bình thường đi vay thì chỉ có nước bán nhà.
 

Lọ mọ

Xe buýt
Biển số
OF-73558
Ngày cấp bằng
22/9/10
Số km
882
Động cơ
403,617 Mã lực
F1 nhà cụ đẹp zai đấy. Sang đó ổn định Cv xong rồi lấy vợ nữa là đúng bài, đến tuổi rồi còn gì,. :))
Vâng cảm ơn cụ cháu cũng 26 -27 tuổi rồi. Nó đang xin giấy mời cho em sang Đức chơi vào đợt euro này ạ.
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
16,671
Động cơ
1,182,656 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Quan trọng không phải là nơi xuất phát mà là mục đích khi xuất phát và kiên định theo con đường đúng đắn.
Em nghĩ lúc thành công rồi mới sinh ra mục đích lúc xuất phát để viết lên. Chứ đầu tiên cũng chỉ là khăn gói gió đưa sang xứ lạ, chưa chắc đã có ngay những tâm tư ý tưởng lớn.
 

Trà đặc

Xe buýt
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
890
Động cơ
10,631 Mã lực
Em nghĩ lúc thành công rồi mới sinh ra mục đích lúc xuất phát để viết lên. Chứ đầu tiên cũng chỉ là khăn gói gió đưa sang xứ lạ, chưa chắc đã có ngay những tâm tư ý tưởng lớn.
Đúng chuẩn là vậy cụ nhỉ. Toàn step by step, xong rồi mới viết sách chứ. E bj mới đc nghe cái câu thành công rồi mới sinh ra mục đích,.:))
 

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
16,671
Động cơ
1,182,656 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Cháu nó thi chứng chỉ tiếng ,có thể là B1 của viện Goethe
Giờ lại có cả vụ này cơ ạ. Em có nghe nói đến 1 trường hợp úp đề lên mang thì bị cấm thi 2 năm trên toàn thế giới hay vụ mang tài liệu ( sau khi có kết quả bị đánh từ đỗ thành trượt và gửi danh sách sang ĐSQ).
Nếu cháu cụ đi theo trung tâm phải hết sức cẩn thận. Ở VN mà đã gian lận thế này thì sang bên đó không hiểu tình hình sẽ tồi tề đến đâu.
Đi làm lao động nghề thì có lẽ khoản tiếng cũng không bị khắt khe như đi du học.
 

my.eb

Xe điện
Biển số
OF-758749
Ngày cấp bằng
29/1/21
Số km
2,692
Động cơ
80,294 Mã lực
Thôi thì tự nhủ cố lên. Em hiểu rõ sự vất vả đí của gia đình cụ bây giờ và của gia đình riêng F1 về sau. Cả họ ngoại nhà em đều là BS trong SG chỉ có mình mẹ em làm ở Bắc. Bởi vậy em không đủ bản lĩnh đặt chân ngành y dù hồi đó có đỗ Y HN.
Em rất thích các bạn làm bác sĩ mà đọc đến đây thấy mợ bỏ Y HN thật lả tiếc quá. Mà mợ cũng học giỏi thế,
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,030
Động cơ
438,166 Mã lực
Đi làm lao động nghề thì có lẽ khoản tiếng cũng không bị khắt khe như đi du học.
Tiếng của du học nghề khi mới sang là B1. Nhiêu nơi sẽ moi2s là cho đi thiếu kỹ năng. Nhưng sang rồi học lý thuyết 4( hay 5 buổi), đi làm 2 buổi. Về chỉ muốn đi ngủ nên gần như rất ít cháu có thể thi nốt kỹ năng còn thiếu. Chưa kể điều dưỡng, nhà hàng còn yêu cầu B2 rồi. Nên tiếng không chỉ là rào cản với dân du học ĐH mà cả nghề nữa ạ.
 

Trà đặc

Xe buýt
Biển số
OF-810140
Ngày cấp bằng
4/4/22
Số km
890
Động cơ
10,631 Mã lực
Vâng cảm ơn cụ cháu cũng 26 -27 tuổi rồi. Nó đang xin giấy mời cho em sang Đức chơi vào đợt euro này ạ.
E trêu cụ tí thôi chứ qua ảnh profile trước là thấy bạn lớn nhà cụ cũng phải qua từng giai đoạn mới đc vậy chứ. Thế nên e mới nghĩ chí ít cũng tầm 27-29 rồi. Như vậy phải công nhận bạn ấy mạnh và cũng rất thuận lợi trong CV. Chúc mừng cụ nhé,.
 

sinichit52

Xe container
Biển số
OF-101802
Ngày cấp bằng
17/6/11
Số km
5,030
Động cơ
438,166 Mã lực
Em rất thích các bạn làm bác sĩ mà đọc đến đây thấy mợ bỏ Y HN thật lả tiếc quá. Mà mợ cũng học giỏi thế,
Em thi y theo lệnh của cả nhà mợ ạ. Ngày đi học mỗi lần bố em đi họp phụ huynh về em mà xếp thứ 2 ở lớp kiểu gì cũng ăn đòn. Bởi vậy em có tâm lý phản kháng khá mạnh. Đỉnh điểm là em bỏ không nhập học Y. Do vậy em không để con em phải chịu sức ép mà em đã phải chịu hồi trước. Em cho nó phát triển tự do, không theo khuôn khổ ạ.
 

Xolabaque

Xe tăng
Biển số
OF-672466
Ngày cấp bằng
15/6/19
Số km
1,775
Động cơ
132,056 Mã lực
Làm dì mà cụ nặng lời thế ? Xưa, cũng đất ấy có ông phượt thủ bỏ bố mẹ, ae, quê quán đi khắp nơi rồi đàn đúm tuyền bọn không ra dì bị truy lùng khắp nơi. Thế mà cuối cùng cũng da dì và lày lọ đới.
Tổ lái kinh quá
 

con dơi 141

Xe điện
Biển số
OF-836509
Ngày cấp bằng
4/7/23
Số km
2,024
Động cơ
71,583 Mã lực
Em nghĩ lúc thành công rồi mới sinh ra mục đích lúc xuất phát để viết lên. Chứ đầu tiên cũng chỉ là khăn gói gió đưa sang xứ lạ, chưa chắc đã có ngay những tâm tư ý tưởng lớn.
Em ko nghĩ thế đâu. Mục đích lúc đầu có thể chưa cụ thể nhưng đã có sơ bộ. Khi có sự thâm nhập sâu hơn thì mục đích được cụ thể dần. Không có mục đích thì dễ rẽ ngang lắm. Nhất là khi đứng trước ngã rẽ chông gai.
 

expanium

Xe hơi
Biển số
OF-90475
Ngày cấp bằng
1/4/11
Số km
188
Động cơ
401,940 Mã lực
Kính mong các cụ comment cẩn trọng và tập trung đúng chủ đề ạ! Em mong thớt trở thành một nơi trò chuyện, chia sẻ giúp ích cho cộng đồng chứ không mong nó bị xóa sớm đâu ạ! :)
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,579
Động cơ
299,182 Mã lực
Em thấy có chương trình XKLLD đi Đức của bộ LĐTBXH. Ko thấy chương trình nào đi ÚC cả, chắc chỉ có du học các kiểu con đà điểu.
Úc không có nhận XKLLD kiểu như mấy nước Nhật/Hàn/Đài loan
Hiện Úc chỉ cấp phép cho lao động phổ thông cho một nhóm nước ở khu vực Thái bình Dương như Fiji / Vanatu / PNG ....vvv vào Úc, sau khi Trung quốc gây ảnh hưởng mạnh ở nhóm mấy nước này

VN ngoài nhóm du học sau tốt nghiệp có thể xin việc làm tại Úc được thì Úc họ chỉ có cấp phép nhập cư cho di dân Tay nghề, tức là nhóm đã có bằng cấp chuyên môn thuộc các lính vực Úc có nhu cầu
Hoặc lao động tay nghề cao trong một số như thợ Hàn, Điện.....
 

Loitran

Xe tăng
Biển số
OF-323788
Ngày cấp bằng
16/6/14
Số km
1,579
Động cơ
299,182 Mã lực
1/ Nhà Úc có sổ đỏ nhé cụ, chỉ là thông thường thì không ai để ý như cụ đã biết
Hoặc có trả hết nợ bank thì tốt hơn cả họ gửi bank giữ để bảo quản hồ sơ
Cụ nếu trả đứt muốn lấy cái Title Property đó cụ có thể yêu cầu họ gửi cho cụ giữ thay vì họ giữ
2/ Cụ coi clips sẽ hiểu cách họ tính và tùy địa phương,thời giá council rates sẽ thay đổi + CPI hằng năm
Insurance thì cụ nên mua theo giá trị Building chứ đừng mua theo giá trị tất cả của cái Propety đó
Vì như vậy cụ có thể tiết kiệm chút tiền phí bảo hiểm và về Luật như vậy mới đúng và cụ không bị uổng tiền
3/ Cụ có thể đầu tư sinh lợi và hoàn toàn có lợi ích ở đó, vấn đề là tùy vào mỗi cá nhân thì nên và không nên chứ không hoàn toàn như cụ hiểu, hay thuế mắc.....vvv
Vì nếu không có nhà đầu tư thì xứ Úc CP họ không làm việc đó thì nhà đâu để dân thuê cụ?Vấn đề là cụ chưa nắm chắc ngọn nghành đầu tư và nên đầu tư thế nào để có lợi ích cho mình

First home buyer là chính sách trợ giúp người mới chưa bao giờ sở hữu nhà trước đây
Việc này là nhắm vào lớp trẻ mới ra giàng hay dân nhập cư chưa từng mua nhà
Họ trợ giúp giảm thuế Stamp duty cho First home buyer,
Cụ có thể mua đi bán lại nhiều căn nhà trong cuộc sống nhưng 1 căn nhà cụ ở cụ mua 100k bán 1 triệu thì CP không tính thuế lợi tức cụ thu được ở căn nhà đó
Cụ có nhiều hơn 1 căn nhà thì tất cả các căn nhà cho thuê đó cụ phải đóng Land tax hàng năm ( nhưng căn có giá trị tính khoảng hơn $300k nếu em nhớ đúng) khi bán lại nếu có lợi tức họ sẽ thu thuế trên những căn đó

1711262788893.png


 
Chỉnh sửa cuối:

Thắng_Sơn Tây

Xe cút kít
Biển số
OF-455694
Ngày cấp bằng
24/9/16
Số km
16,671
Động cơ
1,182,656 Mã lực
Nơi ở
Cấm chỉ
Hôm nay là ngày nghỉ cuối tuần và cũng muốn các cụ được thư giãn nên em đổi chủ đề một chút để nói chuyện về nhà cửa ở Úc. Và cũng là đính chính thêm mấy thông tin mà các cụ đưa lên ở các comments trước:

1. Nhà ở Úc hoàn toàn không có sổ đỏ, và nó cũng không có bất cứ loại sổ nào. Khi mua nhà và làm thủ tục chuyển nhượng xong thì chủ nhà sẽ nhận được một phiếu xác nhận là đã chuyển tên từ chủ mới sang chủ cũ và mã số lô đất được đăng ký và lưu trên Council. Cái giấy này chủ nhà nhận xong vứt đi cũng không sao cả. Tương tự xe ô tô ở bên này cũng không có giấy đăng ký, đăng kiểm. Ra showroom mua xe chỉ việc trả tiền và 1-2 tuần sau đến nhận xe đã có đăng ký. Còn nếu muốn tự đi đăng ký thì nói với đại lý, họ sẽ trừ lại tiền đăng ký (khoảng 1-2 trăm AUD gì đó). Khi bàn giao xe thì chỉ mỗi chìa khóa xe và catalogue kèm theo xe và chai rượu mừng. Hoàn toàn không có giấy tờ gì khác.
Giả sử các cụ có vay bank để mua nhà thì bên bank họ cũng không cầm bất cứ giấy tờ nào liên quan đến nhà của các cụ đâu. Còn thủ tục vay như thế nào và vay được bao nhiêu thì em không nắm rõ vì em cũng chưa vay bao giờ.

2. Chi phí hàng tháng cho ngôi nhà ở Úc khá cao: Mặc dù không bị tính thuế đất cho "Ngôi nhà đầu tiên" (là một thuật ngữ quy định trong luật pháp của Úc). Nhưng hàng tháng các chi phí council rates phải trả tương đối cao. Như nhà em hiện tại đang phải trả Council rates khoảng 650 AUD/tháng. Cứ 03 tháng Council họ gửi invoice đến nhà và nộp một lần.
Chi phí council rates này được tính trên giá trị của diện tích đất sử dụng của ngôi nhà chứ không phải trên giá trị của ngôi nhà. Giá trị tính này được ghi rõ trên invoice gửi đến mỗi quý.
Một trong những chi phí lớn hàng tháng nữa là bảo hiểm nhà. Hiện gia đình em mỗi tháng tiền bảo hiểm nhà khoảng 500 AUD.
Tóm lại riêng council rates và bảo hiểm nhà thì mỗi tháng đã phải trả khoảng gần 1.200 AUD rồi.

3. Luật pháp Úc quy định mỗi người được sở hữu 01 ngôi nhà ở được gọi là "First home" khi mua bán, chuyển nhượng ngôi nhà này thì được miễn nhiều loại thuế, phí và hỗ trợ đủ thứ để đảm bảo công dân ai cũng có cơ hội sở hữu nhà ở. Nhưng nếu mua bán từ căn thứ 2 trở lên thì bị tính là căn nhà đầu tư phải gánh rất nhiều thuế, phí. lãi suất... Khi chuyển nhượng thì bị tính thuế lợi nhuận cực kỳ cao (có trường hợp lên tới 85% giá trị lãi nếu có). Ở Vn đọc báo hay thấy khoe là ngôi sao này nọ sở hữu vài căn nhà ở Mỹ, Úc là giật tít câu view thôi chứ bên này chẳng ai rỗi hơi đi mua vài căn nhà kể cả thừa tiền.

4. Người nước ngoài sở hữu nhà: Nếu thực sự không có nhu cầu sử dụng ở Úc thì hầu như rất ít người mua nhà ở Úc để đầu tư. Vì các quy định về sở hữu nhà cho người nước ngoài (là người không phải công dân Úc hoặc không là Thường trú nhân ở Úc) rất phức tạp và tốn kém. Và người nước ngoài sở hữu nhà ở Úc thì không được kinh doanh cho thuê hoặc AirBnB.
Thêm vào đó việc sở hữu nhà ở Úc không có nghĩa là chủ nhà chắc chắn sẽ được cấp visa vào Úc kể cả là diện du lịch. Vừa rồi xảy ra trường hợp một nhóm Nhà đầu tư ở TP. HCM mua nhà dự án căn hộ ở bên này. Nhưng đến lúc sang nhận bàn giao nhà thì bị từ chối visa. Thế là buổi lễ bàn giao cho nhóm đầu tư này (môi giới cũng là Cty của người Việt) phải hủy bỏ.
Vì em không phải là "người nước ngoài" ở Úc nên mấy quy định về sở hữu nhà dành cho người nước ngoài này em cũng không để ý kỹ lắm. Em đưa lên để tham khảo cho vui. Các cụ quan tâm sâu thì google tìm hiểu thêm cho chắc.
Như cụ viết thì em nghĩ là sổ đỏ là online, tức là mọi thông tin liên quan bất động sản như kích thước, chủ sở hữu cùng biến động đều được chính quyền lưu trữ trong hệ thống. Sổ này in ra được nhưng chỉ là tờ giấy chứa đựng thông tin cho ai cần xem, không phải một loại giấy tờ có giá.
 

VipLand

Xe buýt
Biển số
OF-310114
Ngày cấp bằng
2/3/14
Số km
720
Động cơ
306,345 Mã lực
Học hành gì :))
Case này em đoán 90% là du học trá hình để lấy visa xong kiếm cách nhảy ra ngoài đi làm thôi :))
Cụ chủ đừng đánh đồng với những người đi học thật sự.
Chuẩn như vậy đấy. Nó ko phải bị lừa mà chủ định qua để đi làm xong không xoay sở được quay ra ăn vạ cộng đồng. Cách tốt nhất là không nên bao che chỉ cho đủ tiền để quay về nước.
 
Thông tin thớt
Đang tải

Bài viết mới

Top