[Funland] Kênh đào Phù Nam Campuchia !

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,770
Động cơ
320,751 Mã lực

3005

Xe tăng
Biển số
OF-425991
Ngày cấp bằng
30/5/16
Số km
1,224
Động cơ
288,558 Mã lực
Tuổi
39
Kênh có độ rộng 100m ở thượng nguồn và 80m ở hạ nguồn. Sâu 5,5m.
Và 2 cửa cống ở 2 đầu kênh. Nhằm kiểm soát độ sâu của kênh.
So với sông tiền và sông hậu có độ rộng từ 500-1000m sâu khoảng 15m.
Kênh này còn chảy qua vùng đồng bằng của Cam. Kiểm soát nước không tốt thì chính Cam phải trả giá đó.
Kênh này chỉ cần giảm 2% lượng nước về hạ nguồn là sẽ khiến mực nước sông Tiền sông Hậu giảm 30cm. Mức giảm này đủ khiến diện tích nhiễm mặn tăng thêm vài nghìn km2, ảnh hưởng vài triệu người. Không đến mức thảm họa nhưng cũng gọi là có hậu quả.

Một số cụ còm bên trên kiểu ngồi salon chỉ tay 5 ngón nghĩ cứ vùng nào nhiễm mặn thì nuôi tôm. Dễ thế thì cần gì chờ nhiễm mặn. Ra ruộng đổ xô muối là kiếm được vài tỷ từ nuôi tôm. Hiện tại diện tích nhiễm mặn đã chiếm 50% cả ĐBSCL, chiếm tới 39.000 km2 rồi. Đang chờ các cụ vào chỉ đạo nuôi tôm. Chắc đủ tôm cho cả thế giới ăn tới kiếp sau luôn.
 

ducati1

Xe tải
Biển số
OF-302259
Ngày cấp bằng
19/12/13
Số km
209
Động cơ
313,170 Mã lực

Mr Chun

Xe tăng
Biển số
OF-157077
Ngày cấp bằng
17/9/12
Số km
1,728
Động cơ
387,103 Mã lực
Nơi ở
Ở nhà bế con cho Gấu.
Miền tây giờ còn mùa lũ không các cụ, để em tranh thủ đi trải nghiệm tí
 

Ba Ngơ

Xích lô
Biển số
OF-99999
Ngày cấp bằng
14/6/11
Số km
36,191
Động cơ
5,663,042 Mã lực
Nơi ở
𝕷𝖆̀𝖓𝖌 𝖁𝖚̃ Đ𝖆̣𝖎
Việt Nam rất quan tâm đến dự án kênh Funan Techo và cũng đề nghị phía Campuchia phối hợp chặt chẽ với Việt Nam và Ủy hội sông Mekong quốc tế trong việc chia sẻ thông tin và đánh giá tác động của công trình này.

 

Nghiant96

Xe buýt
Biển số
OF-802306
Ngày cấp bằng
9/1/22
Số km
568
Động cơ
33,186 Mã lực
Xây nhanh mấy cái cống chống ngập mặn thôi chứ biết sao. Coi nó như dự án trọng điểm k làm thì đuổi cổ hết lãnh đạo đi ấy xem chúng nó có làm nhanh k
 

Húp sụp sụp

Xe điện
Biển số
OF-792017
Ngày cấp bằng
1/10/21
Số km
2,791
Động cơ
93,276 Mã lực
E lại thấy cao đấy. Họ dồn tiền cải tạo đất của họ, đồng thời triệt hạ Đb SCL. Chắc mưu hèn kế bẩn của TQ, tiền TQ tài trợ luôn.
Em không hiểu hiệu quả đến đâu, nhưng nếu chấp nhận bỏ chi phí lớn để triệt hạ láng giềng trong khi mình vẫn còn yếu thì cũng không cao
 

Đi Jây

Xe buýt
Biển số
OF-818878
Ngày cấp bằng
9/9/22
Số km
994
Động cơ
6,072 Mã lực
Em nhặt bài này từ thớt cũ sang hầu các cụ:
Bình luận bài viết của chuyên gia Nguyễn Minh Quang từ Mỹ về kênh đào Funan của Campuchia của TS. Tô Văn Trường - Nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi Miền Nam

Anh Việt mến

Cám ơn anh Việt đã cho biết bài viết của chuyên gia thuỷ lợi Nguyễn Minh Quang từ Mỹ bình luận đánh giá về kênh đào ở Campuchia và nhận xét về các ý kiến phản biện liên quan đến con kênh nói trên.

Anh Quang là một chuyên gia về thủy lợi ở miền Nam Việt Nam trước 1975, đã làm việc nhiều năm ở Mỹ và có nhiều bài viết khách quan về Mekong cũng như đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) và đã có những nhận xét đáng chú ý như sau:

Mặc dù dự án kinh đào của Dự án Prek Chek Funan Techo ở Campuchia được công bố trong tháng 5, nhưng dư luận chỉ “xôn xao” sau khi Đài Á Châu Tự do phổ biến bài phỏng vấn Ông Brian Eyler của Trung tâm Stimson ở Washington DC ngày 3 tháng 10 năm 2023 với một tựa đề “giật gân”: Kênh đào Funan ở Campuchia: chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL?. Từ đó, một vài “nhân vật quen thuộc” ở trong và ngoài nước cũng có nhận xét về dự án này.

Bài viết của ạnh Quang tóm tắt những nhận xét đã được phổ biến trong thời gian qua và đánh giá “giá trị khoa học” của những nhận xét đó:

1.Chiếc đinh cuối cùng đóng vào quan tài ĐBSCL? Nhận xét chính của Ông Brian Eyler, chuyên viên về Mekong và là Giám đốc Chương trình Đông Nam Á của Trung tâm Stimson ở Washington DC. Nhưng có nhiều điều chưa biết về tác động môi trường và xã hội của dự án, và cần có nhiều nghiên cứu hơn để hiểu rõ ảnh hưởng. Theo anh Quang, ông Eyler đã tự đánh giá cái nhận xét chính của mình là “không có sơ sở khoa học.” Nói cách khác, những nhận xét của ông chỉ là suy đoán mà thôi.

2.“Âm mưu thâm độc của Bắc Kinh”? Phân tích của Kỹ sư Phạm Phan Long, Chủ tịch của Việt Ecology Foundation ở California, tuy nhiên ông không cho biết âm mưu thâm độc đó là gì? Và Kỹ sư Long phân tích thêm rằng: Không ai có thể đánh giá dự án này theo khoa học được nếu chỉ có bản Thông báo, một “Prior Notification” rất sơ lược, ảnh hưởng như thế nào đối với Biển Hồ Tonle Sap và ĐBSCL vẫn chưa rõ, có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn. Theo anh Quang, Kỹ Sư Long cũng giống như Ông Eyler, đó là chưa biết ảnh hưởng của dự án đối với Biển hồ và ĐBSCL như thế nào, nhưng khác với Ông Eyler luôn dùng chữ “có thể” để mô tả nhận xét, Kỹ Sư Long không ngần ngại dùng chữ “chắc chắn” mặc dù mình chưa biết.

Theo tôi biết cho tới nay vẫn không có một nguồn tin chính thức nào về chiến lược cũng như chính sách đầu tư nào của Trung Quốc vào vùng hạ lưu sông Mê Công, tất cả mới chỉ có các hợp tác Mê Công mở rộng GMS, hợp tác Mê Công – Lan Thương.

3.Thách thức của con kênh Phù Nam Techo là có thật cho Việt Nam, đó là nhận xét chính về Dự án Prek Chek Funan Techo của Nhà văn – bác sĩ Ngô Thế Vinh, tác giả của những tiểu thuyết nổi tiếng như Cửu Long Cạn Dòng, Biển Đông Dậy Sóng; Mekong: Dòng Sông Nghẽn Mạch… Ngoài ra, ông còn có những nhận xét sau đây: mọi người dân Việt cần trầm tĩnh, tập trung năng lượng và chất xám để đối phó, nhằm giới hạn mức tác động thiệt hại của con kênh chiến lược này. Nếu vô tình gây thêm thù hận và chia rẽ giữa 2 nước Cam Bốt và Việt Nam là trúng sách lược “chia để trị” của Trung Quốc. Nhưng ông cũng nói lượng nước xả tối đa cho một âu tàu là 3,6 m3/sec (trung bình mỗi ngày), con số đó không đáng kể so với dòng chảy của hệ thống sông Mekong và như vậy sẽ không có ảnh hưởng đáng kể nào trên lượng nước sông Mekong. Theo anh Quang, tuy “không nói ra,” nhưng BS Vinh đã ám chỉ rằng Dự án Prek Chek Funan Tech sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến lượng nước của sông Mekong, mặc dù ông không có “bằng chứng khoa học” cho những nhận xét của ông.

4.Cần phải có một mô hình điện toán về thủy lực [hydraulic modeling] là ý kiến của Kỹ sư Thủy học Đỗ Văn Tùng, được giới thiệu là giàu kinh nghiệm và từng là kỹ sư tham vấn cho nhiều công ty Mỹ và Canada, cần phải có một mô hình điện toán mới tính được ảnh hưởng thế nào ở mỗi mùa đối với hồ Tonle Sap và ĐBSCL. Ông còn đưa ra những đề nghị như nếu chưa có mô hình mới, Việt Nam-Cam Bốt có thể ứng dụng mô hình MIKE11 của MRC đã được sử dụng rộng rãi và nên có một thỏa ước về việc tính toán và đền bù thiệt hại kinh tế và môi trường ở ĐBSCL

Theo anh Quang, những đề nghị của Kỹ sư Tùng có vẻ rất “khoa học,” nhưng có lẽ ông “quên” rằng thủy lộ Prek Chek Funan Tech có 3 cửa để kiểm soát chiều sâu của thủy lộ. Các cửa này được đóng lại khi hoạt động, vì thế, nước trong thủy lộ gần “đứng im” chứ không chảy như những sông rạch bình thường. Và khi cửa được đóng thì ai cũng biết, mà không cần đến mô hình, lưu lượng chảy vào thủy lộ Prek Check Funan Techo là 0.

Theo tôi biết là mô hình MIKE11 đã được nhiều cơ quan Việt Nam và tổ chức ở vùng Mekong sử dụng nhiều năm rồi. Do đó, việc vận hành chỉ cần lấp đấy nước ban đầu cho tuyến kênh, với mặt cắt thông báo ban đầu hình thang Bđáy = 50m, Bmặt = 130m, J H = 4,8m, L = 180km, tôi tính sợ bộ sẽ cần khoảng 78 triệu m3

(50+130)x4.8/2x180.000 = 77.760.000 m3

5.Cần đánh giá tác động cụ thể để có giải pháp ứng phó phù hợp là ý kiến của Tiến sĩ (TS) Tô Văn Trường, nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam của Việt Nam sau khi đọc 3 báo cáo của Tổng cục Khí tượng-Thủy văn, Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam và Viện Khoa học Thủy lợi miền Nam và thấy các mức sụt giảm mực nước và lưu lượng ở Tân Châu và Châu Đốc.

TS Trường cho rằng các quan ngại của Việt Nam là chính xác nhưng cần tránh xu thế coi việc gì bạn làm cũng đều xấu và tìm lý do để phản đối kịch liệt, mặc dù chưa có nghiên cứu, phân tích cặn kẽ cũng như so sánh với các tuyến kênh tương tự đã làm trong địa phận Việt Nam. Theo anh Quang những nhận xét của TS Trường dựa trên giả thiết là những cửa cống trên thủy lộ sẽ được mở khi hoạt động; do đó, làm sụt giảm lưu lượng trong sông Mekong và sông Hậu (Bassac). Nhưng các cửa cống sẽ được đóng khi vận hành nên lưu lượng trong sông Mekong và Bassac, nếu có, cũng chỉ trong thời gian mở cửa ngắn ngủi. Anh Quang cũng nhận thấy các báo cáo của các cơ quan của Việt Nam chưa đầy đủ và cần phải nghiên cứu thêm một cách cặn kẽ.

Ngoài ra, anh Quang cũng nêu ra 2 bài Kênh đào Đế chế Phù Nam của Campuchia: Nỗi chết của Đồng bằng sông Cửu Long của Lê Hoành Sơn và Kênh đào “Đế chế Phù Nam” hay tiếng chuông báo tử cho đồng bằng sông Cửu Long của Tùng Phong, nhưng không có nhận xét chi tiết.



Để kết luận, anh Quang nêu ra 2 ý kiến:

1.Sau khi dự án được phổ biến rộng rãi qua bài phỏng vấn có tựa đề “giật gân” trên RFA, dư luận trong ngoài nước đã “xôn xao” với nhiều nhận xét “bi quan” cho ĐBSCL và Việt Nam, chẳng hạn như: âm mưu thâm độc của Bắc Kinh, thách thức cho Việt Nam, làm khô kiệt ĐBSCL, tiếng chuông báo tử cho ĐBSCL, nỗi chết của ĐBSCL. Các chuyên viên thì đề nghị nghiên cứu thêm, nhất là cần một mô hình thủy lực để hiểu rõ tác động của dự án đối với sông Mekong và ĐBSCL.

2.Tất cả những nhận xét đều dựa vào giả thiết là kinh đào Prek Chek Funun Techo sẽ được vận hành như những con kinh khác ở ĐBSCL, đó là nước và tàu bè có thể di chuyển tự do. Nhưng trên thực tế thì tàu bè không thể đi lại tự do mà phải đi qua 3 âu tàu và nước không thể chảy tự do vì sự hiện diện của 3 cửa đập. Chính 3 cửa đập này mà ảnh hưởng của dự án đối với dòng chảy của sông Mekong và đối với ĐBSCL, nếu có, chắc chắn sẽ rất ít.

Lời kết

Tôi đã đến Campuchia rất nhiều lần, hiểu rõ đặc tính của các chuyên gia nước bạn. Thời tôi còn làm Viện trưởng Viện Quy hoạch thuỷ lợi miền Nam thập niên 90, có nhiều thông tin quan ngại phía Việt Nam làm kênh, đắp đê làm dâng mực nước ở phía nước bạn Campuchia.

Tôi nghĩ không gì tốt hơn là để chính các chuyên gia người Campuchia thuyết phục các nhà chức trách của họ. Một nhóm chuyên gia người Campuchia được mời sang làm việc tại Viện Quy hoạch Thuỷ lợi miền Nam. Chúng tôi thảo luận trên máy tính về mục tiêu dự án, nội dung thực hiện, đánh giá tác động môi trường xuyên biên giới, và đặc biệt cung cấp phần mềm mô hình thuỷ lực VRSAP của cố Phó giáo sư Nguyễn Như Khuê để bạn tự kiểm tra, đối chứng. Kết quả hai bên đã thống nhất quan điểm đánh giá tác dộng dự án và các giải pháp giảm thiểu tác động bất lợi làm hài lòng các cấp có thẩm quyền của cả Việt Nam và Campuchia.

Thông qua các tính toán của một số cơ quan của Việt Nam và ngay chính từ các nhận xét cùa các Chuyên gia (Mr. Eyler, Ks. Long, bác sĩ Vinh) có thể thấy ngay tiềm năng tác động xuyên biên giới của dự án này (cách biên giới Việt Nam 30 km phía sông Hậu)

Nếu dự án này kết hợp với nạo vét sông Hậu phía Campuchia thì vấn đề này cần phải được xem xét cả mặt tích cực và tác hại (Ví dụ: nạo vét sông Hậu phía Campuchia, nước về sông Hậu sẽ nhiều hơn, làm giảm dòng chảy bên sông Tiền, giúp giảm mặn phía sông Hậu, nhưng gia tăng mặn phía sông Tiền ở hạ lưu...phải làm rõ sự lợi-hại trước khi có các nhận xét mang tính cảm tính, chủ quan)

Có điều chắc chắn là trong mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, nhưng mức độ là bao nhiêu?

Dù lớn hay nhỏ, khi đã có tuyến GTT thủy này, sẽ làm sụt giảm nước sông Hậu...do vậy mùa khô nước ở ĐBSCL sẽ ít hơn làm vấn đề nhiễm mặn trầm trọng hơn, đây là điều mà ai cũng thấy. Các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Các tính toán ở trên cần được kiểm tra lại về số liệu, cách vận hành các âu thuyền và các giả thuyết về sử dụng nước.

Như đã nói, các cơ quan chuyên môn của Việt Nam đang tính toán xem xét trong các trường hợp bất lợi để làm thông tin giúp cho công tác đàm phán với Campuchia

Chúng ta không nên hiểu theo nghĩa là công trình này đi vào hoạt động sẽ vận hành tiêu cực là lấy nước tối đa. Tuy nhiên, giai đoạn trước mắt, chúng ta cần phải tính toán xem xét hết các trường hợp bất lợi để có giải pháp đối phó và quan trong nhất là để phía Campuchia thấy được, nếu không chia sẻ thông tin đầy đủ (mà chỉ chia sẻ bản tóm tắt của báo cáo) sẽ rất khó khăn trong việc thuyết phục tính hiệu quả của dự án và chính quyền, người dân trong vùng về tác động của dự án này. Tuy nhiên chính phủ Campuchia mới ký kết chính thức với đại diện của China Bridge and Road Corporation (CRBC) hồi 17 tháng 10 tại Belt and Road Forum ở Beijing để các công ty Trung Quốc tiến hành nghiên cứu khả thi cho kênh đào này, theo kế hoạch là 12 tháng, như vậy các thông tin và số liệu trong thời gian đang còn nghiên cứu đều là tạm thời.

Tô Văn Trường
 

rgbhis

Xe tăng
Biển số
OF-26681
Ngày cấp bằng
31/12/08
Số km
1,877
Động cơ
507,740 Mã lực
Thế kỷ này sẽ nhiều chiến tranh về nguồn nước. Khốc liệt đấy
Khi xưa vừa giải phóng, TQ phải vội vã xua quân lên Tây Tạng. Ko biết lúc đó lđ TQ đã nghĩ đến chuyện kiểm soát nguồn nước chưa các cụ nhỉ?
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
618
Động cơ
33,617 Mã lực
Việt Nam mình chính thức đề nghị cam chia sẻ thông tin để tính toán tác động tới VN
 

Driverto

Xe hơi
Biển số
OF-777926
Ngày cấp bằng
20/5/21
Số km
138
Động cơ
36,945 Mã lực
Việt Nam mình chính thức đề nghị cam chia sẻ thông tin để tính toán tác động tới VN
Chúng ta nên dùng toàn bộ các nguồn thu từ gạo, nông lâm sản ở tây nam bộ để xây ngay hệ thống đập ngăn mặn, tích trữ nước ngọt. Và phát triển các giống lúa, các loại cây trồng khác thích nghi với nước nợ, mặn...
 

namphong12

Xe container
Biển số
OF-196133
Ngày cấp bằng
28/5/13
Số km
8,951
Động cơ
232,411 Mã lực
Nơi ở
Vũng Tàu
Kênh này chỉ cần giảm 2% lượng nước về hạ nguồn là sẽ khiến mực nước sông Tiền sông Hậu giảm 30cm. Mức giảm này đủ khiến diện tích nhiễm mặn tăng thêm vài nghìn km2, ảnh hưởng vài triệu người. Không đến mức thảm họa nhưng cũng gọi là có hậu quả.

Một số cụ còm bên trên kiểu ngồi salon chỉ tay 5 ngón nghĩ cứ vùng nào nhiễm mặn thì nuôi tôm. Dễ thế thì cần gì chờ nhiễm mặn. Ra ruộng đổ xô muối là kiếm được vài tỷ từ nuôi tôm. Hiện tại diện tích nhiễm mặn đã chiếm 50% cả ĐBSCL, chiếm tới 39.000 km2 rồi. Đang chờ các cụ vào chỉ đạo nuôi tôm. Chắc đủ tôm cho cả thế giới ăn tới kiếp sau luôn.
Chục năm nay ở miền Tây có lũ nữa đâu. Khi trên thượng nguồn xây các con đập. Là ta đã tính đến xâm thực mặn vào mùa khô rồi.
Và phương án là xây các cống ngăn triều ở các cửa sông. Qua đó điều tiết được nước trong các con sông.
Hơn nữa kênh kia là kênh đào lưu lượng nhỏ. Không tiều tiết được nước thì chỉ 2 năm. Độ sâu giảm đi 1m. Lúc đó đi mà nạo vét.
Chính vì thế họ đã xây các cửa cống ( âu tầu) ở 2 đầu kênh. Để điều tiết nước và dòng chảy. Khi nào có tàu qua mới mở cống. Lúc đó mới mất nước. Còn lại là cống luôn đóng.
 
Biển số
OF-831145
Ngày cấp bằng
22/3/23
Số km
618
Động cơ
33,617 Mã lực
Chúng ta nên dùng toàn bộ các nguồn thu từ gạo, nông lâm sản ở tây nam bộ để xây ngay hệ thống đập ngăn mặn, tích trữ nước ngọt. Và phát triển các giống lúa, các loại cây trồng khác thích nghi với nước nợ, mặn...
Thực ra kinh tế nước lợ còn hơn cả trồng lúa ấy chớ. Nhưng việc tính toán là của các nhà khoa học và quản lý. Mình chỉ bi bô hóng thôi.
 

musiclife

Xe tăng
Biển số
OF-82743
Ngày cấp bằng
14/1/11
Số km
1,485
Động cơ
426,970 Mã lực
Tóm lại thâm như Tàu, ko sai
 

Dacia90

Xe tăng
Biển số
OF-808783
Ngày cấp bằng
17/3/22
Số km
1,933
Động cơ
66,431 Mã lực
Tuổi
44
Cam tham nhũng cũng nhiều nên không phải lo bao giờ kênh đó xong?
 

FunnyDino

Xe tải
Biển số
OF-820893
Ngày cấp bằng
14/10/22
Số km
291
Động cơ
13,641 Mã lực
Nơi ở
Cần Thơ
Thực ra kinh tế nước lợ còn hơn cả trồng lúa ấy chớ. Nhưng việc tính toán là của các nhà khoa học và quản lý. Mình chỉ bi bô hóng thôi.
Các vuông tôm miền Tây từ Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Trà Vinh đến Bến Tre rồi Tiền Giang... đa phần 1 vụ trúng là 4, 5 vụ thất thu, huề vốn đã là may mắn. Không hiểu cụ nghe tin ở đâu mà bảo kinh tế nước lợ dễ ăn hơn trồng lúa. Đất làm vuông tôm sợ nhất ô nhiễm hữu cơ, họ phải thay đổi qua màng bọc, bể xi măng nhưng cũng hết vốn rồi treo ao. Không dễ ăn đâu.
 

fanmu12345

Xe điện
Biển số
OF-720565
Ngày cấp bằng
17/3/20
Số km
2,335
Động cơ
96,603 Mã lực
Tuổi
50
Cam tham nhũng cũng nhiều nên không phải lo bao giờ kênh đó xong?
Đất nó thì nó làm. Có ảnh hưởng đến mình cũng đành chịu

Việc mình phải làm là cống ngăn mặn ở các sửa sống, kết hợp đào thêm kênh chứa nước kiểu kênh Vĩnh Tế hoặc hồ Dầu Tiếng để giữ nước cho mùa khô.

Song song đó, các vùng ve miễn miền Tây thì chuyển đổi cây trồng, vật nuôi.
 

zaiwaz123

Xe điện
Biển số
OF-422657
Ngày cấp bằng
15/5/16
Số km
3,770
Động cơ
320,751 Mã lực
Đang chờ các cụ vào chỉ đạo nuôi tôm. Chắc đủ tôm cho cả thế giới ăn tới kiếp sau luôn.
Thế giới có 7 tỷ người, chỉ cần mỗi người ăn 1 cân 🦐.....hehe....Có cụ đã từng phán như vậy rồi đấy.
 

moonlife

Xe container
Biển số
OF-203464
Ngày cấp bằng
24/7/13
Số km
7,210
Động cơ
368,778 Mã lực
Khi xưa vừa giải phóng, TQ phải vội vã xua quân lên Tây Tạng. Ko biết lúc đó lđ TQ đã nghĩ đến chuyện kiểm soát nguồn nước chưa các cụ nhỉ?
1 nền văn minh phát triển được cũng ở cạnh nguồn nước, 1 nền văn minh diệt vong cũng vì nguồn nước bị mất. Nền văn minh lớn thì phải ở cạnh nguồn nước lớn, còn nguồn nhỏ thì chỉ 1 làng 1 bản vài chục vài trăm hộ. Vì nước mang đến sự sống, mang đến thức ăn, cây trồng... Các nhà trị quốc đều biết điều này. 1 quốc gia muốn bền vững thì luôn phải làm chủ từ đầu nguồn nước (các cao nguyên, các dẫy núi cao) cho đến cuối nguồn nước (ra đến biển)
Thời điểm TQ thống nhất thì cũng ko hẳn là vì nguồn nước khi đưa quên lên Tây Tạng. Theo em thì là vì Tây Tạng quá xa, bản chất nó là 1 nền văn hóa khác, 1 đất nước khác, nên cần đưa người Hán lên để kiểm soát thôi.
 

Tứ Vô Lượng

[Tịch thu bằng lái]
Biển số
OF-554568
Ngày cấp bằng
19/2/18
Số km
5,838
Động cơ
250,868 Mã lực
Theo nhà báo Đào Tuấn (Lao Động):

4 trăm rưởi ngàn một khối nước
Vừa xem 1 clip, với một cái giá ko thể tin được: 450k/khối nước mà những người dân miền Tây đang phải mua. Và thuần túy chỉ là nước sinh hoạt chứ ko phải nước ngô, nước nho hay gì đó.
Một thống kê cho biết hiện có 11 thủy điện ở TQ, 2 ở Lào, và khoảng 300 ở…khắp nơi, các chi lưu sông Mekong.
Trong điều kiện bình thường, Biển hồ Tonle Sap ở Campuchia, ước tính chiếm 30-35% nguồn cung cấp nước cho đồng bằng hạ nguồn, sẽ đầy tràn vào mùa mưa, rồi khi mùa khô tới, từ từ tuôn về đồng bằng. Thủy lưu tự nhiên này giúp duy trì nước ngọt ở hạ nguồn dù không có mưa. Hồ Tonle Sap thường sẽ cạn trong tháng 3 cao điểm mùa khô, dẫn tới nước mặn cao hơn ở hạ nguồn, nhưng thường chỉ trong khoảng một tháng, trước khi lũ lại về.
Nhưng giờ đây, vì thủy điện, hồ Tonle Sap thường cạn 3,4 đến 5 tháng. Đây là nguyên nhân của hạn mặn ở VN.
Qg hạn mặn ở hạ lưu, vì thế, ko thể chỉ là chở xe téc mà được.
Bởi, một cảnh báo đã được đưa ra: tình trạng xâm nhập mặn vào đồng bằng Mekong như hiện nay sẽ trở thành chuyện thường tình trong 10-20 năm nữa, và “Toàn bộ... chuỗi thức ăn sẽ sụp đổ".
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top