[Funland] 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Trước em cũng đọc thông tin là trong số khoảng 8000 lính Pháp bị bắt tại ĐBP thì có rất ít ng có thể trở về, một phần do bị thương và một phần là do đói.
Đã có hội thảo ở Hà Nội sau này về việc tại sao tù binh được trao trả chỉ có 1.600 người?
1. Ngày 11/5/1954, Việt Nam đồng ý cho trực thăng đến đón thương binh nặng ở Điện Biên Phủ về Luang Prabang (em sẽ đưa hình ảnh)
2. Tù binh còn đi được là dưới 3.000, đưa từ Điện Biên Phủ về trại giam ở Chiêm Hoá, Tuyên Quang, quãng đường vòng vèo khoảng 500-600 km
Tù binh chia làm hai hạng: hạng sĩ quan đi bằng ô tô tải, binh lính thường đi bộ. Ăn uống tự nấu trên đường, nhiều lính ăn uống kham khổ bị kiết lỵ chết khá nhiều trên đường đi
Em sẽ kể chi tiết ở phần sau
Tù binh lúc trao trả tháng 9/1954
Trao đổi tù binh (12).jpg
Trao đổi tù binh (13).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Chiến dịch Castor từ 20-11 đến 22-11-1953, 4.560 lính dù Pháp nhảy xuống chiếm Điện Biên Phủ. Ảnh: Howard Sochurek
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (8).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (9).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (10).jpg
 

Dan du an

Xe cút kít
Biển số
OF-94944
Ngày cấp bằng
11/5/11
Số km
18,681
Động cơ
425,839 Mã lực
Thời điểm trước chiến dịch Điện Biên Phủ
- Chủ lực ta về đồng bằng không đánh được do Pháp có lợi thế là mạng lưới đồn bốt dày đặc, hoả lực vượt trội, chuyển quân bằng cơ giới với bộ binh và lính dù bằng máy bay. Vậy ở Đồng bằng ta chỉ đánh quấy rối, tiêu hao quân Pháp và nguỵ quân bằng du kích và bộ đội địa phương.
- Pháp đưa quân với binh hoả lực cực mạnh lên vùng chiến khu của ta được thời gian ngắn cũng ôm đầu máu mà chạy.

Hai bên đánh nhùng nhằng mãi ko bên nào thắng trong khi cả ta và Pháp đều thấy cần có một trận dứt điểm
Vậy nên Pháp mới lập ra tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ dụ ta tới quyết một trận thắng thua, ban đầu sợ ta không đánh còn gửi thư khiêu chiến, khích bác Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra trò

Nói như ý của cụ: ta lợi dụng quân Pháp tập trung ở ĐBP để đưa quân về giải phóng vùng tạm chiếm là do cụ ko nắm được những điều cơ bản nhất của cuộc chiến chống Pháp

- Pháp đưa quân lên DBP nhưng không có nghĩa là Pháp đưa hết quân lên chủ lực lên đó, ở các vùng tạm chiếm, Pháp vẫn giữ nguyên đội quân chiếm đóng và kiểm soát, phòng ngự trong đồn bốt, công sự vững chắc, dày đặc.
Do Pháp chuyển quân bằng cơ giới nên tập trung binh lực nhanh, hậu cần thuận tiện, chưa kể lực lượng lính dù thì điều quân từ ĐBP về ngay trong ngày.

- Quân ta muốn giải phóng một vùng nào đó ở đồng bằng trước tiên phải tập kết hậu cần, tập trung chiến đấu cả tháng trời, đủ thời gian cho Pháp tập trung đối phó.
Mà về đồng bằng tức là dùng sở đoản của ta chiến với sở trường của Pháp => khó có cơ hội thắng
Nếu cả vùng đồng bằng Pháp làm chủ thì sao ta vận chuyển được người và lương thực khí tài lên tận Điện Biên, nhất là từ Thanh Hoá, Nghệ An.... chắc đi kiểu rừng Cúc Phương, đường qua Hoà Bình....
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Chiến dịch Castor từ 20-11 đến 22-11-1953, 4.560 lính dù Pháp nhảy xuống chiếm Điện Biên Phủ. Ảnh: Howard Sochurek
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (11).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (12).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (13).jpg
 

haivina

Xe điện
Biển số
OF-7884
Ngày cấp bằng
9/8/07
Số km
2,237
Động cơ
555,080 Mã lực
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (15).jpg


Gia đình (7) .jpg

Ban công tầng 2 phía sau nhà em, mẹ em đứng bên trái, em nhỏ đứng thứ ba tựa vào bố em
Đêm 6 rạng 7 tháng 3 năm 1954, Bộ đội địa phương Hải Phòng tập kích sân bay Cát Bi, lửa cháy rực trời. Đứng ban công tầng hai, em cùng gia đình xem cảnh cháy đỏ rực trời. Hàng chục máy bay Pháp bị huỷ hoại và hư hại nặng.
Cũng từ ban công này, hàng ngày em ngửa mặt lên trời nhìn máy bay vận tải và máy bay ném bom hạng nặng bay lên Điện Biên Phủ
Bố em do quan hệ nghề nghiệp, quen biết với ban chỉ huy sân bay Cát Bi nên cũng thu mua được nhiều phế liệu (như giá sắt chở bom...) để kiếm sống
Bố em làm công việc bí mật cho Việt Minh (cách người dân gọi yêu quý), và ông rất say mê với chiến thắng Điện Biên Phủ. Em có nhiều kiến thức về Điện Biên Phủ nhờ bố em. Bố em mua Hoạ báo Việt Nam năm 1955, mai kia em lên nhà cậu em chụp lại, những cuốn hoạ báo đẹp, Trung Quốc in cho Việt Nam, những cuốn hoạ báo in vào tâm trí những năm tuổi thơ của em
Bố em có chiếc radio Phillip cực tốt, ông thường nghe đài phương Tây, ông luôn luôn kể rằng suốt đêm 7/5/ 1974, gần như tất cả các đài phát thanh phương tây đâu đâu cũng vang lên điệp khúc "Dien... Bien... Phu..."
Sau khi Hiệp định đình chiến được ký kết, bố em chiếc lái xe công vụ chở em lên Hà Nội và đến được Xuân Mai, một nơi được coi như ranh giới Pháp và ta trong tời kháng chiến. Vì đi với bố nhiều trên xe, em cũng chẳng ghi nhớ kỷ niệm này, nhưng bố em thì rất tự hào vì thuộc những người đầu tiên đến được Xuân Mai
Năm 2004, em một mình cưỡi xe máy hành trình từ Hải Phòng, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Yên Bái, Nghĩa Lộ, đèo Lũng lô, Phổ Yên, Cò Nòi, Sơn La Thuận Giáo đến Mường Phăng và Điện Biên Phủ để hình dung lại bước chân chá anh ngày xưa gánh gạo, kéo pháo mà em luôn kính phục. thật lòng
Nhân dịp 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, với tư cách và nhiệt huyết của người từng sống trong thời gian đó, em chia sẻ với các cụ những hình ảnh về cuộc chiến đẫm máu ở Điện Biên Phủ.
Mong các cụ hưởng ứng và góp ý nếu có sai sót
Bác này tuổi đáng cụ thật. Nhà bác ngày xưa chắc cũng phải hàng địa chủ yêu nước.
 

Parejo_10

Xe điện
Biển số
OF-295803
Ngày cấp bằng
18/10/13
Số km
3,490
Động cơ
316,744 Mã lực
Nơi ở
Hà Nội
Thớt cụ Ngao auto chất lượng. Chúc cụ nhiều sức khoẻ !
 

xuanphuongccs

Xe điện
Biển số
OF-536803
Ngày cấp bằng
12/10/17
Số km
2,197
Động cơ
187,252 Mã lực
Chính xác, không có Trung Quốc giúp đỡ vật chất thì....
Xe tải GAZ 63 4x4 1,5 tấn ta gọi là "Molotova", pháo Mỹ 105 mm do Mỹ viện trợ cho Tưởng Giới Thạch, lái xe Trung Quốc chở xăng dầu, trải dài từ Lạng Sơn đến Điện Biên Phủ, công binh Trung Quốc dạy ta cách phá đá, 4.000 tấn gạo từ Vân Nam vận chuyển theo sông Đà, thuốc lá, pháo phóng loạt H6, đạn dược.... Pháp mà thắng thì Trung Quốc cũng chẳng yên được, nhất là vùng Thượng Lào, lực lượng Tưởng Giới Thạch vẫn tập trung ở biên giới Lào, Myanmar, Lai Châu.
Năm 1955, sách báo cũng do Trung Quốc in ấn đưa sang Việt Nam, Tụi trẻ con chúng em thu gom cả hộp huy hiệu các loại đeo trên áo. Ngay cả huy hiệu chiến sĩ Điện Biên Phủ cũng do Trung Quốc làm
Điện Biên Phủ 1954_5_7 (155)++++.jpg

Hộ chiếu Việt Nam in ở Trung Quốc. Đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị Geneva 1954 cũng được Trung Quốc tập huấn, trong phái đoàn Việt Nam có một phiên dịch Trung Quốc mang hộ chiếu Việt Nam tên là Vân Chinh do đích thân Chủ tịch Hồ Chí Minh chọn
Vân Chinh là Hoa Kiều từng sống ở Hải Phòng, thông thạo Tiếng Việt, Hoa và Pháp
Van Chinh.jpg

Phiên dịch viên Vân Chinh chụp hình với Chủ tịch Hồ Chí Minh
Chính xác là Tàu đưa hàng thu được của Tưởng (pháo Mỹ 105) cho Ta để lấy hàng Nga mới và đồng bộ. Nguyên tắc là cho 1 nhận 1 không phải Tàu nó lấy của nó cho ta. Gạo thì có thể, cố vấn nếu nghe Trần Canh thì chắc chẳng có ngày này. Xe Monotova cũng là xe Nga nhái xe Mỹ SX.
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Nếu cả vùng đồng bằng Pháp làm chủ thì sao ta vận chuyển được người và lương thực khí tài lên tận Điện Biên, nhất là từ Thanh Hoá, Nghệ An.... chắc đi kiểu rừng Cúc Phương, đường qua Hoà Bình....
Chỗ Tam Điệp là ranh giới vùng tạm chiếm (Pháp chiếm) và vùng tự do (của ta). Thanh Nghệ Tĩnh là vùng tự do của ta
Pháp chỉ giữ Thị xã Ninh Bình, 10 km tính từ Ninh Bình đến Tam Điệp là "vành đai trắng" (No-man Land) Pháp bắn phá bất cứ lúc nào. Vì thế các cụ đi thuyền thăm hang Tám Cốc Bích Động thấy có kho quân khí của ta trong hang
Gạo thóc từ Thanh Nghệ lên Điện Biên Phủ đi theo tuyến Rịa, Nho Quan. Mai Châu, Tòng Đậu, Bãi Sang, Mộc Châu, Cò Nòi, Sơn La, Tuần Giáo, Điện Biên Phủ
Bãi Sang thuộc đường 6 cũ, nay không sử dụng nữa mà đi theo Quốc lộ 6 mới
14 kg gạo từ Thanh Nghệ lên Điện Biên Phủ chỉ được 1 kg
Người Pháp biết rõ điều này nên tin chắc ta sẽ thua
 

maximax903

Xì hơi lốp
Biển số
OF-719960
Ngày cấp bằng
12/3/20
Số km
2,792
Động cơ
124,450 Mã lực
Em vừa được xem ảnh panorama dài hơn trăm mét cao 2 chục mét tại Bảo tàng chiến thắng Điện Biên, tái hiện rất nhiều khoảnh khắc toàn bộ chiến dịch


[
IMG]https://img.otofun.net/upload/v7/images/7843/7843240-c51ce54849f4eb258ba58db61ba14232.jpg[/IMG]
Em cũng mới lên Điện Biên hôm 18/4 vừa rồi. Kể ra bức tranh sơn dầu panorama quay xung quanh, hoặc cái mâm chỗ khán giả ngồi quay quanh trục được thì mọi người đỡ phải ngoái lại khi xem các trường đoạn cụ nhỉ.
IMG_9984.jpeg
IMG_0005.jpeg
IMG_0011.jpeg
 
Biển số
OF-29355
Ngày cấp bằng
17/2/09
Số km
29,596
Động cơ
3,321,534 Mã lực
Nếu cả vùng đồng bằng Pháp làm chủ thì sao ta vận chuyển được người và lương thực khí tài lên tận Điện Biên, nhất là từ Thanh Hoá, Nghệ An.... chắc đi kiểu rừng Cúc Phương, đường qua Hoà Bình....
Em nói cả vùng đồng bằng do Pháp làm chủ khi nào nhỉ? bài em viết là để giải thích phần đậm trong bài trước của cụ
Cụ cứ võng vỉa thế này thì em khó nói tiếp với cụ, cụ tự tìm hiểu sẽ tốt hơn

Giả sử mình kệ cho Pháp đóng ở đó thì sao ạ. Em giả sử nó phân tán lực lượng như thế lên đó thì mình thuận lợi lẻn xuống đánh giải phóng các vùng khác nó chiếm
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Bác này tuổi đáng cụ thật. Nhà bác ngày xưa chắc cũng phải hàng địa chủ yêu nước.
Khoe tí
Gia đình (7) .jpg

Chiếc nhà bên trái diện tích đất 180 mét vuông, bố em xây 1952
Chiếc nhà bên phải (cụ thấy một nửa cửa sổ) cũng là của nhà em mua trước đó, nhỏ hơn chỉ 150 mét vuông thôi
Nhà to bố em bán 1963 vì miếng ăn cho gia đình 12 người. Nhà nhỏ sau 1955 cho người ta thuê (vì nhà quá rộng) thế là người ta chiếm không đòi được. Nay chỉ còn 1/2 diện tích, hai tầng, em trai đang ở
Bố em là cơ sở bí mật của Thành uỷ. Năm 1959, khánh thành Bảo tàng Hải Phòng, cả gia đình nhà em đến dự, vì nhà em có nhiều đồ được mang vào bảo tàng, trong đó có chiếc cặp của em, anh trai em sử dụng mang tài liệu đi lại cho ông lang Bách (sau làm ở Viện Đông Y, cuối đời ông là nhà thư pháp sống ở Tràng Tiền, em gặp lần cuối 1988, ông Bách quý em, ông kém bố em khoảng 15 tuổi).
Căn "nhà nhỏ" trên từng là nơi nuôi cán bộ Việt Minh trong đó có ông Phạm Hưng (và vợ, nhưng lúc đó chưa lấy nhau) và khoảng vài người nữa, ông Đỗ Mười cũng ghé qua một lần, sau này có người nói bố em mới biết
Bố em làm cho hãng đóng tàu thuỷ CARIC, chủ hãng cấp riêng cho bố em một ô tô công vụ để ra vào cảng Hải Phòng, vì bố em lái được xe, không cần thuê người lái. Nhà em thì khá to và thuộc loại giàu, lại có ô tô đỗ cửa nên người Tây tin tưởng, không nhòm ngó. Sau 1955, dân phố đề nghị nhà nước "tịch thu" nhà em vì giàu. Nhưng không mấy biết nhà em là cơ sở của Việt Minh, và bố em cũng chẳng cần giải thích
Em học trường mẫy giáo "quốc tế" Việt Anh như cách gọi ngày nay, được bố cho đi chơi bằng xe thường xuyên tiếp xúc với nhiều đại gia Hải Phòng
Gia đình (2) .jpg

Bố em và gia đình bạn bè ở Đồ Sơn, ông (phải) mặc may ô, đeo kính mát
Gia đình (3) .jpg

Anh chị em của em ở Đồ Sơn, anh cả, anh thứ hai.... em được "chị" Kim, cô bảo mẫu trông nom. Lúc này em là con thứ sau, tạm là út vì hai người em lúc đó chưa ra đời
Nguyễn Hoc (1).jpg

Em và anh trai chụp ở vườn ngôi "nhà nhỏ" thứ hai
Nguyễn Hoc (10).jpg

Em (phải) ở Tiệp Khắc năm 1981 khi làm việc ở Viện Vô tuyến và Kỹ thuật điện tử, Viện Hàn lâm khoa học Tiệp Khắc
 
Chỉnh sửa cuối:

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Chiến dịch Castor từ 20-11 đến 22-11-1953, 4.560 lính dù Pháp nhảy xuống chiếm Điện Biên Phủ. Ảnh: Howard Sochurek
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (14).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (15).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (16).jpg
 

nadushop

Xe điện
Biển số
OF-192166
Ngày cấp bằng
2/5/13
Số km
3,368
Động cơ
384,507 Mã lực
Nơi ở
Nadu Shop Order Japan
Em chờ thớt này của cụ Ngao mãi ạ.
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (17).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (18).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (19).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (20).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (21).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (22).jpg

Điện Biên Phủ 1953_11_20 (24).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (25).jpg

Đồi A1 với các công trinh dinh Châu Ún bằng gạch. Sau khi đổ quân xuống, toàn bộ khu vực này bị phát quang lắy gỗ, mờ rộng xạ trường của các loại vũ khl, ngăn chặn quân ta tắn cõng
Sau này, tối 6/5/1954, 980 kg bộc phá đánh “hầm ngầm“ đồi A1, thực chất “hầm ngầm“ chỉ là móng toà nhà Châu Ún bị san phẳng
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Chiến dịch Castor từ 20-11 đến 22-11-1953, 4.560 linh dù Pháp nhảy xuống chiếm Điện Biên Phủ. Ảnh: Howard Sochurek
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (26).jpg
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (27).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (29).jpg

21-11-1953, hai máy bay C-119 thả hai xe ủi đất Boute R4, mỗi chiếc nặng 7 tấn, xuống Điện Biên Phủ. Không may, một chiếc đứt dây, cắm xuống đất sâu 3 mét. Ảnh: Henri Mauchamp
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (31).jpg
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (32).jpg

20-11-1953 - Thiểu tá Marcel Bigeard chỉ thị cho Đại uý Du Bouchet (trái) và Trung uý Chartet ngay khi vừa tiếp đất bãi Natacha. Ánh: Daniel Camus
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (33).jpg

20-11-1953 – chân dung người lính Tiểu đoàn 6 dù thuộc địa, đội mũ lưới Mỹ, vừa tiếp đất Điện Biên Phủ. Ảnh: Daniel Camus
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (34).jpg

20-11-1953 – binh sĩ Tiểu đoàn Dù Thuộc địa 6 của Thiết tá Marcel Bigeard tập hợp đội ngũ sau khi tiếp đất bãi Natacha. Ảnh: Daniel Camus
 

Ngao5

Vũ Trụ
Biển số
OF-44803
Ngày cấp bằng
28/8/09
Số km
51,836
Động cơ
1,086,377 Mã lực
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (36).jpg

20-11-1953 – vừa chạm đất, một binh sĩ Tiểu đoàn 6 dù thuộc địa đã chĩa súng vào lính Thái đề phòng nhóm này giở trò. Ảnh: Daniel Camus
Điện Biên Phủ 1953_11_20 (37).jpg
 
Thông tin thớt
Đang tải
Top